Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Bản tin tài nguyên môi trường tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 28 trang )

Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
BBT

Tác động của biến
đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu
(BĐKH) (chủ yếu là nhiệt
độ tăng cao, xuất hiện
thường xuyên hơn hiện
tượng thời tiết cực đoan,
mực nước biển dâng...)
gây tác động, làm tổn thất
một cách toàn diện lên
tất cả các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, xã hội, môi
trường và an ninh quốc
gia. Khí hậu nóng không
xấu hay tốt hơn khí hậu
lạnh, nhưng vấn đề là cường độ thay
đổi trạng thái khí hậu quá nhanh sẽ gây
thảm họa sinh thái, đặc biệt là đối với
hai hệ thống sinh thái tự nhiên và xã
hội, đã hoàn toàn thích nghi với môi
trường khí hậu hàng nghìn năm qua.
BĐKH với nhịp độ nhanh sẽ góp phần
gia tăng đáng kể các nguy cơ đe dọa
trực tiếp cho sự tồn vong của con người
và thế giới sinh vật, cả về quy mô địa lý


và cường độ tổn hại. Việc gia tăng nguy
cơ diệt chủng các loài động, thực vật đe
dọa đa dạng sinh học, làm biến mất các
nguồn gen quí hiếm.
Cho đến nay, sự hiểu biết của chúng
ta về thiệt hại kinh tế do BĐKH còn rất

hạn chế. Mặt khác các dự báo về BĐKH
thường dựa vào mô hình với các kịch
bản giả định nên có nhiều vấn đề không
chắc chắn, nhất là về mặt phát triển kinh
tế và xã hội của thế giới trong những
thập niên tới đây. Tuy nhiên trong số đó
có những số liệu dự đoán vẫn có giá trị
cảnh báo về hậu quả BĐKH, nếu chúng
ta không có chiến lược ứng phó phù
hợp ngay từ bây giờ và trong những
thập niên trước mắt.
Kết quả tính toán về mặt kinh tế
cho thấy, mỗi tấn CO2 phát thải vào khí
quyển làm thiệt hại ít nhất là 85 US$.
Riêng đối với Việt Nam, mức thiệt hại
do BĐKH là 8% GDP hàng năm. Như
vậy, theo dự tính, năm 2050 GDP Việt
1


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
Nam đạt khoảng 500 tỷ US$, giá trị
thiệt hại sẽ là 40 tỷ US$, đó là một con

số tương đối lớn. Trong khi đó, bão, lũ
gia tăng làm giảm nhịp độ tăng trưởng
GDP xuống 0,01 - 0,08%/năm, còn
mực nước biển dâng sẽ làm giảm GDP
giai đoạn 2046 - 2050 xuống 0 - 2,5%.
Nam Bộ, đặc biệt là ĐBSCL lại có
những điều kiện địa lý mang tính địa
phương đã được các chuyên gia lưu ý
là một trong năm vùng có nguy cơ tổn
thương nhất vì có hai phía giáp biển,
phần lớn diện tích có cao trình thấp
(dưới 1 m so với mực nước biển), lại
có độ che phủ rừng thấp nhất nước,
khoảng 12,1% (Cục kiểm lâm, 2006),
cơ sở hạ tầng chưa phát triển, nguồn
nhân lực chưa mạnh, chưa có kinh
nghiệm về năng lực quản trị và chịu tác
động mạnh của sự phát triển hệ thống
các đập thủy điện chưa hợp lý trên hệ
thống sông mẹ Mê Kông, nhất là các dự
án thủy điện đều chưa được phân tích,
đánh giá đầy đủ nên các tác động đều ở
điều kiện trạng thái cực đại.
Tăng cường năng lực thích ứng
với BĐKH
Biến đổi khí hậu (BĐKH) không
tác động độc lập lên các hệ thống tự
nhiên và xã hội mà diễn ra đồng thời
hoặc đan xen với nhiều áp lực khác.
Các áp lực ngoài BĐKH (ô nhiễm môi

trường, thiên tai, suy giảm tài nguyên,
đói nghèo, nhận thức và hành vi ứng
xử v.v...) có thể làm trầm trọng thêm và
làm tăng khả năng tổn hại và rủi ro đối
2

với các hệ thống do biến đổi khí hậu.
Vì vậy, trong khi cần có các biện
pháp nâng cao năng lực thích ứng của
các hệ thống tự nhiên và xã hội, nhất
là đối với các hệ thống có nguy cơ tổn
hại cao do BĐKH thì đồng thời cần có
các biện pháp làm giảm nhẹ các áp lực
ngoài BĐKH lên các hệ thống đó.
Lồng ghép các vấn đề thích ứng với
BĐKH vào các quy hoạch phát triển
và các kế hoạch liên quan khác (kiểm
soát ô nhiễm môi trường, phòng chống
thiên tai, xóa đói giảm nghèo v.v...) sẽ
giúp nâng cao năng lực thích ứng của
các hệ thống.
Đổi mới và sáng tạo trong tổ chức
khai thác, sử dụng và phát triển hiệu
quả tài nguyên không gian trong bối
cảnh BĐKH
Sử dụng tài nguyên không gian, chủ
động ứng phó BĐKH để phát triển kinh
tế, xã hội đòi hỏi phải có sự chuẩn bị
kỹ lưỡng, đặc biệt là công tác nghiên
cứu điều tra các quá trình tự nhiên, xã

hội, văn hóa, thị trường, BĐKH trong
quá khứ và hiện tại, các nguồn lợi tài
nguyên môi trường, giá trị sử dụng của
chúng, triển khai tổ chức các dịch vụ
công ích cho khai thác, tiến hành công
tác quy hoạch phát triển, đề xuất các
chính sách hỗ trợ và tăng cường năng
lực quản trị… Nhưng trong việc xử lý,
phân tích sâu các thông tin thu nhận
được, các chuyên gia vẫn còn gặp rất
nhiều khó khăn do sự thiếu đồng bộ
của thông tin, sự quản lý thông tin chưa


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
khoa học, tính khách quan
và thời sự của thông tin.
Đó thực sự là thách thức
đối với quá trình phát triển
nhận thức để ứng phó với
BĐKH trong quản lý tài
nguyên môi trường, có thể
tạo ra những “ngộ nhận”
về giá trị tài nguyên, về vai
trò của vùng và về khả năng
quản lý phát triển kinh tế của
từng địa phương… Việc khai
thác, sử dụng hiệu quả các tài
nguyên và dịch vụ đang gặp
nhiều khó khăn do khai thác

quá mức, do những xung đột
trong các hoạt động kinh tế và
do “những thiệt hại âm thầm”
mà tác động tích lũy của các
hoạt động khác nhau gây ra,
bao gồm những thiệt hại về
năng suất và đa dạng sinh học.
Khả năng và tư duy
trong vận dụng các cơ sở
khoa học, kinh tế, xã hội
phù hợp với xu thế thời đại,
ứng dụng các công cụ quản
lý tài nguyên phù hợp, thích
ứng với BĐKH để thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội,
bảo đảm tính nguyên vẹn
về đa dạng sinh học, môi
trường, cảnh quan và văn
hóa là một trong những chìa
khóa cơ bản cho sự thành
công và thịnh vượng.

NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC LÊN MÔI TRƯỜNG
VÀ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

P

BẢO NGỌC

hát triển kinh tế, xã hội phải gắn kết hài

hòa với bảo vệ môi trường, là sự nghiệp
của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình và
cá nhân. Tỉnh Lai Châu đang trên đường phát
triển và hội nhập, cho nên vấn đề bảo vệ môi
trường cần phải được chú trọng. Môi trường bao
gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và sinh vật; thành phần môi trường là yếu tố
vật chất tạo thành môi trường như đất, nước,
không khí, sinh vật, hệ sinh thái và các hình
thái vật chất khác. Theo thời gian, cùng với sự
phát triển của xã hội, dân số, tác động của con
người và sự ô nhiễm môi trường là điều không
thể tránh khỏi. Đồng thời các chất gây ô nhiễm
môi trường do hoạt động của con người sinh ra
cũng có quá trình phát triển từ từ và lâu dài ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng.
Một trong những vấn đề cần quan tâm nhất
về ô nhiễm môi trường hiện nay ở Lai Châu: rất
nhiều vùng người dân còn ở nhà sàn, nhà tiêu,
chuồng gia súc cạnh sông suối. Từ đây phân
người, phân gia súc, rác, nước thải sinh hoạt
không được xử lý mà xả trực tiếp xuống sông,
suối, ao, hồ nên tất cả những chất thải này cứ
thế quay trở lại vòng tuần hoàn của nước. Do đó
bệnh tật có điều kiện để lây lan và gây ô nhiễm
3



Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi
nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây
bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho
người và động vật qua nguồn nước.
Việc tiếp xúc gần với nguồn nước bị
ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung
thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho
con người.
Thứ nhất là ô nhiễm môi trường đất
bởi hiện nay quá trình phát triển công
nghiệp và đô thị ở Lai Châu cũng ảnh
hưởng lớn đến các tính chất vật lý và
hóa học của đất. Do các hoạt động xây
dựng ồ ạt những tác động vật lý như
xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu
trúc đất. Các chất thải rắn, lỏng và khí
đều có tác động đến đất. Các chất thải
có thể được tích lũy trong đất trong
thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng
đối với môi trường.
Thứ hai là ô nhiễm môi trường
không khí: hiện nay, ô nhiễm không
khí do bụi đường là một trong những
vấn đề đáng quan tâm tại một số nơi
trên địa bàn thị xã Lai Châu. Môi
trường không khí đang có nhiều biến
đổi rõ rệt và ảnh hưởng xấu đến con
người và các sinh vật. Do tốc độ đô thị

hóa ngày càng cao, các công trình xây
dựng đang trong giai đoạn thi công,
các tuyến đường đang được nâng
cấp để đáp ứng nhu cầu phát triển
của tỉnh, các con đường đang bị đào
xới lên, nhiều đoàn xe tải, xe ben thi
4

nhau chạy để vận chuyển nguyên vật
liệu xây dựng phục vụ các công trình,
đồng thời kết hợp với một lượng lớn
các chất thải khác nhau như: chất thải
sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy làm
cho hàm lượng các loại khí độc hại
tăng lên nhanh chóng trong không khí
gây tác hại đối với sức khỏe của con
người nói chung và đối với cơ quan
hô hấp nói riêng. Tác hại lâu dài và
nguy hiểm nhất là các bệnh bụi phổi.
Từ những vấn đề thực tế nêu trên
đòi hỏi tất cả mọi người phải có một
ý thức về bảo vệ môi trường, thực
hiện nghiêm chỉnh theo Luật Bảo vệ
môi trường Việt Nam đã được Quốc
hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm
2005 một cách đúng đắn, đồng bộ
và hợp lý trong giai đoạn phát triển
mới của tỉnh ta. Khi con người hủy
hoại môi trường thì theo quy định
nhân quả học, con người cũng phải

chịu những mối đe dọa từ môi trường.
Những mối nguy hiểm đối với sức
khỏe con người luôn xảy ra từ môi
trường tự nhiên. Tuy nhiên, khi con
người đã kiểm soát được những mối
nguy hiểm này thì những mối đe dọa
từ môi trường sẽ giảm đi rõ rệt đối với
sức khỏe và sự sống của con người,
góp phần giữ vững một môi trường
trong sạch và duy trì một môi trường
trong lành, bền vững để nâng cao sức
khỏe cộng đồng./


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG VÀ CÁCH XỬ LÝ
NGUỒN NƯỚC SAU MƯA, LŨ

M

BẢO NAM

ùa mưa, lũ là thời điểm làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường tăng cao,
đặc biệt là môi trường nước. Vì vậy, để chủ động phòng, chống ô nhiễm
và các dịch bệnh xảy ra sau mưa lũ chúng ta nên thực hiện một số biện
pháp và những khuyến cáo sau.
Vệ sinh môi trường và xử lý nước trước khi bão lũ
Đa phần ngày nay, tại các địa phương vẫn còn sử dụng giếng đào, giếng khoan
và bể chứa nước. Chính vì vậy, trước ngày mưa lũ chúng ta nên che đậy bằng cách

phủ nilon bịt kín bằng dây cao su lại để tránh bụi bẩn mưa bão rơi vào.
Đối với nhà vệ sinh cần có những biện pháp thực hiện ngay trước khi mùa mưa
bão đến. Như nhà tiêu 2 ngăn cần lấy hết phân ra rồi cho vào một hố sâu cách xa
nguồn nước ủ thêm vôi bột, tro bếp để tránh lây lan ô nhiễm và lấp đất lại cẩn thận.
Với nhà vệ sinh tự hoại cần phải khơi thông cống nguồn thoát nước và xử lý hút
bể phốt để tránh gây đầy tràn và chuẩn bị nút đậy chặt lỗ hố tiêu.
Những chuồng chăn nuôi gia súc cần thu gom phân vào một hố ga cách xa
nguồn nước sau đó rắc vôi bột hoặc tro phủ toàn bộ bề mặt rồi lấp lại.
Xử lý nước sinh hoạt trong ngày mưa
Nếu trong những ngày mưa chẳng may các nguồn nước dự trữ của bạn bị ngập
lụt không có nước sinh hoạt các bạn cần làm phải làm trong nước bằng phèn chua
và khử trùng nước bằng hóa chất chloramine sau 30 phút rồi sử dụng.
Xử lý vệ sinh môi trường và nước sau mưa lũ
Cần phải xử lý ngay về môi trường, khi nước đã rút, huy động mọi người vệ
sinh môi trường như rác thải do nước đưa vào rác, cây cối, xác chết động vật cần
phải thu gom chôn lấp kịp thời. Bên cạnh đó thông tắc cống ngầm khơi thông
dòng chảy để cho nước nhanh rút.
Về nước sinh hoạt cần thực hiện xử lý ngay để có nước dùng như đối với giếng
khơi cần thay rửa giếng như làm sạch vệ sinh thành giếng nạo vét hút bùn đáy
giếng. Sau đó làm trong nước bằng phèn chua và khử trùng nước trước khi sử dụng.
Khi xử lý xong các vấn đề về môi trường đồng thời chúng ta xử lý đề phòng
các dịch bệnh có thể phát triển sau mưa lũ như các bệnh về mắt, các bệnh ngoài
da, đường ruột, hay dịch bệnh sốt rét có thể xảy ra.
Trên đây là một số biện pháp và khuyến cáo cho mọi người để chuẩn bị cho
mùa mưa lũ, hãy nâng cao ý thức và chuẩn bị biện pháp để tránh những hậu quả
đáng tiếc xảy ra trong mùa mưa lũ./.
5


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu


KIỂM KÊ ĐẤT ĐAI, LẬP BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
THÀNH HỮU

T

hực hiện Chỉ thị
số 21/CT-TTg
ngày 1/8/2014
của Thủ tướng Chính
phủ về việc kiểm kê
đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm
2014 và Kế hoạch số
02 của Bộ TN&MT về
triển khai thực hiện việc
này, đến nay công tác
kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng
đất cấp xã, cấp huyện
của Lai Châu đã hoàn thành, hiện
tại Sở TN&MT Lai Châu đang khẩn
trương tổng hợp số liệu cấp tỉnh,
đảm bảo tiến độ theo quy định tại
Chỉ thị 21/CT-TTg.
Để đánh giá đúng thực trạng sử
dụng đất của 98/98 đơn vị thị trấn,
phường, xã làm cơ sở đánh giá tình
hình quản lý đất đai trong 5 năm

qua; thực trạng tình hình quản lý,
sử dụng đất, biến động đất đai so
với kỳ kiểm kê trước; tình hình thực
hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng
6

đất đã được xét duyệt; Sở TN&MT
đã tham mưu UBND tỉnh Lai Châu
xây dựng và triển khai kế hoạch
thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản
đồ hiện trạng sử dụng đất. Để đạt kế
hoạch đề ra, tỉnh Lai Châu đã kiện
toàn BCĐ kiểm kê đất đai các cấp
từ tỉnh cho đến xã. Ở mỗi phường,
xã thành lập 1 tổ kiểm kê đất đai (từ
2 đến 3 người), do cán bộ Địa chính
làm Tổ trưởng, các thành viên gồm
những người có trình độ, am hiểu
về đất đai và có khả năng làm công
tác thống kê. Tổ kiểm kê đất đai có
nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện
trạng sử dụng đất năm 2014 của xã
phường, thị trấn.
Thực hiện việc kiểm kê, không
những nhằm xác định và đánh giá
hiện trạng sử dụng đất của 98/98

đơn vị xã, phường, thị trấn làm cơ
sở quản lý, sử dụng đất đạt hiệu quả
và đề xuất việc điều chỉnh chính
sách, Pháp luật về đất đai; mà còn
cung cấp số liệu để xây dựng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, niên
giám thống kê các cấp và từng bước
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở các
cấp ngày càng chính xác, phục vụ
công tác quản lý nhà nước về đất
đai; phục vụ nhu cầu thông tin đất
đai cho các hoạt động kinh tế - xã
hội, quốc phòng - an ninh, nghiên
cứu khoa học, giáo dục và đào tạo,
các nhu cầu khác của Nhà nước và
xã hội trên địa bàn tỉnh. Đến nay,
công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất năm 2014 cấp
huyện (08/08 huyện, thành phố) trên
địa bàn đã hoàn thành, sản phẩm đã
được bàn giao cho Sở TNMT Lai
Châu để tổng hợp cấp tỉnh.
Theo ông Vũ Minh Thức, chánh
văn phòng Sở TN&MT Lai Châu,
bên cạnh sự nỗ lực của ngành thì
còn một số những khó khăn quá
trình thực hiện công tác kiểm kê đất
đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng

đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh Lai

Châu như: Diện tích rộng, địa hình
hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn
và tư liệu, tài liệu về đất đai không
nhiều, chủ yếu được thiết lập, xây
dựng từ năm 2004 trở lại đây (thời
điểm tách tỉnh đến nay); các tài liệu
trước đó rất ít và hầu như không
có dữ liệu số hoặc quá cũ không
sử dụng được. Mặc dù kinh phí
đã được Trung ương hỗ trợ 70%,
nhưng do Lai Châu còn khó khăn,
nên một số huyện vẫn chưa tự cân
đối được số kinh phí còn lại (30%)
để thanh toán cho các đơn vị tư vấn
đã thực hiện khối lượng hoàn thành
cấp huyện.
Để hoàn thành công tác kiểm kê
đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng
đất tỉnh Lai Châu theo kế hoạch (cấp
tỉnh hoàn thành trước 31/8/2015),
Sở TNMT Lai Châu có kiến nghị
với Tổng cục quản lý đất đai, Bộ
Tài nguyên và Môi trường tiếp tục
quan tâm đến công tác tài nguyên và
môi trường của tỉnh, thông qua các
chương trình, dự án như: xây dựng
cơ sở dữ liệu đất đai, dự án VLAP...
để hoàn thiện tư liệu đất đai phục
vụ tốt cho công tác thống kê đất đai
hàng năm và kiểm kê đất đai kỳ tới

(2019), cũng như công tác quản lý
đất đai của địa phương.
7


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

XỬ LÝ NƯỚC DÙNG CHO CỘNG ĐỒNG
MAI ANH

N

ước là một yếu
tố không thể
thiếu cho cuộc
sống của sinh vật và
con người. Trong điều
kiện hiện nay, một số
nơi còn thiếu nước sạch
để sinh hoạt nhưng theo
tính toán của các chuyên
gia bình quân mỗi một
người trong một ngày
phải sử dụng ít nhất 5
lít nước sạch để uống
và nấu thức ăn và 20 lít
nước dùng cho nhu cầu
vệ sinh tối thiểu. Nhu
cầu nước uống cho gia
súc hàng ngày từ 1 đến

40 lít.
Do vậy, nhu cầu
nước sạch là vô cùng
cần thiết. Để có nước
sạch đảm bảo cho cuộc
sống hàng ngày, chúng
ta không nên đào giếng
ở nơi trước là bãi rác,
nghĩa địa, ao hồ đã lấp.
Nơi đào giếng phải xa
8

tối thiểu là 50m đối nhà
vệ sinh, cống, chuồng
gia súc, kho thuốc trừ
sâu, khu nước thải, khu
chứa rác, phế liệu chất
độc hại. Đào giếng sâu
tới mạch nước ngầm,
thành giếng xây gạch,
miệng phải xây và đắp
bờ cao và có nắp đậy.
Đáy giếng đổ thêm một
lớp cát vàng dày 20cm
và một lớp đá sỏi - cuội
dày 20cm. Dùng gầu
dây, gầu có gắn trục
quay để lấy nước. Thả

vài con cá nhỏ xuống

giếng để kiểm tra bằng
sinh vật.
Xử lý nước bằng
nhiều phương pháp: Lọc
nước với lớp lọc dày 40
- 50cm bao gồm lớp cát
30 - 40cm và lớp sỏi 5
- 7cm. Dùng thùng phun
làm thùng lọc tự tạo.
Làm trong nước bằng
phèn, có thể dùng các
loại phèn chua, phèn sắt.
Nếu nước đục ít dùng
40 - 60mg phèn/lít, nếu
(Xem tiếp trang 10)


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

TRÁNH Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TRONG NHÀ

K

hi nhắc tới “ô
nhiễm không
khí”, đa số mọi
người đều nghĩ tới những
nguồn gây ô nhiễm từ khí
thải công nghiệp, khói xe
ô tô, rác thải v.v… trong

khi đó, rất ít người biết
được những vật dụng
hằng ngày trong ngôi
nhà cũng là nguồn gây ô
nhiễm đáng kể cho ngôi
nhà của chúng ta. Ngoài
ra, nhiều người cũng nghĩ
rằng không khí ngoài trời
dường như ô nhiễm hơn
không khí ở trong nhà.
Nhưng thực tế lại không
hoàn toàn đúng như vậy.
Theo cơ quan bảo vệ
môi trường, mức độ ô
nhiễm không khí trong
nhà thường cao gấp 2 đến
5 lần so với ở ngoài trời.
Những chất gây ô nhiễm
không khí trong nhà bao
gồm: khói, khí ga, bụi
và các chất gây ô nhiễm
khác. Những chất độc hại

QUỲNH TRANG

này thường được sinh ra
từ các thiết bị hiện đại
trong nhà, như điều hòa,
tủ lạnh, bếp ga, v.v... 


phẩm làm sạch không có
chất độc hại và những
sản phẩm chứa các chất
có nguồn gốc tự nhiên.

Các nhà khoa học đã
phát hiện ra hàng trăm
nguyên nhân gây ô nhiễm
không khí trong ngôi nhà
của bạn. Dưới đây là một
số nguyên nhân chủ yếu
gây ô nhiễm không khí
và cách để giữ được bầu
không khí trong lành
cho ngôi nhà của bạn:

* Khi làm sạch các
vật dụng trong gia đình,
bạn nên sử dụng khăn
ướt để tránh bụi bay ra
từ những vật dụng này và
nó sẽ làm ô nhiễm không
khí.

* Không khí trong nhà
bạn sẽ trong lành hơn,
nếu bạn không sử dụng
những chất khử mùi và
những bình xịt thơm. Vì
những chất hóa học trong

những sản phẩm này
càng tăng mức ô nhiễm
không khí trong ngôi nhà
của bạn.
* Không sử dụng các
sản phẩm làm sạch có
chứa các chất hóa học
tổng hợp. Thay vào đó,
bạn nên sử dụng các sản

* Thảm và rèm
cửa trong gia đình bạn
thường dễ bắt bụi nhất.
Do vậy, bạn nên hút bụi
cho chúng ít nhất 1 lần/
tuần và thỉnh thoảng bạn
cũng nên mang chúng đi
giặt.
* Bạn nên mua những
đồ đạc trong nhà được
làm từ gỗ tự nhiên thay
cho gỗ ván ép. Vì gỗ ván
ép thường sinh ra chất
fomanđêhyt và các chất
hóa học độc hại khác sau
một thời gian sử dụng.
* Những hạt bụi
nhỏ li ti do nấm mốc là
9



Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
nguyên nhân gây ra dị ứng
hay bệnh dị ứng. Những loại
nấm mốc thường phát triển rất
nhanh trong môi trường nóng
ẩm. Do vậy, bạn nên lau dọn
nhà sạch sẽ để tránh nấm mốc
phát triển.
* Tránh sử dụng băng
phiến, nước hoa và hút thuốc
trong nhà của bạn. Vì chúng
là những nguồn gây ô nhiễm
không khí lớn nhất cho căn
nhà của bạn.
* Bạn nên để những vật
dụng có chứa chất hóa học
cách xa nơi sinh hoạt của gia
đình. Bạn có thể tạo một gian
cho riêng để cất chúng, như
nhà kho hay gara.
* Trồng cây quanh nhà
cũng là một giải pháp giúp cho
căn nhà của bạn có một không
khí trong lành. Bạn nên chọn
những loại cây có khả năng
xanh tốt quanh năm vì khả
năng hấp thụ khí CO2 sẽ được
nhiều hơn.
* Hằng ngày bạn cũng nên

mở cửa sổ để cho những chất
độc hại trong nhà có thể thoát
ra ngoài.
10

XỬ LÝ NƯỚC DÙNG...
(Tiếp theo trang 8)

nước đục nhiều dùng 60 - 80mg phèn/lít. Phèn
có tác dụng làm kết tủa đông lắng các chất cặn
đục. Để phát huy tác dụng này phèn cần có môi
trường nước kiềm lắng các chất cặn đục. Nếu
không có phèn thì dùng một số lá nhớt như lá
mồng tơi, rau đay, dong riềng, bẹ chuối... vò
hoặc giã nát để chất nhớt tiết ra, đổ chất nhớt
vào nước quấy đều và sau đó để lắng nước đợi
đến khi nước trong. Thời gian để lắng sau khi
đánh phèn hoặc dùng lá nhớt là khoảng 1 giờ
trở lên tùy theo độ đục của nước và các vẩn
vón lắng.
Khử nước bằng hóa chất: Khử trùng bằng
CloraminB được đóng gói dưới dạng viên hàm
lượng 0,25g hoặc 1,g. Loại này rất tiện lợi cho
khử trùng các thể tích nhỏ như chum, vại, lu,
xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ. Một viên
ClorminB hàm lượng 0,25 có thể khử trùng
được 25 lít nước. Khử trùng bằng hóa chất
bột như CloraminB, Clorua vôi thường để khử
trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng
nơi tập trung đông người. Hòa tan lượng hóa

chất cần thiết vào một gáo nước rồi đổ nước
vào bể, trộn đều. Múc nước lên ngửi, nếu không
thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng
1/3 muỗng canh bột hóa chất trên vào giếng và
khấy đều, cho thêm đến khi nào nước giếng có
mùi Clo thì thôi. Nước sau khử trùng 30 phút
thì được.


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

MÔI TRƯỜNG
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính đến yếu
tố môi trường. Sự phân tích của tác giả theo 3 vấn đề tác động đến môi
trường để chúng ta lựa chọn, xem xét cả trên bình diện quốc tế, quốc gia,
vùng lãnh thổ và từng địa phương. Suy cho cùng thì mỗi chúng ta cần
phấn đấu cho một môi trường trong sạch, cho sự phát triển bền vững của
cả chúng ta và các thế hệ mai sau.

M

ôi trường tự
nhiên và sản
xuất xã hội
quan hệ khăng khít, chặt
chẽ, tác động lẫn nhau
trong thế cân đối thống
nhất: Môi trường tự nhiên

(bao gồm cả tài nguyên
thiên nhiên) cung cấp
nguyên liệu và không
gian cho sản xuất xã hội.

BBT

Sự giàu nghèo của mỗi
nước phụ thuộc khá nhiều
vào nguồn tài nguyên: Rất
nhiều quốc gia phát triển
chỉ trên cơ sở khai thác tài
nguyên để xuất khẩu đổi
lấy ngoại tệ, thiết bị công
nghệ hiện đại,... Có thể
nói, tài nguyên nói riêng
và môi trường tự nhiên
nói chung (trong đó có

cả tài nguyên) có vai trò
quyết định đối với sự phát
triển bền vững về kinh tế
- xã hội (KT-XH) ở mỗi
quốc gia, vùng lãnh thổ,
địa phương vì:
Thứ nhất, môi trường
không những chỉ cung cấp
“đầu vào” mà còn chứa
đựng “đầu ra” cho các quá
trình sản xuất và đời sống.

11


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
Hoạt động sản xuất
là một quá trình bắt đầu
từ việc sử dụng nguyên,
nhiên liệu, vật tư, thiết bị
máy móc, đất đai, cơ sở
vật chất kỹ thuật khác,
sức lao động của con
người để tạo ra sản phẩm
hàng hóa. Những dạng
vật chất trên không phải
gì khác, mà chính là các
yếu tố môi trường.
Các hoạt động sống
cũng vậy, con người ta
cũng cần có không khí
để thở, cần có nhà để ở,
cần có phương tiện để đi
lại, cần có chỗ vui chơi
giải trí, học tập nâng cao
hiểu biết,... Những cái đó
không gì khác là các yếu
tố môi trường.
Như vậy chính các
yếu tố môi trường (yếu
tố vật chất kể trên - kể
cả sức lao động) là “đầu

vào” của quá trình sản
xuất và các hoạt động
sống của con người.
Hay nói cách khác: Môi
trường là “đầu vào” của
sản xuất và đời sống. Tuy
12

nhiên, cũng phải nói rằng
môi trường tự nhiên cũng
có thể là nơi gây ra nhiều
thảm họa cho con người
(thiên tai), và các thảm
họa này sẽ tăng lên nếu
con người gia tăng các
hoạt động mang tính tàn
phá môi trường, gây mất
cân bằng tự nhiên.

Vấn đề ở đây là phải
làm thế nào để hạn chế
được nhiều nhất các chất
thải, đặc biệt là chất thải
gây ô nhiễm, tác động tiêu
cực đối với môi trường.

Ngược lại môi trường
tự nhiên cũng lại là nơi
chứa đựng, đồng hóa
“đầu ra” các chất thải của

các quá trình hoạt động
sản xuất và đời sống. Quá
trình sản xuất thải ra môi
trường rất nhiều chất thải
(cả khí thải, nước thải,
chất thải rắn). Trong các
chất thải này có thể có rất
nhiều loại độc hại làm ô
nhiễm, suy thoái, hoặc
gây ra các sự cố về môi
trường. Quá trình sinh
hoạt, tiêu dùng của xã hội
loài người cũng thải ra
môi trường rất nhiều chất
thải. Những chất thải này
nếu không được xử lý tốt
cũng sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng.

Phát triển KT-XH là
quá trình nâng cao điều
kiện sống về vật chất và
tinh thần của con người
qua việc sản xuất ra của
cải vật chất, cải tiến quan
hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hóa. Phát triển
là xu thế chung của từng
cá nhân cũng như của cả
loài người trong quá trình

sống. Giữa môi trường và
sự phát triển có mối quan
hệ chặt chẽ: Môi trường
là địa bàn và đối tượng
của sự phát triển, còn
phát triển là nguyên nhân
tạo nên các biến đổi của
môi trường.

Thứ hai, môi trường
liên quan đến tính ổn
định và bền vững của sự
phát triển KT-XH.

Trong hệ thống KTXH, hàng hóa được di
chuyển từ sản xuất đến lưu


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
thông, phân phối và tiêu
dùng cùng với dòng luân
chuyển của nguyên liệu,
năng lượng, sản phẩm,
chất thải. Các thành phần
đó luôn luôn tương tác với
các thành phần tự nhiên và
xã hội của hệ thống môi
trường đang tồn tại trong
địa bàn đó.
Tác động của con

người đến môi trường thể
hiện ở khía cạnh có lợi
là cải tạo môi trường tự
nhiên hoặc tạo ra kinh phí
cần thiết cho quá trình cải
tạo đó, nhưng có thể gây
ra ô nhiễm môi trường tự
nhiên hoặc nhân tạo.
Mặt khác, môi trường
tự nhiên đồng thời cũng
tác động đến sự phát triển
KT-XH thông qua việc
làm suy thoái nguồn tài
nguyên - đối tượng của
sự phát triển KT-XH hoặc
gây ra các thảm họa, thiên
tai đối với các hoạt động
KT-XH trong khu vực.
Ở các quốc gia có
trình độ phát triển kinh
tế khác nhau có các xu

hướng gây ô nhiễm môi
trường khác nhau.
Ví dụ:
- Ô nhiễm do dư thừa:
20% dân số thế giới ở các
nước giàu hiện sử dụng
80% tài nguyên và năng
lượng của loài người.

Sản xuất công nghiệp
phát triển mạnh, hoạt
động của quá nhiều các
phương tiện giao thông
vận tải đã tạo ra một
lượng lớn chất thải độc
hại vào môi trường (đặc
biệt là khí thải). Hiện nay
việc có được mua bán
hay không quyền phát
thải khí thải giữa các
nước đang là đề tài tranh
luận chưa ngã ngũ trong
các hội nghị thượng đỉnh
về môi trường, các nước
giàu vẫn chưa thực sự tự
giác chia sẻ tài lực với
các nước nghèo để giải
quyết những vấn đề có
liên quan tới môi trường.
- Ô nhiễm do nghèo
đói: Mặc dù chiếm tới
80% dân số thế giới,
song chỉ sử dụng 20%

tài nguyên và năng lượng
của thế giới, nhưng
những người nghèo khổ
ở các nước nghèo chỉ có
con đường duy nhất là

khai thác tài nguyên thiên
nhiên (rừng, khoáng sản,
đất đai,...) mà không có
khả năng hoàn phục.
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM) về môi trường
họp vào tháng 1/2002 tại
Trung Quốc đã cho rằng
nghèo đói là thách thức
lớn nhất đối với công
tác bảo vệ môi trường
(BVMT) hiện nay. Do
vậy, để giải quyết vấn đề
môi trường, trước hết các
nước giàu phải có trách
nhiệm giúp đỡ các nước
nghèo giải quyết nạn
nghèo đói.
Như vậy, để phát triển,
dù là giàu có hay nghèo
đói đều tạo ra khả năng
gây ô nhiễm môi trường.
Vấn đề ở đây là phải
giải quyết hài hòa mối
quan hệ giữa phát triển
và BVMT. Để phát triển
bền vững không được
khai thác quá mức dẫn tới
13



Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
hủy hoại tài nguyên, môi
trường; thực hiện các
giải pháp sản xuất sạch,
phát triển sản xuất đi đôi
với các giải pháp xử lý
môi trường; bảo tồn các
nguồn gen động vật, thực
vật; bảo tồn đa dạng sinh
học; không ngừng nâng
cao nhận thức của nhân
dân về BVMT,...
Thứ ba, môi trường
có liên quan tới tương lai
của đất nước, dân tộc.
Như trên đã nói,
BVMT chính là để giúp
cho sự phát triển kinh tế
cũng như xã hội được
bền vững. KT-XH phát
triển giúp chúng ta có
đủ điều kiện để đảm bảo
an ninh quốc phòng, giữ
vững độc lập chủ quyền
của dân tộc. Điều đó lại
tạo điều kiện ổn định
chính trị xã hội để KTXH phát triển. BVMT là
việc làm không chỉ có ý
nghĩa hiện tại, mà quan

trọng hơn, cao cả hơn là
nó có ý nghĩa cho tương
lai. Nếu một sự phát
14

triển có mang lại những
lợi ích kinh tế trước mắt
mà khai thác cạn kiệt
tài nguyên thiên nhiên,
hủy hoại môi trường,
làm cho các thế hệ sau
không còn điều kiện để
phát triển mọi mặt (cả về
kinh tế, xã hội, thể chất,
trí tuệ con người...), thì
sự phát triển đó phỏng có
ích gì! Nếu hôm nay thế
hệ chúng ta không quan
tâm tới, không làm tốt
công tác BVMT, làm cho
môi trường bị hủy hoại
thì trong tương lai, con
cháu chúng ta chắc chắn
sẽ phải gánh chịu những
hậu quả tồi tệ.

tăng cường đào tạo cán
bộ khoa học kỹ thuật và
cán bộ quản lý về môi
trường; đầu tư nhiều

chương trình, dự án phát
triển kinh tế, xã hội có ý
nghĩa về BVMT.

Tuy nhiên, trên thực
tế cũng phải thừa nhận
rằng còn nhiều điều
bất cập trong công tác
BVMT mà chúng ta chưa
làm được: Môi trường
vẫn từng ngày, từng giờ
bị chính các hoạt động
sản xuất và sinh hoạt của
chúng ta làm cho ô nhiễm
nghiêm trọng hơn, sự
phát triển bền vững vẫn
đứng trước những thách
Tuy còn có nhiều
khó khăn về kinh tế, thức lớn lao. Điều này đòi
song Đảng và Nhà hỏi mọi người, mọi nhà,
nước ta đã có nhiều chủ mọi địa phương trong cả
trương, chính sách tích nước phải thường xuyên
cực về công tác BVMT cùng nhau nỗ lực giải
như: Xây dựng hệ thống quyết, thực hiện nghiêm
pháp luật về BVMT chỉnh Luật BVMT. Có
ngày càng hoàn thiện; như vậy chúng ta mới
xây dựng hệ thống bộ có thể hy vọng vào một
máy quản lý nhà nước tương lai với môi trường
về môi trường từ trung sống ngày càng trong
ương đến địa phương; lành hơn.



Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

TÁC HẠI CỦA
NGUỒN NƯỚC
BỊ Ô NHIỄM

HỒNG THƠM

Nguyên nhân dẫn tới nguồn nước
bị ô nhiễm

T

ốc độ công nghiệp hóa và đô thị
hóa khá nhanh và sự gia tăng dân
số gây áp lực ngày càng nặng nề đối
với tài nguyên nước trong vùng lãnh
thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị,
khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải
và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn,
đông dân chất thải do sinh hoạt cũng là
một nguyên nhân quan trọng đang gây
ô nhiễm môi trường nước.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông
thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp,
hiện nay ở nước ta có gần 76% dân số
đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở

hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất
thải của con người và gia súc không
được xử lý nên thấm xuống đất hoặc
bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm
nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh
vật ngày càng cao.

Nguồn nước ô nhiễm
có tác hại nghiêm trọng
tới sức khỏe con người,
tác hại của nó tỉ lệ với
người mắc bệnh cấp và
mãn tính như tiêu chảy,
ưng thư da.
Có nhiều nguyên nhân khách quan
và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm
môi trường nước như: sự gia tăng dân
số, mặt trái của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu
kém, lạc hậu, nhận thức của người dân
về vấn đề môi trường còn chưa cao…
Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận
thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức
và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm
vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu
sắc và đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm
môi trường nước là loại ô nhiễm gây
nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó
khắc phục đối với đời sống con người

cũng như sự phát triển bền vững của
đất nước.
Tác hại của ô nhiễm nguồn nước

H

ậu quả chung của tình trạng ô
nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các
bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô
nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu
15


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người
dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm
ngày càng mắc nhiều loại bệnh tình
nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh
hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn
gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất
kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho
thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để
ăn uống, con người có thể mắc bệnh
ung thư trong đó thường gặp là ung
thư da. Ngoài ra, asen còn gây nhiễm
độc hệ thống tuần hoàn khi uống
phải nguồn nước có hàm lượng asen
0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước
nhiễm asen trước khi dùng cho sinh

hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể
mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni,
Nitrat, Nitrit gây mắc bệnh xanh da,
thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl
tert-butyl ete (MTBE) là chất phụ gia
phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả
năng gây ung thư rất cao. Nhiễm Natri
(Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim
mạch, lưu huỳnh gây bệnh về đường
tiêu hóa, Kali, Cadimi gây bệnh thoái
hóa cột sống, đau lưng. Hợp chất hữu
cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng,
diệt cỏ, thuốc kích thích tăng trưởng,
thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho...
gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư
nghiêm trọng các cơ quan nội tạng.
16

Chất tẩy trắng Xenon peroxide, sodium
percarbonate gây viêm đường hô hấp,
oxalate kết hợp với calcium tạo ra
calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật.
Vi khuẩn, ký sinh trùng các loại là
nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu
hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng các
loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thủy
ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ
bài tiết, viêm xương, thiếu máu.

Bảo vệ nguồn nước

C

hiến lược lâu dài là có thể cung cấp
những nguồn nước sinh hoạt an
toàn đã qua xử lý và cải thiện hệ thống
vệ sinh. Chiến lược ngắn hạn là sử dụng
những phương pháp xử lý nước đơn
giản tại hộ gia đình như lọc nước, đun
sôi nước bằng nhiệt lượng. Bên cạnh đó,
chiến dịch truyền thông nâng cao nhận
thức, cộng đồng có ý thức bảo vệ nguồn
nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những
quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn
đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi
doanh nghiệp - từ quy mô nhỏ đến lớn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối
thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất
kinh doanh, tránh ô nhiễm môi trường.
Máy lọc nước là một giải pháp tiết kiệm
và hiệu quả, bạn có thể lọc nước phục vụ
cho nhu cầu sử dụng hàng ngày để hạn
chế bớt chất độc hại bảo vệ sức khỏe
cho chính gia đình mình ngay tại nhà
mà không phải tốn quá nhiều thời gian,
tiền bạc và công sức.


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu


CÔNG TÁC GIỮ GÌN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

PHÒNG CHỐNG
DỊCH BỆNH
Ở XÃ
MƯỜNG KIM

X

BẠCH MAI

ã Mường Kim
(Than Uyên)
có 1.993 hộ,
với 10.493 khẩu, trong
đó có trên 80% dân số
làm nông nghiệp. Trước
đây, do một số tập quán,
thói quen lạc hậu, tình
trạng môi trường ở xã
bị ô nhiễm, là điều kiện
thuận lợi để các loại dịch
bệnh phát sinh.
Nhằm nâng cao nhận
thức của nhân dân về vệ
sinh môi trường, thực
hiện thói quen vệ sinh cá
nhân, góp phần nâng cao
chất lượng cuộc sống,
UBND xã đã đẩy mạnh


công tác truyền thông
thông qua đội ngũ cộng
tác viên y tế tại cơ sở;
tuyên truyền cổ động
trực quan bằng băng
zôn, khẩu hiệu; tuyên
truyền lồng ghép trong
các đợt sinh hoạt của
Hội Phụ nữ, Hội Nông
dân, Hội Cựu chiến binh,
Đoàn Thanh niên, Mặt
trận tổ quốc... Nội dung
tuyên truyền, vận động
nhân dân nâng cao nhận
thức, ý thức bảo vệ môi
trường, không vứt rác,
đổ chất thải bừa bãi, sử
dụng nguồn nước sạch,
bảo đảm ATVSTP bằng
cách sử dụng nguồn

thực phẩm bảo đảm chất
lượng, bảo vệ nguồn
nước, thực hiện các
thói quen hợp vệ sinh.
Trường hợp vi phạm vệ
sinh môi trường, đổ rác
không đúng nơi quy định
đều bị nhắc nhở kịp thời.

Hằng năm, Ban chỉ
đạo ATVSTP xã đều
tuyên truyền, vận động
các hộ kinh doanh ăn
uống và giết mổ gia súc,
gia cầm trên địa bàn xã
cam kết thực hiện tốt các
quy định về ATVSTP.
Ngoài ra, xã còn tập
huấn công tác bảo vệ
môi trường, đề xuất với
17


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
Ngân hàng chính sách xã
hội triển khai dự án cho
hội viên Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ, Hội CCB
vay vốn xây dựng các
công trình vệ sinh, nước
sạch. Ban tuyên truyền
vệ sinh môi trường xã
phối hợp với trưởng các
bản và các đoàn thể vận
động nhân dân duy trì
nề nếp vệ sinh đường
làng ngõ xóm, tổ chức
thu gom rác thải. Các
đoàn thể đẩy mạnh tuyên

truyền, vận động hội
viên tổ chức chăn nuôi
theo quy mô trang trại,
phòng chống dịch bệnh
cho vật nuôi, xây dựng
hầm biogas xử lý chất
thải để vừa giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, vừa
tận dụng khí đốt phục vụ
cho sinh hoạt. Đến nay
toàn xã đã có 17 hộ xây
dựng được hầm biogas.
Trạm Y tế xã phối hợp
với 3 trường học trên địa
bàn tuyên truyền về giữ
gìn vệ sinh môi trường,
vệ sinh cá nhân, đặc biệt
18

là việc đảm bảo nước
sạch và các công trình vệ
sinh trong trường học, để
các em thực hành việc
rửa tay với xà phòng
ngay tại trường học.
Do tích cực triển khai
các hoạt động nhằm bảo
vệ môi trường, phòng
chống dịch bệnh, nhận
thức của nhân dân trong

xã đã có chuyển biến
tích cực và đã có những
hành vi thân thiện với
môi trường, xây dựng
môi trường sống xanh
- sạch - đẹp. Đến nay,
các tổ thu gom rác do
Hội viên Hội Nông dân,
Hội Phụ nữ làm nòng cốt
được duy trì hoạt động
thường xuyên có nề nếp,
hiệu quả, góp phần giữ
gìn môi trường xóm làng
xung quanh sạch đẹp,
đẩy lùi được nhiều dịch
bệnh trên người và vật
nuôi, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn. Từ năm
2008 đến nay, xã đã có
nước máy sử dụng trong

sinh hoạt. Trên địa bàn
xã hiện có trên 90% hộ
dân sử dụng nước sạch
trong sinh hoạt, trên 30%
hộ gia đình sử dụng nhà
tiêu hợp vệ sinh. Đường
làng ngõ xóm trong xã
xung quanh sạch đẹp.
Định kỳ 1 tuần/ lần, nhân

dân trong xã đồng loạt ra
quân tổng vệ sinh, phát
quang bụi rậm bờ ao,
khơi thông cống rãnh, thu
gom xử lý rác thải và các
loại bao bì đựng thuốc
bảo vệ thực vật đã qua
sử dụng, trồng và chăm
sóc bảo vệ cây xanh nơi
công cộng, xung quanh
nhà, tạo cảnh quan môi
trường xanh - sạch - đẹp.
Với những hoạt động
thiết thực trong cải thiện
hành vi vệ sinh cá nhân,
sức khỏe cộng đồng,
cải thiện môi trường
sống và công tác phòng,
chống dịch bệnh nên
nhiều năm trở lại đây xã
Mường Kim không xảy
ra dịch bệnh./.


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

CHUNG TAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

N


ước là một nguồn
tài nguyên vô
cùng  quý giá đối
với con người, vấn đề về
nước đang là 1 điều đáng
quan tâm hiện nay. Cũng
giống như không khí nước
là một thành phần thiết yếu
để duy trì cuộc sống. Con
người, cây cối... đều cần
nước để tồn tại. Nước là 1
hợp chất bao gồm hidro và
oxi, nước tinh khiết không
màu, không mùi, không vị,
chúng tồn tại ở 3 thể rắn,
lỏng, khí.
Vai trò của nước đối
với đời sống con người.
Trên trái đất, ¾ lãnh
thổ là nước, nước trong
các đại dương, ở biển, sông
ngòi, ao hồ, nước ở trong
lòng đất. Tuy nhiên nguồn
nước sạch không phải dồi
dào như chúng ta vẫn nghĩ.
Trên thực tế có tới 97,2%
nguồn nước trên trái đất là
nước mặn, còn lại 2,15%
là băng vĩnh cửu và chỉ có

0,65% là nguồn nước dành
cho con người.

PHƯƠNG THÚY

Nước rất cần thiết cho
cuộc sống của con người,
nó chiếm khoảng 70% khối
lượng của cơ thể con người.
Nguồn nước sạch cung cấp
cho cơ thể để duy trì sự
sống, vậy nên con người
không thể sống mà không
có nước.
Đối với nông nghiệp:
Nước cần thiết cho cả chăn
nuôi lẫn trồng trọt. Bên cạnh
đó, trong sản xuất nông
nghiệp, thủy lợi luôn là vấn
đề được ưu tiên hàng đầu.
Trong công tác thủy lợi, ngoài
hệ thống tưới tiêu còn có tác
dụng chống lũ, cải tạo đất…

Đối với công nghiệp:
Mức độ sử dụng nước trong
các ngành công nghiệp
là rất lớn như ngành khai
khoáng, sản xuất nguyên
liệu công nghiệp…

Đối với du lịch: Du lịch
đường sông, du lịch đường
biển đang ngày càng phát
triển. Đặc biệt ở một nước
nhiệt đới như ở nước ta có
nhiều sông hồ và đường bờ
biển dài hàng ngàn kilomet.
Đối với giao thông: Là
một trong những con đường
tiềm năng và chiến lược,
giao thông đường thủy mà
cụ thể là đường sông và
19


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
đường biển có ý nghĩa rất
lớn, quyết định nhiều vấn đề
không chỉ là kinh tế mà còn
là văn hóa, chính trị, xã hội
của một quốc gia.
Đối với sức khỏe và
đời sống sinh hoạt của con
người: Nước đóng một vai
trò vô cùng quan trọng. Con
người có thể thiếu ăn, thiếu
ngủ, thiếu mặc nhưng không
thể nào thiếu nước sạch.
Đây là nguồn tài nguyên
cần thiết và không thể thiếu

trong đời sống sinh hoạt của
con người.
Khi đời sống xã hội tăng
cao cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp,
sự tác động của biến đổi khí
hậu đến môi trường, nguồn
nước, con người, đời sống
kinh tế xã hội… thì nguồn
nước này vốn đã khan hiếm
nay lại ngày càng thiếu
trầm trọng hơn, con người
đang thực sự đối mặt với
nguy cơ thiếu nước trong
tương lai không.
Nguyên nhân dẫn đến
nguồn nước bị ô nhiễm
Tốc độ công nghiệp hóa
và đô thị hóa khá nhanh và
với sự gia tăng dân số, cùng
với đó là cơ sở hạ tầng yếu
kém, lạc hậu, nhận thức
20

của người dân về vấn đề
môi trường còn chưa cao,
hoạt động quản lý, bảo vệ
môi trường nước chưa sâu
sắc và đầy đủ, chưa thấy
rõ ô nhiễm môi trường

nước là loại ô nhiễm gây
nguy hiểm trực tiếp đến
đời sống con người cũng
như sự phát triển bền vững
của đất nước. Tình trạng ô
nhiễm nước do nước thải,
rác thải sinh hoạt không có
hệ thống xử lý mà trực tiếp
xả ra nguồn sông, hồ, kênh,
mương, suối... Mặt khác,
còn rất nhiều cơ sở sản xuất
không xử lý nước thải, phần
lớn các bệnh viện và cơ sở
y tế lớn chưa có hệ thống
xử lý nước thải… là những
nguồn quan trọng gây ra ô
nhiễm nguồn nước.
Vì vậy, cần phải nhận
thức rõ việc sử dụng nguồn
nước phải đi đôi với bảo vệ
vì nước không phải là tài
nguyên vô tận. Các cơ quan
chức năng cần có nhiều hoạt
động tuyên truyền công tác
bảo vệ tài nguyên nước, đưa
ra nhiều biện pháp nhằm
kêu gọi tất cả các thành viên
trong xã hội nâng cao ý thức,
cùng hành động tích cực và
sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên này. Nhà nước cần

đưa ra những chính sách bảo
vệ môi trường mới, những
chính sách kiểm soát và xử
lý ô nhiễm có tính răn đe đối
với các nhà máy xí nghiệp,
đầu tư xây dựng các dự án
công trình xử lý nước thải;
người dân phải sử dụng
hợp lý, tiết kiệm tài nguyên
nước, có ý thức bảo vệ môi
trường, bảo vệ nguồn nước,
không lạm dụng hóa chất,
phân bón, thuốc bảo vệ
thực vật, không đổ rác thải
bừa bãi ra sông hồ, mỗi cá
nhân nên tích cực vận động,
tuyên truyền để mọi người
quan tâm tới tầm quan trọng
của nguồn nước sạch, nâng
cao ý thức trong sử dụng và
bảo vệ nguồn nước.
Bảo vệ môi trường, bảo
vệ nguồn nước sạch là quá
trình lâu dài và nhiều khó
khăn. Song, nếu có sự chung
tay của cả cộng đồng thì
chắc chắn môi trường của
chúng ta sẽ được cải thiện.

Mỗi người cần nhận thức
và có hành động tiết kiệm
nước, dù nhỏ nhưng sẽ góp
phần rất lớn trong việc bảo
vệ nguồn tài nguyên thiên
nhiên quý giá này, góp phần
bảo vệ sự sống của con
người và mọi sinh vật trên
trái đất./.


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

TIN HOẠT ĐỘNG
TẬP HUẤN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÀ KẾ HOẠCH
CỦA ĐỊA PHƯƠNG, CÙNG VỚI TÍCH HỢP KHUÔN KHỔ
QUỐC GIA VỀ THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

T

rong hai ngày từ 13-14/08/2015
tại Hội trường Dạy nghề và Hỗ
trợ nông dân, Hội Nông dân tỉnh phối
hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
trung tâm Con người và Thiên nhiên
PanNaurre tổ chức lớp tập huấn “Chính
sách phát triển và kế hoạch của địa
phương, cùng với tích hợp khuôn khổ
quốc gia về thích ứng Biến đổi khí hậu”
Tham dự lớp tập huấn có ông Nguyễn

Văn Sáu, phó giám đốc Sở TN&MT Lai
Châu, lãnh đạo các sở, ngành liên quan
cùng 35 học viên huyện Tam Đường,
Phong Thổ và thành phố Lai Châu. Đây
là hoạt động năm trong khuôn khổ dự
án “Tăng cường vai trò cho các tổ chức
Phi chính phủ trong hoạt động truyền
thông chính sách phát triển và kế hoạch
của địa phương, cùng với tích hợp
khuôn khổ quốc gia về thích ứng Biến
đổi khí hậu” được tài trợ bởi CISU do
ADDA phối hợp với PanNaurre. Dự án
nhằm hỗ trợ các cộng đồng nhân dân ở
địa bàn miền núi Tây Bắc cải thiện khả
năng tiếp cận thông tin về chính sách
liên quan đến biến đổi khí hậu, đồng
thời tăng cường ảnh hưởng đối với việc
hoạch định chính sách và lập kế hoạch
quản lý, sử dụng các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, giải quyết các vấn đề thích

T-H

ứng với biến đổi khí hậu, na ninh lương
thực và giảm nghèo tại địa phương.
Để nâng cao hiệu quả và tính thực
tiễn của lớp tập huấn, ban tổ chức đã
mời Chuyên gia Nguyễn Đức Anh và Lê
Đức Chung cung cấp các khái niệm cơ
bản nhất về quy trình xây dựng các chính

sách công ở Việt Nam và giới thiệu tổng
quan về một số chính sách liên quan đến
biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Quốc Tế
và Việt Nam và đánh giá chính sách về
BĐKH thời gian qua. Trong thời gian 2
ngày của khóa tập huấn, học viên có cơ
hội trải nghiệm tất cả các bước của quá
trình chính sách. Để quá trình chính sách
phát triển và kế hoạch của địa phương,
cùng với tích hợp khuôn khổ quốc gia về
thích ứng Biến đổi khí hậu.
Đồng thời đảm bảo sự tham gia và
đồng thuận của tất cả các bên liên quan,
bao gồm bên xây dựng chính sách, bên
21


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
thực hiện chính sách và bên chịu tác
động của chính sách. Trong đó, vai trò
của bên chịu tác động của chính sách
rất quan trọng, nó đảm bảo khả năng
thành công cho chính sách.
Ban tổ chức lớp tập huấn mong
muốn sau khóa tập huấn các học viên có
khả năng xây dựng được một kế hoạch
chiến lược chính sách và thực hiện
thành thạo một số kỹ năng chính sách
phát triển và kế hoạch của địa phương,
cùng với tích hợp khuôn khổ quốc gia

về thích ứng Biến đổi khí hậu.

Lớp tập huấn đã kết thúc với nhiều
ý tưởng về việc triển khai và vận dụng
các kiến thức đã được học về chính sách
trong thực tế. Trung tâm Con người và
Thiên nhiên PanNaurre và giảng viên
mong muốn các học viên tích cực tham
mưu cho ngành, cho huyện chính sách
hỗ trợ người dân trong việc thích ứng
và giảm thiểu tác động tiêu cực của
biến đổi khí hậu, tìm hiểu nguyên nhân
và đề xuất các khuyến nghị giải pháp
nhằm khắc phục tình trạng đó.

NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC QUAN TÂM
TRONG CÔNG TÁC CẤP ĐỔI GCNQSD ĐẤT
CHO HỘ GIA ĐÌNH CÁ NHÂN

T

hời gian qua, công tác
cấp đổi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với
đất (gọi tắt là giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất)
được UBND tỉnh, Sở
TN và MT, chính quyền

các cấp, các ngành của
các huyện, thành phố
trong tỉnh quan tâm chỉ
đạo, triển khai thực hiện
và đạt được kết quả khá
tích cực; từng bước đáp
ứng yêu cầu của công
tác quản lý nhà nước về
đất đai, tạo điều kiện để
các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất thực
22

T- H

hiện các quyền và nghĩa
vụ theo quy định.
Trong thời gian qua
các văn bản pháp luật
của nhà nước như Luật
Đất Đai năm 2013, Nghị
định
43/2014/ND-CP,
Thông tư số 23/2014/
TT-BTNMT, Thông tư
số 24/2014/TT-BTNMT,
Thông tư số 25/2014/
TT-BTNMT, đã tháo gỡ
cơ bản về những vướng
mắc trong quá trình thực

hiện. Tuy nhiên tiến
độ  công tác đo đạc - cấp
GCN theo Dự án tổng thể
(DATT) vẫn còn chậm so
với yêu cầu đề ra. 

Nhằm đáp ứng được
tiến độ của Dự án tổng
thể tạo điều kiện cho việc
cấp đổi giấy chứng nhận
QSDĐ, trong thời gian
tới cần cần được sự chỉ
đạo đồng bộ và thống
nhất từ cấp Sở đến các
huyện, thành, thị về quy
định trình tự, thủ tục cấp
Giấy chứng nhận đối với
phần diện tích tăng thêm
so với giấy tờ về quyền
sử dụng đất; việc cấp đổi
Giấy chứng nhận, đặc
biệt là đối với trường hợp
cấp đổi đồng loạt Giấy
chứng nhận do đo đạc lại
bản đồ địa chính.


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

HỎI ĐÁP

Hỏi
Cho tôi hỏi nước thải sau khi qua bể tự hoại không dẫn qua đường ống để xử lý tập trung mà cho tự thấm
vậy có xem là trường hợp xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước không? Nếu không thì trường hợp đó phải
xử lý như thế nào?
Ở cạnh nhà tôi có 1 hộ gia đình chăn nuôi lợn tập trung gây ô nhiễm môi trường toàn thể các gia đình xung
quanh, vậy tôi muốn hỏi trách nhiệm thuộc về cấp nào có thể xử lý vấn đề ô nhiễm này?
Trả lời
Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Nước thải đã qua xử lý bằng bể tự hoại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường được phép xả thải trực tiếp ra
môi trường khi: xả nước thải ở quy mô hộ gia đình hoặc lưu lượng thải nhỏ hơn 5m3/ngày đêm đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nước thải đã qua xử lý bằng bể tự hoại nhưng không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xả thải ra trực tiếp
ra môi trường hoặc nước thải đã qua xử lý bằng bể tự hoại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường thải trực tiếp ra
môi trường khi không có giấy phép xả thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có lưu lượng thải trên
5m3/ngày đêm là trái phép.
Biện pháp xử lý:
Các trường hợp xả thải trái phép được xử lý theo quy định tại Điều 13, Điều 14 của Nghị định 179/2013/NĐCP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
và Điều 12 của Nghị định 142/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Ở cạnh nhà tôi có 1 hộ gia đình chăn nuôi lợn tập trung gây ô nhiễm môi trường toàn thể các gia đình xung
quanh, vậy tôi muốn hỏi trách nhiệm thuộc về cấp nào có thể xử lý vấn đề này?
Theo Khoản 3, Điều 143, Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014, trách nhiệm của UBND xã, phường
+ Xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường theo ủy quyền; kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường của hộ gia đình, cá nhân;
+ Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp;
+ Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải;
+ Quản lý hoạt động của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phun, sóc, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ
sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn;
Vậy đề nghị Bà kiến nghị đến UBND xã, phường để được giải quyết.

Hỏi
Theo quy định “Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản” thì cần phải lập Đề án
cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung trường hợp này nếu doanh nghiệp vẫn giữ nguyên phương án cải tạo và
số tiền đã ký quỹ thì có hợp lý hay không?
Tổ chức cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có Dự án cải tạo phục hồi môi trường được phê
duyệt theo quy định hoặc chưa ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường. Đối với các trường hợp các tổ chức, cá nhân
khai thác khoáng sản đã có phương án cải tạo phục hồi môi trường nhưng được viết trong Bản cam kết bảo vệ

23


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
môi trường hay Báo cáo bảo vệ môi trường thì trường hợp này có cần phải lập lại Đề án cải tạo phục hồi môi
trường theo quy định hay không?
Công ty tôi đang hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Năm 2012 Công ty tôi đã được phê
duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và đã được cấp giấy phép khai
thác khoáng sản. Do đó, năm 2012 Công ty tôi đã thực hiện ký quỹ lần đầu theo Quyết định được phê duyệt.
Tuy nhiên, thời gian trong Dự án cải tạo phục hồi môi trường (30 năm) khác thời gian được cấp trong giấy phép
khai thác (5 năm) nên Công ty tôi đã được Sở Tài nguyên và môi trường điều chỉnh tổng số tiền ký quỹ. Theo
đó thì số tiền Công ty tôi đã ký quỹ lần đầu (năm 2012) đủ cho Ký quỹ lần đầu (năm 2012), năm 2013 và thừa
ra một khoản tiền là “x”.
Đến năm 2013, Công ty tôi đã chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cho Công ty khác đã được Sở
Tài nguyên môi trường cấp giấy phép chuyển nhượng. Tôi muốn hỏi quý cơ quan như sau: Công ty tôi có được
phép rút số tiền thừa “x”hay không? Và cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vấn đề trên cho Công ty tôi?
Trả lời
Do câu hỏi của ông (bà) không rõ về nguyên nhân xin gia hạn, nội dung phương án cải tạo phục hồi môi
trường đã được phê duyệt, do vậy Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra các trường hợp phải lập phương án cải
tạo, phục hồi bổ sung để ông (bà) tham khảo như sau:
1. Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi, thì các đối tượng phải lập phương án cải tạo, phục hồi

môi trường bổ sung, bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân đã có giấy phép khai thác khoáng sản và phương án được phê duyệt những thay đổi
diện tích, độ sâu, công suất khai thác khoáng sản;
- Tổ chức, cá nhân đề nghị thay đổi nội dung cải tạo, phục hồi môi trường so với phương án đã được duyệt.
2. Trường hợp tổng thời gian đã được cấp phép khai thác khoáng sản cộng thời gian xin gia hạn giấy phép
khai thác nhỏ hơn hoặc bằng thời gian khai thác trong đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt
và không thay đổi về diện tích, độ sâu, công suất khai thác khoáng sản thì không phải lập đề án cải tạo, phục
hồi môi trường bổ sung.
Thứ nhất: Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 6 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của
Chính phủ thì tổ chức, cá nhân đang khai thác khoáng sản nhưng chưa có phương án được phê duyệt hoặc
chưa ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính phải lập, trình cơ quan có
thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án trước ngày 31/12/2016;
Thứ hai: Theo khoản 6, Điều 55, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thì tổ chức,
cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện ký quỹ trước ngày Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5
năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng
sản có hiệu lực nhưng có nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường không phù hợp với nội dung phương
án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định này thì phải xây
dựng lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định tại Nghị định này, trình cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt trước ngày 31 tháng 12 năm 2016.
1. Việc điều chỉnh số tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường:
- Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 7 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt
phương án, phương án bổ sung đối với các dự án khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân cấp
tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

24


Bản tin Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu
- Trong quyết định phê duyệt của UBND tỉnh quy định rõ số tiền, số lần và hình thức ký quỹ.

- Từ trước tới nay Sở Tài nguyên và Môi trường không tự thực hiện điều chỉnh số tiền ký quỹ bất kỳ dự án
nào. Trường hợp có thay đổi nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường thì UBND tỉnh là cơ quan có thẩm
quyền quyết định.
2. Việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trước 01/4/2015 được thực hiện như sau:
- Ký quỹ một lần đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn dưới 03 năm;
- Đối với trường hợp Giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 năm trở lên thì được lựa chọn hình
thức ký quỹ một lần hoặc ký quỹ nhiều lần.
3. Việc hoàn trả khoản tiền ký quỹ được thực hiện như sau:
- Theo khoản 5, Điều 8 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ thì Việc hoàn trả
khoản tiền ký quỹ trên cơ sở tổ chức, cá nhân đã hoàn thành từng phần hoặc toàn bộ nội dung cải tạo, phục hồi
môi trường theo phương án hoặc phương án bổ sung được phê duyệt.
- Trường hợp đã hoàn thành toàn bộ hoặc từng phần nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đề nghị ông
(bà) lập hồ sơ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để trình UBND tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, xác nhận làm cơ
sở để hoàn trả tiền ký quỹ.
Hỏi.
Gia đình tôi đang sinh sống gần hộ nhà dưới làm da chế biến, nấu nướng thức ăn làm ô nhiễm môi trường
và sức khỏe của cả khu nghiêm trọng (Đặc biệt là gia đình tôi). Hệ thống thoát khí của gia đình cạnh không
đảm bảo, ống qua thấp (Chỉ khoảng 4m, và có quạt gió công nghiệp thải thẳng ra nhà chúng tôi). Từ năm 2013
chúng tôi đã kiến nghị với UBND phường phản ánh sự việc trên, và tôi cũng gửi đơn tới cơ quan chức năng
nhưng không giải quyết được DỨT ĐIỂM. Nay tình hình ô nhiễm còn tệ hơn trước (Do các cơ quan chức năng
không kiên quyết).
Nay cho tôi hỏi bao giờ thì việc gây ô nhiễm môi trường trên chấm dứt. Tôi cũng mong muốn Quý sở đặt
mình vào vị trí là người bị hun khói như gia đình chúng tôi, thì mới biết nỗi khổ của chúng tôi từ năm 2013 đến
nay như nào.
Xin chân thành cảm ơn Quý cơ quan (Tôi sẵn sàng bổ sung các chứng cứ, ảnh.... về việc trên. Email:
)
Trả lời:
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định: “Tổ chức, cá nhân có hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác hại xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý
bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật”. Về trách nhiệm quản lý, theo quy định

của Điểm c, d, g của Khoản 3 Điều 143 của Luật Bảo vệ môi trường quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân
dân cấp xã như sau:
c. Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc báo cáo cơ quan
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cấp trên trực tiếp.
d. Hòa giải tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn theo quy định của pháp luật về hòa giải.
g. Chủ trì, phối hợp với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tổ chức công khai thông tin về bảo
vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với cộng đồng dân cư.”
Do vậy, đề nghị Bà cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và phản ánh đến UBND phường Đoàn Kết, UBND
thành phố Lai Châu về địa chỉ, quy mô kinh doanh (gia đình hay doanh nghiệp/công ty) của cơ sở kinh doanh
gây tác động xấu đến môi trường nêu trên, để cơ quan chức năng kiểm tra xác định lưu lượng, tính chất và đặc

25


×