Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Kỹ Thuật Trồng Và Kinh Doanh Nấm Rơm và Nấm Bào Ngư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.46 KB, 55 trang )

LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
DỰ ÁN:

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
SẢN XUẤT – PHÂN PHỐI NẤM ĂN SẠCH

TP. Hồ Chí Minh, Ngày 20 tháng 6 năm 2015


Lập kế hoạch kinh doanh

MỤC LỤC

Page 2


Lập kế hoạch kinh doanh

LỜI GIỚI THIỆU
“ Nâng tầm giá trị mỗi bữa ăn” đó chính là khẩu hiệu mà mà công ty sản
xuất và phân phối muốn hướng đến.
Với phong cách ẩm thực ngày càng hướng về các món ăn có nguồn gốc từ
thiên nhiên, có lợi cho việc nâng cao sức khỏe. Trong đó, nấm ăn là thực phẩm giàu
chất dinh dưỡng, do chứa nhiều đạm protein, các axit amin, khoáng, vitamin. Ngoài
ra, nấm ăn còn được dùng để hỗ trợ chữa trị một số bệnh như: giảm cholesterrol
trong máu, điều hòa huyết áp, thiếu máu, ung thư , không có các độc tố. Công ty
chúng tôi mong muốn trở thành nhà sản xuất & phân phối uy tín và dẫn đầu thị
trường nấm tươi đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, bổ dưỡng.
Công ty sản xuất và phân phối nấm sạch được thành lập vào tháng 3/2015
với mức vốn đầu tư 1.100.000.0000 đã được trang bị các máy móc hiện đại theo
công nghệ của Nhật bản, đội ngũ cán bộ kỹ sư lành nghề được đào tạo chuyên


sâu& có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngành hàng nấm. Công ty chúng tôi hân hạnh
được cung cấp các sản phẩm nấm rơm và nấm bào ngư chất lượng nhất, an toàn
nhất và giá cả phải chăng nhất. Toàn bộ quá trình sản xuất đều theo mô hình khép
kín( từ xử lý giống, đến vào phôi, trồng và đóng gói) đạt tiêu chuẩn VietGap.
* Mục tiêu Công Ty hướng tới :
- Chất lượng, an tòan vệ sinh thực phẩm, hiệu quả là cam kết cao nhất.
- Không sử dụng phân bón hóa học trong nuôi trồng, tạo môi trường sản xuất sạch,
xanh
- Công việc của nhân viên được thực hiện chuyên nghiệp. Hướng tới sáng tạo, cải
tiến, đổi mới.
- Lấy sự khác biệt vượt trội làm lợi thế cạnh tranh.
- Luôn giữ niềm tảng bản sắc dân tộc cho Doanh nghiệp và sản phẩm nấm ăn Nasa

Page 3


Lập kế hoạch kinh doanh

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH KINH DOANH

1.1 . GIỚI THIỆU TỔNG QUAN :











Tên công ty: CÔNG TY SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI NẤM ĂN SẠCH
Địa điểm: Xã An Nhơn Tây – Huyện Củ Chi – TP.HCM
Thời điểm thành lập: Công ty mới thành lập vào tháng 3 năm 2015
Quy mô vốn (Tỷ lệ vốn vay/tổng vốn): 1.100.000.000 VNĐ
Số lượng lao động: 10 người
Loại hình kinh doanh: Doanh nghiệp tư nhân
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và phân phối nấm ăn
Sản phẩm/ Dịch vụ: Nấm ăn (nấm rơm và nấm bào ngư)
Thị trường mục tiêu: Siêu thị, chợ đầu mối, nhà hàng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh

lân cận
− Đối tượng khách hàng: Siêu thị Co.op Mark, Big C; Chợ đầu mối Hóc Môn, Thủ
Đức & Q.8; nhà hàng TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
1.2 . TẦM NHÌN, SỨ MỆNH& GIÁ TRỊ CỐT LÕI:
1.2.1 Tầm nhìn:
Phát triển doanh nghiệp trở thành một trong những doanh nghiệphàng đầu
trong lĩnh vực sản xuất nấm ăn. Công ty sẽ cung cấp các sản phẩm nấm ăn đạt chất
lượng cao và vệ sinh an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng.
1.2.2 Slogan:
“Nâng tầm giá trị mỗi bữa ăn”
1.2.3 Sứ mệnh:


- Sản xuất nấm đem lại nguồn thực phẩm bổ dưỡng, đem lại nguồn lợi nhuận,



mang lại những hiệu quả cao về kinh tế, tạo việc làm tại chổ.

Không ngừng nỗ lực để cung cấp đầy đủ, kịp thời các sản phẩm an toàn, đảm bảo

chất lượng.
− Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với những cơ hội
để phát triển toàn diện

Page 4


Lập kế hoạch kinh doanh


Mang lại đối tác, khách hàng và xã hội những giá trị hấp dẫn, lâu dài thông qua
việc triển khai một chiến lược kinh doanh phù hợp song song với việc áp dụng các






phương thức quản trị doanh nghiệp hiệu quả
1.2.4 Giá trị cốt lõi:
Luôn luôn nỗ lực tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Không ngừng học hỏi và hoàn thiện.
Tinh thần phối hợp: chúng ta tin tưởng và hợp tác cùng đồng nghiệp của mình
Phát triển nhân lực: tạo điều kiện để cán bộ nhân viên có thể phát huy tối đa năng

lực và khen thưởng xứng đáng cho những cá nhân và tập thể đạt thành tích cao.
− Cam kết hành động: luôn đảm bảo rằng công việc đã được cam kết sẽ phải được
hoàn thành.

1.3 . GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM
1.3.1 Nấm rơm:

Nấm rơm có tên khoa học là Volvariella volvacea, thuộc họ nấm rơm Plutaceae. Trong thực phẩm hằng ngày của người Việt Nam, nấm rơm chiếm một
vị trí quan trọng vì tính chất phổ biến, lại dễ chế biến với nhiều thứ khác để thành

nhiều món ăn ngon.
Hình 1.1: Nấm rơm
Thành phần dinh dưỡng:
− Thành phần hoá học: Nấm tươi chứa 90% nước, 3.6% protid, 0.3% lipid, 3.2%



glucid, 1.1% cellulose, 0.8% tro, 28mg% calcium, 80mg% phosphor, 1.2% sắt,
còn có một lượng nhỏ các vitamin như B, C, A, PP. 100g nấm cung cấp cho cơ thể
31 calo.
− Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100 gam nấm rơm khô
đúng chuẩn có chứa 21-37 gam chất đạm, 2.1- 4.6 gam chất béo, 9.9 gam chất bột
Page 5


Lập kế hoạch kinh doanh

đường, 21 gam chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các
vitamin A, B1, B2, C, D, PP... Đặc biệt trong nấm rơm, thành phần đạm vừa nhiều
vừa đầy đủ các axit amin tối cần thiết, hơn cả trong thịt bò và đậu tương, hàm
lượng đạm cao đến 43%.
 Công dụng:
− Nấm rơm còn gọi là bình cô, lan hoa cô, ma cô..., là một trong những loại nấm ăn
được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao. Nấm rơm là thức ăn rất

tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, tiểu


đường, ung thư và các bệnh lý mạch vành tim.
Thịt mềm, mùi vị tốt, dinh dưỡng phong phú. Hàm lượng Amin acid chiếm 38.2%,
cao hơn thịt bò 8.47 lần. Trong nấm rơm tươi có 200mg Vitamin C, cao hơn nhiều
so với hàm lượng trong rau. Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu

đường. Là thực phẩm tốt cho cơ thể làm tăng tính miễn dịch cho các loại bệnh.
− Theo đông y, nấm rơm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng bổ tì, ích khí, tiêu thực, khử


nhiệt, tăng đề kháng, làm hạ cholesterol và kháng ung thư
Có thể chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa
bệnh, đặc biệt với năm loại bệnh nội tiết chuyển hóa nổi cộm hiện nay là: béo phì,
rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
1.3.2 Nấm bào ngư
Nấm bào ngư có tên khoa học là: Pleurotus spp. Nấm bào ngư là tên dùng
chung cho các loài thuộc giống Pleurotus, nấm bào ngư còn có tên là nấm sò, nấm
hương trắng, nấm dai ... Bao gồm:






Nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida)
Nấm bào ngư vàng (Pleurotus citrinopileatus)
Nấm bào ngư xám (Pleurotus sajor-caju)
Đặc biệt, nấm còn là "rau sạch" và vừa là "thịt sạch".

Nấm bào ngư có đặc điểm chung là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm
mang bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai
nấm bào ngư khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở
nên sáng hơn.
Là nấm ăn mang hương vị đặc trưng, thịt nấm thật dai, có thể chế biến nhiều
món ăn phong phú - từ món gỏi đến món mặn.
Page 6


Lập kế hoạch kinh doanh

Hình

1.2:

Nấm bào ngư


Thành phần



dinh dưỡng:
Thành phần
hoá học: Các
nhà khoa học đã phân tích thành phần trong nấm bào ngư tươi gồm có: Protein
4%, Gluxit 3.4%, vitamin C, vitamin PP, acid folic, các acid béo không no… Khi
nấm bào ngư ở dạng sinh khối khô, hàm lượng protein chiếm khoảng 33 – 43%,

ngoài ra còn có các acid amin như glutamic, valin, isoleucin

− Các kết quả nghiên cứu dược lý cũng cho biết, trong nấm bào ngư có chứa chất
pleutorin có công hiệu kháng khuẩn gram dương và kháng cả tế bào ung thư…,
nấm bào ngư còn có khả năng giảm thiểu cholesterol và đường máu…
 Công dụng:
− Đông y cho rằng, nấm bào ngư có vị ngọt, tính ấm, có công năng tán hàn và thư
cân…
− Nấm bào ngư còn có nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe như phòng và chữa các
bệnh cao huyết áp,béo phì, các bệnh đường ruột, lọc máu xấu.
− Được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đồng ý cho dùng để điều trị
thừa cholesterol trong máu. Ngoài ra, cũng đang có một số đề tài nghiên cứu về
khả năng chống ung thư của nấm bào ngư do sự hiện diện của lovastatin trong tai
nấm, tập trung ở phiến nấm và đặc biệt ở bào tử nấm.
− Là thực phẩm đồng minh cho các chế độ ăn giảm cân vì chỉ cung cấp 35 Kcal/100
gr, thích hợp với các trường hợp rối loạn tiêu hóa hay thiếu máu não.
1.4 . LỢI THẾ CẠNH TRANH






Giá thành phù hợp với túi tiền người tiêu dùng.
Giao hàng tận nơi với giá cả hợp lí.
Chất lượng đảm bảo.
Thái độ phục vụ của nhân viên thân thiện, nhiệt tình.
Địa bàn sản xuất kinh doanh nấm nằm gần thành phố.
Page 7


Lập kế hoạch kinh doanh



Địa bàn sản xuất kinh doanh nấm nằm gần nơi tiêu thụ.

CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.1 PHÂN TÍCH NGÀNH:

Trên thế giới, ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển từ hàng trăm
năm nay. Nhiều nước đã đầu tư phát triển nghề trồng nấm và nghề này không chỉ
đáp ứng cho nhu cầu thực phẩm cho người dân trong nước mà còn đem lại giá trị
xuất khẩu đáng kể. Điển hình phát triển nghề trồng nấm là các nước như: Trung
Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan…gần đây nhất Tổng bí thư Đảng Nhân dân
Lao động Triều Tiên Kim Jong Un đang kêu gọi người dân Triều Tiên nhà nhà
trồng nấm, ngành ngành trồng nấm, đưa đất nước Triều Tiên trở thành cường quốc
sản xuất nấm trên thế giới.
Hơn 15 năm trở lại đây, ngành Nấm ở Việt Nam mới thực sự phát triển và mang
lại hiệu quả kinh tế cao.


Ngành trồng Nấm đã trở thành một ngành nghề quan trọng, trở thành một trong
những định hướng mũi nhọn, đóng góp một phần rất lớn trong hiệu quả kinh tế mà

sản xuất nông nghiệp mang lại.
− Theo tính toán vốn đầu tư để trồng nấm so với các ngành sản xuất khác không lớn,
vì đầu vào chủ yếu là rơm rạ và công lao động (chiếm khoảng 70-80% giá thành
một đơn vị sản phẩm). Nếu tính trung bình để giải quyết việc làm cho một lao
động chuyên trồng nấm ở nông thôn hiện nay có mức thu nhập từ 2.5-3 triệu
đồng/tháng chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 30 triệu đồng và 100m2 diện
tích nhà xưởng. Đây là mức thu nhập tương đối cao với người lao động ở nông

thôn hiện nay.
− Trước thực tế đó, cũng như tiềm năng lớn trong việc phát triển nấm ở nước ta, Bộ
NN-PTNT đã đề ra mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt sản lượng nấm 400 ngàn tấn,
Page 8


Lập kế hoạch kinh doanh

trong đó 300 ngàn tấn để tiêu thụ trong nước và 100 ngàn tấn xuất khẩu, tổng giá
trị sản phẩm hàng hóa đạt 12 ngàn tỷ đồng/năm, giá trị xuất khẩu đạt 150-200 triệu
USD. Đến năm 2020, sản lượng nấm sẽ được nâng lên tới 1 triệu tấn (50% tiêu thụ
trong nước, 50% xuất khẩu), ngành nấm giải quyết việc làm cho khoảng 1 triệu lao
động, giá trị xuất khẩu đạt 450-500 triệu USD/năm.
− Theo Cục Trồng trọt, nguồn nguyên liệu trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng
được cho việc trồng nấm, bởi hiện nay, nguồn phụ phế phẩm từ sản xuất nông
nghiệp vào khoảng 40 triệu tấn/năm.
− Ở Việt Nam, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa đều bị đốt bỏ ngoài đồng
ruộng hoặc ném xuống kênh, rạch, sông ngòi...gây ô nhiễm. Vì thế, phát triển nghề
sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết ô nhiễm
môi trường.
− Theo đánh giá của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện Di truyền
nông nghiệp Việt Nam, điều kiện thời tiết ở nước ta lại rất phù hợp để sản xuất
nhiều chủng loại nấm khác nhau, do đó có thể trồng nấm quanh năm trên các địa
bàn. Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thích


hợp cho việc trồng nấm.
Về khoa học công nghệ, đã cơ bản làm chủ được công nghệ nhân giống, sản xuất
đối với các loại nấm chủ lực; đã hình thành hệ thống nhân giống nấm từ trung
ương tới các địa phương.

=>Từ những phân tích trên, ta có thể thấy ngành sản xuất nấm sẽ có chiều
hướng phát triển trong tương lai sắp tới.



Xét trên địa bàn Huyện Củ Chi:
Nghề sản xuất nấm tại huyện Củ Chi chưa phát triển như mong muốn có thể do
những nguyên nhân sau:



Người dân chưa nắm được kỹ thuật sản xuất hoặc đã nắm được nhưng trong quá
trình thực hiện không tuân thủ đúng theo hướng dẫn kỹ thuật. Mặc dù kỹ thuật
nuôi cấy, chăm sóc nấm không đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao nhưng đòi hỏi
phải giám sát chặt chẽ, đặc biệt là 2 yếu tố liên quan trực tiếp và ảnh hưởng nhất
tới sản xuất, nuôi trồng nấm đó là nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ và độ ẩm của mỗi
Page 9


Lập kế hoạch kinh doanh

loại nấm khác nhau nên cần nắm rõ để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ với nấm rơm
nhiệt độ phù hợp nhất là 30oC – 320C tương ứng với độ ẩm cơ chất khoảng 6570%, độ ẩm không khí khoảng 80-85%. Nếu nhiệt độ quá cao và độ ẩm quá thấp
nấm sẽ chậm phát triển, thậm chí không phát triển, nếu để độ ẩm cơ chất quá cao
sẽ là nguyên nhân dẫn tới nấm bị thối hỏng.
− Cơ sở vật chất, thiết bị sử dụng trong quá trình sản xuất nấm chưa phù hợp. Hầu
hết người dân được tập huấn chuyển giao kỹ thuật trồng nấm khi sản xuất thử tại
gia đình đều không có nhà xưởng thiết bị nuôi phù hợp. Nhiều hộ còn sử dụng góc
nhà, hiên nhà thậm chí là chuồng trâu, bò để làm địa điểm nuôi nấm. Do không có
nhà nuôi nấm phù hợp nên không thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đáp ứng yêu cầu

trong sản xuất. Bên cạnh đó do nuôi trồng trong điều kiện như vậy nên nấm dễ bị
nhiễm bẩn ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của nấm dẫn tới năng suất, chất
lượng nấm thành phẩm thấp. Người dân hạch toán thấy không lãi, hoặc lãi ít, hiệu
quả thấp nên không đầu tư sản xuất.
− Xét đến thị trường kinh doanh là địa bàn huyện Củ Chi chưa có cơ sở nào trồng
nấm với quy mô lớn tập trung. Mặt khác do là huyện thuộc thành phố Hồ Chí
Minh, gần những quận trung tâm nơi có nhu cầu tiêu dùng nấm khá cao, cung
chưa cung cấp đủ cầu. Nên đây chính là một lợi thế để công ty chúng tôi gia nhập
vào thị trường thành phố với hy vọng Củ Chi sẽ là địa điểm sản xuất tốt trong thới
gian tới.
− Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của ngành như vậy trong thời gian tới sẽ có
nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào thị trường này. Vì vậy, doanh nghiệp (DN)
chúng tôi sẽ gặp những khó khăn và rào cản từ đối thủ cạnh tranh.Do DN nào cũng
cố gắng thật tốt để đáp ứng nhu cầu thị trường và mong giành thị phần cho
mình.Việc kinh doanh của công ty, tuy có nhiều lợi thế phát triển nhưng cũng gặp
nhiều khó khăn, tuy vậy chúng tôi sẽ cố gắng tận dụng những thuận lợi có sẵn
để đem lại sự thành công cho DN.
2.2 . PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG – KHÁCH HÀNG:
2.2.1 Quy mô thị trường:
Page 10


Lập kế hoạch kinh doanh


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập đầu người ở Việt Nam nói chung
và của huyện Củ Chi nói riêng đang tăng lên. Bởi vậy, nhu cầu tiêu thụ các sản
phẩm nông nghiệp có giá trị cao tăng lên không những về số lượng mà còn đòi hỏi
về chất lượng , đảm bảo vệ sinh và an toàn trong quá trình sử dụng và tốt hơn cho
sức khỏe.. Chính vì vậy, nhu cầu tiêu thụ nấm rơm đang tăng lên, đặc biệt tại địa

bàn huyện Củ Chi - nơi mà đa số người dân theo đạo Phật thì nấm rơm là nguyên
liệu không thể thiếu trong các món chay.



Việc sản xuất xuất kinh doanh ở đây, thứ nhất, nó sẽ giải quyết tình trạng khan
hiếm nấm trên thị trường hiện nay. Từ đó làm giá nấm giảm xuống và việc tiêu thụ
lượng nấm rơm sẽ càng tăng hơn.



Vào tháng 4 ,7 và dịp cuối năm lượng cầu của thị trường rất lớn- đây là thời điểm
diễn ra các lễ hội Phật giáo lớn và Tết nguyên đán nên mức tiêu thụ khá cao. Doanh
nghiệp sẽ lợi dụng thời cơ này để có chiến lược sản xuất nâng cao mức sản lượng
cung ứng cho thị trường.



Tại địa bàn huyện Củ Chi có nhiều chợ lớn nhỏ, nhiều chùa, nhiều nhà hàng phục
vụ thức ăn chay, nhiều khách sạn



Đặc biệt địa bàn sản xuất kinh doanh nằm gần thành phố Hồ Chí Minh: có nhiều
siêu thị, chợ đầu mối, các công ty phân phối thực phẩm, đây sẽ là những địa điểm
tiêu thụ tiền năng của doanh nghiệp.

 Quy mô thị trường khá lớn, là tín hiệu tốt cho doanh nghiệp gia nhập vào thị

trường.


2.2.2


Phân khúc thị trường:

Nguyên tắc tâm lý: Nhu cầu sử dụng nấm rơm của nhiều khách hàng là để phòng
trừ các bệnh tật, làm đẹp và hướng đến một lối sống thân thiện với môi trường.



Nguyên tắc nhân khẩu học: người có thu nhập càng lớn sẽ sẵn sàng tìm đến những
thực phẩm bổ dưỡng, an toàn vệ sinh và tốt cho sức khỏe. Nhiều nhà sư hay những
người thích ăn chay thì nấm rơm là nguyên liệu cần thiết trong các bữa ăn hàng

Page 11


Lập kế hoạch kinh doanh

ngày. Các chủ buôn sẽ là khách hàng trung gian tốt nhất để phân phối nấm đến
nhiều khách hàng khác. Nên nhu cầu tiêu thụ của họ khá lớn.


Nguyên tắc hành vi: khách hàng tìm đến nấm nhằm phục vụ nhu cầu ăn nấm hàng
ngày, phòng bệnh, phân phối lại. Lợi ích của sự tìm kiếm là thấy được sự khỏe
mạnh trong cơ thể, vẻ đẹp mảnh mai trong vóc dáng và thu được lợi nhuận từ hoạt
động bán hàng. Nhiều khách hàng sẽ tăng nhu cầu nấm ănvào những dịp lễ cúng
rằm và dịp tết Nguyên Đán cuối năm. Với sản phẩm có chất lượng cao, tốt cho sức
khỏe, dịch vụ giao hàng chu đáo và giá cả hợp lý thì sẽ nâng cao mức độ chấp nhận

của khách hàng, lượng khách trung thành với doanh nghiệp sẽ cao.
2.2.3 Thị trường mục tiêu:
a. Thị trường trong nước



Cung không đủ cầu: nấm đang là mặt hàng bán rất chạy, nhất là ngày chay (rằm,

mùng 1). Mỗi ngày có khoảng 10 tấn nấm từ các tỉnh về cac chợTP HCM và
thường xuyên trong tình trạng cung không đủ cầu, tiêu thụ nội địa đang tăng lên do
người tiêu dùng ngày càng chuộng nấm trồng trong nước vì ngon hơn và an toàn.


Cơ sở đangtìm kiếm và mở rộng thị trường cho nấm ăn như:



Các siêu lớn: Co.op Mart, Big C



Chợ đầu mối, chợ nông sản



Các công ty phân phối thực phẩm



Nhà hàng và khách sạn trong địa bàn TP.HCM




Các ngôi chùa, những người thích ăn chay
b.



Thị trường ngoài nước

Do những khó khăn về nguyên liệu và giá nhân công cao ở các nước phát triển nên
trong thời gian gần đây thị trường thế giới đang mở rộng cửa đối với các sản phẩm
nấm của Việt Nam.



Cơ sở đang chú trọng đến công tác xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm và mở
rộng thị trường cho nấm ăn như: Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ, Đài Loan, Úc.

Đối thủ cạnh tranh:
2.2.4.1 Đối thủ trong nước:
a. Trang trại nấm Phúc Lâm
2.2.4

Page 12


Lập kế hoạch kinh doanh



Địa chỉ : Ấp Phú Bình, Xã Phú Hoà Đông, Huyện Củ Chi - TP.Hồ Chí Minh
Lượng bán trong năm: 35 tấn/ năm



Thời gian hoạt động: 11/2013
Lợi thế cạnh tranh

 Chất lượng sản phẩm đảm bảo, địa bàn sản xuất kinh doanh nằm gần thành phố Hồ

Chí Minh giáp đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm, nguyên
liêu.
Lý do khách hàng mua sản phẩm của công ty này?
 Nguyên liệu được kiểm tra, xử lí kĩ lưỡng, phối trộn với các chất dinh dưỡng hữu

cơ như cám gạo, cám bắp…hoàn toàn không sử dụng phân hoá học và chất kích
thích tăng trưởng.
 Nhà trồng được bao kín bằng lưới muỗi tránh côn trùng phá hoại, dùng hệ thống

tưới tự động đảm bảo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tốt nhất cho sự sinh trưởng và
phát triển của nấm.
 Trong suốt quá trình trồng không sử dụng bất kì chất kích thích tăng trưởng cũng
như hoá chất diệt côn trùng nào khác.
 Nấm sau thu hoạch được sấy khô, bao gói, rút chân không, không sử dụng hoá chất
bảo quản.
b. Công ty TNHH MTV SX-KD-DV Trâm Anh


Địa chỉ:


 Văn phòng chính: 129/7 Đường Lê Văn Thọ, Phường 11, Quận Gò Vấp TP.HCM
 Cơ sở Đà Nẵng Số 14 Trương Định, Phường Mân Thái, Quận Sơn Trà , TP.ĐÀ

NẴNG.


Thị phần: Lượng bán trong năm 200 tấn/ năm



Thời gian hoạt động:Công ty TNHH MTV SX-KD-DV Trâm Anh được thành lập
vào tháng 10 năm 2007.
Lợi thế cạnh tranh:

 Hợp tác với các nhà máy sản xuất nấm uy tín của Hàn Quốc như K-Mush Korea,

nhà máy Starway ở Trung Quốc để nhập các loại nấm chất lượng cao
 Hệ thống phân phối rộng lớn: toàn bộ hệ thống các siêu thị trên cả nước như
Metro, BigC, Coop mart, Lotte, Aeon, Maximart, …
Page 13


Lập kế hoạch kinh doanh

Lý do khách hàng mua sản phẩm của công ty này
 Đây là thương hiệu lâu năm trên thị trường
 Sản phẩm được bán với giá cạnh tranh
2.2.4.2 Đối thủ ngoài nước:



Cơ sở nấm ăn sạch nói riêng, cũng như các doanh nghiệp trồng nấm nói chung
đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt, giành giật thị phần với nấm Trung Quốc , vốn đã
chiếm lĩnh thị trường nhờ giá rẻ, chủng loại đa dạng, và nhất là lâu hư. Thống kê
năm 2014 cho thấy nấm Trung Quốc chiếm hơn 70% sản lượng nhập khẩu từ các
nước.



Tại chợ truyền thống, các loại nấm Trung Quốc như: đùi gà, kim châm, linh chi
nâu, linh chi trắng, đông cô được bán khá nhiều và được các công ty nhập khẩu
đóng gói thành các túi nhỏ 150-300 g, thoạt nhìn cứ tưởng hàng nội vì ghi toàn
tiếng Việt, phải xem thật kỹ mới thấy hàng chữ nhỏ “xuất xứ Trung Quốc”. Điều
đáng lưu ý là trong khi nấm rơm và bào ngư của Việt Nam dạng xá, không đóng gói
chỉ bán được nửa ngày, đến chiều là hư thì nấm Trung Quốc dù chỉ đóng trong túi
ni-lông mỏng ghi rõ bảo quản từ 5-10 độ C nhưng để với nhiệt độ thường vài ngày
nhìn vẫn tươi như vừa hái.



Ngoài ra nấm Việt tiếp tục phải cạnh tranh với đối thủ mới tiềm năng là nấm Hàn
Quốc

Page 14


Lập kế hoạch kinh doanh
2.3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH
2.3.1 Chuỗi giá trị của công ty :
2.3.1.1 Hoạt động hỗ trợ:


 Xây dựng cơ sở hạ tầng doanh nghiệp


Xây nhà xử lý nguyên liệu, xây dựng lán trại nuôi trồng tập trung, khu xử lý phế
thải sau thu hoạch.



Mua sắm trang thiết bị sản xuất Nấm như: lò hấp bịch, vật tư phục vụ sản xuất
nấm, hệ thống tưới phun

 Quản trị nguồn nhân lực:


Tuyển dụng một kỹ sư nông nghiệp hiểu biết rõ về trồng nấm



Đào tạo tại chỗ 5 công nhân về công nghệ trồng nấm

 Phát triển công nghệ


Áp dụng và phát triển quy trình công nghệ trồng nấm ăn, nấm dược liệu chuyển
giao từ trung tâm công nghệ sinh học thực vật của Bộ NN-PTNT

 Thu mua


Nguyên vật liệu: Mùn cưa, giống nấm, túi, cám và phụ gia




Vật tư: Điện nước, chất đốt và các vật tư khác



Page 15


Lập kế hoạch kinh doanh
2.3.1.2 Hoat động chủ yếu:

Logistics đầu
vào

Vận hành

Logistics đầu
ra
Marketing
và bán hàng

Dịch vụ

Thu mua nguyên vật liệu
Chuẩn bị máy móc trang thiết bị sản xuất
Bảo quản nguyên liệu đầu vào

Xử lý nguyên vật liệu

Ủ đống
Đảo và chỉnh đọ ẩm nguyên vật liệu
Đóng bịch cây giống
Ươm sợi
Chăm sóc và thu hái

Phân loại sản phẩm và đóng gói bao bì
Đóng theo gói, kiện hàng theo nhu cầu
Bảo quản sản phẩm chờ phân phối
Lên kế hoạch nguyên vật liệu sản xuât giai đoạn
tiếp theo

Đăng thông tin quảng cáo sản phẩm trên báo
chí, truyền hình
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở các kênh bán
sỉ và lẻ ở các chợ đầu mối và siêu thị
Giới thiệu, quảng bá sản phẩm ở các kênh bán
sỉ và lẻ ở các chợ đầu mối và siêu thị

Thực hiện các dịch vụ giao hàng tận nơi, mua số
lượng lớn được trích hoa hồng, giảm giá
Dịch vụ đổi trả, đền bù, bảo hành sản phẩm nếu
sản phẩm không đạt chất lượng

Page 16


Lập kế hoạch kinh doanh
2.3.2


Phân tích ma trận SWOT của công ty

Tiêu chí

Điểm mạnh (S)
Điểm yếu (W)
1. Nguyên liệu sẵn có, 1. Thiếu kinh nghiệm trong sản
dồi dào, thuận tiện vì xuất.
ở ngay nơi sản xuất.
2. Đội ngũ công nhân 2. Chưa có thương hiệu trên thị
năng động, vui vẽ, trường.
nhiệt tình, siêng năng, 3. Mạng lưới phân phối chỉ mới
ham học hỏi.

tập trung vào các đầu mối nhỏ và
đang trong quá trình phát triển

3. Giá cả cạnh tranh.

rộng hơn.

4. Thị trường tiêu thụ: 4. Chưa có mối quan hệ với các
rộng và có tiềm năng.

nhà buôn, các cửa hàng trong địa

5. Mặt khác, với lợi bàn.
thế gần nguồn nguyên
liệu, chúng tôi sẽ có
những mối quan hệ tốt

giúp chúng tôi có thể
thu mua một cách dễ
Cơ hội (O)

dàng hơn
Chiến lược SO

1. Nhiều người tiêu dùng

S1, S2 +O3: Phát triển W1 + O3: Nâng cao kỹ thuật

đã thấy được nấm rơm là

mở rộng quy mô và chuyên môn và đầu tư học hỏi các

loại

nâng cao năng suất kỹ thuật ứng dụng mới trong trồng

thực

phẩm

tươi,

Chiến lược WO

ngon, bổ, có lợi cho sức

chất lượng nấm ăn.


sản xuất nấm ăn.

khỏe => Nhu cầu ngày

S4 + O1, O2: Phát W2, W3 + O1, O2: Phát triển

càng tăng.

triển marketing, mở marketing, mở rộng mạng lưới
rộng mạng lưới phân phân phối và xây dựng phát triển

2. Việt Nam gia nhập

phối sang các tỉnh thương hiệu rộng rãi đến nhiều thị
Page 17


Lập kế hoạch kinh doanh

WTO sẻ tạo điều kiện

thành và xuất khẩu trường tiêu thụ.

thuận lợi cho việc xuất

sang nước ngoài.

khẩu nấm rơm ra nước


S3, S5 + O1: Đẩy tăng cường marketting tạo mối

ngoài dễ dàng hơn.

mạnh sản xuất tăng quan hệ với các cửa hàng trong

3. Khoa học kỹ thuật

năng suất.

khu vực.

và chất lượng sản phẩm
Thách thức (T)

Chiến lược ST

Chiến lược WT

1. Giá cả nấm còn khá

S1, S2, S3 + T1, T2: W1+ T3: Nâng cao kỹ thuật

cao so với các loại thực

Tăng năng suất giảm chuyên môn và đầu tư học hỏi các

phẩm khác

giá thành sản phẩm kỹ thuật ứng dụng mới trong trồng


2. GDP bình quân thu

phù hợp với đối tượng sản xuất và bảo quản nấm ăn.

nhập của người Việt Nam

tiêu dùng

còn ở mức thấp.

S3, S4 + T4: Nâng cao mới tập trung nghiên cứu phát

3. Trong trường hợp khí

chất lượng, giảm chi triển sản phẩm tạo sự khác biệt,

hậu khắc nghiệt chưa có

phí, tập trung mở rộng phát triển marketing và thu hút

các biện pháp bảo quản

thị trường tiêu thụ.

W4 + O1: Tìm kiếm thị trường,

đang phát triển có thể mở
rộng quy mô và cải tiến
quy trình tăng năng suất


W2, W4 + T4: Ứng dụng kỹ thuật

người tiêu dùng, xây dựng thương

thực phẩm hiệu quả. Nấm

hiệu.

rơm tươi là loại khó bảo

W3+ T1, T2: Nâng cao chất

quản trong thời gian dài.

lượng, giảm chi phí, tập trung mở

4. Có nhiều doanh nghiệp

rộng thị trường tiêu thụ.

mới tham gia thị trường.

Page 18


Lập kế hoạch kinh doanh
2.3.3 Xây dựng chiến lược – xác định mục tiêu
2.3.3.1 Chiến lược kinh doanh tổng thể của công ty:



Nền kinh tế nước ta đã qua nhiều thời kỳ phát triển khác nhau, khi nền kinh tế
chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp
phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, sức cạnh tranh của doanh
nghiệp phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh công ty phải liên tục cải tiến, phải biết được đâu là điểm
mạnh của mình để phát huy và đâu là điểm yếu để khắc phục, hay nói cách khác
doanh nghiệp phải có quyết đình đúng đắn trong lĩnh vực kinh doanh của mình để
đứng vững trên thị trường lâu dài.



Vì vậy cơ sở sản xuất và phân phối nấm sạch từ lúc thành lập đã tìm ra được chiến
lược kinh doanh của mình, đã và đang duy trì chiến lược đó một cách tích cực. Đó
là lấy thương hiệu làm đầu, chất lượng sản phẩm và uy tín là thiết yếu. Cơ sở sản
xuất trực tiếp hoạt động từ khâu mở đầu đến khâu kết thúc, hay nói cách khác là từ
việc thu hái, sản xuất, đến khâu tiêu thụ đến tận tay khách hàng
Xác định mục tiêu
Mục tiêu định tính:
2.3.3.2



Vào cuối năm 2015, với sự cố gắng không ngừng của doanh nghiệp sẽ đảm bảo
được chất lượng sản phẩm, cải thiện được hình ảnh của doanh nghiệp và được sự
chấp nhận tiêu dùng của nhiều khách hàng.



Đến năm 2016, doanh nghiệp sẽ là địa điểm sản xuất nấm rơm trọng yếu của thành

phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu định lượng:



Cuối năm đầu tiên thực hiện dự án, lợi nhuận đạt 70% so với số vốn bỏ ra.



Vào năm 2 thực hiện dự án, công ty sẽ đạt 40%/ tổng số thị phần ở thành phố Hồ
Chí Minh.

Page 19


Lập kế hoạch kinh doanh

CHƯƠNG 3:
KẾ HOẠCH MAKETING
3.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CỦA MARKETTING:

Tiêu chí
Điểm mạnh

Liệt kê
1. Sản phẩm chất lượng

Điều này có nghĩa là
1. Công ty nhắm đến việc cung cấp các sản phẩm


phục vụ sức khỏe

nấm ăn đạt chất lượng cao và vệ sinh an toàn thực

1.

phẩm tới người tiêu dùng (có cung cấp giấy chứng

2. 2. Sản phẩm đa dạng

nhận an toàn)
2. Sản xuất nhiều loại nấm ăn phục vụ nhu cầu thị

3. Giá cả cạnh tranh

trường: nấm rơm, nấm bào ngư, nấm kim châm...
3. Với lợi thế về sản xuất, sẽ giảm chi phí để hạ giá
thành cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị

4. Có đội ngũ marketing
tốt.

trường.
4. Do doanh nghiệp mới nên có chiến lược tập trung
đầu tư marketing cho sản phẩm với các ý tưởng sáng

Điểm yếu

1. Thiếu kinh nghiệm


tạo.
1. Là doanh nghiệp mới thành lập nên chưa có nhiều
kinh nghiệm xử lý các vấn đề phát sinh trong việc

3.

kinh doanh.

4. 2. Chưa hình thành mạng

lưới phân phối

2. Chưa có các mối quan hệ rộng với các nhà buôn,
cửa hàng nông sản lớn trên địa bàn nên chưa hình
thành mạng lưới phân phối.

5.

Chưa tạo được thương
hiệu

3. Do là doanh nghiệp mới nên chưa xây dựng được
thương hiệu trên thị trường, sản phẩm chưa được thị
trường biết đến.

4. Sản phẩm chưa có nhiều
khác biệt so với đối thủ

4. Sản phẩm khá phổ biến, khó tạo sự khác biệt so
với các sản phẩm khác Khó thu hút người tiêu


cạnh tranh.
Page 20


Lập kế hoạch kinh doanh

Cơ hội

1. Thói quen tiêu dùng

dùng.
1. Hiện nay người tiêu dùng tập trung đến các sản
phẩm tốt cho sức khỏe từ thiên nhiên Sản phẩm
nấm giàu chất dinh dưỡng, tươi, bổ cho sức khỏe làm
tăng nhu cầu tiêu thụ nấm ăn.

Thách thức

2. Thói quen ẩm thực

2. Thói quen ăn chay ngày càng phổ biến là cơ hội.

3. Mở rộng hợp tác giao

3. Việc gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho

thương quốc tế.

việc xuất khẩu nấm rơm ra nước ngoài dễ dàng hơn.


4. Internet và mạng xã hội

4. Là kênh thông tin giúp việc marketing và bán hàng

phát triển
1. Giá cả nấm còn khá cao

online phát triển, giảm chi phí…
1,2. Phần đông dân Việt Nam có thu nhập thấp và

so với các loại thực phẩm

nấm vẫn là mặt hàng có giá tương đối cao so với các

khác

loại thực phẩm khác là điều hạn chế ảnh hưởng đến

2. GDP bình quân thu nhập

sức tiêu thụ của sản phẩm

của người Việt Nam còn ở
mức thấp

3.2 .THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 4P CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING:
3.2.1 Chiến lược sản phẩm (product)

 Chất lượng và tính năng của sản phẩm



Trong nấm rơm tươi hàm lượng Amin acid chiếm 38.2%, cao hơn thịt bò 8,47 lần.
Trong nấm rơm tươi có 200mg Vitamin C, cao hơn nhiều so với hàm lượng trong
rau. Hàm lượng tinh bột thấp, rất tốt cho người bị tiểu đường. Là thực phẩm tốt cho
cơ thể làm tăng tính miễn dịch cho các loại bệnh.



Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực,
khử nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và làm hạ cholesterol
máu, trị liệu hiệu quả nhiều bệnh chứng.



Nấm bào ngư nhiều đường hơn nấm rơm, nấm mỡ và nấm đông cô. Cung cấp
năng lượng tối thiểu, thích hợp với những người ăn kiêng. Nấm bào ngư có đầy đủ
các thành phần acid amine không thay thế, hàm lượng protein chỉ đứng sau thịt cá.
Page 21


Lập kế hoạch kinh doanh

Chỉ số acid amine không thay thế EAI, giá trị sinh học, giá trị dinh dưỡng của nấm
bào ngư đều ở mức cao… Ngoài ra trong nấm còn có 1 số chất ức chế sự phát triển
của một số loại vi khuẩn như Staphylococus aureus, Mycobacterium phlei, Bacillus
subtilis, kháng virus, tăng sức đề kháng, giảm lượng cholesterol, điều hoà áp suất
máu…
 Chiến lược: Tăng đầu tư theo chiều rộng và chiều sâu bằng cách áp dụng khoa họccông nghệ vào sản xuất, sử dụng các kỹ thuật trồng nấm mới và phân phối sản
phẩm rộng khắp thành phố mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt, đảm bảo

hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của nấm.
3.2.2 Chiến lược giá (price)


Doanh nghiệp sẽ dùng phương pháp định giá thâm nhập thị trường: Doanh nghiệp
đặt giá ban đầu của một sản phẩm nấm rơm thấp hơn giá phổ biến trên thị trường,
có thể thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sử dụng chiến lược
này với kỳ vọng sản phẩm của chúng tôi sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn
để có được thị phần cao hơn.



Sau này khi doanh nghiệp đã có được vị trí trong khách hàng, sản phẩm được chấp
nhận rộng rãi thì doanh nghiệp sẽ nâng mức giá lên nhưng không quá cao so với
trước để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ cố gắng triển khai kế
hoạch cắt giảm chi phí ở mức có thể nhằm đảm bảo mức giá tốt nhất cho khách
hàng.
3.2.3



Chiến lược xúc tiến (promotion)

Các chiến lược quảng cáo nghiêng về phần lý tính đều đạt được kết quả tốt trong
phần xây dựng hình ảnh 1 sản phẩm tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, mang lại cảm
giác an toàn, sự tin tưởng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.



Tài trợ cho các cuộc thi âm thực thành phố Hồ Chí Minh, để nhiều nhà hàng,

khách sạn có thể biết đến doanh nghiệp.



Doanh nghiệp có slogan: “Nâng tầm giá trị mỗi bữa ăn”Nó sẽ tăng ấn tượng của
khách hàng đối với doanh nghiệp

Page 22


Lập kế hoạch kinh doanh


Để kích thích hành vi mua hàng của khách doanh nghiệp sẽ giảm giá trên khối
lượng lớn.



Vào mùa cao điểm tiêu thụ nấm như tháng 4,7 và cuối năm doanh nghiệp sẽ tăng
cường sản xuất để gia tăng mức sản lượng đáp ứng cho nhu cầu thị trường.



Tăng cường các hoạt động chào mời hàng (các quán ăn chay như Thiên Nguyên
đường Calmette –Quận 1, Tịnh Tâm Trai đường Võ Thị Sáu - Quận 3, hệ thống lẫu
nấm chay An Viên và các nhà hàng khác trong khu vực …) đồng thời tư vấn thông
tin về sản phẩm cho khách hàng.
3.2.4




Chiến lược phân phối (place)

Với tổng số vốn đầu tư là 1.100.000.000 đồng,có kênh phân phối tốt, giá cả cạnh
tranh, chiến lược marketing hợp lý, sản phẩm nấm rơm nhanh chóng đến với người
tiêu dùng và phân phối trên thị trường.



Huyện Củ Chi phân phối vào trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh thông qua
quốc lộ 22, đường Xuyên Á. Đây là những con đường lớn, giao thông thuận lợi dẫn
đến nhiều tuyến đướng quan trọng trong thành phố. Vì vậy, sản phẩm nấm rơm sẽ
thuận tiện để có mặt trên thị trường TP. Hồ Chí Minh.
3.3 .CHIẾN LƯỢC TIẾP THỊ - BÁN HÀNG:



Chính sách và tiếp thị bán hàng: doanh nghiệp cử nhân viên trực tiếp đến địa điểm
tiêu thụ, khảo sát nhu cầu người tiêu dùng để nắm bắt được những thông tin cần
thiết, đóng vai trò người quan sát, ghi lại những nguyện vọng của khách hàng để
thông báo với bộ phận tiếp thị và lãnh đạo doanh nghiệp về những thay đổi trong
nhu cầu, thị hiếu hoặc xu hướng chung của thị trường. Nhân viên bán hàng – là
người gần gũi nhất với khách hàng, họ nắm bắt khách hàng trên mọi lĩnh vực và
quan trọng nhất là biết làm thế nào để sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mang lại lợi
ích cho khách hàng. Nhân viên bán hàng có năng lực thuyết phục tốt để dẫn dắt

khách hàng tương lai trở thành người mua hàng.
− Nhờ các chiến lược marketing và chiến lược quảng cáo, và đặc biệt là chất lượng
sản phẩm tốt mà sản phẩm đã nhanh chóng được sự chấp nhận của khách hàng,
Page 23



Lập kế hoạch kinh doanh

hình ảnh nấm rơm dần được đi vào tiềm thức của người tiêu dùng và có vị trí khá
tốt trong lòng người tiêu dùng.

Page 24


Lập kế hoạch kinh doanh
3.4 .CHI PHÍ MARKETTING VÀ BÁN HÀNG DỰ KIẾN

Đơn vị: triệu đồng
Chi
Tháng

6
7
8
9
10
11
12
1
2
3
4
5


phí

Sản

Giá

Doan

cho giảm

lượng

bán

h thu

giá

(tấn)

(tr/kg)

3
3
4.5
2.25
2.25
2.25
2.25
4

5
3
3
4.5

0.04
0.04
0.045
0.05
0.05
0.05
0.05
0.04
0.05
0.04
0.04
0.045

(1)
120
120
202.5
112.5
112.5
112.5
112.5
160
250
120
120

202.5

=(1)*1%
1.2
1.2
2.025
1.125
1.125
1.125
1.125
1.6
2.5
1.2
1.2
2.025

Chi phí
bán hàng
=(1)*2%
2.4
2.4
4.05
2.25
2.25
2.25
2.25
3.2
5
2.4
2.4

4.05

Page 25

Chi

Lương

phí tài

nhân

Tổng chi phí

trợ,

viên

Marketing

quảng

bán

bán hàng

cáo
25
25
15

0
0
0
0
0
10
0
0
15

hàng
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2

30.6
30.6
23.075
5.375
5.375
5.375

5.375
6.8
19.5
5.6
5.6
23.075


×