Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Thực trạng và giải pháp tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.79 KB, 28 trang )

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Mục lục

Page 1


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tồn tại và phát triển các
quốc gia đều tích cực giao thương, trao đổi hàng hoá với nhau. Trong đó hoạt động nhập
khẩu ngày càng có vai trò quan trọng, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt
Nam, nó chính là chiếc cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với thị trường thế
giới.
Ngày nay việc kí kết và thực hiện hợp đồng thường được các doanh nghiệp thực hiện
theo một trình tự để đơn giản hoá và hiệu quả hơn. Đây là công việc phức tạp, nó đòi hỏi
phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đòi hỏi sự phân bổ các nguồn lực của đơn vị kinh
doanh một cách hợp lý, hơn nửa là đảm bảo quyền lợi quốc gia và uy tín kinh doanh của
doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện hợp đồng, đơn vj kinh doanh
phải cố gắng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả, lợi nhuận của toàn bộ nghiệp vụ giao
dịch. Trên thực tế, do quy mô từng công ty, các tiềm lực, vấn đề thị trường, mùa vụ, các
yếu tố khách quan...đều ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu,
thực hiện có hiệu quả các hợp đồng đó, kiểm soát được tiến trình thực hiện từng hợp
đồng là vấn một đề lớn.
Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện
tốt quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bởi đây là cơ sở pháp lý để xác định quyền và
nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ giải quyết tranh chấp khiếu nại – một vấn đề mà trong
hoạt động thương mại quốc tế khó tránh khỏi.



Page 2


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU VÀ TỎ
CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
1. Khái quát về hợp đồng nhập khẩu
a.Khái niệm: Hợp đồng nhập khẩu là văn bản được kí kết giữa thương nhân của một nước
(Việt Nam) và thương nhân nước ngoài (quốc tịch ngoại quốc) tham gia trao đổi mua bán
hàng hoá. Theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu bên mua một lượng tài
sản được gọi là hàng hoá và bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán.
b.Vai trò: Thực hiện hợp đồng là thực hiện trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng.
Điều cốt lõi của hợp đồng nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các bên kí kết,thoả thuận viết
làm nên hợp đồng văn bản. Ở Việt Nam, hình thức duy nhất hợp pháp đối với hợp đồng
nhập khẩu là văn bản. Hợp đồng văn bản là hợp đồng có chữ ký của hai bên mua và bán,
thư từ, điện tín, điện chữ (fax) trao đổi giữa các bên như bán chào hàng, chấp nhận chào
hàng và xác nhận đơn đặt hàng.
c.Phân loại: Hợp đồng nhập khẩu được phân làm 2 loại:
- Hợp đồng nhập khẩu trực tiếp: Doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu đứng ra kí kết
hợp đồng nhập khẩu một loại hàng hoá nhất định nào đó để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
sản xuất của doanh nghiệp. Mọi chi phí do doanh nghiệp chịu.
- Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác: Doanh nghiệp ngoại thương dưới danh nghĩa của mình kí
kết hợp đồng nhập khẩu với nhà cung cấp nước ngoài mua một hoặc một số hàng hoá
nhất định , những hàng hoá này không dùng để sản xuất kinh doanh cho công ty, mà là
cho một đơn vị đặt hàng nào khác nhờ nhập khẩu hộ. Chi phí cho quá trình nhập khẩu

Page 3



THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
này sẽ do bên đặt uỷ thác chịu, đơn vị nhập khẩu chỉ nhận được thù lao gọi là hoa hồng
do bên đặt uỷ thác trả.

2. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu:
Sau khi hợp đồng được kí kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải tổ chức thực hiện
hợp đồng đó. Đây là một công việc khó khăn và phức tạp, chính vì vậy đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một quy trình nhất định, rõ ràng. Điều này giúp cho doanh nghiệp tránh
được những rủi ro không đáng có.
Dưới đây là quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu thường được các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu áp dụng:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Xin giấy phép nhập khẩu
Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán
Thuê tàu, lưu cước phí
Mua bảo hiểm
Làm thủ tục hải quan

Nhận hàng tại tàu chở hàng
Kiểm tra hàng hoá
Giao hàng cho đơn vị đặt hàng nhập khẩu (nếu có)
Làm thủ tục thanh toán
Khiếu nại (nếu có)

1/ XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU
Giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập khẩu. Với
mỗi mặt hàng cụ thể, ở từng thời điểm cụ thể, sẽ phải tuân theo những quy định cụ thể
của Nhà nước/cơ quan hữu trách về giấy phép/ thủ tục nhập khẩu. Chính vì vậy sau khi kí

Page 4


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
kết hợp đồng nhập khẩu, doanh nghiệp phải xin giấy phép nhập khẩu để thực hiện hợp
đồng đó.
Hồ sơ xin giấy phép bao gồm:
-

Hợp đồng nhập khẩu.
Phiếu hạn ngạch ( nếu hàng thuộc diện quản lý bằng hạn ngạch).
Hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu đó là trường hợp nhập khẩu uỷ thác)…

Việc cấp giấy phép nhập khẩu được phân công như sau:
-

Bộ Thương Mại (các phòng cấp giấy phép) cấp những giấy phép nhập khẩu hàng


-

mậu dịch nếu hàng đó thuộc danh mục quản lý của nhà nước.
Tổng cục hải quan cấp giấy phép nhập khẩu hàng phi mậu dịch (hàng mẫu , quà
biếu,hàng triễn lãm).

Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ kinh doanh để nhập khẩu một hoặc một số mặt hàng
với một số nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thức vận tải và giao nhận tại
một cửa khẩu nhất định.
2/ THỰC HIỆN NHỮNG CÔNG VIỆC Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA KHÂU THANH
TOÁN
Có nhiều phương thức để thanh toán hợp đồng nhập khẩu:
A. MỞ L/C (LETTER OF CREDIT – THƯ TÍN DỤNG)

Khi hợp đồng nhập khẩu quy định phương thức thanh toán là L/C ( Letter of credit
– Thư tín dụng) thì một trong những công việc đầu tiên mà bên nhập khẩu phải làm để
thực hiện hợp đồng là mở L/C. Đây là phương thức được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Thư tín dụng (L/C) là một văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền
cho người xuất khẩu nếu họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán hợp lệ và phù hợp
với nội dung của L/C. Ngân hàng mở L/C được người mua phải trả một khoản thủ tục từ
Page 5


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
0,125% - 0,5% số tiền mở L/C, nếu người mua mở L/C thì người mua phải trả một
khoản thủ tục phí cho ngân hàng mở L/C và thường phải kí quỹ từ 20% - 25% số tiền L/C
tại ngân hàng mở L/C. Thanh toán tiền hằng bằng L/C là phương thức thanh toán đảm
bảo hợp lý, thuận tiện an toàn , hạn chế rủi ro cho cả bên mua và bên bán. Tuy nhiên, do
ngân hàng mở để cam kết trả tiền theo yêu cầu của người mua cho nên khi mở thư tín

dụng mở tại một ngân hàng nhất định và vào một thời gian nhất định.
Về thời gian mở L/C: Thông thường thì L/C được mở trước thời hạn giao hàng khoảng
20-25 ngày nếu như hợp đồng không quy định cụ thể. Nhưng để hợp đồng được chặt chẽ
thì trong hợp đồng người ta thường quy định cụ thể ngày mở L/C.
Căn cứ để mở L/C: Là điều khoản của hợp đồng nhập khẩu. Khi mở L/C công ty phải dựa
vào căn cứ này để điền vào phiếu in sẵn của ngân hàng để mở L/C gọi là “giấy xin mở tín
dụng nhập khẩu”.
Cách thức mở L/C tại Việt Nam: Để mở L/C các doanh nghiệp XNK phải tiến hành các
công việc sau:
-

Nộp hồ sơ và lập đơn xin mở L/C.
Ký quỹ để mở tài khoản thư tín dụng.
Thanh toán phí mở L/C.

Khi được ngân hàng thông báo đã mở L/C, nhà nhập khẩu phải liên hệ với ngân hàng để
kiểm tra các chi tiết của L/C có phù hợp với hợp đồng không, rồi nhờ ngân hàng chuyển
đến cho nhà xuất khẩu. Nếu có gì chưa thích hợp cần tu chỉnh, nhà nhập khẩu làm đơn
yêu cầu ngân hàng tu chỉnh L/C ( theo sự thống nhất với nhà xuất khẩu), trong đó có ghi
đầy đủ chi tiết cần tu chỉnh như kéo dài thời gian bốc xếp, vận chuyển, thay đổi cảng bốc,
kỳ hạn hiệu lực của L/C… Sau đó thông báo kết quả đã tu chỉnh.
B. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN KHÁC:

Page 6


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
-


Thanh toán bằng CAD (Cash Against Documents – trả tiền lấy chứng từ): Theo
phương thức này, nhà nhập khẩu cần tới Ngân hàng yêu cầu mở tài khoản tín thác

-

để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu
Thanh toán bằng TT trả trước (Telegraphic Transfer Remittance – điện chuyển
tiền): nhà nhập khẩu cần làm thủ tục chuyển tiền theo đúng qui định trong hợp

-

đồng.
Thanh toán bằng nhờ thu hoặc chuyển tiền trả sau: nhà nhập khẩu chờ người bán
giao hàng rồi mới tiến hành công việc của khâu thanh toán

3.THUÊ TÀU, LƯU CƯỚC PHÍ
Phần lớn hàng hoá giao dịch mua bán trên thị trường thế giới đều được thực hiện vận
chuyển bằng đường biển (chiếm khoảng 80% khối lượng hàng hoá trong buôn bán quốc
tế) bởi tính ưu việt của loại hình vận tải này. Đối với nhà nhập khẩu, nghiệp vụ thuê tàu
để vận chuyển hàng hoá chỉ phát sinh khi trong hợp đồng mua bán quy định nghĩa vụ này
thuộc về phía người mua (theo điều kiện giao hàng nhóm F và EXW).
Nhà nhập khẩu sẽ tiến hành nghiệp vụ thuê tàu dựa trên các căn cứ sau:
-

Những điều khoản của hợp đồng mua bán.
Đặc điểm của hàng hoá mua bán
Điều kiện vận tải.

Việc thuê tàu hay lưu cước phí đòi hỏi phải có kinh nghiệm nghiệp vụ, có thông tin về
tình hình thị trường thuê tàu, tinh thông các điều kiện thuê tàu. Vì thế trong thực tế đa số

các doanh nghiệp kinh doanh XNK thường uỷ thác việc thuê tàu, lưu cước cho một công
ty hàng hải. Nhà nhập khẩu căn cứ vào đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của doanh nghiệp cũng như đặ điểm vận chuyển của hàng hoá để lựa chọn hợp đồng uỷ
thác thích hợp. Hiện có hai loại hợp đồng uỷ thác thuê tàu là: Hợp đống uỷ thác thuê tàu
cả năm và hợp đồng uỷ thác thuê tàu chuyến.
Page 7


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
4. MUA BẢO HIỂM
Trong quá trình vận chuyển hàng hoá thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Để an toàn các
chủ hàng thường mua bảo hiểm cho hàng hoá của mình thông qua hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm có thể là hợp đồng bảo hiểm bao (Open policy) hoặc hợp đồng bảo
hiểm chuyến (Voyage policy). Hiện nay bảo hiểm hàng hoá bằng đường biển là loại bảo
hiểm phổ biến nhất trong hoạt động ngoại thương. Nhà nhập khẩu cần làm những công
việc sau:

Chọn điều kiện thích hợp để mua bảo hiểm:
Nhà nhập khẩu cần căn cứ vào đặc tính của hàng hoá, cách đóng gói, phương tiện vận
chuyển…để chọn điều kiện bảo hiểm thích hợp: đảm bảo an toàn cho hàng hoá và đạt
hiểu quả cao kinh tế.
Làm giấy yêu cầu bảo hiểm
Đóng phí bảo hiểm và lấy chứng thư bảo hiểm
Sau khi người bảo hiểm tính phí bảo hiểm, nhà nhập khẩu đóng phí bảo hiểm và nhận
chứng thư bảo hiểm theo yêu cầu.
5. LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN
Theo Luật Hải quan Việt Nam, thủ tục hải quan là “các công việc mà người làm thủ tục
hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan đối với
hàng hóa và phương tiện vận tải.”

 Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu thương mại

Page 8


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trình tự thực hiện:
-

Đối với cá nhân, tổ chức: Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất

-

trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
 Bước 1: cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ
khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra
thực tế hàng hóa.
 Bước 2: kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm
tra thực tế.
 Bước 3: thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “ Đã làm thủ tục hải quan”, trả
tờ khai cho người khai hải quan.
 Bước 4: Phúc tập hồ sơ.

Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ:
a) Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
b) Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đươn hợp

đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hóa nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6
Thông tư này); hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu ủy thác): 01 bản sao;
c) Hóa đơn thương mại (trừ hàng hóa nêu tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này): 01
bản chính;
d) Vận tải đơn (trừ hàng hóa nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hóa mua
bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp
từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered;
e) Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các
chứng từ sau:
 Bản kê khai chi tiết đối với hàng hóa có nhiều chủng loại: 01 bản chính
hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax,… theo quy định
pháp luật;

Page 9


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra, giấy thông báo
kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật kiểm định chất lượng, của cơ quan vệ
sinh an toàn thực phẩm… đối với hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm hàng

hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, …: nộp 01 bản chính;
 Chứng thư giám định đối với hàng hóa được thông quan trên cơ sở giám
định: 01 bản chính;
 Tờ khai trị giá hàng NK đối với hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị
giá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21/5/2008 về
việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa XNK và hướng dẫn khai

báo: 02 bản chính;
 Giấy phép NK đối với hàng hóa phải có giấy phép NK theo quy định pháp
luật: 01 bản (chính nếu NK 1 lần hoặc bản sao khi NK nhiều lần và phải
xuất trình bản chính để đối chiếu);
 Trường hợp chủ hàng có yêu cầu dược hưởng thuế suất thuế NK ưu đãi đặc
biệt: nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và 01 bản
sao thứ 3;
 Nếu hàng hóa NK có tổng trị giá lô hàng (FOB) không vượt quá 200 USD

-

thì không phải nộp hoặc xuất trình C/O;
Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan phải có: 01 bản

chính.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: xác nhận thông quan
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không có

-

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Luật Hải quan sửa đổi năm 2005.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một

-


số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ

-

tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
Page 10


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
-

Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban
hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương
mại.”
Một số trường hợp sau đây phải niêm phong hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu:
1. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên

phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích.
 Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ
Trình tự thực hiện:
- Đối với người khai hải quan
 Bước 1 – Khai tờ khai nhập khẩu tại chỗ của người khai hải quan:
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày Chi cục Hải quan điện tử xác nhận đã hoàn thành
thủ tục hải quan; người khai hải quan khai tờ khai NK tại chỗ trước khi nhận hàng
và làm thủ tục NK tại chỗ theo từng loại hình tương ứng.

 Bước 2: Sau khi làm xong thủ tục NK tại chỗ, người khai hải quan NK
chuyển 01 tờ khai hải quan điện tử in đã hoàn thành thủ tục hải quan cho
DN để lưu hồ sơ trong trường hợp cơ quan hải quan cần kiểm tra hồ sơ
-

giấy.
Đối với cơ quan hải quan
 Bước 1: Kiểm tra, tiếp nhận đăng ký tờ khai NK tại chỗ
 Bước 2: Thôn báo cho hải quan làm thủ tục về tờ khai đã hoàn thành thủ
tục qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
 Bước 3: Thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của DN
nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi theo Mẫu số 19 Phụ lục VIII QĐ
52/2007/QĐ-BTC.
Cách thức thực hiện: Gửi, nhận thông tin hệ thống máy tính của DN đã được nối
mạng qua C-VAN

Page 11


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thời hạn khai hải quan điện tử
Cũng theo Thông tư, đối với hàng hóa nhập khẩu, việc khai hải quan được thực hiện
trước khi hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến
cửa khẩu.
Ngày hàng hóa đến cửa khẩu đối với trường hợp phương tiện vận tải là ngày ghi trên dấu
của cơ quan Hải quan đóng lên bản khai hàng hóa (hoặc bản lược khai hàng hóa) nhập
khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện vận tải nhập cảnh (dường biển, đường
hàng không, đường sắt) hoặc ngày ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc
sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường bộ). Trường hợp phương tiện vận tải

nhập cảnh hải quan điện tử, ngày hàng hóa đến cửa khẩu được thực hiện theo quy định về
thủ tục hải quan điện tử đối với phương tiện vận tải nhập cảnh.

6. NHẬN HÀNG
Theo quy định Nhà nước “ các cơ quan vận tải ( ga, cảng) có trách nhiệm tiếp nhận hàng
hóa nhập khẩu trên các phương tiện vận tải từ nước ngoài vào, bảo quản hàng hóa đó
trong quá trình xếp dỡ, lưu kho, lưu bãi và giao cho các đơn vị nhập khẩu, theo lệnh giao
hàng của đơn vị vận tải nhận hàng đó”.
Do đó, khi hàng nhập cảng, hang đó sẽ trực tiếp đứng ra giao nhận hàng với cảng, rồi đưa
hàng về vị trí nhận hàng: kho hoặc bãi. Chủ hàng phải ký hợp đồng ủy thác cho cảng làm
việc này. Trước khi tàu đến, đại lý tàu biển hoặc hãng tàu sẽ gửi “ giấy báo tàu đến” cho
người nhận hàng, để họ tới nhận “lệnh giao hàng” (delivery order- D/O) tại đại lý tàu.
Khi đi nhận D/O cần mang theo: Original B/L và giấy giới thiệu của đơn vị. đại lý giữ lại
B/L gốc và trao 3 bản D/O cho chủ hàng. Có D/O nhà nhập khẩu cần nhanh chóng làm
thủ tục để nhận lô hàng của mình.

Page 12


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trường hợp: Hàng đến nhưng chứng từ chưa đến, nhà nhập khẩu cần chọn 1 trong 2 giải
pháp: tiếp tục chờ chứng từ hoặc gửi đến ngân hàng mở L/C xin giấy cam kết của ngân
hàng để nhận hàng khi chưa có B/L gốc.



Thủ tục nhận hàng:

Nhận hàng rời (số lượng không lớn, không đủ một tàu) hoặc hàng container rút ruột tại

cảng (theo phương thức LCL/ LCL): chủ hàng đến cảng hoặc chủ tàu để đóng phí lưu
kho và xếp dỡ, lấy biên lai. Sau đó đem: biên lai lưu kho, 3 bản D/O, Invoice và Paking
list, đến va9n phòng đại lý hãng tàu cảng để ký xác nhận D/O. Chủ hàng mang 2 D/O còn
lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu
xuất kho cho chủ hàng.
Đem hai phiếu xuất kho đến kho để xem hàng, làm thủ tục xuất kho, tách riêng hàng hóa
để chờ hải quan kiểm tra, đến hải quan cảng mời hải quan kho bãi giám sát việc nhận
hàng. Sau khi hải quan xác nhận” hoàn thành thủ tục hải quan” hàng được xuất kho,
mang ra khỏi cảng để đưa về địa điểm quy định.
Nhận nguyên container, hải quan kiểm tra tại kho riêng:
 Làm đơn xin kiểm hàng tại kho riêng, nộp cùng bộ hồ sơ đăng ký thủ tục

hải quan. Container chỉ được phép đưa về kho riêng khi đã đăng ký trước
và kho được hải quan công nhận đủ điều kiên và cấp giấp phép.
 Làm thủ tục mượn container tại hãng tàu, đóng tiền, ký quĩ, phí xếp dỡ, tiền
vận chuyển container từ cảng về kho riêng.
 Đem bộ chứng từ:
+ D/O (3 bản) có chữ ký nhân viên hải quan khâu đăng ký thủ tục, đóng
dấu “ đã tiếp nhận tờ khai”.
+ Biên lai thu phí xếp dỡ và vận chuyển của hãng tàu.
+ Biên lai thu tiền phí lưu giữ container.
+ Đơn xin mượn container đã được chấp thuận;

Page 13


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Đến văn phòng đại lý hãng tàu để làm giấy phép xuất container khỏi bãi.Tại
đây giữ một D/O.Cùng nhân viên phụ trách bãi tìm container, kiểm tra tính

nguyên vẹn của một container và SEAL (kẹp chì).Nhận hai bản “Lệnh vận
chuyển” của nhân viên kho bãi.Mang toàn bộ hồ sơ đến hải quan kho khai
và lệnh vận chuyển.Xuất container ra khỏi bãi, nộp một lệnh vẩn chuyển
cho hải quan cổng cảng, một cho bảo vệ cảng, đưa container về kho
riêng.Đến phòng giám quản, hải quan thành phố để đón hải quan về kiểm
tra. Kiểm hóa xong, nếu không có vấn đề gì sẽ được xác nhận “Hoàn thành
thủ tục hải quan”
Nhận nguyên tàu hoặc nhận hàng với số lượng lớn:
Sau khi khai D/O, nộp hồ sơ cho hải quan nhận NOR (Notice of readiness) thông báo sẵn
sàng bốc hàng, nhân viên giao nhận tiến hành nhận hàng hóa.Trước khi mở hầm tàu cần
có đại diện các cơ quan:










Đơn vị nhập hàng
Đại diện người bán (nếu có văn phòng đại diện tại Việt Nam)
Chương 10
Cơ quan kiểm định hàng hóa
Đại diện tàu, đại lý tàu
Hải quan giám sát, hải quan kiểm hóa
Đại diện cảng
Bảo hiểm (nếu nghi ngờ hàng có bảo hiểm bị hư hỏng)


Trong quá trình nhận hàng, nhân viên giao nhận phải thường xuyên bám sát hiện trường,
cập nhật số liệu từng giờ, từng ca, từng ngày.Kịp thời phát hiện sai sót để có biện pháp
xử lý thích hợp.Cơ quan giám định hàng hóa lấy mẫu, phân tích kết luận số lượng, chất
lượng hàng hóa có phù hợp với hợp đồng không. Bảo hiểm xác định mức độ thiệt hại, lập
biên bản giám định (Survey Report) ;cảng lập “Biên bản xác nhận hàng hóa hư hỏng đổ
vỡ do tàu gây nên” (cargo out turn report), ngoài ra cảng còn lập biên bản kết toán nhận
hàng với tàu (report on receipt of cargo) và bảng kê hàng hóa thiếu or thừa so với lược
Page 14


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
khai của tàu (certificate of short overlanded cargo and outturn report).Cuối cùng, khi giao
hàng xong, cần kí “biên bản tổng kết giao nhận hàng hóa”.
7. KIỂM TRA HÀNG HOÁ
-

Theo quy định của Nhà nước, hàng nhập khẩu qua cửa khẩu cần được kiểm tra kĩ.
Đối với mọi hàng hoá nhập khẩu, mà mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng tiến hành

-

việc kiểm tra.
Cơ quan giao thông (ga,cảng) phải kiểm tra niêm phong kẹp trì trước khi dỡ hàng
ra khỏi phương tiện. Nếu hàng bị tổn thất hoặc sắp xếp không theo vị trí vận
đơn( là chứng từ vận chuyển) thì cơ quan giao thông mời công ty giám định lập
biên bản giám định. Nếu hàng hoá chuyên chở đường biển mà thiếu hụt, mất mát
thì phải có “biên bản kết toán nhận hàng với chủ tàu” còn nếu có đổ vỡ thì phải có

-


“biên bản bán hàng đổ vở, hư hỏng”
Đơn vị nhập khẩu: với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phải lập thư dự
kháng (letter of reservation) nếu nghi ngờ hoặc thực sự thấy hàng tổn thất, thì phải
yêu cầu lập biên bản giám định (survey report) nếu hàng hoá thực sự bị thiếu hụt,

-

không đồng bộ, không phù hợp với hợp đồng đã đặt ra.
Ngoài ra các cơ quan kiểm dịch phải tiến hàng kiểm dịch nếu hàng nhập là động,
thực vật.

8. KHIẾU NẠI
Là cách giải quyết các tranh chấp phát sinh trong ngoại thương. Bằng cách khiếu nại, các
bên đương sự thương lượng trực tiếp với nhau để giải quyết các tranh chấp.
Khiếu nại người bán: người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán không
giao hàng hoặc giao hàng không đúng thời gian, giao thiếu….( nếu thấy không có cơ sở
để quy trách nhiệm cho người chuyên chở) hoặc phẩm chất hàng hoá không phù hợp với
qui định hợp đồng, bao bì xấu, ký hiệu mã sai, không giao hoặc giao chậm tài liệu kỹ
thuật.

Page 15


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Thể thức và hồ sơ khiếu nại: đơn khiếu nại làm bằng văn bản: Thư, Fax, Telex. Nếu dùng
Fax hay Telex thì sau đó phải có đơn bảo đảm xác nhận.
Nội dung thư khiếu nại:
-


Tên, địa chỉ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại.
Cơ sở pháp lý của việc khiếu nại ( hợp đồng số).
Lý do khiếu nại.
Yêu sách cụ thể đối với người bán.

Trong hồ sơ khiếu nại, còn có các chứng từ kèm theo làm bằng chứng khiếu nại, thông
thường gồm:
-

Hợp đồng mua bán.
Vận đơn.
Biên bản giám định.

Khiếu nại vận tải: tiến hàng khiếu nại người chuyên chở khi bản than họ vi phạm hợp
đồng, cụ thể: khi người chuyên chở không mang tàu hoặc mang tàu đến chậm, khi hàng
hoá bị tổn thất, mất mát, thiếu hụt, khi hàng bị kém chất lượng…do lỗi của người chuyên
chở.
Thể thức và hồ sơ khiếu nại: đơn khiếu nại và các chứng từ kèm theo. Đơn khiếu nại phải
làm bằng văn bản.
Nội dung đơn khiếu nại:
-

Tên và địa chỉ của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại
Số hợp đồng.
Khiếu nại về cái gì.
Yêu sách cụ thể.

Chứng từ kèm theo đơn khiếu nại:
-


Hợp đồng chuyên chở hàng hoá.
Vận đơn đường biển.
Phiếu kiểm kiện của bên giao hàng và bên nhận hàng.
Page 16


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
-

Biên bản kết toán.
Giấy chứng nhận hàng thiếu.
Biên bản giám định khối lượng.
Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng.
Biên bản giám định sắp xếp hàng trong hầm tàu.
Biên bản kiểm hoá của hải quan.

Khiếu nại bảo hiểm:
Những chứng từ cần thiết cho một hồ sơ khiếu nại:
Mỗi hồ sơ khiếu nại gồm có:
-

Hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm gốc.
Vận đơn gốc.
Bản sao hoá đơn gốc hoặc các hoá đơn chi phí.
Chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng hàng.
Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại.

Ngoài ra cần kèm thêm những chứng từ sau cho từng trường hợp khiếu nại cụ thể:

Đối với hàng hoá bị hư hỏng hay mất mát:
- Biên bản giám định do bảo hiểm hoặc đại lý của bảo hiểm cấp.
- Biên bản đổ vỡ do tàu gây ra (COR).
2 Đối với hàng hoá bị thiếu nguyên kiện:
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC).
- Xác nhận hàng thiếu của VOSA(Vietnam Ocean Shipping Agency: đại lý
1

hàng hải Việt Nam) (CSC)……
3 Đối với tổn thất chung:
- Văn bản tuyên bố tổn thất chung của chủ tàu.
- Bảng tính toán phân bổ tổn thất chung của lý toán sư.
- Các văn bản có liên quan khác.
4 Đối với hàng hoá bị tổn thất toàn bộ:
- Thư thông báo của người chuyên chở cho người nhận về tổn thất toàn bộ.
- Xác nhận lô hàng của người chuyên chở về lô hàng đã được sắp xếp lên
-

tàu.
Thư khiếu nại hang tàu (nếu có).

Page 17


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hồ sơ khiếu nại phải gửi trực tiếp cho hang bảo hiểm hoặc đại lý của bảo hiểm trong thời
gian sớm nhất song không chậm quá 9 tháng ( nếu khiếu nại tổn thất có lien quan đến
trách nhiệm người thứ 3) kể từ khi hàng hoá được sỡ khỏi tàu biển tại cảng có ghi tên
trong hợp đồng bảo hiểm trừ khi có thoả thuận khác.

9.THANH TOÁN
Thanh toán là nghĩa vụ của người mua trong quá trình mua bán. Có nhiều phương thức
thanh toán khác nhau.
Nếu hợp đồng thanh toán bằng L/C thì: khi nhận bộ chứng từ do bên bán chuyển tới,
ngân hàng mở L/C sẽ kiểm tra hết sức kĩ càng. Nếu chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng
thanh toán và thông báo cho người mua, mời họ lên thanh toán cho ngân hàng, rồi nhận
bộ chứng từ đi lấy hàng. Nếu chứng từ không hoàn hảo, thì hỏi ý kiến người mua, rồi tuỳ
lỗi nặng nhẹ mà có phương pháp xử lý thích hợp.
10.THANH LÝ HỢP ĐỒNG
Doanh nghiệp hoặc Ban thanh lý có văn bản nêu rõ lý do thanh lý, tên gọi, ký mã
hiệu, lượng hàng cần thanh lý, thuộc tờ khai nhập khẩu số, ngày, tháng, năm gửi cơ quan
hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập khẩu được miễn thuế.
Các hình thức thanh lý, hàng hoá thuộc diện thanh lý, điều kiện thanh lý, hồ sơ
thanh lý hàng hoá nhập khẩu miễn thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
04/2007/TT-BTM ngày 04 tháng 4 năm 2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa nhập khẩu miễn thuế của doanh nghiệp đầu tư trong nước khi
thanh lý được áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư số 04/2007/TT-BTM.
Thủ tục thanh lý thực hiện tại cơ quan hải quan nơi đăng ký danh mục hàng nhập
khẩu được miễn thuế.
Page 18


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM


1

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Nhìn chung, quy trình tổ chức hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp tại Việt Nam
khá giống nhau, hầu hết đều nhập khẩu theo giá CIF và còn phải chịu nhiều thủ tục Hải
quan rườm rà, khiến doanh nghiệp đôi khi phải bỏ lỡ cơ hội và nhiều thời cơ trong kinh
doanh. Đồng thời điều này cũng khiến cho các bạn hàng quốc tế e ngại trong việc ký kết
hợp đồng giao dịch với nước ta.
Khó khăn tồn tại:
a. Thủ tục hải quan: Chính sách của nhà nước: các doanh nghiệp (trong và ngoài nước)
đều gặp phải rất nhiều khó khăn do chính sách nhà nước không thống nhất, thường xuyên
thay đổi khiến cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ. Thủ
tục rườm rà khiến nhiều khách hàng ngoại ngại hợp tác với các doanh nghiệp Việt.
b. Thị trường trong nước dần trở nên bão hòa dẫn đến lượng hàng tiêu thụ chậm ảnh
hưởng đến việc quay vòng vốn và thanh toán vốn với ngân hàng. Đồng thời trên thị
trường cũng có một phần không nhỏ hàng nhập lậu.Các công ty là doanh nghiệp kinh
doanh xuất nhập khẩu nên thường gặp không ít rủi ro trong quá trình mua từ nước ngoài
về và tiêu thụ trong nước. nhiều khi bên mua chưa thanh toán làm vốn lưu động của công
ty quay vòng chậm, công nợ tồn đọng. Điều này gây khó khăn cho việc nhập khẩu.

Page 19


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
c.Kiểm tra hàng hoá: Công tác kiểm tra hàng hoá gặp khó khăn về thủ tục hành chính
khi xảy ra thiểu sót,suy giảm về chất lượng hàng hoá làm ảnh hưởng đến tiến độ của
doanh nghiệp.

d. Thuê tàu: Trình độ hiểu biết về thuê tàu của nhiều công ty còn rất hạn chế trong quá
trình thực hiện hợp đồng, công ty thường phải nhờ bạn hàng thuê tàu.
e. Mở L/C: Thực tiễn cho thấy có 03 nhóm nguyên nhân dẫn đến sai sót chứng từ khi
thực hiện giao dịch bằng L/C:
- Doanh nghiệp xuất – nhập khẩu thiếu hiểu biết về giao dịch bằng L/C cũng như các
văn bản pháp luật quốc tế liên quan điều chỉnh về vấn đề thanh toán quốc tế và mua bán
hàng hoá quốc tế như UCP, ISBP, Incortems….
- Trong doanh nghiệp xuất – nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình
giao dịch bằng L/C hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động
không hiệu quả.
- Trong quá trình soạn thảo L/C, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi
lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in
vấn và được biết đến là “sai lầm 3 C” bao gồm các lỗi như: Lỗi không chính xác (not
correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete); lỗi không nhất quán (not consistant).
f. Về nhân lực: Việt Nam có nguồn lao động dồi dào tuy nhiên về trình độ chuyên
môn và kinh nghiệm thì vẫn còn là một vấn đề cho các doanh nghiệp Việt. Để tiến hành
thực hiện hợp đồng nhập khẩu cần có những nhân lực có nhiều kinh nghiệm, linh hoạt
trong các tình huống để giúp thực hiện hợp đồng diễn ra tốt đẹp.
Những thiếu sót trong quá trình tổ chức hoạt động nhập khẩu sẽ khó xây dựng được mối
quan hệ hợp tác bền vững lâu dài với các doanh nghiệp quốc tế. Trong quá trình thực
hiện hợp đồng, doanh nghiệp chưa chú ý đúng mức đến công tác giám sát và giải quyết
các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cách làm như hiện nay chỉ phù
Page 20


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
hợp nhất thời khi mà các hợp đồng có giá trị khá nhỏ, quan hệ với các nhà cung cấp có độ
tin cậy và được nhà nước giám sát, nghiên cứu, quản lý chặt chẽ thông qua việc cấp giấy
phép cho các nhà cung cấp nước ngoài. Nhưng không bao xa nữa, khi mà các biện pháp

quản lý hành chính đối với việc kinh doanh xuất nhập khẩu bị hủy bỏ do yêu cầu của việc
hội nhập hóa và toàn cầu hóa. Khi đó sẽ có rất nhiều các nhà kinh doanh nước ngoài vào
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Trong số những nhà kinh doanh tốt thì không thể
không tránh khỏi có những công ty “ma”, kinh doanh bằng lừa đảo. Khi đó vấn đề sẽ đặt
nặng lên đôi vai những người tham gia ký kết và điều hành hợp đồng nhập khẩu, thì với
một đội ngũ cán bộ và cung cách làm việc như hiện nay sẽ rất có thể gây ra những rủi ro
không thể lường trước được cho công ty.
Nguyên nhân:
Về mặt khách quan, thủ tục hành chính để tiến hành nhập khẩu của các ngành hiện nay
còn rất phiền hà, qua nhiều tầng, nấc trung gian, chậm cải tiến, có những quy định ngặt
nghèo khi áp dụng trong điều kiện hiện nay. Về cấp số cho hàng hóa nhập vào còn phức
tạp, thường từ 3 đến 6 tháng mới xong, do vậy gây trở ngại rất lớn cho việc thực hiện hợp
đồng nhập khẩu. Việc xác minh, xét duyệt đơn hàng rất máy móc, chậm thiếu hiểu biết về
chuyên môn, gây mất thời gian. Cơ quan hải quan các cấp lại căn cứ máy móc vào thủ tục
ngành, nên hàng về tuy cùng nội dung nhưng mỗi nước có quy chế riêng lại phải chờ xác
minh mới tiến hành kiểm hóa.
Về mặt chủ quan, trình độ năng lực cán bộ của một số công ty chuyên làm xuất nhập
khẩu cũng là mới, một số học về ngoại thương nhưng không cơ bản, đội ngũ mới hình
thành, ít kinh nghiệm và ít về số lượng…
Trên đây là một số tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp.
2

GIẢI PHÁP CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Page 21


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

a

Thủ tục hải quan.
Hải quan luôn là khâu phức tạp nhất đối với các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu

nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Điều này là do thủ tục hải quan còn nhiều bước,
nhiều nấc trung gian và nếu có bất cứ sai phạm nào về hàng hoá, về giấy tờ, thì phải trả
giá bằng thời gian và tiền của.
Việc khai báo hải quan nhằm mục đích là đề cơ quan hải quan kiểm tra tính hợp
pháp của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, hàng hoá xuất nhập khẩu và làm cơ sở
tính thuế và miễn giảm thuế. Bởi vậy, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải khai
báo chi tiết về hàng hoá lên giấy tờ khia hải quan bao gồm nội dung: tên hàng, phẩm chất
số lượng, ký hiệu mã hoặc mã số khối lượng, đơn giá… và nộp chứng từ khác có liên
quan như vận đơn, hoá đơn thương mại, hợp đồng nhập khẩu, bảng kê khai hàng hoá,…
Và bộ chứng từ phải hợp lệ, hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Khi xuất trình hàng hoá thì hàng hoá sẽ được đối chứng với chứng từ và bất cứ sự
không ăn khớp nào trong bộ chứng từ hoặc giữa hàng hoá và bộ chứng từ thì công ty sẽ
gặp rất nhiều khó khăn như mất thời gian và chi phí để hoàn thành lại thủ tục hải quan.
Do vậy để giảm bớt những rắc rối có thể xảy ratrong khâu này công ty cần phải lưu ý
những điềm sau đây:
• Lập hồ sơ đúng với quy định hải quan về số lượng, số loại chứng từ cần thiết.
• Kê khai nội dung trên số chứng từ phải đúng, cần tham khảo cách viết cho đúng

tránh tình trạng kê khai nhầm dẫn đến không ăn khớp với các chứng từ hoặc
không giống với tình trạng thực tế hàng hoá.
• Cần phải có người chuyên trách trong khâu tính thuế nếu không sẽ rất dẫn đến kê
khai nhầm thuế làm mất thời gian tính lại. Và khi có thông báo nộp thuế thì phải
chấp hành nghiêm chỉnh vì không nộp thuế đầy đủ thì các bước tiếp theo của quy
trình nhận hàng sẽ không thực hiện được.
b Kiểm tra hàng hoá.


Page 22


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì hàng nhập khẩu khi về qua cửa khẩu
cần phải kiểm tra kỹ, mỗi cơ quan tuỳ theo chức năng mà tiến hàng công việc kiểm tra
đó. Mục đích của quá trình kiểm tra hàng hoá nhập khẩu là bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người mua và là cơ sở khiếu nại. Nội dung cần kiểm tra như sau:





Kiểm tra về số lượng, số lượng hàng thiếu, đổ vỡ và nguyên nhân.
Kiểm tra về chất lượng.
Kiểm tra về chủng loại, kích thước, màu sắc, nhãn hiệu, quy cách.
Kiểm tra sự suy giảm về chất lượng, mức độ suy giảm và nguyên nhân.
Khi nhận hàng hoá nếu có sai sót về số lượng và chất lượng thì cần mời đại diện

của cơ quan bảo hiểm, cảng, hãng vận tải, đại diện của người bán kịp thời làm thủ tục
khiếu nại.
c

Cần chủ động và linh hoạt trong vấn đề thuê phương tiện vận chuyển
hàng nhập khẩu.

Đây có thể là điểm yếu chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập
khẩu của Việt Nam nói chung. Do các cán bộ nghiệp vụ chưa có nhiều kinh nghiệm và

chưa tinh thông các điều kiện thuê tàu nên công ty thường ký hợp đồng theo giá CIF tức
trách nhiệm thuê phương tiện vận tải (cụ thể là thuê tàu biển) là do người bán đảm nhận.
Mà chúng ta đả biết cơ cấu giá thành của hàng hoá nhập khẩu sẽ bằng: Giá gốc+Chi phí
vận chuyển+Các chi phí khác ( bảo hiểm, thuế). Như vậy nếu giảm được chi phí vận
chuyển thì sẽ giảm được chi phí lưu thông góp phần nâng cao lợi nhuận của công ty. Do
vậy tuỳ theo từng trường hợp cụ thể của từng chuyến hàng như khối lượng, giá trị
mua….mà công ty có sự lựa chọn điều kiện cơ sở giao hàng thích hợp.
Do vậy để khắc phục hạn chế này, công ty nên có kế hoạch nâng cao trình độ
nghiệp vụ thuê phương tiện vận tải cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công việc này của
công ty thông qua các hình thức đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Để có thể hoàn thành tốt
trách nhiệm thuê phương tiện vận tải ( nếu trong hợp đồng quy định) thì công ty cần phải
chú ý nghiên cứu kỹ thị trường chuyên chở sao cho có được cước phí thấp nhất mà vẫn
Page 23


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
đảm bảo cho hàng hoá chuyên chở. Việc này có thể thông qua người môi giới trong lĩnh
vực chuyên chở bởi vì họ là người rất am hiểu và có kinh nghiệm ký kết hợp đồng
chuyên chở vận chuyển một cách chặt chẽ, đảm bảo an toàn khi có khiếu nại xảy ra và
hạn chế được rủi ro. Ngoài ra công ty có thể uỷ thác việc thuê tàu cho một số công ty vận
tải thuê tàu trong nước như: công ty thuê tàu và mội giới hàng hải (Vietfracht), công ty
đại lý tàu biển ( VOSA)….
Trong hợp đồng thuê tàu biển công ty đặc biệt chú ý tới 1 số điều quan trọng trong
hợp đồng thuê tàu như: số lượng, giá cước, các cảng bốc dỡ, ngày bốc dỡ, thanh toán.
Ngoài việc nâng cao trình độ nghiệp vụ thuê tàu biển thì công ty cần phải khai
thác những mặt lợi của các phương tiện khác để tìm ra 1 phương tiện vận tải hữu hiệu
nhất phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh nhất định. Ví dụ: vận chuyển bằng đường
hàng không là biện pháp vận chuyển đang mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế vì đắt. Tuy
nhiên không nên đánh giá nó chỉ vì điều đó vì những mặt lợi sau đây cho phép tiết kiệm 1

cách đáng kể:





Ít phí tổn hơn về bao bì (3-4 lần so với đường biển).
Phí bảo hiểm rất thấp.
Giao hàng được nhiều chuyến hơn.
Chuyển hàng nhanh hơn.

Do vậy những mặt hàng nào của công ty cần phải nhận hàng nhanh hoặc có giá trị
cao thì nên dung phương tiện vận tải này.
d

Về việc mở L/C.

Trong quá trình mở L/C thì công ty cũng không nên mở sớm quá và cũng không
nên mở muộn quá. Vỉ nếu sớm quá thì công ty sẽ bị đọng vốn còn nếu như mở muộn quá
thì sẽ gây khó khăn cho việc giao hàng của bên đối tác từ đó ảnh hưởng đến quá trình
nhập hàng của công ty. Tốt nhất công ty nên mở L/C vào thời điểm mà bên kia cùng lúc
giao hàng. Có như vậy nó sẽ đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Page 24


THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Đôi khi có những lúc bên đối tác nước ngoài lại yêu cầu công ty mở L/C tại ngân
hàng mà công ty không có tài khoản. Lúc này công ty cần có chính sách mềm dẻo để
thương lượng với đồi tác chuyển sang mở tại ngân hàng mà công ty có tài khoản. Còn

nếu đối tác không chấp nhận thì công ty phải thoả thuận với ngân hàng đó để công ty có
thể vay vốn của họ thong qua trình bày cho họ bản phương hướng kinh doanh và hứa sẽ
trả lại cho họ số tiền và cả lãi vay đúng thời hạn.
e

Về việc khiếu nại và giải quyết.

Kinh doanh hàng hoá nhập khẩu là 1 hoạt động phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro
bởi trong kinh doanh thương mại quốc tế giữa các nước với nhau thì luôn có sự khác
nhau về ngôn ngữ, chính trị, luật pháp, tôn giáo… dẫn đến có sự hiểu lầm về những thuật
ngữ đã thống nhất trong hợp đồng. Điều này sẽ dẫn đến xãy ra các tranh chấp. Tranh
chấp là điều mà cả 2 bên không muốn xảy ra bở vì nó không chỉ gây tốn kém mà còn làm
ảnh hưởng tới quan hệ làm ăn lâu dài. Muốn kinh doanh nhập khẩu an toàn và tránh tranh
chấp xảy ra thì trước khi kí kết hợp đồng công ty nên tham khảo ý kiến của công ty tư
vấn pháp luật và các công ty dịch thuật. Các công ty này sẽ chỉ ra những chỗ chưa được
rõ rang trong ngôn ngữ của hợp đồng và sửa lại theo đúng ý đồ của 2 bên làm hợp đồng
mà vẫn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên.
Nếu như tranh chấp vẫn xảy ra thì nguyên tắc mà thương lượng thành công khi
giải quyết tranh chấp là: Hãy tập trung vào vấn đề cần thương lượng, vấn đề lợi ích chứ
không phải vào quan điểm để tạo ra sự lựa chọn mà cả 2 bên đều có lợi, kiên trì với mục
tiêu pgương châm “ cách lựa chọn tốt nhất là đạt được sự thoả thuận”. Có được như vậy
đòi hỏi người tham gia thương lượng phải có tính kiên trì, khéo léo, có những lập luận
vững vàng, hợp tình hợp lý và tốt nhất phải có kinh nghiệm học hỏi các nghiệp vụ giải
quyế thành công của các công ty khác; nhằm vận dụng linh hoạt thì chắc chắn mọi việc
sẽ được giải quyết êm đẹp, nhanh chóng mà không cần đến cơ quan trọng tài hay toà án.
f

Về nhân lực.
Page 25



×