Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA TRONG NHỮNG NĂM TỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.83 KB, 20 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÁT HÀNH
TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở NƯỚC TA
TRONG NHỮNG NĂM TỚI.
3.1 – Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam từ nay cho tới năm 2015.
3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2015.
Trong các văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc trong những năm gần đây
của Đảng đã quyết định Chiến lược phát triển KTXH 2005 – 2015 với mục tiêu
tổng quát là:
Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật
chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp hoá theo hướng hiện đại. Nguồn lực con
người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
được hình thành về cơ bản; vị trí của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Mục tiêu tổng thể của Chiến lược đã được cụ thể hoá bằng các mục tiêu
sau:
• Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền
kinh tế; đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng thiết yếu, một phần đáng kể nhu cầu
sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô; cán cân thanh toán quốc
tế lành mạnh và tăng dự trữ ngoại tệ; bội chi ngân sách, lạm phát, nợ nước ngoài
được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng.
Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên 2
lần nhịp độ GDP. Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 16 đến 17%, công
nghiệp là 40 – 41%.
• Nâng lên đáng kể chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta. Tốc độ tăng
dân số đến năm 2015 còn khoảng 1,1%. Xoá hộ đói, giảm nhanh hộ nghèo. Giải
quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn (thất nghiệp ở thành thị dưới 5% quỹ
thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn khoảng 80 – 85%); nâng tỷ lệ
người lao động được đào tạo nghề lên khoảng 40%. Trẻ em đến tuổi đi học đều
được đến trường; hoàn thành phổ cập trung học cơ sở trên cả nước. Người có


bệnh được chữa trị; giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống
khoảng 20%; tăng tuổi thọ trung bình lên 71 tuổi. Chất lượng đời sống vật chất,
văn hoá tinh thần được nâng lên rõ rệt trong môi trường xã hội an toàn, lành
mạnh; môi trường tự nhiên được bảo vệ cải thiện.
• Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng ứng dụng các công
nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ thế giới và tự nhiên phát triển trên một số lĩnh
vực, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới,
công nghệ tự động hoá.
• Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh và có
bước đi trước. Hệ thống giao thông đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt
quanh năm và hiện đại hoá một bước. Mạng lước giao thông nông thôn được
mở rộng và nâng cấp. Hệ thống đê xung yếu được củng cố vững chắc; hệ thống
thuỷ nông phát triển và phần lớn được kiên cố hoá,…
• Vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước được tăng cường, chi phối các lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế; doanh nghiệp Nhà nước được đổi mới, phát triển, sản
xuất, kinh doanh có hiệu quả. Các thành phần kinh tế khác đều phát triển mạnh
và lâu dài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN hình thành về cơ bản
và vận hành thông suốt, có hiệu quả.
3.1.2 Nhu cầu vốn đầu tư phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta
từ nay cho tới năm 2015.
Để đạt được các mục tiêu phát triển KTXH, vấn đề đầu tiên phải tính đến là
nguồn vốn đầu tư. Vì vậy phải huy động tối đa nguồn lực tài chính để đáp ứng,
trước hết là những nguồn lực Nhà nước có thể kế hoạch hoá được như vốn
NSNN, vốn tín dụng Nhà nước, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), vốn
đầu tư phát triển chính thức (ODA) và vốn vay thương mại.
Theo các chuyên gia kinh tế tính toán và dự báo, với hệ số ICOR của nước
ta khoảng 4 – 4,2 thì cả giai đoạn 2001 – 2015 cần có tổng vốn đầu tư toàn xã
hội khoảng 2.150 – 2.160 nghìn tỷ đồng, tốc độ đầu tư tăng bình quân hàng năm
9 – 11%, nâng tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội lên 30 – 32% GDP. Trong đó vốn
trong nước 98 -100 tỷ USD, chiếm 64% tổng nguồn vốn, vốn ngoài nước 50 –

52 tỷ USD, chiếm 36% tổng nguồn vốn.
Dự kiến phân định các chủ thể đầu tư như sau:
• Nguồn vốn đầu tư được bố trí trong dự toán NSNN hàng năm chiếm tỷ trọng 23
– 24% tổng vốn đầu tư, tương đương 35 -36 tỷ USD ( nguồn vốn này dự kiến sẽ
dành khoảng 65 – 70% để tập trung đầu tư cho một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng
kinh tế và khoảng 30 – 35% kết cấu hạ tầng xã hội).
• Nguồn vốn tín dụng đầu tư Nhà nước chiếm tỷ trọng 17 -18% tổng vốn đầu tư,
tương đương 27 – 28 tỷ USD.
• Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng 17 – 18% tổng vốn
đầu tư, tương đương 26 – 27 tỷ USD.
• Vốn đầu tư từ khu vực dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng 24 –
25% tổng vốn đầu tư, tương đương 36 – 37 tỷ USD.
• Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng 16 - 17% tổng vốn đầu tư,
tương đương 25 – 26 tỷ USD.
Đối với NSNN: với mức phấn đấu thu ngân sách bình quân hàng năm đạt tỷ
lệ 20 – 21% GDP, trong đó thuế và phí khoảng 18 – 20%. Bội chi ngân sách và
lạm phát được khống chế ở mức độ hợp lý (bội chi NSNN: 5% GDP; lạm phát:
6 – 8%/năm). Trên cơ sở đó, dự tính cân đối ngân sách thời kì 2005 – 2015 như
sau:
- Tổng thu Ngân sách khoảng 1.805 nghìn tỷ đồng.
- Tổng chi Ngân sách khoảng 2.276 nghìn tỷ đồng, trong đó:
+ Chi thường xuyên và trả nợ 1.590 nghìn tỷ đồng, chiếm 69,8%
tổng số chi NSNN
+ Chi ĐTPT 686 nghìn tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng chi NSNN.
- Bội chi ngân sách cả giai đoạn 2005 – 2015 là 471 nghìn tỷ đồng; trong
đó, dự kiến vay trong nước là 309 nghìn tỷ đồng, vay nước ngoài là 162 nghìn
tỷ đồng. Số tiền bội chi này Nhà nước phải huy động thêm, mục tiêu của yếu là
dành cho ĐTPT. Giai đoạn 2006 – 2010 chúng ta còn phải huy động cho NSNN
khoảng 347 nghìn tỷ đồng, trong đó, vay trong nước 225 nghìn tỷ đồng, vay
nước ngoài 122 nghìn tỷ.

Đối với tín dụng đầu tư của Nhà nước: Dự kiến trong giai đoạn 2005 –
2015, tổng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước khoảng 390 nghìn tỷ đồng,
tương đương 27 – 28 tỷ USD; trong đó, nguồn vốn phải huy động thêm để cân
đối nguồn vốn cho vay là 220 nghìn tỷ đồng. Giai đoạn từ nay đến năm 2015
còn phải huy động cho tín dụng đầu tư của Nhà nước khoảng 170 nghìn tỷ
đồng.
Đối với vốn ODA và vay thương mại: Dự kiến giai đoạn 2005 – 2015,
tổng nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài được huy động từ các nguồn đầu tư trực
tiếp (nguồn vốn FDI) và đầu tư gián tiếp (nguồn vốn ODA và vay thương mại)
khoảng 50-52 tỷ USD; trong đó, vốn FDI khoảng 25-26 tỷ USD. Như vậy nhu
cầu vốn ODA và vay thương mại trong giai đoạn này dự kiến khoảng 25-26 tỷ
USD; trong đó, nguồn vốn ODA khoảng từ 17 đến 18 tỷ USD, số vốn chúng ta
phải vay thương mại từ 7 đến 8 tỷ USD. Giai đoạn từ nay đến năm 2010 còn
phải vay ODA khoảng từ 12 đến 13 tỷ USD và vay thương mại từ 5 đến 6 tỷ
USD.
Để đạt được các mục tiêu của chiến lược phát triển KTXH, yếu tố quan
trọng hàng đầu là phải đảm bảo vốn đầu tư, phải phấn đấu tăng thu NSNN,
khuyến khích các thành phần kinh tế và dân cư tiết kiệm, dành vốn cho đầu tư.
Mặt khác, Nhà nước còn phải có nhiều chính sách và biện pháp tích cực, hữu
hiệu để huy động vốn trong và ngoài nước bù đắp cho số vốn còn thiểu trong
tổng nhu cầu vốn ĐTPT của Nhà nước.
3.1.3 Xây dựng lộ trình triển khai công tác phát hành TPCP ở Việt Nam.
3.1.3.1 Từ nay tới năm 2010.
Mục tiêu quan trọng trong giai đoạn này là phải nâng cao hơn nữa tính
thanh khoản của thị trường, TPCP phải đóng vai trò chủ đạo và là mốc chuẩn
tham chiếu cho các công cụ nợ khác trên thị trường. Việt Nam cần thiết lập một
khuôn khổ pháp lý phù hợp với sự phát triển của TPCP, bên cạnh đó cần tiến
hành cải cách hệ thống Thuế và hệ thống kế toán cho phù hợp với sự phát triển
của thị trường trái phiếu.
Cần thiết phải xây dựng và cải thiện kỹ năng quản lý rủi ro của các ngân

hàng, công ty chứng khoán hoặc các tổ chức kinh tê khác có thể tham gia vào
thị trường OTC và kiểm soát được các rủi ro; cơ chế giám sát cũng cần được
thiết lập để chống lại các rủi ro của hệ thống tài chính.
3.1.3.2 Giai đoạn 2011 – 2015.
Sau khi hoàn thành được các mục tiêu trong giai đoạn trên, cùng với việc
đi vào hoạt động của thị trường OTC nhất thiết phải hình thành được thị trường
mua lại để nâng cao tính thanh khoản của thị trường. Cần quan tâm đến kỹ năng
quản lý rủi ro của những thành viên tham gia thị trường và cần được cải thiện
một cách đáng kể trong giai đoạn này.
Để thị trường có tín thanh khoản, cần thiết phải có dịch vụ thông tin về giá
cả. Việc sử dụng thông tin của các nhà cung cấp như Reuter, Bloomberg có thể
còn quá đắt so với các tổ chức tài chính của Việt Nam ở giai đoạn đầu. Do đó,
sẽ là hữu ích nếu xem xét cân nhắc sử dụng hệ thống thông tin nối mạng (như
của Thái Lan đang làm), thông qua đó các thành viên tham gia thị trường có thể
tiếp cập thông tin với giá không quá đắt. Trong giai đoạn này, Chính phủ Việt
Nam có thể đa dạng hoá các trái phiếu của mình, qua đó đường cong lợi nhuận
của thị trường sẽ được thiết lập trong tương lai dài hạn, hệ thống thanh toán bù
trừ cũng cần được nâng cấp.
3.1.3.3.Giai đoạn từ 2015 trở đi.
Ở giai đoạn này có thể xem xét khả năng các tổ chức tài chính đa quốc gia
phát hành trái phiếu bằng đồng Việt Nam tại thị trường trong nước. Qua đó,
những trái phiếu này sẽ đóng vai trò là trái phiếu chuẩn cùng với TPCP.
Việc có được một đường cong lợi nhuận chuẩn và tăng tính thanh khoản
của thị trường TPCP sẽ được coi là những điều kiện cơ bản cho việc phát triển
thị trường TPCP, thị trường vốn của Việt Nam.
3.2 – Những giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu Chính phủ
cho đầu tư phát triển ở nước ta.
3.2.1 Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức bộ máy.
3.2.1.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách huy động vốn và cơ chế phát hành công
trái XDTQ.

Xây dựng và ban hành Pháp lệnh (hoặc Luật) về lĩnh vực huy động vốn cho
ĐTPT của Nhà nước theo hướng:
• Nghiên cứu xác định các chủ thể được phép phát hành trái phiếu phục vụ nhu
cầu huy động vốn cho ĐTPT trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm: Chính phủ; chính
quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp được Chính phủ bảo
lãnh và các định chế tài chính.
• Đối tượng mua TPCP: tạo sân chơi bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân người
Việt Nam được tự do mua các loại TPCP phát hành dưới các hình thức bán buôn
bán lẻ. Theo đó, các thành viên của thị trường đấu thầu và bảo lãnh phát hành
vẫn được mua trái phiếu Kho bạc phát hành trựuc tiếp ra công chúng.
• Bổ sung quy định cho phép các tổ chức, cá nhân người nước ngoài được tham
gia mua TPCP trên thị trường giao dịch chứng khoán tập trung theo quy định
của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhằm khai thác tối đa
nguồn vốn trong nước và ngoài nước cho ĐTPT.
Sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước cho phép chính quyền địa phương được
huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, đồng thời nâng tỷ lệ dư nợ trái
phiếu đầu tư bằng 100% so với tổng mức vốn đầu tư XDCB của ngân sách tỉnh,
nhằm nâng cao trách nhiệm tự chủ tài chính của chính quyền địa phương.
Sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại được
mua bán TPCP trong phạm vi thời gian đáo hạn không quá 1 năm, nhằm nâng
cao tính thanh khoản của TPCP, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân
hàng thương mại trong việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn và tăng cường hàng hoá cho thị trường tiền tệ.
Ngoài việc phát hành trái phiếu huy động vốn cho ĐTPT, đề nghị Chính
phủ cho phép làm thí điểm việc bán có thời hạn một số công trình thuộc cơ sở
hạ tầng do Nhà nước đầu tư cho các thành phần kinh tế khác quản lý, khai thác
nhằm thu hồi vốn nhanh để đầu tư cho các công trình khác.
Sau khi thực hiện thí điểm thành công việc bán có thời hạn các công trình
thuộc cơ sở hạ tầng để các thành phần kinh tế khác quản lý, khai thác, thu hồi
vốn đầu tư cho NSNN, các cơ quan cần phối hợp soạn thảo, trình Chính phủ ban

hành Nghị định về cơ chế chuyển giao, nhượng bán có thời hạn các công trình
được Nhà nước đầu tư đã hoàn thành và đang được khai thác có hiệu quả.
Bên cạnh việc phát hành TPCP huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT,
trong trường hợp đặc biệt, cần huy động một khối lượng vốn lớn trong một thời
gian ngắn, có thể tổ chức các đợt phát hành công trái XDTQ với cơ chế phát
hành, thanh toán đã được cải tiến, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện cho người
mua. Lãi suất công trái được xác định trên cơ sở bảo đảm lợi ích của người đầu
tư, kết hợp hài hoà giữa lợi ích kinh tế và động viên tinh thần yêu nước của tầng
lớp nhân dân.
Nguồn vốn huy động từ phát hành công trái được đầu tư cho các công trình
có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí và đời sống
tinh thần cho người dân ở các vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn.
Sau Pháp lệnh về phát hành Công trái XDTQ số 12/1999/PL-
UBTVQH10 ngày 27/4/1999 đến nay, chưa có Nghị định hướng dẫn thực hiện
Pháp lệnh như điều 17 của Pháp lệnh đã quy định mà chỉ có Nghị định cụ thể
phát hành từng đợt. Vì vậy, mỗi lần phát hành công trái tốn khá nhiều thời gian
trong việc xây dựng và ban hành Nghị định cũng như các văn bản dưới luật và
công tác triển khai thực hiện. Từ tình hình trên, để thực hiện cải cách thủ tục
hành chính, cần soạn thảo một Nghị định chung về phát hành công trái xây
dựng tổ quốc, theo hướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính quyết định khối
lượng, lãi suất và thời điểm phát hành từng đợt để KBNN hướng dẫn việc tổ
chức triển khai phát hành công trái XDTQ.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hoá phát hành TPCP.
Sau khi thành lập cơ quan quản lý nợ quốc gia, cơ quan này sẽ có nhiệm vụ
phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng kế hoạch huy
động vốn cho ĐTPT, phù hợp với nhu cầu đầu tư của Nhà nước và khả năng của
thị trường, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho NHNN.
Kế hoạch huy động vốn được xây dựng theo từng chủ thể phát hành, bao
gồm các nội dung chủ yếu sau:

• Kế hoạch huy động vốn theo từng loại kỳ hạn
• Kế hoạch huy động vốn theo thời gian. Bao gồm kế hoạch ngắn hạn ( dưới 1
năm), kế hoạch trung hạn (2-5 năm) và kế hoạch dài hạn (10 – 15 – 20 năm).
• Kế hoạch huy động vốn theo các phương thức phát hành. Bao gồm huy động
vốn dưới hình thức đấu thầu qua NHNN và qua TTGDCK; huy động vốn dưới
hình thức đại lý và bảo lãnh phát hành.
Kế hoạch huy động vốn phải gắn với kế hoạch sử dụng và phương án trả
nợ, bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả và có khả năng hoàn trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
3.2.1.3 Thực hiện phân loại các đối tượng đầu tư của Trái phiếu Chính phủ để
từ đó có chính sách huy động cụ thể với từng đối tượng đó
Đối tượng đầu tư của Trái phiếu Chính phủ hiện nay chưa đa dạng, chỉ tập
trung vào một số nhà đầu tư nhất định; đặc biệt là số lượng các nhà đầu tư tham
gia mua Trái phiếu thông qua các phương thức như đấu thầu, bảo lãnh, đại lý là
rất ít. Điều này dẫn đến thực trạng là công tác huy động vốn của KBNN phụ
thuộc quá nhiều vào một nhóm các nhà đầu tư cố định; gây ra sự khó khăn, lãng
phí và kém hiệu quả trong công tác huy động vốn.

×