Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.75 KB, 40 trang )

Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

Giá Trị Kinh Tế Của Hệ Sinh Thái Đất Ngập Nước
Mục Lục - Tóm tắt nội dung

1.

Cơ sở của vấn đề đất ngập nước toàn cầu

1.1

Định nghĩa về đất ngập nước......................................................................3

1.2

Các loại đất ngập nước................................................................................4

1.3

Các hệ sinh thái đất ngập nước...................................................................7

1.4

Cấu trúc của đất ngập nước.........................................................................7

1.5

Chức năng của đất ngập nước.....................................................................9

1.6


Tầm quan trọng của đất ngập nước...........................................................11

1.7

Tổn thất đất ngập nước..............................................................................12

2.

Phương thức đánh giá và giá tri kinh tế của đất ngập nước

2.1

Phương thức đánh giá................................................................................14

2.2

Giá trị kinh tế.............................................................................................17

3.

Giá trị kinh tế và tình hình của hệ sinh thái đất nước trên toàn cầu

3.1

Giá trị kinh tế của một số hệ sinh thái đất ngập nước trên thế giới.

3.2

3.1.1 Khu ngập nước Patanal (Nam Mỹ)..............................................21
3.1.2 Vùng đất ngập nước thảo nguyên tại Bắc Mỹ.............................21

Tình hình HST đất ngập nước trên toàn cầu..........................................22

3.3

Chính sách và phương pháp bảo tồn HST đất ngập nước ........................23

4.

Giá trị kinh tế và tình hình hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam

4.1

Giá trị kinh tế của một số hệ sinh thái đất ngập nước
4.1.1 Khu Ramsar Xuân Thủy...........................................................24
4.1.2 HST đất ngập nước ở Đồng Bằng Sông Cửu Long..................25
4.2
Thực trạng của Hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam.....................29
4.3
Các chính sách bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam
4.3.1 Một số thách thức đối với công tác quản lý và phát triển bền vững
đất ngập nước ở Việt Nam hiện nay....................................................................31
4.3.2...Bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam.....................32
5. Ứng dụng các phương pháp và khuyến nghị một số chinh sách bảo tồn bảo
tồn của thế giới vào Việt Nam
5.1.
Ứng dụng các phương pháp bảo tôn hệ sinh thái đất ngập nước của thế giới
vào Việt Nam.......................................................................................................33
1
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


1


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
5.2
Khuyến nghị một số chinh sách bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt
Nam.....................................................................................................................37

Lời Tựa







Đất ngập nước là hệ sinh thái quan trọng trên Trái Đất. Hệ sinh thái này từ kỉ
cacbon là môi trường đầm lầy, đã sản sinh ra nhiều nhiên liệu hóa thạch mà hiện con
người đang sử dụng. Đất ngập nước rất quý, nó là những nguồn tài nguyên có giá trị
kinh tế cao, là bồn chứa cacbon, nơi bảo tồn gen và chuyển hóa các vật liệu hóa học,
sinh học. Các vùng đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái năng suất nhất trên
trái đất. Chúng vừa được mô tả như “các quả thận của phong cảnh” vì chức năng mà
chúng đảm nhiệm trong các chu trình thủy văn và hóa học, là những nơi thu nhận ở
hạ nguồn các chất thải có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh vừa được coi là “siêu thị
sinh học” vì nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng sinh học giàu có mà chúng
cung cấp. Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, giá trị kinh tế của đất ngập nước lên
tới 14,9 nghìn tỷ USD, chiếm 45% tổng giá trị của tất cả hệ sinh thái tự nhiên trên
toàn cầu. Con số này phản ánh các giá trị và chức năng lớn lao của đất ngập nước.
Chúng làm sạch nước ô nhiễm, ngăn ngừa ngập lụt, bảo vệ bờ biển và tái nạp tầng
chứa nước ngầm. Đồng thời, đất ngập nước còn là nơi cư trú của nhiều động vật

hoang dã. Tuy nhiên hiện nay, sự suy giảm ĐNN cả về số lượng và chất lượng ngày
càng gia tăng nhanh chóng trên thế giới cũng như Việt Nam, gây nhiều hậu quả
nghiêm trọng. Do đó, cần có những biện pháp, cũng như sự quản lý và bảo vệ ĐNN
ngày càng hữu hiệu hơn, phát huy vai trò to lớn của ĐNN.
Vậy để hiểu rõ thêm về Hệ sinh thái đất ngập nước, chức năng, vai trò, cũng
như tình hình và công tác bảo tồn chúng hiện nay trên thế giới nói chung cũng như ở
Việt Nam nói riêng như thế nào? Chúng ta hãy tìm hiểu qua năm phần :
Phần 1:
Những đặc điểm của hệ đất ngập nước.
Phần 2:
Phương thức đánh giá và giá trị kinh tế của đất ngập nước.
Phần 3:
Giá trị kinh tế và tình hình của hệ sinh thái đất nước trên toàn cầu.
Phần 4:
Giá trị kinh tế và tình hình hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt Nam.
Phần 5:
Ứng dụng các phương pháp và khuyến nghị một số chinh sách
bảo tồn bảo tồn của thế giới vào Việt Nam.
2
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

2


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

1. Cơ sở của vấn đề đất ngập nước toàn cầu
1.1 Định nghĩa về đất ngập nước.
Như thế nào thì gọi là đất ngập nước? Khi bạn
lội chân ngập bùn đến đầu gối qua một khu đầm

lầy nào đó có phải là đất ngập nước không?
Việc cố gắng tập hợp các kinh nghiệm để cung
cấp một định nghĩa chính xác về đất ngập nước là cả một
sự tranh cãi và khó khăn do có quá nhiều các
dạng đất ngập nước và việc xác định ranh giới
của chúng. Ví dụ, vùng đất đó có thường xuyên và bị ngập nước kéo dài trong bao
lâu trước khi nó được coi là một vùng đất ngập nước ?
Vấn đề bị phức tạp bởi sự thật là nhiều vùng đất ngập nước phát triển theo thời gian,
ban đầu là nước, nhưng bị trầm tích và thực vật bồi lắng và sau đó trở thành đất nền.
Tuy nhiên, đất ngập nước thường chiếm những vùng chuyển tiếp giữa đất ướt vĩnh
cửu và môi trường khô – đại thể nó chia sẻ các tính chất của cả hai môi trường và
không thể phân loại rõ ràng như nước hoặc đất liền. Vấn đề mấu chốt của đất ngập
nước là có nước trong một giai đoạn thời gian đáng kể, mà thời gian này có thể làm
thay đổi đất, vi sinh vật, quần hệ thực vật và động vật, nói một cách khác là đất có
các chức năng của môi trường sống hoặc nước hoặc cạn. Thuật ngữ đất ngập nước
được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo quan điểm, người ta có thể chấp nhận
các định nghĩa khác nhau. Hiện nay có khoảng 50 định nghĩa về đất ngập nước đang
được sủ dụng (theo Dugan, năm 1990). Các định nghĩa về đất ngập nước theo định
nghĩa rộng như định nghĩa của công ước Ramsar, định nghĩa theo các chương trình
điều tra đất ngập nước của Mỹ, Canada, New Zealand và Oxtraylia...
3
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

3


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Và vì thế mà khoảng 100 nước đã thông qua một định nghĩa bằng cách ký
Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Công ước
đã thông qua và bảo hộ một cách tiếp cận vô cùng khái quát trong việc xác định “đất

ngập nước”. Đất ngập nước là những nơi mà nước là nhân tố chính kiểm soát môi
trường và hệ động thực vật sinh sống ở vùng đó. Vùng ngập nước xuất hiện khi mực
nước ở hay gần bề mặt của đất bị ngập bởi nước.
Theo công ước RamSar- năm 1971( Điều 1.1) các vùng đất ngập nước được
định nghĩa như sau: “Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc
nước, tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước đứng hay chảy,
nước ngọt, lợ hay mặn, kể cả những vùng nước biển với độ sâu ở mức triều thấp,
không quá 6m”.
Ngoài ra, Công ước ( Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nước:“ Có thể
bao gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nước, cũng như
các đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất
ngập nước”.
Kết quả của các điều khoản này là Công ước mở rộng định nghĩa cho nhiều
loại vùng cư trú khác nhau, bao gồm cả sông, vùng nước nông ven bờ và thậm chí
các rạn san hô nhưng không phải là vùng biển sâu.

1.2 Phân loại đất ngập nước


Trên thế giới:
Theo Mỹ: 4 nhóm chính:
Các vùng nước ngọt nội địa:

Những lưu vực, đồng bằng ngập lụt theo mùa

Đồng cỏ nước ngọt

Bãi lầy nước ngọt nông

Bãi lầy nước ngọt sâu


Nước ngọt trống trải (nước có độ sâu dưới 2m)

Đầm lầy cây bụi

Đầm lầy rừng cây gỗ

Bãi lầy
• Các vùng nước mặn nội địa:

Đồng bằng mặn

Bãi lầy mặn

Nước măn thông thoáng
• Các vùng nước ngọt ven biển

Đầm lầy nước ngọt nông

Đầm lầy nước ngọt sâu
4
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

4


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Nước ngọt trống trải (những phần nông của nước trống trải dọc theo các con
sông nước ngọt, thủy triều và các eo biển.
• Các vùng mặn ven biển


Vùng đất bằng mặn

Đồng cỏ nước mặn

Đầm lầy ngập nước mặn không thường xuyên

Đầm lầy ngập nước mặn thường xuyên

Các eo biển và vịnh

Đầm lầy rừng ngập mặn
Cách phân loại này được phổ biến rộng ở Mỹ cho đến năm 1979.
Phân loại đất ngập nước theo công ước Ramsar, gồm 22 loại:
1. Biển và eo biển cạn (sâu dưới 6m khi thủy triều thấp)
2. Các cửa sông, châu thổ
3. Các đảo nhỏ ngoài khơi
4. Bờ biển có đá
5. Bãi biển (bãi cát, sạn)
6. Bãi bùn, bãi cát vùng gian triều
7. Đầm lầy rừng ngập mặn, rừng ngập mặn
8. Những đầm phá nước mặn hay nước lợ ven biển
9. Ruộng muối (nhân tạo)
10. Ao tôm, cá
11. Các dòng chảy chậm (ở hạ lưu)
12. Các dòng chảy nhanh (ở thượng lưu)
13. Các hồ tạo nên do dòng sông chết và đầm lầy ven sông
14. Hồ nước ngọt và đầm lầy ven hồ
15. Ao nước ngọt
16. Hồ nước mặn, bãi sình lầy

17. Các hồ chứa nước, đập
18. Đồng cỏ, trảng cỏ và trảng cây bụi ngập nước theo mùa
19. Đồng lúa nước
20. Đất có khả năng canh tác, đất được tưới nước
21. Rừng đầm lầy, rừng ngập nước từng thời kỳ
22. Trũng than bùn


Nhìn chung có năm loại đất ngập nước chính :


Vùng cửa sông - nơi sông gặp biển và có độ mặn nằm giữa nước mặn và nước
ngọt (chẳng hạn, vùng châu thổ, bãi lầy nước thải, vùng đầm lầy nước mặn)



Vùng biển - không bị ảnh hưởng bởi dòng chảy của sông (ví dụ, vùng ngập ven
biển và các rạn san hô)

5
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

5


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước


Ven sông - vùng đất bị ngập nước theo chu kỳ do mực nước sông cao hơn (bãi cỏ
nước, rừng ngập nước, vùng trâu đầm)




Palustri – môi trường lầy có cỏ mọc, ở đó không ít thì nhiều thường xuyên có
nước (hồ cói, đầm lầy)



Vùng hồ - khu vực có nước thường xuyên với dòng chảy nhỏ (ao, hồ, hồ trên
miệng núi lửa).
Phân lọai đất ngập nước ở Việt Nam:
- Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN –
1990), ĐNN Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là ĐNN ven biển, ĐNN nội địa,
và ĐNN nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nước mặn ven
biển, sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, nơi khai thác
muối, đất đô thị, đất công nghiệp.
- Theo hệ thống phân loại sử dụng trong xây dựng bản đồ đất ngập nước, phân
thành các cấp:
Đất ngập nước mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển:
ĐNN mặn, ven biển:
ĐNN, ven biển, ngập triều thường xuyên
Đất ngập nước mặn, ven biển, ngập triều không thường xuyên
Đất ngập nước mặn, ở cửa sông:
Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, ngập thường xuyên
Đất ngập nước mặn, ở cửa sông, không thường xuyên
Đất ngập nước mặn, thuộc đầm phá:
Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập thường xuyên
Đất ngập nước mặn, đầm phá, ngập không thường xuyên
Đất ngập nước ngọt ( không chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển)
Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập thường xuyên

Đất ngập nước ngọt thuộc sông, ngập nước không thường xuyên














Ngoài ra mới đây, nhằm mục đích bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước
Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo Dự thảo Thông tư Quy định hệ
thống phân loại đất ngập nước Việt Nam (năm 2009). Dự thảo thông tư phân loại đất
ngập nước ở Việt Nam thành 2 hệ: đất ngập nước mặn, lợ (tương ứng với đất ngập
nước vùng biển và ven biển) và đất ngập nước ngọt (tương ứng với ĐNN nội địa).
Đất ngập nước ngọt là những vùng đất ngập nước bị chi phối của nước ngọt (độ mặn
< 4‰ ). Đất ngập nước mặn, lợ là những vùng đất ngập nước chịu sự chi phối của
nước biển (có độ mặn ≥ 4‰) và vùng biển ven bờ (có độ sâu không quá 6m so với
mực nước triều kiệt).
6
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

6



Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Quy định hệ thống phân loại này được áp dụng thống nhất đối với tất cả các tổ
chức và cá nhân hoạt động liên quan đến các lĩnh vực quản lý, điều tra, sử dụng, bảo
tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước; sử dụng để quản lý, điều tra,
kiểm kê, đánh giá và lập quy hoạch đất ngập nước thuộc lãnh thổ Việt Nam.

1.3 Các hệ sinh thái đât ngập nước

-


-

Các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển:
Các bãi lầy mặn ngập triều
Đất ngập nước có rừng ngập mặn
Các vùng đầm lầy ngập triều nước ngọt
Các hệ sinh thái đất ngập nước nội địa:
Các vùng đầm lầy (hay sình lầy, bãi lầy) ngập nước ngọt
Các loại đất ngập nước ven sông suối
Rừng ngập nước ngọt nội địa và các vùng đất ngập nước ngọt nội địa chủ yếu ở Việt
Nam

1.4 Các bộ phận cấu thành của đất ngập nước
Các bộ phận của đất ngập nước cung cấp nhiều loại hàng hoá có giá trị lớn, bao gồm:
1.4.1 Cá
Có tới hai phần ba số cá mà chúng ta ăn phụ thuộc vào đất ngập nước ở vào
một giai đoạn nào đó cuả chu trình sống của chúng. Nhiều loài cá ăn được chỉ sinh
con trên các vùng đồng trũng ngập nước, và người ta đã ước tính rằng hơn 100.000
tấn cá được đánh bắt ở riêng đồng bằng châu thổ của Nigiê. Khu vườn Quốc gia

Bancd'Arguin ở Mauritana là vùng ngập lớn nhất trong số các khu vực chịu ảnh
hưởng thuỷ triều ở Châu Phi và đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các
ngành thuỷ sản xa bờ. Năm 1980 các ngành này đã đóng góp 77.100 tấn cá và 34,3
triệu đô la Mỹ cho nền kinh tế quốc gia.
1.4.2 Gỗ, củi và các lâm sản
Các vùng đất ngập nước là nguồn cung cấp sống còn gỗ cho xây dựng, củi để
đun nấu và sưởi ấm và các lâm sản khác như dược liệu.
1.4.3 Động vật hoang dã
Đồng bằng châu thổ Okavango là một trong số các khu vực đông vật hoang dã
nổi tiếng nhất trên thế giới với các cộng đồng thực vật đa dạng và vô số các loài động
vật không xương sống cực nhỏ và to lớn, các loài động vật ăn cỏ và các loài chim mà
sự tồn tại của chúng là nhờ vào sự ngập lụt hằng năm. Đồng bằng châu thổ này là nơi
cư trú cho hơn 15 loài sơn dương bao gồm cả loài shy sitatunga. Mặt khác, các vùng
đất ngập nước của đồng bằng châu thổ sông Zambezi bao gồm cả loài Kafue và
7
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

7


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Luena Flats đang duy trì cho một sự đa dạng hiếm có các sinh vật đất ngập nước, bao
gồm hơn 4500 loài cây cao, đặc biệt là cây dương xỉ, các loài cỏ và phong lan và hơn
400 loài chim. Môi trường thuỷ sinh cũng đa dạng không kém với 120 loại cá
(Howard 1993). Đất ngập nước Sahêlian ở Châu Phi cũng quan trọng không kém đối
với đời sống hoang dã. Đất ngập lụt hằng năm của đất ngập nước Hadejica-Nguru
làm cho nơi đây thành một vùng có tầm quan trọng quốc tế cho các loài chim với hơn
265 loại chim cư trú và di trú đên khu vực này.
Người ta đa khai thác thiên nhiên hoang dã theo nhiều cách. Đặc biệt quan
trọng là du lịch ở nhiều vùng đất ngập nước. Việc săn bắn chim nước hoặc hươu nai

rõ ràng là một sự sử dụng tiêu dùng, sẽ đem lại không chỉ thu nhập từ việc cấp phép
săn bắn mà còn cả giá trị về thực phẩm.
1.4.4 Đất màu mỡ cho nông nghiệp
Việc ngập lụt có tính chu kỳ của đồng đất trũng và đất ngập nước khác thúc
đẩy sự lắng đọng đất màu và giữ gìn chất màu mỡ của đất ven sông.
1.4.5 Nguồn cung cấp nước
Đất ngập nước thiên nhiên là một nguồn nước cho việc sử dụng trong sinh
hoạt, nông nghiệp (thuỷ lợi, chăn nuôi) hay sử dụng công nghiệp. Nước mặt và nước
gần bề mặt là một đặc trưng của nhiều kiểu đất ngập nước như các hồ, sông, đầm lầy
và bãi lầy và do vậy rất dễ dàng thuận tiện cho việc sử đụng trực tiếp.
1.4.6 Vận tải thuỷ
Nhiều cộng đồng đã phát triển gần hoặc thực tế trên vùng đất ngập nước và sử
dụng đường thuỷ như là một phương tiện giao thông. Trên hồ Titicaca, các cộng đồng
sống trên các hòn đảo di động của các đám lau ssạy và giao tiếp với nhau hoàn toàn
là bằng thuyền. Dọc bờ biển Thái bình dương của Nicaragoa chỉ có các con kênh
trong các cánh rừng đước là phương tiện giao tiếp duy nhất giữa các khu định cư. Các
con kênh là một ví dụ của việc tạo ra vùng đất ngập nước nhân tạo đặc biệt cho việc
giao thông vận tải.
1.4.7 Than bùn
Rất nhiều vùng ngập nước cả trong khu vực khí hậu nhiệt đới và ôn đới đều có
lớp đất than bùn ở dưới. Than bùn có thể cung cấp một nguồn nhiên liệu quan trọng
và có thể được khai thác trên một qui mô mang tính tự cấp cho địa phương.

1.5 Các chức năng của đất ngập nước.

8
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

8



Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Các mối tương tác của các thành phần lý, sinh và hoá của một vùng đất ngập
nước như đất, nước, thực vật và động vật, đã giúp vùng đất ngập nước đó thực hiện
chức năng nhất định, như:
1.5.1 Điều hoà lũ lụt
Sự điều hoà đối với lũ lụt phụthuộc vào kiểu đất ngập nước. Các vùng ven
sông ở mức bão hoà chỉ trữ được ít nước, vì vậy nước mưa hoặc nước chảy tràn đổ
trực tiếp vào sông. Các khu vực này được gọi là khu vực phụ lưu và sẽ làm tăng thêm
dòng chảy của con sông. Trái lại, các khu vực đồng trũng dự trữ lượng nước to lớn
trong thời kỳ ngập lụt. Điều này sẽ góp phần cắt giảm độ cao của đỉnh lũ và do vậy sẽ
làm giảm rủi ro lũ lụt ở hạ lưu. Trong khu vực sông Charles, bang Massachusetts,
việc bảo tồn 3800 ha đất ngập nước chạy dọc dòng sông chính đã tạo ra một thung
lũng tự nhiên dự trữ nước lũ. Người ta dự tính rằng nếu các vùng đất ngập nước này
bị tàn phá bởi nạn khai hoang thì thiệt hại tăng thêm do lũ lụt sẽ làm tốn phí 17 triệu
đôla Mỹ mỗi năm (Cục Kỹ thuật quân đội Mỹ).
1.5.2 Phòng ngừa bão
Các cơn bão ven biển gây ra ngập lụt nghiêm trọng ở nhiều nơi trên thế giới, từ
Hà lan đến Bangladesh. Vùng đất ngập nước ven biển, đặc biệt là rừng đước, góp
phần làm tiêu tán bớt sức mạnh và làm giảm tổn thất do gió bão và các cơn sóng thần.
Đồng bằng sông ấn và các vùng rừng đước góp phần bảo vệ bờ biển và cảng Qasim,
cảng quan trọng thứ hai của Pakistan, chống lại các trận gió mùa tây nam (Meynell &
Qureshi 1995), do đó tránh phải chi phí cho việc nạo vét bùn. Tháng 11 năm 1993,
khi một cơn lốc xoáy rất mạnh ập vào bờ biển, đã gây ra thiệt hại đáng kể tại Keti
Bunder, nơi đã chặt phá rừng đước, trong khi đó tại Shah Bunder lại không bị ảnh
hưởng nhờ sự phòng hộ vững chắc của rừng đước.

1.5.3 Hồi lưu nước ngầm
Nhiều vùng đất ngập nước vẫn tồn tại bởi vì nền đất của nó không thấm nước,
do vậy ngăn cản đáng kể sự hồi phục nước ngầm. Tuy nhiên, đồng bằng trũng ngập

nước theo chu kỳ thường có nhiều đất dễ thấm nước hơn và sự hồi lưu nước ngàam
được công nhận như là một chức năng quan trọng. Hollis và cộng sự (1993) đã đưa ra
kết luận rằng sự hồi lưu nước ngầm ở đồng bằng châu thổ sông Hadejia và Jama'are ở
Bắc Nigeria xảy ra chính vào thời gian dòng chảy tràn, vì đồng bằng trũng ngập
thường lại không thể thấm nước.
9
9
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
1.5.4 Ngăn giữ trầm tích - các tác nhân ô nhiễm
Bồi lắng thường là nhân tố ô nhiễm chính trong nhiều đông bằng châu thổ các
sông. Vì các vùng đất ngập nước thường chiếm chỗ trong các vùng châu thổ nên
chúng sẽ được coi như là các ao hồ lắng đọng bồi lắng. Nơi đây lau sậy và cỏ luôn
hiện diện nên vận tốc dòng sông bị chậm lại và cơ hội thuận lợi cho việc lắng đọng
tăng lên. Vì các chất ô nhiễm (như các kim loại nặng) thường hoà quyện với bồi lắng
ở dạng lơ lửng nên chúng cũng bị giữ lại đồng thời với trầm tích. Chức năng quan
trọng của 75.000 ha rừng đầm lầy than bùn Bắc Sêlango, nơi tiếp giáp với các khu
qui hoạch lúa gạo lớn nhất ở Malayxia. Các vùng đất ngập nước này giúp giảm nhẹ lũ
lụt và duy trì chất lượng nước rất cao. Trong những năm gần đây, các khu rừng đã bị
khai hoang để phát triển nông nghiệp và khai thác mỏ thiếc, làm giảm bớt hiệu quả
làm đệm chắn ô nhiễm và phát thải trầm tích. Người ta cũng dự đoán rằng việc phát
triển khai hoang sẽ dẫn tới các vấn đề lớn về chất lượng nước trong khu vực sản xuất
lúa gạo.
1.5.5 Giữ lại chất màu
Chức năng này sẽ phát huy tác dụng khi các chất màu mà quan trọng nhất là
Nitơ và Photpho, tích luỹ trong rau quả. Các Nitrat có thể biến đổi trở lại thành Nitơ
dạng thể khí và tuần hoàn trở lại khí quyển như là kết quả của sự phân huỷ Nitơ. Ở
Uganda, Tập đoàn Cấp Thoát nước Quốc gia đang hỗ trợ việc bảo tồn các đầm lầy

cói giấy và các vùng đất ngập nước khác gần Kampala bởi vì chúng đóng vai trò
trong việc hấp thụ nước thải và cung cấp nước sạch. Do đó, chúng được xem như là
một sự lựa chọn có chi phí thấp đối với việc xử lý nước thải công nghiệp.
1.5.6 Sự bốc hơi từ đất ngập nước
Sự bốc hơi thường bị bỏ qua đơn giản như là một sự tổn hao từ vùng đất ngập
nước. Tuy nhiên, Hare (1995) đã gợi ý rằng: phần lớn lượng mưa rơi trong đất liền
thực tế lại phát sinh từ nước bốc hơi từ đất liền chứ không phải từ độ ẩm không khí từ
các đại dương  ý tưởng này đã được Savenije khảo sát ở Sahel (1995), ông đã giả
định rằng nước bốc hơi từ các vùng đát ngập nước tạo ra lượng mưa rơi ngay gần đó.
Tuy nhiên, ở một vài vùng đất ngập nước, nước được tuần hoàn một cách nội tại làm
ổn định các điều kiện khí hậu. ở thung lũng tây nam Uganđa, do mối quan tâm đến
vấn đề ảnh hưởng của sự mất đất ngập nước đến vi khí hậu địa phương đã là một
nhân tố quan trọng, người ta đã ban hành lệnh cấm tiêu thoát nước đất ngập nước vào
năm 1986.
1.5.7 Sự bảo tồn
10
10
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Đặc biệt là các bãi lầy có tầng ngậm nước chứa axít đã lưu giữ các di vật về
loài người và khảo cổ học quan trọng. Chẳng hạn, các con đường mòn do người tiền
sử xây dựng đã được tìm thấy ở các bình nguyên Somerset nước Anh và đáng kể nhất
là bảo tồn các di hài ở Đan mạch.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lưu ý rằng không phải tất cả các vùng đất
ngập nước đều thực hiện tất cả các chức năng về thuỷ văn này với cùng mức độ nếu
có. Thực sự, vẫn có một số vùng đất ngập nước thực hiện các chức năng thuỷ văn trái
ngược với nhu cầu của con người như các đất ngập nước ven sông hoạt động như là
các khu vực sinh nước chảy tràn, do vậy làm tăng thêm nguy cơ lũ lụt ở hạ lưu.


1.6 Tầm quan trọng của đất ngập nước
Vì kiến thức khoa học về đất ngập nước ngày càng tăng, nhiều loại hàng hoá
và dịch vụ tinh vi đã xuất hiện. Đất ngập nước cũng được mô tả cả như là “những
quả thận của phong cảnh”, vì các chức năng mà nó có thể thực hiện trong các chu kỳ
hoá học và thủy văn và như là “các siêu thị sinh học” vì có các mạng thực phẩm rộng
lớn và tính đa dạng sinh học giầu có mà các vùng ngập nước hỗ trợ (Mitsch và
Gosselink, 1993).
Đất ngập nước nằm giữa các hệ sinh thái mầu mỡ của trái đất. Các nét đặc
trưng của hệ có thể được chia theo thành phần, chức năng và thuộc tính. Thành phần
của hệ là các đặc trưng sinh học và phi sinh học bao gồm đất, nước, thực vật và động
vật. Mối tương tác giữa các thành phần này chính là sự mô tả các chức năng của
chúng bao gồm chu kỳ dinh dưỡng và trao đổi nước giữa nước mặt và nước ngầm và
giữa nước mặt và nước trong khí quyển. Hệ cũng còn có các thuộc tính như tính đa
dạng của các loài.
Các hệ đất ngập nước đã trực tiếp cấp dưỡng hàng triệu người và cung cấp giá
trị hàng hoá và dịch vụ cho thế giới bên ngoài vùng đất ngập nước. Con người sử
dụng đất ở vùng đất ngập nước để cày cấy, họ bắt cá ở vùng đất ngập nước để ăn, họ
cắt cây của vùng đất ngập nước lấy gỗ và dùng làm nhiên liệu và cắt sậy làm thảm
và lợp mái nhà. Việc sử dụng trực tiếp cũng có thể kể ra như các thú tiêu khiển như
quan sát chim và bơi thuyền hoặc nghiên cứu khoa học. Ví dụ, đất than bùn bảo tồn
những gì còn sót lại và dấu vết của người cổ và là những mối quan tâm lớn của các
nhà khảo cổ. Ngoài việc sử dụng đất ngập nước trực tiếp, con người còn thụ hưởng
các chức năng và dịch vụ của đất ngập nước. Vì nước lụt chảy qua vùng đất ngập
nước, nước đã tạm thời bị giữ lại; điều này làm giảm đỉnh lũ và làm chậm thời gian
cao điểm làm cho người dân ven sông vùng hạ lưu có thể tận dụng được. Các vùng
11
11
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM



Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
rừng được giảm năng lượng sóng, nó bảo vệ cộng đồng ven biển, và vì đất ngập nước
tái sinh nitơ, nó cải thiện chất lượng nước vùng hạ lưu. Nhờ những nguồn lợi đó, con
người đã sử dụng gián tiếp các chức năng của đất ngập nước. Các chức năng này có
thể được thực hiện bằng các hệ thống kỹ thuật như các đập, các bức tường chắn sóng
hoặc các nhà máy xử lý nước, nhưng các giải pháp công nghệ như vậy thường đắt
hơn các chức năng mà tự đất ngập nước thực hiện.
Tuy nhiên, không phải tất cả đất ngập nước thực hiện chức năng thủy văn đối
với cùng một quy mô nếu có. Thực vậy, một số chức năng thủy văn đất ngập nước có
thể trái ngược với nhu cầu của con người như những vùng đất ngập nước ven sông có
thể trở thành vùng tạo dòng tràn làm tăng hiểm hoạ lũ lụt vùng hạ lưu. Điều là cơ bản
cần phải định lượng các chức năng của đất ngập nước trước khi đánh giá chúng.
Sự tồn tại tại đơn thuần của các vùng đất ngập nước có thể có ý nghĩa lớn đối
với một số người. Đối với những người đã lớn lên ở vùng đất ngập nước, nhưng
chuyển vào sống ở thành phố, có thể đánh giá cao giá trị của đất ngập nước vì nó là
một phần của di sản văn hoá của họ, thậm chí cho dù họ không bao giờ quay trở lại
vùng đất ngập nước.

1.7 Tổn thất đất ngập nước
Đất ngập nước là các hệ động, liên tục chịu sự thay đổi tự nhiên do lún, hạn
hán và mức nước biển dâng cao hoặc bị trám bởi các trầm tích hoặc vật liệu hữu cơ.
Vì vậy, nhiều vùng đất ngập nước thường chỉ có các đặc trưng tạm thời của phong
cảnh và dự kiến sẽ bị thay đổi và cuối cùng là biến mất, trong khi các vùng đất ngập
nước mới được tạo ra ở một nơi nào đó. Hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp của con
người đang biến đổi đáng kể tốc độ thay đổi đất ngập nước. Ở một mức độ nào đó,
chúng ta đã tạo ra các vùng đất ngập nước nhân tạo bằng cách xây dựng các hồ chứa
nước, các kênh và các khu trữ nước lụt. Tuy nhiên, sự mất các vùng đất ngập nước
còn nhanh hơn những gì chúng ta thu được.
Quan điểm đất ngập nước là vùng đất bỏ hoang là kết quả của sự hiểu nhầm

về giá trị hàng hoá và dịch vụ mà đất ngập nước đem lại, đưa đến sự chuyển đổi đất
ngập nước cho mục đích nông nghiệp thâm canh, công nghiệp hoặc dân dụng. Những
mong ước cá nhân của những người nông dân hoặc những nhà phát triển từng được
hỗ trợ bởi các chính sách và trợ cấp của chính phủ. Thêm vào các hoạt động trực tiếp
trên mặt đất, các hệ thống kỹ thuật trên sông ngòi đang trích nước ra khỏi đất ngập
nước, bởi vì người ta vẫn tin rằng nước này đang bị bỏ phí trong vùng đất ngập nước
hoặc ít nhất có giá trị thấp hơn việc sử dụng chúng để tưới tiêu cho lúa vùng thượng
12
12
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
du. Một số tổ chức vẫn chỉ coi đất ngập nước là tiềm năng cung cấp đất cho nông trại
nuôi số dân đang phát triển thì thường đòi hỏi thay đổi các hệ tự nhiên. Đất ngập
nước cũng có thể bị mất bởi ô nhiễm, vứt chất thải bởi công nghiệp mỏ hoặc trích rút
nước ngầm.
Số lượng đất ngập nước bị mất rất khó định lượng vì tổng diện tích đất ngập
nước trên thế giới không biết chính xác. Tuy vậy, có một số con số của một số nước
riêng biệt chỉ ra mức độ của vấn đề này. Hoa Kỳ mất khoảng 87 triệu hecta (54%)
tổng số đất ngập nước vốn có của họ (Tiner, 1984), chủ yếu là do sản xuất nông
nghiệp. Số liệu mất đất ngập nước ở sáu nước châu Âu được mô tả trong Bảng 1.1
(CEC, 1995), trong khi ở Bồ Đào Nha khoảng 70% vùng đất Tây Algavre bị chuyển
sang dùng cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp (Pullan, 1988). Chính sách của
Cộng đồng châu Âu là đất ngập sẽ không còn tiếp tục bị mất hoặc phá huỷ nữa. Ở
Philippin, khoảng 300.000 ha (67%) diện tích đất ngập mặn đã bi mất trong vòng 60
năm từ năm 1920 đến 1080 (Zamora, 1984).
Đất ngập nước không nhất thiết cứ bị mất hoàn toàn mới bị giảm giá trị của nó.
Gamelsrod (1992) chỉ ra rằng, việc sản xuất tôm trên vùng bờ sông Safala ở
Mozămbíc liên quan tới các dòng chảy mùa ẩm từ sau Zambezi. Do việc xây dựng

các đập chính dọc theo sông làm giảm các dòng chảy tràn ra và do đó số lượng tôm
cũng giảm. Ông đã tính toán rằng, số tiền thu được từ nuôi tôm có thể tăng 10 triệu
đôla Mỹ một năm do việc tháo nước hợp lý từ đập Cabora Basa mà trước đây đã
không được sử dụng.
Hiện nay đang có nhiều trường hợp khôi phục các vùng đất ngập nước do
người ta đã nhận thức được về hậu quả suy thoái đất ngập nước. Việc tháo nước một
cách nhân tạo khỏi đập đẫn đến việc tái ngập các vùng đất ngập nước đã bị suy thoái
là một cơ chế (Acreman, 1994), mà các ví dụ là trên các sông Senegal, Kafue
(Zambia), Logone (Camơrun) và Phongolo (Nam Phi) (Acreman & Hollis, 1996).
Tuy nhiên, có nhiều ngoại lệ hơn là quy luật và các dự báo cho rằng việc gây áp lực
đến “phát triển” các vùng đất ngập nước ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở châu Á,
châu Phi và Mỹ Latinh. Tuy vậy, vẫn còn nhu cầu lớn về việc tuyên truyền những ích
lợi của vùng đất ngập nước nhằm khuyến khích sự bảo tồn và sử dụng bền vững,
thông qua các tổ chức như IUCN - Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới và Công
ước Ramsar.

2. Phương thức đánh giá và giá tri kinh tế của đất ngập nước
13

Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

13


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

2.1 Phương thức đánh giá
Để áp dụng các kỹ thuật định giá cần phải hiểu một khái niệm kinh tế về “Mức
thuận trả” (WTP), đây là sở cứ cho việc định giá kinh tế cho bất kỳ một loại hàng hoá
hay dịch vụ nào. Trong một nền kinh tế cạnh tranh, nếu không có sự điều tiết cơ chế

giá cả, thì có thể cho rằng giá cả thị trường phản ánh “Mức thuận trả” cho các loại
hàng hoá và dịch vụ. Với những loại hàng hoá dịch vụ có giá trị sử dụng trực tiếp liên
quan trước hết tới việc khai thác các tài nguyên đất ngập nước, giá cả thị trường cần
phải được sử dụng như là các đơn vị đo lường giá trị. Tuy nhiên, hai yếu tố phức tạp
có thể nảy sinh liên quan tới việc sử dụng giá cả thị trường cho mục đích này.
Yếu tố thứ nhất là giá cả thị trường có thể bị điều tiết do những can thiệp có
chủ ý hoặc do sự cạnh tranh không hoàn hảo, như là sự hiện hữu của việc điều tiết tỉ
giá hối đoái (thường là vấn đề tại các nước đang phát triển), các loại trần giá hay sự
trợ giá (nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp), các khoản trợ cấp hay các loại thuế, tình
trạng độc quyền, v.v. Trong những trường hợp như vậy, người ta thường chủ trương
dùng các loại giá ẩn (Shadow prices). Đó là những giá trị thực được điều chỉnh nhằm
loại bỏ mọi bóp méo do sự điều tiết của Chính phủ hay do sự thiếu hoàn hảo của thị
trường sao cho nó phản ánh “Mức thuận trả”. Tuy vậy, cần phải thận trọng khi sử
dụng giá ẩn thay cho giá cả thị trường.
Yếu tố phức tạp thứ hai là nhiều giá trị của đất ngập nước không hề được
phản ánh trực tiếp trong giá cả thị trường. Điều này đúng cho mọi chức năng môi
trường, đối với mọi nguồn tài nguyên đđược thu hoạch cho sử dụng cá nhân của các
hộ gia đình, cho hầu hết các dịch vụ vận tải thuỷ và các dịch vụ giải trí, và cho mọi
giá trị phi sử dụng. Trong một số trường hợp, các kỹ thuật định giá như kỹ thuật xác
định chi phí vận chuyển, định giá dự phòng và định giá theo giải trí có thể được áp
dụng để ước tính một cách trực tiếp mức thuận trả. Như trên đã lưu ý, tuy vậy, các
phương pháp phức tạp hơn này có thể phù hợp hơn với đất ngập nước vùng ôn đới
hơn là đất ngập nước vùng nhiệt đới.
Phương pháp định giá dự phòng (CVM) từng được sử dụng để đánh giá giá trị
giải trí liên quan tới đất ngập nước vùng ôn đới. Việc định giá dự phòng là một kỹ
thuật khảo sát sử dụng việc đặt câu hỏi trực tiếp cho những cá nhân tại hiện trường
hay qua thư tín nhằm ước lượng “mức thuận trả” của các cá thể cho các loại hàng hoá
dịch vụ có giá trị đối với họ - trong trường hợp này, chính là các cơ hội giải trí được
cải thiện hay đơn giản là duy trì các cơ hội giải trí tại các cơ sở hiện có. Mặt khác, có
thể hỏi các cá nhân xem họ cần một sự bồi thường là bao nhiêu nếu họ không còn cơ

14
14
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
hội tới nghỉ tại vùng đất ngập nước. Các giá trị mà những chức năng môi trường đất
ngập nước đem lại một cách gián tiếp thông qua sự hỗ trợ hay bảo vệ các hoạt động
kinh tế và tài sản kinh tế. Ở đâu có sự hỗ trợ quá trình sản xuất kinh tế, giá trị của
những chức năng này có thể được đo bằng sự thay đổi giá trị năng xuất gắn liền với
các chức năng này khi chúng hoạt động bình thường, ở đâu hoạt động kinh tế và tài
sản kinh tế được bảo vệ, các giá trị có thể được thể hiện dưới hình thức các chi phí
ngăn chặn cần thiết khi các chức năng của vùng đất ngập nước này bị suy thoái hay bị
phá vỡ không cứu vãn được, các chi phí để có thể tránh hư hại khi các chức năng này
tiếp tục hoạt động một cách bình thường, các chi phí thay thế/loại trừ để thay thế
những chức năng này hoặc các chi phí di chuyển cần thiết nếu những chức năng này
bị mất đi.

15
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

15


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

Những kỹ thuật đánh giá giá trị đất ngập nước
Giá trị kinh tế tổng thể

Giá trị phi sử dụng


Giá trị sử dụng

Các giá trị sử dụng
trực tiếp

Các giá trị sử dụng
gián tiếp
(Các giá trị chức năng)

Lựa chọn. Các giá trị Hiện hữu, Các giá trị còn lại
lựa chọn xấp xỉ

Các lợi ích:
Các sản phẩm:
Cá, Củi, Nơi điều dưỡng, kiềm chế lụt, bảo vệ bão,
vận chuyển, thịt, ... các hỗ trợ từ bên ngoài,...

CVM

CVM

Phân tích thị trường; Tránh được các chi phí phá huỷ;
Các chi phí bảo vệ; Các
CVM; Các giá trị giải trí; biến đổi giá trị trong sản xuất
(Các chi phí thay thế)
(Các chi phí tái phân bố)

Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng hệ sinh thái ĐNN.
Giá trị phi sử dụng là những giá trị bản chất, nội tại của hệ sinh thái ĐNN xuất phát

từ nhận thức của con người về sự tồn tại của các giống loài hoặc của cả hệ sinh thái.
Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trực tiếp mà hệ sinh thái
ĐNN cung cấp cho con người.
Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị dựa trên chức năng của hệ sinh thái ĐNN.
16
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

16


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

2.2 Giá trị kinh tế

17
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

17


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Giá trị kinh tế đất ngập nước là toàn bộ các khối lợi ích có thể mang lại cho
các đối tượng sử dụng khác nhau sinh sống ở thế hệ hiện tại hay tương lai, bao gồm
giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Các vùng đất ngập nước là những môi trường
có năng suất nhất của thế giới, là những chiếc nôi của đa dạng sinh học cung cấp
nước và năng suất sơ cấp để vô số các loài động và thực vật tồn tại. Các giá trị cụ thể
của đất ngập nước là:
+ Cấp nước (cả lượng lẫn chất). Ví dụ như một vùng đất ngập nước có giá trị
khoảng vài chục hectares sẽ có khả năng lọc và xử lý nước thải tương đương với một
trạm xử lý nước nhiều triệu dollars.

+ Nguồn lợi thuỷ hải sản: Trong số 20.000 lòai cá trên thế giới, hơn 40%
sống trong nước ngọt, hơn 2/3 sản lượng cá có liên quan đến sự lành mạnh của các
vùng đất ngập nước).
+ Nông nghiệp: thông qua việc duy trì các mức nước; Ví dụ, lúa là một thực
vật phổ biến của đất ngập nước, là nguồn thực vật của hơn một nửa nhân loại. Các
vùng đất ngập nước còn lại là những vật liệu di truyền thực vật. Phía tây Châu phi,
đặc biệt là trên các vùng đồng trũng chủ yếu như Đồng bằng châu thổ nội sông Nigiê
ở Mali việc trồng lúa gạo đã được phát triển nhừo tận dụng các trận lụt hằng năm đã
đem lai thu nhập. Trong vùng Kelqin của Nội Mông, nghề chăn nuôi chiếm 49% nền
kinh tế địa phương và các vùng rìa đất ngập nước rộng lớn tạo ra vùng đất ẩm ướt
thay cho một môi trường bán khô cằn mà những người nông đân gặt hái cỏ khô tự
nhiên cho ngựa, gia súc, cừu và dê. Hơn nữa, các vùng đất ngập nước đem lại hàng
loạt các sản phẩm khác bao gồm các loại cói sậy để lợp nhà và làm chiếu, dược phẩm
và hoa quả là những sản phẩm quan trọng cho thu nhập cơ bản của dân địa phương.
+ Sản xuất gỗ: Dọc bờ biển Thái Bình dương của Nicaragoa, các vùng rừng
ngập mặn đã cung cấp gỗ cho xây dựng, gỗ củi, than củi và vỏ cây thương dùng để
chiết xuất tananh. Các khu rừng đất ngập nước Melaleuca của Việt nam và Thái lan
cung cấp hàng loạt sản phẩm bao gồm cả các dược phẩm sử dụng trong nước. Trong
khu bảo tồn rừng Matang ở Malayxia 40.000 ha đước hằng năm cho sản lượng gỗ tới
9 triệu USD.
+ Cung cấp các nguồn năng lượng: than bùn và chất thực vật. Than bùn
cũng trở thành nhu cầu to lớn trong các nước phát triển như là phân hữu cơ cho cây
trồng và được các công ty đa quốc gia đưa vào khai thác thương mại.

18
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

18



Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
+ Các nguồn tài nguyên động vật hoang dã: Các vùng đất ngập nước hỗ trợ
cuộc sống của rất nhiều quần thể chim, động vật có vú, bò sát, lưỡng cư, cá và các
loài động vật không xương sống.
+ Các cơ hội giải trí và du lịch: Hằng năm, có gần một triệu người đã tới
thăm Vườn Quốc gia Everglade ở Florida và hàng ngàn người đến tham quan các
vùng đất ngập nước Okavango và hồ Kariba ở Nam Phi. Ước tính khách tham quan
đên Vườn Quốc gia Morocoy ở Vênêzuêla mỗi năm tiêu hơn 7 triệu đôla Mỹ
(Delgado, 1986). Thu nhập tiền mặt hằng năm từ khách du lịch ở vùng Đầm lầy
Caroni ở Trinidad là 2 triệu đôla Mỹ. ở nơi đây, người ta có thể thu được tiền từ việc
bán vé tham quan hay từ hướng dẫn du lịch hoặc người chèo thuyền. Các đề tài
nghiên cứu khoa học, quay phim và thu thập tài liệu là các dạng sử dụng trực tiếp phi
tiêu dùng khác.
Ngoài ra, các vùng đất ngập nước còn có các đặc tính đặc biệt về di sản văn
hoá của loài người; các vùng đất ngập nước có liên quan đến tín ngưỡng và vũ trụ,
hình thành nên nguồn khát vọng thẩm mỹ, tạo ra các vùng sinh cảnh của đời sống
hoang dã, cũng như tạo cơ sở cho các truyền thống quan trọng địa phương. Các giá trị
cụ thể này được phân chia theo giá trị kinh tế. Giá trị kinh tế tổng (TEV) quy định
một khung như vậy và ngày càng có sự nhất trí rằng đó là cách tiếp cận phù hợp nhất
để sử dụng. Việc đánh giá kinh tế tổng được phân biệt giữa các giá trị sử dụng và các
giá trị phi sử dụng, giá trị sau liên quan tới các giá trị hiện tại hoặc tương lai (tiềm
năng) gắn kết với một nguồn tài nguyên môi trường đơn giản dù lệ thuộc vào sự tiếp
tục tồn tại của chúng và không liên quan tới việc sử dụng. Điển hình, các giá trị sử
dụng liên quan tới “sự tương tác” của con người với các nguồn tài nguyên trong khi
giá trị phi sử dụng thì không liên quan tới sự tương tác đó.
Các giá trị sử dụng được chia nhóm theo trực tiếp hoặc gián tiếp. Giá trị sử
dụng trực tiếp đề cập tới những ứng dụng mà đa số quen thuộc với chúng ta: thu
hoạch cá, thu nhặt gỗ củi và sử dụng đất ngập nước cho mục đích giải trí. Việc sử
dụng trực tiếp đất ngập nước có thể bao gồm cả các hoạt động thương mại và phi
thương mại mà một số hoạt động phi thương mại thường có tầm quan trọng đối với

các nhu cầu sinh tồn của dân cư địa phương ở các nước đang phát triển hoặc phục vụ
thể thao và giải trí ở các nước phát triển. Việc sử dụng thương mại có thể là quan
trọng cho cả thị trường trong nước và quốc tế.

19
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

19


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
Nhìn chung, giá trị của các sản phẩm (dịch vụ) thị trường hoá của đất ngập
nước dễ đo được hơn là giá trị của việc sử dụng phi thương mại và được sử dụng trực
tiếp vì sinh tồn. Như đã nêu ra ở trên, đây là một nguyên nhân tại sao các nhà hoạch
định chính sách thường quên xem xét việc sử dụng trực tiếp cho sinh tồn phi thương
mại và việc sủ dụng không chính thức các vùng đất ngập nước trong nhiều quyết định
phát triển.
Phân loại giá trị kinh tế tổng của đất ngập nước
Các giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng
trực tiếp

Giá trị sử dụng
gián tiếp

Các giá trị phi sử
dụng
Giá trị hiện hữu

Giá trị phương

án và giá trị
chuẩn phương
án

Duy trì chất
Việc sử dụng
Đa dạng sinh học
nông nghiệp
dinh dưỡng
tiềm năng tương Văn hoá, di sản
gỗ củi
Kiểm soát lũ lụt lai ( sử dụng
các giá trị để lại
Giải trí
Phòng chống
trục tiếp và gián
Giao thông
bão
tiếp)
Săn bắt thú hoang Tái phục hồi
Giá trị tương lai
than bùn/năng
nước ngầm
của thông tin
lượng
Hỗ trợ hệ sinh
thái bên ngoài
ổn định vi khí
hậu
ổn định đường

ven bờ. v. v...

Ngược lại, nhiều chức năng điều chỉnh sinh thái khác nhau của đất ngập nước
có thể có các giá trị sử dụng gián tiếp quan trọng. Các giá trị này bắt nguồn từ việc hỗ
trợ sử dụng gián tiếp một chức năng môi trường liên quan tới sự thay đổi trong giá trị
sản xuất hoặc tiêu dùng của hoạt động hoặc của tài sản đang được bảo hộ hoặc hỗ trợ.
Tuy nhiên, vì những đóng góp này không mang tính thị trường, nên cuối cùng không
được tính tới về mặt tài chính và chỉ liên quan một cách gián tiếp tới các hoạt động

20
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

20


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
kinh tế, các giá trị sử dụng gián tiếp này thường khó định lượng và thường bị bỏ qua
trong các quyết định quản lý đất ngập nước.
Ví dụ, các chức năng căn bản và các chức năng ổn định dải ven bờ của đất
ngập nước có thể có giá trị sử dụng gián tiếp thông qua việc giảm thiệt hại đối với tài
sản, tuy nhiên thường thì các hệ đất ngập nước, ven sông hoặc ven biển đang bị phá
huỷ và san lấp nhằm mục đích xây dựng các cơ ngơi trông ra biển. Các hệ đất ngập
mặn được biết đến là nơi gây giống và nuôi dưỡng tôm, cá chủ yếu cho nuôi trồng hải
sản và nuôi cá ven bờ, tuy nhiên, các vùng cư trú quan trọng này thường bị chuyển
đổi khá nhanh ở nhiều vùng để nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là các đầm nuôi tôm.
Các vùng ngập tự nhiên có thể nạp lại nước ngầm dùng để tưới tiêu đất nông nghiệp,
vùng đất khô cằn với đồng cỏ nuôi gia súc và các mục đích sử dụng cho gia đình,
thậm chí sử dụng công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều vùng ngập nước này đang bị đe doạ
bởi các đập và các chướng ngại ngăn nước để tưới và cung cấp nước cho vùng
thượng lưu.

Một chuẩn mực đặc biệt của việc giá trị lựa chọn nảy sinh do một cá nhân có
thể không biết rõ nhu cầu tương lai của cô ta hoặc anh ta về một nguồn tài nguyên và/
hoặc tính sẵn có của chúng trong đất ngập nước trong tương lai. Trong đa số trường
hợp, cách tiếp cận được ưa thích hơn cả để tích hợp các giá trị lựa chọn vào phép
phân tích là thông qua việc xác định sự khác biệt giữa đánh giá trị và giá trị Nếu một
cá nhân không biết rõ giá trị tương lai của một vùng đất ngập nước, nhưng tin tưởng
rằng nó có thể sẽ cao hơn hoặc việc khai thác hiện hành và việc chuyển đổi có thể là
không thể đảo ngược được, thì có thể có giá trị chuẩn phương án bắt nguồn từ việc trì
hoãn các hoạt động phát triển. Giá trị chuẩn phương án thường đơn giản là giá trị dự
kiến của thông tin có được từ việc trì hoãn khai hoặc bảo hộ các hoạt động kinh tế có
các giá trị có thể đo được một cách trực tiếp.
Ngược lại có những cá nhân không sử dụng đất ngập nước nhưng lại mong
muốn nhìn thấy nó được bảo tồn “vì quyền – lợi ích của chính vùng đất ngập nước”.
Một giá trị nội tại như vậy thường được gọi là “giá trị hiện hữu”. Đó là một hình thức
của giá trị phi sử dụng rất khó đo lường, vì các giá trị hiện hữu bao gồm các đánh giá
mang tính chủ quan bởi những cá nhân có muốn sử dụng không liên quan tới bản
thân nó hoặc tới những người khác, dù là đang xảy ra trong hiện tại hay trong tương
lai. Một tập hợp con rất quan trọng của giá trị phi sử dụng hoặc các giá trị bảo tồn là
giá trị di tặng, có được từ việc các cá nhân đặt ra một giá trị cao cho việc bảo tồn các
vùng đất ngập nước nhiệt đới để cho các thế hệ tương lai sử dụng.
21
21
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước

3. Giá trị kinh tế và tình hình của hệ sinh thái đất ngập nước
trên toàn cầu.
3.1 Giá trị kinh tế của một số hệ sinh thái đất ngập nước trên thế giới.

3.1.1 Khu ngập nước Patanal (Nam Mỹ)
Brazil Pantanal là vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới và đầm lầy lớn nhất. có
diện tích gần 180.000 km2, lớn hơn cả nước Anh. Nó là vùng thượng nguồn của sông
Paraguay, thuộc địa phận ba nước Brazil, Bolivia và Paraguay, trong
đó 80% trên lãnh thổ Brazil. Diện tích đất ngập nước nhiệt đới này
kéo dài 54.000 dặm vuông là một trong những nguồn cung cấp nước
ngọt lớn nhất ở Nam Mỹ và là nơi tập trung hệ động vật lớn nhất
châu Mỹ, trong đó có các loài quý hiếm, là nơi đến 11.000 loài
chim, cá, động vật có vú, bò sát và động vật không xương sống. Sự
ngoạn mục của thế giới tự nhiên, nơi các con sông tràn với cá và các loài chim làm
bầu trời rộng lớn, đa dạng sinh học thu hút các nhà sinh vật học, nhà nghiên cứu, và
du khách từ khắp nơi trên thế giới những người đến để chứng kiến và nghiên cứu này
không bị xáo trộn môi trường tự nhiên, người là ít và xa giữa các Pantanal cho nó
một cảm giác bị cô lập gần như tuyệt đối, mặc dù sự phong phú của động vật hoang
dã ở đây làm cho việc thiếu người. Hơn một nửa số 652 loài chim ở Pantanal đã được
phát hiện từ Rio Pousada Mutum. Tại lối vào, cao trong một cây là con chim đó là
biểu tượng của khu vực. Cò Jabiru có sải cánh dài lên đến 6ft (1,8 m). Pantanal có
nhiều loài chim lớn hơn bất kỳ khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, Pantanal đang bị biến thành một bãi chăn thả gia súc khổng lồ.
Những đàn gia súc lớn tự do băng qua đầm lầy khiến cây cối đổ gãy hàng loạt. Bên
cạnh đó, Pantanal cũng đang bị đe dọa bởi nạn phá rừng ồ ạt diễn ra ở vùng đệm.
3.1.2 Vùng đất ngập nước thảo nguyên tại Bắc Mỹ
Các thảo nguyên trải rộng của miền Tây lục địa Bắc Mỹ chứa đựng hàng triệu
vũng sâu nhỏ mang tính quyết định đối với việc sinh sống và cư trú của các loài chim
nước di trú. Mặc dù khu vực này chỉ chiếm có 10% của tổng diện tích khu vực sinh
sản trên lục địa cho chim nước, trước đây đã từng chiếm tới 55% sản lượng vịt. Chim
nước được đánh giá cao không chỉ bởi các nhà tham quan không tiêu thụ (ví dụ
22
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM


22


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
những người quan sát chim) mà cả bởi những tay thợ săn, và có thể cũng tạo ra các
giá trị sinh thái gia tăng. Lấy ví dụ, Chính
phủ
Canada ước tính từ đầu những năm 1980
giá
trị thuần tổng cộng của loài chim nước
mang lại cho người dân Canada vào
khoảng 118 triệu Đôla Canada (100 triệu
US$) mỗi năm (theo Tạp chí môi trường
Canada, 1982). Vùng đầm ngập nước trên cao nguyên hỗ trợ những hoạt động giải trí
này và những giá trị khác cuả chim nước bằng việc cung cấp môi trường sống cho
việc sinh sản và các hoạt động khác trong vòng đời của chúng.
Đồng thời, hầu hết các vũng sâu đều nằm trên những trang trại canh tác của tư
nhân. Đối mặt với sức ép hút nước và cải tạo những vùng đất này để sản xuất nông
nghiệp, vấn đề nảy sinh là phải xác định các tài nguyên vùng đầm này để sử dụng
chúng một cách hiệu quả nhất. Hammack và Brown (1994) đã thử đánh giá giá trị của
các vũng sâu trên cao nguyên theo các cách sử dụng khác nhau, hay các yếu tố xây
dựng nên một phân tích thành phần về một vấn đề của vùng ngập nước, và sau đó
ước tính số lượng tối ưu các vũng sâu cần bảo tồn. Cách tiếp cận của họ được biết tới
như một mô hình sinh thái kinh tế bởi vì nó tổng hợp các mối quan hệ kinh tế và sinh
vật/sinh thái trong một mô hình tối ưu duy nhất.

3.2 Tình hình HST đất ngập nước trên toàn cầu
Đất ngập nước hiện nay được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau trên thế
giới. Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị
biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng. Diện tích đất ngập

nước trên thế giới đang suy giảm .Theo ước tính, từ năm 1980 đến nay: 1,9 triệu ha
các rừng ngập mặn của châu Á - một số loại hình đất ngập nước đã bị phá hủy. Ở
một số nước đang phát triển – nơi tình trạng khủng hoảng nước đang là tồi tệ nhất về
việc mất dần những vùng đất ngập nước đã buộc người dân phải đi bộ một khoảng xa
hơn để lấy nước nấu ăn và sinh hoạt hàng ngày.
“Với sự biến mất của một nửa diện tích các vùng đất ngập nước trên thế
giới, chúng ta cần có một cách nghĩ mới về vấn đề này, chúng ta cần phải coi đất
ngập nước như là nguồn cung cấp và trữ nước chứ không phải là những vùng đất
mà ta có thể khai thác đến kiệt quệ”, Jamie Pittock, Giám đốc Chương trình nước
ngọt của Quỹ Quốc tế Vì Thiên nhiên (World Wildlife Fun- WWF) nói. Các chuyên
23
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

23


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
gia môi trường cảnh báo trong Ngày các vùng đất ngập nước trên thế giới 2/2 về
Pantanal, khu đa dạng sinh học ngập nước độc nhất vô nhị trên thế giới ở miền Trung
Tây Brazil, đang bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động nông nghiệp mật độ cao và
tình trạng phá rừng lan tràn. Là hệ thống rừng ngập mặn lớn nhất thế giới, Pantanal
trải dài hàng triệu hécta từ Brazil sang Đông Bolivia và Đông Paraguay. Đây là khu
vực cư trú của hàng trăm loài chim di cư, thủy sản, động vật có vú và thực vật đặc
hữu của rừng ngập mặn. Tổng cộng, có khoảng 4.500 loài sinh sống ở đây. Tổ chức
Quỹ thiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) đang lên tiếng cảnh báo về mối đe dọa
ngày càng gia tăng với vùng này do các hoạt động nông nghiệp, phá rừng, đô thị hóa
và sự xây dựng tràn lan các đập thủy điện.
WWF đưa ra kết luận trên dựa trên các bằng chứng trong một nghiên cứu kéo
dài ba năm của 30 chuyên gia đến từ Brazil, Paraguay, Bolivia và Argentina dọc theo
các khu vực mà con sông Paraguay chảy qua, kéo dài khoảng 2.600km từ thượng

nguồn ở Mato Grosso tới phần phân lưu với sông Parana ở Argentina.
Nhà sinh học Glauco Kimura, thuộc chương trình Đời sống thủy sinh vật của
WWF, cho biết: “Pantanal đang bị đe dọa”. Đó là một thực trạng đáng buồn. Nghiên
cứu của chúng tôi cho thấy 14% lưu vực sông Paraguay cần phải được bảo vệ khẩn
cấp. Đi dọc theo sông Cuiaba, một dòng sông quan trọng của Pantanal, Kimura và
nhóm của ông đã tiến hành nghiến cứu đến tận công viên quốc gia Chapada dos
Guimaraes, trên một bình nguyên giáp ranh Pantanal. Hàng nghìn héta đất nông
nghiệp đang được mở rộng mỗi ngày để trồng đậu nành, ngô, gạo, cây bông và mía
đã ngày càng thu hẹp diện tích vùng rừng ngập mặn. Việc phá rừng để lấy chỗ chăn
nuôi gia súc càng làm tình hình thêm trầm trọng. Khoảng 15% diện tích tự nhiên của
Pantanal đã bị tàn phá để lấy chỗ canh tác đậu nành và nuôi gia súc, theo WWF, gây
ra tình trạng thoái hóa đất trầm trọng.
Nghiên cứu của WWF, được tiến hành cùng tổ chức Bảo tồn thiên nhiên có trụ
sở tại Mỹ, nhấn mạnh những hành động hợp tác của các nước trong vùng để cứu vãn
tình hình. “Không thể tiếp tục mở rộng canh tác như hiện nay, nếu không rừng sẽ bị
hủy hoại toàn bộ và nguồn nước sẽ ngày càng ô nhiễm”, ông Kimura nói. Hiện mới
11% vùng lưu vực sông Paraguay được đưa vào các khu bảo tồn.

3.3 Chính sách và phương pháp bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước.
24
Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

24


Nhóm 13 – Giá trị kinh tế của hệ sinh thái đất ngập nước
ĐNN là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái và con
người. Tuy nhiên, hiện nay ĐNN đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó quản
lý và bảo vệ ĐNN là một trong những vấn đề quan trọng, cần được tiến hành kịp thời.
Việc quản lý bảo vệ ĐNN được thực hiện thông qua các chính sách, luật và các

quy định từ khâu sử dụng đất đến phân vùng và xúc tiến việc thực thi pháp luật. Ngày
2/2/1971, thế giới đã thông qua “Công ước Ramsar về các vùng đất ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế, nơi cư trú của các loài chim nước”. Công ước có mục tiêu
tăng cường bảo vệ và sử dụng khôn khéo đất ngập nước và nguồn lợi của chúng. Có
138 thành viên tham gia ký công ước, với tổng số 1314 khu ĐNN, tổng số khoảng
111tr ha đã được công nhận trong danh sách các khu ĐNN có tầm quan trọng Quốc tế
theo Công ước Ramsar. Từ đó, ngày 02/02 hàng năm được lấy làm Ngày Đất ngập
nước Thế giới. Cùng với Năm quốc tế về Đa dạng sinh học do Liên Hợp Quốc tuyên
bố, năm 2010 theo Công ước Ramsar còn có chủ đề là “Đất ngập nước - Đa dạng
sinh học và Biến đổi khí hậu”.

4. Giá trị kinh tế và tình hình hệ sinh thái đất ngập nước ở Việt
Nam
4.1 Giá trị kinh tế của một số hệ sinh thái đất ngập nước
4.1.1 Khu Ramsar Xuân Thủy (Nam Định).
Vườn quốc gia Xuân Thủy là một khu rừng ngập mặn thuộc khu dự trữ sinh quyển
châu thổ sông Hồng. Đây là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam được quốc tế công
nhận theo công ước Ramsar[1], là rừng ngập mặn
thứ 50 của
thế giới. Vườn quốc gia Xuân Thủy được
nâng cấp từ Khu bảo tồn đất ngập nước
Xuân Thủy theo quyết định số
01/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam ngày 2 tháng 1 năm 2003.

Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía đông nam huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định,
ngay tại cửa Ba Lạt của sông Hồng. Khu vực vùng lõi của vườn là diện tích đất ngập
mặn trên ba cồn cát cửa sông là cồn Ngạn, cồn Lư và cồn Xanh thuộc xã Giao Thiện.
25

Trường Đại Học Kinh Tế TPHCM

25


×