Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.58 KB, 2 trang )

TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Thạc sỹ. Nguyễn Duy Long
Trường Chính trị Trần Phú Hà Tĩnh
K4. Đại Nài. TP Hà Tĩnh
ĐT: 039.885053
NR: 039.858575; DĐ: 0913029682
E-mail:
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM VỀ TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm về tổ chức lao động khoa học.
2. Tổ chức lao động khoa học.
3. Mục đích.
4. Ý nghĩa
1. Khái niệm về tổ chức lao động
Là một quá trình do con người thực hiện các biện pháp lao động cụ thể thông qua các công cụ lao động tác động lên
đối tượng lao động nhằm đạt đước mục đích của quá trình lao động.
2. Tổ chức lao động khoa học
Là quá trình con người thực hiện các biện pháp lao động một cách hợp lý, đảm bảo tính khoa học, áp dụng những
thành tựu khoa học tiên tiến nhất để đạt được mục đích lao động, không gây lãng phí về thời gian, sức lực và tiết
kiệm được của cải vật chất cho xã hội.
3. Mục đích
Đạt hiệu quả tối ưu về kinh tế;
Đạt hiệu quả tối ưu về xã hội;
Đạt hiệu quả tối ưu về tâm sinh lý;
Đạt hiệu quả tối ưu về kỹ thuật.
4. Ý nghĩa
+ Tạo điều kiện để cán bộ, công chức phát huy tối đa khả năng và trình độ chuyên môn, nâng cao năng suất lao
đọng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+ Giảm tối đa biên chế và các bộ phận thừa, khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, góp


phần tinh giảm bộ máy quản lý.
+ Không ngừng cải thiện tối đa điều kiện làm việc, giữ gìn và bảo vệ sức khở cho cán bộ, công chức.
+ Phát huy tinh thần tập thể, tương trợ giúp đỡ nhau trong công việc, xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái giữa
các thành viên triong cơ quan.
4. Ý nghĩa
+ Giảm tối đa sự phiền hà của thủ tục hành chính.
+ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công việc nhằm tiết kiệm thời gian và sức lao động trong quản lý.
+ Phát huy hết hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của lãnh đạo, cán bộ, công chức của
cơ quan hành chính Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VIỆC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG KHOA HỌC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý.
2. Xây dựng công tác định mức trong cơ quan hành chính Nhà nước.
3. Phân công công tác trong cơ quan hành chính Nhà nước một cách có khoa học.
4. Điều hành hoạt động một cách khoa học.
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý
- Xác định cơ cấu tổ chức cho thích hợp trên cơ sở xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm
của từng cơ quan hành chính Nhà nước nói chung và các bộ phận của từng cơ quan hành chính nói riêng.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ
quan hành chính Nhà nước.
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý
- Xây dựng hệ thống chuẩn về quy chế làm việc của mỗi nhân viên, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính
Nhà nước.


- Xác định rõ ràng trách nhiệm tập thể và trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cơ quan hành chính cũng như trách
nhiệm của từng cán bộ, công chức.
1. Xây dựng cơ cấu tổ chức hợp lý
- Xây dựng đội ngữ lãnh đạo, cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ trên cơ sở rà soát toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ,
công chức trong bộ mấy hành chính các cấp và từng cơ quan hành chính.

- Kết hợp hài hoà giữa tổ chức bộ máy và con người cùng với sự cải thiện môi trường làm việc, trang thiết bị văn
phòng và hệ thống thông tin, liên lạc.
2. Xây dựng công tác định mức trong cơ quan hành chính Nhà nước
a. Định mức lao động là gì?
b. Ý nghĩa của việc xây dựng định mức lao động
a. Định mức lao động là gì?
Định mức lao động trong cơ quan hành chính Nhà nước là việc quy định thời gian cần thiết để một cán bộ, công
chức hay một bộ phận của cơ quan hành chính Nhà nước hoàn thành một công việc hoặc khối lượng công việc nhất
định.
b. Ý nghĩa của việc xây dựng định mức lao động
- Xác định nhu cầu biên chế của cơ quan hành chính Nhà nước, từ đó áp dụng khoán biên chế cho từng cơ quan
hành chính, thực hiện giảm biên chế, tạo cho cơ quan hành chính Nhà nước chủ động trong công việc sắp xếp tổ
chức, bố trí cán bộ, công chức phù hợp với công việc. Đây là là biện pháp để thúc đẩy sự quản lý và kiểm soát chặt
chẽ hơn về biên chế trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
- Đánh giá chính xác kết quả lao động, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, công chức Nhà nước và từng
cơ quan hành chính trong cơ quan hành chính Nhà nước.
b. Ý nghĩa của việc xây dựng định mức lao động
- Dự trù sát hợp tối đa chi phí hành chính. Đây là cơ sở để Nhà nước tiến hành thực hiện thí điểm khoán chi phí
hành chính nhằm tiết kiệm chi phí hành chính ở mức tối đa, tạo ra cơ chế tự chủ về tài chính cho cơ quan hành
chính Nhà nước. Đồng thời là biện pháp để phân công cán bộ, công chứcvề lao động, việc làm gắn với tăng thu
nhập. Đây cũng là biện pháp có ý nghĩa sâu sắc cho việc cải cáhc tiền lương trong các cơ quan hành chính hiện
nay.
- Là cơ sở để cái tiến công tác, nâng cao hiệu quả công việc của cán bộ, công chức.
3. Phân công công tác trong cơ quan hành chính Nhà nước một cách hợp lý
Theo nguyên tắc chuyên môn hoá;
Đảm bảo sự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau;
Phù hợp giữa chức trách và khả năng cán bộ, công chức;
Theo tiêu chẩn thích hợp cho từng cán bộ, công chức.
4. Điều hành hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước một cách có khoa học
Theo kế hoạch;

Bằng pháp luật và bằng các nội quy, quy chế của cơ quan;
Phân bổ thời gian hợp lý cho cán bộ, công chức;
Dựa trên cơ sở hiểu biết tri thức tâm lý;
Thực hiện thanh tra, kiểm tra;
Chú trọng các biện pháp củng cố kỷ luật lao động.
Theo hình chóp đa diện
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC



×