Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quảng ninh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 115 trang )

MỞ ĐẦU
a. Sự cần thiết:
Quảng Ninh là một tỉnh công nghiệp với nhiều ngành phát triển hàng đầu
trong khu vực như công nghiệp khai thác mỏ và các ngành cơ khí phụ trợ, sản
xuất điện từ than, công nghiệp đóng tàu, sản xuất vật liệu xây dựng. Các ngành
này có một đóng góp rất đáng kể cho tăng trưởng GDP của tỉnh và có một vị trí
quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
Quảng Ninh cũng là một tỉnh có thế mạnh về phát triển nghề rừng. Tổng
diện tích đất có rừng là 316.578,7 ha với độ che phủ của rừng là 51,8 % (1). Sản
lượng gỗ khai thác hàng năm tăng nhanh, năm 2006 đạt 33.400 m 3, đến năm
2011 đạt 251.170 m3 và năm 2012 ước đạt 350.000 m3 (2). Tài nguyên rừng của
tỉnh có một vai trò vô cùng to lớn trong việc bảo vệ môi trường, sinh thái và
còn là nguồn tạo ra công ăn việc làm, ổn định sinh kế cho đồng bào vùng nông
thôn, miền núi. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, việc trồng, khai thác và sử
dụng gỗ nói chung còn nhiều bất cập. Đây chính là một trong nhiều nguy cơ
tiềm ẩn làm cho sự phát triển tài nguyên rừng ở Quảng Ninh bất ổn định, hiệu
quả sử dụng tài nguyên rừng chưa cao, lợi ích từ nghề rừng mang lại chưa xứng
tầm, thu nhập của người dân sống bằng nghề rừng còn quá thấp.
Một trong những giải pháp cần thiết nhằm phát triển bền vững tài nguyên
rừng, nâng cao giá trị sản phẩm gỗ và tăng thu nhập cho người trồng rừng, góp
phần phát triển dân sinh kinh tế, ổn định xã hội cho các vùng nông thôn miền
núi trong tỉnh là phát triển ngành chế biến lâm sản, trong đó chủ yếu là công
nghiệp chế biến gỗ một cách toàn diện và cân đối giữa với các ngành, nghề
khác. Việc phát triển công nghiệp chế biến gỗ cần phải theo đúng các định
hướng chiến lược của tỉnh Quảng Ninh, phù hợp với quy hoạch phát triển Lâm
nghiệp và quy hoạch ngành chế biến gỗ của Việt nam.

1()
2()


Quyết định số 4081/QĐ-UBND ngày 23/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
Báo cáo hàng năm của Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh.
1


Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 là
cấp bách và cần thiết để làm cơ sở để các Ban, Ngành tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh ra các quyết định về đầu tư và chính sách phát triển công nghiệp
chế biến lâm sản nói chung, chế biến gỗ nói riêng. Mặt khác Quy hoạch chế
biến gỗ chính là một bước cụ thể hóa Quyết định số 4009/QĐ-UBND ngày 08
tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc Quy hoạch
Nông, Lâm nghiệp và Thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến
2020. Với tính cấp thiết của việc quy hoạch chế biến gỗ của tỉnh, ngày
19/9/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định số 2387/QĐUBND về việc Phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch chế biến gỗ trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và ngày 24/9/2012, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh ra Quyết định số 523/QĐ-SNN&PTNT
về việc Phê duyệt dự toán quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020.
b. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch:
Quy hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 được
xây dựng trên những căn cứ pháp lý sau:
- Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ
2010 – 2015 họp từ ngày 28/9/2010 đến 30/9/2010 tại thành phố Hạ Long;
- Quyết định số 1362/QĐ-UBND ngày 12/5/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020;
- Quyết định số 3096/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 4009 /QĐ-UBND ngày 8/12/2009 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt Quy hoạch nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi
tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

2


- Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc Phê duyệt chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2006-2020;
- Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Bộ
Kế hoạch và đầu tư về Hướng dẫn xác định định mức chi phí cho lập, thẩm định
và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển
ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
- Quyết định số 2728/QĐ-BNN-CB ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc: Phê duyệt Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định 2387/QĐ-UBND ngày 19/9/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc Phê duyệt đề cương và dự toán quy hoạch chế biến gỗ trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;
- Quyết định số 523/QĐ-SNN&PTNT ngày 24/9/2012 của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ninh về việc Phê duyệt dự toán quy
hoạch chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

3


Phần 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

CỦA TỈNH QUẢNG NINH
I. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc, kéo dài từ 106 o26' đến 108o31'
kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang theo hướng đông tây, nơi rộng nhất 195 km. Bề dọc theo hướng bắc – nam, rộng nhất khoảng
102 km[4]. Phía bắc, đông bắc là đường biên giới quốc gia với chiều dài 132,8
km và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; đông giáp vịnh
Bắc Bộ, với chiều dài bờ biển 250 km; phía nam giáp thành phố Hải Phòng;
phía tây bắc giáp các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang và Lạng Sơn[5].
Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc phường Trà Cổ thành phố Móng Cái, ngoài biển là mũi Sa Vĩ[6]. Điểm cực tây là sông Vàng
Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực nam ở
đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực bắc là dãy núi cao
thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu[4].
1.2. Địa hình
Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên hải, với hơn
80% đất đai là đồi núi. Trong đó, có hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên
mặt biển cũng đều là các núi.
Địa hình của tỉnh có thể chia thành 3 vùng [7] gồm Vùng núi, Vùng trung
du và đồng bằng ven biển, Vùng biển và hải đảo[8].
Vùng núi chia làm hai miền:
- Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng
Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc,
hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy Quảng Nam
Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự nhiên các
huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc huyện
Tiên Yên.
- Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị xã Uông
Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những
4



dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều
với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên
đất Hoành Bồ.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam
Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. Ở các cửa sông, các vùng
bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam
Uông Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên
Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và
bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông
nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn
hai nghìn hòn đảo (chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước), trải dài theo đường ven biển
hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu, Bản
Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện
Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn
đảo đá vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn
hình dáng bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn
những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên
liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà
Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là
20 m. Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm
làm nơi sinh trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với
các lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ
biển khúc khuỷu kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm
năng cảng biển và giao thông đường thuỷ rất lớn.

1.3. Khí hậu
5


Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Do ảnh hưởng
bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa,
gồm mùa hạ thì nóng ẩm, mưa nhiều (mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết
thúc vào đầu tháng 10), mùa đông lạnh và khô (mưa ít bắt đầu từ tháng 11 cho
đến tháng 4 năm sau, lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm). Nhiệt độ trung
bình trong năm từ 21 – 23oC. Trong mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung
bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25 oC.
Lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 m. Độ ẩm trung bình 82 – 85%[7].
Do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ,
ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp,lâm nghiệp và nhiều hoạt
động kinh tế khác[9].
1.4. Thủy văn
Quảng Ninh có khoảng 30 sông, suối có chiều dài trên 10 km, nhưng
phần nhiều đều nhỏ, diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2. Có 4
con sông lớn là hạ lưu sông Thái Bình, sông Ka Long, sông Tiên Yên và sông
Ba Chẽ. Ngoài 4 sông lớn trên. Ngoài ra, còn có 11 sông nhỏ, chiều dài các
sông từ 15 – 35 km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km 2, chúng được
phân bố dọc theo bờ biển, gồm sông Tràng Vinh, sông Hà Cối, sông Đầm Hà,
sông Đồng Cái Xương, sông Hà Thanh, sông Đồng Mỏ, sông Mông Dương,
sông Diễn Vọng, sông Man, sông Trới, sông Míp.
Nhìn chung, hầu hết các sông suối đều ngắn, nhỏ và độ dốc lớn. Lưu
lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Vào mùa đông, các sông cạn nước,
mùa hạ thường tạo thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45
m3/s, mùa mưa lên tới 1500 m3/s, chênh nhau 1.000 lần[10].

6



1.5. Giao thông
Hệ thống giao thông của Tỉnh Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao
thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, đường biển, và các cảng hàng
không.
Trong hệ thống đường bộ có 5 tuyến Quốc lộ với chiều dài 381 km; 12
tuyến đường tỉnh với chiều dài 301 km; 764 km đường huyện và 2.233 km
đường xã. Trên toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp[36];
125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải
khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.
Toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường
thuỷ nội địa. 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy
hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển
lớn, có thể cập tàu 3 - 4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng
container.
- Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung
Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên
7 hải lý, độ sâu 75 m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn.
- Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có
chiều dài 300m, độ sâu –9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện.
- Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu – 16 m và khu vực
đậu tàu rộng lớn.
- Cảng Mũi Chùa: có độ sâu – 3,3 m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.
Tỉnh Quảng Ninh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép - Hạ
Long và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than [36].
1.6. Tài nguyên
1.6.1. Tài nguyên đất
Theo số liệu Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011, tổng diện tích tự

nhiên của Quảng Ninh là 610.235,31 ha trong đó đất nông nghiệp (đất sản xuất
nông nghiệp + đất lâm nghiệp + đất nuôi trồng thủy sản) là 460.119,34 ha
7


chiếm 75,40 %, đất phi nông nghiệp là 83.794,82 ha chiếm 13,73 % và đất chưa
sử dụng là 66.321,15 ha chiếm 10,87 % so với tổng diện tích tự nhiên của tỉnh.
1.6.2.Tài nguyên nước
Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nước khá phong phú và đặc sắc.
- Nước mặt: Lượng nước các sông khá phong phú, ước tính 8.776 tỷ m 3
phát sinh trên toàn lưu vực. Dòng chảy lên tới 118 l/s/km 2 ở những nơi có mưa
lớn. Cũng như lượng mưa trong năm, dòng chảy của hệ thống sông ở Quảng
Ninh cũng chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9 có lượng
nước chiếm 75 – 80 % tổng lượng nước trong năm, mùa khô từ tháng 10 đến
tháng 4 có lượng nước chiếm 20 - 25% tổng lượng nước trong năm.
- Nước ngầm: Theo kết quả thăm dò, trữ lượng nước ngầm tại vùng Cẩm
Phả là 6.107 m3/ngày, vùng Hạ Long là 21.290 m3/ngày.
Quảng Ninh đã xây dựng gần 30 hồ đập nước lớn với tổng dung tích là
195, 53 triệu m3, phục vụ những mục đích kinh tế - xã hội của tỉnh như hồ Yên
Lập, hồ Chúc Bài Sơn, hồ Quất Đông.
1.6.3.Tài nguyên biển
Với bờ biển dài 250 km, Quảng Ninh có nhiều ngư trường khai thác hải
sản. Hầu hết các bãi cá chính có sản lượng cao, ổn định, đều phân bố gần bờ và
quanh các đảo, rất thuận tiện cho việc khai thác.
Ven biển Quảng Ninh có nhiều khu vực nước sâu, kín gió là lợi thế đặc
biệt quan trọng thuận lợi cho việc xây dựng, phát triển hệ thống cảng biển, nhất
là ở thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, huyện Tiên Yên, thành phố Móng
Cái và huyện Hải Hà.
1.6.4.Tài nguyên khoáng sản
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều

loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước
không có được như: than, cao lanh tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, hầu hết thuộc dòng an-tra-xít,
tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90 %, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ Long,
Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 30 –
40 triệu tấn.
8


Các mỏ đá vôi, đất sét, cao lanh… Trữ lượng tương đối lớn, phân bố rộng
khắp các địa phương trong tỉnh như: Mỏ đá vôi ở Hoành Bồ, Cẩm Phả; Các mỏ
cao lanh ở các huyện miền núi Hải Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, thành
phố Móng Cái; Các mỏ đất sét phân bố tập trung ở Đông Triều, Hoành Bồ và
TP. Hạ Long là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất vật liệu xây dựng
cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Các mỏ nước khoáng: Có nhiều điểm nước khoáng uống được ở Quang
Hanh (Cẩm Phả), Khe Lặc (Tiên Yên), Đồng Loóng (Bình Liêu). Ngoài ra, còn
có nguồn nước khoáng không uống được tập trung ở Cẩm Phả có nồng độ
khoáng khá cao, nhiệt độ trên 35 oC, có thể dùng chữa bệnh.
1.6.5. Tài nguyên du lịch
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có
nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long – 2 lần được
Unesco xếp hạng di sản thiên nhiên thế giới và trở thành 1 trong 7 kỳ quan
thiên nhiên mới của thế giới.
1.6.6. Tài nguyên rừng
Quảng Ninh là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp lớn chiếm 63.65 % tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh.
Bảng 01. Phân loại đất của Quảng Ninh theo chức năng sử dụng
TT
Loại đất

Tổng diện tích tự nhiên tỉnh
1 Đất lâm nghiệp
2 Đất sản xuất nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản
3 Đất phi nông nghiệp
4 Đất bằng chưa sử dụng
5 Đất đồi núi chưa sử dụng
6 Núi đá không có rừng cây

Diện tích (ha)
610.235,31
388.393,64
71,725,70

Tỷ lệ (%)
100
63,65
11,75

83,794,82
23.970,46
34.827,28
7.523,41

13,73
3,93
5,71
1,23

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2011)


9


5,71%
3,93%

13,73%
63,65%
11,75%

Hình 01: Biểu đồ tỷ lệ các loại đất của Quảng Ninh
Số liệu bảng 01 và biểu đồ hình 01 cho thấy Quảng Ninh là tỉnh rất có
tiềm năng về phát triển ngành lâm nghiệp với diện tích đất lâm nghiệp và diện
tích đất đồi núi chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất lớn bằng 2/3 (69,36 %) tổng diện
tích tự nhiên của toàn tỉnh.
Bảng 02. Diện tích các loại đất rừng của Quảng Ninh
TT
Loại đất
Diện tích (ha)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp
388.393,64
1 Đất rừng sản xuất
241.071,15
2 Đất rừng phòng hộ
122.064,39
3 Đất rừng đặc dụng
25.258,10
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh năm 2011)


Tỷ lệ (%)
100,00
62,07
31,43
6,50

10


6,50 %

31,43 %

62,07 %

Hình 02: Biểu đồ tỷ lệ các loại đất rừng của Quảng Ninh
Số liệu bảng 02 và biểu đồ hình 02 cho thấy: mặc dù có đầy đủ 3 loại
rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất), nhưng diện tích đất
rừng cho trồng rừng sản xuất của Quảng Ninh chiếm tỉ lệ lớn (62,07 % so với
diện tích đất lâm nghiệp); điều này rất thuận lợi cho phát triển ổn định nguồn
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ.
Phân theo chủ sở hữu, phần lớn rừng và đất rừng của Quảng Ninh thuộc
quyền sở hữu của Nhà nước (Ban quản lý rừng quản lý 18,31 % tổng diện tích
rừng, Doanh nghiệp Nhà nước quản lý 24,05 % tổng diện tích rừng). Ngoài ra,
diện tích rừng của Quảng Ninh được giao cho các hộ gia đình quản lý (chiếm
34,37 % tổng diện tích rừng). Do hầu hết diện tích rừng của Quảng Ninh đều
thuộc quyền quản lý của Nhà nước và các hộ gia đình nên rất thuận lợi cho việc
triển khai các hoạt động trồng rừng cũng như thu mua nguyên liệu phục vụ cho
công nghiệp chế biến gỗ.


11


Bảng 03. Phân loại diện tích đất rừng theo chủ sở hữu
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chủ sở hữu
Ban quản lý rừng
Doanh nghiệp Nhà nước
Tổ chức kinh tế khác
Đơn vị vũ trang
Hộ gia đình
Cộng đồng thôn bản
Tập thể và tổ chức khác
UBND (chưa giao)
Tổng cộng

Diện tích (ha)
82.478,6
115.896,1
7.889,7
11.450,4

186.391,9
1.033,2
99.663,1
105.432,3
610.235,3

Tỷ lệ (%)
13,52
18,99
1,29
1,88
30,54
0,17
16,33
17,28
100,00

(Nguồn: Quyết định số: 3310/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

13,52%
17,28%

18,99%

16,33%

30,54%

Hình 03: Biểu đồ tỷ lệ các loại đất rừng theo chủ quản lý


Trong thời gian qua, diện tích rừng các loại (rừng tự nhiên, rừng trồng)
của tỉnh đã tăng khá nhanh từ 280.395,5 ha năm 2006; lên 322.402,4 ha năm
2012; nâng độ che phủ rừng từ 41,3% năm 2006 lên 52,8% năm 2012, đưa
Quảng Ninh lên nhóm các tỉnh có độ che phủ rừng lớn nhất toàn quốc. Tăng
trưởng diện tích rừng của tỉnh Quảng Ninh là do sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh
đạo tỉnh, các ban ngành, nhân dân trong tỉnh và sự hỗ trợ kinh phí đầu tư của
các chương trình, dự án như: chương trình 327, chương trình 661, chương trình
12


hợp tác Việt - Đức, dự án trồng rừng ven biển của hội chữ thập đỏ Nhật Bản,
quỹ môi trường của ngành than, vốn tự có của nhân dân....
Tóm lại, qua phân tích điều kiện tự nhiên của Quảng Ninh cho thấy:
Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý đắc địa rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh
tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với các tỉnh bạn trong cả nước và giao lưu với
Quốc tế. Ngoài ra Quảng Ninh là tỉnh có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn (chiếm
xấp xỉ 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh) trong đó phần lớn (trên 62,07 %) là diện
tích rừng sản xuất. Những năm qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh
đạo tỉnh cũng như các ban ngành của tỉnh, diện tích trồng rừng của Quảng Ninh
ngày càng được mở rộng đưa Quảng Ninh trở thành một trong số ít các tỉnh
trong cả nước có độ che phủ rừng lên trên 50 %. Với các yếu tố vị trí địa lý
cũng như tiềm năng lớn mạnh về tài nguyên rừng sẽ tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến gỗ Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ.
II. Điều kiện kinh tế
Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lí
đặc biệt với đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế tổng hợp như biên giới
trên đất liền, đường bờ biển, hải cảng, hải đảo, có địa hình đặc trưng của miền
núi cao, trung du, đồng bằng... Vì thế, Quảng Ninh trở thành một trọng điểm
kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc đồng thời là một

trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh
tế, Trung tâm thương mại Móng Cái (đầu mối giao thương giữa hai nước Việt
Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực).
Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã
hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một
tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản (riêng trữ lượng than chiếm tới 90% tổng
trữ lượng của toàn quốc), nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật
tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, di tích văn
hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ,

13


núi Bài Thơ... thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể
thao, du lịch văn hóa tâm linh.
Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ,
là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Có hệ thống cảng biển , cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn
tấn,... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các
nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến
biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương
mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư; Là cửa ngõ giao dịch xuất nhập
khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (năm 2011)
sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành
phố Hải Phòng.[24] Tính đến hết năm 2011, GDP đầu người đạt 2.264 USD/năm.
Lượng bình quân của lao động trong tỉnh ở các ngành chủ lực như than, điện,
cảng và du lịch đều ở mức cao.[25]

Tính đến ngày 30/06/ 2010, trên địa bàn Quảng Ninh hiện có
khoảng 12.852 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, kinh doanh với tổng số vốn
đăng ký 98.778 tỷ đồng. Trong đó có 2.042 Công ty cổ phần (vốn 29.136
tỷ); 2513 Công ty TNHH 2 TV (vốn 5.714 tỷ); 235 Công ty TNHH 1 TV (vốn
13.459 tỷ); 1102 DNTN (vốn 1.078 tỷ). Các doanh nghiệp này phân bổ theo lĩnh
vực:
- Công nghiệp;
- Thương mại, du lịch, dịch vụ;
- Nhà hàng, khách sạn;
- Nông – lâm - ngư nghiệp;
- Các lĩnh vực khác.
III. Điều kiện xã hội
3.1. Dân số
Theo số liệu Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011, dân số Quảng Ninh
như sau:
- Tổng dân số Quảng Ninh đến năm 2011 là 1.172.500 người, trong đó
dân số là nam giới nhiều hơn dân số là nữ giới. Cụ thể, dân số là nam giới có
14


598.800 người chiếm 51,1 % và dân số là nữ giới có 573.700 người chiếm 48,9
% so với tổng dân số toàn tỉnh.
- Tỷ lệ sinh dân số ở Quảng Ninh trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây
tăng cao, đặc biệt từ năm 2005 trở lại đây (2011) tỷ lệ sinh dân số trung bình
hàng năm tăng là 15,87 %/năm. Do tỷ lệ sinh dân số hàng năm tăng cao, nên tỷ
lệ dân số hàng năm của Quảng Ninh luôn có xu hướng dân số năm sau tăng cao
hơn năm trước, vì lẽ đó số lượng lao động hàng năm của Quảng Ninh luôn có
xu hướng tăng cao. Tỷ lệ tăng dân số và tăng lao động ở Quảng Ninh được thể
hiện ở bảng 04 sau:
Bảng 04. Dân số và lao động ở Quảng Ninh

TT

Năm

Dân số
(người)

Lao động
(người)

Tỉ lệ tăng
dân số (%)

Tỉ lệ tăng lao
động (%)

1

2005

1.096.100

533.700

2

2006

1.109.300


555.500

1,20

4,08

3

2007

1.122.500

586.100

1,18

5,51

4

2008

1.135.100

603.000

1,13

2,88


5

2009

1.146.600

613.800

1,01

1,79

5

2010

1.158.400

623.100

1,31

1,56

6

2011

1.172.500


633.400

1,22

1,65

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011)
- Mật độ dân số tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã, khu công
nghiệp như: TP Hạ Long (224.700 người chiếm 19,16 % dân số toàn tỉnh), TP
Cẩm Phả (179.000 người chiếm 15,27 % dân số toàn tỉnh) , huyện Đông Triều
(160.500 người chiếm 13,69 % dân số toàn tỉnh), TP Uông Bí (109.400 người
chiếm 9,33 % dân số toàn tỉnh), TP Móng Cái (91.000 người chiếm 7,76 % dân
số toàn tỉnh), .v.v..Khu đô thị là nơi người dân có thu nhập cao, nhu cầu sử
dụng sản phẩm gỗ có ngày càng nhiều. Dân số Quảng Ninh sống tập trung
nhiều ở các đô thị, thành phố sẽ là thị trường tiềm năng tiêu thụ các sản phẩm
đồ gỗ có chất lượng cao của ngành công nghiệp chế biến gỗ.
15


3.2. Dân tộc
Quảng Ninh có 22 thành phần dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng
nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc
dân tộc rõ nét. Ðó là các dân tộc Việt (Kinh), Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa.
Trong các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, người Việt
(Kinh) chiếm 89,23% tổng số dân, sống chủ yếu ở các đô thị, các khu công
nghiệp và vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Sau người Việt (Kinh) là các dân
tộc thiểu số có nguồn gốc từ lâu đời. Người Dao (4, 45 %) có hai nhánh chính là
Thanh Y, Thanh Phán, thường cư trú ở vùng núi cao. Người Hoa (0, 43 %),
người Sán Dìu (1,80 %), Sán chỉ (1,11 %) ở vùng núi thấp và chủ yếu sống bằng
nông nghiệp với nghề trồng cấy lúa nước. Các dân tộc thiểu số là chủ nhân của

miền núi, nơi có nhiều khó khăn, kinh tế và văn hoá còn chậm phát triển.
3.3. Các đơn vị hành chính
Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc, Trong đó, có
186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 115 xã, 61 phường và 10 thị trấn
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011).
3.4. Lực lượng lao động
Lực lượng lao động chủ yếu tập trung trong ngành nông, lâm, thủy sản
(272.100 người chiếm 42,96 % so với tổng số lao động toàn tỉnh) tiếp đến là
công nghiệp khai thác (94.900 người chiếm 14.98 % so với tổng số lao động
toàn tỉnh), thương nghiệp sửa chữa xe có động cơ (69.900 người chiếm 11,04 %
so với tổng số lao động toàn tỉnh), công nghiệp chế biến (51.600 người chiếm
8.15 % so với tổng số lao động toàn tỉnh), còn lại là các ngành nghề khác
(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011)..
Nhận xét:
1) Quảng Ninh với một vị trí địa lí rất đặc biệt, có khí hậu nhiệt đới nóng
ẩm, lại ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên hội tự đầy đủ các điều kiện phát
triển kinh tế tổng hợp.
2) Quảng Ninh có một hệ thống giao thông khá đa dạng, tạo điều kiện
thuận lợi không những cho vận chuyển hàng hóa nội tỉnh, trung chuyển, xuất
khẩu, mà còn đảm bảo cho phát triển trồng rừng gỗ nguyên liệu, vận chuyển
16


nguyên liệu cho các cơ sở chế biến tập trung của tỉnh. Ngoài ra, đây còn là điều
kiện thuận lợi cho phát triển một hệ thống các cơ sở sơ chế sản phẩm gỗ vừa và
nhỏ ngay tại cửa rừng.
3) Diện tích rừng trồng và đất trồng rừng sản xuất của Quảng Ninh chiếm
một tỉ lệ lớn (trên 60%); phần lớn rừng và đất rừng thuộc sở hữu của các hộ gia
đình và doanh nghiệp Nhà nước nên rất thuận lợi cho phát triển ổn định nguồn
nguyên liệu cho chế biến gỗ, cho các hoạt động trồng rừng và thu mua nguyên

liệu.
4) Việc tăng dân số hàng năm sẽ tạo ra nguồn lao động dồi dào. Mật độ
dân số tập trung cao ở các đô thị Quảng Ninh sẽ là yếu tố gia tăng nhu cầu sử
dụng sản phẩm đồ gỗ ngày càng tăng. Các yếu tố này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
thúc đẩy ngành chế biến gỗ Quảng Ninh phát triển.
5) Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển dân số và lao động của
tỉnh Quảng Ninh cho thấy: dân số ngày càng tăng và tập trung ở các đô thị (thị
trấn, thị xã, thành phố), đây là các đối tượng có điều kiện và nhu cầu sử dụng
đồ gỗ có chất lượng cao hơn nhóm cư dân vùng nông thôn miền núi. Lực lượng
lao động trong khối Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản chiếm tỉ lệ lớn, nhưng giá
trị hàng hóa đạt được lại thấp hơn nhiều so với các ngành khai khoáng, công
nghiệp và du lịch. Lao động hầu như không qua các trường đào tạo nghệ, phần
lớn học nghề theo kiểu truyền miệng, vừa học, vừa làm.
Phần 2. TỔNG QUAN CHẾ BIẾN GỖ Ở VIỆT NAM
VÀ THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
NINH GIAI ĐOẠN 2006-2011
I. Tổng quan chế biến gỗ ở Việt Nam
1.1. Vị trí và vai trò của công nghiệp chế biến gỗ trong sự phát triển kinh tế
- xã hội ở Việt Nam

17


Công nghiệp chế biến gỗ hiểu theo nghĩa rộng là một ngành bao gồm tất
cả các hoạt động sử dụng máy móc, thiết bị và hoá chất thực hiện quá trình
chuyển hoá gỗ thành các sản phẩm thoả mãn các nhu cầu của con người.
Theo nghĩa hẹp, công nghiệp chế biến gỗ là ngành bao gồm các hoạt
động sử dụng nguyên liệu là gỗ để sản xuất ra các sản phẩm gỗ ngoài trời, trong
nhà, ván gỗ nhân tạo, đồ gỗ mỹ nghệ, và các sản phẩm gia dụng có sự kết hợp
giữa gỗ với các vật liệu khác.

Nhìn chung sự khác biệt chủ yếu giữa hai cách hiểu là việc có hay không
bao gồm các hoạt động sản xuất giấy, dầu sinh học – tức là các hoạt động sử
dụng gỗ làm nguyên liệu và các phương pháp hoá học để tạo ra những sản
phẩm. Trong báo cáo này, ngành chế biến gỗ được hiểu theo nghĩa hẹp cũng
như các vấn đề liên quan đến quy hoạch chế biến gỗ cũng chỉ xem xét trong
phạm vi của nghĩa hẹp này.
Công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ của Việt Nam được coi là một ngành
không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân. Vị trí này xuất phát từ những
đặc điểm sau:
1) Đây là ngành sản xuất và cung cấp các sản phẩm rất cần thiết cho đời
sống hàng ngày của người dân và cho đến nay mặc dù trình độ khoa học, công
nghệ đã phát triển nhưng vẫn chưa tạo ra được sản phẩm nào thay thế có hiệu
quả hơn. Mặc dù chưa được thống kê đầy đủ, nhưng dễ dàng nhận thấy ngành
chế biến gỗ của nước ta tạo ra hàng nghìn loại sản phẩm đáp ứng các nhu cầu
của người dân, trong đó có nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa
tiêu dùng mà còn mang ý nghĩa văn hoá và tâm linh, với tổng giá trị mỗi năm
đạt hàng nghìn tỷ đồng và ngày càng tăng.

18


Hình 04. Biểu đồ giá trị sản xuất ngành chế biến gỗ ở Việt Nam
trong 5 năm (2005 – 2010)
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 của Tổng cục Thống kê (2011).)

2) Sự phát triển của công nghiệp chế biến đang có vai trò rất quan trọng
trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động. Hiện tại, bên cạnh việc sử dụng
một nửa triệu công nhân trong các cơ sở chế biến, công nghiệp chế biến gỗ còn
có nhu cầu hàng triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng, đã và đang góp phần
giải quyết việc làm và thu nhập cho hàng triệu hộ gia đình nông dân nghèo ở

những vùng có điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn của nước ta.

19


Bảng 05. Thống kê số hộ gia đình phân theo
diện tích rừng trồng ở Việt Nam

Vùng

Toàn quốc
1.Đồng
Bằng
Sông Hồng
2. Đông Bắc
3. Tây Bắc

Số HGĐ phân theo quy mô diện
tích
<1 ha

1-3 ha

3-5 ha

>5 ha

DT rừng
trồng của
HGĐ (ha)


1.010.869

677.89
8

256.48
7

46.381

30.103

1.219.919

15.386

11.963

2.630

441

352

100.185

396.180 247.624 116.892

19.926


11.738

481.080

Tổng số

99.416

70.695

23.529

3.409

1.783

13.866

4. Bắc Trung Bộ

255.921 179.305

57.378

11.389

7.849

346.722


5. Nam Trung Bộ

117.237

81.694

27.174

4.733

3.636

195.184

6. Tây Nguyên

18.319

13.002

4.015

633

669

11.169

7. Đông Nam Bộ


28.454

21.146

5.457

1.045

806

16.127

8. Đồng Bằng
sông Cửu Long

79.956

52.469

19.412

4.805

3.270

55.585

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030)

3) Sự phát triển theo hướng sản xuất và cung cấp các sản phẩm cho thị
trường quốc tế không chỉ làm tăng thêm thu nhập cho sản xuất mà còn đóng
góp vào thu ngoại tệ cho các hoạt động thương mại và sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
4) Sự phát triển của công nghiệp chế biến gỗ đóng vai trò to lớn đối với
môi trường và sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Nếu phát triển công
nghiệp chế biến gỗ mà chỉ quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi nhuận và bỏ qua
việc thực hiện các hoạt động hoặc các tác động đến môi trường sẽ gây ra những
thảm hoạ về môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, kích
thích sự phá rừng … Do vậy, luôn phải đặt sự phát triển công nghiệp chế biến
20


gỗ trong mối quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường, tức là giảm thiểu
những tác động tiêu cực đến không khí, môi trường nước và sự phá hoại rừng.
5) Dân số và điều kiện kinh tế càng phát triển thì nhu cầu của con người
đối với các sản phẩm gỗ ngày càng gia tăng cả về số lượng, chủng loại và chất
lượng.
6) Công nghiệp chế biến gỗ góp phần nâng cao chuỗi giá trị các sản phẩm
rừng, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, phát triển bền vững tài nguyên
rừng của Việt Nam.
1.2. Doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
1.2.1. Số lượng và phân bố
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đã có
sự phát triển mạnh mẽ về số lượng cơ sở chế biến, quy mô chế biến, khối lượng
sản phẩm, chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Số lượng doanh nghiệp đã tăng từ 1.200 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ (năm 2000)
lên 3.930 cơ sở chế biến gỗ (năm 2009), trong đó có một số tập đoàn sản xuất
với quy mô lớn, thiết bị hiện đại.
Theo các báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và báo cáo của

Tổng cục thống kê qua các năm từ 2007 đến 2010; tính đến cuối năm 2007, Việt
Nam có 2.526 doanh nghiệp chế biến gỗ, tăng 2,8 lần so với năm 2000, và 7,7 lần
so với năm 1990; năm 2008 số doanh nghiệp chế biến lâm sản đăng kí hoạt động
là 3126 cơ sở (tăng 23,7 % so với năm 2007) và năm 2009 tổng số các doanh
nghiệp đăng kí hoạt động trên cả nước là 3.930 (tăng 55,58 % so với năm 2007).

21


Bảng 06. Số lượng và phân bố của các doanh nghiệp chế biến gỗ

ở Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009
Năm 2000

Năm 2005

Năm 2007

Năm 2009

Vùng

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng


Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Cả nước

896

100

1718

100

2526

100


3930

100

Miền Bắc

351

39,2

906

52,7

497

19,7

920

23,4

ĐB Sông Hồng

118

13,2

530


30,9

135

0,8

Đông Bắc

72

8,0

165

9,6

216

5,3

-

-

Tây Bắc

10

1.5


20

1,2

16

8,6

-

-

Bắc Trung Bộ

151

16,9

191

11,1

127

5,0

-

-


Miền Nam

545

60.8

811

47,3

2029

80,3

3010

76,6

DH Nam Trung
Bộ

124

13,8

116

6,8

185


7,3

-

-

Tây nguyên

125

13,8

99

5,5

185

7,3

-

-

Đông Nam bộ

254

28,3


476

27,7

1493

59,1

-

-

ĐB sông Cửu
Long

42

4,7

101

5,9

166

4,7

-


-

-

(Nguồn: Số liệu năm 2005 của Bộ NN&PTNT; Số liệu năm 2005 của FOMIS;
Số liệu năm 2007 của Vifores; Tổng Cục Thống kê 2010)
Một cách tự phát, các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô vừa và lớn đã
hình thành và tập trung chủ yếu ở 3 vùng, khu vực phía Bắc tập trung ở Hà Nội,
Hải Phòng; khu vực miền Trung tập trung ở Bình Định, Đà Nẵng; khu vực phía
Nam, tập trung ở Đồng Nai, Bình dương và thành phố Hồ Chí Minh.
Sự phân bố của các cụm công nghiệp chế biến gỗ tại 3 vùng đều có
chung đặc điểm về vị trí địa lý thuận lợi cho xuất nhập khẩu theo đường biển và
tại các địa phương có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Các báo cáo thống kê về số doanh nghiệp đăng kí hoạt động trên toàn
quốc cho thấy, tỉ lệ phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản nói chung
trong cả nước không đồng đều. Tại khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và
Miền Nam tập trung nhiều các cơ sở chế biến gỗ (chiếm trên 80% số doanh
22


nghiệp chế biến gỗ của cả nước). Các cụm công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu
đã hình thành và tập trung chủ yếu ở 2 vùng:
- Cụm công nghiệp chế biến gỗ phía nam gồm Bình Dương, Đồng Nai và
thành phố Hồ Chí Minh;
- Cụm công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước, tập trung ở các
tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định.
Ngoài ra có một số cơ sở tập trung ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum.
Khu vực phía Bắc, công nghiệp chế biến gỗ phát triển chậm hơn so với
khu vực Nam Trung Bộ và Miền Nam, tuy nhiên gần đây đã có sự thay đổi và
đang khẳng định vị trí của mình trên bản đồ “công nghiệp chế biến gỗ Việt

Nam”. Điển hình là các tập đoàn chế biến gỗ tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
và cụm làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tại Bắc Ninh.
Trong thời gian 2010 – 2011, do các khó khăn về nguồn vốn, nguyên liệu
và đặc biệt là các biến động về thị trường xuất khẩu đồ gỗ sang các nước khu
vực Châu Âu, số lượng các doanhh nghiệp chế biến gỗ cả nước tăng không
đáng kể, thậm chí nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tạm ngừng hoạt động
hoặc giải thể.

23


Hình 05. Sơ đồ phân bố các cụm công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam
Bên cạnh sự phân bố không đồng đều trên lãnh thổ, mức độ tập trung của
các doanh nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam hiện nay cũng chưa tương ứng với
tiềm năng cung cấp nguyên liệu ở mỗi vùng, thể hiện ở mức độ phụ thuộc
nguyên liệu trong nước chưa cao, thị trường trong nước chưa được coi là mục
tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Ngoài ra, do cơ sở hạ tầng của các vùng
nguyên liệu chưa đáp ứng được yêu cầu cho công nghiệp chế biến gỗ của Việt
Nam. Bảng 6 tổng hợp về diện tích rừng và tỷ lệ phân bố doanh nghiệp chế
biến gỗ tại các vùng trong cả nước đã cho thấy sự bất cân bằng.

24


Bảng 07. Phân bố doanh nghiệp chế biến gỗ và phân bố diện tích
rừng sản xuất

Vùng

Cả nước


Diện tích rừng sản
xuất
Diện tích
(ha)

Doanh nghiệp chế
biến gỗ

Tỉ lệ (%) Số lượng

Tỷ lệ
(%)

4.787.711

100

2526

100

2.045.252

42,7

497

19,7


105.018

2,2

19

0,8

1.110.777

23,2

216

8,6

14.559

0,2

135

5,3

841.898

17,6

127


5,0

2.415.495

50,3

2029

80,3

378.520

7,9

185

7,3

1.639.975

34,2

185

7,3

Đông Nam bộ

214.875


4,5

1493

59,1

ĐB Sông Cửu Long

182.089

3,7

166

6,6

Miền Bắc
Tây Bắc
Đông bắc
ĐB Sông Hồng
Bắc Trung bộ
Miền Nam
DH Nam Trung bộ
Tây nguyên

(Nguồn: VIFORET, 2009)
Mức tiêu thụ nguyên liệu gỗ đã tăng từ 3 triệu m 3 gỗ tròn /năm (năm
2005) lên khoảng 15 triệu m3 gỗ tròn /năm (năm 2011).
Giá trị tổng sản phẩm của công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ đã tăng từ
50 nghìn tỷ (năm 2005) lên 106,4 nghìn tỷ (năm 2010).

Ngoài việc cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
thị trường trong nước, sản phẩm gỗ của Việt Nam hiện có mặt ở thị trường của
trên 120 quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đã liên tục
tăng trong 10 năm trở lại đây.
1.2.2. Loại hình doanh nghiệp
25


×