Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tìm hiểu mã số mã vạch của hàng hóa vận chuyển phân phối và cách phân loại bao bì thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (952.62 KB, 24 trang )

Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

Mục lục

GV: Đỗ Vĩnh Long

…………………………........................................................ 1

Lời mở đầu.…..…………………………………………………………. 2
Lờic cảm ơn….………………………………………………………..... 3
I.

Cấu tạo MSMV của hàng hóa vận chuyển,

phân phối hay đơn vị gửi đi ………………………………………..…4
1. Mã số các đơn vị gửi đi EAN-14 hoặc DUN-14 ………………… 4
2. Mã vạch các đơn vị gửi đi dùng mã ITF-14 …………….……….6
3. Mã vạch bổ trợ ITF-6

………………….………………………... 8

II. Phân loại bao bì thực phẩm …………………………………………. 10
1. Phân loại theo kích cỡ …………………………………………….10
2. Phân loại theo vật liệu …………………………………………... 13
3. Phân loại theo vị trí tương đối của thực phẩm ……………….....19
4. Phân loại theo tính năng kỹ thuật ……………………………… 20

1


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm



GV: Đỗ Vĩnh Long

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng cao dẫn đến
nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho cuộc sống cũng ngày càng phức tạp, đa dạng
hơn, trong đó sản phẩm thực phẩm là sản phẩm vô cùng quan trọng.
Ngoài thành phần dinh dưỡng và cảm quan của sản phẩm thì nhãn hàng hóa
cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên một sản phẩm thu hút người tiêu dùng.
Nhưng trên nhãn hóa có một phần mà ít người tiêu dùng nào quan tâm tới đó là mã số
mã vạch của hàng hóa (MSMV). MSMV không nhằm cho người tiêu dùng đọc,
không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, tuy nhiên, MSMV được hệ thống máy
Scanner đọc và máy tính ghi nhận vào bộ nhớ và sao lục đặc tính quy cách hàng hóa,
giá cả, số lượng nhập, xuất, lưu kho và thời gian tương ứng.
MSMV được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng đến với bài tiểu luận này
nhóm chỉ xét đến mã số mã vạch của hàng hóa vận chuyển phân phối. Bên cạnh đó
bài tiểu luận của nhóm còn tìm hiểu cách phân loại bao bì thực phẩm. Đề tài của
nhóm là: “Tìm hiểu mã số mã vạch của hàng hóa vận chuyển phân phối và cách phân
loại bao bì thực phẩm”.

\

2


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiên tốt đề tài này, trước tiên nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả
các thầy cô trong khoa Công nghệ thực phẩm của trường Đại học Công nghiệp Thực
phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy Đỗ Vĩnh Long đã trực tiếp giảng dạy chúng em ở môn học Công nghệ bao bì và
đóng gói thực phẩm. Dù thời gian lên lớp không nhiều nhưng những điều thầy giảng
là kiến thức vô cùng quý báo cho chúng em trong tương lai.
Một lần nữa nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy và rất mong
nhận được sự góp ý của thầy ở bài tiểu luận này.

3


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

I.

GV: Đỗ Vĩnh Long

CẤU TẠO MÃ SỐ MÃ VẠCH CỦA HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN,
PHÂN PHỐI HAY ĐƠN VỊ GỬI ĐI:

Ngày nay hàng hóa được đóng trong các thùng to, có MSMV để tiện quản lý xuất
nhập dễ dàng bằng máy vi tính và máy scanner. Do đó việc quản lý số lượng hàng
hóa trở nên đơn giản hơn, nhanh chóng chính xác mà không tốn nhiếu công sức.
 Khái niệm
+ Đơn vị gửi đi là gì ? Theo TCVN 6939 : 1996 - đơn vị gửi đi là một tập hợp
ổn định và thống nhất một số đơn vị tiêu thụ dùng để dễ dàng vận chuyển, lưu
kho.
+ Đơn vị tiêu dùng là gì ? Theo TCVN 6939 : 1996 - là đơn vị hàng hoá đề
bán cho người tiêu dùng thông qua các quầy bán lẻ.

+ Đơn vị gửi đi có thể cùng một loại đơn vị tiêu dùng (hộp chứa 1 loại sản
phẩm) hay gồm nhiều loại đơn vị tiêu dùng (ví dụ: hộp chứa 20 gói gồm nhiều loại
mì và phở ăn liền).
1. Mã số các đơn vị gửi đi EAN-14 hoặc DUN-14:
Mã số EAN-13 của đơn vị tiêu thụ được dùng làm cơ sở để lập mã đơn
vị gửi đi EAN-14. Mã này được thêm vào 1 chữ số nữa đứng đằng trước, gọi là
số VL (Logical Variant) tạo thành mã EAN-14 hay DUN-14 (Distribution
Unit Number).
 Mã đơn vị gửi đi có dạng tiêu chuẩn gồm:
- 1 chữ số mới (VL – Logical Variant) gồm 3 loại: 0; 1÷8 và 9.
- 12 chữ số vật phẩm của đơn vị tiêu thụ ( gồm mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã
sản phẩm).

4


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

- 1 chữ số kiểm tra C, số kiểm tra được tính tương tự như trường hợp mã số EAN13
 Số VL là 0 đối với trường hợp 1 mặt hàng chỉ có 1 loại đơn vị gửi đi, và đơn vị này
có thể bán lẻ tại quầy hàng ( ví dụ thùng bia 24 lon).
 Số VL từ 1-8 đối với loại hàng hóa có nhiều loại đơn vị gửi đi. Số VL càng lớn khi
số lượng bên trong vật phẩm bên trong đơn vị gửi đi càng tăng.
 Số VL là 9 trong các trường hợp:
+

Kiện hàng chứa nhiều loại mặt hàng khác nhau.


+

Hàng hóa trong thùng sẽ được phân chia bao gói thành đơn vị bán lẻ mới ( như
rau quả tươi sống, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm,…); sau khi thu hoạch được
phân loại sơ bộ và đóng gói bao bì, phân phối đến các công ty bán sỉ và lẻ. Từ
đó, các mặt hàng này được xử lý, đóng bao bì thành đơn vị bán lẻ có khối
lượng xác định.

Cấu tạo mã EAN-14 hay DUN-14 từ mã EAN-13:

VL

xxxxxxxxxxxx

C

Số VL được thêm vào

12 chữ số của mã EAN-13

Số kiểm tra

Cấu tạo mã EAN-14 hay DUN-14 từ mã EAN-8:
VL

00000

Số VL

5 con số 0 thêm vào


Xxxxxxx
7 con số của mã EAN-8

C
Số kiểm tra

 Nhà cung cấp các đơn vị gửi đi cần cung cấp cho các đối tác buôn bán của
mình danh sách các số VL này và mô tả chi tiết ý nghĩa của nó.
 Số VL càng lớn có nghĩa là sẽ có nhiều đơn vị tiêu thụ bên trong đơn vị gửi đi.

5


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

 Số VL được thêm vào đầu tiên bên trái của mã EAN-13 hay EAN-8 (EAN-8
đã thêm 5 số 0 vào phía trước).
Ví dụ về lập mã đơn vị gửi đi của một mặt hàng

TT

Tên sản pẩm

1

Cà phê bột


2



phê

Đặc

điểm/kích Số vật phẩm Khối

lượng Mã số

thước thùng

đóng gói

một đơn vị

Gói bằng plastic

1 gói

250 g

893526879137C

bột 300×300×200

10 gói


2,5 kg

1893526879137C1

bột 450×350×250

20 gói

5,0 kg

2893526879137C2

Thùng nhỏ
3



phê

Thùng lớn
2. Mã vạch các đơn vị gửi đi dùng mã ITF-14
- Thực tế đã sử dụng phổ biến một loại mã vạch gọi là mã ITF (Interleave two of five)

Cấu trúc mã ITF-14
Mã ITF có cấu trúc tổng thể như hình vẽ, từ trái sang phải gồm:
+ Vùng trống
+ Vùng vạch thể hiện các cặp số
+ Vùng trống
6



Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

Mã được viền quanh bằng một khung đen. Khung này có chiều dày cố định là 4,8mm.
Khung viền mã tạo điều kiện thuận lợi khi in mã và giảm nguy cơ quét lệch mã
- Trong mã vạch này mỗi con số được thể hiện bằng 5 vạch (hoặc khoảng trống),
trong đó có 2 vạch, 3 khoảng trắng hoặc 3 vạch và 2 khoảng trắng.
- Mã vạch ITF mã hóa từng cặp 2 con số, nghĩa là nó mã hóa một số chẵn các con số (
chẳng hạn như 10, 12, 14, 16,…)trong đó mã vạch ITF mã hóa 14 con số được sử
dụng rộng rãi nhất nên có tên riêng là mã ITF-14.

Quy định về kích thước của mã vạch ITF-14
Khung viền mã dày 4,8 mm
Chiều cao của số ghi dưới mã vạch là 5,72 mm
Độ rộng chuẩn của một cặp số là 16,256 mm
Độ phóng đại của mã ITF thường dung là 1,0 - 1,2
n: cặp số trong mã
d1=(n×16,256)+8,636
d2=d1+(10,9+3)×2+(4,8×2)

7


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

Ứng dụng:

- Khi in trên các vật liệu đơn vị gửi đi người ta sẽ dùng mã ITF-14 thay thế cho mã
EAN-14 vì mã EAN-14 đòi hỏi chất lượng in cao.
- Khi in mã ITF-14, để chỉ thị chất lượng in của MV người ta dùng chữ H. Nếu 2 nét
đứng của chữ H này dính vào nhau thì chứng tỏ rằng chất lượng in không đạt yêu cầu
và phải in lại.
3. Mã vạch bổ trợ ITF-6
Mã bổ trợ sử dụng cho các đơn vị gửi đi có số lượng thay đổi, ví dụ:
- Các đơn vị sẽ được chia và đóng bao bì lại trước khi đem bán lẻ như thịt gia súc, gia
cầm, rau quả...
- Các đơn vị tiêu thụ có số lượng thay đổi, chẳng hạn các sản phẩm đóng gói sơ bộ
sau quá trình sản xuất, thu hoạch.
- Khi thực hiện các đơn đặt hàng qui định rõ số lượng (ngành dệt đặt theo mét, kính
tính theo m2 …)
Trong các trường này, số lượng sản phẩm sẽ được phân định lại được biểu thị bằng
mã bổ trợ; mã này được đặt bên phải mã chính. Mã dùng để phân định các đơn vị gửi
đi có số lượng thay đổi là EAN/DUN-14 được thể hiện bằng mã vạch ITF-14 phối
hợp với mã ITF-6 bổ trợ để phân định số lượng.
* Các quy tắc khi dùng mã bổ trợ ITF-6:
- Mã bổ trợ bao gồm 5 chữ số và số kiểm tra; mã thể hiện số lượng phân định sản
phẩm chứa trong đơn vị gửi đi.
- Số kiểm tra C được tính toán theo phương pháp tính số C đã trình bày.
- Đơn vị đo lường là đơn vị ảo (chứa trong file dữ liệu) và nhà sản xuất phải thông
báo cho khách hàng của họ cùng với số phân định và các đặc tính của đơn vị gửi đi.
- Điểm chỉ số thập phân trong 5 số đã nêu là bất kỳ. Các công ty phải thông báo cho
các nhà phân phối thông tin này cùng thông tin về sản phẩm.
- Các kích thước có gạch chân thay đổi phụ thuộc vào độ phóng đại M.
- Độ phóng đại mã ITF-6 bổ trợ nằm trong khoảng 0,625 – 1,2.
8



Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

-Độ phóng đại mã ITF-6 bổ trợ nằm trong khoảng 0,625÷1,2.
Ví dụ: Một doanh nghiệp gửi đi một lô hàng; trong lô hàng đó có trọng lượng 173 kg.
Mã bổ trợ có thể thể hiện như sau: 17300 1. Như vậy, 5 số có thể hiện số lượng là
17300, số kiểm tra đã tính là 1. Theo quy tắc dùng mã bổ trợ, doanh nghiệp sẽ thông
báo cho đối tác buôn bán của mình thông tin “ điểm chỉ số thập phân là 3 con số tính
từ tái sang”, “đơn vị đo lường là ki lô gam” cùng với thông tin cần thiết khác về sản
phẩm.

n: số cặp số trong mã, trường hợp này là 3
9


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

Lưu ý: Kích thước mã được tính dựa theo chiều rộng vùng trống nên dùng. Kích
thước mã bao gồm cả khung viền sẽ là kích thước tính như trong bảng cộng thêm
9,6mm.
* Điểm đặt mã ITF:
- Nếu điều kiện cho phép, nên in mã trên cả 4 mặt đứng của thùng kiện hàng, nếu
không phải in trên 2 mặt đứng sát nhau, nên tránh trường hợp chỉ in một mã trên chỉ
một mặt thùng. Có thể đặt mã ở vị trí dễ nhìn thấy khi xếp kho, phân phối…

- Mã cần được in đứng, theo chiều đứng của hộp.(các vạch thẳng góc với mặt đáy
thùng).

- Nếu đơn vị gửi đi bằng bao nhựa trong, phải đảm bảo máy scan không quét nhầm số
(do bị lớp plastic bóng phản xạ ánh sang gây ra nhầm lẫn).
- Để đảm bảo chất lượng in và quét mã sau này, nên in mã ITF có độ phóng đại lớn từ
1,0 – 1,2.
10


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

II. PHÂN LOẠI BAO BÌ SẢN PHẨM
1. Phân loại theo kích cỡ :
Một cách tổng quát người ta phân thành 2 loại theo kích cỡ :
Bao bì lớn : là loại bao bì đóng gói lớn để dễ dang khuân vác, cận chuyển, không
phải sử dụng một cách riêng lẽ theo khẩu phần. Bao bì lớn chứa nhiều đơn vị sản
phẩm bán lẻ trong nó, thường là thùng cactong, thùng gỗ lớn, thùng phuy,
container…

11


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

Bao bì nhỏ : là bao bì đóng gói để tiêu thụ trực tiếp trong mỗi lầm sử dụng
theo khẩu phần hay trong một thời gian, giá cả thích hợp với từng loại thực
phẩm .
Ví dụ như chai nước nắm, chai dầu ăn, gói mì ăn liền, gói thuốc lá.


12


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

2. Phân loại theo vật liệu :
Mỗi loại hàng hóa thực phâm đều có đặc tính riêng,do đó chúng có yêu cầu bảo
quản riêng, nhưng cần phải chứa đựng trong bao bì kín. Sự lựa chọn loại bao bì
kín thích hợp với sản phẩm được căn cứ vào đặc tính dinh dưỡng, cấu trúc của
loại thực phẩm, quy trình chế biến, sản phẩm xuất khẩu hay nội địa… do đó, cần
lựa chọn vật liệu bao bì thích hợp, vật liệu bao bì gồm:

Mỗi loại hàng hóa thực phẩm đều có đặc tính riêng, do đó chúng có yêu cầu
bảo quản riêng nhưng cần phải chứa đựng trong bao bì kín. Sự lựa chọn loại bao
bì thích hợp với sản phẩm được căn cứ vào đặc tính dinh dưỡng, cấu trúc của loại
thực phẩm, quy trình chế biến, sản phẩm xuất khẩu hay nội địa… Do đó, cần lựa
chọn bao bì thích hợp. Vật liệu bao bì gồm
 Bao bì bằng giấy
13


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

 Bao bì bằng gỗ
 Bao bì bằng kim loại

 Bao bì bằng plastic
 bao bì thủy tinh
 bao bì sành sứ
 bao bì bằng màng ghép nhiều loại vật liệu
Mỗi loại vật liệu sẽ co đặc tính khác nhau. Vì vậy phương pháp chế tạo kiểu
dáng bao bì và phương pháp đóng gói bao bì theo từng loại vật liệu sẽ khác nhau
nhưng phải đảm bảo độ kín cho từng sản phẩm đã chế biến.
Bao bì giấy có đặc tính nhẹ, dễ in ấn, trang trí, dễ phân hủy và tái sinh dễ dàng
không gây ô nhiễm môi trường, dễ thấm khí, thấm nước, dễ xét rách khi có độ ẩm
môi trường trên 60-70% và không thể niêm phong bằng nhiệt. Do đó, bao bì giấy
là bao bì hở, thường dùng bao bì ngoài thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản
lý và tiêu dùng.
Bao bì bằng gỗ có đặc tính chịu được tải trọng và chịu va chạm cơ học nhưng
giá thành cao và phá hoại môi trường.
Bao bì kim loại thép tráng thép có đặc tính chịu nhiệt độ thanh trùng, tiệt
trùng, chịu được va chạm cơ học, thường có kiểu dáng hình trụ đứng, tạo sự thuận
lợi trong vận chuyển và tồn trữ, không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Tất cả
những tính chất này khiến cho bao bì kim loại thích hợp cho việc đựng các sản
phẩm thịt cá, rau quả chế biến được thanh trùng hoặc tiệt trùng và sau khi đóng
bao bì, sản phẩm có thời hạn sử dụng khoảnh 2-3 năm.
Bao bì băng nhôm có đặc tính mềm dẻo và chống được tia cực tím, được sử
dụng để bao gói các loại kẹo, chocolate, phomat, ngăn cản sự tiếp xúc của oxi
không khí, hơi nước, vi sinh vật và bảo quản nước giải khác có ga, bia… là những
loại thực phẩm lỏng có tạo áp lực bên trong bao bì, tạo ra sự cân bằng lực giúp lon
cứng vững một cách hợp lý.
14


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm


GV: Đỗ Vĩnh Long

Bao bì lastic như: PE (polyetylen), PA (polyamid) chịu được nhiệt độ thấp, PA
có độ bền dẻo cao, tính chống thấm khí tốt nên được áp dụng bao bọc các loại sản
phẩm hải sản lạnh đông trong quá trình bảo quản (-18oC) cả trong trường hợp
lạnh đông nhanh.
Bao bì plastic PP (polypropylen), OPP (oriented polypropylen), bao bì ghép
nhiều loại plastic có tính chống thấm khí, hơi nước cao được dùng phổ biến làm
bao bì kín chứa thực phẩm chế biến. Loại vật liệu OPP không thích hợp để chế tạo
dạng hộp, chai, lọ vì không có độ cứng vững nên chỉ cấu tạo dạng túi, được hàng
ghép mí bằng nhiệt.
Bao bì bằng thủy tinh có đặc tính chịu được nhiệt độ thanh trùng, có thể nhìn
thấy được sản phẩm bên trong (đối với chai thủy tinh trắng), tránh ánh sáng (đối
với chai thủy tinh màu) nhưng không bền cơ học, dễ bị nứt do thay đổi nhiệt độ
hoặc va chạm, khối lượng chai thủy tinh nặng, bất tiện cho quá trình vận chuyển.
Bao bì sành sứ dùng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén đĩa ăn uống từ
rất lâu đời và phổ biến khắp thế giới. Ngày nay, bao bì sành sứ được ứng dụng
bảo quản các loại rượu, sản phẩm sấy… do khả năng chống thấm tốt, chịu nhiệt
tốt, chống ăn mòn nhưng nặng, dễ vỡ và khó tự động hóa.
Bao bì bằng màng ghép nhiều loại vật liệu nhanh chóng chiếm ưu thế trong
ngành bao bì thực phẩm vì che lấp hoàn toàn khuyết điểm đồng thời đáp ứng mọi
tính chất cần thiết của sản phẩm như bao bì sữa tươi, nước ép trái cây…
Như vậy, việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận tiện
hơn các cách phân loại khác vì đáp ứng đặc tính riêng của sản phẩm, cho biết kiểu
dáng và phương pháp đóng gói bao bì.
Thực phẩm có thể chia thành các thứ hạng khác nhau:
-

Thực phẩm cấp cao, cấp thấp.


-

Thực phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội địa.
15


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

-

GV: Đỗ Vĩnh Long

Thực phẩm để biếu tặng, để tiêu dùng.

Dù là loại, hay thứ hạng thực phẩm nào cũng phải được bảo quản đúng phương
pháp để duy trì chất lượng sản phẩm đã đạt được trong quy trình chế biến trước
khi đóng bao bì.
Phương pháp bảo quản sản phẩm, từ công đoạn đóng bao bì trở đi, bị ảnh hưởng
lớn bởi vật liệu bao bì, phương pháp đóng bao bì. Mỗi loại, thứ hạng thực phẩm sẽ
quyết định một quy cách bao bì phù hợp.
Ví dụ như thực phẩm để biếu tặng thì ngoài tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
phải đạt, cần có giá trị cảm quan cao về cả bao bì lẫn thực phẩm, các hình thức
thông tin giới thiệu sản phẩm thông qua bao bì phải phù hợp với thị hiếu của vùng
dân cư sẽ tiêu thụ sản phẩm.
Đối với thực phẩm xuất khẩu thì yêu cầu nghiêm khắc hơn về chất lượng toàn
phần, đưa đến việc sản phẩm đạt chất lượng cao. Như vậy, bao bì lại càng nổi bật
vai trò quan trọng của nó là giới thiệu, trình bày, thuyết phục và tạo được lòng tin
ở người tiêu dùng nước ngoài. Sản phẩm thực phẩm và bao bì chứa đựng chúng
luôn cần tính cạnh tranh và phải giữ được vị trí thắng thế đối với hàng hóa thực
phẩm bản xứ.

Đối với hàng hóa tiêu dùng nội địa, hàng hóa cấp thấp, vai trò của bao bì cũng
không thể xem nhẹ, vì cũng chính bao bì chứa đựng thực phâm thay lời nhà sản
xuất thu hút và tạo lòng tin với người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tầng lớp
người thu nhập trung bình và thấp. Chính bao bì sản phẩm thực phẩm là 1 trong
những nhân tố giúp sản phẩm nội địa cạnh tranh thắng thế với hàng hóa ngoại
nhập. hiện nay đa số các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia khối thứ
ba, đều áp dụng chính sách mở cửa thị trường thương mại thì hàng hóa nhập tăng
về cả số lượng và chủng loại. Sự kiện này chỉ có thể hạn chế nhờ hàng hóa nội địa
dù là cấp thấp. Thực phẩm câp thấp không phong phú, công nghệ chế biến không
phức tạp nên giá thành sản phẩm thấp và được tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống
16


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

người dân. Như vậy, bao bì là yếu tố quan trọng duy trì, tiêu dùng nội địa và tạo
thế mạnh cho chúng

Bao bì kim loại cứng

Bao bì kim loại dẻo

Bao bì thủy tinh

Bao bì giấy

17



Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

Bao bì gỗ

Bao bì plastic dẻo

GV: Đỗ Vĩnh Long

Bao bì plastic cứng

Bao bì mảng ghép

Bao bì ăn được

18


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

3. Phân loại theo vị trí tương đối của sản phẩm :
Bao bì thứ cấp: không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nó chứa sản phẩm và bao
bì sơ cấp.
Ví dụ như két đựng chai nước ngọt, thùng giấy đựng mì ăn liền …

Bao bì sơ cấp : Tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Bao bì sơ cấp phải không
độc và tương hợp với thực phẩm, nếu bao bì sơ cấp là bao bì ăn được thì nhiều
khi thực phẩm cần có thêm bao bì sơ cấp phi thực phẩm khác

Ví dụ : lon nước giải khát, hộp sữa tươi….

19


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

4. Phân loại theo tính năng kĩ thuật :
Theo các yêu cầu của từng loại sản phẩm, các nhà sản xuất thường nhóm các
loại bao bì có khả năng thõa mãn các yêu cầu kĩ thuật để so sánh và lựa chọn
cho thích hợp.

 Tính chất yêu cầu về chịu chân không và bền cơ đi đôi với tính mềm dẻo
để bao bì có thể áp sát bề mặt thực phẩm, không bị vỡ rách. Trong đó
bao hàm tính chống thấm O2, CO2,…, không khí, H2O theo thời gian vẫn
đảm bảo độ chân không cao.
 Bao bì chịu áp lực yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm
dẻo co giãn và vẫn đảm bảo tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp lực
cao.
 Bao bì chịu nhiệt độ thấp yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp đến âm
độ (-400C) để chứa thủy sản lạnh đông; bao bì không bị giòn vỡ rách.
 Bao bì ngăn cản ánh sáng như bao kim loại, plastic được phủ màu đục
hay chai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây.
Tóm lại, phân loại bao bì theo tính năng đặc trưng có ưu điểm là nói lên
được đặc điểm cấp thiết của bao bì đáp ứng yêu cầu phương thức đóng gói
bao bì, tiệt trùng hay phương thức bảo quản sản phẩm sau khi đóng gói bao
bì. Những đặc điểm yêu cầu này được đáp ứng bởi vật liệu cấu tạo bao bì
và vật liệu phụ như sơn, vac-ni, hoặc phương pháp thanh trùng, tiệt trung.


20


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

Bao bì vô trùng, tiệt trùng nhiệt

Bao bì chịu áp lực chân không

Bao bì chịu nhiệt, lạnh

Bao bì cách ẩm

21


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

Bao bì cách ly khí CO2, O2

GV: Đỗ Vĩnh Long

Bao bì trong và ngăn sáng

Bao bì chống côn trùng

22



Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Mã đơn vị gửi đi EAN/DUN-14 có dạng tiêu chuẩn từ trái qua phải gồ m
những gì?
a. 1 chữ số mới VL và mã số EAN-13.
b. 12 chữ số vật phẩm của đơn vị tiêu thụ (gồm mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã
sản phẩm) và 1 chữ số mới VL và 1 chữ số kiểm tra C .
c. 1 chữ số mới VL và 12 chữ số vật phẩm của đơn vị tiêu thụ (gồm mã quốc gia, mã
doanh nghiệp, mã sản phẩm) và 1 chữ số kiểm tra C.
d. 12 chữ số vật phẩm của đơn vị tiêu thụ ( gồm mã quốc gia, mã doanh nghiệp, mã
sản phẩm) và 1 chữ số kiểm tra C. [<Br>]
Câu 2: Đố i với thùng bia 24 lon thì số VL sẽ là?
a. VL = 0
b. VL = 1÷8
c. VL = 9
d. VL > 9 [<Br>]
Câu 3: Số VL là 9 trong các trường hợp
1. 1 mặt hàng chỉ có 1 loại đơn vị gửi đi.
2. Kiện hàng chứa nhiều loại mặt hàng khác nhau.
3. Hàng hóa có nhiều loại đơn vị gửi đi.
4. Hàng hóa trong thùng sẽ được phân chia bao gói thành đơn vị bán lẻ mới.
a. 1, 2, 3, 4
b. 2, 4
c. 3, 4

d. 2, 3, 4 [<Br>]
Câu 4: Để chỉ thị chất lượng in của MV người ta dùng chữ cái nào?
a. Chữ H
b. Chữ M
c. Chữ U
d. Chữ N. [<Br>]

23


Công nghệ bao bì và đóng gói thực phẩm

GV: Đỗ Vĩnh Long

Câu 5: Điểm đặt mã số mã vach?
̣
a. In mã trên cả 4 mặt đứng của thùng kiện hàng.
b. In mã trên cả 4 mặt hoăc̣ trên 2 mặt đứng của thùng kiện hàng.
c. In trên 2 mặt đứng sát nhau của thùng kiện hàng.
d. In mã trên cả 4 mặt hoăc̣ trên 2 mặt đứng sát nhau của thùng kiện hàng. [<Br>]
Câu 6: Đố i với rau quả tươi sống, thủy sản, thịt gia súc, gia cầm,…thì số VL sẽ là?
a. VL = 0
b. VL = 1÷8
c. VL = 9
d. VL > 9 [<Br>]
Câu 7: Bao bì nào không phải là bao bì được phân loại theo tính năng kỹ thuật?
a..Bao bì cách ẩm
b..Bao bì trong và ngăn ánh sáng
c..Bao bì chống côn trùng
d..Bao bì mảng ghép [<Br>]

Câu 8: Chọn câu trả lời đúng. Bao bì nào là bao bì sơ cấp?
a..Lon sữa, lon bia, thùng mì.
b..Bao gạo, hộp bánh trung thu, hộp sữa.
c..Chai nước ngọt, thùng nước suối, lon bia.
d..Hộp sữa tươi, lon bia, bịch snack. [<Br>]
Câu 9: Bao bì ăn được được phân loại theo đặc trưng gì?
a..Theo vật liệu
b..Theo kích thước
c..Theo vị trí tương đối của sản phẩm
d..Theo tính năng kỹ thuật [<Br>]
Câu 10: Bao bì được cho là thứ cấp khi:
a..Không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nó chứa sản phẩm và bao bì sơ cấp.
b.. Trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nó chứa sản phẩm.
c.. Không trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nó không chứa sản phẩm.
d..Trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, nó chứa sản phẩm và bao bì sơ cấp. [<Br>].

24



×