Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.11 KB, 14 trang )

Vấn đề ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam

1.

Phần mở đầu:
Lý do chọn vấn đề này, và mục tiêu trình bày

Việt Nam là một quốc gia được ưu ái nhiều lợi thế về phát triển du
lịch và kinh tế biển với đường bờ biển dài hơn 3.000km bao bọc
lãnh thổ ở 3 hướng Đông, Nam, Tây Nam cùng 90 cảng biển lớn
nhỏ, 215 bãi biển có cảnh quan đẹp, nhiều vịnh nổi tiếng tầm cỡ thế
giới như vịnh Hạ Long, Nha Trang, Cam Ranh, Vân Phong… Khu
vực bờ biển, cũng như các đảo có vị trí địa lý rất trọng yếu đối với
phát triển kinh tế và an ninh, quốc phòng. Trên biển có trên 3.000
đảo lớn nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa. Các đảo và
quần đảo là điểm tựa vững chắc cho bố trí thế trận phát triển kinh tế
biển gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền trên biển. Bên cạnh đó còn
có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, gồm tài
nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật, tài nguyên trong khối
nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển
Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là tài nguyên biển đang bị khai
thác bừa bãi, môi trường sinh thái biển đang đứng trước nguy cơ ô
nhiễm trầm trọng. Trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày
càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh
các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh
khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng
thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền
vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục
tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi
xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, Vấn đề khai thác tài nguyên



và bảo vệ môi trường biển Việt Nam ngày càng đứng trước nhiều
thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường
biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể,
cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới,
đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu
hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất,
2.

Nội dung
2.1 thực trạng vấn đề đó

Biển Việt Nam đang đứng trước những nguy cơ ô nhiễm cao trong
tương lai. Xong rồi chép cái phần thực trạng ‘thực trạng ô nhiễm
biển ở Việt Nam và 1 số nguyên nhân” Dẫn đến tình trạng trên, có
thể kể ra 1 số nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiểm cho biển như:
2.1.1

yếu tố tự nhiên:

Nguyên nhân trước mắt là do chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu
mang lại, các hoạt động địa chất tự nhiên của trái đất như bão, lũ lụt
sóng thần, núi lửa.. làm chết hàng loạt sinh vật biển, xác của chúng
không được xử lý và làm ô nhiễm bờ biển.
Hay các loại vi sinh vật biển gây hại ngày 1 gia tăng về số lượng,
tham gia vào hoạt động thủy triều đỏ làm giảm số lượng các vi sing
vật biển có lợi.
Ngoài ra cũng do sự đứt gãy vỏ trái đất làm dò rỉ các mỏ dầu dưới
đấy đại dương

Đó là 1 số nguyên nhân chính và cơ bản do tự nhiên, nhưng những
con số thống kê hiện nay cho thấy mức độ ô nhiễm biển hầu như
đều thuộc về phía tác động từ con người.


2.1.2 yếu
2.1.2.1

tố con người:
các hoạt động kinh tế của con người

đây là hoạt động chủ yếu của con người đã gây ra các tác hại
nghiêm trọng tới môi trường.

bên cạnh đó là những khó khăn về kinh tế và chính sách chưa đồng
bộ ảnh hưởng đến việc giải quyết những sự cố thiên nhiên đột xuất.
Một nguyên nhân chủ yếu là ô nhiễm do các dòng sông từ đất liền.
Nước ta có tới trên 100 con sông trong đó có hơn 10 sông đang ở
mức độ ô nhiễm nặng, điển hình như sông Cầu, sông Đáy, sông Thị
Vải… Tất cả các con sông đều đổ ra biển, kéo theo đó là nguồn ô
nhiễm từ đất liền mang ra như chất thải công nghiệp, nông nghiệp,
làng nghề, nước thải chưa xử lý, hóa chất, thuốc trừ sâu, rác, phế
thải vật liệu xây dựng… Những loại rác không phân hủy được thì
trôi nổi ven biển, lắng xuống đáy biển, rác phân hủy được thì sẽ hòa
tan và lan truyền trong toàn khối nước biển. Ngoài ra, các công trình
du lịch ngày càng “mọc” lên như nấm, lại thiếu quy hoạch khoa học,
thiếu hệ thống xử lý nước thải, chất thải… Bên cạnh đó là ô nhiễm
từ việc nuôi trồng thủy sản một cách bừa bãi của người dân, nạn
khai thác titan ồ ạt làm ảnh hưởng xấu đến môi trường biển. Những
tác động đó đã khiến môi trường sinh thái biển Việt Nam tiếp tục

suy giảm, tính đa dạng sinh học, nhất là vùng ven bờ ngày càng bị
đe dọa như rừng ngập mặn, rạn san hô. Cho tới nay, có khoảng 85
loài trong tình trạng nguy cấp ở nhiều mức độ khác nhau, trên 70
loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Trong những năm 2002,
2003 ở Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa đã xảy ra hiện tượng
thủy triều đỏ gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Trong
vòng chưa đầy 6 tháng cuối năm 2006 đến đầu 2007 đã có khoảng
21.600 đến 51.800 tấn dầu trôi nổi gây ô nhiễm biển từ Bắc đến


Nam. Trong đó chỉ có 20 tỉnh, thành ven biển vớt và xử lý được hơn
1.700 tấn, số còn lại đã khuyếch tán, lan rộng gây ảnh hưởng xấu
cho sinh vật, thực vật biển. Ô nhiễm không khí cũng có tác động
mạnh mẽ tới môi trường sinh thái biển. Nồng độ CO2 trong không
khí gia tăng sẽ khiến lượng CO2 trong nước biển tăng dẫn đến thay
đổi môi trường sống của các loài thực vật biển. Điều đó sẽ khiến cho
tốc độ tuyệt chủng diễn ra ngày càng nhanh. Hiện nay, 90% rạn san
hô tại biển Việt Nam đang bị đe dọa hủy hoại. Một trong những
phương thức hiệu quả nhất nhằm bảo vệ môi trường sinh thái biển
được đưa ra là xây dựng các khu bảo tồn biển. Năm 2010 một cuộc
khảo sát do chính phủ Việt công bố cho thấy chỉ có 40 phần trăm
dân số ở khu vực nông thôn được tiếp cận với nước sạch. Năm 2013
hội thảo “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học và góp ý cho dự
thảo Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học cả nước” đã đặt
ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, cả nước có thêm 41 khu bảo
tồn biển. Tuy nhiên để thiết lập và phát triển bền vững các khu bảo
tồn thực sự là một bài toán nan giải. Chính vì thế, việc bảo vệ môi
trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học là vấn đề cấp bách cần được
chú trọng hiện nay.
-


Hoạt động sản xuất và khai thác:

Theo Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày
20/4/2008 cả nước có 185 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính
phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Đến hết năm 2008, cả nước có khoảng trên 200 khu
công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng trăm cụm, điểm công nghiệp
được uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quyết định thành lập. Theo báo cáo giám sát của Uỷ ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp
có hệ thống xử lí nước thải tập trung ở một số địa phương rất thấp,
có nơi chỉ đạt 15 - 20%, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Phúc.
Một số khu công nghiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập


trung nhưng hầu như không vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay,
mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động có trạm xử lí nước thải tập
trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận hành) và 20 khu công
nghiệp đang xây dựng trạm xử lí nước thải. Bình quân mỗi ngày,
các khu, cụm, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải
rắn, lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Tại Hội nghị triển khai Đề
án bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai ngày
26/2/2008, các cơ quan chuyên môn đều có chung đánh giá: nguồn
nước thuộc lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm
nặng, không đạt chất lượng mặt nước dùng làm nguồn cấp nước sinh
hoạt. Theo số liệu khảo sát do Chi cục Bảo vệ môi trường phối hợp
với Công ty Cấp nước Sài Gòn thực hiện năm 2008 cho thấy, lượng
NH3 (amoniac), chất rắn lơ lửng, ô nhiễm hữu cơ (đặc biệt là ô
nhiễm dầu và vi sinh) tăng cao tại hầu hết các rạch, cống và các

điểm xả. Có khu vực, hàm lượng nồng độ NH3 trong nước vượt gấp
30 lần tiêu chuẩn cho phép (như cửa sông Thị Tính); hàm lượng chì
trong nước vượt tiêu chuẩn quy định nhiều lần; chất rắn lơ lửng vượt
tiêu chuẩn từ 3 - 9 lần... Tác nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm
này chính là trên 9.000 cơ sở sản xuất công nghiệp nằm phân tán,
nằm xen kẽ trong khu dân cư trên lưu vực sông Đồng Nai. Bình
quân mỗi ngày, lưu vực sông phải tiếp nhận khoảng 48.000m3 nước
thải từ các cơ sở sản xuất này. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56
khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động nhưng chỉ có 21 khu
có hệ thống xử lý nước thải tập trung, số còn lại đều xả trực tiếp vào
nguồn nước, gây tác động xấu đến chất lượng nước của các nguồn
tiếp nhận... Có nơi, hoạt động của các nhà máy trong khu công
nghiệp đã phá vỡ hệ thống thuỷ lợi, tạo ra những cánh đồng hạn
hán, ngập úng và ô nhiễm nguồn nước tưới, gây trở ngại rất lớn cho
sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước
chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo quy định.
Thực trạng đó làm cho môi trường sinh thái ở một số địa phương bị


ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư, nhất là các cộng đồng
dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt với thảm
hoạ về môi trường. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ
nguồn ô nhiễm chất thải công nghiệp... Từ đó, gây bất bình, dẫn đến
những phản ứng, đấu tranh quyết liệt của người dân đối với những
hoạt động gây ô nhiễm môi trường, có khi bùng phát thành các xung
đột xã hội gay gắt.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng
nghề thủ công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh
mẽ. Việc phát triển các làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm ở các địa phương.
Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng
nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm
không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là
than, lượng bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình
sản xuất khá cao. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam,
hiện nay cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có 240 làng nghề
truyền thống, đang giải quyết việc làm cho khoảng 11 triệu lao
động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không thường
xuyên. Các làng nghề được phân bố rộng khắp cả nước, trong đó các
khu vực tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Riêng ở đồng
bằng sông Hồng có 866 làng nghề, chiếm 42,9% cả nước. Hình thức
các đơn vị sản xuất của làng nghề rất đa dạng, có thể là gia đình,
hợp tác xã hoặc doanh nghiệp. Tuy nhiên, do sản xuất mang tính tự
phát, sử dụng công nghệ thủ công lạc hậu, chắp vá, mặt bằng sản
xuất chật chội, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải ít
được quan tâm, ý thức bảo vệ môi trường sinh thái của người dân
làng nghề còn kém, bên cạnh đó lại thiếu một cơ chế quản lý, giám
sát của các cơ quan chức năng của Nhà nước, chưa có những chế tài
đủ mạnh đối với những hộ làm nghề thủ công gây ô nhiễm môi
trường và cũng chưa kiên quyết loại bỏ những làng nghề gây ô


nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường
tại các làng nghề ngày càng trầm trọng và hiện nay đã ở mức “báo
động đỏ”. Hoạt động gây ô nhiễm môi trường sinh thái tại các làng
nghề không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và sức
khoẻ của những người dân làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả
những người dân sống ở vùng lân cận, gây phản ứng quyết liệt của

bộ phận dân cư này, làm nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
Bên cạnh các khu công nghiệp và các làng nghề gây ô nhiễm môi
trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở mức báo động.
Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế,
không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng
nhanh khiến hệ thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống
cấp nhanh chóng. Nước thải, rác thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở
đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà không có bất kỳ
một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các
thành phố lớn thải ra hàng nghìn tấn rác; các cơ sở sản xuất thải ra
hàng trăm nghìn mét khối nước thải độc hại; các phương tiện giao
thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí độc. Trong tổng số khoảng 34
tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh chiếm đến 1/3; bầu khí quyển của thành phố Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua đioxit đáng báo
động. Theo một kết quả nghiên cứu mới công bố năm 2008 của
Ngân hàng Thế giới (WB), trên 10 tỉnh thành phố Việt Nam, xếp
theo thứ hạng về ô nhiễm đất, nước, không khí, thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội là những địa bàn ô nhiễm đất nặng nhất. Theo báo
cáo của Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu châu Á về mức độ ô
nhiễm bụi.
Hoạt động khai thác đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuấtNước thải
ô nhiễm tiếp tục gây nguy hiểm cho thủy sản Việt Nam, đó là một


nguồn tài nguyên kinh tế trọng điểm quốc gia. Khoảng 1.000 tấn sò
trồng ở Man Quang Vịnh, nằm gần Đà Nẵng, đã qua đời vào cuối
tháng 12 năm 2012, ảnh hưởng đến hơn 100 nông dân nhỏ. Đó là sự

mất mát lớn đầu tiên trong 20 năm, theo nông dân nuôi hàu.
Thủ phạm: nước bị ô nhiễm.
Các quan chức thành phố cho biết họ đang lấy mẫu nước để dứt
khoát xác định nguyên nhân của hàng loạt die-off. Thành phố này
tuyên bố nó đã ban hành cảnh báo cách đây hai năm so với nuôi
trong vịnh dựa trên chất lượng nước kém.
Trần Thị Xi, một nông dân hàu đã mất ba tấn hàu, nói với
VietnamNet Bridge mà nước bị ô nhiễm có thể là yếu tố duy nhất.
'Hàu hiếm khi chết vì một căn bệnh. Nước ở vịnh sẽ có khả năng bị
ô nhiễm bởi chất thải từ khu chế biến thủy sản Thọ Quang mà chỉ là
1 km '
Biển và Hải đảo Việt Nam Tổng cục ước tính rằng các chất thải
khác nhau có nguồn gốc trên đại lục có thể đóng góp vào khoảng
70% ô nhiễm biển của đất nước.
Ước tính hiện tại của ô nhiễm là khoảng 6,5 triệu tấn hóa chất độc
hại, 1,6 triệu tấn dầu, và 47.000 tấn kim loại nặng được tắc nghẽn
các đại dương từ bờ biển.
Thêm vào đó, không có cơ sở xử lý nước thải bãi rác mà có thể giải
quyết dòng chảy nguy hiểm. Sông chảy ra biển cũng chứa ô nhiễm
và trầm tích hợp chất những thách thức về môi trường. Các dòng
chảy và thải khác nhau đã bị suy thoái các hệ sinh thái biển và nghề
cá ven biển.
Ven biển Việt Nam có gần 44 triệu dân,. Ngoài ra còn có 500 khu
công nghiệp và hàng ngàn cơ sở sản xuất nằm trên bờ biển.
Câu cá là một doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế của Việt Nam.
Trong một báo cáo năm 2012, Chương trình Môi trường Liên Hợp
Quốc tuyên bố rằng năm 2011 nông-lâm nghiệp và thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam trị giá US $ 25 tỷ USD. Bản báo cáo cũng lưu ý:
Giải pháp: Nguyễn Văn Cừ, người đứng đầu của biển Việt Nam và
đảo Tổng cục, đã nói rằng Bộ của quốc gia về Tài nguyên và Môi



trường phải phát triển một kế hoạch quốc gia để quản lý ô nhiễm
biển, trong đó bao gồm làm việc giữa các cơ quan và chính quyền
địa phương để kiểm soát chất thải nguy hại thải. Chính phủ cũng cần
phải làm cho công chúng nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của
việc bảo vệ đại dương.

-

Hoạt động du lịch:

Tổng số lượt khách du lịch biển Việt nam khoảng 55 triệu khách du
lịch tổ chức hàng năm. Như vấn đề du lịch ở Hạ Long: mỗi ngày
khách du lịch nước ngoài bằng tàu biển đến hạ Long khoảng 5500
lượt, chưa kể các khách du lịch Việt đến với Hạ Long. Hạ Long còn
đó vẫn đẹp hùng vĩ như biểu tượng về du lịch ở Việt nam, nhưng
các vùng nước ở đây không còn được xanh tươi lấp lánh như trước
nữa và khách du lịch đang trở nên ít có khuynh hướng quay lại 1
khu vực bởi ô nhiễm. Có báo cáo kết luận rằng chất thải từ hàng
trăm tàu thuyền du lịch là nguồn chính của ô nhiễm nước trong vịnh.
Nghiên cứu cho thấy rằng, hầu hết nước thải chưa qua xử lý của các
tàu thuyền xả trực tiếp ra vịnh, nhưng ngay cả tàu thuyền đã có các
hệ thống xử lý nước thải cũng hiếm khi được sử dụng.
Tác động của du lịch và phát triển kinh tế trên Vịnh Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh đông bắc của Việt Nam , từ lâu đã là một mối lo ngại
giữa các nhà môi trường . Việc Việt Nam Viện Khoa học và Công
nghệ của Đào Trọng Hưng nói ông " sợ cho đa dạng sinh học của
vịnh " trong sự trỗi dậy của lũ lụt . Than không chỉ chứa hàm lượng
lưu huỳnh cao , nhưng cũng có thể, trong một số lĩnh vực, các kim

loại như chì , kẽm và thủy ngân . "Cho đến nay , Ban quản lý vịnh
đã không tìm thấy một giải pháp hiệu quả để diệt trừ ô nhiễm", ông
Hùng nói. Hàng trăm tàu thuyền đang lướt bay mỗi ngày và ít có
nước thích hợp và xử lý nước thải . Các nước đang dính dơ ở những
nơi và có rất nhiều rác nổi xung quanh.


Hầu hết khách du lịch tại bãi biển là những người dân địa phương ,
do đó, các thùng rác bị bỏ lại bởi những người Việt , không phải
người nước ngoài .
Lũ lụt ở miền bắc Việt Nam với những cơn mưa tiếp tục thúc đẩy
mối quan tâm của vụ lở đất và ô nhiễm từ các mỏ than ngập nước
đạt một trong các trang web nổi tiếng nhất của đất nước của vẻ đẹp
tự nhiên . Các nhóm môi trường cho rằng, Cẩm Phả đã tràn ngập rác
thải từ các mỏ than gần đó và rằng các tài liệu có thể đe dọa vịnh Hạ
Long. Các chất thải gây nguy hiểm cho cây trồng vật nuôi trong
vịnh Hạ Long, vì nó có thể giết chết sinh vật phù du , khi những
sinh vật khác mà không có một nguồn thực phẩm, bà Lisenby nói .
Các kim loại nặng như asen , cadimi và chì có thể gây tổn hại lâu
dài đến sức khỏe con người và môi trường. đó là vấn đề của Hạ long
nói riêng và các bãi biễn khác nói chung cũng có những vấn đề
tương tự.
Ở Mũi Né: từ xưa , Mũi Né là một đoạn riêng biệt của bãi biển nơi
khách du lịch tiên phong cắm trại trên cát vào đầu những năm 1990 ,
nhưng nó là quá đẹp để được bỏ qua . Thời thế đã thay đổi và nó bây
giờ là một chuỗi các khu du lịch, mở rộng về số lượng mỗi năm .
Tuy nhiên , bãi biển vẫn giữ được nhiều nét duyên dáng của nó và
các khu nghỉ mát thật , đối với hầu hết các phần, nhân từ thấp tầng,
nằm giữa khu vườn xinh đẹp bên bờ biển. Làng chài gốc vẫn còn
đây, nhưng khách du lịch đông hơn người dân địa phương trong

những ngày này . Mũi Né là chắc chắn được chuyển hạng sang, các
khu nghỉ dưỡng độc quyền hơn mở cửa của họ , được bổ sung bởi
các nhà hàng và cửa hàng swish khoe khoang, nhưng vẫn có một
( kite) lướt sóng rung cảm đến thị trấn . Một vấn đề lớn khu vực này
phải đối mặt là các creep ổn định xói lở bờ biển . Nhiều khu du lịch
phía bắc Km 12 đã gần như hoàn toàn mất đi bãi biển của họ và dựa
vào sandbagging để giữ chút họ đã để lại .
Ở Phú Quốc, Nhiều rạn san hô dưới biển của đảo, ngoài khơi phía
Nam Việt Nam, đã biến mất do biến đổi khí hậu và ô nhiễm nước
trong nhiều năm qua, các cơ quan bảo tồn địa phương đã cho biết.


Sự ô nhiễm của môi trường nước biển được coi là nguyên nhân
chính. Cùng với phát triển du lịch, rác thải, nước thải đã được thải ra
biển, gây ô nhiễm đã bị hủy hoại các rạn san hô. Tôm, cá, và "banh
dài" (actinopyga mauritiana) hoạt động khai thác ở phía tây của hòn
đảo này đã gây bất lợi cho môi trường biển và do đó phá hủy san hô
và các loài động vật thủy sinh khác ở đó. Biến đổi khí hậu đang
nóng lên các nước trên đáy biển Phú Quốc, đặc biệt là kể từ tháng 4
năm 2010, giết chết rất nhiều rạn san hô quanh đảo. Thống kê cho
thấy, 56,6 phần trăm của các rạn san hô Phú Quốc đã qua đời vào
thời điểm đó, với 90 phần trăm của san hô ở địa điểm nào đó bị phá
hủy. Năm ngoái, dữ liệu chỉ ra rằng khối lượng của các rạn san hô
mới được phát hiện ít hơn so với san hô chết. Các rạn san hô được
nhìn thấy ít hơn và ít hơn ở các độ sâu sáu mét từ bề mặt xuống.
2.2 các

công cụ, biện pháp qly ô nhiễm môi trường đó

Bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CHN, HĐH hiện nay là

yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả hệ thống chính trị, các cấp, các
ngành, các tổ chức, doanh nghiệp và của mọi công dân. Nhận thức
rõ tầm quan trọng của vấn đề này, những năm qua Đảng và Nhà
nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ môi
trường, điển hình là Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của
Bộ Chính trị (Khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước; Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 21/01/2009
của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của
Bộ Chính trị; Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi); các nghị định của
Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường... Các chỉ
thị, nghị quyết, văn bản pháp quy này đi vào cuộc sống đã bước đầu
tạo ra một số chuyển biến tích cực trong hoạt động bảo vệ môi
trường, song vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực
tiễn. Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi


gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp
chủ yếu sau đây:
Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường,
trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình
sự) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường
trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế,
đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường
tốt
đẹp

thân
thiện
hơn

với
con
người.
Hai là, tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám
sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt
chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra
môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát
hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm
môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực
chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác
môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có
hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.
Ba là, chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm
công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao,
trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó
có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu
đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây
khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói
riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các
công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước
thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời
thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác
thải tại đó.


Bốn là, chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định,
đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở
đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm
quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư.
Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa

lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi
trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch,
các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể
tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy
hoạch và dự án đó.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường
trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của
người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường;
xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự
giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con
người - xã hội.

2.3 giải

pháp ( có thể biện pháp cá nhân)

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường biển
dưới nhiều hình thức cho những người làm du lịch và du khách tham
quan
- Các cơ sở dịch vụ du lịch phải hoàn thiện xử lý nước thải trước khi
đưa vào hệ thống thải chung của thành phố. Các đơn vị phải có
thùng rác nắp đậy phân loại chất thải rắn.
- Khuyến khích và dán nhãn du lịch môi trường cho những doanh
nghiệp, tăng cường trồng cây xanh tại các cơ sở kinh doanh du lịch,
tạo cảnh quan sinh thái phát triển hình thức du lịch sinh thái


- Có chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các dự án du lịch sinh thái,
du lịch biển và các đơn vị áp dụng công nghệ môi trường

- Quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường cho các cá nhân, tổ chức
trong quá trình kinh doanh dịch vụ du lịch.

Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các
cấp quản lí, các doanh nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ
thống chính trị và của toàn xã hội.

III.

Phụ lục, tài liệu tham khảo

Vnexpress.net
Bienphongvietnam.vn
Iucn.org
Tuoitrenews.vn
Lonelyplanet.com
Thực trạng ô nhiễm biển ở Việt Nam và 1 số nguyên nhân



×