Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.83 KB, 18 trang )

Mục lục
Mục lục........................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................1
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC QUYỀN TỰ ĐỊNH ĐOẠT CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG
DÂN SỰ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ................................................................................................................12
MỞ ĐẦU
Nguyên tắc QTĐĐ của đương sự trong TTDS là một trong những nguyên tắc cơ
bản, chi phối quá trình TTDS. Nó luôn được coi trong trong bất kì giai đoạn nào của
sự phát triển kinh tế xã hội,và được quy định trong nhiều văn bản pháp lí, hiện nay
được luật hóa tại Điều 50 Hiến pháp 1992 và Điều 5 BLTTDS 2004. Tuy nhiên thực
tế trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện nguyên tắc này vẫn chưa
được bảo đảm thực hiện một cách tốt nhất. Sau đây em xin đề cập đến một số vấn đề lí
luận cũng như thực tiễn thực hiện nguyên tắc này và đưa ra các định hướng khắc
phục.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NTQTĐĐ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG
TTDS
1. Khái niệm, ý nghĩa của nguyên tắc
 Nguyên tắc của luật TTDS Việt Nam là những tư tưởng pháp lí chỉ đạo, định
hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật TTDS, được ghi nhận trong các văn
bản TTDS.
 Hiểu về quyền tự định đoạt của đương sự hiện nay có rất nhiều quan điểm, theo
quan điểm trường ĐHLHN thì: quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương
sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp cần thiết để
bảo vệ quyền, lợi ích đó. Do nó là vấn đề cơ bản của TTDS, chi phối quá trình TTDS
nên nó được quy định là một nguyên tắc cơ bản của LTTDS.
 Ý nghĩa của nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
Với tư cách là một nguyên tắc cơ bản trong TTDS. Ngoài những ý nghĩa
chung là bảo đảm pháp chế XHCN, là cơ sở xây dựng và thực hiện các quy
phạm pháp luật TTDS thì nguyên tắc này còn có ý nghĩa riêng sau:Thứ nhất,
Việc Điều 5 BLTTDS quy định: cho đương sự quyền yêu cầu TA có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự và quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của


mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật, đạo
đức xã hội. Đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc bảo đảm một cách có hiệu quả cho
việc thực hiện nguyên tắc này, giúp đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của mình. Thứ hai, Nguyên tắc này có ý nghĩa xác định trách nhiệm của
TA trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự với quy định: “...Tòa
án chỉ thụ lí giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đương sự...TA chỉ giải quyết trong phạm vi đơn kiện,đơn yêu cầu... điều này
ràng buộc TA phải nâng cao trách nhiệm trong công việc giải quyết đúng, đầy
đủ các yêu cầu của đương sự, khi có đơn khởi kiện hoặc yêu cầu và không bỏ
sót, hay giải quyết vượt quá yêu cầu đó, giúp bảo đảm tốt nhất quyền, lợi cho
đương sự. Thứ ba, Việc quy định nguyên tắc này còn có ý nghĩa làm cơ sở phát
huy năng lực xét xử của TA theo hướng bảo vệ quyền các bên đương sự, tăng
niềm tin của nhân đối với sức mạnh của TA-nơi cầm cán cân công lí.
 Từ những phân tích trên ta thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu nội dung
nguyên tắc không chỉ có ý nghĩa quan trong đối với các cơ quan và cán bộ làm
công tác pháp luật, mà sự hiểu biết nguyên tắc cũng là công cụ để đương sự tự
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đối với TA việc tìm hiểu nguyên tắc
giúp TA nhận thức đúng đắn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình trong
quá trình xét xử, hạn chế được những sai lầm cũng như vi phạm pháp luật trong
giải quyết vụ án.
2. Cơ sở khoa học quy định nguyên tắc
2.1. Cơ sở lí luận
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS có cội nguồn từ các
nguyên tắc trong giao lưu dân sự. Trong đó, các quan hệ dân sự được xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm
và bình đẳng giữa các chủ thể. Theo quan điểm của PGS.TS Phạm Hữu Nghị thì
“quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS là sự phản ánh của quyền tự định
đoạt của các chủ thể trong mối quan hệ dân sự”. Từ đó ta có thể thấy rằng quyền
tự định đoạt của đương sự trong TTDS chính là quy phạm pháp luật hình thức,
được phái sinh bởi các nguyên tắc trong giao lưu dân sự do pháp luật nội dung

quy định.
Mặt khác, nguyên tắc này được đặt ra xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền tự
bảo vệ của đương sự. Bởi theo như quy định tại Điều 9 BLTTDS thì đương sự
có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác đủ điều kiện quy định của
BLTTDS bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên nếu không có
những quy định về quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS thì sẽ không
thể bảo đảm được việc thực hiện nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của
đương sự. Do đó pháp luật TTDS đã đưa ra quy định về quyền tự định đoạt của
đương sự trong TTDS tại Điều 5 BLTTDS là vấn đề hợp lí.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Các tranh chấp diễn ra trong đời sống XH là một tất yếu khách quan, những
xét về nội dung tranh chấp dân sự không phải hành vi nguy hiểm cho xã hội đến
mức bị coi là tội phạm. Cho nên đối với quan hệ pháp luật hình sự, khi có hành
vi phạm tội, các cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành khởi tố trừ trường hợp khởi tố
theo yêu cầu của người bị hại; Do TNHS là trách nhiệm của công dân đối với
nhà nước. Còn trách nhiệm dân sự là trách nhiệm giữa công dân với nhau, nên
khi xảy ra tranh chấp dân sự, bên nào nhận thấy quyền, lợi ích hợp pháp của
mình bị xâm phạm có thể khởi kiện, hoặc yêu cầu TA giải quyết vụ việc dân sự.
Nếu người có quyền và lợi ích bị xâm phạm không yêu cầu TA giải quyết TA sẽ
không có quyền giải quyết
Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều bất cập: Một mặt, người dân do không
hiểu biết pháp luật, nên không biết mình có quyền yêu cầu TA giải quyết lúc
quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm. Hoặc có trường hợp yêu cầu nhưng
đương sự lại hiểu sai quy định pháp luật. Và nhiều trường hợp, đương sự lại đưa
ra yêu cầu không đầy đủ. Do đó, cần phải quy định đương sự hoàn toàn có
quyền chấm dứt, thay đổi hoặc bổ sung yêu cầu.
Mặt khác từ phía TA cũng tồn tại nhiều sai sót. Có trường hợp, nhận được yêu
cầu của đương sự nhưng TA không tiến hành giải quyết, hoặc giải quyết không
đúng phạm vi yêu cầu của đương sự. Cho nên quy định quyền tự định đoạt của
đương sự, và ghi nhận trách nhiệm của TA trong việc đảm bảo quyền tự định

đoạt đó là yêu cầu cần thiết. Việc luật hóa nguyên tắc quyền tự định đoạt của
đương sự tại Điều 5 BLTTDS hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan, góp
phần bảo đảm tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, tăng cường pháp
chế xã hội chũ nghĩa.
3. Mối liên hệ giữa NTQTĐĐ của đương sự với các nguyên tắc khác trong
TTDS
3.1. Mối liên hệ với NT quyền yêu cầu của TA bảo vệ quyền, lơi ích hợp
pháp
Nguyên tắc quyền tự định đoạt (QTĐĐ) của đương sự trong TTDS với nguyên
tắc quyền yêu cầu của TA có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau.
Theo nguyên tắc QTĐĐ của đương sự các đương sự có quyền tự quyết định
việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình phù hợp với yêu cầu pháp luật,
như khởi kiện, thay đổi yêu cầu khởi kiện, từ hòa giải với các đương sự phía
bên kia. Nhưng quyền tự định đoạt của đương sự có được thực hiện đúng hay
không lại phụ thuộc vào việc bảo đảm thực hiện được các quyền TTDS khác
của đương sự. Do vậy, trong quan hệ giữa hai nguyên tắc này thì nguyên tắc
QTĐĐ của đương sự là đối tượng, mục đích của hoạt động TTDS còn nguyên
tắc yêu cầu TA bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự là phương tiện để
đạt được mục đích đó.
3.2. Mối liên hệ với nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự
Nguyên tắc QTĐĐ của đương sự sẽ là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện
nguyên tắc bảo đảm quyền tự bảo vệ của đương sự. Còn nguyên tắc bảo đảm
quyền tự bảo vệ của đương sự là hình thức thể hiện của nguyên tắc QTĐĐ. TA
phải có trách nhiệm áp dụng biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật để
tạo điều kiện cho đương sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
3.3. Mối liên hệ với nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS
Hai nguyên tắc này có mối quan tương hỗ với nhau. Bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ trong TTDS có nghĩa là các đương sự bình đẳng khi thực hiện quyền,
nghĩa vụ tố tụng, có quyền định đoạt như nhau khi tham gia phiên tòa. Vì vậy
việc thực hiện nguyên tắc QTĐĐ của đương sự trong TTDS sẽ góp phần bảo

đảm việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong TTDS.
3.4. Mối liên hệ với nguyên tắc hòa giải trong TTDS
Nguyên tắc hòa giải trong TTDS là nguyên tắc bảo đảm việc thực hiện nguyên
tắc QTĐĐ của đương sự. Theo Điều 5 BLTTDS, trong quá trình giải quyết vụ
việc dân sự đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau về giải quyết vụ việc dân
sự phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội. Tuy nhiên, để quy định này có thể
thực hiện được một cách nghiêm túc, bảo đảm tốt quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự pháp luật cần phải quy định về trách nhiệm của TA bảo đảm cho việc
tiến hành thỏa thuận giữa các đương sự với nhau. Và nguyên tắc hòa giải trong
TTDS chính là quy định đảm bảo cho việc thực hiện thỏa thuận của đương sự
trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
II. NỘI DUNG NTQTĐĐ CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TTDS
QTĐĐ xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh
doanh- thương mại, lao động là các quan hệ được xác lập trên cơ sở tự nguyện
thỏa thuận, bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia giao kết. Cho nên, khi
quyền và lợi ích của các chủ thể giao kết bị vi phạm việc khởi kiện hay không,
phạm vi khởi kiện đến mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào chính ý chí các chủ
thể đó. Điều 5 BLTTDS đã quy định :
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Toà án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi
có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó; 2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, các
đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi các yêu cầu của mình hoặc thoả thuận
với nhau một cách tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.
Theo quy định trên, quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự được thể
hiện trên các phương diện: (1) Khởi kiện, (2) Đưa ra, thay đổi, bổ sung hoặc rút
yêu cầu khởi kiện, (3) Đưa ra, thay đổi, bổ sung hoặc rút căn cứ khởi kiện.
1. QTĐĐ của đương sự trong việc đưa ra yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự
Theo quy định tại Điều 5 BLTTDS đương sự có quyền tự định đoạt trong việc
đưa ra yêu cầu khởi kiện, yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Theo Điều 60

BLTTDS bị đơn có quyền định đoạt trong việc đưa ra yêu cầu phản tố. Và Điều
61 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền tự định đoạt trong việc đưa
ra yêu cầu đối với nguyên đơn, bị đơn.
1.1. QTĐĐ của đương sự trong việc khởi kiện VADS, yêu cầu giải quyết việc
dân sự.
Thứ nhất, với quy định tại Điều 161 và 162 BLTTDS(xem phụ lục) Nhà nước
chính thức ghi nhận quyền khởi kiện của cá nhân, cơ quan tổ chức yêu cầu TA
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Thực hiện quyền
khởi kiện chính này là một biểu hiện của nguyên tắc quyền tự định đoạt của
đương sự trong khởi kiện VADS.
Thứ hai, QTĐĐ đối với yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong các việc dân sự
thì không có tranh chấp trực tiếp giữa các bên. Nhưng người yêu cầu vụ việc
dân sự cũng chủ động như nguyên đơn trong VADS. Họ được quyền đưa ra yêu
cầu cho TA giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên
yêu cầu của họ chỉ giới hạn trong phạm vi yêu cầu TA công nhận hay không
công nhận một sự kiện pháp lí làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt hoặc công
nhận các quyền, nghĩa vụ của họ. Việc BLTTDS ghi nhận quyền này của đương
sự đã góp phần thực thi nguyên tắc QTĐĐ của đương sự
1.2. Quyền tự định đoat trong việc đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn
Nếu như nguyên đơn được pháp luật trao cho quyền khởi kiện thì bị đơn được
trao cho quyền phản tố đối với nguyên đơn, cụ thể tại điểm c khoản 1 Điều 60
BLTTDS quy định bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn
nếu có liên quan đến yên cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ
của nguyên đơn. Ngoài ra BLTTDS còn quy định bị đơn có quyền bác bỏ yêu
cầu của nguyên đơn (bác bỏ về mặt nội dung và bác bỏ về mặt tố tụng) (tức là bị
đơn được đưa ra các chứng cứ lập luận chứng minh yêu cầu của nguyên đơn là
không có căn cứ cả về pháp lí và thực tế, bác bỏ về tố tụng là bị đơn được đưa
ra lí luận chứng minh cho sự vi phạm thủ tục tố tụng trong thụ lí và giải quyết
vụ án. Việc quy định quyền phản tố, quyền bác bỏ của bị đơn đối với yêu cầu
của nguyên đơn là sự ghi nhận của pháp luật đối với QTĐĐ của đương sự.

1.3. QTĐĐ trong việc đưa ra yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan
Trong TTDS người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là người TGTT vào
VADS đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp của chính mình, họ có quyền được đưa ra yêu cầu độc lập trước TA. Việc
tham gia tố tụng của họ tùy thuộc vào ý chí của bản thân, họ có thể tham gia với
tư cách người có yêu cầu độc lập hoặc có yêu cầu không độc lập. Nếu tham gia
với tư cách NCQNVLQ có yêu cầu độc lập thì TA phải xem xét giải quyết cả
yêu cầu đó. Còn NCQNVLQ có yêu cầu không độc lập tức là họ không có
quyền và nghĩa vụ như nguyên đơn, bị đơn, nhưng họ cũng có quyền cùng
nguyên đơn hoặc bị đơn thỏa thuận với bên đương sự kia và được thừa nhận
một phần hay chấp nhận toàn bộ yêu cầu của bên đương sự đó.
Đối với NCQNVLQ trong việc dân sự là người TGTT vào việc dân sự để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc trả lời về những vấn đề liên quan đến
quyền, lợi nghĩa vụ đó. Việc TGTT của họ cũng giống việc TGTT của người có
liên quan trong VADS có thể do họ chủ động hoặc theo yêu cầu của đương sự
khác hay theo yêu cầu của TA.
2. QTĐĐ của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu, thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự
2.1. QTĐĐ của đương sự trong việc thay đổi, bổ sung và rút yêu cầukhởi
kiện
- Do trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, BLTTDS không quy định giới hạn
phạm vi thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện nên nguyên đơn có thể thay đổi, bổ
sung đối tượng khởi kiện, thay đổi, bổ sung những yêu cầu mới đối với bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Còn tại phiên tòa theo Điều 218
BLTTDS nguyên đơn vẫn có quyền thay đổi yêu cầu của mình tuy nhiên không

×