Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

một số bài văn tham khảo lớp 8 ( rất hay, bài làm đầy đủ ý chính)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.84 KB, 4 trang )

CÁC BÀI VĂN HAY LỚP 8 HKII
ĐỀ 1: Giới thiệu về quê hương của Tế Hanh. Chững minh bức tranh tươi sang sinh động của làng quê
miền biển và tình yêu quê hương tha thiết của Tế Hanh

BÀI LÀM
Ai mà chẳng có quê hương, Tế hanh cũng thế. Chúng ta thường hay nhớ về quê hương với
những hình ảnh êm ả, tươi vui nhưng Tế Hanh lại nhớ về quê hương là một làng chài lưới ở miền
Trung với cuộc sống lao động đầy vất vả mà đầy chất thơ. Nỗi nhớ này được Tế hanh thể hiện qua bài
thơ “ Quê hương “ đã khắc họa nên một bức tranh tươi sang và sinh động của làng quê miền biển và
tình yêu quê hương của ông.
Tế Hanh ( 1921- 2009) tên khai sinh là Trần Tế Hanh tại một làng chài ven biển tỉnh Quãng Ngãi.
Ông có mặt trong phong trào thơ mới ở chặng cuối (1040-1945) với những bài thơ mang nặng nỗi
buồn và tình yêu quê hương tha thiết. Sau 1945, Tế Hanh vẫn tiếp tục bền bỉ sang tác nhằm phục vụ
cách mạng và kháng chiến. Một số tác phẩm chính của ông: Hoa viên (1945), Khúc ca mới(1966), Hai
nửa yêu thương (1963),…Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ
thuật
Quê hương là nguồn cảm hứng suốt đời của Tế Hanh mà bài quê hương là sự mở đầu . bài này
rút trong tập Nghẹn ngào(1939) sau được in trong tập Hoa viên (1945)
Quê hương mà Tế Hanh dành trọn tình yêu đã được ông khắc họa lại như một bức tranh tươi
sang sinh động của làng quê miền biển
Nhà thơ Tế Hanh đã viết quê hương bằng quả tấm long yêu mến thiên nhiên mơ mộng và
hung tráng, mến yêu con người lao động tràn đầy sinh lực bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của
mình. Cách nói chân quê dân dã, đầy tự hào, yêu thương được thể hiện rõ qua 2 tiếng làng quê.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông
Cách giới thiệu tự nhiên bình dị về nghề nghiệp và vị trí địa lý cho ta thấy đây là một làng
chài ven biển vốn làm nghề chài lưới, bốn bề song nước bao quanh. Một làng chài nghèo thuộc vùng
duyên hải miền trung cách biển nửa ngày sông. Công việc của họ là sang sớm phải ra khơi đánh cá.
Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong một khung cảnh trời trong, gió mát, sớm mai hồng với những
chàng trai khỏe mạnh tràn đầy sức sống với tinh thần hang hái. Một buổi sang đẹp trời hứa hẹn một
buổi ra khơi đầy thuận lợi, gặt hái nhiều thành quả.


Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Trên đó nổi bật lên hình ảnh của chiếc thuyền và cánh buồm diễn tả thật ấn tượng. Một loạt
hình ảnh ẩn dụ so sánh nhân hóa chiếc thuyền với cánh buồm. Ví chiếc thuyền như một con tuấn mã.
Tác giả đã gợi cho ta một hình ảnh khỏe khoắn, khí thế hang hái phấn khởi lên đường. Mái chèo như
một lưỡi kiếm khổng lồ chém “ phăng xuống nước” đưa con thuyền mạnh mẽ vượt trường giang. Khí
thế bang tới dung mãnh tạo nên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hoành tráng. Tế Hanh đã cảm
nhận được cuộc sống lao động của làng quê bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó. Cánh buồm được so
sánh như mảnh hồn làng là một hình ảnh rất hay và đặc sắc.Bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao


nhiêu hi vọng mưu sinh của người lao động được gửi gắm ở đây. Cánh buồm giương to mỗi khi ra
khơi tượng trưng cho hình bóng và sức sống của quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh, lao
động sang tạo , ước mơ được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nó còn tượng trưng cho khí
phách và khát vọng chinh phục biển cả của các chàng trai bơi thuyền đi đánh cá. Cẩm hứng lao động
và cuộc sống được thể hiện khá rõ
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Cánh buồm được nhân hóa “ rướn thân trắng “ gợi tả cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng dưới
biết bao thử thách của bà mẹ thiên nhiên nhưng điều đó không hạ ngục được những chiếc thuyền
bang bang ra khơi quyết tâm lên đường. Đứa con xa có bao giờ quên được cảnh bà con làng chài đón
thuyền đánh cá trở về
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Các từ “ồn ào” , “tấp nập” thể hiện niềm vui sướng trànn gập long người. Đầy ấp niềm vui và
sự sống trong không khí tươi vui và náo nhiệt, được mùa cá tươi ngon đầy ấp con thuyền, bà con
làng chài khẽ thốt lên lời cảm tạ trời đất đã biển lặng sóng êm với tất cả sự bình dị mộc mạc của con
người lạng quê gắn bó suốt đời với biển. Những chàng trai được tôi luyện trong sương gió, nắng mưa
để rồi làn da rám nắng và mang theo hương vị của biển khơi
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thuở vị xa xăm

Hai chữ nồng thở rất thông tư làm nổi bật nhịp sống hang say của những người nặng tình vs
biển . Con thuyền cũng giống như con người sau một chuyến ra khơi nó cũng mệt mỏi trở về nằm
nghỉ ngơi và cảm nhận được vị mặn của biển khơi lan dần trong thớ vỏ. Chiếc thuyền có hồn như
một phần cuộc sống của làng chài
Quê hương được Tế Hanh viết trong xa cách , trong niềm tưởng nhớ khôn nguôi. Nhớ về quê
hương tác giả lại nhớ về màu nước, cánh buồm, đặc biệt là cái mùi nồng mặn , làm hương vị riêng
đầy quyến rũ, mùi đặc trưng của làng chài
Với những vầng thơ bình dị Tế Hanh đã vẽ lên bức tranh tuoi sang về làng quê tâm hồn thơ
của ông. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, tràn đầy sức sống của dân chài và cuộc sống sinh
hoạt của làng chài. Thể hiện tình iu quê hương tha thiết của Tế Hanh
Quê hương là một bài thơ hay. Qua đó, tha thấy được tình yêu quê hương tha thiết của Tế
Hanh. Tế Hanh đã thể hiện tình iu quê hương bằng những vầng thơ bình dị nhưng mang âm hưởng
khỏe khoắn


ĐỀ 2: GIỚI THIỆU HỊCH TƯỚNG SĨ CỦA TRẦN QUỐC TUẤN. CHỨNG MINH : ĐÂY LÀ MỘT ÁNG VĂN
CHÍNH LUẬN KẾT HỢP GIỮA LÝ VÀ TÌNH

Mỗi lần Tổ quốc lâm nguy, những bbacj nam nhi từ kẻ thất phu đến những người
quân tử đều ra sức một lòng xả thân vì nước. Nhưng để đấu tranh giành độc lập cho đất
nước thì người thôi chưa đủ mà còn cần cả sĩ khí. Trần Quốc Tuấn trong cuộc kháng chiến
chống quân Mông- Nguyên lần 2 đã viết nên bài hịch tướng sĩ để nâng cao lòng yêu nước
của bính sĩ
Trần Quốc Tuấn ( 1231-1300) Tước Hưng Đạo vương là một danh tướng kiệt xuất của
dân tộc. Năm 1285 – 1287 quân Mông – Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được
TRần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần thắng lợi vẻ vang. Đời
Trần Anh Tông , ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp rồi mất ở đấy. Nhân dân tôn thờ ông là Đức Thánh
Trần, lập đền thờ nhìu nơi trên đất nước
Hịch là thể văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa hoặc tướng lĩnh dung để cổ động
thuyết phục, kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Hịch được viết theo thể văn biền ngẫu.

Hịch tướng sĩ do Trần Quốc Tuấn viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống quân Mông –
Nguyên lần thứ 2 (1285). Bài hịch này được viết để khích lệ tướng sĩ học tập theo cuốn binh thư yếu
lược do chính Trần Quốc Tuấn biên soạn.
Hịch tướng sĩ chính là một áng văn chính luận kết hợp giữ lý và tình.
Mở đầu bài Hịch Trần Quốc Tuấn đã nêu những tấm gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách
Trung Quốc. Họ là tướng Do Vu, Vương Công Kiên, hay quan nhỏ Dự Nhượng, Kính Đức, Thân Khoái
tuy có địa vị khác nhau nhưng họ đều là những trung thần nghĩa sĩ xả thân vì chúa bất chấp tính
mạng để khích lệ tinh thần lập công của các binh sĩ dưới quyền
Sau khi nêu gương trung thần nghĩa sĩ , tác giả đã chỉ ra tình hình đất nước dưới tội ác của
giặc trong thời buổi loạn lạc : “ Ngó thấy sứ giặc đi nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà
sỉ mắng triều đình đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để
thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc để vơ vét của kho có hạn.
Thật khác nào đem thịt đi nuôi hổ đói” . Bằng giọng vàng mỉa mai châm biếm , lột tả hết những hành
động thực tế bằng hình ảnh ẩn dụ “ thân dê chó, uốn lưỡi cú diều” để nói lên mối khinh bỉ và căm
giận của Trần Quốc Tuấn. Từ đó kích động mọi người thấy nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị
xâm phạm.
Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuần thể hiện rõ qua thái độ “ Ta thường tới bữa quên ăn,
nữa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, căm tức chưa được xả thịt lột da nuốt gan
uống máu quân thù. Dẫu cho tram thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong da ngựa, ta
cũng vui lòng.” Dù tan xương nát thịt thì Trần Quốc Tuấn vẫn sẵn sàng hi sinh để rửa nhục ch0 đất
nước . Lòng căm thù ấy được biểu hiện rõ bằng những từ ngữ chỉ trạng thái, tâm lí . Mỗi lời mỗi chữ
như chảy trực tiếp từ trái tim, qua ngòi bút lên trang giấy.
Trần Quốc Tuấn đã nêu lên mối ân tình của mình đối với tướng sĩ để khích lệ ý thức trách
nhiệm của mỗi người đối với đạo vua tối, tình cốt nhục cũng như đối với dân tộc. Cách cư xử của
Trần Quốc Tuấn đối với dân tộc. Cách cư xử của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ đến cuộc sống hang
ngày của họ. Quan hệ của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là quan hệ đẹp, ân tình trọn vẹn. Đó là quan


hệ trên dưới nhưng không theo đạo thần chủ mà là mối quan hệ bình đẳng giữa những người cùng
cảnh ngộ.

Vậy mà binh lính dưới quyền không hề nghĩ đến trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Trần
Quốc Tuấn đã phe phán thái độ sống, hành đọng sai lầm của tướng sĩ để họ nhận rõ “ Nhìn chủ nhục
mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn, thích …. Dẫn tới hậu quả khôn lường” “ Thái
ấp không còn , ….. các ngươi cũng quật lên “, đó là cảnh tượng đau đớn do chính họ gây ra. Có khi tác
giả dung cách nói gần như sỉ mắng, mỉa mai để họ nhận ra được sự vô lý trong cách sống của mình
để thay đổi
Bằng nghệ thuật tương phản đối lập, Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra những cái sai tưởng chừng
nhỏ nhặt nhưng có tính giáo dục cao. Đó không những là thờ ơ nông cạn mà là vong ân bội nghãi , vô
trách nhiệm với quốc gia. Lời phê phán như thức tỉnh, tinh thần cảnh giác chăm lo luyện tập
Cũng với việc phê phán, Trần Quốc Tuấn còn chỉ cho họ thấy những việc làm đúng. Cần phải
học binh thư yếu lược , phải biết lo xa, huấn luyện quân sĩ,. Và chính lúc đó chẳng những thái ấp ta
bền vững mà tên họ các ngươi cũng lưu danh sử sách. Phần cuối bài hịch Trần Quốc Tuấn đã vạch ra
2 con đường. Từ đó đọng viên ý chiến đấu cao nhất.
Hịch tướng sĩ đã phản ánh tinh thần nồng nàn yêu nước của dân tộc ta trong 2 cuộc kháng
chiến chóng quân Mông- Nguyên xâm lược , thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc , ý chí quyết tâm
chiến thắng kẻ thù. Đây là một áng văn nghị luận sâu sắc
Hịch tướng sĩ xứng đáng là một bản hùng ca muôn thuở được nhân dân ca tụng. Đây là một
áng văn sâu sắc đanh thép, hung hoocf thể hiện tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hung sang ngời
hào khí người Việt Nam . Qua bài Hịch ta càng ngưỡng mộ và biết ơn vị anh hung dân tộc Trần Quốc
Tuấn



×