Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến tình hình phát triển thuỷ sản vùng đầm phá ven biển việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.65 KB, 34 trang )

Mục lục
MỞ ĐẦU...........................................................................................................2
PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ:
...........................................................................................................................3
1. Các chính sách đã ban hành liên quan đến phát triển thuỷ sản nói chung
và vùng đầm phá nói riêng.............................................................................3
1.1. Nhóm chính sách được ban hành từ Trung ương ảnh hưởng đến phát triển thuỷ
sản...................................................................................................................................3
1.1.1. Chính sách sử dụng đất đai...............................................................................3
1.1.2. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................4
1.1.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng...................................................................5
1.1.4. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:...............................................................8
1.1.5. Chính sách thuế................................................................................................9
1.2. Các Chương trình phát triển có liên quan.............................................................11
1.2.1. Các Chương trình phát triển...........................................................................11
1.2.2. Các chính sách có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển ngành thuỷ sản:.......14
1.2.3. Các chính sách liên quan đến quản lý vùng đất ngập nước trong đó bao gồm
hệ sinh thái đất ngập nước đầm phá ở miền Trung ................................................15
1.3. Các chính sách ở cấp địa phương:.........................................................................17
1.3.1. Các chính sách phát triển thuỷ sản Thừa Thiên Huế......................................18
1.3.2. Các chính sách phát triển thuỷ sản Quảng Nam.............................................19
1.3.3. Các chính sách phát triển thuỷ sản Quảng Ngãi. ...........................................20
1.3.4. Chính sách phát triển thuỷ sản tỉnh Bình Định:.............................................21
1.3.5. Chính sách phát triển thuỷ sản Phú Yên:......................................................23
1.3.6. Các chính sách phát triển thuỷ sản Ninh Thuận:............................................23

2. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến phát triển NTTS vùng ĐPVB .24
2.1. Đánh giá mức độ phù hợp các chính sách phát triển thuỷ sản đối với
vùng Nghiên đầm phá ven biển:..................................................................24
2.2. Đánh giá các hạn chế và bất cập trong việc thực hiện các chính sách


thuỷ sản:.......................................................................................................27
2.3. Nhận xét chung về các chính sách phát triển thuỷ sản.........................27
KẾT LUẬN.....................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................29
PHỤ LỤC........................................................................................................30

1


MỞ ĐẦU
Nước ta có bờ biển dài 3.260 km, với vùng đặc quyền kinh tế trên 1
triệu km2. Dọc theo bờ biển có 112 cửa sông và nhiều loại hình thủy vực đặc
thù, tạo tiền đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển nghề cá. Một trong
những loại hình thủy vực ven biển là đầm phá. Do tính chất đặc biệt của cấu
trúc hình thái, đầm phá là nơi giao hòa môi trường sông biển, tạo nên nguồn
lợi thủy sản đa dạng, phong phú. Nhờ lợi thế ấy, đầm phá tiềm ẩn những sắc
thái riêng của một vùng kinh tế thủy sản độc đáo.
Tuy nhiên trong những năm qua, Do công tác quy hoạch còn thiếu
được quan tâm, tình trạng tự phát trong nuôi trồng, nhất là nuôi tôm sú tràn
lan, thiếu kiểm kê, kiểm soát dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng cao, chưa gắn quy hoạch với tổ chức sản xuất. Đầu tư còn thiếu đồng bộ,
nhất là thuỷ lợi, chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc nuôi trồng thuỷ sản.
Mặt khác do trình độ kỹ thuật nuôi còn thấp, khả năng đầu tư phát triển kinh
tế của cả nước còn chưa cao, hướng phát triển thủy sản đầm phá còn chưa
được chú trọng. Kết quả trên dẫn đến việc sản xuất cũng như quản lý thủy sản
tại các đầm phá còn mang tính tự phát, đã và đang phá vỡ dần môi trường của
loại hình thủy vực này. Cũng do sự thiếu kiểm kê, kiểm soát nên các tỉnh
vùng ĐPVB chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng giăng nò sáo trên đầm
phá, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nuôi ngày càng trầm trọng. Các vấn đề về
cạn kiệt nguồn lợi, môi trường ô nhiễm… đã tác động ngược lại đến đời sống

dân sinh của người dân sống xung quanh khu vực đầm phá.
Thực tế hiện nay chưa có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển thủy sản
tại đầm phá vì vậy, việc đánh giá, xem xét chính sách theo một hệ thống nhằm
đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng đến kết quả sản xuất tại đầm phá
vẫn chưa được đề cập. Chính vì vậy bản báo cáo này ra đời với mục đích
chính là làm rõ được “Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến tình hình phát
triển thuỷ sản vùng đầm phá ven biển Việt Nam”, đồng thời làm rõ được mối
quan hệ mật thiết giữa phát triển thuỷ sản với thay đổi cơ chế chính sách.
Việc đánh giá chính sách cho phép đưa ra những nhận định về các giá
trị của chính sách. Đây là căn cứ quan trọng để các nhà lập chính sách, các
nhà quản lý tìm ra những khiếm khuyết cần hoàn thiện.

2


PHẦN 1: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐẾN TÌNH
HÌNH PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÙNG ĐẦM PHÁ:
1. Các chính sách đã ban hành liên quan đến phát triển thuỷ sản nói
chung và vùng đầm phá nói riêng
1.1. Nhóm chính sách được ban hành từ Trung ương ảnh hưởng đến
phát triển thuỷ sản

Đối với ngành thuỷ sản, nhận thấy rõ vai trò của ngành kinh tế thủy
sản, trong thời gian qua Đảng, nhà nước, và bản thân ngành Thủy sản đã có
nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển ngành. Các quy
hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản và các tiểu ngành (nuôi trồng, khai
thác, chế biến, xuất khẩu, dịch vụ hậu cần, cảng, thị trường…) của quốc gia
và của từng vùng miền trên cả nước đã được xây dựng nhằm đưa ra các định
hướng chiến lược cho sự phát triển của ngành thuỷ sản ở từng thời kỳ phát
triển. Một loạt các chính sách cụ thể đã được ban hành trên các mặt hoạt động

sản xuất thuỷ sản như:
1.1.1. Chính sách sử dụng đất đai
Các chính sách về sử dụng đất trong ngành thuỷ sản đều tập trung cho
klĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản1.
- Hộ gia đình có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để phát triển kinh tế
trang trại được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất áp dụng theo
Nghị định 85/1999/NĐ- CP ngày 28/8/1999 của chính phủ về sử đổi, bổ sung
một số quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình sử dụng lâu dài,
kể cả hộ nông lâm nghiệp, phi nông lâm nghiệp nhưng có nguyện vọng tạo
dựng cơ nghiệp lâu dài từ sản xuất nông, lâm, nuôi trồng thuỷ sản người trong
địa phương hoặc người từ địa phương khác chuyển đến
- Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông, lâm, nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản
sống tại địa phương có nhu cầu và khả năng sử dụng đất để mở rộng sản xuất
thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được
UBND xã xét cho thuê đất để phát triển sản xuất.
- Hộ gia đình và cá nhân được nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất
thuê hoặc cho thuê lại quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân khác. Người nhận chuyển nhượng được cấp quyền sử dụng đất
1

Phụ lục 1

3


- Hộ gia đình, cá nhân đã được giao hoặc nhận quyền chuyển nhượng
quá định mức sử dụng đất trước ngày 01/01/1999 để phát triển kinh tế trang
trại được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nhưng chưa được giao, chưa được

thuê hoặc đã nhân chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng chưa được cấp
giấy chứng nhân trước ngày ban hành Nghị quyết 03/2000/NQ- CP ngày
02/02/2000 về kinh tế trang trại, nếu không có tranh chấp, sử dụng đất đúng
mục đích thì được xem xét để giao hoặc cho thuê và được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
1.1.2. Chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP của Chính phủ là hành lang pháp lý quan
trọng mở ra cho việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp được triển khai
một cách tích cực, tạo cho người sản xuất có quyền tự chủ trong việc lựa chọn
phương thức canh tác có hiệu quả nhất để tăng giá trị thu nhập trên mỗi đơn
vị diện tích. Thực hiện nghị quyết, các tỉnh vùng ĐP đã rà soát quỹ đất, các
loại mặt nước, các vùng làm muối hiệu quả thấp, các vùng đất cát, đất hoang
hoá để qui hoạch chuyển đổi và triển khai các dự án nuôi trồng thuỷ sản.
Tổng diện tích chuyển đổi tại các tỉnh khu vực Nam Trung bộ là 3.031 ha
(0,8% diện tích chuyển đổi cả nước), trong đó từ lúa là 749 ha, từ đất trồng
cói là 20 ha, từ đất làm muối là 37 ha, từ đất cát ven biển là 468 ha, và từ các
đất hoang hoá, đất khác là 1.757 ha. Riêng tỉnh Ninh Thuận có tổng diện tích
chuyển đổi là 770 ha, trong đó từ lúa là 90 ha, từ đất cát là 190 ha, từ đất khác
là 490 ha (trong năm 2002 chuyển đổi 120 ha, năm 2003 là 70 ha).
Theo nghị quyết 09/2000/NQ-CP thì các đối tượng chủ lực nuôi tại các
DT chuyển đổi:
a) Tôm: là ngành chủ lực trong nghề nuôi trồng thuỷ sản của nước ta.
Phát triển nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he) và tôm nước ngọt (tôm càng
xanh), kết hợp nuôi thâm canh theo kiểu công nghiệp với nuôi bán thâm canh,
nuôi sinh thái, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh các loại
tôm nâng lên khoảng trên 100.000 ha, đưa sản lượng tôm của các loại công
nghệ nuôi đạt mức khoảng trên 300.000 tấn/năm.
b) Các loại cá và thuỷ sản khác: phát triển mạnh nuôi trồng các loại
cá nước ngọt, nước lợ, nuôi biển và các loại đặc sản khác.
4



Theo định hướng nêu trên, nền nông nghiệp Việt Nam đảm bảo được an
toàn lương thực quốc gia, đủ nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời nâng
kim ngạch xuất khẩu lên khoảng 8-9 tỷ USD/năm”2.
1.1.3. Chính sách hỗ trợ đầu tư, tín dụng
Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản
bằng rất nhiều các chính sách ưu đãi về đầu tư cũng như về vốn tín dụng như:
+ Quyết định 132/2001/QĐ-TTg ngày 7/9/2001 của Thủ tướng Chính
phủ về cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển đường giao thông
nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông
thôn và theo Thông tư số 79/2001/TT-BTC ngày 28/9/2001 của Bộ Tài chính
thì:
- Tỷ lệ hỗ trợ Ngân sách Nhà nước không quá 60%.
- Được vay không lãi qua hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển.
- Đối tượng vay là các tỉnh có dự án được đầu tư từ Ngân sách hoặc
được Ngân sách hỗ trợ đầu tư.
- Thời gian trả nợ sau 1 năm kể từ ngày vay và trả nợ trong 4 năm.
Riêng các tỉnh nghèo thu nội địa chỉ đảm bảo 30% nhiệm vụ chi thì thời gian
vay và trả nợ được kéo dài đến 5 năm.
+ Quyết định 184/2004/QĐ-TTg ngày 22/10/2004 về việc sử dụng vốn
tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước để tiếp tục thực hiện các chương trình
kiên cố hoá kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng
NTTS và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thông giai đoạn 2006-2010 quy
định: Nhà nước để hỗ trợ địa phương thực hiện các chương trình kiên cố hoá
kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng
thuỷ sản và cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn đến hết năm 2007. Riêng các
tỉnh miền núi, Tây Nguyên và khu vực miền núi phía Tây các tỉnh duyên hải
miền Trung được thực hiện đến hết năm 2010.
+ Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng

Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản. Ngày
03/11/2002 Bộ Thuỷ sản ra Thông tư số 04/2000/TT-BTS (dưới đây gọi tắt là
thông tư 04) hướng dẫn thực hiện một số điều trong quyết định 103/2000/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung của Quyết định 103 và thông tư 04 nhằm khuyến khích tạo
điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh
2

Trích Nghị Quyết 09/2000 về “Một số chủ trương và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp”

5


tế trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ và
phát triển giống thuỷ sản. Những đối tượng này sẽ được dùng tài sản hình
thành từ vốn vay để đảm bảo cho tiền vay, mức vay không quá 1 tỷ đồng với
thời hạn vay không quá 5 năm, nếu vay dưới 50 triệu đồng thì không phải thế
chấp và được hưởng lãi suất ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ và phát triển.
Căn cứ theo chính sách này, các dự án nuôi trồng thuỷ sản khi được
xem xét hiệu quả và khả năng trả nợ sẽ được quyết định mức cho vay nhưng
tối đa không được quá 90% tổng số vốn đầu tư của dự án.3
Ngoài ra đối với các dự án thuộc Chương trình khuyến khích phát triển
nuôi trồng thuỷ sản (Chương trình 224) và Chương trình khuyến khích phát
triển giống thuỷ sản đến năm 2010 (Chương trình 112) còn được Đầu tư cho
quy hoạch và rà soát điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản và giống thuỷ
sản, xây dựng các khu bảo tồn biển, bảo tồn thuỷ sản nội địa.
- Đầu tư các công trình hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung bao
gồm vùng nuôi trồng thuỷ sản và vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản
được hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Trung Ương bao gồm: Đê bao, cống cấp,
thoát nước, kênh cấp thoát nước, trạm bơm cấp, thoát nước, công trình xử lý

môi trường (khu chứa xử lý nước cấp, khu chứa xử lý nước thải) đầu mối,
đường giao thông, đường điện vào vùng dự án, khu kiểm nghiệm, thiết bị
kiểm nghiệm, kiểm dịch thuỷ sản4.
Thông tư 30/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6/4/2006 đã hướng
dẫn mức hỗ trợ cho các mô hình cho người nghèo miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần chênh lệch về giống,
vật tư chính (thức ăn, phân bón, hoá chất, thuốc) trong trường hợp áp dụng
tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất mà nhu cầu đầu tư tăng thêm so với mức
bình thường.
- Trường hợp mô hình trình diễn áp dụng kỹ thuật mới không có mức
chi phí hiện hành để so sánh chênh lệch, thì mức hỗ trợ tối đa 40% mức chi
phí về giống và tối đa 20% chi phí vật tư chính (thức ăn, phân bón, hoá chất,
thuốc); đối với miền núi, vùng sâu, biên giới, bãi ngang ven biển hỗ trợ tối đa
60% mức chi phí về giống và tối đa 40% chi phí vật tư chính; Đối với các hộ
3

Quyết định 02/2001/QĐ-TTg về Chính sách hỗ trợ đầu tư từ Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản
xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp
4
Quyết định 28 /2005/QĐ-BTS về nguyên tắc phân bổ vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương, đơn
vị kế hoạch 2006-2010 thực hiện dự án thuộc Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, Chương trình phát
triển giống thuỷ sản.

6


nghèo ở miền núi, vùng sâu, biên giới được hỗ trợ tối đa 80% mức chi phí về
giống và tối đa 60% chi phí về vật tư chính.
- Đối với một số mô hình có tính đặc thù riêng, mức hỗ trợ cụ thể như
sau:

+ Mô hình công nghệ cao hỗ trợ tối đa 40% mức chi phí về giống và tối
đa 20% chi phí vật tư chính và một phần kinh phí chuyển giao công nghệ,
nhưng tổng mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/mô hình.
+ Mô hình khuyến nông, nuôi trồng thuỷ sản ở hải đảo: hỗ trợ 100%
mức chi phí về giống, vật tư chính.
Nói chung, các chính sách về đầu tư, tài chính tín dụng cho nuôi trồng
thủy sản đã tương đối đầy đủ nhưng các chính sách cụ thể, đặc trưng cho từng
mô hình phát triển nuôi trồng thủy sản thì vẫn còn thiếu, và rất khó khi áp
dụng vào cho từng địa phương khác nhau. Hiện nay nhiều chính sách về vay
vốn vay trong nuôi trồng thủy sản vẫn được áp dụng như chính sách cho vay
đối với các trang trại sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp nói chung theo Quyết
định 423/2000/QĐ-NNNN1 ngày 22/09/2000 quy định:
Các chủ trang trại vay đến 20 triệu đồng hoặc vay dưới 50 triệu đồng đối
với chủ trang trại vay vốn để sản xuất giống thuỷ sản theo quy định tại điểm
b, Khoản 2 Điều 4 Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản
thì không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm theo giấy đề nghị vay vốn giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính) hoặc giấy xác nhận của Uỷ ban
nhân dân xã, phường, thị trấn về diện tích đất sử dụng không có tranh chấp,
trên cơ sở chủ trang trại có phương án sản xuất có hiệu quả, có khả năng trả
nợ ngân hàng.
Trường hợp chủ trang trại vay trên 20 triệu đồng hoặc từ 50 triệu đồng
trở lên đối với chủ trang trại vay vốn để sản xuất giống thuỷ sản thì số tiền
vay từ trên 20 triệu đồng hoặc từ 50 triệu đồng trở lên phải thực hiện các biện
pháp bảo đảm tiền vay theo quy định tại Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày
29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng và
Thông tư số 06/2000/TT-NHNN1 ngày 04/4/2000 của Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước hướng dẫn Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác
có liên quan.


7


1.1.4. Chớnh sỏch h tr tiờu th sn phm:
Quyt nh s 80/2002/Q-TTg ngy 24 thỏng 6 nm 2002 ca Th
tng Chớnh ph v chớnh sỏch khuyn khớch tiờu th nụng sn thụng qua hp
ng ó m ra hng i tớch cc giỳp cho sn xut nụng nghip gn vi ch
bin, tiờu th, thu hỳt nhiu doanh nghip v nụng dõn tham gia. nhiu a
phng, mt s ngnh hng ó hỡnh thnh mụ hỡnh tt liờn kt gia ngi
nụng dõn vi doanh nghip sn xut, ch bin v tiờu th nụng sn. Tuy
nhiờn, quỏ trỡnh trin khai thc hin cũn cú nhng hn ch, tn ti: nhiu a
phng cha tp trung ch o quyt lit vic trin khai thc hin quyt nh
ca Th tng Chớnh ph; doanh nghip, h nụng dõn cha thc s gn bú v
thc hin ỳng cam kt ó ký; t l nụng sn hng húa c tiờu th thụng
qua hp ng cũn rt thp (lỳa hng húa 6-9% sn lng, thy sn di 10%
sn lng, c phờ 2-5% din tớch); doanh nghip cha quan tõm u t vựng
nguyờn liu, cha iu chnh kp thi hp ng bo m hi hũa li ớch ca
nụng dõn khi cú bin ng v giỏ c; trong mt s trng hp, nụng dõn
khụng bỏn hoc giao nụng sn cho doanh nghip theo hp ng ó ký; x lý
vi phm hp ng khụng kp thi v cha trit ; tỡnh trng tranh mua, tranh
bỏn vn xy ra khi ó cú hp ng.
Việc thực hiện QĐ 80/2002/QĐ-TTg, liên kết 4 nhà trong đầu t tiêu thụ
nông sản còn nhiều bất cập và mâu thuẫn:
Nh doanh nghip: Hu ht trong nhng nm u cỏc doanh nghip ch
bin thu u khụng nguyờn liu, mc huy ng cụng sut thp ch khong
40-50% so vi cụng sut thit k nhng li phi tr n vay u t ngay nờn
sn xut b l. hiu s h tr cú hiu qu ca nh khoa hc v qun lý, li phi
chu ri ro cao khi ng vn cho nụng dõn, cỏc doanh nghip cũn ngn ngi khi
ký hp ng sn xut nguyờn liu, u t cũn hn ch.
Nh nụng: a s ngi NTTS cha gt b c t tng ham li trc

mt, khụng tớnh toỏn c chin lc lõu di. Hn na, do cha nhn thc
y v trỏch nhim tuõn th cỏc quy nh ca phỏp lut nờn h d vi phm
cỏc hp ng trong quỏ trỡnh liờn kt.
Nh khoa hc: Thiu ng lc kinh t gn kt nh khoa hc vi
doanh nghip v nụng dõn. Tuy cú tin b k thut a vo sn xut lm li
vi hiu qu cao nhng cha cú c ch phõn phi hp lý, cha ỏp ng c
nhu cu ca sn xut.

8


Nhà quản lý: hành lang pháp lý chưa phù hợp, chưa làm tốt việc giám
sát, xử lý giải quyết tranh chấp trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp
đồng sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và người NTTS.
Để khắc phục tình trạng Thủ tướng chính phủ ban hành chỉ thị 25/CTTTg ngày 25 tháng 08 năm 2008 về việc tăng cường chỉ đạo tiêu thụ nông sản
thông qua hợp đồng trong đó qui định trách nhiệm của Bộ NN & PTNT như
sau:
a) Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền pháp luật và các chính sách liên quan đến
sản xuất, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, bổ sung, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy
hoạch các vùng sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và
tiêu thụ nông sản, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác trong
nông nghiệp; liên kết hộ sản xuất với trang trại, doanh nghiệp.
c) Triển khai các chương trình, dự án về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển nông nghiệp toàn diện, hiện đại, sản
xuất hàng hoá.
d) Xây dựng cơ chế tạo điều kiện để công tác khuyến nông, khuyến lâm,
khuyến ngư và các chương trình dự án về giống cây nông nghiệp, cây lâm
nghiệp, giống chăn nuôi, giống thủy sản hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất
tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng tiêu thụ nông sản.

đ) Xây dựng chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các mô hình
hợp tác giữa hộ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với các cơ sở chế
biến, tiêu thụ, phát triển các tổ chức liên kết cộng đồng những người sản xuất
trong ngành hàng.
1.1.5. Chính sách thuế
Chính phủ ban hành Nghị quyết về miễn thuế GTGT và thuế TNDN
trên khâu lưu thông để khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. Miễn giảm thuế sử
dụng đất, cho vay ưu đãi.
+ Nghị quyết số 03/2000/NQ- CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại
- Để khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ gia đình, cá nhân đầu tư phát
triển kinh tế trang trại, nhất là ở vùng đất trống đồi trọc, bãi bồi, đầm phá ven
biển, thực hiện miễn thuế thu nhập cho trang trại với thời gian 3 năm.
- Miễn thuế buôn chuyến về hàng hoá nông sản.
9


- Kể từ năm 2001, thuế sử dụng đất được xét miễn giảm khi gặp rủi ro
về thị trường, giá cả.
+ Theo Thông tư 91/2000/TT-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2000 Về việc hướng
dẫn thực hiện Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ
về miễn thuế GTGT và thuế TNDN trên khâu lưu thông để khuyến khích tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp: Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh buôn
chuyến không phải nộp thuế GTGT và thuế TNDN đối với hoạt động kinh
doanh buôn chuyến các loại hàng hoá là nông sản sản xuất trong nước chưa
qua chế biến, trong đó có sản phẩm nuôi trồng thủy sản.
Đối với các hợp tác xã nông nghiệp ngoài được hưởng ưu đãi được
miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần thu nhập tạo ra từ hoạt động
dịch vụ trực tiếp phục vụ đời sống xã viên.
+ Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền

thuê đất, thuê mặt nước;
- Thông tư số 120/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số
142/2005/NĐ-CP về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Đối với đất ở vùng sâu,
vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn,
vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đất sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối. Đất sử
dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến
khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, thì căn cứ vào điều kiện
và yêu cầu khuyến khích đầu tư của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết
định ban hành đơn giá thuê đất thấp hơn 0,5% giá đất, mức đơn giá cho thuê
đất thấp nhất bằng 0,25% giá đất...
+ Đối với nhóm chính sách về thuế đất và hỗ trợ rủi ro trong NTTS thì nhà
nước cũng ban hành một số chính sách sau:
- Quỹ dân lập Hỗ trợ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản của vùng nuôi để
hỗ trợ cho việc xử lý các ao, đầm nuôi có tôm bị bệnh theo Công văn số:
746/TS-NTTS ngày 19/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc tăng
cường quản lý, chỉ đạo nuôi tôm năm 2004 gửi UBND các tỉnh, thành phố
ven biển. Tuỳ theo điều kiện của mình, các địa phương có chính sách hỗ trợ
ban đầu phù hợp để thúc đẩy việc thành quỹ này trong các cộng đồng nuôi
trồng thuỷ sản (tỉnh Thừa Thiên -Huế làm tốt việc này, đặc biệt là xã ven ĐP
Phú Xuân, huyện Phú Vang).
10


- Thông tư 141/2007/TT-BTC ngày 30/11/2007 về hướng dẫn sửa đổi,
bổ sung thông tư số 120/2005/TT-BTC ngày 30/12/2005 của bộ tài chính
hướng dẫn thực hiện nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm
2005 của chính phủ về thu tiền thuế đất, thuế mặt nước.
Khoản 2 quy định thuê đất để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối mà bị thiên tai, hoả hoạn làm thiệt hại

thì:
- Nếu thiệt hại dưới 40% sản lượng, được xét giảm tiền thuê đất theo tỷ lệ %
tương ứng với tỷ lệ % thiệt hại.
- Nếu thiệt hại từ 40% trở lên, được xét miễn tiền thuê đất đối với năm bị thiệt
hại.
- Tỷ lệ % sản lượng thiệt hại được căn cứ theo sản lượng thu hoạch của vụ thu
hoạch trong điều kiện sản xuất bình thường của vụ sản xuất liền kề trước đó
hoặc của vụ thu hoạch gần nhất sản xuất trong điều kiện bình thường trước
đó.
- Giảm 50% tiền thuê đất hàng năm đến năm thuế 2010 đối với diện tích đất
sản xuất nông nghiệp của đối tượng không thuộc diện được miễn tiền thuê đất
hướng dẫn tại điểm 3 Mục II Phần C Thông tư số 120/2005/TT-BTC (nay
được sửa đổi tại điểm 4 Mục VII Thông tư này) và diện tích đất sản xuất nông
nghiệp vượt hạn mức theo quy định của pháp luật đối với hộ nông dân, hộ
nông trường viên và hộ sản xuất nông nghiệp khác.
1.2. Các Chương trình phát triển có liên quan.
1.2.1. Các Chương trình phát triển
Theo Quyết định số 668/TTg ngày 22/8/1997 của Thủ tướng Chính
phủ về phương hướng, biện pháp giảm nhẹ thiên tai và những Chương trình
chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh ven biển miền Trung, tại điều 3:
Một số chương trình phát triển kinh tế chủ yếu, giảm nhẹ và hạn chế dần do
thiên tai gây ra có một số nội dung liên quan đến đầm phá
Các tuyến đê ven đầm phá phải chống đỡ được mức triều cao nhất
trong vụ hè thu và có biện pháp gia cố mặt mái, không để lũ tàn phá khi đê bị
ngập.
- Về phát triển thuỷ sản: Cùng với khai thác hải sản, cần tổ chức tốt
việc nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ đặc biệt là ở các đầm phá).
11



Tổ chức lại đời sống nhân dân ở các làng chài, trên các vùng đầm phá,
vùng dân cư ven biển chuyên về đánh bắt hải sản. Cần có kế hoạch, tạo điều
kiện để tất cả các hộ ngư dân định cư trên bờ, chấm dứt tình trạng "du cư"
trên đầm, phá... và có kế hoạch đầu tư cải tạo, xây dựng nâng cấp các cảng cá,
dịch vụ nghề cá nhằm tạo điều kiện cho tầu thuyền của ngư dân hoạt động
đánh bắt và tiêu thụ sản phẩm.
- Về du lịch: Cần tập trung xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cho
cả khu vực duyên hải miền Trung và cho từng tỉnh. Gắn liền việc khai thác
các di sản văn hoá dân tộc trong vùng phục vụ du lịch với việc duy tu, tôn tạo
các di sản này. Chú ý phát triển du lịch ven biển, du lịch sinh thái, đặc biệt là
du lịch đầm phá - một thế mạnh đặc thù của miền Trung. Ngoài việc phát
triển cơ sở hạ tầng cho ngành du lịch như khách sạn, bãi tắm, khu vui chơi...
cần chú ý phát triển hệ thống dịch vụ để kéo dài ngày ở của khách du lịch và
tăng thu từ du lịch cho các ngành sản xuất khác. Có quy định cụ thể và tổ
chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc.
Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
31/7/1998 về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Quyết định số 131/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày
16/7/2004 về Phê duyệt Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản
đến năm 2010, mặc dù không đề cập trực tiếp đến đầm phá nhưng trong mục
tiêu của Chương trình nhằm Phục hồi nguồn lợi thuỷ sản vùng biển ven bờ,
các sông, hồ chứa và các vùng đất ngập nước nhằm phát triển thủy sản bền
vững.
Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010
Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/07/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình
phát triển KTXH các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng

sâu vùng xa giai đoạn 1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư
của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo
vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn
2006-2010.
12


Quyết định 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và
hải đảo, trong đó có nhiều xã liên qua đến đầm phá.
Căn cứ Thông tư số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày 20/8/2007
của liên bộ: Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội về Hướng dẫn cơ
chế quản lý tài chính đối với một số dự án của Chương trình mục tiêu quốc
gia giảm nghèo;
Chỉ thị số 02/2007/CT-BTS ngày 15/6/2007 của Bộ Thuỷ sản trước
đây, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường quản lý
nghề cá nội địa, trong đó nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị trong ngành, các
Sở thuỷ sản
a) Tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02
tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng
chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản.
b) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý
vùng khai thác thuỷ sản ở sông, hồ, đầm phá và các vùng nước tự nhiên khác
thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; quy hoạch các khu vực khai thác, nuôi trồng
thuỷ sản; chỉ đạo các đơn vị chức năng thực hiện nhanh các thủ tục về cấp
quyền sử dụng đất, mặt nước cho nhân dân yên tâm đầu tư lâu dài, phát triển
nuôi trồng thuỷ sản ở vùng nước nội địa.
c) Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên sông, hồ, đầm, phá và
các vùng nước tự nhiên nội địa và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
thuỷ sản đối với các hành vi khai thác thuỷ sản trái phép, huỷ hoại nguồn lợi

và môi trường thuỷ sản. Xử phạt nghiêm những hành vi sử dụng thuốc nổ,
xung điện, hoá chất để đánh bắt thuỷ sản; đánh bắt các loại cá con chưa
trưởng thành.
d) Tăng cường quản lý việc nuôi lồng bè trên các sông, hồ, đầm phá
không để xảy ra ô nhiễm môi trường, cần có biện pháp quản lý, quy hoạch
khu vực nuôi hợp lý, không làm cản trở giao thông đường thuỷ nội địa, ô
nhiễm môi trường.
đ) Tổ chức thực thi việc cấp Giấy phép khai thác thuỷ sản theo thẩm
quyền đối với cả các loại tàu cá thuộc diện phải có giấy phép khai thác thuỷ
sản; và quản lý tốt các tàu cá khai thác thuỷ sản trên sông, hồ, đầm, phá.
13


e) Tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho ngư dân hiểu biết các kiến
thức về pháp luật và kỹ thuật về khai thác, nuôi trồng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản nội địa.
g) Quản lý nghề cá nội địa với sự tham gia của cộng đồng; phải gắn
trách nhiệm cuả người dân trong việc khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và
bảo vệ môi trường. Hướng dẫn người dân thành lập Hợp tác xã, tổ nhóm, hội
và giao phối hợp với chính quyền địa phương quản lý việc khai thác, nuôi
trồn thuỷ sản trên sông, hồ, đầm, phá.
1.2.2. Các chính sách có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển ngành
thuỷ sản:
- Đảng và Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết, Quyết dịnh

quan trọng chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng
thuỷ sản, đó là:
- Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2000 của Chính
phủ về một số chủ trương và chính sách về chuyển dich cơ cấu kinh tế và tiêu
thụ sản pham nông nghiệp.

- Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Chính phủ về kinh tế trang trại.
- Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Chương trình phát triển NTTS 1999-2010.
- Quyết định số 103/2000/QĐ-TTG ngày 25 tháng 8 năm 2000 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ
sản.
- Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Thủ
tướng Chníh phủ phê duyệt Chương trình phát triển giống thuỷ sản
- Quyết định số 126/2005/QĐ-TTG ngày 1 tháng 6 năm 2005 của Thủ
tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng
thuỷ sản trên biển và hải đảo.
UBND các tỉnh vùng ĐP đã cụ thể hoá các luật: Luật đất đai, Luật
khuyến khích đầu tư trong nước, các Nghị quyết của Chính phủ, các Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ... để cụ thể hoá thành các chính sách khuyến
khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương và khuyến khích đầu tư
nuôi trồng thuỷ sản...
14


- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp.
- Ban hành cơ chế tài chính thực hiện Chương trình phát triển cơ sở hạ
tầng nuôi trồng thuỷ sản và cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Qui định mức giá cho thuê đất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, ban
hành qui định cho thuê đất vùng triều, đất đầm nuôi trồng thuỷ hải sản ven
siông, ven biển.
- Qui định về một số chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh
tế nông nghiệp (Bình Định, Thừa Thiên Huế), Chính sách khuyến khích đầu
tư (Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên), Qui định cơ chế khuyến khích hỗ trợ
nuôi nước ngọt (Quảng Nam), Chính sách hỗ trợ đầu tư, phát triển nuôi trồng

thuỷ sản và sản xuất giống thuỷ sản (Quảng Ngãi, Quảng Nam), Chính sách
ưu đãi đầu tư đối với kinh tế trang trại (Quảng Nam)
- Qui định về chính sách giao đất, cho thuê đất, khuyến khích sử dụng
đất trống, đồi núi trọc, mặt nước eo vịnh đầm phá, đất hoang hoá ven biển,
ven phá vào mục đích sản xuất nông, lâm ngư nghiệp (Ninh Thuận, Thừa
Thiên-Huế)
- Ban hành Qui định về chính sách trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức và thu hút cán bộ công chức có trình độ, năng lực (Bình Định).
Một số huyện, căn cứ chính sách khuyến khích phát triên nông lâm ngư
nghiệp của tỉnh cung cụ thể hoá va trong thẩm quyền cung ban hành các chính
sách cụ thể khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản, khuyến khích hỗ trợ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các quyết định, các chính sách ưu đãi, khuyến khích của các tỉnh đã
thúc đẩy xây dựng hạ tầng nuôi trồng thủy sản, hạ tầng giống thuỷ sản, thu
hút đầu tư, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phàn đẩy mạnh phát
triển nuôi trồng thuỷ sản.
1.2.3. Các chính sách liên quan đến quản lý vùng đất ngập nước trong
đó bao gồm hệ sinh thái đất ngập nước đầm phá ở miền Trung
Các HST ĐNN ven biển phân bố rộng khắp vùng bờ biển Việt Nam
bao gồm các khu vực cửa sông, bãi triều và các vùng đầm phá, các đầm phá
cũng tập trung ở vùng bờ biển miền Trung (từ Huế đến Ninh Thuận). Trong
khuôn khổ báo cáo này chỉ đề cập đến HST ĐNN đầm phá ở miền Trung; Các
15


đầm phá ở Việt Nam tập trung ở dải ven biển miền Trung từ Thừa Thiên Huế
đến Ninh Thuận gồm 12 đầm phá (Tam Giang-Cầu Hai, Lăng Cô, Trường
Giang, An Khê, Nước Mặn, Trà Ổ, Nước Ngọt, Thị Nại, Cù Mông, Ô Loan,
Thủy Triều). Tổng diện tích của 12 đầm phá này khoảng 447,7 km2. Trong
đó, lớn nhất là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai dài trên 67 km, diện tích

khoảng 216 km2; nhỏ nhất là đầm Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi rộng 2,8 km2. Về
mặt ĐDSH và các chức năng sinh thái của Công ước Ramsar đã có 5 đầm phá
ven biển nằm trong các vùng ĐNN quan trọng của Việt Nam, đó là đầm Ô
Loan (Phú Yên), Đề Gi (Bình Định), Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), Đầm Nại
(Ninh Thuận) và đầm Thị Nại (Bình Định).
Văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay về ĐNN là Nghị định số
109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về bảo tồn và phát triển bền
vững ĐNN Việt Nam. Ngoài Nghị định số 109 nói trên, các văn bản pháp luật
liên quan đến các khía cạnh về ĐNN như:
Bảng: Danh sách vùng đất ngập nước là đầm phá ven biển
STT

Tên đầm phá

Tỉnh

Diện
tích

Đặc điểm

1.

Phá Tam Giang

Thừa Thiên Huế

8000

Đầm phá ven biển.


2.

Đầm Cầu Hai

Thừa Thiên Huế

12000

Đầm phá ven biển.

3.

Đầm Trà ổ

Bình Định

1600

Đầm phá ven biển

4.

Đầm Đề Gi

Bình Định

600

Đầm phá ven biển


5.

Đầm Thị Nại

Bình Định

5000

Đầm phá ven biển

6.

Đầm Cù Mông

Phú Yên

3000

Đầm phá ven biển

7.

Đầm Ô Loan

Phú Yên

1570

Đầm phá ven biển


8.

Đầm Nại

Ninh Thuận

700

Đầm phá ven biển

Nguồn: Báo cáo Đánh giá liên ngành chính sách, pháp luật và thể chế quản lý đất ngập nước ở Việt Nam

+ Nghị định của Chính phủ số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm
2003 về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước đã phân công,
phân cấp về điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước một cách cụ thể theo
chuyên ngành như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch tổng thể về điều tra cơ
bản, nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường các vùng đất ngập nước
trên phạm vi cả nước; chủ trì việc điều tra, nghiên cứu các vùng đất ngập
16


nước có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia liên quan đến nhiều ngành và nằm
trên địa bàn nhiều tỉnh.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản tổ chức điều
tra, nghiên cứu các vùng đất ngập nước có tính chất chuyên ngành có tầm
quan trọng quốc tế, quốc gia và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh.
- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chủ trì điều tra nghiên cứu các vùng đất ngập nước không thuộc diện nêu trên.

Trên cơ sở đó các kết quả nghiên cứu và quản lý ĐNN phần lớn sẽ nằm
rải rác ở các cơ quan chủ quản hoặc cơ quan có liên quan cùng phối hợp thực
hiện. Đây là một thách thức lớn trong việc thu thập, lưu giữ và quản lý thông
tin tư liệu về ĐNN hiện nay ở Việt Nam.
+ Thông tư số 18/2004/TT-BTNMT ngày 23/08/2004 về hướng dẫn
thực hiện nghị định 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 về bảo tồn phát triển
bền vững các vùng đất ngập nước.
+ Quyết định số 04/2004/QĐ-BTNMT ngày 05/04/2004 về phê duyệt
kế hoạch kế hoạch hành động về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất
ngập nước giai đoạn 2004-2010.
1.3. Các chính sách ở cấp địa phương:
Đầm phá mang một hệ sinh thái đặc trưng, vì vậy các đầm phá đều
mang trên mình nó lợi ích của nhiều ngành kinh tế khác nhau: du lịch, nông
nghiệp, thuỷ sản, giao thông vận tải, tài nguyên môi trường. Do vậy các tỉnh
vùng ĐPVB đã ban hành một số luật pháp, chính sách, cơ chế quản lý kinh tế,
tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản
nói chung và vùng đầm phá ven biển nói riêng. Mỗi chính sách phát triển thuỷ
sản của các tỉnh vùng ĐPVB ban hành phải hướng vào tác động, điều chỉnh
một số mặt của hoạt động kinh tế trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh thuỷ sản nói chung và tại các vùng đầm phá ven biển nói riêng.
Việc phân nhóm và phân loại chính sách tác động đến các hoạt động sản xuất
thuỷ sản vùng đầm phá chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt lý thuyết. Trên thực
tiễn, mỗi chính sách có thể tác động đến một hoặc nhiều mục tiêu riêng lẻ
khác nhau, tác động đến nhiều lĩnh vực làm ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực
tiếp đến mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh thuỷ sản vùng đầm phá
ven biển. Các chính sách ở cấp vĩ mô trên là cơ sở để các địa phương triển
17


khai các chính sách cụ thể cho địa phương mình. Sau đây là các chính sách

phát triển thuỷ sản liên quan đến phát triển thuỷ sản của các tỉnh vùng ĐPVB
và các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các xã bãi ngang thuộc thuộc
vùng ĐPVB.
1.3.1. Các chính sách phát triển thuỷ sản Thừa Thiên Huế
- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 15 tháng 6 năm 2007 về Chương trình
hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá X)
về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến năm
2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15/9/2007 của UBND tỉnh về
việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị Quyết số 06- NQ/TU
ngày 15/6/2007 của Tỉnh ủy khóa XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá
tỉnh Thừa Thiên Huế từ nay đến 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 1886/QĐ-UBND ngày 15/8/2006 của Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt dự án Qui hoạch, bố trí ổn định
dân cư tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm
2015.
- Quyết định số 257/2003/QĐ-TTg ngày 03/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã
ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
- Quyết định số 162/QĐ-UB ngày 21 tháng 01 năm 2008 về việc phê
duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Tái định cư, xoá đói giảm nghèo dân
thuỷ diện ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 - 2009
- Tờ trình số 10/TTr - NNPTNT ngày 04/01/2008 về việc phê duyệt Kế
hoạch Chương trình Tái định cư, xoá đói giảm nghèo dân thuỷ diện vùng đầm
phá và ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2008 - 2009,
- Quyết định số 2093/QĐ-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2007 của Ủy
ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc ban hành Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 06 -NQ/TU ngày 15 tháng 6 năm 2007 của
Tỉnh uỷ khoá XIII về phát triển kinh tế biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế
từ nay đến năm 2010 tầm nhìn đến năm 2020.

Quyết định số 163/QĐ-UBND ngày 21/01/2008 của Uỷ Ban Nhân
Dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình
18


tái định cư, xoá đói giảm nghèo dân thuỷ diện ven biển và đầm phá tỉnh Thừa
Thiên Huế năm 2008 – 2009.
- Năm 2008: Tập trung định cư và xóa nhà tạm cho 500 hộ dân thuỷ diện
của 5 huyện. Trong đó: Huyện Phong Điền 65 hộ, huyện Hương Trà 26 hộ,
huyện Quảng Điền 120 hộ, huyện Phú Vang 141 hộ và huyện Phú Lộc 148 hộ.
- Năm 2009: Tập trung định cư và xóa nhà tạm cho 400 hộ dân thuỷ diện
còn lại của hai huyện Phú Vang và Phú Lộc.
Trong đó: Huyện Phú vang 80 hộ và Phú Lộc 320 hộ.
TT
1
2
3
4
5

Huyện

Phong Điền
Hương Trà
Quảng Điền
Phú Vang
Phú Lộc
Chi phí quản lý
Toàn vùng


Số xã

Tổng số
Hộ

Khẩu

Kế hoạch
Năm 2008
Năm 2009
Hộ
Vốn
Hộ
Vốn

4
1
5
10
7

65
26
120
221
468

332
107
487

1078
2101

65
26
120
141
148

27

900

4.105

500

1.362
685
9.676
5.787
2.190
370
20. 070

80
320
400

3.584

18.036
296
21. 916

Mục tiêu đến năm 2010 cơ bản không còn hộ dân thuỷ diện sống lênh đênh
trên vùng đầm phá, ven biển của 5 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà,
Phú Vang và Phú Lộc; thực hiện xóa nhà tạm cho các hộ nghèo, từng bước tạo
điều kiện ổn định sản xuất và đời sống; góp phần xoá đói giảm nghèo, giữ vững
an ninh, quốc phòng.
1.3.2. Các chính sách phát triển thuỷ sản Quảng Nam
- Nghị quyết 25/2001/NQ-HĐND ngày 28/6/2001 của Hội đồng nhân dân
tỉnh về phát triển kinh tế thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn
2002-2006.
Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 30/8/2002 của
Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
nông thôn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2002 - 2005 & định hướng đến 2010.
Quyết định 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/08/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế
trọng điểm miền Trung đến năm 2010.
Quyết định 2855/QĐ-UBND ngày 12/09/2007 về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Quảng
Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
19


Quyết định 139/QĐ-UBND ngày 16/01/2006 của UBND tỉnh
về việc ban hành qui định về hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản nước
ngọt trên địa bàn tỉnh.
Nghị quyết số 82/2007/NQ-HĐND này 25/04/2007 của Hội

đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục phát triển kinh tế thuỷ sản Quảng Nam giai
đoạn 2007-2010.
Quyết định số 39/2003/QĐ-UB ngày 05/05/2003 về Bố trí lịch
thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2003 và những năm tiếp trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam.
Quyết định số 60/2003/QĐ-UB ngày 16/06/2003 về Ban hành
quy định quản lý Quy hoạch chi tiết nuôi tôm nước lợ ở các huyện, thị xã ven
biển tỉnh Quảng Nam đến năm 2010.
1.3.3. Các chính sách phát triển thuỷ sản Quảng Ngãi.
+ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XVII,
nhiệm kỳ 2006 - 2010, trong đó xác định nhiệm vụ phát triển toàn diện ngành
thuỷ sản là 01 trong 08 chương trình trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2006 –
2010.
+ Nghị quyết của HĐND tỉnh về phương hướng phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010.
+ Nghị Quyết 04 về phát triển kinh tế thuỷ sản Quảng Ngãi mà trọng
tâm là nuôi tôm5 để hình thành một ngành kinh tế mũi nhọn có tính đột phá đã
thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại địa phương.
+ Quyết định số 04/2005/QĐ-TTg ngày 06/01/2005 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010.
+ Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu Kinh tế
Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi;
+ Quyết định số 3479/QĐ-UB ngày 11/12/2002 của Chủ tịch UBND
tỉnh về việc phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể nuôi trồng thuỷ sản tỉnh
Quảng Ngãi đến năm 2010;
5

Tài liệu đã dẫn Nghị quyết tỉnh


20


+ Quyết định 694/2004/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi
ngày 13 tháng 4 năm 2004 về phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện
Chương trình phát triển kinh tế thuỷ sản năm 2004 - 2005.
+ Quyết định số 110/2005/QĐ-UBND ngày 16/9/2005 của UBND tỉnh
Quảng Ngãi về ban hành quy chế quản lý giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi trong đó đã nêu rõ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống
thuỷ sản, việc di chuyển giống và xuất nhập khẩu giống đến vấn đề khảo
nghiệm giống thuỷ sản.
+ Quyết định số 97/2003/QĐ-UB ngày 21 tháng 5 năm 2006 của
UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Quy định chính sách ưu đãi đầu tư
nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh, đã quy định cụ thể mức hỗ trợ đầu tư từ
ngân sách Nhà nước 15 – 40%. Đối với trại giống, chưa được cụ thể hoá đối
với các giống thuỷ sản khác, mà tập trung nhiều vào các trại giống tôm.
+ Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 10/4/2006 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc bãi bỏ một số quy định trái pháp luật tại Khoản 3 Điều 1 đã
bãi bỏ Điều 9 của Quyết định 97 với nội dung Ưu dãi về tiền thuê đất. Hoàn
toàn phù hợp với Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính
phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
+ Quyết định số 1480/QĐ-UBND ngày 04/09/2008 về việc Phê duyệt
Quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu du lịch và phim trường Vina
Universal huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi rộng gần 3.000 ha gồm toàn bộ
mặt nước đầm An Khê và một phần đầm Sa Huỳnh.
+ Sở Thuỷ sản đã có công văn về khuyến cáo thời vụ nuôi tôm năm
2006 nhằm xây dựng lịch thời vụ và mật độ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh (số
343/TS ngày 28/22/2005).
+ Văn bản số 519/UB ngày 22/3/2004 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về

việc kiểm soát quản lý nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh;
+ Sở Thuỷ sản đã có Công văn số 358/TS ngày 12/12/2005 về việc xác
định, đăng ký vùng nuôi tôm chân trắng trên địa bàn xã năm 2006.
1.3.4. Chính sách phát triển thuỷ sản tỉnh Bình Định:
- Quyết định số 34/2000/QĐ-UB ngày 22/03/2000 phê duyệt Đề án
phát triển nuôi tôm theo hướng thâm canh công nghiệp giai đoạn 2000-2010.

21


- Quyết định số 45/QĐ-UB ngày 15/02/2002 về ban hành chính sách
chuyển đổi đất, mặt nước và cát ven biển sang nuôi tôm.
- Quyết định số 354/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển
và hải đảo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Định
giai đoạn 2006-2010 (trong đó có huyện ven đầm phá như huyện Tuy Phước
có 4 xã; huyện Phù Cát có 5 xã; huyện Phù Mỹ có 6 xã).
Các chính sách và đề án đã đã tạo cơ sở pháp lý cho ngành thuỷ sản
tiến hành các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tôm tập trung
(như đê bao, hệ thống cấp thóat nước...), hình thành một số vùng nuôi tôm
công nghiệp có năng suất và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, công tác chuyển giao
các thành tựu khoa học công nghệ đến các vùng đầm phá ngày càng được
tăng cường. Nghề nuôi tôm sú tại đầm đã có từ lâu đời với hình thức quảng
canh là chủ yếu, nhờ công tác chuyển giao khoa học công nghệ, đến năm năm
2006 tỷ lệ diện tích nuôi bán thâm canh, thâm canh vùng ĐP đã tăng chiếm
khoảng 30% tổng DT. Tuy nhiên, do tình hình bệnh tôm, đến nay tỷ lệ diện
tích nuôi tôm hình thức bán thâm canh, thâm canh giảm và chuyển hướng
sang nuôi các đối tượng thủy sản khác: nuôi cua, cá măng biển, cá dìa, cá rô
phi đơn tính, hàu...
UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định: “Phê duyệt Điều chỉnh, bổ

sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản Bình Định đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020”. Quy hoạch xác định: “Tiếp tục phát triển nuôi
trồng thủy sản trên cả 3 thủy vực: nước lợ, nước ngọt, và biển theo hướng bền
vững, đa dạng đối tượng nuôi trồng... Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đến
năm 2010 đạt 6.310 ha, đến năm 2020 đạt 7.800 ha”.
Quyết định số 758/QĐ-UBND ngày 31/10/2006 của UBND tỉnh Bình
Định về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giảm nghèo và giải
quyết việc làm của tỉnh giai đoạn 2006-2010.
Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 09/06/2008 của UBND tỉnh Bình
Định Về việc phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã
đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc Chương trình
mục tiêu Quốc gia giảm nghèo tỉnh Bình Định giai đoạn 2006-2010

22


Tỉnh Bình Định có 20 xã bãi ngang, ven biển, hải đảo được Chính phủ
công nhận xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển, hải đảo giai đoạn 2005-2010
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu. Trong đó năm 2005 Chính phủ
công nhận 13 xã, đến năm 2007 công nhận bổ sung thêm 7 xã. (Gồm: Thành
phố Quy Nhơn có 4 xã; Huyện Tuy Phước có 4 xã; huyện Phù Cát có 5 xã;
huyện Phù Mỹ có 6 xã; huyện Hoài Nhơn có 1 xã)
1.3.5. Chính sách phát triển thuỷ sản Phú Yên:
+ Quyết định số 2265/2000/QĐ-UB ngày 12 tháng 09 năm 2000 của UBND
tỉnh về phê duyệt Dự án nuôi tôm công nghiệp Bàn Thạch.
+ Quyết định số 2266/2000/QĐ-UB ngày 12 tháng 09 năm 2000 của UBND
tỉnh về Dự án nuôi tôm công nghiệp Sông Cầu.
+ Quyết định số 3062/2001/QĐ-UB ngày 19 tháng 10 năm 2001 của UBND
tỉnh về Dự án khu sản xuất giống Xuân Hải.
+ Quyết định số 2265/2005/QĐ-UB ngày 24 tháng 01 năm 2005 của UBND

tỉnh về Dự án cơ sở hạ tầng và chỉnh trang vùng NTTS đầm Ô Loan.
+ Quyết định số 3567/2002/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 2002 của UBND
tỉnh về hiệu chỉnh bổ sung Quy hoạch NTTS đến năm 2010 và định hướng
đến 2020.
1.3.6. Các chính sách phát triển thuỷ sản Ninh Thuận:
+ Quyết định số 104/2002/QĐ-UB ngày 10/10/2002 của UBND tỉnh về phê
duyệt Chương trình đầu tư phát triển thuỷ sản giai đoạn 2002-2005.
+ Quyết định số 5298/QĐ-UB ngày 22/04/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh
Ninh Thuận về phê duyệt Dự án giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo
cho ngư dân ven đầm Nại huyện Ninh Hải.
+ Chỉ thị số 36/2004/CT-UB ngày 16/09/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc quản lý môi trường thuỷ sản theo chế liên ngành tại khu vực
đầm Nại huyện Ninh Hải.
+ Chỉ thị số 21/2005/CT-UB ngày 24/05/2005 của Chủ tích UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc cấp sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các
phương pháp có tính huỷ diệt để khai thác thuỷ sản.
+ Quyết định số 328/2005/QĐ-UB ngày 16/09/2005 của UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc ban hành qui chế quản lý một số lĩnh vực trong NTTS trên địa
bàn tỉnh Ninh Thuận.
23


+ Công văn số 328/2005/CV-KT ngày 17/10/2005 của UBND tỉnh Ninh
Thuận về việc tạm thời công bố vùng trồng rong sụn và nuôi ốc hương trên
địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Tóm lại, trong những năm vừa qua, các tỉnh đã ban hành nhiều văn bản
pháp luật, chính sách, quy định tạo môi trường luật pháp và chính sách thuận
lợi, cơ bản phù hợp với thực tiễn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
thuỷ sản nói chung và vùng ĐPVB nói riêng. Tuy nhiên, cũng còn một số văn
bản pháp luật chính sách và quy định còn ít nhiều cản trở, tác động tiêu cực

đến hoạt động kinh doanh thuỷ sản, cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh
cho phù hợp với thực tiễn nhằm tạo lập môi trường thuận lợi, thúc đẩy thuỷ
sản phát triển ở các ở các vùng ĐPVB nói riêng và thuỷ sản các tỉnh vùng
ĐPVB nói chung.
2. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến phát triển NTTS vùng ĐPVB
2.1. Đánh giá mức độ phù hợp các chính sách phát triển thuỷ sản đối với
vùng Nghiên đầm phá ven biển:
Nghiên cứu về đánh giá ảnh hưởng của chính sách là một trong những
lĩnh vực rất phức tạp vì tính 2 mặt tích cực và tiêu cực đan xen nhau và rất
khó đo lường (lượng hóa) một cách cụ thể các ảnh hưởng của từng chính
sách, vì trong cùng một thời gian kết quả thu được thường là ảnh hưởng của
các chính sách khác nhau (tính phù hợp của chính sách). Tuy nhiên, để có thể
khái quát tác động các văn bản và chính sách tác động đến hoạt động sản xuất
kinh doanh thuỷ sản vùng đầm phá nói riêng và thuỷ sản nói chung. Những
chính sách chúng tôi chọn là những chính sách có trong Bảng 1. Theo kết quả
điều tra khảo sát sơ bộ của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản (đối tượng
điều tra là cán bộ lãnh đạo Sở thuỷ sản trước đây và lãnh đạo quản lý cấp cơ
sở tại các tỉnh vùng đầm phá), kết quả đánh giá của cán bộ lãnh đạo các địa
phương về tác động của một số các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến
phát triển thuỷ sản nói chung và vùng ĐPVB nói riêng.
Theo kết quả điều tra khảo sát của Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản tại
vùng ĐPVB (đối tượng điều tra là lãnh được phỏng vấn) có kết quả như sau:
Bảng 1: Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển thuỷ sản hiện
hành
Tên văn bản

Không
thúc
24



nhưng

Vừa
phải

Mạnh
mẽ

Rất
mạnh


đẩy
Nghị Quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000
19,2
Quyết định 10/2006/QĐ-TTg ngày 26/01/2006
Quyết định 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999
10,7
QuyÕt ®Þnh 132/2001/Q§-TTg ngµy 07/09/2001
16
Quyết định 80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002
34,6
Nguồn: Điều tra của Viện KT & QHTS năm 2007

rất ít
26,9
50
10,7
24

23,1

mẽ
42,3
33,3
46,4
40
26,9

11,5
16,7
28,6
12
11,5

3,6
8
3,8

Đối với nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 cho thấy 11,5%
cho rằng Nghị quyết đã có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động NTTS vùng
ĐP, có 42,3% cho rằng có tác dụng vừa phải và chỉ 19,2% cho rằng nghị
quyết này không thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh vùng đầm phá.
Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 26/01/2006 của Thủ tướng chính phủ
về Quy hoạch Tổng thể phát triển ngành thuỷ sản có tác động vừa phải đến
hoạt động NTTS vùng ĐP là 33,3%, trong khi lại có đến 50% quyết định này
có tác dụng nhưng chỉ ở mức độ rất ít đối với thuỷ sản vùng ĐP.
Đối với Quyết định 224/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 thì Có 46,6% ý kiến
đánh giá về tác động của các chính sách là vừa phải, có 28,6% ý kiến đánh giá
tác động mạnh mẽ về mặt hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi cho các đầm

phá. Quyết định số 28/2005/QĐ-BTS ngày 18/10/2005 về quy định tạm thời
về nguyên tắc phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương, đơn vị kế
hoạch 2006-2010 thực hiện dự án thuộc chương trình phát triển nuôi trồng
thuỷ sản, chương trình phát triển giống thuỷ sản quy định:
Công trình hạ tầng vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung bao gồm vùng
nuôi trồng thuỷ sản và vùng chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản được hỗ trợ
đầu tư từ NSTW bao gồm: Đê bao, cống cấp, thoát nước, kênh cấp thoát
nước, trạm bơm cấp, thoát nước, công trình xử lý môi trường (khu chứa xử lý
nước cấp, khu chứa xử lý nước thải) đầu mối, đường giao thông, đường điện
vào vùng dự án, khu kiểm nghiệm, thiết bị kiểm nghiệm, kiểm dịch thuỷ sản.
Quyết định 132/QĐ-TTg ngày 07/09/2001 về cơ chế tài chính thực hiện
chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng vùng nuôi
trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn quy định:
Nhà nước dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng không
(0%) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để vay thực hiện các dự
án về phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy
sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi này
được cân đối chung trong nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
25


×