Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đánh giá tình hình cho vay kinh tế hộ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.95 KB, 14 trang )

Trần Văn Diễn
MSSV: DPN063013
Lớp DH7PN

Đánh giá tình hình cho vay kinh tế hộ tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và
Phát Triển Nông thôn chi nhánh huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
PHẦN I: GIỚI THIỆU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình CNH- HDH HĐH đất nước, do sự đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường, các loại hình kinh tế luôn được phát triển một cách tự nhiên theo đúng quy
luật của nó. Trong những năm gần đây, với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần, bên cạnh các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thống trị
trong các lĩnh vực trọng yếu, thành phần kinh tế hộ vẫn giữ một vị trí quan trọng trong
nền kinh tế.
Kinh tế hộ hoạt động trên nhiều ngành nghề khác nhau góp phần không nhỏ
trong quá trình CNH- HDH đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nhìn chung thành phần này
qui mô hoạt động còn nhỏ lẻ, chưa tận dụng hết những khả năng hiện thực nên chưa
có bước phát triển vượt bậc.
Để vực dậy thành phần kinh tế hộ phát triển tốt hơn, chính quyền các cấp
đều có những hỗ trợ cả về mặt xã hội lẫn tài chính, trong đó vai trò của ngân hàng là
hết sức quan trọng. Nước ta là một nước nông nghiệp, các thành phần kinh tế nhỏ, lẻ
luôn chiếm một số lượng lớn, vì vậy luôn được các cấp chính quyền địa phương quan
tâm nhằm tạo thu nhập, nâng cao đời sống người dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế
phát triển một cách tòan diện. Không nằm ngòai hướng đó, huyện Tịnh Biên với đặc
thù thế mạnh là lĩnh vực nông nghiệp nhưng không trông chờ nhiều vào sự hỗ trợ của
nhà nước, mà đã có những định hướng và kế hoạch phát triển kinh tế theo hướng vẫn
giữ nông nghiệp làm nền tảng, nhưng đẩy mạnh phát triển những ngành công nghiệp thương mại - dịch vụ - du lịch để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài địa phương
thông qua việc xây dựng khu công nghiệp Xuân Tô, mở rộng khu vực chợ cửa khẩu
Tịnh Biên, xây dựng khu trung tâm thương mại thị trấn Nhà Bàng, phát triển khu du
lịch Lâm Viên - Núi Cấm - Núi Trà Sư.
Với những lợi thế hiện tại và trong tương lai, đây sẽ là cơ hội lớn cho thành


phần kinh tế hộ phát triển, do nó hoạt động rất linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu đa
dạng của nền kinh tế. Nhưng để vực dậy đối tượng đầy tiềm năng này, cần phải có sự
Trần Văn Diễn

Trang 1

9/2009


hỗ trợ cả về mặt xã hội lẫn tài chính, và vai trò của Ngân hàng Nông Nghiệp (NHNN)
huyện Tịnh Biên trong việc hỗ trợ tín dụng là hết sức quan trọng. Xuất phát từ thực tế
này, em quyết định chọn đề tài “Đánh giá tình hình cho vay kinh tế hộ tại Ngân
Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn chi nhánh huyện Tịnh Biên, tỉnh An
Giang.”
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu tìm hiểu và đánh giá tình hình cho vay kinh tế
hộ tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn (NHNN&PTNT)
huyện Tịnh Biên.
- Nhận diện những khó khăn của Ngân hàng trong việc cho vay đối với thành phần
kinh tế hộ.
- Tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế hộ, hạn chế
rủi ro cho ngân hàng ở mức thấp nhất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: là tìm hiểu tình hình cho vay kinh tế hộ tại chi nhánh
NHNN&PTNT huyện Tịnh Biên.
- Phạm vi nghiên cứu: Họat động tín dụng tại chi nhánh NHNN huyện Tịnh Biên rất
đa dạng với nhiều thành phần kinh tế nhưng do yêu cầu của đề tài nên chỉ giới hạn
trong phạm vi kinh tế hộ tại chi nhánh này thông qua các báo cáo tổng hợp qua 3 năm
2006 - 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong việc nghiên cứu gồm:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập thông tin trên sách, báo, tạp chí, những quy
định liên quan về cho vay kinh tế hộ, sổ tay tín dụng, các chuyên đề của những khóa
trước.
- Phương pháp phân tích: phương pháp tổng hợp và so sánh, phân tích nhằm đưa ra
nhận xét và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Kinh tế hộ gia đình
1.1 Khái niệm kinh tế hộ gia đình:
Là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển ở
Châu Á, trong đó có Việt Nam.
1.2 Quy mô và trình độ kỹ thuật:
Trần Văn Diễn

Trang 2

9/2009


+ Quy mô: Nhỏ bé, tiểu nông, ít vốn, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình. Diện
tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở nước ta ít. Ở Đồng bằng sông Cửu long
là 800 m2, chỉ bằng ¼ mức trung bình của thế giới, nhưng vẫn cao hơn so với so với
Hàn Quốc (493m2); Đài Loan (438m2); Nhật Bản (373 m2); chỉ kém Trung Quốc
(839m2)
+ Trình độ kỹ thuật: Mang tính truyền thống. Thêm vào đó, kỹ thuật canh tác hiện
được các nông hộ sử dụng chủ yếu vẫn là kỹ thuật sinh học – giống, phân hoá học và
nước, kỹ thuật này và được sử dụng ở mức độ thấp hơn so với những nước trong
vùng, nhất là so với Trung Quốc ( Nguyễn Ngọc Tuân, 2000).
2. Tổng quan về tín dụng
2.1 Khái niệm tín dụng

Tín dụng, theo tiếng Latinh gọi là Creditium, tiếng Anh gọi là Credit, có nghĩa là tin
tưởng và tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay
mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ
người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi
phí nhất định. Một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi nào chứa đựng đầy đủ
ba nội dung: 1. Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho
người sử dụng; 2. Sự chuyển nhượng này có thời hạn; 3. Sự chuyển nhượng này có
kèm theo chi phí.
Nếu thiếu một trong những nội dung trên thì không còn là quan hệ tín dụng hay quan
hệ cho vay ( Nguyễn Minh Kiều, 2006).
Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng phát sinh giữa ngân hàng và khách hàng,
theo đó có thể là quan hệ cho vay của ngân hàng đối với khách hàng hoặc quan hệ gửi
tiền của khách hàng vào ngân hàng ( Nguyễn Minh Kiều, 2006).
2.2 Chức năng và vai trò của tín dụng


Chức năng tín dụng:

+ Phân phối lại nguồn vốn: Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang
chủ thể khác, thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại nguồn
vốn. Điều đó thể hiện ở chổ người cho vay có một số vốn tạm thời chưa dùng đến,
thông qua tín dụng số vốn đó được phân phối lại cho người đi vay, ngược lại người đi
vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần vốn phân phối lại.
+ Giám đốc hoạt động kinh tế xã hội: Với tư cách là người đi vay để cho vay, các
trung gian tài chính cần phải giám sát chặt chẽ đối với các hoạt động sản xuất, kinh

Trần Văn Diễn

Trang 3


9/2009


doanh của doanh nghiệp, đối với hoạt động thu chi của ngân hàng nhà nước và hoạt
động tiêu dùng của dân cư. Sự giám đốc này không chỉ vì lợi ích của các trung gian
tài chính mà còn vì lợi ích của doanh nghiệp, của dân cư và của toàn xã hội.


Vai trò tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất:

Trong nền sản xuất hàng hóa các doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất kinh
doanh nếu không có vốn. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta hiện nay, thiếu vốn là
hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế, không chỉ riêng đối với hộ
sản xuất. Vì vậy vốn ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát
triển của nền kinh tế hàng hoá. Nhờ vốn tín dụng mà các đơn vị kinh tế không những
đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến
kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Riêng đối với hộ
sản xuất, tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển kinh
tế hộ sản xuất.
+ Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất để duy trì quá trình sản xuất
được liên tục, đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế, tín dụng còn là cầu nối
giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm, đồng thời là phương tiện
đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển : hoạt động của các trung gian tài chính là tập
trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, ở khắp mọi nơi, trong tay các nhà doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước và cá nhân, trên cơ sở đó cho vay những đơn vị kinh tế và
từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
+ Tín dụng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tạm thời hỗ trợ vốn tiêu dùng cho cư dân cải thiện đời sống.

+ Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế: trong bối cảnh hiện
nay, phát triển kinh tế của một nước gắn liền với thị trường thế giới, kinh tế “đóng” đã
nhường bước cho kinh tế “mở”, vì vậy tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong
những phương tiện nối liền các nền kinh tế trên thế giới với nhau.
2.3. Hình thức tín dụng
+ Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn đến 12 tháng.
+ Cho vay trung hạn là những khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
+ Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trên 60 tháng trở lên.
2.4. Nguyên tắc tín dụng

Trần Văn Diễn

Trang 4

9/2009


Khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
2.5. Phương thức cho vay
Hiện nay tại chi nhánh NHNN huyện Tịnh Biên áp dụng ba phương thức cho vay
chủ yếu là phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay
trả góp. Chi nhánh không áp dụng tất cả những phương thức do điều kiện khách quan
tại địa phương không có đầy đủ các thành phần kinh tế cũng như những doanh nghiệp
lớn.
Ngược lại khu vực kinh tế hộ rất đa dạng và áp dụng được cả ba phương thức trên,
trong đó cho vay từng lần thực hiện chủ yếu cho các hộ vay chỉ đơn thuần sử dụng
vốn vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt; phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng

chủ yếu được dùng cho những hộ sản xuất, kinh doanh tổng hợp, các hộ mua bán,
thương mại dịch vụ; phương thức cho vay trả góp chủ yếu dành cho các hộ mua bán
nhỏ. Được trả nợ theo nhiều kì hạn phù hợp với nguồn thu và mức thu nhập hàng
ngày của họ.
2.6. Mục tiêu của chính sách tín dụng:
Mục tiêu thứ nhất của chính sách tín dụng quốc gia là huy động tối đa mọi nguồn vốn
trong nền kinh tế, trong dân cư.
Mục tiêu thứ 2 là bảo vệ sự độc lập về kinh tế của quốc gia, bảo đảm sự an toàn cho
nền kinh tế tránh những cuộc khủng hoảng tiền tệ, khủng hoảng tài chính xâm nhập từ
bên ngoài ( Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung và Hồ Ngọc Cẩn, 2000).
PHẦN III:TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN TỊNH BIÊN
1. Sơ lược về Ngân hàng
NHNN và PTNT huyện Tịnh Biên là một trong những chi nhánh trực thuộc NHNN
Tỉnh An Giang, được thành lập vào ngày 15/8/1988, trụ sở đặt tại trung tâm thị trấn
Nhà Bàng, tỉnh An Giang.
Từ ngày thành lập đến nay, ngân hàng đã góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn,
thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận
nguồn vốn vay thuận lợi để phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống cho
người dân, kết quả đã làm thay đổi phần nào bộ mặt nông thôn huyện nhà
Trần Văn Diễn

Trang 5

9/2009


2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006-2008
2.1 Tình hình huy động vốn
Chi nhánh NHNN huyện Tịnh Biên cũng như bao ngân hàng thương mại khác, để

thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ của mình, ngân hàng luôn thực hiện phương
châm họat động là “ đi vay để cho vay”, do đó ngân hàng luôn quan tâm đến công tác
huy động vốn được NHNN Việt Nam, NHNN Tỉnh hỗ trợ thì nguồn vốn tự huy động
tại địa bàn là nguồn lực quan trọng để chi nhánh chủ động trong hoạt động kinh
doanh, phục vụ kịp thời nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế và dân cư trong huyện.
Bảng 1: Nguồn vốn huy động tại chi nhánh NHNN huyện Tịnh Biên từ năm 2006
đến 2008
Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2006

2007

2008

Tiền gửi kho

6.984

5.331

bạc
Tiền gửi các tổ

8.693

So sánh


So sánh

2007/2006

2008/2007

Số tiền

%

1.911

-1.653

-23,67

-3.420

-64,15

324

172

-8.369

-96,27

-152


-46,91

508

408

1.015

-100

-19,69

607

148,77

toán
Tiền gửi dân cư

22.922

25.943

39.294

3.021

13,18

13.351


51,46

Tiền gửi không

389

442

692

53

13,62

250

56,56

22.533

25.501

38.602

2.968

13,17

13.101


51,37

39.107

32.006

42.472

-7.101

-18,16

10.466

32,70

chức kinh tế
Tiền tửi thanh

Số tiền

%

kỳ hạn
Tiền gửi
có kỳ
hạn
Tổng


cộng
( Nguồn: Do phòng tín dụng NHNN huyện Tịnh Biên cung cấp)
Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động tăng dần qua các năm, cụ thể từ 39.107
triệu đồng ( năm 2006) lên 42.472 ( năm 2008) trong đó năm 2007 lượng vốn huy động
giảm 7.101 triệu đồng so với năm 2006; nguyên nhân chủ yếu do nhu cầu khách hàng
dùng vốn đầu tư sản xuất kinh doanh hơn là gởi tiền vào ngân hàng và sự cạnh tranh về
lãi suất giữa những tổ chức tín dụng. Sang năm 2008 cùng với những chính sách hấp
dẫn về lãi suất và tuyên truyền quảng cáo về lợi ích của việc gởi tiền nhằm thu hút
Trần Văn Diễn

Trang 6

9/2009


nguồn vốn nhàn rỗi nên lượng tiền gởi đã tăng lên. Kết quả đạt được đó một phần do nỗ
lực của các cán bộ trong công tác huy động vốn như đưa ra được những biện pháp kích
thích khách hàng gửi tiền, thường xuyên bám sát tình hình nguồn thu nhập trong nông
thôn, nhóm khách hàng có nhiều khả năng gởi tiền liên tục, tuyên truyền vận động cùng
một chính sách hợp lý và chiến lược tiếp thị phù hợp với từng khách hàng.
Đây là phần mà tác giả cần mổ xẻ thật chi tiết, hơn là những câu sáo rỗng phía trên về
lý thuyết nông hộ, v.v... vốn không thuộc chuyên ngành PTNT
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh
Từ các chỉ tiêu về cho vay, thu nợ và nợ quá han hạn (Theo số liệu NHNN Tịnh
Biên). Kết quả cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng
được nâng cao về huy động vốn lẫn sử dụng vốn. Để thấy rõ kết quả đó chúng ta sẽ
xem xét tình hình thu nhập của ngân hàng qua số liệu sau :
Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Thu nhập
Chi phí
Chênh

lệch

2006

2007

2008

17.538

20.397

21.469

13.692

14.542

16.096

giữa

3.846
5.855
5.373
thu nhập và chi phí

( Nguồn: Do phòng Tín dụng NHNN huyện Tịnh Biên cung cấp)
Bảng số liệu trên cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã được nâng lên rõ rệt,
chênh lệch giữa thu nhập và chi phí từ 3.846 triệu đồng ( năm 2006) lên 5.373 triệu
đồng ( năm 2008), đạt tốc độ 39,70 % ; thu nhập từ 17.538 triệu đồng (năm 2006) lên
21.469 triệu đồng ( năm 2008), đồng thời chi phí cũng tăng tương ứng từ 13.692 triệu
đồng ( năm 2006) lên 16.096 triệu đồng ( năm 2008).
Kết quả này cho thấy sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ viên chức đã làm cho hoạt động
của NHNN huyện Tịnh Biên càng phát triển, đáp ứng nhu cầu đáp ứng nhu cầu đa
dạng của các thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế địa
phương.
2.3 Thuận lợi, khó khăn
2.3.1 Thuận lợi:

Trần Văn Diễn

Trang 7

9/2009




Trụ sở hoạt động của NHNN Và PTNT huyện Tịnh Biên đặt tại trung

tâm thị trấn Nhà Bàng, tập trung dân cư, nhiều nguồn vốn nhàn rỗi nên thuận
lợi cho việc huy động vốn và giao dịch.


Cơ chế lãi suất phù hợp, hấp dẫn, tạo thế chủ động cho ngân hàng


trong việc tiếp cận nguồn vốn nhàn rỗi, giảm khoảng cách lãi suất giữa thành
thị và nông thôn.


Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng được nâng cao về số

lượng và chất lượng, kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần các ngành
thương mại – dịch vụ- công nghiệp...đây là cơ sở để ngân hàng chủ động trong
việc mở rộng tín dụng, đa dạng hóa đối tượng cho vay và khách hàng vay vốn.
2.3.2 Khó khăn


Là địa bàn vùng nông thôn miền núi, đời sống người dân chưa cao, thu

nhập bình quân đầu người thấp 7,37 triệu đồng năm 2005 (Thạch Trí Giác,
2007), tiền nhàn rỗi chưa tích lũy nhiều, còn có tâm lý ngán ngại gửi tiền vào
ngân hàng, việc huy động vốn trong dân còn gặp khó khăn.


Sản xuất nông nghiệp còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các yếu tố tự

nhiên như là lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…gây thất mùa cho nông dân, từ đó tác
động xấu đến thu nhập, việc thu hồi nợ vay ngân hàng gặp khó khăn.


Nhu cầu vay vốn còn theo tính chất thời vụ, chủ yếu là phục vụ nông

nghiệp, do đó gây khó khăn cho ngân hàng về việc chủ động nguồn vốn và
phục vụ khách hàng khi vào vụ.



Phát triển ngành nghề tại địa phương còn hạn chế nên việc mở rộng

cho vay bị ảnh hưởng.
3. Thực trạng rủi ro trong cho vay kinh tế hộ
Thông qua tình hình hoạt động tại ngân hàng trong thời gian qua, thì tình hình rủi ro
đối với kinh tế hộ diễn biến qua số liệu sau:
Bảng 3: Bảng tổng hợp rủi ro tín dụng trong cho vay kinh tế hộ từ năm
2006 đến 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tổng dư nợ
147.586
143.965
166.523
Tổng tài sản có
166.158
156.534
180.731
Hệ số rủi ro tín dụng
0,888%
0,920%
0,921%
(Nguồn: Do phòng tín dụng NHNN huyện Tịnh Biên cung cấp)

Trần Văn Diễn


Trang 8

9/2009


Bảng 4: Bảng tổng hợp rủi ro tín dụng trong cho vay tổng hợp từ năm
2006 đến 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng dư nợ
Tổng tài sản có
Hệ số rủi ro tín
dụng

2006
161.407
166.158

2007
151.450
156.534

2008
175.398
180.731

0,971%

0,968%


0,970%

(Nguồn: Do phòng tín dụng NHNN huyện Tịnh Biên cung cấp)
Qua số liệu trên cho thấy trong hoạt động tín dụng rủi ro của ngân hàng ở
mức chấp nhận được, dao động trong khoảng 0,97%, trong đó cho vay kinh tế hộ mức
rủi ro dao động trong khoảng 0,91%; qua số liệu trên chúng ta thấy được rủi ro tín
dụng được ngân hàng hết sức quan tâm và duy trì ở mức có thể chấp nhận được, bảo
đảm không ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động. Kết quả này thể hiện được hiệu
quả trong công tác quản lý dự phòng rủi ro tại ngân hàng dựa trên sự nỗ lực của cán
bộ luôn theo dõi chặt chẽ các khoản vay, thu hồi nợ kịp thời hạn chế xảy ra rủi ro.
Đây là một trong những thành công mà ngân hàng cần phát huy trong thời gian tới
nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác.
3.1 Nguyên nhân rủi ro trong cho vay kinh tế hộ
Với thực trạng rủi ro trong cho vay kinh tế hộ diễn ra như thế có thể do nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung có thể phân thành hai nhóm nguyên nhân
chủ yếu sau:
Nguyên nhân chủ quan


Rủi ro do thay đổi cơ chế chính sách như: Điều chỉnh chính sách, chế độ, luật

pháp của nhà nước hoặc thay đổi địa giới hành chính các địa phương, sự sáp nhập hay
tách ra của các hộ, ngành trong nền kinh tế. Những sự thay đổi và điều chỉnh này tuy
cần thiết trong quá trình phát triển của đất nước, nhưng đôi khi cũng có tác động tiêu
cực đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra tình hình chính trị
cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng, nếu chính trị bất ổn sẽ làm cho
tỷ giá biến động thất thường mất cân bằng trong cán cân thanh toán, làm rủi ro tín
dụng tăng cao (Nguyễn Thị Kim Hoà, 2009).



Rủi ro do thiếu thông tin: Do thiếu hoặc không thể biết hết các thông tin về

khách hàng, ngân hàng thường phải đối mặt với các rủi ro như: rủi ro đạo đức, mặc dù
ngân hàng đã cố gắng kiểm tra kỹ càng, nhưng khách hàng vẫn cố tình vi phạm, che

Trần Văn Diễn

Trang 9

9/2009


giấu thông tin hoặc làm sai lệch thông tin về mình như cố tình sử dụng vốn vay sai
mục đích…


Rủi ro do môi trường pháp lý: Nếu môi trường pháp lý chưa hoàn chỉnh sẽ

không bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các hoạt động kinh tế, đây là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến các khoản nợ
quá hạn cho ngân hàng.


Rủi ro do nhân tố quốc tế: Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, tín dụng trong

nước có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng quốc tế, dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình
quốc tế như tình hình kinh tế, chính trị, các chính sách tài chính của các quốc gia.
Nguyên nhân khách quan
Đối với hộ nông dân: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự
nhiên như thiên tai, lũ lụt, hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất, gia đình nghèo

nên không có khả năng trả nợ, cần thời gian để phục hồi sản xuất, khôi phục khả
năng tài chính để trả nợ vay cho ngân hàng.
4.Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay kinh tế hộ tại NHNN và PTNT chi nhánh
Huyện Tịnh Biên:
Là một chi nhánh đặt tại địa bàn còn nhiều khó khăn, ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn huyện Tịnh Biên đã phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Ngoài những
thành công đạt được trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn thì bất kỳ một ngân
hàng nào cũng tồn tại những vướng mắc, bất cập và NHNN Tịnh Biên cũng vậy.
Nhằm nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro tại chi nhánh, em xin đề
xuất một số giải pháp sau:
4.1 Về phía ngân hàng


Trước hết phải nhận thức được những triển vọng khả quan về đầu tư tín dụng

vào thị trường nông nghiệp, nông thôn, ý nghĩa chiến lược đầu tư đối với khu vực
nông thôn và toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là lợi ích của nhà đầu tư được bảo đảm từ
lợi ích lâu dài của một môi trường đầu tư hiệu quả, ổn định và phát triển bền vững.
Đây là cơ sở để các nhà đẩu tư chấp nhận rủi ro, yên tâm đầu tư lâu dài, gắn bó với thị
trường nông thôn, chung sống với các nguy cơ, thách thức của môi trường đầu tư và
tìm kiếm giải pháp hạn chế, bảo vệ được lợi ích của ngân hàng trong giai đoạn phát
triển.


Các tổ chức tín dụng tổ chức xây dựng mạng lưới kinh doanh theo mô hình

phòng giao dịch, tổ công tác xuống tận các địa phương, khai thác và sử dụng có hiệu

Trần Văn Diễn


Trang 10

9/2009


quả nguồn vốn huy động để cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở
giảm thiểu chi phí hoạt động (nhất là chi phí giao thông, đi lại…), sử dụng các nguồn
vốn “ rẻ” khai thác được từ thành thị chuyển về khu vực nông nghiệp-nông thôn.


Phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể (hội nông dân,

hội phụ nữ, thanh niên …) để có cơ sở mở rộng đối tượng khách hàng cho vay, thông
qua các tổ chức này có thể mở rộng đối tượng cho vay theo hướng tín chấp, đồng thời
thuận lợi trong quá trình phân tích, đánh giá và quản lý khách hàng.


Cùng với việc cạnh tranh thu hút các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ,

doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn, ngân hàng cần có chiến lược giữ chân và thu
hút khách hàng truyền thống là hộ gia đình nông dân, hộ sản xuất kinh doanh nhỏ…
Cho vay vốn hộ sản xuất kinh doanh mặc dù chi phí lớn, món vay nhỏ, dễ sinh tình
trạng quá tải cho cán bộ tín dụng, nhưng lại phân tán được rủi ro và thể hiện định
hướng chiến lược của ngân hàng là gắn bó lâu dài với hộ nông dân.


Đi đôi với việc huy động các nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư vào các dự án

xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án kích cầu trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn,
tăng dần khối lượng đầu tư trung, dài hạn cải tạo môi trường sinh thái, cải thiện cơ cở

hạ tầng nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần phải đạt được mục tiêu nâng cao
khả năng phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại, trong đầu tư cơ cấu kinh tế, cần tôn
trọng quyền tự quyết và tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng để khai thác hiệu quả
cao và giảm rủi ro.


Tăng cường công tác kiểm tra của ngân hàng về đối tượng cho vay.



Các tổ chức tín dụng xây dựng chiến lược mở rộng và tăng cường tín dụng phục

vụ phát triển nông nghiệp – nông thôn phù hợp để tư vấn cho khách hàng:


Tổ chức khâu tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông

nghiệp theo hướng gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu tạo thành một chu
trình khép kín: sản xuất-chế biến-tiêu thụ.


Phát triển nông – lâm-ngư nghiệp theo hướng chuyên canh phù hợp với đặc

điểm vùng sinh thái như vùng rau sạch, phát triển đàn bò sữa, nuôi tôm…tạo được sự
chuyển biến, phát triển thực sự trong nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn.
4.2 Về phía kinh tế hộ


Trước hết, cần xây dựng cho mình kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng chu


kỳ, từng giai đoạn từ đó điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, dịch vụ, thị trường, phương thức
sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với thị trường.

Trần Văn Diễn

Trang 11

9/2009




Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở khi sản xuất kinh doanh phải tìm

hiểu nhu cầu thị trường, sự biến động của giá cả nông sản và nguyên vật liệu, giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm mang lại lợi nhuận tối ưu.


Đối với các hộ nông dân cần có chiến lược liên kết và hợp tác, điển hình như mô

hình liên kết 4 nhà đang triển khai hiện nay, qua đó học tập kinh nghiệm sản xuất,
khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, diễn biến thị trường, tìm đầu ra tiêu
thụ cho sản phẩm để nâng cao thu nhập, tránh tình trạng bị ép giá khi vào mùa vụ.


Đối với các hộ kinh doanh mua bán cần theo dõi sự biến động của thị trường,

tìm hiểu nhu cầu khách hàng từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp đáp ứng nhu
cầu đa dạng của người tiêu dùng.



Bên cạnh mô hình sản xuất kinh doanh truyền thống, các hộ cần tìm hiểu về cơ

chế chính sách phát triển kinh tế tại địa phương, những kế hoạch phát triển kinh tế
trong tương lai, từ đó đề ra phương án sản xuất kinh doanh đón đầu, mở ra hướng phát
triển mới cho nền kinh tế trong huyện, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài địa
phương.
Tôi không xem phần dưới, nhưng phần lược khảo tài liệu sai nhé
PHẦN IV: KẾT LUẬN
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, xu thế
quốc tế ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh trong nền kinh tế đang diễn ra gay gắt, trong
đó hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò chủ đạo trong việc huy động và phân
bổ nguồn tiết kiệm của xã hội so với các định chế tài chính khác trong hệ thống tài
chính.
Do vậy, để phát huy hết nội lực, khuyến khích tăng trưởng kinh tế cao và bền
vững rất cần một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Trong những năm qua,
tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ phát triển rất mạnh mẽ, góp phần quan trọng
vào sự phát triển của kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Chi nhánh NHNN huyện Tịnh
Biên cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển nền kinh tế huyện nhà trên cơ sở
cung cấp tín dụng cho nhu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách
hàng nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra sự thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa
bàn, góp phần CNH- HĐH nông nghiệp - nông thôn huyện nhà.
Qua phân tích tình hình hoạt động tại chi nhánh NHNN huyện Tịnh Biên, ta thấy
trong công tác huy động vốn ngân hàng đã có nhiều nỗ lực phát huy những thế mạnh
của mình, sử dụng nhiều biện pháp thu hút vốn, kết quả đạt được là nguồn vốn huy

Trần Văn Diễn

Trang 12


9/2009


động có chiều hướng gia tăng cụ thể từ 39.107 triệu đồng (năm 2006) lên 42.472
( năm 2008) đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng. Trong công
tác sử dụng vốn, trong những năm qua doanh số cho vay của ngân hàng luôn tăng,
trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao so với cho vay trung hạn bởi những
ưu điểm của hình thức này là luân chuyển vốn nhanh và ít rủi ro, từ 79.251 triệu đồng
(năm 2006) lên 168.588 triệu đồng ( năm 2008), chủ yếu là đầu tư vào các hộ sản xuất
kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và thương mại (theo số liệu báo cáo của
NHNN Tịnh Biên), đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng, góp phần nâng cao thu
nhập và mức sống người dân trên địa bàn.Với sự đa dạng trong loại hình cho vay,
điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý, phân loại đối tượng đầu tư, phân loại đánh giá
khách hàng từ đó đầu tư vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, phân tán nguồn vốn cho
nhiều hộ nhằm giảm thiểu rủi ro.
Với những thành tựu đạt được đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng
trưởng qua các năm, điều này thể hiện hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh đã đạt
được hiệu quả và ngày càng tiến triển tốt đẹp, ngân hàng thực hiện tốt vai trò trung
gian tài chính của mình trong việc phân phối lại nguồn vốn, bảo đảm đáp ứng đầy đủ
nhu cầu về vốn của khách hàng trong việc sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, góp
phần nâng cao thu nhập và mức sống của người dân, tạo ra bước phát triển mới trong
quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện nhà nói riêng,
tòan tỉnh nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo kết quả kinh doanh NHNN&PTNN huyện Tịnh Biên năm 2006 – 2008
GS.TS. Lê Văn Tư. 1997. “ Chương Bốn: Đại cương về các nghiệp vụ tín dung”và
“Chương sáu: Đại cương về ngân hàng” trong GS.TS. Lê Văn Tư ( Chủ biên).
Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Hà nội: NXB Thống.
Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tiền tệ ngân hàng. Hà nội: NXB Thống kê.
Nguyễn Ngọc Tuân. 2000. “Phần nói về Kinh tế hộ” trong Trương Thị Minh Sâm

(Chủ biên). Kinh tế trang trại ở các tỉnh phía nam một số vấn đề đặt ra. TP Hồ
Chí Minh: NXB Khoa học xã hội 2000.

Trần Văn Diễn

Trang 13

9/2009


Nguyễn Thị Kim Hòa. 2009. Một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín
dụng cá nhân tại Ngân Hàng Sacombank chi nhánh An Giang. Luận văn tốt
nghiệp Cử nhân ngành Tài chính Tín dụng. Khoa Kế toán Tài chính – Ngân
hàng, Đại học Cửu Long.
Nguyễn Văn Hà, Vũ Ngọc Nhung và Hồ Ngọc Cẩn. 2000. Vay vốn ngân hàng từ lý
thuyết đến thực tiển. Hà nội: NXB Thống kê.
Thạch Trí Giác. 2007. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong đánh giá tiềm
năng đất đai cho nông nghiệp phụ vụ công tác quy hoạch sử dụng đất và kế
họach sử dụng đất đến năm 2010 huyện Tịnh Biên tỉnh An giang. Luận văn tốt
nghiệp kỹ sư ngành Phát triển nông thôn. Khoa Nông nghiệp, Đại học An giang.
Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất [on-line]. Công ty trách nhiệm hữu
hạn thương mại việt. Đọc từ (đọc ngày 13.09.2009).

Trần Văn Diễn

Trang 14

9/2009




×