Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

nghiên cứu và phân tích trang bị điện của cơ cấu quay của cần trục SOKOL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU
1.1: Quá trình phát triển Cảng Hải Phòng
1.1.1: Giới thiệu chung về cảng Hải Phòng
1.1.2: Các xí nghiệp trực thuộc
1.1.3: Thông tin dịch vụ
1.1.4: Vị trí địa lý
1.1.5: Vị trí kinh tế
1.2: Tổng quan về xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu
1.2.1: Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xếp dỡ
Hoàng Diệu
1.2.2: Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu
1.2.3: Ngành nghề kinh doanh
1.2.4: Sản phẩm
Chương 2: CẦN TRỤC ĐẾ SOKOL
2.1: Giới thiệu cần trục đế Sokol
2.2: Các bộ phận chính
2.3: Các thông số kỹ thuật
2.4: Những quy định an toàn chung
Chương 3: PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU QUAY CẦU TRỤC
3.1: Một số hình ảnh về cần trục Sokol
3.2: Các ký hiệu, quy ước sử dụng trong bản vẽ
3.3: Cơ cấu quay
3.4: Nguyên lý hoạt động của cơ cấu quay
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, từng bước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nước ta đã thu được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã


hội. Gắn liền với sự phát triển kinh tế là sự phát triển liên tục của giao thông vận
tải nói chung và vận tải thuỷ nói riêng. Trong sự phát triển đó, các hải cảng đóng
vai trò rất quan trọng.
Trong các hình thức vận tải thì hình thức vận chuyển hàng hoá bằng
container là một hình thức vận chuyển tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trên thế
giới. Với tầm quan trọng như vậy, việc tìm hiểu nắm vững nguyên tắc hoạt động
cũng như quy trình vận hành cầu giàn container là một nhiệm vụ rất quan trọng
đối với những cán bộ quản lí, phụ trách kĩ thuật, từ đó có thể đưa ra các phương
án khai thác, bảo dưỡng hợp lí các thiết bị trong hệ thống.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH một thành viên xí
nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu em “đi sâu nghiên cứu và phân tích trang bị điện
của cơ cấu quay của cần trục SOKOL”. Được sự hướng dẫn tận tình của các
chú, các anh trong tổ Điện – Đế xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu cùng với các thầy
cô giáo trong khoa và sự giúp đỡ của các bạn, em đã hoàn thành bản báo cáo
thực tập tốt nghiệp của mình. Trong quá trình làm báo cáo, mặc dù đã rất cố
gắng nhưng do khả năng có hạn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo đóng góp của các thầy, cô giáo và
các bạn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 13 tháng 9 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Vũ Trung Dũng


Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP XẾP DỠ HOÀNG DIỆU
1.1. Quá trình phát triển Cảng Hải Phòng
1.1.1. Giới thiệu chung về cảng Hải Phòng
Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta nhằm vơ vét của cải, tài nguyên
về chính quốc, cũng như vận chuyển hàng hóa, vũ khí từ chính quốc sang Việt
Nam phục vụ cho mục đích cai trị lâu dài. Do đó Cảng Hải Phòng đã được xây

dựng.
Cảng ra đời vào cuối thế kỷ 19 (năm 1874) đến nay gần 140 năm.
Lúc đầu cảng chỉ có 6 cầu tàu chiều dài 1044m và có 6 kho, chiều rộng cầu gỗ
khoảng 10m, kết cấu dạng bệ cọc, mặt cầu bằng gỗ, riêng cầu 6 cọc bê tông cốt
thép. Việc vận chuyển hàng hóa bằng ô tô, máy kéo và xe ba gác. Từ ngày tiếp
quản đến nay cảng đã hơn 55 tuổi. Từ ngày tiếp quản đến nay cảng đã được mở
rộng và nâng cấp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế. Hiện nay:
Tên giao dịch

: Cảng Hải Phòng

Tên tiếng Anh

: PORT OF HAI PHONG

Giám đốc

: NGUYỄN HÙNG VIỆT

Địa chỉ liên hệ

: 8A – Trần Phú – Hải Phòng

Nhóm ngành nghề

: Du lịch – Dịch vụ

Điện thoại

: 84.031.3859456/3859824


Fax

: 84.031.3836943/3859973

Email

:
:

Website
1.1.2. Các xí nghiệp trực thuộc
- Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu
- Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ
- Bến nổi Bạch Đằng
- Vịnh Lan Hạ

: www.haiphongport.com.vn


- Vịnh neo Hạ Long và Trạm Hoa Tiêu
1.1.3. Thông tin dịch vụ
- Bốc xếp hàng hóa, giao nhận kho vận
- Lai dắt hỗ trợ, cứu hộ tàu biển
- Trung chuyển container quốc tế, logistics
- Đóng gói, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường sông
- Vận tải đường sắt chuyên tuyến Hải Phòng – Lào Cai – Côn Minh
- Đóng gói, sửa chữa các loại phương tiện thủy, bộ
- Lắp ráp cần trục quay, xây dựng công trình cảng
- Đại lý tàu biển và mô giới hàng hải

1.1.4. Vị trí địa lý
Cảng Hải Phòng là cảng biển có quy mô lớn nhất miền Bắc Việt
Nam, nằm ở tả ngạn sông Cấm, là nhánh của sông Thái Bình, cách cửa Nam
Triệu 30km. Cảng Hải Phòng có vị trí địa lý 20 050’ vĩ Bắc và 106041’ kinh
Đông, tiếp xúc với biển Đông qua cửa biển Nam Triệu.
1.1.5. Vị trí kinh tế
Cảng Hải Phòng chiếm một vị trí kinh tế đặc biệt quan trọng, là cầu
nối giao thông chiến lược, trung tâm giao lưu vận chuyển hàng hóa lớn nhất nhì
cả nước. Cảng Hải Phòng có nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa với nhiều chủng loại
khác nhau, phục vụ cho nhiều mặt phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là công trình
quốc gia. Nơi đây nối liền tất cả những nước có mối quan hệ đường biển với
nước ta, chính vì vậy Cảng Hải Phòng có đầy đủ chức năng Kinh tế - Chính trị Xã hội.
Một trong những xí nghiệp thành phần của Cảng là xí nghiệp xếp
dỡ Hoàng Diệu, có số lượng thông qua Cảng hàng năm chiếm 40% - 50% sản
lượng toàn cảng. Do đó nó góp phần không nhỏ trong việc phấn đấu thực hiện
nhiệm vụ toàn cảng.


1.2. Tổng quan về xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng
Diệu
Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu nằm ở khu vực cảng chính là một xí
nghiệp thành phần thuộc liên hiệp các xí nghiệp Cảng Hải Phòng có cùng quá
trình hình thành và phát triển điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý chung với Cảng Hải
Phòng.
Từ những năm 1980 khu vực Cảng Hải Phòng được chia thành 4
khu vực để xếp dỡ hàng:
- Khu vực cảng chính từ phao số đến phao số 11
- Khu vực chuyển tải cửa sông Bạch Đằng và Vịnh Hạ Long
- Khu vực Cảng Chùa Vẽ

- Khu vực Cảng Vật Cách
Do yêu cầu sản xuất, tháng 4 năm 1981 khu vực cảng chính được
chia thành 2 xí nghiệp tương ứng với 2 khu vực xếp dỡ là xí nghiệo xếp dỡ I và
xí nghiệp xếp dỡ II.
Từ thực tế sản xuất, mỗi xí nghiệp đã hình thành 1 đội sản xuất
chuyên xếp dỡ 1 loại hàng Congtainer do Cảng liên doanh với hãng vận tải
GMC (thuộc công ty GERMANTRANS) và hãng HEUNG – A do VIETFRAC
làm đại lý.
Do phương thức vận tải hàng hóa bằng container trên thês giới ngày
càng phát triển mạnh, lượng hàng hóa được vận chuyển bằng container đến Việt
Nam ngày càng tăng khiến cho lãnh đạo Cảng Hải Phòng phải tiến hành thay đổi
quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất để đáp ứng yêu cầu xếp dỡ, vận chuyển và
bảo quản cũng như giao nhận hàng hóa trong container. Do đó xí nghiệp xếp dỡ
container được hình thành từ 2 đội xếp dỡ container của 2 xí nghiệp xếp dỡ I và
II.
Nhằm nâng cao công tác quản lý, đồng thời cải tiến cơ cấu tổ chức,
từng bước hình thành các khu vực chuyên môn hóa xếp dỡ Cảng Hải Phòng đã


đề xuất phương án với Tổng cục Hàng Hải Việt Nam về việc thành lập xí nghiệp
xếp dỡ Hoàng Diệu trên cơ sở sáp nhập 2 xí nghiệp xếp dỡ I và II.
Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu được hình thành từ ngày 20 tháng 11
năm 1993 theo quyết định số 625/TCCB của cục Hàng Hải Việt Nam từ việc sáp
nhập 2 xí nghiệp: Xí nghiệp xếp dỡ I và Xí nghiệp xếp dỡ II. Trụ sở đặt tại số 4
Lê Thánh Tông – Hải Phòng.
Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu bao gồm từ hệ thống cầu tàu số 4
đến cầu tàu số 11 với tổng chiều dài 1033m. Tất cả các bến được xây dựng bằng
tường cọc ván thép kết hợp với mũi dầm bê tông cốt thép, đủ điều kiện cho tầu
10.000 DWT neo đậu.
Vùng diện tích Cảng bao gồm khu vực rộng lớn với các bãi tuyến

tiền phương, hệ thống đường giao thông kéo dài dọc cầu tàu với các thiết bị xếp
dỡ vận chuyển hiện đại, phía sau là hệ thống kho bãi bao gồm từ kho số 4 đến
kho số 13.
Diện tích xếp hàng là 52.655m2 , diện tích kho là 29.023m2 , diện
tích kho bán lộ thiên là 3.222m2 . Sản lượng thông quá xí nghiệp chiếm từ 40% 50% tôrng sản lượng của Cảng Hải Phòng. Sản lượng chuyển tải từ khu vực
Quảng Ninh từ 400.000 – 600.000 tấn/năm.
Đến tháng 7/2007 sáp nhập xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu và xí
nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông thành 1 xí nghiệp là: Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng
Diệu.
Đến nay do nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng các cảng nước sâu
ngày càng ra tăng nên 1 số cảng nước sâu như cảng Lạch Huyện, cảng Đình Vũ
đã được xây dựng và đưa vào hoạt động trong thời gian tới. Chính vì vậy lượng
hàng hóa đổ về Cảng Hoàng Diệu ngày càng ít đi. Theo dự kiến thì đến trong
khoảng năm 2025 đến 2030 cảng Hoàng Diệu sẽ chuyền hoàn toàn từ cảng bốc
xếp hàng hóa thành cảng phục vụ cho du lịch, chuyên tiếp đón những con tàu du
lịch đến với thành phố cảng.
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu


* Chức năng
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển nền kinh tế quốc
dân theo cơ cấu thị trường hiện nay thì việc xuất - nhập khẩu hàng hóa là việc
làm cần thiết và tất yếu. Thông qua nhiều phương thức vận tải khác nhau như:
Vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không,…
Trong các hình thức vận tải trên thì đường thủy là một trong những
hình thức vận tải đặc biệt quan trọng bởi vì:
- Cảng là khu vực thu hút và giải toả hàng hóa
- Thực hiện việc bốc, xếp, dỡ hàng hóa
- Là nới lánh nạn an toàn cho tàu
- Cảng cung cấp các dịch vụ cho tàu như một mắt xích trong

dây chuyền
- Là điểm luân chuyển hàng hóa và hành khách
- Là nới tiếp nhận những đầu mối giao thông giữa hệ thống
vận tải trong nước và nước ngoài
- Là cơ sở phát triển thương mại thông qua Cảng
* Nhiệm vụ
Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ký kết hợp đồng xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng
hóa với chủ hàng
- Giao lưu hàng xuất khẩu cho phương tiện vận tải và nhận
hàng nhập khẩu từ phương tiện vận tải nếu được ủy thác
- Kết toán việc giao nhận hàng hóa và lập các chứng từ cần
thiết
- Tiến hành xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho hàng hóa
Nếu trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, lưu kho mà
hàng hóa bị hư hỏng do lỗi của Cảng thì Cảng phải chịu trách nhiệm bồi thường
hàng hóa bị hỏng.
1.2.3. Ngành nghề kinh doanh


Đặc thù đối với xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu nói riêng và Cảng
Hải Phòng nói chung là vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho hàng hóa. Hàng hóa thông
qua cảng bao gồm rất nhiều mặt hàng đa dạng và phong phú như: Các thiết bị
máy móc, vật liệu xây dựng, than, gỗ, clinke, phân bón, lương thực, hàng tiêu
dùng,….. và hình thức cũng rất đa dạng như:
- Hòm, kiện, bó, hàng bao, hàng rời,..
- Hàng cồng kềnh, hàng không phân biệt kích thước
- Hàng siêu trưởng, hàng siêu trọng, hàng độc hại, hàng nguy
hiểm
- Hàng rau quả tươi sống

1.2.4. Sản phẩm
Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu nằm ở khu vực cảng chính, là xí
nghiệp thành phần trực thuộc Cảng Hải Phòng. Sản phẩm của xí nghiệp là sản
xuất dịch vụ. Ngành nghề sản xuất kinh doanh của xí nghiệp là xếp dỡ hàng hóa
thông qua Cảng, giao nhận, vận tải và bảo quản hàng hóa tại kho bãi của Cảng.
Sản lượng của xí nghiệp chiếm gần 50% sản lượng của Cảng.
Sản phẩm của xí nghiệp là sản phẩm dịch vụ. Xí nghiệp gồm có 3
sản phẩm chính đó là: Dịch vụ xếp dỡ, dịch vụ lưu kho bãi, dịch vụ chuyển tải
hàng hóa.
Ngoài ra, xí nghiệp còn có nhiều dịch vụ khác như: Cân hàng, giao
nhận, thuê cần cẩu nổi, thuê tàu lai dắt, thuê sà lan, thuê cần trục bộ, thuê cần
trục chân đế, thuê xe nâng, thuê ô tô, thuê xe gạt, thuê công cụ bốc xếp, thuê cầu
cảng, thuê kho bãi, thuê công nhân, thuê đóng gói (bao bì do chủ hàng cung
cấp).
Dịch vụ xếp dỡ: Là sản phẩm chính của xí nghiệp, chiếm tỷ trọng
cao về sản lượng doanh thu. Gồm các nhóm hàng:
• Xếp dỡ hàng ngoài container
- Hàng hóa thông thường (là nhóm hàng truyền thống)
- Hàng hóa là ô tô, xe chuyên dùng
- Xếp dỡ đóng gói hàng rời




Xếp dỡ hàng container: Gồm container có hàng và không

hàng
- Xếp dỡ, đảo chuyển container trong cùng 1 hầm
- Xếp dỡ, đảo chuyển container trong cùng 1 tàu
- Xếp dỡ container từ hầm này sang hầm khác trong cùng 1

tàu
- Xếp dỡ dịch chuyển container trung chuyển
- Dịch vụ đóng, rút hàng hóa trong container
- Dịch vụ phục vụ kiểm hàng hóa trong container và kiểm
tra PTI
- Dịch vụ phục vụ giám định, kiểm dịch hàng trong
container
- Các dịch vụ khác như: chằng buộc hoặc tháo chằng
container, vệ sinh container, dịch vụ khai thác hàng lẻ
(CFS)
Dịch vụ xếp dỡ bằng cầu nổi


Dịch vụ xếp dỡ bằng cần cẩu P10 gồm hàng container và

hàng ngoài container
• Dịch vụ xếp dỡ bằng cần cẩu P11 gồm xếp dỡ trong cầu cảng
và xếp dỡ ngoài vùng nước
• Dịch vụ lai dắt cầu nổi P10 và P11
Dịch vụ lưu kho bãi


Hàng ngoài container
- Lưu tại kho
- Lưu tại bãi
• Hàng container
- Container thông thường
- Container lạnh có sử dụng điện
- Ô tô, xe chuyên dùng
Dịch vụ chuyển tải



Chuyển hàng hóa ngoài container
- Xếp dỡ hàng từ tàu xuống sà lan tại vùng nước, bốc hàng
từ sà lan lên bãi cảng hoặc lên thẳng phương tiện chủ hàng
tại cầu cảng


- Vận chuyển hàng từ vùng nước chuyên tải về cầu Cảng
Hải Phòng và ngược lại sử dụng phương tiện vận chuyển
của cảng theo yêu cầu của khách hàng
• Chuyển hàng container
- Chuyển container từ vùng leo Bến Gót về Hoàng Diệu
- Chuyển container từ Hạ Long về Hoàng Diệu
- Các trường hợp truyền tải khác theo thỏa thuận của Cảng
với khách hàng

Chương 2: CẦN TRỤC ĐẾ SOKOL


2.1. Giới thiệu cần trục đế Sokol


Cần trục Sokol là loại cần trục chân đế thế hệ mới của hàn KRANBAU
Cộng hòa Liên bang Đức sản xuất, là một trong số những cần trục hiện đại nhất
hiện nay và được lắp đặt ở cảng Lê Thánh Tông năm 2000. Nó dùng để xếp dỡ
hàng hóa các loại : Hàng bách hóa, hàng bao, hàng kiện, hàng thùng... khi sử
dụng công cụ xếp dỡ thích hợp.
Cần trục Sokol có rất nhiều tính năng ưu việt như : Cấu trúc hợp lý, chắc
chắn, bền vững, có đầy đủ các tiện nghi hiện đại, làm việc với năng suất cao. Hệ

thống điện của cần trục áp dụng công nghệ tiên tiến nhất. Trong đó sử dụng một
máy tính siêu hạng Simatic S7 để điều khiển toàn bộ hệ thống. Điều đó giúp cho
người lái đế vận hành linh hoạt, dễ dàng và rất thuận lợi. Ngoài ra cần trục còn
có hệ thống bảo vệ vô cùng tinh vi, phức tạp. Nhờ vậy, cần trục đế Sokol làm
việc an toàn, thời gian khai thác sử dụng được nâng cao.
2.2. Các bộ phận chính
Cần trục đế Sokol bao gồm các phần:
- Cơ cấu nâng hàng
- Cơ cấu quay
- Cơ cấu thay đổi tầm với
- Cơ cấu di chuyển
- Kết cấu thép chân đế


Hình 2.1: Cần trục đế Sokol
Trong đó:
1. Tang quấn cáp điện
2. Chân đế
3. Cột
4. Cơ cấu thay đổi tầm với
5. Đối trọng
6. Hệ thống tay đòn đối trọng
7. Vòi
8. Cần
9. Cabin điều khiển
10. Cabin máy


11. Cơ cấu quay
12. Cơ cấu di chuyển

Cần trục đế Sokol được cấp nguồn 3 pha 380V từ hố cáp điện, đặt bên
cạnh đường ray. Nhờ tang cáp điện 1 mà việc rải dây điện được thuận tiện và an
toàn khi cần trục đế làm việc. Phần cố định của đế là chân 2 hình cổng vòm,
phía trên là sàn công tác và bộ phận quay. Trên sàn công tác có lối vào buồng
máy, buồng điện và ca bin điều khiển
Nhờ cơ cấu di chuyển 12 lắp ở chân, mà đế có thể di chuyển trên đường
ray với khoảng cách 70 m về hai phía của hố cáp điện.
Phần trên của cần trục có thể quay được nhờ cơ cấu quay 11. Chúng liên
hệ cơ khí với sàn quay nhờ vòng quay ổ đũa với hệ thống vành răng.
Cơ cấu tầm với 4 dùng để nâng hạ cần thép 8 nhằm giảm hoặc tăng tầm
với. Cơ cấu này hoạt động nhờ thanh răng. Cần thép 8 được nối với tay cần và
thanh giằng 6. Đối trọng động 5 được liên kết với cần thép 8 và được đặt ở phần
đuôi giúp cho đế hoạt động ổn định và an toàn .
Khung chữ A 7 và khớp nối dưới của cần thép được liên kết với mặt
trước của sàn công tác. Cơ cấu nâng hạ và cơ cấu đóng được lắp đặt tại buồng
máy. Hệ thống puly cáp của cơ cấu nâng hạ với vòng đệm chống ma sát được
lắp đặt tại : Đầu hệ thống khung đỡ, khớp nối của thanh giằng và đỉnh cần. Hệ
thống puly cáp này sẽ định hướng di chuyển của cáp thép. Tùy yêu cầu làm việc
mà đầu cáp thép được nối với móc cẩu hay gầu ngoạm, để xếp dỡ hàng hóa cho
thích hợp.
So với hệ thống kết cấu thép của cần trục KIROP, kết cấu thép của cần
trục SOKOL gọn nhẹ hơn nhưng vẫn đảm bảo độ bền vững cho toàn bộ cần trục
trong quá trình làm việc. Hệ thống cân bằng dùng vòi với giằng cứng đảm bảo di
chuyển theo phương ngang khi thay đổi tầm với.
Cơ cấu di chuyển: ở mỗi chân gồm 6 bánh xe chia làm 2 cụm được
cân bằng thông qua hệ thống đòn gánh. Động cơ truyền động được đặt tại cả 4


chân tránh di chuyển lệch và giảm lực đẩy ngang. Hệ thống phanh thường đóng,
thiết bị kẹp ray giữ cần trục ở vị trí ổn định khi làm việc

Cơ cấu quay: Thiết bị đỡ quay kiểu cột quay, hai động cơ truyền
động loại vô caáp có sử dụng hãm điện đã tăng tính chính xác và giảm kích
thước của cơ cấu.
Cơ cấu nâng: được thiết kế để nâng được trọng lượng 32 tấn. Bao
gồm 2 tang kép, động cơ điện truyền động có truyền mạch và ngắt li tâm….
Thiết bị truyền mạch để duy trì tốc độ, ngắt li tâm để điều chỉnh tốc độ
Cơ cấu thay đổi tầm với: Bao gồm thanh răng, trục truyền bánh
răng, khớp nối, phanh và động cơ dẫn động, đối trọng cân bằng trọng lượng cần.
2.3. Các thông số kỹ thuật
2.3.1: Kích thước
Khoảng cách 2 đường ray:

10,5 m

Khoảng cách 2 chân đế:

9,7 m

Độ cao ca bin điều khiển:

14,5 m

Độ cao đến đầu móc cẩu :

32 m

Độ cao tang cuốn cáp:

8,2 m


Độ cao buồng máy:

4m

Độ cao vị trí bôi trơn:

6,15 m

Độ cao toàn bộ cần trục:

46 m

Độ cao vòng đế tháp:

5,8 m

Kích thước ca bin:
+ Cao:

2,3 m

+ Ngang:

2m

+ Rộng ( sâu ) đỉnh nhọn phía trên: 2,25 m
đỉnh nhọn phía dưới: 1,95 m
Chiều dài cần:

26,03 m


Chiều dài mỏ gật:

16 m

Chiều dài cần phụ:

19,95 m


Tầm với lớn nhất:

32 m

Tầm với nhỏ nhất:

8m

Tổng trọng lượng cần trục:

357 tấn

Tổng chiều cao cần trục:

~ 47 m

2.3.2. Điều kiện vận hành
Nhiệt độ môi trường max:

+ 45 0 C


Nhiệt độ môi trường min :

-10 0 C

Báo hiệu khi áp lực gió:

> 18 m/s ( 180 N/m 2 )

Báo hiệu cần trục hoạt động:

20 m/s ( 250 N/m

2.3.3. Phần cơ khí
Tải trọng năng:
+ Dùng móc cẩu: 16 t :

8m – 32 m

20 t :

8m – 25 m

32 t :

8m – 20 m

+ Dùng gầu ngoạm: 16 t :

8m – 32 m


Độ sâu hạ:

12,0 m

Các tốc độ làm việc :
Nâng hạ:
< 10,0 t

v = 90 m/ phút

10 t < Tải < 16 t

v = 64 m/ phút

16 t < Tải < 20 t

v = 50 m/ phút

20 t < Tải < 32 t

v = 32 m/ phút

40 t

v = 25 m/ phút

< 20 t

v = 1,6 vòng/ phút


20 t < Tải < 32 t

v = 1,2 vòng/ phút

Quay:

Tầm với:
< 20 t

v = 64 m/ phút

2

)


20 t < Tải < 32 t
Di chuyển:

v = 40 m/ phút
v = 32 m/ phút

2.3.4. Các động cơ chính
a/ Cơ cấu nâng
Số lượng động cơ:

1

Công suất định mức:


110 Kw

Tốc độ n:

986 v/ phút

b/ Cơ cấu đóng
Số lượng động cơ:

1

Công suất định mức:

110 Kw

Tốc độ n:

986 vòng/ phút

c/ Cơ cấu quay
Số lượng động cơ:

2

Công suất định mức:

40 Kw

Tốc độ n:


1470 vòng/ phút

d/ Cơ cấu tầm với
Số lượng động cơ:

1

Công suất định mức:

36 Kw

Tốc độ n:

1470 vòng/ phút

e/ Cơ cấu di chuyển

f/

Số lượng động cơ:

8

Tốc độ định mức:

1480 vòng/ phút

Điện áp định mức:


380 v

Bộ phận kẹp ray
Số lượng:

2

Lực giữ mỗi chiếc:

155 kN

g/ Cáp
Cơ cấu nâng hạ:
2 cáp 32-1770 sZ-bK-DIN 3064 chiều dài L1 = 100,5 m


32-1770 zS-bK- DIN 3064 chiều dài L1 = 100,5 m
2.3.5. Hệ thống điện
Điện áp nguồn:

380 v, 50 Hz

Thiết bị phanh:

380 v, 50 Hz

Các động cơ điện:

380 v, 50 Hz


Điện áp điều khiển:

220 v, 50Hz

Hệ thống chiếu sáng:

220 v, 50 Hz

Hệ thống sưởi, thông gió:

220 v, 50 Hz

Hệ thống sưởi động cơ:

220 v, 50 Hz

Hệ thống sưởi bảng điện:

220 v, 50 Hz

Điện áp cấp cho PLC:

24 VDC

Điện áp đèn tín hiệu:

24 VDC

Hệ thống ngắt cáp trùng:


24 VDC

Hệ thống rửa và gạt nước:

24 VDC

2.4. Những quy định an toàn chung
- Chỉ cho phép những người đã học qua trường lớp, có chứng chỉ đào tạo;
am hiểu cấu tạo, nắm vững quy trình vận hành, quy tắc an toàn và được phòng
ban chức năng sát hạch kỹ thuật, mới được phép điều khiển cần trục.
- Trước khi cho cần trục làm việc, hệ thống bảo vệ an toàn phải hoàn
chỉnh và hoạt động tốt.
- Người vận hành cần trục và kỹ sư phụ trách kỹ thuật cần luôn luôn kiểm
tra chức năng an toàn của cả hệ thống. Phải lập tức dừng cần trục khi hệ thống
này có sự cố.
- Người điều khiển phải kiểm tra tình trạng cần trục và chỉ vận hành cần
trục trong điều kiện kỹ thuật đảm bảo, và tuân thủ đúng quy trình. Trong đó đặc
biệt chú ý kiểm tra cáp thép của cần trục.
- Toàn bộ các kết cấu nhìn thấy được đều ở trong tình trạng tốt và không
có bộ phận nào bị lỏng, rời nằm trên cần trục.


- Người lái cần trục cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, quần áo phải gọn
gàng, đảm bảo sức khỏe tốt.
- Khu vực làm việc phải có đầy đủ ánh sáng.
- Chỉ cho phép những người có nhiệm vụ lên cần trục, và phải lên bằng
cầu thang khi cần trục không làm việc.
- Không ai được phép đứng bên ngoài buồng lái khi cần trục hoạt động.
- Cần trục không được hoạt động quá sức nâng tối đa cho phép và không
được nâng khi cáp nâng lệch khỏi phương thẳng đứng.

- Tuyệt đối cấm sử dụng cần trục để cẩu người.
- Người điều khiển cần trục phải luôn giám sát , theo dõi bất cứ hiện
tượng nào của vật đang nâng và không được phép rời khỏi ca bin .
- Trong trường hợp cần thiết, nguy hiểm người điều khiển cần trục phải
phát tín hiệu cảnh báo.
- Tuyệt đối hạn chế dừng các cơ cấu, bằng cách sử dụng công tắc hạn vị
của chúng.
- Khi gầu ngoạm, móc cẩu có hàng hay không có hàng hạ gần xuống mặt
đất thì phải giảm tốc độ hạ hàng. Nghiêm cấm hạ hàng với tốc độ lớn.
- Khi hạ hàng phải tránh tình trạng trùng cáp.
- Trong quá trình làm việc người lái cần chú ý phát hiện tiếng động khác
thường trong các cơ cấu, mọi thiết bị và xử lý kịp thời. Nếu vượt quá khả năng,
không xử lý được, thì người lái đế phải lập tức dừng cần trục. Sau đó báo ngay
cho Lãnh đạo hoặc người có trách nhiệm biết.
- Không cho phép người đứng trong phạm vi quay của cần trục và dưới
các vật treo.
- Phải dừng cần trục nếu áp lực gió > 250N/m 2 , hoặc tốc độ gió > 20 m/s.
Khi có gió to hay có bão phải phòng chống theo quy định.
- Chỉ cho phép những người đã qua đào tạo đặc biệt, mới được làm việc
với hệ thống điện cần trục, và chỉ thực hiện khi cần trục không hoạt động. [ Phải
ngắt cần trục ra khỏi nguồn điện. Song hết sức lưu ý : Một số nơi có thể xuất


hiện dòng điện phóng, hoặc mạch đặc biệt trên cần trục vẫn có điện, nếu không
ngắt bằng thiết bị riêng biệt ] .
- Sau khi khắc phục sự cố, phải kiểm tra ngay hệ thống bảo vệ.
- Trước và sau khi làm việc, các tay trang điều khiển của cần trục phải
chuyển về vị trí 0.
- Khi hết ca, muốn dừng cần trục phải đưa cần thép co về vị trí tối thiểu.
Móc cẩu không có hàng phải treo ở vị trí cao nhất. Gầu ngoạm mở phải đặt

xuống mặt đất. Nếu cần, di chuyển cần trục đế về vị trí đã quy định.
- Ngắt toàn bộ hệ thống điện. Khóa ca bin và cửa buồng máy.
- Kiểm tra lại kẹp ray, khóa hãm.


Chương 3: PHÂN TÍCH TRANG BỊ ĐIỆN CƠ CẤU QUAY CẦU TRỤC
3.1. Một số hình ảnh về cần trục Sokol

Hình 3.1: Động cơ của cơ cấu quay


Hình 3.2: Bộ dẫn động

Hình 3.3: Tủ điện cơ cấu quay


Hình 3.4: Tủ PLC trong Cabin điều khiển

3.2. Các ký hiệu, quy ước sử dụng trong bản vẽ
Để có thể đọc sơ đồ điện trong cần trục đế Sokol, chúng ta cần nắm vững
các ký hiệu quy ước. Đó là :
+ Ký hiệu nhận dạng 1 :

Ký hiệu = chỉ thiết bị

+ Ký hiệu nhận dạng 2 :

Ký hiệu + chỉ vị trí, chỗ

+ Ký hiệu nhận dạng 3 :


Ký hiệu - chỉ loại, số, chức năng

+ Ký hiệu nhận dạng 4 :

Ký hiệu : kết nối, tiếp điện

3.2.1. Ký hiệu nhận dạng 1 – về nhóm
=0 : Nguồn điện
=01 : Phần máy tính, PLC ca bin
=1 : Cơ cấu nâng hạ
=2 : Cơ cấu đóng
=3 : Cơ cấu quay
=4 : Cơ cấu tầm với
=5 : Cơ cấu di chuyển


=7 : Thiết bị mâm từ
=14 : Tang cáp điện đầu cần
=16 : Tang cáp điện chính
=18 : Hệ thống tăng âm, thông tin liên lạc
=60 : Thiết bị bảo vệ quá tải
3.2.2: Ký hiệu nhận dạng 2 – vị trí, nơi chỗ
D

: Phần quay của cần trục

E

: Buồng điện


EE1 : Bảng điện, tủ điện trong buồng điện
K

: Ca bin điều khiển

KE1 : Bảng điện trong ca bin điều khiển
KS

: Chỗ ngồi của ngời lái trong ca bin

L

: Hệ thống cần

M

: Buồng máy

P

: Thiết bị bên ngoài cần trục

PE1 : Bảng, tủ điện bên ngoài cần trục
PR : Dầm cần trục
PRE : Bảng, tủ điện đặt ở dầm cần trục
S

: Khung nâng


T

: Cột trên phần quay của cần trục

3.2.3. Ký hiệu nhận dạng 3 – về thiết bị
A - Thành phần ngoại vi, cấu kiện, cụm lắp ráp
B - Bộ biến đổi
C - Tụ điện
D - Ô nhớ nhị phân
E - Nhiều loại khác nhau ( ví dụ : ánh sáng, sấy )
F - Cơ cấu bảo vệ ( Ap tô mát, rơ le nhiệt )
G - Máy phát điện


H - Thiết bị tín hiệu ( đèn, còi ... )
K - Rơ le , công tắc tơ
M - Động cơ
L - Cuộn cảm
N - Bộ khuyếch đại, bộ điều khiển
P - Thiết bị dụng cụ đo, thiết bị kiểm tra ( đồng hồ,

)

Q - Thiết bị chuyển mạch điện áp cao, dòng lớn
R - Điện trở
S - Công tắc, chuyển mạch, cầu dao
T - Biến áp
U - Bộ điều biến, chuyển đổi
V - Đèn , chất bán dẫn
W - Đờng truyền

X - Đầu nối dây, đầu cực
Y - Hệ thống cơ khí vận hành bằng điện
Z - Bộ lọc, bộ cân bằng, bộ hạn chế
3.2.4. Ký hiệu nhận dạng 4 – tiếp điện và màu dây
Ký hiệu ( : ) sử dụng trong sơ đồ điện chỉ kết nối
Ký hiệu mầu dây
sw - màu đen

rs - màu hồng

rt - màu đỏ

br - màu nâu

bl - màu xanh biển

gn - xanh cây

ws - màu trắng nhạt

ge - màu vàng

gr - màu ghi xám

gn/ge - xanh/ vàng

s - vỏ bọc

3.3. Cơ cấu quay
Cơ cấu quay bao gồm hai bộ truyền động lắp tại sàn đế. Chúng đều có

một động cơ nối với hộp số qua khớp nối mềm. Bánh răng kiểu hành tinh với
vành răng bên ngoài ăn khớp với các răng của vòng quay ổ đũa. Vòng quay ổ
đũa được nối với phần tĩnh và phần quay của cần trục bằng các bu lông chịu
cường độ cao. Ngoài ra cơ cấu còn có hệ thống phanh điện thủy lực để hãm
quay.


×