Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Vấn đáp Giao Dịch Thương Mại Quốc Tế FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.8 KB, 63 trang )

Đề 41:
Câu 1: Trình bày các loại đấu thầu mở rộng, hạn chế và riêng lẻ. Trường hợp sử dung?
Đấu thầu mở rộng là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu không hạn chế số lượng
các bên dự thầu.
Đấu thầu hạn chế: là hình thức đầu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu
nhất định tham dự thầu.
Đấu thầu riêng lẻ: chỉ định thầu
Câu 2: Chức năng và các loại bao bì trong thương mại quốc tế?
Chức năng bao bì ( theo sách Marketing cơ bản)
a. Chức năng bảo vệ: bảo vệ sản phẩm tránh đổ vỡ, hư hỏng, không bị giảm sút
chất lượng trước những tác động về thời tiết khí hậu, bảo vệ sản phẩm cả về
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm
b. Chức năng giới thiệu: giới thiệu, hướng dẫn cho tất cả mọi người có liên quan
trong suốt quá trình phân phối và tiêu dùng sản phẩm.
c. Chức năng duy trì: duy trì, giữ gìn tốt những sản phẩm đặc biệt như nước hao,
gaz, axit,…
d. Chức năng mang vác: vừa với khả năng mang vác có thể của nguwofi và
phương tiện vận chuyển, xếp dở trong kênh phân phối .
e. Chức năng cân đối: cân đối giữa chi phí bao bì và giá cả sản phẩm, cân đối về
kích thước hay dung tích.
f. Chức năng thúc đẩy: thúc đẩy tiêu dùng qua tính thẩm mỹ, tính hiếu kì, biểu
cảm ngon lành,…
g. Chức năng sẵn sàng
Chức năng của bao bì ( trong thương mại): Theo quan niệm truyền thống, bao bì
được xem là “vật bảo vệ sản phẩm” và thực hiện các chức năng của nó. Đứng ở
góc độ thị trường, bao bì có ba chức năng cơ bản. Đó là: chức năng chứa đựng,
bảo quản, bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu thông; chức năng nhận biết (thông
tin); chức năng thương mại. Đây là các chức năng làm cho bao bì trở thành một
công cụ quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh hàng hoá trên thị trường.
a. Chức năng chứa đựng, bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong quá trình lưu thông


Hầu hết các sản phẩm khi sản xuất ra đều phải có bao bì, bao gói và chứa đựng, trừ sản
phẩm của ngành khai khoáng (than, khoáng sản), ngành xây dựng cơ bản. Các sản phẩm
khác đều phải được chứa đựng bằng phương tiện nào đó để thự hiện quá trình lưu thông
từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bao bì ra đời để phục vụ cho yêu cầu đó. Chức năng


này của bao bì đã xuất hiện từ thời cổ đại. Với những chất liệu đơn giản từ da thú với
hình dáng đơn sơ của bao bì như các loại lá cây, vỏ cây, đồ gốm... bao bì đã thể hiện
được chức năng cơ bản này và đã giúp cho con người chứa đựng vận chuyển những sản
phẩm của họ kiếm được và sản xuất ra từ nơi này đến nơi khác.
Bao bì giữ gìn giá trị sử dụng của sản phẩm tức là bảo vệ cho hàng hoá chống lại các tác
động có hại của môi trường và các tác động khác trong thời gian lưu kho chuyên chở, bốc
xếp và cả trong khâu tiêu dùng .
Bao bì giữ gìn cho hàng hoá khỏi bị hao hụt, mất mát về số lượng, chất lượng trong quá
trình bảo quản, phân phối, lưu thông và cả mất mát do con người gây ra. Bao bì ngăn cản
sự tác động của các yếu tố khí hậu thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm) các vật gặm nhấm, nấm
mốc, các yếu tố cơ học làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá trị sử dụng của hàng
hoá mà bao bì chứa đựng. Tức là bao bì bảo vệ sản phẩm hàng hoá trên cả bốn mặt: cơ
học, khí hậu, sinh vật học và hoá học, đảm bảo an toàn cho hàng hoá trong suốt quá trình
lưu thông và ngay cả trong khâu sử dụng.
b. Chức năng nhận biết (thông tin)

Người tiêu dùng thông qua sự thể hiện bên ngoài của bao bì như hình dáng bao gói, các
phương pháp in ấn, trang trí nhãn hiệu để nhận biết, phân biệt sản phẩm này với sản
phẩm khác; sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác giúp
cho khách hàng dễ dàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ yêu cầu. Bao bì tạo ra sự khác
biệt giữa các sản phẩm là yếu tố cơ bản để “cá biệt hoá” sản phẩm.
Màu sắc và các hình thức trang trí của bao bì là hiệu lệnh đầu tiên đối với người mua.
Đặc biệt với nghệ thuật trình bày hàng hoá theo kiểu đối lập để làm nổi bật các loại hàng
hoá khác nhau. Bao bì hàng hoá tạo ta một sự nhận biết nhanh chóng đối với khách hàng.

Những thông tin trên bao bì ngoài các thông tin cần thiết để nhận biết sản phẩm còn có
các thông tin thể hiện về mặt luật lệ, các thông tin cho người sử dụng sản phẩm. Chẳng
hạn các thông tin hướng dẫn về điều kiện lưu kho, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, sử
dụng, thời hạn sử dụng tốt nhất của sản phẩm; số, mã hiệu của kiện hàng, các điều kiện
phòng ngừa (tránh nắng, mưa, dễ vỡ...); các thông tin về số lượng, chất lượng giúp cho
khách hàng lượng hoá được lợi ích của mình khi quyết định mua hàng.
c. Chức năng thương mại: Chức năng này thể hiện qua các nội dung về khả năng

quảng cáo, thu hút, kích thích, tính thẩm mỹ, hợp lý hoá, sự tiện lợi của bao bì
Các thông tin đầy đủ, sinh động, rõ ràng, ngắn gọn, dễ ghi nhớ của bao bì sẽ cuốn hút
người mua hơn, tạo sự hứng thú quan tâm, chú ý, sự quảng bá của sản phẩm.
Bao bì là phương tiện chuyển giao thông tin từ phía người bán hàng cho người mua hàng.
Khả năng quảng cáo của bao bì đã được phát huy mạnh mẽ trong các siêu thị. Bao bì


đóng vai trò như người bán hàng thầm lặng trong phương thức bán tự phục vụ và tự lựa
chọn. Bao bì là hiện thân của hàng hoá khi nó tạo ra được những ấn tượng tốt, khó quên,
đầy thiện cảm trong tâm trí người mua thông qua chức năng thể hiện (nhận biết thông tin,
quảng cáo) của bao bì.
Chức năng này của bao bì còn được thể hiện ở việc bao gói hàng hoá thành những đơn vị
bao gói thích hợp cho việc chuyên chở, bốc xếp, sử dụng hàng hoá và sử dụng bao bì
(tháo, mở). Tức là bao bì đóng gói sẽ tập trung hàng hoá thành những đơn vị sử dụng,
đơn vị buôn bán, đơn vị vận chuyển hợp lý với từng điều kiện tiêu dùng và phân phối,
lưư thông. Bao bì được thiết kế với những kiểu dáng, kích thước, sức chứa thích hợp sẽ
“hợp lý hoá” được các khâu trong quá trình vận động của sản phẩm hàng hoá từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu dùng và ngay cả trong khâu tiêu dùng sản phẩm chứa đựng trong bao bì;
cả trong trường hợp bán buôn lẫn bán lẻ. Chức năng thương mại tạo điều kiện tăng năng
suất trong khâu giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ, thuận tiện cho việc sử dụng sản phẩm
chứa đựng trong bao bì và sử dụng có hiệu quả lượng sản phẩm được bao gói, thúc đẩy
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Một vật chứa đựng thực hiện một hoặc nhiều chức năng trên có thể được xem là bao bì
sản phẩm. Chính những chức năng này của bao bì đã làm cho bao bì trở thành loại sản
phẩm đặc biệt trong cơ cấu sản phẩm của nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng to lớn đến
hiệu quả hoạt động của các DNTM.

Các loại bao bì trong thương mại quốc tế:
Trong kinh doanh thương mại, việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp với từng phương
thức kinh doanh, từng thị trường, từng loại hàng hoá có ý nghĩa vô cùng quan trọng, ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Một sản phẩm hàng hoá tốt chưa
chắc đã bán được khi nó không được bao gói phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Mặt khác, những áp lực môi trường đang đặt ra vấn đề cấp bách với các rác thải bao bì
trong quá trình tái sản xuất. Một bao bì tốt gắn liền với loại sản phẩm tốt. Theo nghĩa
rộng, chất lượng sản phẩm chính là thể hiện sự thoả mãn tối ưu các nhu cầu của người
tiêu dùng và xã hội. Bao bì gắn liền với hàng hoá và cũng gắn liền với vấn đề môi sinh.
Chính vì vậy, trong mọi hoạt động kinh doanh cần biết chọn đúng loại bao bì cần thiết.
Việc lựa chọn các loại bao bì thích hợp được dựa trên cơ sở phân loại các loại bao bì. Với
những góc độ khác nhau, nhằm vào các mục đích khác nhau mà có thể phân chia bao bì
theo các tiêu thức khác nhau.
ở nhiều nước trên thế giới có ngành công nghiệp bao bì phát triển, người ta phân loại bao
bì chủ yếu theo hai tiêu thức là theo vật liệu chế tạo và theo mục đích, tác dụng của bao
bì đối với sản phẩm và lưu thông sản phẩm. Ví dụ: ở Ixraen, bao bì hàng hoá được chia
theo vật liệu chế tạo. Theo đó bao bì được phân loại thành: bao bì chất dẻo, bao bì giấy


và carton; bao bì bằng sắt tây và nhôm, bao bì thuỷ tinh và các loại khác (chủ yếu là gỗ).
ở Đức, Hà Lan, bao bì được phân loại theo hai tiêu thức cơ bản: Tiêu thức 1: Phân loại
bao bì theo vật liệu chế tạo bao gồm bao bì thuỷ tinh, sắt thép, nhôm, chất dẻo, vật liệu
hỗn hợp (chủ yếu là carton); tiêu thức 2: Phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm: Bao
bì thương phẩm (gồm túi, hộp, chai lọ, giỏ), bao bì ngoài (thứ hai) – bao bì trung gian
(dùng để quảng cáo), bao bì vận chuyển (thứ ba) gồm hòm, bao...

ở nước ta, với những mục đích nghiên cứu khác nhau, bao bì được phân loại theo các tiêu
thức :
a. Theo tiêu thức công dụng: bao bì được chia làm hai loại:
- Bao bì trong: loại bao bì này dùng để đóng gói hàng hoá, nó trực tiếp tiếp xúc với sản
phẩm, thường được bán cùng sản phẩm. Do đó, giá trị của nó được cộng luôn vào giá trị
sản phẩm đem bán.
- Bao bì ngoài (hay bao bì vận chuyển): loại này có tác dụng bảo vệ nguyên vẹn số lượng
và chất lượng sản phẩm, phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi
tiêu dùng. Tuỳ theo loại bao bì có thể thu hồi hay không mà giá trị của nó được tính ngay
hoặc tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
b. Theo số lần sử dụng: bao bì được chia làm hai loại:
- Bao bì sử dụng một lần: đây là loại bao bì được “tiêu dùng”cùng với sản phẩm, chỉ phục
vụ cho một lần lưu chuyển của sản phẩm từ khi sản phẩm được sản xuất ra đến khi sản
phẩm được tiêu dùng trực tiếp. Do đó giá trị của nó được tính hết vào giá trị của sản
phẩm.
- Bao bì sử dụng nhiều lần: loại này có khả năng phục vụ cho một số lần lưu chuyển sản
phẩm, tức là có khả năng sử dụng lại. Thường bao gồm các loại bao bì ngoài, bao bì
trong, được sản xuất từ các vật liệu bền vững (như kim loại, chất dẻo tổng hợp...). Giá trị
của chúng được tính từng phần vào giá trị của sản phẩm tiêu thụ.
c. Phân loại theo độ cứng (độ chịu nén): gồm bao bì cứng, bao bì nửa cứng, bao bì mềm.
- Bao bì cứng: có khả năng chịu được các tác động cơ học từ bên ngoài, tải trọng của sản
phẩm bên trong, giữ nguyên hình dạng khi thực hiện việc chứa đựng, vận chuyển, xếp dỡ.
- Bao bì nửa cứng: loại này có đầy đủ tính vững chắc khi thực hiện chứa đựng sản phẩm
và vận chuyển; tuy nhiên bị giới hạn ở mức độ nhất định. Nó có thể bị biến dạng dưới sức
nặng của hàng hoá, tác động sức ép khi chất đống hàng, tác động cơ học (va đập, rung
xóc) khi vận chuyển.
- Bao bì mềm: dễ bị biến dạng khi chịu tác động của trọng tải hàng hoá và tác động cơ
học từ bên ngoài, dễ thay đổi hình dạng. Tuy nó chịu được tác động, va chạm trong quá



trình bốc dỡ vận chuyển, nhưng bao bì loại này lại là phương tiện để truyền các tác động
đó vào hàng hoá và thường dùng cho các sản phẩm dạng hạt, bột, không bị ảnh hưởng
bởi các tác động cơ học đến chất lượng sản phẩm.
d. Phân loại theo mức độ chuyên môn hoá bao bì:
- Bao bì thông dụng; loại bao bì này có thể dùng để chứa đựng nhiều loại sản phẩm khác
nhau.
- Bao bì chuyên dùng: chỉ được dùng bao gói, chứa đựng một loại sản phẩm nhất định,
thường là các sản phẩm có tính chất lý, hoá học, trạng thái đặc biệt. Ví dụ: các chất khí,
hoá chất độc hại, dễ cháy nổ...
đ. Phân loại theo vật liệu chế tạo:
Đây là cách phân loại chủ yếu và phổ biến được nhiều nhà nghiên cứu, nhà quản lý sản
xuất, kinh doanh, quản lý môi trường quan tâm. Theo tiêu thức này bao bì được mang tên
gọi của các loại vật liệu chế tạo ra nó. Bao gồm các nhóm:
- Bao bì gỗ: bao bì gỗ có đặc điểm là dễ sản xuất, dễ sử dụng, có độ bền tương đối cao,
có khả năng thu hồi sử dụng lại, vật liệu dễ khai thác. Nhưng loại bao bì này có trọng
lượng tương đối nặng, chịu ẩm kém (dễ hút nước), dễ cháy, dễ bị phá hoại bởi các vật
gặm nhấm (mối, mọt, chuột...). Bao bì gỗ thường ở dạng hòm, thùng chứa đóng kín hoặc
có các kẽ hở nhất định.
- Bao bì bằng kim loại: loại này khắc phục được các nhược điểm của bao bì bằng gỗ
nhưng chi phí vật liệu cao, trọng lượng của một số kim loại nặng, do đó thường sử dụng
cho các loại sản phẩm đặc biệt: dễ cháy, nổ, dễ bay hơi, chất độc hại, sản phẩm dạng
lỏng, ví dụ: xăng, dầu, ôxy, hyđrô khí nén, thuốc trừ sâu... Bao bì kim loại có khả năng sử
dụng nhiều lần.
- Bao bì bằng giấy, carton và bìa: đây là loại bao bì phổ biến hiện nay trên thị trường
quốc tế và trong nước. Nó chiếm khoảng 70% các loại bao bì sử dụng. Loại bao bì này có
các tính chất sau: Về mặt lý học: chống ẩm (bền với nước), chịu xé, chịu gấp và chịu sự
va đập (có độ cứng cao); Về hoá học: bền với hoá chất, bền với nhiệt (chịu nóng tốt), bắt
lửa kém, chống được côn trùng, vi trùng; Sinh lý học: không mùi, không vị, không độc;
Tâm lý học: bề mặt phẳng, dễ in ấn trang trí, dễ sử dụng. Loại này có khả năng thu hồi
vật liệu để tiếp tục quá trình sản xuất các loại bao bì hàng hoá khác.

- Bao bì bằng thuỷ tinh, đồ gốm: thường để chứa đựng các sản phẩm dạng lỏng như dược
phẩm, hoá chất, rượu bia, nước giải khát... loại này không độc, không phản ứng với hàng
hoá, có độ cứng nhất định, nhưng rất dễ vỡ khi bị va chạm, rung xóc trong quá trình vận
chuyển, xếp dỡ.


- Bao bì hàng dệt: vật liệu chủ yếu là các loại sợi đay, gai , vải, sợi nylon. Đây là loại bao
bì mềm, thường chứa đựng các loại sản phẩm dạng hạt rời. Loại này có độ bền nhất định,
dễ chất xếp nhưng dễ bị côn trùng gặm nhấm và gây bụi bẩn.
- Bao bì bằng mây, nứa, tre đan: bao bì này thường ở các dạng giỏ, lẵng, thúng, rổ. Đây là
loại bao bì nửa cứng, nguồn vật liệu dồi dào, sản xuất đơn giản, tiện lợi trong sử dụng.
Bao bì này thường để vận chuyển, chứa đựng sản phẩm rau quả và một số sản phẩm
khác.
- Bao bì bằng các vật liệu nhân tạo, tổng hợp các loại vật liệu, như các loại bao bì được
sản xuất từ chất liệu pôlime, cao su nhân tạo, màng chất dẻo, bao bì nhựa cứng... hoặc kết
hợp nhiều loại vật liệu khác để sản xuất ra các loại bao bì đảm bảo được yêu cầu trong
bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
e. Phân loại theo nguồn gốc của bao bì gồm có


Bao bì các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất: là loại bao bì dùng để bao gói sản
phẩm trong khâu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.



Bao bì hàng hoá của các DNTM: là loại bao bì chứa đựng hàng hoá chia lô, ghép
đồng bộ và vận chuyển hàng hoá trong kinh doanh của DNTM. Ngoài các tiêu thức trên,
có thể phân loại bao bì theo các tiêu thức khác như độ thấm nước, mức chất lượng, trọng
lượng tương đối của bao bì, theo kiểu dáng hình học...
Tuy cách phân loại bao bì mang tính tương đối nhưng mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa

nhất định trong việc nghiên cứu sản xuất, sử dụng, quản lý và có những biện để phát huy
những chức năng của bao bì đối với nền kinh tế quốc dân và với hoạt động sản xuất kinh
doanh của mỗi doanh nghiệp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 42:
Câu 1: So sánh phương thức đấu giá quốc tế và đấu thầu quốc tế?
Giống nhau: Là 1 hình thức hoạt động thương mại nhằm tìm ra người bán hoặc người
mua phù hợp nhất.
Khác nhau:
Đấu giá quốc tế
Người bán tự mình hoặc thuê người tổ
chức đâu giá thực hiện việc bán hàng
công khai để chọn người mua trả giá

Đấu thầu quốc tế
1 bên mua hàng hóa thôn qua mời thầu
(gọi là bên mời thầu) để lựa chọn trong
số các thương gia tham gia đấu thầu


cao nhất.

(gọi là bên dự thầu), thương nhân đáp
ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời
thầu đặt ra và lựa chọn để kí kết và thực
hiện hợp đồng ( gọi là bên trúng thầu)

Câu 2: Hãy soạn thảo điều khoản tên hàng, số lượng và chất lượng trong hợp đồng
xuất khẩu 100000 tấn gạo từ Việt Nam sang Trung Quốc?

Điều khoản tên hàng: Gạo Điện Biên mùa vụ Đông Xuân 2011 xuất xứ Việt Nam
Điều khoản số lượng: 100000 tấn + - 5% , giá dung sai tính theo giá hợp đồng
Điều khoản chất lượng: Gạo được lựa chọn theo mẫu được các bên lựa chọn theo
ngày 1 tháng 3 năm 2011. Mẫu được đóng gói và 2 bên cùng ký tên, đóng dấu, chia làm 3
bản.
Một mẫu chuyển cho người mua giữ làm cơ sở nhận hàng, 1 mẫu giao cho người bán làm
cơ sở giao hàng, 1 mẫu giao cho công ty ABC làm cơ sở giải quyết tranh chấp.
Tỷ lệ hạt khác màu không quá: ..% ( các chỗ chấm này bịa số bn cũng đk, ko được để
trống)
Tạp chất không quá ..%
Tỷ lệ hạt hỏng không quá..%
Thủy phần không vượt quá ..%
Ngô không bị mọt mốc, có mùi thơm tự nhiên, hàm lượng độc tố không vượt
quá ..% (có thể do dùng chất bảo vệ thực vât)
Phẩm chất được xác định tại cảng giao hàng, do công ty giám định CBA thực hiện. Giấy
chứng nhận phẩm chất có giá trị pháp lỹ cuối cùng.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 43:
Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm của sở giao dịch hàng hóa. Kể tên một số cơ sở
giao dịch hàng hóa trên thế giới?
Khái niệm và đặc điểm: Mua bán qua sở giao dịch hàng hóa là 1 hoạt động thương
mại, theo đó thông qu những người môi giới do Sở giao dịch chỉ định, người ta mua
bán các lượng hàng nhất định, theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch, với giá được
thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định trong
tương lai.
Cơ sở giao dịch hàng hóa trên thế giới:
Về kim loại màu: London, New York, Kualalumpur
Về cà phê: London, New York, Rotterdam, Amsterdam



Về bông: Bombay, Chicago, New York.

Câu 2: Soạn thảo điều khoản tên hàng, số lượng và giá cả trong hợp đồng nhập khẩu tủ
lạnh từ Mỹ
Điều khoản tên hàng: Tủ lạnh Panasonic NR-BJ185SNVN

Điều khoản số lượng: 5000 cái +- 5 cái, giá dung sai tính theo giá hợp đồng
Điều khoản giá cả: 2500 USD/cái theo điều kiện CIF Hải Phòng Incoterms 2010, bao
gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đến, ( trường hợp nếu trong điều khoản giao hàng đóng bao
thì có thể ghi thêm chi phí bao bì, nếu giao theo phương thức rót thì không có chi phí
này) Tổng giá 12500000 USD. Khoảng một trăm hai mươi lăm đô la Mỹ chẵn ( có chữ
khoảng vì số lượng có dung sai)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 44:
Chú ý: sót câu 1 nhé
Câu 1: Nêu những quy định về hợp đồng vân tải trong CIF incoterms 2010?
Câu 2: Trình bày các quy định mức đơn giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế. Soạn thảo điều khoản giá cả trong hợp đồng xuất khẩu 10 000 tấn lạc nhân xuất xứ
Việt Nam?
Các quy định mức đơn giá trong HĐMBHHQT:
Giá cố định (fixed price): là giá được quy định vào lúc kí hợp đồng và không được
sửa nếu không có sự thỏa thuận khác.
Giá quy định sau: là giá cả không được định ngay khi ký hợp đồng mua bán mà
được xác định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Giá linh hoạt: còn đc gọi là giá có thể chỉnh lại, là giá đã được xác định trong lúc
kí hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị
trường của hàng hóa đó có sự biến động tới 1 mức nhất định.



Giá di động: là giá cả được tính toán dứt khoát vào lúc thực hiện hợp đồng trên cơ
sở giá cả quy định ban đầu, có đề cập tới những biến động về chi phí sản xuất trong
thời kì thực hiện hợp đồng.
Soạn thảo điều khoản giá cả: 600 USD/MT theo điều kiện CIF Hải Phòng Incoterms
2010, bao gồm chi phí dỡ hàng tại cảng đến, ( trường hợp nếu trong điều khoản giao
hàng đóng bao thì có thể ghi thêm chi phí bao bì, nếu giao theo phương thức rót thì
không có chi phí này) Tổng giá 6000000 USD. Khoảng sáu triệu đô la Mỹ chẵn ( có chữ
khoảng vì số lượng có dung sai)

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 45:
Chú ý: thiếu phần ví dụ câu 2 đề 45

Câu 1: Trình bày thủ tục khiếu nại liên quan đến thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế:
Khiếu nại là việc giải quyết tranh chấp phát sinh bằng con đường thương lượng hoặc hòa
giải, trong đó một bên yêu cầu đối tác giải quyết những tổn thất, vướng mắc phát sinh do
họ gây ra trong quá trình thực thi hợp đồng.
Thời hạn khiếu nại:
1. Phụ thuộc vào hợp đồng, tương quan lực lượng hai bên, tính chất hàng hóa,
khoảng cách giữa hai bên hay tính chất vụ việc.
2. Nếu 2 bên không quy định thời gian khiếu nại thì theo điều 318 luật
Thương Mại VN năm 2005 quy định thời hạn khiếu nại về số lượng là 3
tháng, về chất lượng là 6 tháng.
• Thể thức khiếu nại: bên khiếu nại cần tuân thủ một thể thức chặt chẽ sau
1. Văn bản gồm: tên hàng, số lượng/ trọng lượng, địa điểm để hàng, lý do
khiếu nại, yêu cầu cụ thể của người mua và giải quyết khiếu nại.
2. Đơn khiếu nại( gửi bằng thư thư đảm bảo) kèm với các tài liệu chứng minh:

biên bản giám định, chứng từ hàng hóa, chứng từ bảo hiểm, chứng từ vận
tải…Tài liệu chứng minh, tính toán mức độ tổn thất.
• Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên:



1. Nghĩa vụ người mua: để nguyên hiện trạng và bảo quản hàng hóa; lập biên

bản giám định, gửi đơn khiếu nại cho người bán.
2. Nghĩa vụ người bán: Kiểm tra hồ sơ khiếu nại, kiểm tra hàng hóa, khẩn
trương trả lời đơn khiếu nại không thì người mua coi như hàng hóa công
nhận việc khiếu nại.
• Cách thức giải quyết khiếu nại:
1. Giao tiếp hàng hóa bị thiếu hụt
2. Nhận lại hàng hóa hư hỏng và thay bằng hàng hóa khác hoặc sửa chữa,
hoàn lại tiền( thường áp dụng khi mua bán nguyên vật liệu, máy móc)
3. Giảm giá hoặc khấu trừ tiền hàng một mức tương ứng vs tổn thất của hàng
bị khiếu nại( chỉ áp dụng vs hàng hóa thương mại)
Câu 2: Điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gồm:
Thời hạn giao hàng:
1. Giao hàng có định kỳ: Ngày cố định, Vào một ngày được coi là ngày cuối cùng
của thời hạn giao hàng, Bằng một khoảng thời gian như quý, tháng, Bằng một
khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong 2 bên.
2. Giao hàng theo các thuật ngữ: giao nhanh, giao ngay lập tức, giao càng sớm
càng tốt, giao gấp. Ngoài ra còn: giao vào ngày, nửa đầu tháng, nửa cuối tháng,
thượng tuần, trung tuần, hạ tuần…
3. Giao hàng không định kỳ: Giao cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng khi nào có
khoang tàu, giao hàn sau khi nhận được LC, giao hàng khi xin được giấy phép
XK
• Địa điểm giao hàng:

1. Quy định ga- cảng giao hàng, cảng ga đến, cảng ga thông qua -> các bên
chủ động kiểm tra giám sát.
2. Quy định một cảng( ga) khẳng định hay nhiểu cảng(ga) lựa chọn -> dễ bị
động phát sinh tranh chấp, chi phí.
• Phương thức giao hàng:
1. Giao nhận sơ bộ
2. Giao nhận cuối cùng
3. Giao nhận về số lượng hay chất lượng
4. Giao tron bao kiện hay giao trong hàng rời
• Thông báo giao hàng:
1. Các loại thông báo:- thông báo trước/ sau khi giao hàng, -thông báo của
người mua/ người bán.
2. Nội dung quy định:- bên thông báo, bên được thông báo
- thời hạn
- phương tiện
- nội dung





Những quy định khác:
1. Đối với hàng hóa có khối lượng lớn: cho phép giao hàng từng đợt hay giao
1 lần
2. Dọc đường cần thay đổi phương tiện vận tải: cho phép chuyển tải
3. Cảng gửi hàng gần cảng đến: Vận đơn đến chậm được chấp nhận

Ví dụ????
------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Đề 46:
Câu 1: Trình bày các nghiệp vụ giao dịch tại sở giao dịch hàng hóa:
Các hoạt động mua bán:
1. Giao dịch kỳ hạn: giá cả ấn định ngay lúc ký kết hợp đồng nhưng giá hàng
và thanh toán tiến hành sau một kỳ hạn nhất định.
2. Giao dịch ngay: hàng giao ngay và trả tiền ngay lúc ký kết hợp đồng
• Các hoạt động bảo hiểm:
1. Hợp đồng về quyền chon: trả một khoản tiền nhất định để mua quyền được
mua hoặc bán một hàng hóa xác định với mức giá định trước.
2. Nghiệp vụ bảo hiểm: lợi dụng giao dịch khống trong sở giao dịch để tránh
rủi ro do biến động giá.


Câu 2: Trình bày các cách quy định thời hạn giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế:


Thời hạn giao hàng:
4. Giao hàng có định kỳ: Ngày cố định, Vào một ngày được coi là ngày cuối cùng
của thời hạn giao hàng, Bằng một khoảng thời gian như quý, tháng, Bằng một
khoảng thời gian nhất định tùy theo sự lựa chọn của một trong 2 bên.
5. Giao hàng theo các thuật ngữ: giao nhanh, giao ngay lập tức, giao càng sớm
càng tốt, giao gấp. Ngoài ra còn: giao vào ngày, nửa đầu tháng, nửa cuối tháng,
thượng tuần, trung tuần, hạ tuần…
6. Giao hàng không định kỳ: Giao cho chuyến tàu đầu tiên, giao hàng khi nào có
khoang tàu, giao hàn sau khi nhận được LC, giao hàng khi xin được giấy phép
XK

VD: hàng giao vào ngày 15/5/2013 tại cảng Sài Gòn.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Đề 47:


Câu 1: Trình bày và cho ví dụ về nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn trong mua bán hàng hóa tại
sở giao dịch:
Khái niệm: Giao dịch trong đó giá cả được ấn định lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao
hàng và thanh toán đều được tiến hành sau một kỳ hạn nhất định nhằm mục đích thu lợi
nhuận do chênh lệch giá cả.
VD: một người dự đoán giá cafe sau 3 tháng nữa sẽ hạ nên dù không có hàng nhưng đã kí
hợp đồng bán cafe Robusta theo giá 800usd/tấn với hạn giao 3 tháng. Sau khi đến hạn
giao, giá giảm còn 700usd/ tấn thì người này hưởng chênh lệch giá 100 usd/ tấn.
Trong trường giá cả biến động không đúng như dự đoán thì có thể đề nghị đối phương
hoãn ngày thanh toán đến kỳ sau và trả tiền đền bù.
Câu 2: Khái niệm “gửi hàng từng phần” và “ chuyển tải”? Thuận lợi của quy định “
được phép gửi từng phần” và “ được phép chuyển tải”


Gửi hàng từng phần: có nghĩa là hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán không phải
giao toàn bộ trong một chuyến chuyên chở mà được giao bằng nhiều chuyến
chuyên chở do nười bán quyết định hoặc do hai bên thỏa thuận theo định kỳ,
thường dùng với hàng hóa có khối lượng lớn.
Quy định này đảm bảo sư thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong khi giao hàng.

Vd: nhà xuất khẩu cần giao 10000MT gạo sang châu Phi, nhưng gạo lại không đặt ở một
nơi mà chia ra 3000MT ở Cần Thơ, 7000MT ở SG..Quy định này cho phép tàu bốc hàn ở
cảng Cần Thơ trước một vài ngày sau khi nhận hàng ở cảng SG


Chuyển tải: Nếu trên dọc đường cần phải thay đổi phương tiện vận chuyển, người

ta có thể quy đinh “cho phép chuyển tải”. Trên thực tế không phải lúc nào tàu chở
hàng cũng cập cảng bình yên, khi container, tàu Lash quá lớn mà cảng quá nhỏ
hay nằm sâu tron đất liền thì quy định cho phép chuyển tải là bắt buộc.
Quy định này giúp việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, dễ dàng, hợp lý hơn.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 48:
Câu 1: Nêu khái niệm, đặc điểm và các cách phân loại hoạt động gia công quốc tế:


Khái niệm: là phương thức trong đó 1 bên( bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên
liệu hoặc bán thảnh phẩm của một bên khác( bên đặt gia công) để sản xuất ra


thành phẩm , giao lại cho bên đặt gia công và được nhận một khoản thù lao gọi là
phí gia công
• Đặc điểm:
1. Xuất khẩu gắn với sản xuất
2. Là hợp đồng gia công
3. Bên nhận gia công phải chịu rủi ro nhiều hơn.
4. Khoản thù lao nhận bên nhận gia công nhận được gọi là phí gia công
• Các hình thức gia công quốc tế;
1. Xét theo quyền sở hữu nguyên liệu:
i.
Giao nguyên liệu nhận thành phẩm
ii.
Mua đứt bán đoạn
iii.
Bên đặt gia công giao nguyên liệu chính, bên nhận gia công cung

cấp nguyên phụ liệu
2. Xét theo giá gia công:
i.
Thực thi thực thanh
ii.
Khoán
3. Xét theo số bên tham gia:
i.
Gia công 2 bên
ii.
Gia công nhiều bên
4. Xét theo tính chất
i.
Gia công chủ động
ii.
Gia công bị động
Câu 2: Trình bày các loại thông báo giao hàng? Nội dung cần quy định trong hợp đồng
mua bán hàng hóa về thông báo giao hàng
Các loại thông báo:
Thông báo trước khi giao hàng: Người bán thông báo về việc hàng đã sẵn sàng để
giao, ngày đem hàng ra cảng (ga) để giao. Người mua thông báo về những điểm
hướng dẫn người bán hoặc chi tiết của tàu đến nhận hàng.
• Thông báo sau khi giao hàng: Người bán thông báo về tình hình giao hàng và kết
quả của việc giao hàng đó.


Nội dung quy định:





Bên thông báo/ bên được thông báo.
Thời hạn thông báo
Phương tiện thông báo: Điện thoại, fax, thư…

Nội dung: giao hàng theo đợt hay một lần, chấp nhận vận đơn hoàn hảo hay không?.....
-------------------------------------------------------------------------------------------------------


Đề 49
Câu 1: Hãy trình bày điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xem là có hiệu lực khi thỏa mãn 4 điều kiện
sau:
a) Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.

Điều 6, Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định: Thương nhân
bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại
một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt
động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và phương
thức mà pháp luật không cấm.
Điều 3, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi tiết thi hành Luật
thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán, gia
công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài quy định:trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm
xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu, thương nhân được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc
vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Đối với mặt hàng xuất nhập khẩu theo giấy phép thì thương nhân muốn xuất nhập
khẩu phải có giấy phép của Bộ thương mại và các Bộ chuyên ngành.
b) Đối tượng của hợp đồng: hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp


luật.
Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 quy định chi tiết thi hành luật Thương mai:
đối tượng mua bán hàng hóa không thuôc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngưng xuất
nhập khẩu; hàng hóa xuất, nhập khẩu phải đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch
động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn, chất lượng, phải chịu sự kiểm tra
của các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành trước khi thông quan.
c) Nội dung của hợp đồng Bao gồm các điều khoản chủ yếu mà pháp luật quy định.

Các điều khoản chủ yếu bao gồm 6 điều khoản (điều 50 Luật thương mại): tên
hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và
thời gian giao nhận hàng.
Ngoài ra các bên có thể thỏa thuận thêm những điều khoản cho hợp đồng.
d) Hình thức của hợp đồng


Điểm 2, Điều 27, Luật thương mại 2005 quy định: mua bán hàng hóa quốc tế phải được
thực hiện trên cơ sở hợp đồng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương.
Cũng theo điểm 15, Điều 3 của Luật này quy định: các hình thức có giá trị tương đương
văn bản, bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo
quy định của pháp luật.
Câu 2: Trình bày những yêu cầu cân bằng trong phương thức mua đối ứng?
Yêu cầu cân bằng thể hiện ở chỗ:
về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý; mặt hàng tồn kho, khó bán đổi
lấy mặt hàng tồn kho, khó bán.
• về giá cả: So với giá quốc tế nếu giá hàng nhập cao thì khi xuất cho đối phương
giá hàng xuất cũng phải được tính cao tương ứng; ngược lại, nếu giá hàng nhập hạ
thì khi xuất khẩu cho đối phương, giá hàng xuất cũng phải tính hạ một cách tương
ứng.
• về tổng giá trị giao hàng cho nhau: do không có sự di chuyển tiền tệ, hai bên

thường quan tâm sao cho tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ giao cho nhau phải
tương đối cân bằng nhau.
• điều kiện giao hàng: xuất CIF nhập CIF; xuất FOB nhập FOB.
------------------------------------------------------------------------------------------------•

Đề 50.
Câu 1: Những công việc để chuẩn bị hàng hóa trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất
khẩu?
Công việc chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu bao gồm 3 khâu chủ yếu: thu gom tập trung làm
thành lô hàng xuất khẩu, đóng gói bao bì và kẻ kí mã hiệu cho hàng xuất khẩu.
Thu gồm tập trung thành lô hàng xuất khẩu: việc mua bán ngoại thương thường tiến
hành trên cơ sở khối lượng lớn. Trong khi đó nền sản xuất của Viêt Nam còn nhỏ lẻ nên
để có đủ lượng hàng xuất khẩu, chủ hàng phải tiến hành thu gom từ nhiều chân hàng ( cơ
sở sản xuất-thu mua). Cơ sở pháp lý để làm việc đó là ký kết hợp đồng kinh tế giữa chủ
hàng xuất khẩu với các chân hàng ( Có thể là hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, hợp
đồng gia công, hợp đồng đổi hàng,…)
Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu:
Loại bao bì:





Bào bì bên ngoài: hòm, bao, kiện, thùng, soạt, bó, cuộn, chai lọ, bình, chum, …..
Bao bì bên trong: giấy bìa hồi, vải bông, vải bạt, vải đay, giấy thiếc,…

Đóng gói: Yêu cầu chung về bao bì đóng gói hàng hóa ngoại thương là “ an toàn, rẻ tiền
và thẩm mỹ”. Điều này có nghĩa là: bao bì phải đảm bảo sự nguyên vẹn về chất lượng và
số lượng hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng; phải đảm bảo hạ giá thành sản
phẩm nhưng đồng thời phải đảm bảo thu hút sự chú ý của người tiêu thụ.

Khi lựa chọn loại bao bì, loại vật liệu làm bao bì và phương pháp bao bì, chủ hàng xnk
phải xét đến:
Các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng;
Các tính chất của hàng hóa (lý tính, hóa tính,..);
Điều kiện vận tải: xét đến đoạn đường dài, phương pháp và thời gian của việc vận
chuyển, khả năng chuyển tải dọc đường, sự chung đụng hàng hóa khác trong quá
trình chuyên chở…
• Điều kiện khí hâu: đối với hàng hóa giao cho các nước có độ ẩm không khí cao
(90%) và nhiệt độ tb 30-400 C, bao bì phải là những loại đặc biệt bền vững. Thông
thường, đó là những hòm gỗ hoặc bằng kim khí được hàn hoặc gắn kín.
• Điều kiện về luật pháp và thuế quan: ở một số nước, luật pháp cấm nhập khẩu
những hàng hóa có bao bì làm từ những nguyên liệu nhất định, Ví dụ như Mỹ cấm
dùng bao bì từ cỏ khô, rơm, gianh, rạ,…
Ở một số nước thuộc khối Liên Hiệp Anh, hải quan đòi hỏi phải xuất trình những
chứng từ về xuất xứ của bao bì để áp dụng suất thuế quan ưu đãi cho những hàng
hóa nhập từ các nước trong liên hiệp Anh.
• Điều kiện chi phí vận chuyển: cước phí thường được tính theo trọng lượng cả bao
bì hoặc thể tích của hàng hóa. Vì vậy rút bớt trọng lượng của bao bì hoặc thu hẹp
thể tích của hàng hóa sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển.




Việc kẻ ký mã hiệu hàng xuất khẩu:
Ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc hình vẽ được ghi trên các bao bì
bên ngoài nhằm thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo
quản hàng hóa.
Ký mã hiệu cần phải bao gồm:
Những dấu hiệu cần thiết đ/v người nhận hàng như: tên người nhận và tên người gửi,
trọng lượng tinh và trọng lượng cả bì, số hợp đồng, số hiệu chuyển hàng, số hiệu kiện

hàng.


Những chi tiết cần thiết cho việc tổ chức vận chuyền hàng hóa như: tên nước và tên địa
điểm hàng đến, tên nước và tên địa điểm hàng đi, hành trình chuyên chở, số vận đơn, tên
tàu, số hiệu của chuyến đi.
Những dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đường đi từ
nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, như: dễ vỡ, mở chỗ này, tránh mưa, nguy hiểm,….(đen,
tím: thông thường, đỏ: nguy hiểm, cam: độc hại)
Việc ký mã hiệu cần đạt các yêu cầu sau:sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm
nước, sơn (hoặc mực) không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa.
Ngoài ra, đơn vị kinh doanh xuất khẩu còn phải kiểm tra hàng hóa và lấy giấy chứng
nhận sự phù hợp của hàng hóa với quy định của hợp đồng ( giấy chứng nhận phẩm chất,
giấy chứng nhận kiểm dịch,…)
Câu 2: Trình bày nội dung điều khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tê?
Khái niệm: là một phương thức trong đó ngân hàng cam kết, theo yêu cầu của bên mua,
sẽ trả tiền cho bên bán hay bất cứ người nào theo lệnh NB, khi xuất trình đầy đủ các
chứng từ và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thư tín dụng L/C.
Ưu điểm:
Được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Điều kiện thanh toán linh hoạt mà vẫn đảm bảo an toàn.
Người bán được đảm bảo thanh toán tiền hàng.
Người mua: đảm bảo cho việc trả tiền cho người bán chỉ được thực hiện một khi người
bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó.
Phân loại theo tính chất cam kết của ngân hàng phát hành thư tín dụng:
L/C có thể hủy ngang: ngân hàng phát hành có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà
không cần sự chấp thuận của người hưởng.
L/C không thể hủy ngang được: là loại thư tín dụng mà trong thời gian hiệu lực của nó,
ngân hàng phát hành không có quyền hủy bỏ hay sửa đổi nội dung thư tín dụng nếu

không được sự đồng ý của người hưởng ngay cả khi người yêu cầu mở thư tín dụng ra
lệnh hủy bỏ hay sửa đổi thư tín dụng đó.- cam kết chắc chắn trong việc thanh toán tiền
hàng.


Ngoài ra phân loại theo phương thức thanh toán:
L/C trả chậm; L/C trả ngay hoặc có thể chuyển nhượng cho người thứ ba.
Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:
B1: Người yêu cầu mở thư tín dụng và người thụ hưởng ký kết hợp đồng thương mại.
Điều khoản thanh toán: theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
B2: Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở tín dụng thư cho nhà xuất khẩu
hưởng.
B3: căn cứ vào đơn đề nghị mở tín dụng thư, ngân hàng phát hành(Đồng ý: phát hành thư
tín dụng.Không đồng ý: từ chối mở thư tín dụng)
B4: Khi nhận được thư tín dung từ ngân hàng phát hành gửi đến, ngân hàng thông báo
kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng(Đồng ý thông báo\Từ chối thông báo)
B5: người thụ hưởng sau khi nhận thư tín dụng, tiến hành kiểm tra nội dung thư (Chấp
nhận: giao hàng/Chưa nhấp nhận: đề nghị người mở yêu cầu ngân hàng phát hành tu
chỉnh)
B6: Lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của thư tín dụng và gửi đến ngân hàng phát
hành thông qua yêu ngân hàng thông báo.
B7: ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán(Hợp lệ: tiến hành thông báo
thanh toán/Không hợp lệ: từ chối thanh toán)
B8: ngân hàng phát hành giao bộ chứng từ thanh toán cho người yêu cầu mở thư và yêu
cầu thanh toán bồi hoàn.(Hợp lệ: thanh toán/Không hợp lệ: từ chối thanh toán)
Người yêu cầu mở thư tín dụng dùng bộ chứng từ để nhận hàng.
Nội dung của điểu khoản thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ:
Ngày mở L/C
Ngân hàng mở (đại diện cho nhà nhập khẩu, phát hành thư tín dụng theo yêu cầu của nhà
nhập khẩu), ngân hàng thông báo ( ngân hàng chi nhánh hay ngân hàng đại lý cho ngân

hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông báo ở tại nước người hưởng lợi)


Ngân hàng trả tiền, ngân hàng xác nhận ( là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ
cùng ngân hàng mở thư tín dụng đảm bảo việc trả tiền cho người xuất khẩu, trong trường
hợp ngân hàng phát hành không có khả năng thanh toán)
Người hưởng lợi.( người xuất khẩu, người bán hay bất cứ người nào khác được người
hưởng lợi chỉ định)
Trị giá L/C( đúng với lô hàng không)
Đồng tiền thanh toán.
Thời hạn hiệu lực của L/C.
Bộ chứng từ thanh toán (hối phiếu, chứng từ hàng hóa, chứng từ vận tải, chứng từ bảo
hiểm)
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 51
Câu 1: Trình bày những tác dụng của phương thức tái xuất khẩu.
Kiếm lời (thông qua mua rẻ bán đắt)
Thu được ngoại tệ
Tránh được hàng rào thuế quan (thông qua thay đổi bao bì,vẽ lại mẫu mã để che
giấu xuất xứ của hàng hóa đối với tái xuất, đối với chuyển khẩu: không làm thủ
tục xuất nhập khẩu vào Việt Nam)
• Biện pháp tình thế giúp doanh nghiệp đảm bảo được các đơn hàng xuất khẩu ( vì
hợp đồng mua có thể kí trước hoặc sau hợp đồng bán)
• Người nào nắm bắt được sự biến động của giá cả nhanh, chớp được thời cơ thì sẽ
có lợi, còn ngược lại có thể bị lỗ vốn và bị phá sản.





Tái xuất là hình thức xuất khẩu những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu và chưa qua chế
biến ở nước tái xuất. Tái xuất là một phương thức giao dịch buôn bán mà người làm tái
xuất không nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng trong nước mà chỉ tạm nhập khẩu sau đó
tái xuất khẩu để kiếm lời thông qua mua rẻ bán đắt và để thu được ngoại tệ.
Hàng hoá phải có cung cầu lớn và giá cả hàng hoá đó phải có biến động lớn. Do vậy
trong phương thức buôn bán này người nào nắm được sự biến động của giá nhanh chớp
được thời cơ thì sẽ có lãi lớn, còn ngược lại thì sẽ bị lỗ vốn và có thể bị phá sản.
Các hình thức tái xuất khẩu:


Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một
nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu
chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Trường hợp người tái xuất muốn giấu xuất xứ hàng hoá (thường thì phải thoả thuận trước
với người mua) thì người tái xuất phải thay đổi bao bì, vẽ lại mẫu mã và như vậy có
nghĩa là hàng hoá đã được gia công chế biến một phần cho nên khi tái xuất phải nộp thuế
xuất khẩu cho phần giá trị gia tăng đó, nếu pháp luật quy định.
Chuyển khẩu.
Chuyển khẩu là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một
nước khác mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất
khẩu ra khỏi Việt Nam.
Hàng hoá đi từ nước người bán sang nước người mua, nước tái xuất trả tiền cho nước
xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
Trên thực tế phương thức chuyển khẩu thường được thực hiện bằng hai cách:
+ Công khai: Các chứng từ hàng hoá từ người bán ban đầu giữ nguyên.
+ Bí mật: Thay lại toàn bộ chứng từ hàng hoá kể cả tên và địa chỉ người bán .
Câu 2:
So sánh phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ và tín dụng chứng từ.
Nhờ thu kèm chứng từ

Phương thức thanh toán trong đó người
bán, sau khi giao hàng hòa và dịch vụ, ủy
thác cho ngân hàng thu hộ tiền hàng hóa và
dịch vụ đó. Ngân hàng khống chế bộ chứng
từ.
Người mua muốn có bộ chứng từ để đi
nhận hàng thì phải:
Trả tiền: Nhận chứng từ khi trả tiền D/P
Chấp nhận trả tiền: nhận chứng từ khi chấp
nhận trả tiền D/A.
Ngân hàng thu hộ, đòi tiền người mua.
Quyền lợi của người bán vẫn bị đe dọa khi
người mua không muốn nhận hàng và từ

Tín dụng chứng từ
Sự thỏa thuận mà một ngân hàng theo yêu
cầu của bên mua cam kết sẽ trả tiền cho
bên bán hoặc cho bất cứ một người nào
theo lệnh của bên bán, khi bên bán xuất
trình đầy đủ các chứng từ và thực hiện đầy
đủ các yêu cầu được qui định trong văn bản
gọi là thư tín dụng (Letter of Credit-L/C)
Ngân hàng trả tiền, đòi tiền ngân hàng.

Đảm bảo chắc chắn người bán thu được
tiền hàng khi đã giao hàng, xuất trình bộ


chối nhận chứng từ trong khi hàng đã gửi
đi rồi nhiều rủi ro cho người bán.


chứng từ và ngân hàng đã kiểm tra bộ
chứng từ đó hợp lệít rủi ro cho người
bán.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 52.
Câu 1: Trình bày quy trình giao hàng xuất khẩu hàng rời ( hàng không đóng trong
container) bằng đưởng biển.
Gửi hàng không lưu tại cảng.
B1: chủ hàng gom hàng đưa đến kho riêng của doanh nghiệp,lập chi tiết hàng gửi và gửi
cho hãng tàu trên cơ sở đó hãng tàu lập sơ đồ xếp hàng (stowage plan)
-B2:chủ hàng tiến hành làm thủ tục hải quan để xuất khẩu,làm thủ tục kiểm dịch lô hàng
-B3:chủ hàng kí hợp đồng với cảng để thu xếp cầu bến, máng tàu, thiết bị xếp dỡ,công
nhân hoặc xin phép để đưa công nhân và thiết bị vào cảng làm hàng.
-B4:chủ hàng tổ chức vận chuyển hàng từ kho đến cảng giao cho chủ tàu
-B5:khi tàu đến cảng chủ hàng kí nhận thông báo sẵn sàng, liên hệ với thuyền trưởng lấy
sơ đồ xếp hàng.
-B6:tiến hành xếp hàng lên tàu,nhân viên giao nhận theo dõi quá trình làm hàng, ghi
phiếu kiểm kiện.
-B7:sau khi xếp hàng xong chủ tàu và chủ hàng kết toán số lượng hàng xếp lên tàu và
nhận biên lai thuyền phó để đổi vận đơn gốc.
-B8:chủ hàng đổi biên lai thuyền phó lấy vận đơn gốc từ tàu
-B9:chủ hàng lập bộ chứng từ thanh toán tiền hàng gửi cho người mua hoặc gửi cho ngân
hàng mở L/C


-B10:thông báo cho người mua bảo hiểm hàng (nếu cần)
-B11:thanh toán tiền xếp dỡ và các chi phí khác liên quan với cảng bao gồm thưởng phạt

xếp dỡ.
Gửi hàng rời lưu tại cảng:
B1:Chủ hàng kí hợp đồng uỷ thác cho cảng làm đại lý giao nhận để cảng tiến hành giao
nhận với tàu.
-B2:chủ hàng thông báo với cảng lịch trình của tàu ,chi tiết hàng gửi, sơ đồ dự kiến xếp
hàng. Chủ hàng tiến hành giao hàng cho cảng đúng thời gian đã thoã thuận và vào vị trí
đã được cảng qui định.
-B3:khi tàu đến cảng ,cảng tiến hành giao hàng cho tàu,việc xếp hàng lên tàu do công
nhân của cảng thực hiện,hàng xếp lên tàu dưới sự giám sát của hải quan,đại diện chủ
hàng ,đại diện đại lý tàu.
-B4:trong quá trình giao nhận nhân viên kiểm đếm của cảng sẽ tiến hành kiểm đếm đối
với những loại hàng phải kiểm đếm, sau mỗi ngày nhân viên kiểm đếm cảng sẽ đối chiếu
với tàu về số lượng hàng đã xếp xuống tàu.
-B5:sau khi xếp xong 2 bên quyết toán số lượng hàng thực xếp lên tàu .
-B6:cảng lấy biên lai thuyền phó sau đó lập bộ chứng từ để quyết toán với chủ hàng và
thanh toán các chi phí liên quan.
B7: Tính toán thưởng phạt xếp dỡ.
Câu 2: Nguyên tắc lập và xuất trình bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C. ( Câu này
thực sự không chắc nha )
Bộ chứng từ là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng đúng như L/C đã quy định.
Nguyên tắc lập bộ chứng từ: nhanh chóng, chính xác, phù hợp với yêu cầu của L/C về cả
nội dung lẫn hình thức.
Nguyên tắc xuất trình bộ chứng từ: nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp thì ngân hàng
phát hành sẽ thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------


Đề 53.
Câu 1: Trình bày nội dung điều khoản trọng tài trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc

tế?
Khái niệm: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại được các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định.
Nội dung điều khoản:
+ Hình thức trọng tài: trong thực tiễn có các loại trọng tài sau
-

-

Trọng tài quy chế: là hình thức trọng tài được thành lập dưới dạng các
trung tâm, tổ chức hoặc hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có trụ sở
cố định.
Trọng tài vụ việc: là hình thức trọng tài được lập ra theo yêu cầu của các
đương sự để giải quyết một vụ tranh chấp cụ thể và tự giải thể khi tranh
chấp đó đã được giải quyết.

Nếu chọn trọng tài quy chế, thì các bên phải tuân thủ theo quy chế định sẵn. Nếu chọn
trọng tài vụ việc, thì các bên cần quy định các nội dung sau:
+ Địa điểm trọng tài: địa điểm này liên quan chặt chẽ đến việc chọn luật áp dụng
xét xử. Địa điểm trọng tài có thể là ở nước xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc ở nước bị cáo,
nguyên cáo, hoặc ở nước thứ 3.
+ Trình tự tiến hành trọng tài:
-

-

Thỏa hiệp trọng tài
Tổ chức ủy ban trọng tài: 2 cách (Một là: mỗi bên chọn 1 trọng tài viên,
các trọng tài viên lựa chọn 1 trọng tài thứ 3 làm chủ tịch ủy ban trọng

tài; Hai là: Hai bên cùng chọn ra 1 trọng tài để xét xử).
Tiến hành xét xử: xác định ngày, giờ xét xử và thông báo cho các bên
liên quan.
Hòa giải.
Tài quyết: trọng tài ra phán quyết theo nguyên tắc đa số, quyết định của
trọng tài có giá trị bắt buộc đối với 2 bên.
Chi phí trọng tài: theo tập quán thì chi phí trọng tài do bên thua chịu,
tuy nhiên nên quy định rõ vấn đề này trong hợp đồng.


+ Luật dùng xét xử: do 2 bên thỏa thuận, hoặc do ủy ban trọng tài quyết định, hoặc
căn cứ vào địa điểm trọng tài.
+ Ngôn ngữ trọng tài: theo thông lệ chung, ngôn ngữ dùng trong xét xử trọng là
ngôn ngữ thường được các bên sử dụng trong liên lạc với nhau và là ngôn ngữ
được dùng trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng.
+ Chấp hành tài quyết.
Ví dụ trong soạn thảo hợp đồng: để đơn giản điều khoản này trong hợp đồng, 2 bên
thường dẫn chiếu đến quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài.
“Mọi tranh chấp phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết chung
thẩm tại Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam theo Quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm này”.
Ngoài ra, các bên có thể bổ sung:
(a) số lượng trọng tài viên là 3 thành viên
(b) địa điểm trọng tài là TPHCM, Việt Nam.
(c) luật điều chỉnh hợp đồng là Luật Việt Nam.
(d) ngôn ngữ trọng tài là tiếng Anh.
Câu 2: Trình bày những nội dung cần quy định trong hợp đồng đại lý bán hàng?
Khái niệm: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự ủy
thác của người ủy thác. Quan hệ giữa người ủy thác và đại lý là quan hệ Hợp đồng đại lý.
Nội dung:


Các bên ký kết
Xác định quyền của đại lý
Xác định mặt hàng được ủy thác được bán
Xác định khu vực địa lý nơi đại lý hoạt động
Xác định giá hàng
Tiền thù lao và chi phí
Thời gian hiệu lực của hợp đồng


Thể thức hủy bỏ hoặc kéo dài thời hạn hiệu lực hợp đồng
Nghĩa vụ của đại lý
Nghĩa vụ của người ủy thác
Ví dụ: (bạn nào tham khảo
thì vào link trên nhá, chứ viết vào dài lắm).
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề 54.
Câu 1: Trình bày quy trình nhận hàng container nhập khẩu bằng đường biển?
Hàng nguyên container FCL:
+ Nhận thông báo hàng đến, Cầm vận đơn, giấy giới thiệu để đi lấy D/O( lệnh giao
hàng)
+ Xác nhận D/O
+ Nhận container tại bãi container
+ Dỡ hàng từ container
+ Trả vỏ container
Hàng lẻ container LCL:
+ Lấy lệnh giao hàng
+ Đến nhận hàng tại cảng Container
Câu 2: Ý nghĩa điều khoản bất khả kháng và nội dung của điều khoản bất khả kháng

trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế?
Khái niệm: là những hiện tượng, sự kiện có tính chất khách quan không thể lường trước
được nằm ngoài tầm kiểm soát của con người không thể khắc phục được xảy ra sau khi
ký kết hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của họp đồng.
Ý nghĩa: để giải phóng một hay các bên ra khỏi các trách nhiệm pháp lý hay các bổn
phận khi các sự kiện hay tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên và việc
đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ
của mình theo hợp đồng. Để tránh các thiệt hại vô lý mà bên gặp bất khả kháng phải chịu.


×