Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bài giảng phần 2 kiểm định môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 62 trang )

Phần II: Kiểm định môi trường
(Environmental Inspection)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nội dung
Khái niệm KĐMT
Mục tiệu của KĐMT
Đối tượng cần KĐMT
Các công đoạn trong KĐMT
Các phương pháp và thiết bị trong KĐMT
Thông tin trong kiểm định môi trường
Kiểm định nước thải, nước mặt
Kiểm định chất thải rắn
Kiểm định khí thải


Khái niệm về kiểm định môi trường
• Kiểm định là hoạt động kỹ thuật được thực hiện theo
một quy trình nhất định nhằm đánh giá và xác nhận sự
phù hợp (hay mức độ đáp ứng đầy đủ) của đối tượng
kiểm định với các yêu cầu quy định do tổ chức có thẩm
quyền đặt ra (quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy định).


• Kiểm định môi trường trong công tác Cảnh sát là hoạt
động kiểm định phục vụ công tác phát hiện, phòng,
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về môi trường.


Quan trắc hay phân tích môi
trường trong nghiên cứu

• PP phân tích hay đo đạc: có
thể không cần do cơ quan
thẩm quyền quy định
• Loại và số lượng thông số
môi trường thường nhiều
hơn

Kiểm định môi trường
• PP phân tích hay đo đạc các
thông số môi trường phải là
những pp tiêu chuẩn được
cơ quan chức năng có thẩm
quyền công nhận
• Loại và số lượng thông số
môi trường kiểm định
thường ít hơn (quy định
trong các QCMT, TCMT)


Mục tiêu kiểm định môi trường
• Xác định có hay không sự vượt quá “giá trị giới hạn cho phép”
• Xác định được mức độ vượt ngưỡng cho phép đối với những

thông số môi trường không đạt quy chuẩn hoặc tiêu chuẩn.
• Xác định rõ nguồn phát sinh chất ô nhiễm môi trường (trong
một số trường hợp).

Có 3 hình thức kiểm định:
Kiểm định đột xuất
Kiểm định định kỳ
Kiểm định theo yêu cầu (Khi cơ sở cần các thông tin xác nhận về xả

thải thì khâu kiểm định có thể được xem như là một cách đánh giá chính
xác, thông tin này được các cơ quan khác tin tưởng và chấp nhận)


Đối tượng cần kiểm định môi trường
Các thành phần, yếu tố môi trường có thể bị ảnh bởi các
hoạt động của con người
Các thông số môi trường cần kiểm định










Các thông số hóa lý cơ bản:
Các kim loại độc hại:
Một số phi kim và ion độc hại:

Các chất hữu cơ độc hại, dầu mỡ: (gần 100 chất độc hại).
Các hóa chất bảo vệ thực vật (trừ sâu, kháng sinh, tăng
trưởng, diệt cỏ, trừ nấm…)
Các chất hoạt động bề mặt
Một số vi sinh vật(Coliforms, E. coli).
Các chất khí, hơi và bụi độc hại:
Cường độ bức xạ, tiếng ồn, độ rung: …


Các công đoạn trong kiểm định môi trường

• Lập kế
hoạch
• Công tác
chuẩn bị
Công đoạn 1

Công đoạn 2

• Hoạt động
ngoài hiện
trường
• Thu mẫu
vật

• Hoạt động
trong
phòng thí
nghiệm


Công đoạn 3

Công đoạn 4

• Phân tích
kết quả,
viết báo
cáo


Công đoạn 1: Lập kế hoạch và công tác chuẩn bị
• Mục tiêu:

Xác định đối tượng kiểm định

Xác định các thông số cần kiểm định

Xác định kinh phí cho hoạt động kiểm định


Xác định đối tượng cần kiểm định môi trường
Chủ nguồn thải gây ô nhiễm là cá nhân hay tổ chức nào.
Lĩnh vực hoạt động, sản xuất của cơ sở.
Các loại phát thải trong quá trình hoạt động, sản xuất.
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Những vị trí xả thải và ảnh hưởng của chất thải đối với môi
trường xung quanh.
• Những thông tin khác đã có về mức độ ô nhiễm và tác nhân
gây ô nhiễm môi trường ở địa điểm thu mẫu.








Xác định các thông số môi trường cần kiểm định
• Xác định các thông số đo tại hiện trường, các thông số cần phân
tích trong phòng thí nghiệm
• Xác định phương án đo kiểm và thu mẫu bao gồm vị trí đo kiểm,
điểm thu mẫu, số lượng mẫu cần thu, phương pháp thu mẫu,
thời gian thu mẫu.
• Xác định thể tích hoặc khối lượng của các mẫu, loại dụng cụ
chứa mẫu, phương thức và loại hóa chất bảo quản, phương
thức vận chuyển, thời gian lưu mẫu trước
• Dự kiến các phương tiện, thiết bị bảo hộ lao động (như thu mẫu
ở hố sâu, nơi có khí độc, chất thải nguy hại, chất phóng xạ…)
• Xác định nhân lực


Xác định kinh phí cho hoạt động kiểm định
• Lập dự toán kinh phí phân tích mẫu theo các thông số đã chọn
và các kinh phí liên quan đến thu, bảo quản và vận chuyển
mẫu, kinh phí liên quan đến hiệu chuẩn thiết bị đo kiểm. Xác
định rõ nguồn kinh phí này.
• Xác định các phương tiện hỗ trợ: Máy ảnh, camera, phương
tiện thông tin liên lạc…
• Dự kiến thời gian và nhân lực thực hiện phân tích mẫu trong
phòng thí nghiệm



Công đoạn 2: Hoạt động ngoài hiện trường
• Đo kiểm các thông số môi trường
• Thu và bảo quản mẫu
• Ghi chép những thông tin bên lề


Công đoạn 3: Hoạt động trong phòng thí nghiệm
• Chuẩn bị và hiệu chỉnh các máy đo kiểm để đi hiện trường,
các dung dịch chuẩn để hiệu chỉnh thiết bị đo, chuẩn bị các
mẫu QC thiết bị.
• Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ, hóa chất để thu, bảo quản
và vận chuyển mẫu môi trường (vệ sinh dụng cụ chứa mẫu,
pha hóa chất bảo quản).
• Thiết bị lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi phân tích
• Xử lý mẫu cho phân tích.
• Phân tích các thông số theo các qui trình phân tích đã định


Công đoạn 4: Tổng hợp kết quả phân tích và viết kết quả kiểm
định/báo cáo kiểm định
• Trình bày ngắn gọn lý do, phương pháp và kết quả kiểm định
• Kết luận của kiểm định tại môi trường đó


Ví dụ: Tích hợp các kiến thức đã học ở môn Quan trắc môi
trường, Phân tích môi trường, Kỹ thuật xử lý chất thải để lập quy
trình kiểm định cho nhà máy A dưới đây



• Nhà máy A tùy thuộc vào sự lựa chọn của từng nhóm (10 bạn
1 nhóm, có phân vai): nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy sản
xuất bột sắn, cơ sở sản xuất bún, sản xuất thép ...
• Cụ thể hóa các yếu tố đầu vào, đầu ra, quy trình sản xuất của
nhà máy đó (dựa trên hình vẽ)
• Lập quy trình kiểm định như các bước vừa được tham khảo


Các phương pháp và thiết bị trong kiểm định môi trường
• Nhóm lớn 1: Các phương pháp phân tích hóa học
• Nhóm lớn 2: Các phương pháp phân tích vật lý và
hóa lý hay các phương pháp phân tích công cụ.
• Nhóm lớn 3: Các phương pháp sinh học
• Nhóm lớn 4: Các phương pháp xác định các thông số
vật lý
Các thiết bị kiểm định môi trường: bảo quản mẫu, thu
mẫu, đo nhanh


Thông tin trong kiểm định môi trường
Có 4 loại thông tin hay tài liệu:
• Thông tin dạng tường thuật (là những gì bạn được
nghe lại)
• Thông tin thực tế (Những mẫu, bằng chứng thu thập
được)
• Các loại văn bản (tài liệu văn bản copy hay ghi lại
được)
• Thông tin điểm mang tính tập trung cao (ảnh, tranh
được chụp lại, chép lại)



Một số kỹ năng thu thập thông tin trong kiểm định
Trong quá trình phỏng vấn tập trung vào:
• Những sai phạm đã biết (xả thải trộm ban đêm hay tắt
hệ thống kiểm soát ô nhiễm đột ngột).
• Những sự cố trong xả thải (sự tràn, vỡ đường ống).
• Phản ảnh về mùi, vấn đề về da, hay những ảnh hưởng
khác tới sức khỏe (bệnh hô hấp, ung thư của người
dân xung quanh hay công nhân nhà máy).
• Những thông tin trái ngược với những gì vừa được
ghi nhận hay từ công nhân.


Một số kỹ năng thu thập thông tin trong kiểm định (cont.)
Trong quá trình kiểm định thì quan sát và cảm nhận về
mùi từ:
• Những chỗ phát thải không được kiểm soát.
• Những chỗ chảy tràn, bị thấm, hay kém vệ sinh
• Những thiết bị không thể hoạt động hay những thiết
bị đang chờ sửa chữa
• Những thiết bị vừa bị phá hủy do lửa hay quá tải


Kiểm định khí thải
• Tại sao???
Đánh giá tác động môi trường
Cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo hàng năm
Hệ thống kiểm soát ô nhiễm
Vi phạm pháp luật: không thực hiện cam kết, không khai
báo đủ các hoạt động sản xuất

Tuổi thọ của hệ thống kiểm soát ô nhiễm, trốn vận hành,
khâu bảo trì bảo dưỡng không tốt


Phương pháp kiểm định cơ bản
(Baseline inspection method)
Mục tiêu: nhằm xác định nguồn gốc gây ô nhiễm thông qua việc xác
định sự suy giảm của hệ thống kiểm soát ô nhiễm và cải tiến lại
hiệu quả của hệ thống
Phương pháp kiểm định cơ bản được xây dựng dựa trên 4 nguyên tắc:
• Mọi nguồn thải và mọi hệ thống kiểm soát đều có sự khác nhau
• Các thiết bị xử lý tại chỗ thường xuyên không hoạt động hiệu quả
hoặc không tồn tại
• Cách tiếp cận ngược dòng thải thường cho thông tin chính xác
• Sự đánh giá của chuyên gia kiểm định là quan trọng nhất


Các cấp độ trong kiểm định môi trường khí thải
Kiểm định tất cả các nguồn khí thải

Không
thể

4 cấp độ

Nhân lực
Tài chính
Thời gian
Công nghệ



Cấp độ 1
• Khảo sát thực tế: Quan sát ống khói, lỗ thông hơi từ bên ngoài
cơ sở, có thể thấy cơ bản về điều kiện khí tượng, mùi theo
hương gió, ngược hướng gió
• Không báo trước với cơ sở, không vào trong cơ sở
• Thông tin thu được là những gì nhìn thấy, ngửi thấy
• Thông tin được gửi về ngay nhà quản lý

Hãy liệt kê các thông tin cần thu thập và tiến hành kiểm định cấp
độ 1 cho bài tập sau


Một nhà máy sản xuất gạch nung (với những hình ảnh quan sát:
nhà máy, bãi ngô cách nhà máy 300m; người dân đi qua nhà
máy thường che miệng hoặc đeo khẩu trang)


Cấp độ 2
• Khảo sát bên trong nhà máy, đánh giá sơ bộ nguồn
gây ô nhiễm và hệ thống kiểm soát ô nhiễm
• Có thể thông báo trước hoặc không thông báo trước
tùy vào từng trường hợp
• Thông tin thu thập được giới hạn ở vị trí quan sát,
đánh giá được chính xác dữ liệu từ thiết bị
• Nếu trong thời điểm kiểm định mà hệ thống kiểm
soát ô nhiễm không hoạt động thì kiểm tra những
điều kiện nội tại của cơ sở.



×