Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT CỦA TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH – TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.91 KB, 85 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA VẬN TẢI KINH TẾ
BỘ MÔN: VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VÀ THÀNH PHỐ

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT CỦA
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH – TỔNG CÔNG TY VẬN TẢI HÀ NỘI

Hà Nội, tháng 5 năm 2015


MỤC LỤC

2


Danh mục từ viết tắt
TCT: Tổng công ty.
TTĐH: Trung tâm Điều hành.
VTHKCC: Vận tải hành khách công cộng.
GTVT: Giao thông Vận tải.
UBND: Ủy ban nhân dân
CNLX: Công nhân lái xe.
NVBV: Nhân viên bán vé.
KTGS: Kiểm tra giám sát.
NVĐH: Nhân viên điều hành.
GIS: Hệ thống thông tin địa lý.
GPS: Hệ thống định vị toàn cầu.
Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1: Tổng hợp dân số các quận của Hà Nội năm 2014.


Bảng 1.2: Nội dung chính của công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt.
Bảng 1.3: Mô hình hóa các bước của công tác Điều hành vận tải
Bảng 1.4: Hiệu biểu mẫu
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của
Bảng 2.2: Cơ cấu đoàn phương tiện trung tâm quản lý
Bảng 2.3: Quy chuẩn thời gian vận hành các tuyến buýt của TCT
Bảng 2.4. Định biên lao động của TTĐH xe buýt.
Bảng 2.5: Biểu đồ chạy xe
Bảng 2.6: Tổng hợp vi phạm của các đơn vị xí nghiệp xe buýt Hà Nội năm
2014 - Theo báo cáo của TT Quản lý và Điều hành GTĐT.
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng phương tiện GT Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2010 –
2030.
Bảng 3.2: Dự kiến chi phí lắp đặt bảng đèn LED điện tử cho xe buýt.
Bảng 3.3: Thống kê tình hình lắp đặt camera trên phương tiện.
Bảng 3.4: Dự kiến chi phí lắp đặt camera cho xe buýt.
Biểu đồ 2.1: Tổng hợp lỗi vi phạm giai đoạn 2008-2014.
3


Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 1.1: Phân loại VTHKCC theo phương tiện sử dụng.
Sơ đồ 1.2: Mục tiêu công tác điều hành.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tổng công ty vận tải Hà Nội.
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Điều hành.
Sơ đồ 2.3: Quy trình điều hành.
Sơ đồ 2.4: Mô hình sử lý sự cố.
Danh mục hình
Hình 2.1: Các góc nhìn về GIS.
Hình 2.2: Biểu diễn vận hành của hệ thống GPS.
Hình 2.3: Hình ảnh hiển thị trên phần mềm MapInfo.

Hình 3.1: Định hướng quy hoạch mạng lưới GT Hà Nội đến năm 2030.
Hình 3.2: Xe buýt lắp bảng thông báo đèn LED
Hình 3.3: Mô hình hoạt động của hệ thống camera.
Hình 3.4: Thiết bị camera sử dụng bên trong xe buýt.
Hình 3.5: Hình ảnh do camera trên xe buýt ghi lại.

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Không chỉ tại ở các nước đang phát triển, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
chưa hoàn thiện, chất lượng dịch vụ chưa cao, mà ngay cả những nước phát triển
thì giao thông vận tải luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt
là VTHKCC. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật
đã thúc đẩy việc sử dụng phương tiện cá nhân tăng cao. Điều này đã trực tiếp
làm ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Thủ
đô Hà Nội là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của cả nước, trong những
năm qua đã có sự phát triển về mọi mặt, thu hút con người về làm việc và sinh
sống. Chính điều này đã tạo nên áp lực lớn lên giao thông đô thị. Mặc dù
VTHKCC bằng xe buýt đã được quan tâm đầu tư nhiều trong những năm gần
đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại ngày càng cao của nhân
dân, việc sử dụng phương tiện cá nhân vẫn là chủ yếu. Để VTHKCC bằng xe
buýt thực sự đóng vai trò chủ đạo trong việc giải quyết những khó khăn mà giao
thông vận tải đô thị đang mắc phải như hiện nay thì chúng ta cần phải làm tốt
hơn ngay từ đầu khâu điều hành, quản lý tại mỗi doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này.
Trung tâm Điều hành xe buýt thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội là một bộ
phận trực tiếp điều hành mọi hoạt động của xe buýt thuộc Tổng công ty trên địa
bàn thành phố Hà Nội. Với đặc điểm hoạt động ngoài doanh nghiệp, trên một

phạm vi rộng nên việc giám sát xe buýt hết sức khó khăn. Chính vì vậy chúng ta
cần phải có những biện pháp thích hợp để có thể làm tốt hơn công tác này, để
đưa VTHKCC bằng xe buýt đến gần với người dân hơn, góp phần giải quyết áp
lực của giao thông Hà Nội hiện nay.
Cũng vì lý do đó, em đã nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác
điều hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cho Trung tâm Điều hành
– Tổng công ty Vận tải Hà Nội”. Với mong muốn hoạt động VTHKCC bằng xe
buýt ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu đi lại hành khách.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Thông qua chủ chương, chính sách của Nhà nước cũng như thực tế hoạt
động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng công ty, đề tài nghiên cứu nhằm mục
đích đề xuất các giải pháp hoàn thiện chất lượng công tác điều hành của Trung
tâm Điều hành, giúp hoạt động VTHKCC bằng xe buýt của Tổng công ty đạt
hiệu quả cao hơn.
5


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Công tác điều hành của Trung tâm Điều hành xe
buýt thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác điều hành của Trung tâm.
- Nghiên cứu hoạt động tổ chức quản lý, điều hành của Trung tâm.
- Nghiên cứu kết quả điều hành của Trung tâm.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, chủ
yếu là phương pháp phân tích, so sánh. Sử dụng các tài liệu chuyên ngành vận
tải như: Nhập môn vận tải Đường Bộ, Tổ chức Vận tải hành khách… Ngoài ra
còn sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số liệu sơ cấp.
5. Kết cấu của đề tài.

Đề tài gồm các nội dung chính sau:
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan về VTHKCC và công tác điều hành VTHKCC bằng
xe buýt trong thành phố.
Chương II: Đánh giá thực trạng công tác điều hành của Trung tâm Điều
hành – Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác điều hành VTHKCC bằng xe
buýt cho Trung tâm Điều hành – Tổng công ty Vận tải Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị.
Tài liệu tham khảo.

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VTHKCC VÀ CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH
VTHKCC BẰNG XE BUÝT TRONG THÀNH PHỐ.
1.1. Tổng quan về VTHKCC bằng xe buýt.
1.1.1. Khái niệm VTHKCC bằng xe buýt.
a) Khái niệm về vận tải và VTHKCC.
Vận tải được hiểu là toàn bộ quá trình từ xếp dỡ (đối với hàng hóa) hoặc
lên xuống (đối với hành khách) đến vận chuyển hàng hóa và hành khách trong
không gian và thời gian xác định.
Theo Nghị đinh 86/2014 NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì:
VTHKCC là hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định có các điểm
dừng đón, trả khách và phương tiện chạy theo biểu đồ vận hành.
Như vậy, có thể hiểu “VTHKCC trong thành phố là loại hình vận chuyển
hành khách trong nội đô, giữa nội thành với khu phụ cận hoặc khu ngoại thành
đô thị, có thể đáp ứng được khối lượng nhu cầu đi lại của mọi tầng lớp dân cư
một cách thường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và tuyến ổn

định trong từng thời kỳ xác định”. (Trích: Nhập môn tổ chức vận tải ô tô)
VTHKCC bằng xe buýt là một trong những loại hình VTHKCC hoạt động
theo một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của người
dân trong các thành phố lớn và khu đông dân cư, có thu tiền vé theo quy định.
 Phân loại VTHKCC trong thành phố.
Phương tiện vận tải hành khách công cộng có đặc điểm là sức chứa lớn,
chuyên chở được nhiều hành khách, phục vụ đông đảo người dân trong thành
phố, diện tích chiếm dụng đường tính cho một đơn vị hành khách rất nhỏ so với
các loại phương tiện khác. Vì vậy, các phương tiện vận tải hành khách công
cộng luôn giữ vững vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành khách của thành
phố.
Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều cách
khác nhau như: Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy với đường phố, đặc điểm vây
dựng đường xe chạy, động cơ sử dụng, sức chứa phương tiện .v.v. Dưới đây là sơ
đồ phân loại tổng hợp.

7


Sơ đồ 1.1: Phân loại VTHKCC theo phương tiện sử dụng.
Phương tiện VTHKCC

PTVT sức chứa lớn

PTVT sức chứa nhỏ

Tàu điệnXe
ngầm
điện bánh
Tàu điện

sắt Đường
1 ray sắtXe
đôđiện
thị bánh
Ôtôhơi
buýt, BRT
Taxi

Phương tiện bánh sắt

Xe máy Xích lô Xe đạp

Phương tiện bánh hơi

b) Một số khái niệm liên quan đến VTKHCC bằng xe buýt.
Theo quy định về quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt số
34/2006/QĐ-BGTVT:
- VTHKCC bằng xe buýt là hoạt động vận tải khách bằng ô tô buýt theo
tuyến cố định có các điểm dừng đón trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
- Tuyến xe buýt là tuyến vận tải hành khách cố định bằng ô tô, có điểm
đầu, điểm cuối và các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
+ Tuyến xe buýt đô thị là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối nằm trong
đô thị.
+ Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt hoạt động trong phạm vi tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương nối các thành phố, thị xã, huyện, khu công
nghiệp, khu du lịch.
+ Tuyến xe buýt lân cận là tuyến xe buýt có điểm đầu, điểm cuối và lộ trình
của một tuyến không vượt quá hai tỉnh, thành phố; nếu điểm đầu hoặc điểm cuối
thuộc đô thị loại đặc biệt thì tuyến không vượt quá ba tỉnh, thành phố.


8


+ Xe buýt là tên gọi chung cho tất cả các loại ô tô khách đường bộ có sức
chứa từ 12 người trở lên, hoạt động ở mọi cự ly trên các tuyến thành phố, kế
cận, nội tỉnh, liên thành phố.
- Điểm dừng xe buýt là vị trí xe buýt phải dừng để đón, trả khách theo quy
định.
- Điểm đầu, điểm cuối của tuyến buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành
trình xe tham gia vận chuyển trong một thời gian nhất định.
- Vé lượt là chứng từ để hành khách sử dụng đi một lượt trên một tuyến xe
buýt.
- Vé tháng là chứng từ để hành khách sử dụng đi lại trong tháng trên một
tuyến hoặc nhiều tuyến buýt.
1.1.2. Các điều kiện khai thác VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
a) Điều kiện đường sá.
Điều kiện đường sá ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của phương tiện trong
quá trình vận chuyển hành khách. Các ảnh hưởng đó bao gồm các yếu tố sau:
- Kết cấu mặt đường, độ dốc cho phép và độ bằng phẳng của mặt đường.
Đây là điều kiện nghiên cứu để phát huy tác dụng của phương tiện sao cho hợp
lý, khắc phục những nhược điểm của tuyến đường.
- Chiều rộng mặt đường, số làn xe chạy và chiều rộng của làn xe.
- Điều kiện địa hình mà con đường đi qua, căn cứ vào đó để lựa chọn
phương tiện sao cho hợp lý an toàn.
- Các thông số hình học của con đường (mặt cắt dọc, mặt cắt ngang của con
đường, bán kính quay vòng)
- Mật độ giao thông trên đường (số lượng phương tiện tham gia trên đường
trong một đơn vị thời gian) và khả năng thông qua của đường.
- Các công trình phục vụ trên đường (cầu cống, hệ thống đèn tín hiệu, biển
báo).

- Các điểm giao cắt và hình thức giao cắt.
b) Điều kiện kinh tế - xã hội.
Cần phân tích đánh giá để đưa ra các giải pháp nhàm đảm bảo phục vụ cho
nhu cầu đi lại của hành khách một cách tốt nhất đồng thời chi phí nhỏ nhất. Các
chân tố đó là:
9


- Mức tăng tưởng GDP qua các thời kỳ.
- Phong tục tập quán, thói quen đi lại của người dân.
- Tài sản sở hữu của người dân.
- Tỉ lệ thất nghiệp trong xã hội.
- Sự cạnh tranh trên thị trường vận tải.
- Các chính sách của nhà nước đối với hoạt động vận tải của các tỉnh.
Với người dân: Mức tăng trưởng (thu nhập) ảnh hưởng đến nhu cầu vận
chuyển của họ, đòi hỏi các doanh nghiệp vận tải cung ứng những sản phẩm vận
tải với chất lượng phù hợp.
Với một nền kinh tế: Sự đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng GTVT phụ thuộc
trực tiếp vào mức tăng trưởng GDP. Mỗi vùng khác nhau có mức tăng trưởng
GDP khác nhau cho nên việc phát triển cơ sở hạ tầng GTVT khác nhau. Mức
tăng trưởng càng cao thì cơ sở hạ tầng càng được quan tâm chú trọng hơn cho
nên đã ảnh hưởng đến công tác vận tải.
Ngoài ra mỗi một vùng, mỗi một thời kỳ, mỗi một phong tục tập quán thị
hiếu của người dân cũng khác nhau. Làm ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải: Đường
bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy. Chính vì thế công tác tổ chức
vận tải phải làm thế nào để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách,
phù hợp thị hiếu người dân, theo kịp tốc độ phát triển xã hội. Vì thế các doanh
nghiệp vận tải phải tự đổi mới mình, nâng cao chất lượng của sản phẩm cung
ứng từ đó giành lại cho mình chỗ đứng trên thị trường, tồn tại và phát triển
GTVT.

c) Điều kiện vận tải.
 Môi trường khai thác:
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh thì các nhà sản xuất phải
tuân thủ, áp dụng và tận dụng các chế độ chính sách của nhà nước và chính phủ
ban hành. Trong sản xuất kinh doanh vận tải sự tác động của các cơ quan quản
lý nhà nước và chuyên ngành sẽ làm cho hoạt động kinh doanh đi theo một
khuân mẫu nhất định. Muốn hoạt động kinh doanh trên tuyến nào đó, trước hết
phải có được sự đồng ý nhất trí của các cơ quan cấp trên và thực hiện theo
những điều kiện mà cơ quan cấp trên đặt ra. Mặt khác sự xuất hiện của các loại
hình kinh doanh và các phương thức vận tải đan xen lẫn nhau phải quan tâm đến
công tác tổ chức vận tải nói chung và công tác tổ chức vận tải nói riêng.
10


 Đối tượng vận chuyển
Trong môi trường kinh doanh vận tải, đối tượng vận chuyển rất đa dạng
bao gồm: Cán bộ, người buôn bán, người lao động, học sinh, sinh viên và khách
tham quan du lịch. Ngoài ra còn một số đối tượng khác. Cơ cấu, nhu cầu đi lại
của từng đối tượng vào từng thời điểm là khác nhau do đó mà công tác tìm hiểu,
điều tra và phân loại cụ thể từng đối tượng, xác định đối tượng nào là đối tượng
chủ yếu rất quan trọng, cần thiết.
- Đối với hành khách là cán bộ công nhân viên, khách tham quan du lịch:
nhìn chung mức thu nhập của họ là cao vì thế cho nên họ có những đòi hỏi nhất
định về chất lượng vận tải, mà cụ thể đó là chất lượng phương tiện và chất lượng
dịch vụ nói chung. Cơ bản là hình thức phương tiện phải đẹp, tiện nghi thoải
mái, không bị gò ép, hơn nữa độ an toàn phải cao.
- Đối với hành khách là người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên với mức
thu nhập thấp nên yêu cầu của những đối tượng này là không cao, miễn sao chất
lượng vận tải phù hợp với giá vé của họ là được.
Nói tóm lại dù là đối tượng nào, nếu như ta có thể bố trí hợp lý về phương

tiện, thời gian hoạt động trên tuyến thì khi tuyến được đưa vào khai thác sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cho công ty.
 Luồng tuyến hoạt động
Đối với vận tải hành khách, thì điều kiện về luồng tuyến hoạt động có ý
nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải của doanh
nghiệp vận tải. Biết được nhu cầu đi lại của luồng hành khách trên tuyến là một
trong những điều kiện cơ bản để bố trí và đưa phương tiện hợp lý vào khai thác
trên tuyến đó. Ngoài ra còn phải nghiên cứu và điều tra sự biến động của luồng
hành khách trên từng tuyến theo từng giờ trong ngày, ngày trong tháng và theo
tháng trong năm. Điều tra xem trong mạng lưới hoạt động của công ty và cụ thể
trên từng tuyến có bao nhiêu đơn vị, cá nhân cùng tham gia khai thác vận tải,
điều kiện đường xá ra sao, điều kiện thời tiết khí hậu như thế nào và điều kiện về
kinh tế xã hội ở mức nào.
Trong vận tải hành khách đường dài thông thường có 2 loại hình vận tải đó
là vận tải hành khách nội tỉnh và vận tải hành khách liên tỉnh.
- Vận tải hành khách nội tỉnh là hình thức vận chuyển trong giới hạn của
tỉnh.
11


- Vận tải hành khách liên tỉnh là hình thức vận tải ít nhất phải thông qua
một tỉnh kế tiếp.
Tóm lại, công tác điều tra luồng tuyến hoạt động là một trong những yêu
cầu đầu tiên của mỗi doanh nghiệp vận tải.
 Điều kiện bến bãi.
Việc tổ chức vận chuyển hành khách trên mỗi tuyến cụ thể nào đó: Sau khi
đã được sự đồng ý của cơ quan nơi có xe đi và xe đến là công việc công ty phải
cùng với bến xe khách ở 2 đầu trên tuyến mà phương tiện của công ty hoạt động
cùng nhau ký kết hợp đồng kinh tế, ủy thác đại lý, các hoạt động kinh doanh và
dịch vụ đảm bảo chuyến, lượt xe, ủy nhiệm thay mặt sử lý những vấn đề giữa

đơn vị vận tải ôtô với hành khách, thanh toán các quan hệ kinh tế giữa 2 bên.
Bến xe là điểm đầu và điểm cuối của hành trình chạy xe, là trung tâm thu
hút hành khách có nhu cầu vận chuyển, nó ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ
chức vận tải như: diện tích, công xuất, địa điểm, các dịch vụ hỗ trợ…
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như các dịch vụ của bến xe ảnh hưởng không
nhỏ đến công tác tổ chức quản lý vận tải. Cơ sở vật chất của bến xe như: nhà
chờ, bãi đỗ phương tiện, bãi đỗ phương tiện trung chuyến, nhà vệ sinh, khu nghỉ
ngơi cho hành khách và lái phụ xe.
Các dịch vụ của bến xe như: dịch vụ bảo dưỡng sửa chữa, dịch vụ ăn uống,
nhà nghỉ trọ….
Cơ sở vật chất cũng nhu dịch vụ của bến xe ảnh hưởng đến công tác tổ
chức vận tải như: thời gian một chuyến của xe, công tác thực hiện biểu đồ chạy
xe theo quy định của công ty, công tác quản lý việc thực hiện thời gian biểu
chạy xe, nhìn chung nó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đưa xe vào thực hiện
và quản lý công tác thực hiện trogn công tác tổ chức vận tải.
d) Điều kiện tổ chức kỹ thuật.
Điều kiện tổ chức là điều kiện chủ quan của bản than doanh nghiệp như:
chế độ chạy xe, cách bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa
phương tiện.
- Chế độ chạy xe được thể hiện qua thời gian hoạt động của xe trong ngày,
quãng đường xe chạy trong ngày đêm, cách bố trí xe và lái xe…

12


+ Dựa trên cơ sở quy hoạch của nhà nước về chế độ lao động, quy địch về
phục vụ hành khách doanh nghiệp phải xác định chế độ xe chạy cho phù hợp với
quy định và thỏa mãn các điều kiện thực tế.
+ Do yêu cầu thực tế có thể tổ chức xe chạy 1 ca, 2 ca hoặc 3 ca trong
ngày, với các tuyến dài thì cứ 150km – 200km hoặc sau 4 giờ xe chạy liên tục

thì phải bố trí một điểm đỗ để hành khách
thỏa mãn nhu cầu cá nhân, phương
tiện được nghỉ ngơi.
+ Lái xe không được điều khiển quá 12 giờ liên tục. Từ đó phải đưa ra các
phương án tổ chức vận tải cho phù hợp và khoa học. Nâng cao chất lượng phục
vụ hành khách và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Cách bố trí lái xe: Thể hiện qua việc bố trí phối hợp giữa xe và lái xe. Nếu
các tuyến đường dài nâng cao hiệu quả sự dụng phương tiện nên bố trí 1 xe, 2
phụ lái, các tuyến ngắn thể bố trí 1 xe, 1 lái. Thường người ta bố trí gắn lái với
xe việc điều khiển phương tiện được thuận lợi.
- Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật: Ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện, chế
độ đó thể hiện qua các yếu tố: Định ngạch BDSC, số cấp BDSC, chế độ công
nghiệp BDSC…
- Chế độ bảo quản phương tiện: Là hạn chế những tác động xấu của môi
trường đến phương tiện (mưa, gió, sương mù, nắng nóng) nhằm bảo đảm tình
trạng kỹ thuật của phương tiện.
Có rất nhiều hình thức bảo quản phương tiện: Bảo quản tập trung, bảo quản
phân tán, bảo quản lộ thiên, bảo quản kín (trong gara). Tùy theo từng điều kiện
thực tế mà chọn hình thức bảo quản cho phù hợp.
+ Bảo quản tập trung: Phương pháp có ưu điểm là tiện cho công tác tổ
chức, thuận lợi cho việc bảo quản và quản lý phương tiện.
+ Bảo quản phân tán: Thuận lợi cho lái, phụ xe, nhưng công tác quản lý và
tổ chức thì phức tạp hơn.
+ Bảo quản lộ thiên: Vốn đầu tư nhỏ, phù hợp với doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
+ Bảo quản nửa kín có mái che: Phương pháp này khắc phục được một số
nhược điểm của phương pháp lộ thiên. Chi phí cao hơn nhưng tình trạng kỹ
thuật của phương tiện sẽ được đảm bảo.
13



+ Bảo quản kín trong gara: Hình thức này là hoàn thiện nhất, đảm bảo tình
trạng kỹ thuật, hạn chế mức tối thiểu của các yếu tố khí hậu thờ tiết tác động đến
phương tiện. Chi phí đầu tư xây dựng gara rất tốn kém, thích hợp với doanh
nghiệp có vốn đầu tư lớn.
e) Điều kiện thời tiết khí hậu.
Đặc điểm của ngành vận tải là phạm vi hoạt động rất rộng, trải dài trên các
tuyến đường. Vì vậy thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động vận tải, đặc biệt
là tỉnh trạng ký thuật của xe và nó bao gồm các nhân tố sau:
- Điều kiện nhiệt độ: Nếu nhiệt độ quá thấp làm phương tiện khó khởi
động, nếu quá cao làm cho các bộ phận nhanh lão hóa, nhanh bong sơn, hành
khách mệt mỏi, lái xe căng thẳng.
- Độ ẩm: Nước ta có độ ẩm bình quân lớn hơn 70%. Đối với phương tiện
vận tải, các chi tiết nếu độ ẩm lớn hơn 80%, thì nấm mốc bắt đầu phát triển làm
cho hệ thống điện dễ chập, kim loại bị ăn mòn nhanh.
- Mưa bão rất có hại cho giao thông vận tải làm kéo dài thời gian của
chuyến đi.
- Với đặc điểm khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
và được chia thành miền rõ rệt, sự phức tạp của thời tiết khí hậu đã gây ảnh
hưởng xấu đến sự biến động về nhu cầu đi lại của nhân dân theo từng vùng khác
nhau. Vì vậy để hạn chế ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu đến sản xuất
thì cần phải nắm vững quy luật thay đổi của khí hậu, của thời tiết trên tuyến để
làm tốt các khâu trong tổ chức vận tải như:
+ Lựa chọn phương tiện phù hợp theo từng tuyến đường, từng vùng.
+ Tổ chúc kỹ thuật phải hợp lý.
+ Bố trí điểm dừng đỗ và nghỉ ngơi hợp lý thuận tiện cho hành khách.
1.1.3. Luồng hành khách và biến động luồng hành khách trong thành phố.
a) Khái niệm.
Luồng hành khách là số lượng hành khách di chuyển theo một hướng
(chiều) trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng, quý, năm).

Công suất luồng hành khách là số lượng hành khách di chuyển theo một
hướng (chiều) trong một giờ.
b) Luồng hành khách trong thành phố.
14


Thành phố Hà Nội có lượng hành công cộng rất lớn, biến động theo quy
luật nhất định.
• Luồng hành khách biến động theo thời gian.
- Biến động theo giờ trong ngày: Do đặc điểm mục đích chuyến đi giống
nhau (giờ bắt đầu và kết thúc giờ học, giờ làm, mục đích đi mua sắm…), do
phân bố các điểm thu hút, thói quen đi lại… tạo nên giờ cao điểm sáng và giờ
cao điểm chiều trong một ngày.
- Biến động theo ngày trong tuần: Do chế độ học tập và làm việc tạo ra sự
khác nhau giữa nhu cầu đi lại ngày làm việc và ngày nghỉ. Vì thế mà luồng
HKCC giảm rõ rệt vào ngày nghỉ.
- Biến động theo tháng trong năm: Biến động này không rõ nét trong các
thành phố do tổng nhu cầu đi lại thường ổn định trong tháng. Và chỉ giảm rõ rệt
vào tháng tết do luồng hành khách ra ngoài thành phố cao.
• Luồng hành khách biến động theo không gian.
Công suất luồng hành khách trong khu vực trung tâm thường lớn hơn rất
nhiều so với khu vực xung quanh hoặc ngoại thành. Do mật độ dân cư các khu
vực là khác nhau, điểm thu hút phần lớn đặt trong khu trung tâm.
• Biến động luồng hành khách theo hướng
Trong ngày chiều ra và vào thành phố có công suất luồng hành khách trái
ngược nhau. Xu hướng hành khách di chuyển vào khu trung tâm vào buổi sáng
giờ làm việc và ra khỏi khu trung tâm vào giờ tan làm là rất rõ rệt.
Đặc biệt vào vào thời gian trước và sau tết luồng hành khách biến động rõ
nét theo chiều ra và vào thành phố.
1.2. Công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt.

Tổ chức VTHKCC bằng xe buýt là dựa trên điều tra nhu cầu đi lại của hành
khách, năng lực về phương tiện vận tải của đơn vị, điều kiện cơ sở hạ tầng giao
thông và các yếu tố khác để thiết lập cơ sở hạ tầng phục vụ VTHK bằng xe buýt
trên tuyến; Xây dựng phương án vận hành cho tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu đi
lại của hành khách trên tuyến về mặt số lượng và chất lượng đồng thời đảm bảo
tiết kiệm các chi phí đầu tư khai thác một cách hợp lý để mang lại hiệu quả tài
chính, kinh tế, xã hội và môi trường cao nhất.

15


Mỗi hoạt động trong công tác tổ chức vận tải được thực hiện bởi các đơn vị
chức năng khác nhau được cụ thể hóa ở bảng sau:
Bảng 1.2: Nội dung chính của công tác tổ chức VTHKCC bằng xe
buýt.
Cơ quan phụ trách
TT

Nội dung

1

Định mức tốc độ
chạy xe

2

3

4


Tổ chức các chế
độ vận hành trên
tuyến

6

Phòng ban
DNVT

Thiết lập biểu đồ
chạy xe
Xây dựng thời
gian biểu vận
hành cho từng xe

7

Xây dựng thời
gian biểu trục
điều độ chạy xe

8

Tổ chức dự
phòng PTVT cho
tuyến, cho mạng
lưới

9


Lịch làm việc của
lái phụ xe

Điều kiện áp
dụng
Mở tuyến mới,
thay đổi điều kiện
chạy xe

Xác định nhu cầu
PTVT trên tuyến
Phân phối PTVT
trên mạng với
tuyến

5

Thành phố

Các đơn vị
VTHKCC
các cấp

Trung tâm
Quản lý và
Điều hành
giao thông
Đô thị


Các phòng
vận tải

Phòng vận
tải

Nhóm điều độ của phòng vận tải trong
DNVT
Trung tâm điều độ hoặc
nhóm điều độ của các
DNVT
Trung tâm
Điều hành

Nhóm điều
độ của
phòng VT
trong
DNVT

DNVT
Phòng VT
trung tâm
trong
hoặc phòng
DNVT
VT

Phối hợp giữa đội trưởng tổ lái xe với
phòng VT

16

Khi vận hành loại
xe mới hoặc dòng
hành khách thay
đổi
Rà soát lại định
mức Tv, làm mới
đoàn xe hoặc có
thay đổi luồng
hành khách
Cân nhắc áp dụng
tuyến chạy nhanh
hoặc cao tốc
Xây dựng cho
từng tuyến, áp
dụng theo giờ
trong ngày và theo
thời gian trong
tuần

Điều chỉnh theo tỉ
lệ giữa các lượt xe
chạy không đúng
lịch trình


Hoạt động VTHKCC bằng xe buýt được thực hiện theo biểu đồ chạy xe.
Hoạt động của lái phụ xe cũng được thực hiện theo lịch làm việc. Mọi hoạt động
về quản lý, tổ chức phương tiện cũng được tính toán và thực hiện theo đúng

công tác tổ chức vận tải.
Các nội dung nghiên cứu chính của công tác tổ chức vận tải gồm:
-

Xác định nhu cầu vận tải HK trên tuyến về mặt số lượng và chất lượng.
ĐỊnh mức tốc độ và thời gian chạy xe;
Lựa chọn phương tiện và xác định nhu cầu xe vận doanh và xe dự phòng;
Lập biểu đồ chạy xe
Phân công thời gian làm việc cho các xe vận doanh
Xác định nhu cầu lái phụ xe và phần công lịch làm việc cho lái phụ xe.

1.2.1. Điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến.
Sự giao lưu về hành khách giữa các khu vực trong đô thị, giữa bên trong và
bên ngoài đô thị tạo nên những dòng hành khách. Đặc điểm lớn của đô thị là lưu
lượng người và phương tiện nhiều, thành phần phức tạp, phân bố không đồng
đều trên các đoạn đường và dễ thay đổi. tính phức tạp và dễ thay đổi đó thường
là do nguyên nhân sau:
- Điểm thu hút hành khách nhiều và bố trí nhiều nơi trong đô thị và thường
thay đổi do sự phát triển kinh tế.
- Lưu lượng xe thường thay đổi theo thời gian trong ngày, trong tuần.
a) Mục đích công tác điều tra nhu cầu đi lại trên tuyến
Điều tra nhu cầu vận tải là quá trình thu thập có hệ thống các dữ liệu có liên
quan đến nhu cầu vận tải, qua đó xử lý số liệu, phần tích số liệu cho ta thấy số
lượng người có nhu cầu vận tải và các thông tin có liên quan giúp cho việc đánh
giá, nhận xét và đưa ra các phương án đáp ứng nhu cầu một các có hiệu quả.
Điều tra nhu cầu vận tải giúp ta xác định được chiến lược của nhành để từ
đó có thể phần bố, điều chỉnh quy mô cơ cấu, số lượng cho phù hợp với sự trung
chuyển giữa các loại hình vận tải.
Điều tra nhu cầu vận tải giúp ta biết được: Khối lượng luân chuyên hành
khách, sự biến động của luồng khách hàng theo không gian và thời gian.

b) Yêu cầu của công tác điều tra luồng hành khách:
- Xác định được khối lượng vận chuyển và luôn chuyển của luồng hành
khách trên tuyến.

17


- Làm rõ đặc điểm biến động nhu cầu đi lại trên tuyến theo không gian và
thời gian, theo hướng và theo vùng thu hút.
- Đặc điểm hành khách về mặt đối tượng hành khách vận chuyển, tuổi
tacsm nghề nghiệp, mục đích chuyến đi… Để xác định được yêu cầu về chất
lượng dịch vụ vận tải của đối tượng.
- Thu thập các thông tin khác nhằm giải quyết các nhiệm vụ về lĩnh vực tổ
chức làm cơ sở để:
+ Thiết kế các cơ sở hạ tầng.
+ Lựa chọn phương tiện vận tải.
+ Tính toán nhu cầu phương tiện.
+ Bố trí, thiết kế các công trình như nhà ga, bến cảng, điểm dừng đỗ, san
bay, bãi đỗ xe, thiết bị thông tin điều khiển.
c) Nội dung của công tác điều tra
- Điều tra đầu cuối (O – D ): Là việc điều tra sự đi lại của dân cư, các loại
phương tiện giao thông. Tìm ra quy luật, hiện trạng phần bổ dân cư thao không
gian, tìm ra được tham số xuất hành của các phương tiện giao thông làm cơ sở
cho việc dự bảo nhu cầu đi lại của người dân trong tương lai.
• Việc điều tra này có vị trí quan trọng giúp cho ta có được quy hoạch trong
tương lai.
• Thông thường việc điều tra này chiếm 70-80% toàn bộ kinh phí cho điều
tra giao thông.
- Điều tra lưu lượng xe trên đường: Là điều tra tình trạng giao thong trên
đường gồm điều tra lưu lượng, hướng và tốc độ của các loại phương tiện giúp ta

nắm được hiện trạng chất lượng giao thông.
- Điều tra thu thập về sở hữu phương tiện cá nhân của dân cư: Trong cơ chế
thị trường việc lựa chọn phương tiện của người dân phụ thuộc rất nhiều vào thu
nhập và mức độ sở hữu phương tiện cá nhân là cơ sở, căn cứ quan trọng trong
việc phát triển các phương thức phương tiện vận tải hành khách công cộng cũng
như việc xây dựng giá cước cho các loại phương tiện của hệ thống vận tải trong
nền kinh tế quốc dân.
- Điều tra sở thích và thói quen của người dân đây là yếu tố rất quan trọng
trong việc quy hoạch và phát triển vận tải hành khách ở các đô thị đặc biệt là ở
các nước có dân trí cao.
d) Các phương pháp nghiên cứu biến động luồng hành khách.
18


- Phương pháp dự báo: là căn cứ khoa học dựa trên nghiên cứu, phân tích,
tính toán quá khứ và hiện tại để đưa ra những thông số trong tương lai.
- Phương pháp thống kê: Là phương pháp dựa trên những số liệu sẵn có ở
quá khứ thông qua đó nghiên cứu tìm ra những dự báo.
- Phương pháp phát thẻ: Phát thẻ trực tiếp cho hành khách khi lái xe và ghi
đầy đủ các số hiệu của mỗi điểm dừng đỗ.
- Phương pháp tự khai: Đưa ra các câu hỏi theo mẫu cho sẵn phát cho hành
khách tự khai.
- Phương pháp bản ghi: Dùng bản ghi để ghi số lượng hành khách lê xuống
ở mỗi điểm dừng đỗ sau đó tính toán các số liệu cần thiết.
1.2.2. Xác định lộ trình tuyến và cơ sở hạ tầng trên tuyến.
a) Các yêu cầu khi xác định lộ trình tuyến.
Phù hợp với hướng của luồng khách và đảm bảo sự phân bố đồng đề tring
thành phố để đưa hành khách đi thằng không phải chuyển tuyến, giảm thời gian
đi lại phù hợp với khả năng thông qua trên tất cả các đoạn của mạng hành trình.
Phải phối hợp tối ưu theo không gian và thời gian về mối quan hệ với các

phương thức vận tải khác.
Phải linh hoạt không đòi hỏi chi phí khác lớn. Thay đổi hành trình cho phù
hợp với sự thay đổi không ngừng của đô thị.
Đảm bảo cân bằng tối đa sự phân bố hành khách theo chiều dài hành trình.
Đảm bảo thực hiện được tốc đô lữ hành, tốc độ khai thác đã định để giảm
thời gian đi lại của hành khách và nâng cao hiệu quả sử dụng của phương tiện.
Tận dụng tối đa các cơ sở hạ tầng có sẵn, kết hợp hệ thống bến bãi để giảm
chi phí đầu tư.
Đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo mỹ quan của thành phố đó là việc
lựa chọn phương thức vận tải phù hợp loại đường và chức năng của thành phố
chính.
b) Nội dung của việc xác định lộ trình.
- Xác định điểm đầu, cuối:
Đi qua những điểm thu hút và hình thành hành khách như: Trung tâm
thương mại, trường học, bệnh viện, các nhà máy, các doanh nghiệp….
Phải đủ diện tích bến, bãi đỗ phương tiện trước khi xuất hành.
Không làm ảnh hưởng đến các luồng giao thông.
- Chiều dài hành trình (LM)
19


- Xác định các điểm dừng dọc đường.
Khách đi bộ đến điểm dừng là ngắn nhất.
Thời gian hành khách lên xe nhanh chóng, thuận tiện nhất.
Trên tuyến có nhiều hành trình xe chạy phải bố trí thống nhất một điểm
dừng đỗ.
Vị trí trạm đỗ xe không gây ách tắc giao thông và cản trở phương tiện khác.
(cách các nút giao thông, trung tâm thương mại, bệnh viện… khoảng 25m).
Khoảng cách giữa các trạm đỗ thường là: Trong nội thành từ 500-800 (m),
ngoại ô từ 800-1200 (m)

- Số lượng điểm dừng bình quân (n)
n = (điểm)
- Khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng
Trạm đỗ xe cần phải bố trí ngoài phạm vi phần đường xe chạy bằng cách
thu hẹp phần hè phố, giải phần các hay giải cây xanh. Đối với tuyến đường mà
có xe công cộng chạy hai chiều phần đường xe chạy không có giải phần cách thì
hai trạm đỗ ở hai bên đường lấy cách nhau từ 50 – 70 (m) để tránh ảnh hưởng
giao thông trên đường.
Trạm đỗ xe phải được trang bị biển báo và tối thiểu các thông tin cần thiết
cho hành khách về tuyến đi qua cũng như các thông tin khác về hoạt động
VTHKCC. Trạm phải đủ chỗ đứng cần thiết cho HK chờ xe, lên xuống xe cũng
như năng lực thông qua (số vị trí đón trả khách) phải đủ phục vụ các tuyến khác
đồng thời đón trả khách tại trạm.
Bãi đỗ xe buýt qua đêm: Gần điểm đầu cuối đề tiết kiệm quãng đường huy
động.
Trạm điều độ, kiểm soát hoạt động vận tải trên tuyến: Được đặt ở vị trí cố
định (là điểm dừng đõ hoặc điểm đầu cuối).
1.2.3. Lựa chọn, bố trí phương tiện vào hành trình.
Phương tiện vận tải là 1 trong những tư liệu sản xuất quan trọng của doanh
nghiệp vẫn tải. Lựa chọn phương tiện là việc xác định đúng loại xe, phù hợp với
đối tượng vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu doanh
nghiệp.
Mục đích: Tận dụng hết công suất của động cơ, phù hợp với điều kiện khai
thác, nâng cao năng lực phương tiện,giảm chi phí, giảm cước vận tải, nâng cao
20


chất lượng phục vụ hành khách, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Quy trình lựa chọn phương tiện gồm 2 bước:

- Lựa chọn sơ bộ.
- Lựa chọn chi tiết.
a) Lựa chọn sơ bộ
Nhằm tìm ra những loại phương tiện phù hợp với điều kiện thực tế của
tuyến cần vận chuyển, đảm bảo an toàn trong quá trình vận chuyển, phù hợp với
điều kiện khai thác cụ thể, thuận lợi trong quá trình vận chuyển.
Lựa chọn sơ bộ dựa vào các điều kiện thực tế sau:
+ Căn cứ vào công suất luồng hành khách.
+ Căn cứ vào yêu cầu về chất lượng dịch vụ của đối tượng vận chuyển.
+ Căn cứ vào cự ly vận chuyển.
+ Căn cứ vào điều kiện khai thác.
b) Lựa chọn chi tiết.
Nhằm tìm ra được phương tiện phù hợp nhất với tuyến cần khai thác trong
khuân khổ khả năng thực tế mà Tổng công ty có được bao gồm các chỉ tiêu sau:
1. Chỉ tiêu năng suất.
Ưu điểm: Lựa chọn phương tiện theo phương pháp này đơn giản, chính
xác.
Nhược điểm: Chưa phản ánh được hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn,
chưa tính đến tính kinh tế.
2. Chỉ tiêu về tính kinh tế nhiên liệu.
Ưu điểm: Tính toán đơn giản, nhanh chóng, đảm bảo tính kinh tế cho
doanh nghiệp.
Nhược điểm: Không phản ánh được kết quả sản xuất của doanh nghiệp.
3. Chỉ tiêu giá thành.
Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của lao động sống và lao động quá khứ
vào một đơn vị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền.
Giá thành sản phẩm vận tải được xác định dựa trên 11 khoản mục chi phí
sau:
- Chi phí tiền lương lái, phụ xe.
- Chi phí bảo hiểm.

21


- Chi phí nhiên liệu.
- Chi phí khấu hao phương tiện.
- Chi phí khấu hao sửa chữa lớn.
- Chi phí bảo dưỡng sửa chữa.
- Chi phí xăm lốp.
- Chi phí vật liệu phụ.
- Chi phí cầu, phà, bến bãi.
- Chi phí quản lý.
Ưu điểm: Phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Nhược điểm: Phức tạp, khó xác định chính xác các khoản mục chi phí,
4. Chỉ tiêu về lợi nhuận.
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp
đã bỏ ra.
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp do đó doanh nghiệp sẽ
lựa chọn phương tiện cho lợi nhuận cao nhất.
+ Xác định số lượng phương tiện hoạt động trên tuyến.
+ Xác định số lượng phương tiện dự phòng trên tuyến.
5. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Là tỷ số giữa lợi nhuận thu được và tổng số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra sản
xuất kinh doanh.
Trong doanh nghiệp vận tải vốn mua sắm phương tiện chiếm tỷ trọng rất
lớn, lên tới 70 – 80% tổng nguồn vốn, do đó cần lựa chọn phương tiện sao cho
hợp lý để đạt được lợi nhuận cao nhất.
- Ưu điểm: Đã xét đến hiệu quả cuối cùng của quá trình sản xuất kinh
doanh vận tải, cũng như hiệu quả của việc sử dụng vốn, đảm bảo tính
chính xác cao.

1.2.4. Xác định các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật chủ yếu trong vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt.
+ Mục đích:
- Xác định tốc độ và thời gian vận hành hợp lý trên từng đoạn tuyến để đảm
bảo an toàn và đúng luật khi vận hành; sử dụng hợp lý phương tiện vận tải và
lao động lái xe với thời gian chuyến đi của HK giảm đến mức tối thiểu có thể.
22


- Xác định thời gian 1 chuyến xe, 1 vòng xe theo các giờ vận hành cao
điểm, thấp điểm và giờ thường làm căn cứ tính toán nhu cầu đoàn phương tiện
và người lái trên tuyến.
+ Các yếu tố cần xem xét khi định mức thời gian chạy xe:
- Thời gian chạy xe trên đoạn tuyến (tốc đọ kỹ thuật lái xe; điều kiện chạy
xe và quy định về hạn chế tốc độ, số lượng và phân bổ điểm dừng…).
- Điều kiện đường, giao cắt và dòng giao thông trên đường.
- Điều kiện khí hậu, môi trường, thời tiết, kinh nghiệm lái xe.
- Thời gian đón trả khách (lượng hành khách lên xuống tại mỗi điểm dừng
đỗ, thời gian lên xuống bình quân, phân bổ hành khách theo của, phương án tổ
chức bán vé, số cửa và loại cửa xe, muwacs cao sàn xe, số hành khách trên
xe…).
- Thời gian dừng đỗ tại điểm đầu cuối (có hay không kiểm tra kỹ thuật
PTVT, thủ tục giấy tờ đối với lái xe….)
+ Các tốc độ cần xem xét:
- Tốc độ tối đa theo thiết kế xe, do nhà sản xuất đưa ra.
- Hạn chế tốc độ chạy xe trên đường theo luật GT đường bộ.
- Tốc độ khi xe chạy trên đoạn tuyến, thời gian phanh, lấy đà và dừng đỗ
dọc đường.
+ Phương pháp định mức tốc độ:
- Phương pháp tính toán: Căn cứ số liệu đầu vào về chiều dài các đoạn

tuyến, điều kiện tổ chức GT trên từng đoạn, tại các giao cắt và các nút cổ chai,
các điểm kẹt xe, các quy định hạn chế tốc độ, thời gian dừng đỗ đón trả khách
tại từng điểm…. để xác định tốc độ phù hợp cho từng đoạn tuyến, cũng như thời
gian chạy xe trên từng đoạn và Tv theo thời gian trong ngày hoạt động;
- Phương pháp đo trực tiếp: thực hiện bằng loại xe lựa chọn sẽ chạy trên
tuyến, đo bằng đồng hồ bấm giây đối với mỗi đoạn tuyến và theo các thời gian
trong ngày. Thông thường tại Việt Nam hay dùng phương pháp này.
1.2.5. Lựa chọn hình thức tổ chức vận tải trên tuyến.
Hình thức chạy xe bình thường: Là những chuyến xe dừng lại ở tất cả các
điểm trên hành trình đã quy định để hành khách lên xuống.
Hình thức chạy xe nhanh: Là những chuyến xe dừng lại để hành khách lên
xuống không phải ở tất cả các điểm dừng trên hành trình mà chỉ một vài điểm
được ghi rõ trong biểu đồ chạy xe và bến (hoặc điểm dừng) để hành khách biết.
23


Hình thức chạy xe tốc hành: Là chuyến xe chỉ đón trả khách tại điểm đầu
cuối còn các điểm khác trên hành trình xe không dừng lại.
Hình thức chạy xe đặc biệt: Là những chuyến xe chạy không hết toàn bộ
chiều dài hành trình, chỉ chạy trên đoạn có khối lượng hành khách lớn
Hình thức chạy xe phức hợp: Là trên một tuyến có thể chạy xe truyển
thống, có thể kết hợp BRT, chạy tốc hành, chạy quãng ngắn tại một số giờ nhất
định.
1.2.6. Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe.
 Biểu đồ chạy xe là công cụ dung để tổ chức quản lý hoạt động của
phương tiện và lái xe trong một thời gian nhất định.
Các căn cứ và nội dung khi xây dựng biểu đồ chạy xe:
- Tên hành trình, chiều dài hành trình và chiều dài giữa các điểm dừng đỗ.
- Thời gian tại mỗi điểm dừng đỗ dọc đường.
- Thời gian đầu, cuối.

- Thời gian một chuyến, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian nghỉ,
- Quãng đường hoạt động.
- Số chuyến và số xe hoạt động trong ngày trên hành trình.
- Hành trình xe chạy.
Các yêu cầu khi lập biểu đồ:
- Phải đảm bảo tính phù hợp và tính khoa học.
- Chính xác và rõ ràng, thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết cho việc tổ
chức vận tải, quản lý phương tiện cho lái xe và cho hành khách.
- Nếu tổ chức chạy xe có sự khác giữa ngày làm việc và ngày nghỉ thì phải
lập biểu đồ chạy xe riêng.
- Khi các điều kiện rên lộ trình có thay đổi thì phải xây dựng, điều chỉnh lại
biểu đồ.
- Sai cho phép thực tế so với biểu đồ chạy xe là 3 phút (nội tỉnh), 5 phút
(ngoại tỉnh).
Nội dung của biểu đồ chạy xe:
- Số chuyến, số vòng trong ngày.
- Khoảng cách xe chạy trong ngày.
- Giờ đi và giờ đến, các bến dọc đường, điểm đầu và điểm cuối.
- Thời gian đỗ tại các bến dọc đường và điểm đầu, cuối.
24


 Thời gian biểu chạy xe là định mức cơ bản về công tác tổ chức vận
tải của hoạt động xe buýt theo hành trình gồm: thời gian lăn bánh,
thời gian dừng đỗ, chế độ lao động cho lái phụ xe, thời gian làm việc
của hành trình, số lượng xe, số chuyến xe và khoảng cách chạy xe
trên hành trình.
Nội dung của thời gian biểu chạy xe:
- Phân công các lái phụ xe theo cặp với nhau.
- Số xe, số vòng, số chuyến lái, phụ xe phải chạy trong ngày.

- Thời gian, địa điểm ở điểm đầu và điểm cuối.
- Thời gian làm việc của lái, phụ xe.
- Các biểu đồ thông tin khác.
Yêu cầu:
- Phân công lao động hợp lý, phù hợp với chế độ lao động theo quy định
của pháp luật.
- Huy động được tối đ axe và lái, phụ xe trong giờ cao điểm.
- Đảm bảo giờ ăn, giờ nghỉ, giờ đổi ca hợp lý.
1.2.7. Tổ chức lao động cho lái xe.
Lái xe là lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số lao động của xí
nghiệp vận tải.
Khi tổ chức lao động cần chú ý:
- Thời gian làm việc trong tháng phải phù hợp với quy định nhà nước.
- Độ dài mỗi ca làm việc không quá 10 giờ trong một ngày (đối với xe buýt
trong thành phố) và 12 giờ trong ngày (đối với xe buýt liên tỉnh).
- Thời gian chuẩn bị và kết thúc ca làm việc là 15 - 20 phút.
- Sau 4 giờ xe chạy liên tục phải nghỉ ngơi từ 30 – 60 phút.
- Lái xe được bố trí theo các nốt cố định chạy xe trong tháng.
- Phải luân phiên đổi ca cho lái xe để đảm bảo chế độ nghỉ cho lái xe.
1.3. Nội dung công tác điều hành VTHKCC bằng xe buýt.
1.3.1. Khái niệm về điều hành.
“Điều hành là hoạt động của chủ thể điều hành, bằng các cách thức và công
cụ khác nhau tác động vào đối tượng điều hành để hướng cho đối tượng vận
động và phát triển theo yêu cầu của chủ thể điều hành”.
25


×