Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

luận văn tốt nghiệp PHÁT TRIỂN KINH tế NÔNG NGHIỆP HUYỆN NGHĨA đàn, TỈNH NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.53 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ THANH PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH

: KINH TẾ

MÃ SỐ

: 5.02.01

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH


HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

LÊ THANH PHƯỢNG

PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH

: KINH TẾ

MÃ SỐ

: 5.02.01

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ CHÍNH TRỊ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S. ĐÀO ANH QUÂN

HÀ NỘI , THÁNG 5 - 2012


LỜI CẢM ƠN
Em xin dành những lời đầu tiên để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tất cả
các thầy cơ giáo, những người đã tận tình truyền thụ kiến thức và kinh nghiệm
quý báu cho em trong suốt 4 năm học học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo – Th.s Đào Anh Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em

hồn thành khóa luận này.
Em xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và tập thể lớp Kinh
tế chính trị K28, những người luôn bên cạnh em, giúp đỡ em ngày càng
trưởng thành hơn, là nguồn động lực để em không ngừng nỗ lực, cố gắng,
phấn đấu để đạt được những thành công bước đầu dưới mái trường đại học
cũng như trên con đường sự nghiệp sắp tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
Tác giả khóa luận
Lê Thanh Phượng


MỤC LỤC
NỘI DUNG............................................................................................................................5
Chương 1............................................................................................................5
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG NGHIỆP................5
1.1. Kinh tế nơng nghiệp ...................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm và vai trị của kinh tế nơng nghiệp...............................................5
1.1.3. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về phát triển nông
nghiệp..................................................................................................................................12
1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và bài
học rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An...........................................................15
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở thị xã Thái Hòa, tỉnh Nghệ An. . .15
1.2.2. Kinh nghiệm kinh tế nông nghiệp ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang....................19
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn
.............................................................................................................................................20
1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An........................23
Chương 2.............................................................................................................................25
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP ..............................25
HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2008 - 2011................25

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp huyện
Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An...................................................................................................25
2.1.1. Điều kiện tự nhiên....................................................................................................25
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.........................................................................................29
2.2. Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An từ
năm 2008 – 2011.................................................................................................................30
2.2.1. Ngành trồng trọt.......................................................................................................30
2.2.3. Khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học được áp dụng rộng rãi trong
nông nghiệp.........................................................................................................................46
2.3.3. Sự xuất hiện một số hình thức kinh doanh mới trong nơng nghiệp......................49
Chương 3.............................................................................................................................51
MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM.....................................51


PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN NGHĨA ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2011-2015......................................................................................................51
3.1.2. Phương hướng phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
giai đoạn 2012-2015............................................................................................................52
3.3.5. Đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy cho chuyển dịch cơ cấu
kinh tế..................................................................................................................................60
KẾT LUẬN..........................................................................................................................67


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao.
Vai trị của nơng nghiệp đã được nhân dân ta thừa nhận từ lâu và đã khái quát
thành triết lý “phi nơng bất ổn”. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo
việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn cung cấp nguyên liệu

và tiêu thụ sản phẩm, là tiền đề để phát triển các ngành kinh tế khác.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã chỉ ra rằng,
nếu không phát triển nơng nghiệp thì khơng thể phát triển ổn định, bền vững
với tốc độ cao một cách lâu dài được. Nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu, năng suất lao động cịn thấp, chất lượng
cịn chưa cao thì vấn đề phát triển nơng nghiệp lại càng giữ vị trí quan trọng.
Trong các văn kiện, Đảng ta luôn coi trọng vấn đề phát triển nơng
nghiệp, tại Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Tiếp tục phát
triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới
bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh
học, đổi mới cây trồng vật nuôi”. Xác định được tầm quan trọng của nông
nghiệp đối với sự phát triển của đất nước, Đảng ta ln có những chính sách
ưu tiên cho phát triển nông nghiệp, coi đây là tiền đề phát triển đất nước.
Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là địa phương có đầy đủ tiềm năng để
phát triển nơng nghiệp hàng hóa lớn, tồn diện, theo hướng hiện đại. Trong
những năm gần đây, kinh tế nông nghiệp huyện đã phát huy được những lợi
thế nên sản lượng liên tục tăng và đạt kết quả cao, góp phần nâng cao đời
sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, đến nay sản xuất nông nghiệp ở địa phương nhìn chung vẫn
cịn nhỏ bé, trình độ thâm canh cịn thấp, cơ cấu kinh tế nơng nghiệp cịn lạc

1


hậu, chưa tạo được nguồn ngun liệu có quy mơ tập trung và ổn định cho
công nghiệp chế biến, nhiều vấn đề kinh tế và xã hội bức xúc vẫn chưa được
giải quyết triệt để. Vì vậy, “Phát triển kinh tế nơng nghiệp huyện Nghĩa Đàn”
là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Chính vì lý do này em
xin chọn đề tài này làm khóa luận tốt nghiệp đại học, với mong muốn góp

phần đề ra những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tháo gỡ những
vướng mắc và tạo ra những bước đột phá, hướng đi mới trong quá trình phát
triển kinh tế nông nghiệp đáp ứng những yêu cầu bức xúc đã và đang đặt ra ở
địa phương.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu về kinh tế
nơng nghiệp như sau:
1. “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thơn miền núi Nghệ An theo
hướng sản xuất hàng hóa”, Cao Văn Chính, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2003.
2. “Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn huyện Vĩnh Thuận”, Đỗ
Thanh Bình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội, 1999.
3. “Phát triển nông nghiệp bước chuyển sang kinh tế thị trường ở Việt
Nam”, Mỵ Thị Ngoãn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999.
4. “Phát triển nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Kiên Giang”, Cao Công
Nhanh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội, 2003.
5. “Phát triển nơng nghiệp hàng hóa ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc theo
xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Đào Đức Duật, Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999.

2


Các đề tài nói trên đã nghiên cứu về kinh tế nơng nghiệp nói chung ở
các địa phương khác nhau, tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về phát
triển kinh tế nơng nghiệp huyện Nghĩa Đàn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích
Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế nơng nghiệp huyện
Nghĩa Đàn trong giai đoạn 2008 – 2011. Qua thực trạng và tiềm năng phát
triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn để từ đó đưa ra các phương
hướng, giải pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn đến
năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đề ra, khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nơng nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế nông nghiệp ở
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất mục tiêu, phương hướng và hệ thống các giải pháp chủ yếu
nhằm thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp
huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Q trình phát triển kinh tế nơng nghiệp huyện Nghĩa
Đàn từ năm 2008-2011
- Về không gian: Nghiên cứu phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa
bàn huyện Nghĩa Đàn.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3


5.1. Cơ sở lý luận
- Khóa luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – lê nin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và chính sách của nhà nước về phát
triển nơng nghiệp.
- Khóa luận có kế thừa và chọn lọc những thành quả của các cơng trình
nghiên cứu đã được cơng bố có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp thống kê, khảo sát thực
tế, phân tích, so sánh, tổng hợp...
6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3
chương, 8 tiết.
Chương 1: Lý luận chung về phát triển kinh tế nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng kinh tế nông nghiệp huyện Nghĩa Đàn, tỉnh
Nghệ An giai đoạn 2008 - 2011
Chương 3: Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An giai
đoạn 2012 - 2015

4


NỘI DUNG
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
1.1. Kinh tế nơng nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm và vai trị của kinh tế nơng nghiệp
1.1.1.1. Một số khái niệm
Nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân, một trong những bộ phận
chủ yếu của sản xuất vật chất, sản xuất thực phẩm cho nhân dân và nguyên
liệu cho công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc sản xuất sản phẩm khơng

những gắn liền với q trình kinh tế, mà cũng gắn liền với quá trình tự nhiên
của tái sản xuất. Để phát triển kinh tế nông nghiệp một cách toàn diện, điều
quan trọng là hiểu biết và vận dụng một cách đúng đắn các quy luật kinh tế
vào quá trình phát triển nơng nghiệp.
Hiện nay, có hai cách hiểu về nông nghiệp. Nông nghiệp nếu hiểu theo
nghĩa hẹp chỉ có ngành trồng trọt, ngành chăn ni và ngành dịch vụ.
Cịn nơng nghiệp hiểu theo nghĩa rộng nó bao gồm tất cả những
ngành sản xuất có đối tượng tác động là những cây trồng, vật nuôi gắn liền
tất yếu với tự nhiên, có thời gian sản xuất bằng thời gian lao động cộng với
thời gian phát triển của cây trồng vật nuôi dưới sự tác động của điều kiện
tự nhiên. Quan niệm về nông nghiệp theo cách hiểu này nghĩa là chúng ta
đang nói đến nơng nghiệp bao gồm: nơng nghiệp, lâm nghiệp và ngư
nghiệp. Hiểu nông nghiệp theo nghĩa rộng với đầy đủ các đặc điểm tự
nhiên, kinh tế - kỹ thuật và kinh tế - xã hội sẽ có tác dụng làm cho sản xuất
nơng nghiệp khơng bị phát triển một cách hạn hẹp, phiến diện, chia cắt.
Nhờ đó nhiều tiềm năng, lợi thế của nơng nghiệp nhiệt đới ở nước ta mới
được đầu tư khai thác, sử dụng có hiệu quả.

5


Kinh tế nông nghiệp là một ngành kinh tế quốc dân có chức năng phân
tích ảnh hưởng của các quy luật kinh tế trong nông nghiệp, áp dụng những
thành tựu kinh tế vào thực tế lãnh đạo các cơ sở nông nghiệp, tạo điều kiện
phát triển lực lượng sản xuất. Kinh tế nông nghiệp ra đời gắn liền với sự hình
thành và phát triển của xã hội lồi người. Cùng với sự phát triển của lực
lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội hình thành các ngành sản xuất
khác nhau và cho phép tách sản xuất của các nhóm sản phẩm thành những
ngành kinh tế sinh vật cụ thể, tương đối độc lập nhưng có mối quan hệ mật
thiết với nhau.

Phát triển kinh tế nông nghiệp thực chất là sự tăng lên về giá trị sản
xuất nông nghiệp trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng tỷ trọng của
ngành chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp nhờ việc áp dụng những thành tựu của
khoa học công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường.
Nông nghiệp là khu vực kinh tế truyền thống, tập trung tuyệt đại đa số
lao động, nó chịu ảnh hưởng to lớn của điều kiện đất đai, khí hậu và là khu
vực duy nhất sản xuất lương thực, thực phẩm. Do những đặc điểm nổi bật đó,
kinh tế nơng nghiệp có vai trị hết sức quan trọng đối với sự phát triển của
toàn bộ nền kinh tế.
1.1.1.2. Vai trị của kinh tế nơng nghiệp
Vai trị của nơng nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân và của xã hội đã
được nhân dân ta thừa nhận từ lâu và đã khái quát thành những triết lý “dĩ
nông vi bản”, “phi nông bất ổn”. Thật vây, nông nghiệp là một trong hai
ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội.
Xuất phát từ quan niệm duy vật lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
khẳng định: sản xuất nông nghiệp là cơ sở của mọi xã hội và tiền đề của mọi
lịch sử “năng suất lao động nông nghiệp vượt quá nhu cầu cá nhân của người
lao động là cơ sở của mọi xã hội”1.

1

C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập. NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.25,ph.II, tr.490.

6


Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã ví cơng nghiệp và nơng nghiệp như là hai chân của nền kinh tế quốc dân và
Người đã nhấn mạnh: “Tiến lên chủ nghĩa xã hội phải đi bằng hai chân: công
nghiệp và nông nghiệp... Nếu nông nghiệp khơng tiến bộ hoặc cứ cầm chừng

thì như q” 2. Đồng thời, Người cũng cho rằng muốn xây dựng cơng nghiệp
vững chắc và tồn diện thì phải bắt đầu từ nông nghiệp.
Không chỉ ở nước ta với điều kiện quá độ lên xây dựng chủ nghĩa xã
hội từ một nền kinh tế lạc hậu, năng suất lao động thấp mới lấy nông nghiệp
làm cơ sở cho sự phát triển công nghiệp mà ngay cả ở những nước đã trải qua
quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản ở các nước trình độ trung bình, nhu cầu
lương thực cho xã hội đã được giải quyết từ lâu, nông nghiệp vẫn giữ vai trò
là cơ sở cho sự phát triển của cơng nghiệp.
Vai trị của nơng nghiệp là cơ sở của sự phát triển của xã hội được thể
hiện qua các phương diện sau đây:
Một là, nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc
biệt là các nước đang phát triển.
Những nước đang phát triển là những nước nghèo với đại bộ phận dân
chúng sống bằng nghề nơng. Nơng nghiệp phát triển sẽ có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển của đất nước, góp phần đáng kể vào sự tích lũy cho nền kinh
tế quốc dân.
Trong thực tế, ngay cả những nước có nền nơng nghiệp phát triển cao,
mặc dù tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp không lớn nhưng khối lượng
sản phẩm nông nghiệp vẫn khơng ngừng tăng lên và giữ vai trị quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, với sự phát triển của nông nghiệp sẽ tạo tiền đề kinh tế xã
hội để thực hiện sự phân công lao động mới trong nơng nghiệp và trong tồn
bộ nền kinh tế quốc dân theo u cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa xã hội chủ nghĩa.
2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t4, tr 61.

7



Hai là, nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong việc cung ứng các yếu
tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị.
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hố, phần lớn dân cư sống bằng
nơng nghiệp và tập trung sống ở khu vực nơng thơn. Vì thế khu vực nông
nghiệp, nông thôn thực sự là nguồn dự trữ nhân lực dồi dào cho sự phát triển
công nghiệp và đô thị. Khu vực nông nghiệp không chỉ sản xuất các sản phẩm
cho tiêu dùng trực tiếp cho con người mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu
quý cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến, công nghiệp
nhẹ, tiểu thủ công nghiệp nhằm tạo ra thu nhập lớn.
Quá trình nơng nghiệp hố và đơ thị hố, một mặt tạo ra nhu cầu lớn về
lao động, mặt khác đó mà năng suất lao động nông nghiệp không ngừng tăng
lên, lực lượng lao động từ nơng nghiệp được giải phóng ngày càng nhiều. Số
lao động này dịch chuyển, bổ sung cho phát triển cơng nghiệp và đơ thị. Đó là
xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước.
Ba là, nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp, bao gồm tư
liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất được tiêu thụ chủ yếu dựa bởi thị trường
trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. Sự thay đổi về
cầu trong khu vực nơng nghiệp, nơng thơn sẽ có tác động trực tiếp đến sản
lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh mẽ kinh tế nơng nghiệp sẽ
góp phần nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ
khu vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy
công nghiệp phát triển, từng bước nâng cao chất lượng có thể cạnh tranh với
thị trường thế giới.
Bốn là, nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.
Các loại nông, lâm thuỷ sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so
với các hàng hoá cơng nghiệp. Vì thế, ở các nước đang phát triển, nguồn xuất
khẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thuỷ sản. Xu hướng


8


chung ở các nước trong q trình cơng nghiệp hố, ở giai đoạn đầu giá trị xuất
khẩu nông, lâm, thuỷ sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu
và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế.
Năm là, nông nghiệp có vai trị to lớn, là cơ sở trong sự phát triển bền
vững của môi trường.
Nông nghiệp sử dụng nhiều hố chất như phân bón hố học, thuốc trừ
sâu bệnh... làm ơ nhiễm đất và nguồn nước. Trong q trình canh tác dễ gây
ra xói mịn ở các triền dốc thuộc vùng đồi núi và khai hoang mở rộng diện
tích đất rừng... Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nơng nghiệp, cần
tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của
môi trường.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong
việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển.
Hầu như những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy
nhiên, ngay cả những nước có nền cơng nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ
trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước
này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con
người những sản phẩm tối cần thiết đó là lương thực, thực phẩm. Những sản
phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn
chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu
tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Nông nghiệp có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của công nghiệp
phản ánh tập trung trên các mặt đã nêu trên. Nó là cơ sở quan trọng nhất cho
sự phát triển của công nghiệp, nhất là trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ
tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển chế độ tự bản chủ

nghĩa ở nước ta hiện nay.
1.1.2. Đặc điểm của kinh tế nông nghiệp

9


Nơng nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có ý nghĩa rất quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Khác với cơng
nghiệp, nơng nghiệp có những đặc điểm riêng bởi sự chi phối của điều kiện tự
nhiên, xã hội. Muốn phát triển nông nghiệp cần nắm vững những đặc điểm cơ
bản của nó để có cách tiến hành hợp lý. Cụ thể đó là những đặc điểm sau:
Một là, sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn,
phức tạp và lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên mang tính chất khu vực rõ rệt.
Ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó tiến hành sản xuất nơng nghiệp.
Song ở mỗi quốc gia, mỗi vùng có những điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu
khác nhau nên các hoạt động nơng nghiệp cũng diễn ra ở đó cũng khơng
giống nhau. Điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu có ý nghĩa lớn đối với sản
xuất nơng nghiệp. Vì vậy, việc bố trí cây trồng, vật ni như thế nào phải phù
hợp với từng điều kiện của từng vùng, từng địa phương nhằm tạo điều kiện
cho cây trồng, vật nuôi phát triển tốt, đem lại hiệu quả cao. Đặc điểm này địi
hỏi q trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn đề
kinh tế - kỹ thuật sau đây:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông - lâm - thuỷ sản trên
phạm vi cả nước cũng như tính vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các cây
trồng, vật nuôi cho phù hợp.
- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ
thuật phải phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng
vùng.
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng,
từng khu vực nhất định.

Hai là, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay
thế được.
Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội
dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp, giao thông ... đất

10


đai là cơ sở làm nền móng, trên đó xây dựng các nhà máy, công xưởng, hệ
thống đường giao thông... để con người điều khiển các máy móc, các phương
tiện vận tải hoạt động.
Trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay
thế được. Đất đai chính là nơi cư dân nơng nghiệp sinh sống và lao động “cày
xới”; “gieo trồng”; “chăn nuôi” tạo ra những nông phẩm phục vụ cho cuộc
sống của con người. Vị trí của đất đai là cố định, đất đai vừa là tư liệu lao
động vừa là đối tượng lao động vừa là tặng vật của tự nhiên, vừa là sản phẩm
lao động của con người tác động qua quá trình lịch sử lâu dài.
Ruộng đất tuy bị giới hạn về mặt diện tích, con người khơng thể làm
tăng diện tích đất đai lên theo ý muốn chủ quan của mình được. Nhưng sức
sản xuất của ruộng đất như: độ phì nhiêu và khả năng làm tăng độ phì nhiêu
để tăng sản phẩm là vô hạn - nghĩa là con người có khả năng khai thác chiều
sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về nông phẩm.
Ba là, sản xuất nông nghiệp gắn liền với cá thể sống, chúng có quy luật
sinh trưởng, phát triển đặc thù theo quy luật tự nhiên và gắn liền với các điều
kiện tự nhiên rất chặt chẽ.
Đối tượng của sản xuất nơng nghiệp là những sinh vật có khả năng hấp
thu và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời, biến chất vô cơ thành chất hữu cơ,
tạo ra nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi. Chúng rất nhạy cảm
với các yếu tố ngoại cảnh. Mọi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu đều tác động
trực tiếp đến sự phát triển cây trồng, vật nuôi.

Cây trồng, vật ni chỉ có thể phát triển tốt, cho năng suất, chất lượng
cao khi có thời tiết, khí hậu, nước, phân bón, mơi trường phù hợp. Đây chính
là những đặc điểm tạo khả năng sử dụng các giải pháp sinh học trong phát
triển sản xuất nông nghiệp sinh thái theo hướng bền vững.
Bốn là, sản xuất nơng nghiệp mang tính chất thời vụ cao.

11


Đây là nét đặc thù điển hình nhất của sản xuất nơng nghiệp. Bởi vì,
trong sản xuất nơng nghiệp, một mặt thời gian lao động tách rời với thời gian
sản xuất, mặt khác do sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có
sự thích nghi nhất định với những điều kiện đó dẫn đến những vụ mùa khác
nhau. Vì vậy, tính thời vụ rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Để khai thác và lợi dụng nhiều nhất những tặng phẩm của tự nhiên đối
với nông nghiệp thì sản xuất nơng nghiệp địi hỏi rất khắt khe trong việc thực
hiện các khâu công việc của thời vụ tốt nhất như: thời vụ làm đất, tưới tiêu,
làm cỏ, thu hoạch...
Với những đặc điểm riêng của nông nghiệp như vậy, ngoài việc vận
dụng các quy luật kinh tế - xã hội giống như các ngành khác, còn cần phải
nhận thức và vận dụng các quy luật tự nhiên, gắn liền với đất, nước, khí hậu,
thời tiết, đặc điểm sinh học của cây trồng và vật ni. Đây chính là những
nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của môi trường sinh thái.
1.1.3. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về phát
triển nơng nghiệp
1.1.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nơng nghiệp
Lúc sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề cao vai trị của phát triển
kinh tế nơng nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Người đã nhấn mạnh rằng:
Việt Nam là nước sống về nông nghiệp, nền kinh tế của ta lấy canh nông làm
gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, chính phủ trơng mong vào nơng

dân, trơng cậy vào nơng nghiệp một phần lớn. Nơng dân ta giàu thì nước ta
mới giàu, nơng nghiệp ta thịnh thì nước ta mới thịnh.
Đề cao vai trị của nơng nghiệp, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ mối quan hệ và
sự tác động qua lại giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế khác. Nước ta là
một nước nông nghiệp từ một nền sản xuất nhỏ đi lên, vì vậy Người ln
khẳng định: Nơng nghiệp là ngành chính; nơng nghiệp là mặt trận cơ bản;
nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, cần phát triển nơng nghiệp thì mới có cơ sở

12


phát triển các ngành kinh tế khác. Theo Người, Nhà nước cần phải ban hành
hệ thống các chính sách hỗ trợ cho nơng nghiệp phát triển như: chính sách giá
cả, chính sách thuế, khoa học – cơng nghệ, thị trường...
1.1.3.2. Quan điểm của Đảng về phát triển nông nghiệp ở nước ta
Vào cuối thập niên 70, đầu 80 của thế kỷ XX, tình hình kinh tế - xã
hội nước ta lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, đời sống nhân dân hết sức
khó khăn, nhất là nơng dân và những người hưởng lương. Một trong những
nguyên nhân cơ bản của tình hình là do tư tưởng chủ quan, nóng vội muốn
thẳng tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế còn hết sức lạc hậu
của Đảng ta. Thời kỳ này, Đảng ta chủ trương ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng, đưa nông dân vào hết các Hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp
không được quan tâm đúng mức. Nông nghiệp rơi vào tình trạng đình đốn,
trì trệ, nơng dân khơng cịn thiết tha với đồng ruộng, với kinh tế hợp tác
theo kiểu “dong cơng, phóng điểm” hoạt động kém hiệu quả nên giá trị
ngày công lao động rất thấp.
Trước tình hình đó, Đảng ta đã tổ chức nghiên cứu khái quát thực tiễn.
Đầu năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng khóa IV đã ban hành chỉ thị số
100-CT/ TW về cải cách cơng tác khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến nhóm
lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp. Chỉ thị này đã điều

chỉnh một bước căn bản trong quan hệ phân phối của hợp tác xã nông nghiệp
theo hướng “ căn cứ vào hiệu quả lao động ” và bắt đầu mở ra tư duy về “giao
quyền sử dụng đất”. Đây chính là bước đột phá đầu tiên trong quá trình đổi
mới tư duy về nơng nghiệp, từ đây đã khơi dậy tính tích cực, chủ động của
nơng dân trong sản xuất, đem lại luồng sinh khí mới cho nơng dân.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V đã đặc biệt nhấn mạnh: “ Nội dung
chính của cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa trong 5 năm (1981 – 1985) và những
năm 80 là tập trung sức phát triển mạng nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt
trận hàng đầu, đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy

13


mạnh sản xuất hàng tiêu dùng ”. Thực hiện chủ trương này, chính sách với
nơng nghiệp được quan tâm và chú trọng hơn rất nhiều so với thời kỳ trước.
Tháng 12-1986, trên tinh thần“ nhìn thẳng vào sự thật”, tại Đại hội
lần thứ VI, Đảng đã tiếp tục khẳng định coi nông nghiệp là mặt trận hàng
đầu, nhưng tập trung phát triển nơng nghiệp theo 3 chương trình mục tiêu
là sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Từ những thực tiễn thành công và hạn chế trong việc thực hiện khoán theo
Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và những nhu cầu bức
bách của sản xuất nông nghiệp, sau hơn 7 năm khốn theo khâu cơng việc cho
nhóm hoặc tổ lao động đặt ra, Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VI đã ban hành Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 5-4-1988 về đổi mới quản lý
kinh tế nông nghiệp bằng việc thực hiện khoán cho các hộ gia đình xã viên. Trong
nghị quyết số 10 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI và
tiếp theo là Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VI ngày 29-3-1989 cho phép hộ xã viên nhận khốn được tồn quyền quyết định
với sản phẩm do mình làm ra có thể biếu tặng, sử dụng hoặc đem bán trên thị
trường với cơ chế một giá là giá thị trường.

Từ năm 1989 trở đi, mối quan hệ giữa Nhà nước với nông dân và kinh
tế hộ thay đổi một cách rõ rệt. Kinh tế hộ trở thành chủ thể độc lập, được
hưởng quyền quản lý ruộng đất và tư liệu sản xuất chính, kinh tế hộ được
phân phối sản phẩm một cách trực tiếp kết quả sản xuất kinh doanh từ vấn đề
sản xuất cho đến khâu phân phối. Nhờ đó, kinh tế hộ gia đình nơng dân trở
thành nhân tố cơ bản, trọng yếu trong nông nghiệp, nông thôn. Trong lưu
thông phân phối, Nhà nước bỏ hẳn chính sách “ngăn sơng cấm chợ”, đã
khuyến khích mạnh mẽ phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6-1991) chỉ rõ: “Phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển tồn diện kinh
tế nơng thơn và xây dựng nông thôn mới”.

14


Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX - Đại hội đầu tiên của Đảng ta
khi bước vào thế kỷ XXI, với một tầm chiến lược nhằm mục tiêu chiến lược
đến 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã được xác định, “trong nhiều năm
tới, vẫn coi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn là một
trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn lực cần thiết. Tiếp tục phát
triển mạnh và đưa nông – lâm - ngư nghiệp lên một trình độ mới”, tiến hành
“cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Tiếp tục phát triển và
đưa nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp lên một trình độ mới bằng việc
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, đổi mới
cây trồng vật nuôi”.
Đại hội Đảng lần thứ X đã chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Đại hội chủ trương “đẩy mạnh hơn
nữa cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng
bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”.

Như vậy, với quá trình đổi mới tư duy sáng suốt của Đảng và Nhà nước
trong những năm qua, việc triển khai thực hiện những chủ trương, đường lối
của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước nền kinh tế nước ta nói chung,
nền kinh tế nơng nghiệp nói riêng có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Nó đã góp phần thực hiện tốt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ
công bằng, văn minh”.
1.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số địa phương và
bài học rút ra cho huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
1.2.1. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở thị xã Thái Hịa, tỉnh
Nghệ An
Thị xã Thái Hồ nằm ở vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An trên toạ độ: Từ
19°13’ – 19°33’ vĩ độ Bắc và 105°18’ – 105°35' kinh độ Đơng; cách thành
phố Vinh 90km về phía Tây. Phía Bắc, phía Nam và phía Tây giáp huyện
Nghĩa Đàn, phía Đơng giáp huyện Quỳnh Lưu.

15


Thái Hịa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh
Nghệ An. Địa hình lãnh thổ phân bố chủ yếu là đồi núi thoải chiếm khoảng
60% tổng diện tích, đồng bằng thung lũng chiếm khoản 30%, đồi núi cao
chiếm khoảng 10%. Do kiến tạo của địa chất cho nên Thái Hồ có những
vùng đất tương đối bằng phẳng, quy mơ diện tích lớn. Là địa phương có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có vùng đất đỏ bazan rộng lớn.Với
những ưu điểm như vậy, thị xã Thái Hòa rất hợp với việc trồng các loại cây
cơng nghiệp và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: cà phê, cao su, chè, cam,
bưởi, mít, quýt, dưa, dưa hấu...
Hiện nay, diện tích đất tự nhiên của thị xã Thái Hịa là 13518,8 ha,
trong đó diện tích đất nơng nghiệp 10152,62 ha, chiếm 75.1%.
Thị xã Thái Hịa tiếp tục đẩy mạnh phát triển mơ hình kinh tế trang trại.

Các mơ hình tập trung đầu tư vào các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế
cao như: cam, quýt, vải, nhãn, cà phê, cao su và chăn nuôi gia cầm như vịt,
gà, gia súc lớn như trâu, bò... Nhiều trang trại đã cho thu nhập cao, tạo ra một
lượng sản phẩm hàng hóa phong phú và đa dạng.
Sản xuất nông nghiệp đang phát triển theo hướng luân canh tăng vụ,
nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Năm 2010 giá trị sản xuất
nông nghiệp năm 2010 đạt 352.951 triệu đồng. Tổng sản lượng lương thực
năm 2009 đạt 593.482 tấn, tăng 5% so với năm 2008.
Hiện nay, thị xã Thái Hòa đang chuyển dịch dần sang sản xuất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Song song với việc đưa các giống cây,
giống con mới vào sản xuất để tăng năng suất và hiệu quả, thị xã đã đồng thời
ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Áp dụng
quy trình sản xuất rau, quả tươi theo tiêu chuẩn VietGAP là một mơ hình tiêu
biểu. Năm 2008, Hội đồng khoa học – công nghệ thị xã Thái Hoà kết hợp với
các cấp, các ngành đưa quy trình sản xuất rau quả tươi an tồn định hướng

16


theo tiêu chuẩn VietGAP vào địa bàn thị xã các đối tượng cụ thể là cây dưa
hấu, dưa leo và bí xanh. Năm 2008, áp dụng quy trình sản xuất này đối với
cây dưa leo tại xã Nghĩa Thuận với diện tích 3ha, năm 2009 và 2010 áp dụng
với cây dưa chuột và dưa hấu tại xã Nghĩa Thuận và phường Quang Phong
với diện tích 30ha, cây vụ xuân năm 2011 áp dụng với cây bí xanh tại xã
Nghĩa Mỹ với diện tích 3ha và 20ha dưa hấu tại phường Quang Phong.
Các sản phẩm này không những tiêu thụ trên địa bàn mà còn được đưa
đi tiêu thụ tại các địa phương khác như: dưa hấu Quang Phong đã được tiêu
thụ ở Hà Nội, Hải Phịng; bí xanh Nghĩa Thuận, Nghĩa Mỹ được tiêu thụ ở thị
trường thành phố Vinh; dưa leo Nghĩa Thuận được tiêu thụ ở thị trường thành

phố Vinh và các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp… Lợi nhuận thu được khi áp
dụng quy trình sản xuất rau, quả tươi theo hướng VietGAP từ các đối tượng
này đạt trên 50 triệu đồng/ha/3tháng.
Ngồi ra, thị xã Thái Hịa đang chú trọng phát triển mơ hình “vườn sinh
thái” kết hợp nuôi ong và trồng cây ăn quả như cây cam, quýt, nhãn, vải
thiều... thu lại kết quả cao cho nông dân đạt 120-150 triệu đồng/ha/1 năm.
Theo Báo cáo tổng kết cuối năm 2010, sản xuất nông nghiệp đã đạt
được một số kết quả như sau: tổng diện tích gieo trồng đạt 4.878 ha, trong đó
diện tích gieo trồng cây hàng năm là 3.345 ha, diện tích lúa nước (2 vụ) 1.533
ha, tổng sản lượng lương thực có hạt: 8.389 tấn chỉ đạt 91,3% kế hoạch và
bằng 91,3% so cùng kỳ năm 2009. Hiện trên địa bàn thị xã có 5.569 con bò,
đạt 105,6% kế hoạch năm, bằng 104,4% so với cùng kỳ, trong đó đàn bị sữa
2.116 con bằng 135,5% so với cùng kỳ; đàn trâu 5.017 con đạt 105,3% so với
kế hoạch và 103,1% so với cùng kỳ.
Công tác bảo vệ rừng được các ngành, các cấp và các địa phương quan
tâm đúng mức, diện tích rừng trồng tập trung hiện có: 2.661 ha, trong đó
trồng mới trong năm 185ha, trồng cây phân tán 7.000 cây quy thành 5,4 ha,
tổng cộng trồng rừng mới 190,4 ha. Cơng tác phịng cháy chữa cháy rừng
thực hiện tốt, không để xảy ra cháy rừng.

17


Diện tích ni trồng thuỷ sản hiện có: 395 ha. Sản lượng cá ước đạt 430
tấn đạt 100% kế hoạch.
Với hướng đi mới, áp dụng khoa học - công nghệ sinh học vào trong
sản xuất nông nghiệp mới năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng không
ngừng nâng lên,tạo nên nền nơng nghiệp sạch bền vững phát triển, góp phần
nâng cao thu nhập người dân trên địa bàn thị xã Thái Hòa.
Tuy nhiên, hiện nay thị xã Thái Hòa vẫn đang tồn tại một số hạn chế,

khó khăn trong vấn đề phát triển nông nghiệp. Cụ thể như sau:
Sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với khả năng phát triển của thị
xã, thâm canh, tăng năng suất các loại cây trồng còn chưa cao, năng suất đem
lại còn hạn chế. Lợi thế của vùng là phát triển rau, cây ăn quả, tuy đã áp dụng
quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trên rau, quả tươi đã mang lại
hiệu quả cao cho người sản xuất cũng như lợi ích cao cho người tiêu dùng,
nhưng cịn có những hạn chế như điều kiện để tổ chức thực hiện phân tích
đánh giá chất lượng sản phẩm, cấp giấy chứng nhận rau, quả an tồn theo
VietGAP cịn chưa thực hiện được dẫn đến sản phẩm rau, quả an toàn chưa
cung cấp được nhiều trong các thị trường lớn như các siêu thị hay cửa hàng
rau sạch mà chỉ mới bán tại các chợ nhỏ. Người tiêu dùng chưa phân biệt
được giữa rau quả sản xuất an toàn và các loại rau, quả khác. Chính vì thế, giá
bán của các sản phẩm được sản xuất an toàn chưa cao hơn nhiều so với các
loại sản phẩm khác, điều đó làm giảm lợi ích của người sản xuất.
Công tác thú y chưa thực sự hiệu quả dẫn đến chăn nuôi gia cầm và gia
súc lớn trên địa bàn chưa thu lại được kết quả cao.
Từ những hạn chế đó, để khắc phục những tồn tại, yếu kém, thị xã Thái
Hòa cần chú ý đến:
+ Tổ chức đánh giá để chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho một số rau,
quả nổi tiếng trong vùng như dưa hấu, bí xanh, cam, bưởi, thanh long..., tăng
cường tập huấn cho nơng dân về rau an tồn; tổ chức hội thảo và tham quan
cách làm tiên tiến của các địa phương khác để cán bộ và nông dân học hỏi và

18


làm theo; đi liền với đó là cơng việc giới thiệu rộng rãi, tiến tới xây dựng
thương hiệu cây ăn quả trên thị trường.
+ Chú ý tăng cường công tác thủy lợi đảm bảo việc tưới tiêu của nông
dân cho cây trồng: lúa, hoa màu...

+ Áp dụng công nghệ sinh học, khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp, không ngừng tăng năng suất sản phẩm, đi liền với phát triển nông
nghiệp bền vững.
+ Gắn chặt mối quan hệ giữa nông nghiệp - nông dân - nông thôn trong
từng bước phát triển trên địa bàn thị xã Thái Hòa.
1.2.2. Kinh nghiệm kinh tế nông nghiệp ở huyện Lạng Giang, Bắc Giang
Lạng Giang là một huyện thuần nông của tỉnh Bắc Giang với 80% dân
số làm nông nghiệp, Lạng Giang luôn coi nông nghiệp là nền tảng, cơ sở để
phát triển kinh tế địa phương.
Trong những năm gần đây, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp
phát triển, sản xuất nông nghiệp huyện Lạng Giang đã có những bước tiến
mạnh mẽ. Tồn huyện có 24.680 ha đất nơng nghiệp, trong đó diện tích đất
cấy lúa 14.900 ha. Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng những
thành tựu khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học, Lạng Giang đã
tiến hành chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp, tiếp thu công nghệ và
sản xuất nông nghiệp, ứng dụng những cây con có năng suất và chất lượng
cao vào sản xuất.
Lúa là cây trồng chính được huyện Lạng Giang chú trong đầu tư đưa
đồng bộ giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào canh tác. Hệ
thống thủy lợi kiên cố hóa, cơng tác khuyến nơng đến từng bà con nơng dân,
vì vậy kiến thức sản xuất được cải thiện. Nhờ ứng dụng giống lúa mới,
phương pháp sản xuất mới nên năng suất, chất lượng cây lúa khơng ngừng
tăng lên. Năm 2008, năng suất bình qn đạt 53 tạ/ha. Trong đó, đáng kể tới
là 12% diện tích lúa vùng quy hoạch đạt 69-70 tạ/ ha. Năm 2010, năng suất
bình quân của cây lúa đạt 60 tạ/ha.

19


Huyện Lạng Giang đã tiến hành đẩy mạnh trồng cây lạc và đậu tương

với diện tích hơn 1.500 ha (năm 2010) gồm 1.200 ha lạc và 300 ha cây đậu.
Quy hoạch vùng rau chế biến xuất khẩu với 350 ha. Theo Báo cáo cuối năm
2010 của phịng Nơng nghiệp huyện, trên 1 ha diện tích từ cây lạc, đậu tương
và rau chế biên đã đem lại thu nhập cho nông dân từ 60-70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sản xuất nơng nghiệp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Diện tích đất nơng nghiệp trên địa bàn đang có xu hướng giảm, năng
suất trồng trọt, chăn ni nhìn chung chưa cao, hiệu quả kinh tế đem lại chưa
lớn. Sản lượng đánh bắt cá ở địa phương chưa lớn, chủ yếu là các loại cá nhỏ.
+ Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp theo hướng hiện đại hóa còn chậm,
trồng trọt vẫn là chủ yếu
Từ những hạn chế đó, muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp
huyện Lạng Giang cần:
+ Đầu tư khoa học và trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng những giống
cây trồng mới đem lại năng suất, chất lượng cao.
+ Các tổ chức, ban ngành cần tích cực hướng dẫn bà con nơng dân sản
xuất theo phương pháp mới qua các đợt thực tế, tập huấn.
+ Đầu tư ngân sách phát triển thế mạnh ngư nghiệp của địa phương qua
việc cho nhân dân vay vốn mua các tàu đánh cá lớn, dụng cụ hiện đại nhưng
không làm ô nhiễm môi trường, cũng như bảo vệ các loại cá nhỏ chưa đến
thời kỳ khai thác.
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Tràng Định,
tỉnh Lạng Sơn
Tràng Định là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Bắc của tỉnh Lạng
Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 70 km theo đường quốc lộ 4A, phía Bắc giáp
huyện Thạch An (tỉnh Cao Bằng), phía Tây giáp huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn),
phía Nam và Tây Nam giáp huyện Văn Lãng, Bình Gia, phía Đông và Đông
Bắc giáp Trung Quốc với đường biên giới dài 52 km.

20



×