Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tìm hiểu một số qui định của pháp luật về nhượng quyền thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.56 KB, 17 trang )

1
A. LỜI MỞ ĐẦU
Nhượng quyền thương mại là loại hình kinh doanh mới du nhập vào
Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước và cũng chỉ trong những năm gần
đây nhượng quyền thương mại mới được bàn đến nhiều trên các trang báo và
trong các nghiên cứu của giới kinh doanh cũng như của giới luật gia nước ta.
Trong đánh giá chung thì nhượng quyền thương mại được coi là hình thức đầu
tư và kinh doanh của tương lai tại Việt Nam bởi những lợi thế của nó như tiết
kiệm chi phí nhập cuộc cho những bên nhận quyền, dễ dàng nhân rộng và mở
rộng hệ thống phân phối cho bên nhượng quyền…Tuy nhiên để hoạt động này
phát triển một cách có hiệu quả thì cần có hành lang pháp lí vững chắc và ổn
định.
Đáp ứng yêu cầu đòi hỏi đó pháp luật Việt Nam đã có một số qui định
về vấn đề chuyển nhượng quyền thương mại. Để làm rõ hơn về vấn đề này,
em đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu một số qui định của pháp luật về nhượng
quyền thương mại”.
2
B. NỘI DUNG
I. Tìm hiểu chung về nhượng quyền thương mại
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
NQTM, hiểu theo nghĩa chung nhất, là việc một bên (bên nhượng
quyền) trao cho bên kia (bên nhận quyền) một số quyền nhất định để đổi lấy
một khoản tiền. Tuy nhiên, việc trao quyền này không có nghĩa là bên nhượng
quyền trở thành chủ sở hữu của những quyền này, mà chỉ được phép khai thác
những quyền này trong một khoảng thời gian xác định mà thôi. Quyền này có
thể bao gồm tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, phương thức kinh
doanh…Bên nhận quyền được khai thác những quyền này dưới sự hướng dẫn
và kiểm soát của bên nhượng quyền. Để đổi lại, bên nhận quyền thường phải
trả cho bên nhượng quyền tiền phí tham gia hệ thống nhượng quyền ban đầu
và tiếp tục trả tiền phí nhượng quyền trong suốt quá trình khai thác quyền
thương mại theo hợp đồng. Dưới góc độ pháp lý, trên thế giới đã có nhiều


định nghĩa về NQTM được đưa ra.
Luật sở hữu công nghiệp của Mêhicô có hiệu lực từ tháng 6/1991 qui
định: “Nhượng quyền thương mại tồn tại khi với một li-xăng cấp quyền sử
dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc
hỗ trợ kĩ thuật để một người sản xuất, chế tạo, hoặc bán sản phẩm, hoặc cung
cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành, các hoạt động thương
mại, hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu thiết lập, với chất lượng, danh
tiếng, hình ảnh của sản phẩm, hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương
hiệu đó”.
Uỷ ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Comission –
FTC), lại coi NQTM là: “Thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên nhượng quyền
có trách nhiệm hỗ trợ đáng kể cho bên nhận quyền trong việc điều hành doanh
3
nghiệp và kiểm soát chặt chẽ phương pháp điều hành doanh nghiệp của bên
nhận quyền. Đồng thời bên nhượng quyền phải license nhãn hiệu cho bên nhận
quyền để phân phối sản phẩm/dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên
nhượng quyền và yêu cầu bên nhận quyền thanh toán một khoản phí tối thiểu”.
Tại Điều 284 Luật Thương mại 2005, pháp luật Việt Nam đã lần đầu
tiên đưa ra một định nghĩa chính thức về NQTM. Theo đó: “NQTM là hoạt
động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận
quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các
điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh,
biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh.”
Mặc dù các cách định nghĩa đưa ra có thể không hoàn toàn giống nhau,
song tất cả đều gặp nhau ở những dấu hiệu bản chất của NQTM. Đó là: Thứ

nhất, đối tượng của NQTM (quyền thương mại, tiếng Anh là franchise) là sự
kết hợp các yếu tố bao gồm: tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ, bí
quyết, bí mật kinh doanh, phương thức quản lý…; Thứ hai, các bên trong quan
hệ NQTM là các chủ thể độc lập với nhau về tư cách pháp lý; Thứ ba, các bên
sẽ cùng nhau khai thác các giá trị thương mại của quyền thương mại, và trong
quá trình khai thác chung đó, bên nhượng quyền có sự kiểm soát, hỗ trợ đối
với bên nhận quyền và điều này dẫn đến sự thống nhất trong hoạt động kinh
doanh của các bên.
2. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại
4
- Về chủ thể của NQTM: Chủ thể của quan hệ NQTM bao gồm bên
nhượng quyền và bên nhận quyền. Các chủ thể này có thể là cá nhân hoặc
pháp nhân, là công dân trong nước hoặc người nước ngoài. Trong thực tế, đa
số các bên tham gia quan hệ NQTM là thương nhân. Tuy nhiên, cũng có khi
họ không phải là thương nhân, đặc biệt là khi NQTM diễn ra trong các lĩnh
vực như nông nghiệp, thủ công và hành nghề tự do (ví dụ: hoạt động của nhà
tư vấn về hôn nhân được thực hiện bởi một bên nhận quyền). Có thể có hai
bên hoặc nhiều bên tham gia vào quan hệ NQTM. Bên nhượng quyền và bên
nhận quyền có tư cách pháp lý độc lập với nhau và tự chịu trách nhiệm đối với
những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại. Quyền
thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo
cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng
nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng
quyền thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép
bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh.
- Giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan
hệ hỗ trợ mật thiết. Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt
của nhượng quyền thương mại với các hoạt động thương mại khác. Trong

nhượng quyền thương mại luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên
nhượng quyền và Bên nhận quyền, nếu không có điều đó, thì đã thiếu đi một
điều kiện tiên quyết để xác định hoạt động đấy có phải là nhượng quyền
thương mại hay không.
Mục đích và cũng là yêu cầu của nhượng quyền thương mại là việc
nhân rộng một mô hình kinh doanh đã được trải nghiệm thành công trên
5
thương trường. Chính vì vậy, đối với nhượng quyền thương mại thì cần phải
bảo đảm được tính đồng nhất về các yếu tố liên quan trực tiếp đến quy trình
kinh doanh đó như: chất lượng hàng hoá, dịch vụ; phương thức phục vụ; cách
thức bài trí cơ sở kinh doanh (từ hình ảnh bên ngoài cho đến khu vực bên
trong của cơ sở); việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, biểu tượng kinh doanh, tên
thương mại của Bên nhượng quyền; hoạt động quảng bá, khuyến mại; đồng
phục của nhân viên; các ấn phẩm của cơ sở kinh doanh…Tính đồng nhất trong
các mắt xích của một hệ thống nhượng quyền thương mại chỉ có thể được bảo
đảm khi giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền luôn duy trì mối quan hệ
mật thiết với nhau trong suốt thời gian tồn tại quan hệ nhượng quyền thương
mại.
Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận
quyền thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền
thương mại. Kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung
cấp tài liệu, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng
với sự lớn mạnh và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền
phải thường xuyên trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của Bên nhận quyền
đối với những ứng dụng mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
- Luôn có sự kiểm soát của Bên nhượng quyền đối với việc điều hành
công việc của Bên nhận quyền. Quyền kiểm soát của Bên nhượng quyền đối
với việc điều hành hoạt động kinh doanh của Bên nhận quyền được pháp luật
đa số các quốc gia trên thế giới thừa nhận. Theo đó, Bên nhượng quyền có thể
định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện các quyền thương mại của Bên

nhận quyền. Sự hỗ trợ của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã
nói ở trên sẽ trở nên vô nghĩa và thiếu đi tính thực tế nếu như Bên nhượng
quyền không có quyền năng kiểm soát hoạt động điều hành kinh doanh của
6

×