Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tìm hiểu về các hình thức thuê tàu biển, dự tính thời hạn hợp đồng thuê tàu và chi phí cho chuyến đi dựa theo nhiệm vụ đồ án môn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.17 KB, 26 trang )

Mục Lục


DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đã và đang bước vào thế kỷ XXI
– kỷ nguyên của hội nhập và phát triển. Xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng diễn ra mạnh
mẽ và trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay, tính hiệu quả chính là yếu tố quyết
định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa không còn
trong phạm vi quốc gia nữa mà nó đã vượt ra ngoài phạm vi quốc tế. Vậy làm thế nào để
vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ châu
lục này đến châu lục khác được liên tục, tăng tính hiệu quả. Và hoạt động vận tải ra đời
cũng nhằm mục đích đó, đó là nhiệm vụ và cũng là cơ hội cho quá trình vận tải phát triển.
Hiện nay có sáu phương thức vận tải chủ yếu: vận tải đường biển, vận tải đường hàng
không, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường thuỷ nội địa và vận tải đường
ống. Trong đó vận tải đường biển có nhiều ưu thế như khối lượng hàng hóa vận chuyển
lớn, thích hợp với hầu hết các loại hàng hóa, chi phí đầu tư cho các tuyến đường thấp, giá
thành thấp. Vì lẽ đó mà khối lượng hàng hóa vận chuyển qua đường biển chiếm đến hơn
70% khối lượng hàng hóa vận chuyển trên thế giới.
Một trong những nhân tố nền tảng để phát triển hệ vận tải đường biển là việc lựa
chọn tàu biển, các hình thức thuê tàu, tuyến đường chở hàng, các cảng cũng như là các chi
phí trong quá trình vận chuyển. Đó có thể xem là những yếu tố quyết định tạo tiền đề, tạo
bước nhảy cho vận tải đường biển ngay từ những bước đi đầu tiên của quá trình phát
triển. Nhận thức tầm quan trọng của vận tải đường biển cũng như là các hình thức thuê
tàu cùng với những kiến thức đã học ở trường, em đã lựa chọn đề tài“Tìm hiểu về các
hình thức thuê tàu biển, dự tính thời hạn hợp đồng thuê tàu và chi phí cho chuyến đi dựa
theo nhiệm vụ đồ án môn học”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu đề tài của em gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết



3


Chương 2: Phân tích số liệu ban đầu theo yêu cầu của đồ án.
Chương 3: Giải quyết yêu cầu đồ án

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Phương thức thuê tàu chuyến
1.1.1. Khái niệm
Thuê tàu chuyến (Tramping) là hình thức thuê tàu mà trong đó chủ tàu hoặc người
chuyên chở cho người thuê thuê toàn bộ hoặc một phần dung tích hoặc trọng tài con tàu
để vận chuyển hàng hóa từ cảng chất xếp hàng đến cảng dỡ hàng với mức cước và các
điều kiện của hợp đồng vận chuyển do hai bên thỏa thuận. (Giáo trình Giao nhận vận tải
biển Quốc tế, NXB Hàng Hải 2015, tr. 81).
1.1.2. Đặc điểm
• Tàu chuyến hoạt động trên các tuyến theo yêu cầu cụ thể của người thuê nên lượng
hàng vận chuyển cho từng chuyến thường có khối lượng lớn, tính chất của hàng
thường là đồng nhất và không xuất hiện thường xuyên.
• Tàu vận chuyển hàng theo hình thức khai thác này thường là tàu tổng hợp có cấu
tạo một tầng boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng hóa.
• Mối quan hệ giữa người thuê vận chuyển và người chuyên chở được điều chỉnh
bằng hợp đồng. Các điều kiện và điều khoản của hợp đồng vận chuyển do hai bên
thỏa thuận trước đối với mỗi chuyến đi cụ thể và hợp đồng vận chuyển sẽ hết hiệu
lực sau khi người chuyên chở hoàn thành chuyến đi.
• Cước vận chuyển của mỗi chuyến đi cụ thể sẽ do hai bên thỏa thuận và nó sẽ phụ
thuộc nhiều vào thị trường vận tải tại mỗi thời điểm khác nhau trên các khi vực thì
trường khác nhau. Cước tàu chuyến có thể cao và cũng có thể thấp trên cùng một
tuyến vận chuyển với cùng một điều kiện của hợp đồng vì điều này còn phụ thuộc
vào sự thỏa thuận của hai bên trong giá cước có tính thêm chi phí xếp dỡ tại đầu


4


bến hay chưa.(Giáo trình Giao nhận vận tải biển Quốc tế, NXB Hàng Hải 2015, tr.
81, 82).

1.1.3. Các hình thức thuê tàu chuyến
• Thuê tàu chuyến một (Single Trip): Tức là thuê tàu chỉ chuyên chở một lần hàng
giữa các cảng nhất định. Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng ở cảng đến cuối cùng thì
hợp đồng thuê tàu cũng hết hiệu lực.
• Thuê chuyến khứ hồi (Round Trip): Tức là thuê tàu chuyên chở hàng hóa lượt đi
lẫn lượt về theo hợp đồng.
• Thuê chuyến liên tục (Consecutive Voyage): Có thể là một chuyến liên tục hay
khứ hồi liên tục. Tức là thuê tàu để chuyên chở hàng hóa nhiều chuyến liên tục cho
một lượt hoặc cho cả lượt đi lẫn lượt về.
• Thuê tàu theo hợp đồng có khối lượng lớn hàng hóa (Contract Shipping)
1.2. Phương thức thuê tàu định tuyến
1.2.1. Khái niệm
Thuê tàu định tuyến hay đăng ký lưu khoang (liner booking): Là một dạng hợp
đồng vận chuyển, theo đó người thuê có thể đăng ký sử dụng một phần hoặc toàn bộ dung
tích tàu để chuyên chở một lượng hàng hóa nhất định theo các điều kiện do người chuyên
chở đã đặt ra từ trước (Giáo trình Giao nhận vận tải biển Quốc tế, NXB Hàng Hải 2015,
tr. 107).
1.2.2. Đặc điểm của vận tải tàu định tuyến
• Tàu định tuyến thường được các hãng tàu khai thác trên những tuyến đường nhất
định, giữa các cảng đã được xác định, các điều kiện của hợp đồng vận chuyển, lịch
chạy tàu được ấn định và công bố trước bởi người vận chuyển.
• Tàu định tuyến có tốc độ khá cao, hàng hóa an toàn hơn so với tàu chuyến. Giá
cước trong tàu chợ thường bao gồm cả chi phí bốc, dỡ từ CY (Container Yard) đến

CY nên thường cao hơn so với thuê tàu chuyến.

5


• Tàu định tuyến thường chở hàng bách hóa, khối lượng nhỏ và có tần suất xuất hiện
đều đặn, thường xuyên. Điều này thích hợp với các nhà kinh doanh có lượng hàng
xuất nhập khẩu ổn định.
• Giải phóng hàng nhanh hay chậm trong tàu định tuyến không có ý nghĩa như thuê
tàu chuyến nhưng chủ hàng phải chuẩn bị chu đáo để tàu khởi hành đúng lịch trình.
Qúa thời hạn quy định (closing time) người chuyên chở không chịu trách nhiệm
ngay cả khi cước vận chuyển đã được người thuê thanh toán trước.
• Hình thức khai thác tàu định tuyến này rất thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa
đóng trong container (Giáo trình Giao nhận vận tải biển Quốc tế, NXB Hàng Hải
2015, tr. 107).
1.3. Phương thức thuê tàu định hạn
1.3.1. Khái niệm
Thuê tàu định hạn là hình thức khai thác trong đó chủ tàu cho người thuê con tàu
vào mục đích chuyên chở hàng hóa hoặc người thuê khai thác con tàu để kinh doanh tàu
lấy cước trong một thời gian nhất định ( />1.3.2. Đặc điểm
• Mối quan hệ giữa người thuê tàu và chủ tàu được điều chỉnh bằng một văn bản là hợp
đồng thuê tàu định hạn (Time Charter Party).
• Đây là hình thức thuê tàu tài sản. Trong suốt thời gian cho thuê quyền sở hữu con tàu
vẫn thuộc chủ tàu. Chủ tàu chỉ quyền sử dụng cho người thuê.
• Chủ tàu có trách nhiệm chuyển giao quyền sử dụng con tàu từ khi hiệu lực hợp đồng
có tác dụng và đảm bảo khả năng đi biển của tàu trong suốt thời gian thuê. Hết thời
hạn thuê, người thuê tàu phải trả lại tàu cho chủ tàu trong tình trạng kĩ thuật đảm bảo
tại một cảng nhất định theo thời gian quy định.
• Cước phí thuê tàu được tính theo đơn vị thời gian theo ngày hoặc theo tháng quý, năm
( />

6


1.3.3. Các hình thức thuê tàu định hạn
• Thuê tàu định hạn trơn (time bare boat charter): nghĩa là chỉ thuê con tàu (vỏ tàu,
máy móc và các trang thiết bị cần thiết) mà không thuê sỹ quan thủ thủy của tàu
đó. Với hình thức này người đi thuê phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến việc
kinh doanh khai thác tàu còn phải bỏ chi phí thuê sỹ quan thủy thủ cũng như việc
trả lương hàng tháng cho họ.
• Thuê tàu định hạn phổ thông (Normal time charter): Nghĩa là thuê cả con tàu cùng
sỹ quan thủy thủ của tàu trong một thời gian nhất định. Với hình thức này trong
suốt thời gian thuê thuyền trưởng, sỹ quan, thủy thủ điều khiển con tàu dưới sự
quản lý của người thuê tàu. Tất cả các chi phí có liên quan tới việc kinh doanh khai
thác con tàu (trừ lương của sỹ quan thủy thủ) đều thuộc về người đi thuê tàu.
Người đi thuê tàu thực hiện chức năng của một người chuyên chở.
( />
7


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BAN ĐẦU CỦA ĐỀ BÀI
2.1. Phân tích đơn hàng
Bảng 2.1: Đơn hàng
Offer
Hệ số chất xếp

1,9 m3/tấn

Cargo/ Quantity

250.000 tấn bột soda (Soda ash)


Loading port

1sbp Saigon, VietNam

Discharging port

1sbp Jakarta

L/D rate

4000MT/ 4000MT PWWD SHEX UU

• Hệ số chất xếp: Hệ số chất xếp của một hàng hóa là tỷ lệ trọng lượng cho không
gian xếp hàng theo yêu cầu của điều kiện bình thường. Nó chỉ ra một tấn hàng hóa





chiếm bao nhiêu mét khối của không gian chứa hàng.
Cargo/ Quantity: Hàng hóa là bột soda (Soda ash) với trọng lượng 250.000 tấn.
Loading Port: Cảng xếp hàng là cảng Sài Gòn, Việt Nam.
Discharging port: Cảng dỡ hàng là dỡ hàng ở cảng Jakarta
sbp (safe berth port): cảng, cầu an toàn hay còn gọi là cảng xếp/dỡ mà tàu có thể ra
vào an toàn và trong thời gian làm hàng, tàu luôn đậu nổi. An ninh trật tự xã hội tại








địa phương ổn định, không có biến động chính trị.
L/D rate (Loading/ Discharging rate): năng suất xếp/dỡ
PWWD (per weather working day): ngày làm việc thời tiết tốt.
SHEX (Sunday holiday excluded): không bao gồm chủ nhật và ngày nghỉ.
UU (Unless used): trừ khi được sử dụng
MT (Metric – tons): đơn vị tiêu chuẩn của tấn

2.2. Đặc điểm hàng hóa vận chuyển.
• Hàng hóa vận chuyển trong hợp đồng bột soda, với các đặc điểm:

8


• Bình thường ở dạng bột mịn, trắng nhưng khi gặp nước sẽ tan rất nhanh và sủi bọt,
nên khi vận chuyển và xếp dỡ cần tránh để tiếp xúc với nước.
• Tinh bột soda với tên thường gặp trong đời sống là sô đa hay bột nở có tác dụng
tạo xốp, giòn cho thức ăn và ngoài ra còn có tác dụng làm đẹp cho bánh.
• Dùng để tạo bọt và tăng pH trong các loại thuốc sủi bọt (ví dụ thuốc nhức đầu,
v.v.)
• Soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và nhiều ứng dụng khác,
nhưng cần chọn mua loại tinh khiết khi dùng với thực phẩm.
• Trong y tế, soda còn được dùng trung hòa acid chữa đau dạ dày; dùng làm nước
xúc miệng hay sử dụng trực tiếp chà lên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng…
• Ngoài sử dụng trực tiếp cho con người, soda còn được dùng lau chùi dụng cụ nhà
bếp, tẩy rửa các khu vực cần vệ sinh nhờ tính năng mài mòn, tác dụng với một số
chất (đóng cặn), rắc vào các khu vực xung quanh nhà để chống một số loại côn
trùng.


2.3. Đặc điểm của tàu
Bảng 2.2: Đặc điểm của tàu Diamond Star

9


Chỉ tiêu

Tàu Diamond Star

Dung tích chứa hàng

28.725 m3

Tổng dung tích (GRT)

17.130

Tốc độ tàu

12 knots

Tốc độ không hàng

14 knots

Mức tiêu hao nhiên liệu dầu FO

25T/ngày


Mức tiêu hao nhiên liệu dầu DO khi tàu chạy/đỗ

3T/ngày

Mức tiêu hao nước ngọt

3T/ngày

• Tổng dung tích ( GRT ): Dung tích đăng ký toàn phần của tàu là 8.414 GRT
• Knots: là đơn vị đo tốc độ tương đương 1 hải lý/giờ hay 1,852 m/h
2.4. Đặc điểm của các cảng trong chuyến đi
2.4.1. Cảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn, hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh, là một hệ thống các cảng
biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm
cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩu và nhập
khẩu. Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 35 triệu tấn.
• Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng:
• Các khu bến cảng tổng hợp và cảng công te nơ, gồm:
• Hiệp Phước trên sông Soài Rạp: hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 20
nghìn DWT, theo quy hoạch sẽ có thể tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT vào năm
2020,
• Cát Lái trên sông Đồng Nai: có thể tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT
• các khu bến cảng tổng hợp địa phương và chuyên dùng trên sông Sài Gòn, Nhà Bè
có thể tiếp nhận tàu từ 10 nghìn đến 30 nghìn DWT, gồm:
• Tân Cảng,

10








Bến Nghé,
Khánh Hội,
Nhà Rồng,
Tân Thuận.

2.4.2. Cảng Jakarta
• Cảng Jarkata - Cảng Jarkata là một trong những cảng biển lớn nhất của Inđônêxia.
• Vị trí: nằm ở vĩ độ 6006’ nam và 106052’ độ kinh đông.
• Cảng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu





nhiệt đới gió mùa.
Cảng có thể tiếp nhận nhiều tàu trọng tải từ 50.000 DWT đến 85.000 DWT.
Cảng làm việc liên tục 24/24 giờ.
Cảng gồm 5 bến cảng với nhiều bến nhô ra biển.
Cảng nằm cách thủ đô Jarkata 10 km. Lượng hàng đến cảng 10.106T/năm

2.5. Đặc điểm tuyến đường vận chuyển
Theo đề bài thì tàu vận chuyển hàng hóa đi theo tuyến:
Hồ Chí Minh-Jakarta là 1.022 hải lý
Đặc điểm tuyến vận chuyển Việt Nam - Đông Nam á:
• Vùng biển Đông Nam á nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa đặc biệt là mưa rất

nhiều, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa và khu vực này nằm trong vùng nhiệt
đới và xích đạo. Khí hậu vùng biển này mang đặc điểm tương tự như vùng biển
Việt Nam.
• Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, càng về
Nam thì gió giảm dần không ảnh hưởng đến sự đi lại của tàu.
• Từ tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Đông Nam thổi mạnh ảnh hưởng đến tốc độ tàu
đồng thời vào mùa này lượng mưa khá lớn, hơn nữa vùng này nhiều bão, nhất là
vùng quần đảo Philippin.
• Về hải lưu: trên tuyến này cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu. Một dòng từ
phía Bắc chảy xuống và một dòng từ vịnh Thái Lan từ Nam lên Bắc sát bờ biển
Malaixia qua bờ biển Campuchia, tốc độ của dòng chảy nhỏ, không ảnh hưởng đến
hoạt động của tàu.

11


• Về thủy triều: hầu hết vùng biển Đông Nam á có chế độ nhật triều với biên độ dao
động tương đối lớn, từ 2 đến 5m.
• Về Sương mù: ở vùng biển này vào sang sớm và chiều tối có nhiều sương mù. Số
ngày có sương mù trong năm lên tới 115 ngày.

12


CHƯƠNG 3: GIẢI QUYẾT YÊU CẦU CỦA ĐỒ ÁN
3.1. Thuê tàu định hạn
3.1.1. Số chuyến cần thiết để vận chuyển hết hàng
* Hệ số chất xếp của hàng bột soda là : = 1,9 (m3/T)
Có 1 m3 = 35,31 cft


=> 1,9 m3 /tấn = 67,09 cft /tấn

=> SF = 67,09 > 40 : Tận dụng hết dung tích chứa hàng của tàu (Hàng nhẹ).
* Khối lượng hàng cần vận chuyển: 250.000 (tấn)
* Khối lượng hàng tàu vận chuyển được trong một chuyến: 28.725/1,9 (m 3) = 15.118,5
(tấn)
* Số chuyến đi để vận chuyển hết hàng hoá

Số chuyến đi

=

để vận chuyển hết
hàng hoá
=
3.1.2. Thời gian thuê tàu định hạn.
3.1.2.1. Tổng thời gian tàu chạy
Tổng thời gian tàu =
chạy
=

13


* Thời gian tàu chạy một chuyến:
Thời gian tàu chạy =
có hàng

=


Thời gian tàu chạy =
không hàng
=
Thời gian ra, vào
cảng

=

Thời gian tàu chạy =
một chuyến
=
3.1.2.2. Tổng thời gian tàu nằm tại cảng
Tổng thời gian tàu
nằm cảng

=
=

* Tổng thời gian xếp và dỡ hàng hóa tại cảng.

14


Tổng thời gian xếp
và dỡ hàng hóa

=

tại cảng
=

* Tổng thời gian tàu chờ cầu tàu.
Tổng thời gian tàu
=
chờ cầu tàu
* Thời gian thuê tàu định hạn:
Thời gian thuê tàu =
định hạn
=
3.1.3. Tiền thuê tàu định hạn.
Ta có:
Cách 1: Hợp đồng theo ngày:

Cách 2: Hợp đồng 6 tháng

Cách 3: Hợp đồng 6 tháng và theo ngày

*Theo 3 cách trên ta thấy giá trị hợp đồng 6 tháng và theo ngày là nhỏ nhất

15


chọn thuê tàu định hạn theo hợp đồng 6 tháng và theo ngày với giá trị
3.324.000 USD
3.2. Các chi phí toàn chuyến đi của chủ tàu
3.2.1. Chi phí lương trả cho thuyền viên.
Chi phí lương trả
cho thuyền viên.

=
=


3.2.2. Chi phí tiền ăn cho thuyền viên.
Chi phí tiền ăn cho =
thuyền viên
=
3.2.3. Chi phí nhiên liệu.
Chi phí nhiên liệu

=

* Cập nhật giá xăng dầu ngày 5/4/2016 ( />Dầu DO 0,05S: 9.870 (đồng/lít)
Dầu FO 3,50S: 7.220 (đồng/kg)
* Cập nhật tỷ giá USD/VND ngày 5/4/2016
Tỉ giá USD/VND: 22.330 (www.vietcombank.com.vn)
Khối lượng riêng của dầu DO 0,05S: 850kg/m3
1m3=1.000 lít
=> giá dầu DO: 520,00 USD/T, giá dầu FO: 323,33 USD/T

* Chi phí nhiên liệu khi tàu chạy

16


=
Chi phí nhiên liệu
khi tàu chạy

=

* Chi phí nhiên liệu khi tàu đỗ

Chi phí nhiên liệu =
khi tàu đỗ
=
=> Chi phí nhiên liệu:
3.2.4. Chi phí dầu nhờn
=
=
3.2.5. Chi phí nước ngọt
Chi phí dầu nhờn

Chi phí nước ngọt

10% Chi phí nhiên liệu

=

=
3.2.6. Chi phí bến cảng
Căn cứ vào Quyết định liên bộ 3203-QĐ/LB năm 1979 về các khoản cước, phí ở
các cảng biển do Chủ nhiệm ủy ban vật giá Nhà nước – Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải
ban hành, quy định như sau:

3.2.6.1. Trọng tải phí của tàu tại các cảng.
Trọng tải phí là khoản phí tính theo trọng tải phương tiện, xí nghiệp cảng được thu
của chủ phương tiện vận tải khi phương tiện đó vào phạm vi cảng quản lý.

17


Đơn vị tính trọng tải phí là dung lượng toàn phần của phương tiện vận tải thủy

Gross Register Tonnage ( viết tắt GRT).
Trọng tải phí của
tàu tại các cảng

Bảng 3.1 Trọng tải phí tại các cảng
Cảng

Sài
Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá trọng tải
phí
(USD/GRT/lượt)

Tổng
dung tích
(GRT)

Số lượt
tàu ra
vào cảng
(lượt)

Số
chuyến
(chuyến)

Trọng tải

phí
(USD)

0,032

17.130

2

17

18.637,44

0,3

17.130

2

17

174.726
193.363,44

3.2.6.2. Phí đảm bảo hàng hải của tàu tại các cảng.
Phí đảm bảo hàng
hải của tàu tại các =
cảng

Bảng 3.2 Phí bảo đảm hàng hải của tàu tại các cảng

Cảng
Sài Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá phí bảo đảm
Tổng
hang hải
dung tích
(USD/GRT/lượt)
(GRT)
0,135
17.130
0,1
17.130

18

Số lượt tàu ra Số chuyến Phí bảo đảm
vào cảng
(chuyến)
hàng hải
(lượt)
(USD)
2
17
78.626,7
2
17
58.242

136.868,7


3.2.6.3. Phí hoa tiêu của tàu tại các cảng.
Là khoản phí xí nghiệp cảng được thu của chủ tàu về công việc đưa đón tàu ra vào
cảng, kể cả phí tổn về tàu đưa đón hoa tiêu. Hoa tiêu có thực tế dẫn tàu mới thu phí hoa
tiêu.
Phí hoa tiêu của tàu =
tại các cảng
Bảng 3.3 Phí hoa tiêu của các tàu tại các cảng
Cảng

Đơn giá hoa
Tổng
Số lần sử
Số
Quãng đường
Phí hoa
tiêu
dung tích dụng hoa chuyến hoa tiêu hướng
tiêu
(USD/GRT- (GRT)
tiêu
(chuyến dẫn tàu (HL)
(USD)
HL)
)
0,0034
17.130
2

17
10
19.802,2
8
0,0022
17.130
2
17
30
38.439,7
2
58.242

Sài Gòn
Jakarta
Tổng

3.2.6.4. Phí lai dắt của tàu tại các cảng (phí hỗ trợ tàu).
Là khoản phí xí nghiệp cảng được thu của chủ tàu về việc cảng dùng phương tiện
để lai dắt tàu rời, cập cầu, bến.
Phí lai dắt của tàu
=
tại các cảng
Bảng 3.4 Phí lai dắt của tàu tại các cảng
Cảng
Sài Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá lai dắt

(USD/tàu- giờ)
30
30

Thời gian lai
dắt (giờ)
2
3

19

Số chuyến
(chuyến)
17
17

Phí lai dắt
(USD)
1.020
1.530
2.550


3.2.6.5. Phí buộc cởi dây.
Là khoản xí nghiệp cảng được thu của tàu về công việc buộc, cởi dây cho tàu khi
cập, rời phao, cầu. Cảng có thực tế làm công việc này mới thu phí.
Phí buộc cởi dây

=
Bảng 3.5 Phí buộc cởi dây tại các cảng


Cảng
Sài Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá buộc
Số lần buộc cởi dây
cởi dây (USD/ lần) tại mỗi cảng (lần)
36
2
30
2

Số chuyến
Phí buộc cởi
(chuyến)
dây (USD)
17
1.224
17
1.020
2.244

3.2.6.6. Phí neo đậu của tàu tại các cảng (tại cầu tàu, tại vũng vịnh)
Là khoản phí xí nghiệp cảng được thu của chủ tàu về việc tàu neo đậu tại cầu tàu
hay vũng vịnh thuộc cảng.
a. Phí neo đậu tại cầu tàu
Phí neo đậu tại cầu
=

tàu
Bảng 3.6 Phí neo đậu của tàu tại cầu tàu tại các cảng
Cảng
Sài Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá phí cầu
tàu (USD/GRT.h)

Tổng dung tích
(GRT)

0,0031
0,0035

17.130
17.130

b. Phí neo đậu của tàu tai vũng vịnh.
Phí neo đậu của tàu =

20

Thời gian làm
hàng tại cầu tàu
(h)
1.500
1.500


Phí cầu tàu
(USD)
79.654,5
89.932,5
169.587


tai vũng vịnh

Bảng 3.7 Phí neo đậu của tàu tại vũng vịnh tại các cảng
Cảng

Đơn giá phí neo
đậu tại vũng vịnh
(USD/GRT.h)

Tổng dung
tích
(GRT)

Sài Gòn
0,005
17.130
Jakarta
0,005
17.130
Tổng
=> Phí neo đậu của tàu tại các cảng:

Thời gian

tàu đậu tại
vũng vịnh
(h)
2
3

Số chuyến Phí neo đậu
(chuyến) tại vũng vịnh
(USD)
17
17

2.912,1
4368,15
7.280,25

3.2.6.7. Phí đóng, mở nắp hầm hàng.
Là khoản phí xí nghiệp cảng được thu của chủ tàu về công việc đóng, mở nắp hầm
tàu để xếp dỡ hàng hóa. Được tính theo số lần thực tế đóng, mở.
Phí đóng mở nắp hầm hàng =
Bảng 3.8 Phí đóng mở nắp hầm hàng
Cảng
Sài Gòn

Đơn giá đóng
mở (USD/ lần)
35,7

Số lần đóng
mở (lần)

2

Số hầm
hàng
3

21

Số chuyến
(chuyến)
17

Phí đóng mở
nắp hầm hàng
(USD)
3.641,4


Jakarta

30
Tổng

2

3

17

3.060

6.701,4

3.2.6.8. Phí vệ sinh hầm hàng.
Phí vệ sinh hầm hàng

=

Bảng 3.9 Phí vệ sinh hầm hàng tại các cảng
Cảng
Sài Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá vệ sinh hầm
hàng (USD/ hầm)
45
40

Số hầm
hàng
3
3

Số chuyến
(chuyến)
17
17

Phí vệ sinh hầm
hàng (USD)

2.295
2.040
4.335

3.2.6.9. Phí đổ rác
Phí đổ rác

=
Bảng 3.10 Phí đổ rác tại các cảng

Cảng
Sài Gòn
Jakarta
Tổng

Đơn giá đổ rác
(USD/lần)
15
12

Số lần đổ rác
3
3

Số chuyến
(chuyến)
17
17

22


Phí đổ rác
(USD)
765
612
1.377


* Chi phí bến cảng:
Bảng 3.11 Cảng phí
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Các loại phí

Giá (USD)
193.363,44
136.868,7
58.242
2.550
2.244
176.867,25

6.701,4
4.335
1.377
682.548,79

Trọng tải phí
Phí bảo đảm hàng hải
Phí hoa tiêu
Phí lai dắt
Phí buộc, cởi dây
Phí neo đậu
Phí đóng, mở nắp hầm hàng
Phí vệ sinh
Phí đổ rác
Tổng cảng phí

23


 Tổng chi phí toàn chuyến đi
Bảng 3.12: Tổng chi phí cho toàn chuyến đi
STT

Các loại phí

Số tiền
(USD)

1


Chi phí tiền lương trả cho thuyền viên

275.280

2

Chi phí tiền ăn cho thuyền viên

46.797,6

3

Chi phí nhiên liệu

1.586.473,2

4

Chi phí dầu nhờn

158.647,32

5

Chi phí nước ngọt

5.780,88

6


Cảng phí

682.548,79

7

Tổng chi phí toàn chuyến đi

2.755.527,72

24


KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành xong đồ án môn học Logistics vận tải, em đã hiểu rõ hơn về
các hình thức thuê tàu biển, đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của các hình thức thuê tàu
biển, biết cách phân tích tính toán những thông tin liên quan, tổng thời gian để vận
chuyển một lô hàng, hiểu biết thêm về một số cảng như cảng Sài Gòn, Jakarta. Ngoài ra
em còn tìm hiểu được những chi phí cần thiết trong một chuyến đi như chi phí nhiên liệu,
chi phí nước ngọt,…đặc biệt là cảng phí. Em đã biết được cảng phí bao gồm những chi
phí gì và những chi phí đó được tính, áp dụng như thế nào, được Việt Nam quy định ra
sao. Những kiến thức trên rất cần thiết và giúp ích được rất nhiều cho em trong quá trình
làm việc sau này.
Trong quá trình thực hiện đồ án, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng do điều
kiện nghiên cứu và kiến thức của bản thân còn hạn chế cũng như kinh nghiệm chưa nhiều
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ
của các thầy cô giáo .
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Logistics và đặc biệt là
Thạc sĩ Nguyễn Thị Lê Hằng người đã tận tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành đồ án
này.

Em xin chân thành cảm ơn!

25


×