Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

TIỂU LUẬN GIẤY PHÉP PHÁT THẢI có THỂ CHUYỂN NHƯỢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.81 KB, 19 trang )

Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

TIỂU LUẬN
GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THỂ CHUYỂN NHƯỢNG

Danh sách nhóm 3:
1.
2.
3.
4.

Ngô Chí Nhân
Phạm Thị Phương Lan
Vũ Văn Tâm
Vũ Thiên Ân

GV hướng dẫn: thầy Phạm khánh Nam

1


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Mục lục

I – TÓM TẮT
Cũng giống như Thuế, tiêu chuẩn, Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng(TDP) cũng là một công cụ để
góp phần làm hạn chế lượng phát thải ra môi trường.Giống như tiêu chuẩn, TDP đảm bảo được mức ô
nhiễm mục tiêu. Giống thuế, TDP khi được giao dịch trên thị trường cạnh tranh là chính sách hiệu quả-chi
phí. Nguyên tắc chung của TDP là mỗi TDP tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà quyền này
có thể chuyển nhượng được. Các công cụ được sử dụng là MAC, MD, nguyên tắc cân bằng biên.


Các vấn đề chính của thiết lập thị trường TDP đó chính là: thứ nhất đó Việc phân Bổ quyền ban đầu ra
sao.Hầu như mỗi một công thức phân bổ đều có những vấn đề của nó,và những nhà hoạch định chính sách
cần phải thỏa hiệp nếu muốn phương pháp này chấp nhận rộng rãi.
Thứ hai Thiết lập các quy định mua bán như thế nào? Việc mua bán giấy phép phát thải đòi hỏi các cơ quan
quản lý công cần phải “để yên không nhúng tay vào” sau khi đã phân bổ quyền phát thải ban đầu. Tuy nhiên
còn có một vấn đề nữa là một nhóm cỗ vũ bảo vệ môi trường tham gia vào thị trường mua bán với mục đích
làm giảm lượng tổng phát thải, tuy nhiên điều này chưa xảy ra ở bất cứ thị trường TDP nào.
Nếu chất thải không đồng nhất thì TDP được quy định như thế nào là phù hợp! Vấn đề đặt ra là xử lý điểm
nóng ô nhiễm. Người ta sẽ sử dụng hệ thống TDP-vào vào chất lượng môi trường xung quanh này hoặc hệ
thống khoanh vùng để xử lý vấn đề này Tuy nhiên sẽ làm giảm cạnh tranh trong việc mua bán giấy phép
nếu khoanh vùng, đôi lúc còn tạo ra tình trạng thị trường cạnh tranh độc quyền.
Một khía cạnh tốt của chương trình TDP là ở chỗ chúng ta có thể sẽ tạo động cơ khuyến khích các đối
tượng theo dõi giám sát lẫn nhau, ít nhất là một cách không chính thức. Đồng thời cũng làm giảm chi phí xã
hội vì nhà nước không phải bỏ một khoản tiền để giám sát hoạt động của từng công ty.
2


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

TDP cũng là một động cơ cho các công ty, nhà máy khuyến khích thực hiện nghiên cứu và phát triển là tìm
cách kiểm soát ô nhiễm ít tốn kém hơn, để công ty có thể giảm lượng phát thải và bán đi lượng giấy phép
dư không dùng đến.
Việc thị trường TDP này hoạt động như thế nào rõ ràng có ý nghĩa quyết định đến việc chính sách này có
phát huy tác dụng được hay không. Có thể kết luận rằng giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng có lễ là
một trong những công cụ mà nhà thực hiện ưu thích nhất và đã đến thời điểm chính muồi.
Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng
được chấp nhận ở nhiều nước. Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển
nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách
ngày càng quan tâm. Chính sách này cũng đã nổi lên như một công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những
năm 1970. Việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phép pháp thải phù hợp với khả năng của

môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế.
Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng lần đầu tiên được giới thiệu tại Nghị định thư Kyoto nổi tiếng,
trong năm 1988, và sau đó phát triển và thực hiện cho các nước thành viên EU trong các chương trình cắt
giảm ô nhiễm khác nhau. Quá trình thực thi giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được xúc tiến nhanh
chóng ở EU trong đó nổi bật là chương trình cắt giảm khí thải CO2. Cho đến nay việc áp dụng mua bán
giấy phép phát thải thực hiện tự nguyện hiện có 25/27 quốc gia thành viên EU tham gia.
Bên cạnh sự sôi động của thị trường phát thải EU, Trung Quốc cũng sớm gia nhập. Bước đầu tiến hành thử
nghiệm mua bán giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tại các nhà máy, doanh nghiệp trong quận
huyện. Sau đó chính thức mở rộng ra toàn quốc nhất là các thành phố lớn. Bên cạnh đó các thí nghiệm kinh
doanh phát thải đã được thực hành tại Trung Quốc trong thời gian gần 20 năm phát triển khá mạnh song các
vấn đề thương mại phát thải vẫn còn tồn tại nhiều khía cạnh và cơ chế giấy phép cũng như thể chế phát thải
vẫn chưa được định hình. Thị trường giấy phép phát thải ở Trung Quốc cần có sự quản lí hơn nữa của nhà
nước để triển khai một thị trường hoàn hảo.
Nhật Bản và Hoa Kì cũng bắt tay vào xây dựng thị trường thương mại phát thải với mục tiêu giảm ô nhiễm
của chính phủ và thu lợi nhuận về của doanh nghiệp. Nhật Bản quyết tâm thực hiện mục tiêu dài hạn là cắt
giảm khí thải cacbon của đô thị xuống 25% từ năm 2000 đến năm 2020. Trong khi đó với phiên bản giới
hạn của hệ thống giấy phép thương mại - Chương trình Thương mại phát thải, chính sách giấy phép
thương mại kiểm soát ô nhiễm tại Hoa Kỳ đã phát triển một cách đáng kể.
Sự phát triển của thương mại phát thải lan ra khắp toàn cầu hứa hẹn một tương lai tươi sáng hơn cho môi
trường thế giới. Song hành với lợi nhuận và lợi ích từ việc mua bán giấy phép phát thải có chuyển nhượng,
các nhà máy, công ty, doanh nghiệp sẽ nổ lực hơn nữa trong việc cắt giảm khí thải toàn cầu, ngăn chặn việc
lan rộng lỗ hổng tầng ozon - một vấn đề nóng về môi trường hiện nay.
Bàn về Việt Nam, hiện tại cho thấy chúng ta chưa có bất kì một hoạt động chính thức nào liên quan đến
giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng. Ở vị trí một doanh nghiệp bán giấy phép rõ ràng là không thể.
Chúng ta lạc hậu hơn so với thế giới cả thế kỉ, trình độ khoa học kĩ thuật yếu kém hơn nhiều, công nghệ xử
lí chất thải không thể so sánh bởi lẽ chúng ta cũng chỉ nhập về từ nước ngoài, không cải tiến do đó không
3


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng


thể cạnh tranh kể cả khi có đầu tư quốc tế. Mặt khác khả năng quản lí yếu kem, còn nhiều bất cập. Việc
chúng ta xây dựng một nền kinh tế thị trường còn chưa được WTO, tố chức quốc tế, khu vực và nhiều nước
trên thế giới công nhận cho thấy chúng ta chưa sẵn sàng cho một thi trường mới – thị trường TDP. Hiện nay
việc mua bán giấy phép phát thải vẫn diễn ra ở nước ta. Theo kí kết trong hiệp định thư Tokyo, các nước tư
bản đang đẩy mạnh xây dựng mô hình thị trường CER – chứng nhận giảm phát thải. Thị trường CER cũng
giống như đầu tư quốc tế từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Với CER các nước phát triển
sẽ đầu tư công nghệ xây dựng các công trình xử lí chất thải với chi phí thấp hơn so với chính quốc; hoặc
triển khai các dự án tạo ra môi trường xanh. Bằng cách này các nước phát triển thu về khoàn lợi nhuận từ
chênh lệch chi phí đầu tư củng như thu về lượng giấy phép tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp. Các
nước đang phát triển có lợi ích nhập về khoa học công nghệ tiên tiến góp phần xử lí ô nhiễm môi trường, lợi
nhuận có được khi bán chứng nhận phát thải; và đặc biệt là cải thiện môi trường quốc gia. Chính vì không
đặt mình trong vị trí người bán nên Việt Nam mở rộng thị trường CER. Với mục đích cuối cùng là bảo vệ
môi trường, việc xây dựng thị trường TDP hay REC không quan trọng, nó tùy thuộc vào điều kiện mỗi quốc
gia, nhưng trên hết chúng ta nên biết vị trí cũng như khả năng của mình để xây dựng một thị trường giảm
phát thải tối ưu hướng tới một thế giới XANH – SẠCH – ĐẸP.
Trên cơ sở những bài giảng của thầy cũng như tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chủ đề - Giấy phép phát
thải có thể chuyển nhượng và ứng dụng, nhóm chúng em trình bày bài tiểu luận theo 2 phần chính: lý thuyết
về giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP) và ứng dụng thị trường TDP trên thế giới. Với kiến
thức hạn hẹp và khả năng dịch thuật có hạn, bài tiểu luận của chúng em hẳn còn có nhiều sai phạm và thiếu
sót. Tuy nhiên nhóm đã nỗ lực để hoàn thành bài thuyết trình cũng như tiểu luận. Rất mong sự đóng góp ý
kiến của thầy để chúng em có thể trau dồi thêm kiến thức. Chúng em xin chân thành cảm ơn những bài
giảng hết sức nhiệt tình của thầy.
Tài liệu tham khảo:
+ Tài liệu môn học Kinh tế môi trường – trường Đại học Kinh tế tp HCM
+ Enviromential Economics, an introduction – Berry C.Field & Martha K.Field
+ Vietbao.vn
+ www.europa.eu
+ www.environment-agency.gov.uk
+ />+ />

II - GIẤY PHÉP PHÁT THẢI CÓ THẺ CHUYỂN NHƯỢNG
4


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Thuế phát thải đòi hỏi các nhà chức trách phải định ra một mức thuế, theo dõi hoạt động của từng đối tượng
xả thải, và rồi thu thuế. Chủ yếu đó là mối quan hệ tương tác giữa đối tượng xả thải và nhà chức trách, và ta
có thể dự kiến được mối quan hệ này cũng mang tính chất đối nghịch như trong bất cứ một hệ thống thuế
khóa nào khác. Trong chương này chúng ta sẽ xét một cách tiếp cận chính sách mang yếu tố khuyến khích
kinh tế được thiết kế ra để hoạt động theo kiểu phi tập trung hóa. Thay vì trao tất cả mọi việc cho một cơ
quan quản lý công cộng hoạt động theo hướng tập trung, công cụ này hoạt động theo hướng phân quyền cho
các cơ sở thông qua tác động thị trường qua lại của chính những đối tượng xả thải đó. Công cụ này được gọi
là hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP).
2.1 Nguyên tắc chung
Một giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng tạo ra quyền phát thải lượng chất thải nhất định mà
quyền này có thể chuyển nhượng được.
Trong một hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng (TDP), một kiểu quyền sở hữu mới được
phát sinh. Kiểu quyền sở hữu này gồm có một giấy phép được xả thải. Mỗi giấy phép cho phép người nắm
giữ được quyền thải một đơn vị chất thải (tính b ng kilôgram, tấn, hay bất cứ một đơn vị đo lường nào ghi
trong tờ giấy phép). Như vậy ai nắm giữ quyền này thông thường sẽ có trong tay một số những giấy phép
như vậy tại mỗi thời điểm. Nếu một đối tượng xả thải có 100 giấy phép chẳng hạn, thì đối tượng này sẽ có
quyền được thải, trong một khoảng thời gian xác định, một lượng tối đa là 100 đơn vị loại chất thải đã được
chỉ định. Như thế, tổng số giấy phép trong tay của tất cả các đối tượng quyết định hạn mức tối đa tổng
lượng chất thải được phép xả ra. Những giấy phép phát thải này có thể chuyển nhượng được; bất cứ ai được
phép tham gia vào thị trường giấy phép này đều có thể mua và bán giấy phép với bất cứ giá nào do chính
các bên tham gia thỏa thuận.
Một chương trình TDP thường bắt đầu bằng một quyết định mang tính tập trung về tổng số giấy phép phát
thải được lưu hành. Sau đó những giấy phép này được phân phối cho các đối tượng xả thải. Cần phải dùng
một công thức nào đó để định xem mỗi đối tượng xả thải sẽ nhận được bao nhiêu giấy phép (chúng ta sẽ

quay trở lại vấn đề này sau). Các nhà kinh tế học tán thành phương án sử dụng hiệu quả xã hội (là điểm
thiệt hại biên bằng chi phí giảm ô nhiễm biên) làm tiêu chí quyết định số lượng giấy phép phát thải. Do đó
giấy phép phát thải hiệu quả xã hội phải thể hiện được tổng lượng phát thải này. Giả sử tổng số giấy phép
nhỏ hơn tổng lượng chất thải hiện hành, một số hoặc tất cả đối tượng xả thải sẽ nhận được ít giấy phép hơn
lượng phát thải hiện tại của họ.
Ví dụ: Chương trình TDP để giảm khí lưu huỳnh từ nhà máy nhiệt điện
Giả sử có một chương trình TDP quốc gia được thiết lập để giảm lượng khí lưu huỳnh do một nhóm nhà
máy nhiệt điện thải ra. Tổng số lượng chất thải hiện hành là 120.000 tấn lưu huỳnh một năm, và những nhà
hoạch định chính sách quyết định rằng con số này cần phải được giảm xuống còn 80.000 tấn/năm. Chúng ta
hãy xét tình huống của một trong những nhà máy điện này, và giả sử nhà máy hiện đang thải ra 40.000 tấn
lưu huỳnh. Giả sử mỗi giấy phép cho phép người nắm giữ phát thải tối đa 1.000 tấn lưu huỳnh một năm.
Khi bắt đầu chương trình nhà máy được được giao 30 giấy phép phát thải. Người quản lý nhà máy có ba
khả năng để chọn:
5


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Giảm lượng chất thải xuống tới mức số lượng giấy phép phát thải cho phép ban đầu, là 30.000
tấn/năm.
2.
Mua thêm giấy phép và xả thải ở mức cao hơn mức được cấp ban đầu; ví dụ mua thêm 10 giấy phép,
như thế lượng chất thải của nhà máy bây giờ sẽ là 40.000 tấn. Trong trường hợp này nhà máy sẽ không
giảm thải từ mức ban đầu.
3.
Giảm lượng chất thải xuống thấp hơn mức 30.000 tấn được cho ban đầu, và đem bán số giấy phép
mà nhà máy không cần đến. Ví dụ nếu giảm lượng phát thải xuống còn 20.000 tấn, và bán đi 10 giấy phép
không cần đến.
1.


Có lẽ khó có thể thấy ngay được rằng việc mua và bán giấy phép giữa những đối tượng gây ô nhiễm (và có
lẽ cả những người khác nữa) sẽ dẫn đến việc phân phối tổng lượng phát thải theo nguyên tắc cân bằng biên.
Hình 13-1 sẽ giúp chúng ta thấy được điểm này. Giả sử có hai đối tượng cùng thải ra chất thải được hòa lẫn
đồng nhất với nhau (chúng ta sẽ xét đến trường hợp xả chất thải không đồng nhất sau). Biểu đồ (a) thể hiện
hàm MAC cho nhà máy A; biểu đồ (b) là hàm MAC của nhà máy B. Đơn vị để đo lượng phát thải E là ngàn
tấn. Các hàm số MAC như sau:
MACA = 120 - 3EA MACB = 400 - 5EB
Cho MAC = 0 ta tìm được lượng phát thải ban đầu của mỗi nhà máy khi chưa có kiểm soát ô nhiễm, E 0, ta
có:
E0A = 40.000 tấn E0B = 80.000 tấn
Tổng phát thải sulphur hàng năm E = 120.000 tấn
Bây giờ các nhà chức trách quyết định mức phát thải mục tiêu là 80.000 tấn/năm. Họ ban hành 80 giấy phép
phát thải có thể chuyển nhượng, mỗi giấy phép cho phép phát thải 1.000 tấn/năm. Đây là hệ thống TDPphát thải. Các giấy phép sau đó được phân bổ cho 2 nhà máy theo những tiêu chí phân bổ đã được thỏa
thuận trước. Chẳng hạn cách phân bổ ở đây là phân bổ theo tỷ lệ phát thải hiện hành. 1 Như vậy ban đầu nhà
máy A nhận 30 giấy phép và B nhận 50 giấy phép.

Diện tích (a+b) trong hình 13-1 thể hiện thay đổi tổng chi phí giảm ô nhiễm biên nếu giảm phát thải từ
6


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

30.000 tấn xuống còn 15.000 tấn. Diện tích a = V2[(30 -15)X(75$ - 30)] = 337,5$. Diện tích b = [(30 - 15) X
30$] = 450$. Diện tích (a + b) = 787,5$.
Nếu nhà máy A bán 15 giấy phép dư cho nhà máy B với giá 75$/giấy phép, số tiền nhận được sẽ là diện tích
(a + b + c) = 1.125$ dưới dạng doanh thu bán giấy phép.
Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy A là [(a + b + c) - (a + b)] = c = 337,5$.
2. Tính lợi ích ròng của B (chi phí tiết kiệm được) nếu mua 15 giấy phép của A và tăng lượng phát thải từ
50.000 tấn lên 60.000 tấn. Nhà máy B được gọi là người mua giấy phép tiềm năng.
Nhà máy B trả cho A 75$/giấy phép, như vậy tổng số tiền là 1.125$ (diện tích e trong hình 13-1).

TÁC của B sẽ giảm vì B tăng phát thải. Lượng TÁC giảm bằng diện tích (d + e) = 1.687,5$.
Do đó chi phí tiết kiệm được của nhà máy B là [(d + e) - e] = d = 562,5$.
Trên đây chúng ta đã chứng minh cả hai công ty đều được lợi khi tham gia mua bán - lợi ích họ có được từ
mua và bán 15 giấy phép chính là chi phí tiết kiệm được so với mức phân bổ giấy phép ban đầu. Tổng chi
phí tiết kiệm được là (c + d) = 900$.3
Lợi ích từ mua bán giấy phép sẽ tiếp tục tới khi các chi phí giảm ô nhiễm biên của các nhà máy cân bằng
nhau. Lưu ý rằng trong ví dụ trên cả 2 nhà máy đều có MÁC bằng nhau (75$) tại đơn vị phát thải cuối cùng
của 15 giấy phép được giao dịch. Tổng lượng phát thải vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn 80.000 tấn một năm.
Chúng ta có thể tìm ra được mức này sử dụng các nguyên tắc giải bài toán tiêu chuẩn cá nhân hiệu quả xã
hội như trong chương 11. Nhớ lại rằng cân bằng hiệu quả-chi phí (thỏa mãn nguyên tắc cân bằng biên) là
khi
MÁCA = MÁCB và
EA + EB = mức phát thải mục tiêu
Sử dụng phương trình trên và mức phát thải mục tiêu 80.000 tấn/năm, chúng ta có EA = 15 và EB = 65 với
MÁCA = MÁCB = 75$/ngàn tấn.
Chú ý rằng hệ thống TDP hoạt động giống như hệ thống kết hợp giữa tiêu chuẩn và thuế để đạt được mục
tiêu. Bởi vì tổng số giấy phép là cố định, ta thấy đã có một tiêu chuẩn ô nhiễm không thể vượt quá. Nhưng
bởi vì có thể mua bán được giấy phép, thị trường sẽ đạt được mức giá đồng nhất khi chi phí giảm ô nhiễm
biên của các nhà máy bằng nhau. Điều này giống thuế, ngoại trừ việc nhà chức trách không phải tìm hiểu
đường MAC của các nhà máy là như thế nào để cân bằng chúng nhằm tìm ra mức thuế hữu hiệu. Một điểm
quan trọng nữa là nhà chức trách không cần phải biết thông tin về đường MAC của từng nguồn phát thải thị trường sẽ làm tất cả công việc này. Giao dịch - giá giấy phép nhân với số giấy phép giao dịch trên thị
trường - sẽ cho thấy MAC của từng nguồn. Công cụ TDP ít yêu cầu thông tin hơn các công cụ chính sách
khác. Dĩ nhiên, để xác định được mức phát thải hiệu quả xã hội mục tiêu, hệ thống TDP cũng cần phải biết
thông tin về MAC gộp và MD như các hệ thống chính sách khác mà chúng ta đã nghiên cứu.
7


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Quá trình thương lượng thực sự diễn ra như thế nào phụ thuộc vào số lượng người mua bán, MAC của họ

v.v. Nhưng điểm thiết yếu ở đây là chừng nào chi phí giảm ô nhiễm biên còn khác biệt nhau giữa các đối
tượng thì chừng đó họ vẫn có lợi khi mua bán giấy phép với nhau với một giá nào đó ở khoảng giữa những
mức chi phí giảm ô nhiễm biên này. Như vậy, trong việc mua bán giấy phép và điều chỉnh lượng chất thải
cho phù hợp với số giấy phép có trong tay, các đối tượng này sẽ đi tới một kết quả phù hợp với nguyên tắc
cân bằng biên.
Khi có nhiều công ty tham gia, hệ thống TDP vẫn hoạt động tương tự như trên nhưng các giao dịch trở nên
phức tạp hơn. Sẽ phải phân phối giấy phép ban đầu cho rất nhiều công ty, nhiều người mua và người bán
tiềm năng. Để nguyên tắc cân bằng biên vẫn thỏa mãn trong trường hợp này, rõ ràng tất cả các giấy phép
được mua và bán phải có chung một mức giá. Điều này yêu cầu một thị trường toàn thể cho giấy phép, nơi
mà người mua và bán có thể giao dịch một cách cởi mở và thông tin về giá giao dịch luôn luôn có sẵn cho
bất cứ đối tượng tham gia nào. Chúng ta có thể thấy rằng, những tác động cạnh tranh thông thường cũng sẽ
đem lại một mức giá giấy phép duy nhất. Nói chung giấy phép sẽ di chuyển từ những nguồn có chi phí giảm
ô nhiễm biên thấp sang những nguồn có chi phí giảm ô nhiễm biên cao. Thể chế thị trường phải phát triển
-và thực sự đã phát triển như chúng ta sẽ thấy trong chương 17. Ở thị trường sulphur điôxít Hoa Kỳ, thực sự
đã có các nhà môi giới giấy phép, các ngân hàng và giao dịch giấy phép trên thị trường tại Chicago. Thị
trường giấy phép, nếu cạnh tranh, sẽ giống như mọi thị trường khác, nơi mà giá giấy phép được quyết định
bởi cung giấy phép và cầu giấy phép. Nhu cầu thường đến từ các công ty mới, các công ty cũ nhưng muốn
mở rộng hoạt động nên cần giấy phép cho lượng phát thải gia tăng. Nhà cung cấp giấy phép thường là các
công ty rời bỏ ngành, phá sản và đặc biệt là những công ty đầu tư vào công nghệ giảm ô nhiễm tốt hơn nên
có giấy phép thừa để bán.
Trong những năm gần đây, ý tưởng về hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở nên rất
được ưa chuộng Không giống như phương pháp thuế phát thải, là cách giải quyết buộc người ta phải trả tiền
cho những gì trước đây được hưởng không, các chương trình TDP bắt đầu bằng việc lập ra và phân phối
một loại quyền sở hữu mới. Các quyền sở hữu này có giá trị thị trường miễn là tổng số giấy phép được lập
ra được hạn chế. Theo quan điểm chính trị, có lẽ dễ thuyết phục người ta đồng ý một chính sách kiểm soát ô
nhiễm có khởi đầu bằng cách phân phối quyền sở hữu mới có giá trị hơn là thông báo cho họ biết họ sẽ phải
chịu một loại thuế mới. Dĩ nhiên, giống bất cứ một chính sách kiểm soát ô nhiễm nào, các chương trình
TDP cũng có những vấn đề riêng cần phải được giải quyết nếu muốn đạt được kết quả hữu hiệu.
Những lý thuyết sử dụng áp lực thị trường để đạt được mức giảm ô nhiễm hiệu quả phải được điều chỉnh để
phù hợp với thực tế phức tạp.

Các điểm chính của chính sách TDP:
* Giống tiêu chuẩn, giấy phép đảm bảo đạt được mức ô nhiễm mục tiêu.
* Giống thuế, giấy phép có thể chuyển nhượng khi được giao dịch trên thị trường cạnh tranh là chính sách
hiệu quả-chi phí.
* Nhà chức trách không cần biết MÁC của từng nguồn gây ô nhiễm để tìm ra "giá" hợp lý nhằm đạt hiệu
quả-chi phí. Thị trường sẽ làm điều này một cách tự động, bởi vì nguồn gây ô nhiễm sẽ cân bằng giá giấy
phép với MAC của họ. Nếu thị trường hoàn hảo, giá giấy phép sẽ b ng MAC của từng nguồn.
* Khi đã đặt ra mức ô nhiễm mục tiêu, thị trường sẽ cho biết đường MÁC của nguồn gây ô nhiễm.
* Giao dịch xảy ra nếu MAC của các nguồn gây ô nhiễm là khác nhau để một số nguồn trở thành người
mua, một số thành người bán.
8


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

* Giao dịch giấy phép cho phép mỗi người tham gia tiết kiệm được chi phí so với mức phân bổ giấy phép

ban đầu.
2.2 Các vấn đề về thiết lập thị trường TDP Việc Phân Bổ Quyền Ban Đầu
Thành công của phương pháp TDP trong việc kiểm soát ô nhiễm tùy thuộc chủ yếu vào việc hạn chế số
lượng quyền phát thải được phép lưu hành. Bởi vì các đối tượng gây ô nhiễm chắc chắn sẽ muốn có được
càng nhiều quyền càng tốt trong lần phát hành đầu tiên, bước đầu tiên nhất của chương trình là bước có khả
năng gây nhiều tranh cãi nhất: phải áp dụng công thức nào đây để phân bổ quyền được xả thải. Hầu như bất
cứ quy định nào cũng sẽ chứa đựng sự bất bình đẳng. Ví dụ có thể phân chia quyền đồng đều cho tất cả nhà
máy xả thải một loại chất thải nào đó. Nhưng điều này lại gặp phải một vấn đề là các nhà máy lại có quy mô
rất khác nhau. Một số nhà máy bột giấy lớn hơn những cơ sở khác cùng loại chẳng hạn, và quy mô trung
bình của những nhà máy bột giấy, xét về mặt sản lượng, có thể khác với quy mô trung bình của những nhà
máy đóng chai nước giải khát sôđa. Vì thế có lẽ không công b ng khi cấp cho mỗi đối tượng gây ô nhiễm
cùng một số giấy phép như nhau.
Giấy phép có thể được phân bổ tùy theo mức độ xả thải hiện tại của các đối tượng. Chẳng hạn có thể cấp

cho mỗi đối tượng một số giấy phép tương đương với 50% mức xả thải hiện tại. Điều này nghe có vẻ công
bằng, nhưng trên thực tế, nó lại có những trở ngại về mặt khuyến khích kinh tế tiềm ẩn bên trong. Quy định
như thế không công nhận một thực tế là có một số nhà máy đã tốn công sức làm giảm lượng chất thải của
họ. Có thể dễ dàng lập luận rằng các nhà máy đó, những nhà máy mà vì lương tâm hay vì một lý do nào
khác đã đầu tư vào việc giảm thải, không nên phải chịu thiệt khi nhận số giấy phép ít ỏi tương ứng với mức
độ phát thải thấp của mình. Hướng phân bổ này thành ra có khuynh hướng chỉ ban thưởng cho những nhà
máy lề mề giậm chân tại chỗ trong qua khứ mà thôi. Có thể còn tệ hơn như vậy nữa. Nếu các đối tượng gây
ô nhiễm tin rằng giấy phép sẽ được phân bổ theo cách này, họ có thể sẽ tăng mức phát chất thải hiện tại, bởi
như vậy họ được nhiều giấy phép hơn trong đợt phân bổ ban đầu.
Mỗi một công thức phân bổ đều có những vấn đề của nó, và những nhà hoạch định chính sách cần phải thỏa
hiệp nếu muốn phương pháp này được chấp nhận rộng rãi. Cũng liên quan chặt chẽ đến vấn đề này là có
nên cấp cho không các quyền xả thải hay không, hay là nên bán thẳng hoặc đấu giá. Về nguyên tắc, điều
này không là vấn đề miễn là các giấy phép được phân phối rộng rãi. Những giao dịch buôn bán trên thị
trường tiếp theo sau đó sẽ tái phân phối lại chúng tùy theo chi phí giảm ô nhiễm biên tương đối của các đối
tượng gây ô nhiễm, bất kể việc phân phối ban đầu như thế nào. Tuy nhiên, việc bán thẳng hoặc đấu giá thì
lại chuyển một số giá trị của các quyền ban đầu vào tay cơ quan đấu giá. Điều này rất tốt để các cơ quan
quản lý công gây quỹ và dùng những quỹ này để giảm các loại phí hay thuế, nhưng cũng phải nhận thấy
rằng sẽ có phản đối chính trị đối với một kế hoạch như vậy. Có thể áp dụng một hệ thống hỗn hợp b ng cách
cấp phát miễn phí một số lượng giấy phép nhất định và cho đấu giá thêm một số giấy phép nữa. Hoặc có thể
tính một khoản phí nhỏ trên những giấy phép được phân bổ ban đầu.
2.3 Thiết Lập Các Quy Định Mua Bán
Bất cứ một thị trường nào muốn hoạt động hiệu quả cũng cần có quy định rõ ràng quy định ai có thể mua
bán và những thủ tục mua bán cần được tuân theo. Hơn nữa, các quy định không nên quá cồng kềnh nặng
nề đến mức đối tượng tham gia thị trường không thể phán đoán chính xác tác động của quy định lên việc
mua bán của họ ở một mức giá cụ thể nào đó. Điều này cũng hàm ý là các cơ quan quản lý công cộng cần
9


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng


phải "để yên không nhúng tay vào" sau khi đã phân phối quyền phát thải ban đầu. Các cơ quan môi trường
thường có khuynh hướng tự nhiên đi ngược lại điều này, muốn theo dõi thị trường sát sao và có lẽ còn muốn
ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nó nữa. Chẳng hạn cơ quan giám sát có thể muốn có quyền quyết
định sau cùng đối với mọi việc mua bán nh m ngăn chặn bất cứ vụ mua bán nào mà cơ quan này cho là
không tốt ở khía cạnh nào đó. Điều này sẽ dẫn đến vấn đề khó khăn là sự không chắc chắn của người mua
và người bán tăng lên, làm tăng mức chi phí giao dịch chung trên thị trường, và cản trở sự lưu thông hữu
hiệu của các giấy phép. Một nguyên tắc chung mà các cơ quan quản lý công cộng phải theo là nên đặt ra
những quy định đơn giản và rõ ràng rồi để cho việc mua bán tự diễn tiến.
Một quy định căn bản cần phải có là nên để ai được tham gia vào thị trường. Thị trường này có nên chỉ giới
hạn cho những đối tượng gây ô nhiễm hay không, hay là ai cũng có thể mua bán được? Chẳng hạn những
nhóm cổ vũ việc bảo vệ môi trường có được phép mua giấy phép rồi để đó không cho lưu hành để giảm
tổng số lượng phát thải không? Phản ứng đầu tiên có thể có là cho r ng những nhóm như vậy cần phải được
quyền mua giấy phép, bởi vì đó là b ng chứng cho thấy giá sẵn lòng trả của xã hội để có tổng mức phát thải
thấp hơn là lớn hơn giá của giấy phép, là giá được xác định bằng cách cân bằng các chi phí giảm ô nhiễm
biên. Kết luận này có lẽ đúng nếu chúng ta đang đề cập đến một nhóm bảo vệ môi trường ở một địa phương
hay một vùng mà các thành viên của nhóm hầu như đều n m trong khu vực mua bán giấy phép phát thải
đang bàn, và họ gây quỹ chủ đích là để mua các giấy phép phát thải trong vùng đó. Kết luận này có lẽ
không còn đúng nữa nếu những nhóm vận động lớn có tầm cỡ quốc gia lại mua giấy phép trên thị trường
chỉ của một vùng nào đó phục vụ mục đích chiến lược hay chính trị, mà điều này không phản ánh giá sẵn
lòng trả của người dân sống trong vùng. Tuy nhiên bằng chứng cho thấy điều này chưa xảy ra với bất cứ thị
trường TDP đang hoạt động nào.
2.4 Chất Thải Không Đồng Nhất
Giả sử chúng ta đang cố gắng thiết kế một chương trình TDP để kiểm soát tổng lượng khí SO 2 thải ra trong
một vùng có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau như các nhà máy nhiệt điện, các nhà máy công nghiệp
v.v. nằm rải rác khá rộng khắp vùng. Hình 13-3 thể hiện một lược đồ mô tả tình hình này. Tất cả các điểm
xả thải không cùng nằm ở một vị trí xét về vị trí tương đối của chúng đối với hướng gió chính trong vùng
hay xét về khoảng cách của chúng tới vùng đông dân cư nhất. Một số điểm ở đầu gió, một số khác lại ở cuối
nguồn của khu vực đông dân cư. Chúng ta giả sử r ng chi phí giảm ô nhiễm biên của các điểm xả thải này
không giống nhau, và chúng cũng không giống nhau xét về mặt tác động của các chất thải ra đến mức độ
SO2 trong môi trường xung quanh trong khu vực có cư dân. Theo ngôn từ kỹ thuật, chúng có các hệ số

chuyển tải khác nhau, tức mối liên quan giữa việc xả thải với những thiệt hại gây ra cho vùng đô thị lân cận.
Sau khi đã phân phối các giấy phép phát thải, bây giờ chúng ta hãy để thị trường mua bán giấy phép hoạt
động. Chừng nào mà số lượng giấy phép lưu hành vẫn được giữ không đổi thì chừng ấy chúng ta còn kiểm
soát được tổng lượng phát thải SO2 một cách có hiệu quả. Nhưng nếu chúng ta cho phép mua bán giấy phép
thẳng, nghĩa là một đổi một, giữa tất cả các nguồn không kèm theo một điều kiện gì, thiệt hại về môi trường
từ tổng số chất thải đó có thể thay đổi. Ví dụ, nếu một nhà máy ở cuối nguồn gió bán một số giấy phép cho
một hãng ở đầu nguồn gió thì tổng số giấy phép vẫn như trước nhưng bây giờ số chất thải đầu nguồn gió so
với khu dân cư sẽ nhiều hơn và do đó, thiệt hại sẽ nhiều hơn. Điều này thường được gọi là vấn đề điểm
nóng ô nhiễm.
Vấn đề này cũng giống như vấn đề mà người ta gặp phải khi áp dụng tiêu chuẩn hoặc thuế đồng nhất đối
với chất ô nhiễm không đồng nhất. Nếu chương trình chỉ đơn giản cho phép tất cả các đối tượng mua bán
10


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

trên cơ sở một đổi một như nhau, rất dễ để xảy ra tình trạng là một nhà máy hoặc một nhóm các nhà máy
nào đó có hệ số chuyển tải cao - nghĩa là lượng chất thải do họ xả ra có tác động nặng nề hơn đến chất
lượng môi trường xung quanh - lại thu gom được nhiều giấy phép hơn. Một cách để tránh tình trạng này có
lẽ là điều chỉnh việc mua bán trên cơ sở tính đến cả các tác động của các nguồn gây ô nhiễm riêng rẽ. Giả
sử số chất thải do nguồn B xả ra có tác hại gấp đôi số chất thải do nguồn A thải ra đơn giản bởi vì vị trí của
hai nguồn. Khi đó những người điều phối chương trình có thể đặt ra một quy định là nếu B mua giấy phép
của A, B phải mua hai giấy phép chỉ để sử dụng một mà thôi. Đây gọi là hệ thống TDP-dựa vào chất
lượng môi trường xung quanh. Khi nguồn phát thải là không đồng nhất, hệ thống dựa vào chất lượng môi
trường xung quanh là cần thiết để đạt được cân bằng hiệu quả-chi phí. Tuy nhiên kiểu thị trường này hoạt
động rất phức tạp. Với nhiều nguồn với nhiều hệ số chuyển tải khác nhau, nhà chức trách phải quyết định
cho từng nguồn: bao nhiêu giấy phép mua từ nguồn khác thì được tính là một giấy phép mới.
Nếu có 5 nguồn, nhà chức trách chỉ cần đưa ra 10 hệ số giao dịch; nếu có 20 nguồn khác nhau, phải có 190
hệ số.4
Một cách khác để tránh phải giải quyết vấn đề này có thể là sử dụng một hệ thống khoanh vùng tương tự

như việc tính thuế chất thải theo vùng mà chúng ta đã đề cập trước đây. Nhà chức trách sẽ chỉ định ra một
loạt các vùng như vậy, mỗi vùng bao gồm những nguồn gây ô nhiễm tương đối giống nhau về vị trí và tác
động của chất thải đối với chất lượng môi trường xung quanh. Hình 13-3 cho chúng ta thấy 4 vùng như vậy.
Nhà chức trách khi đó có thể làm một trong những việc sau:
cho phép mua bán giấy phép giữa các công ty trong cùng một vùng, hoặc điều chỉnh tất cả giao dịch giữa
các vùng theo hệ thống dựa vào chất lượng môi trường xung quanh. Chẳng hạn, nếu các nguồn ở vùng B có
hệ số chuyển tải gấp đôi các nguồn trong vùng C,
thì bất cứ nguồn nào của vùng B mua giấy phép từ bất cứ hãng nào ở vùng C cũng sẽ phải mua hai giấy
phép để được quyền sử dụng một, và bất cứ nguồn nào ở vùng C cũng sẽ chỉ phải mua nửa giấy phép từ một
nguồn ở vùng B
là đã có được quyền của cả một giấ
y phép. Cũng như những điểm tế nhị về điều kiện cạnh tranh trong các ngành công nghiệp mà thôi.
2.5 Các chương trình TDP và việc cưỡng chế thực thi
Như đã đề cập ở trên, chương trình TDP buộc các nguồn gây ô nhiễm phải giữ mức phát thải không được
vượt qua định mức tổng số giấy phép phát thải họ có. Như vậy, cơ quan chủ quản chương trình chủ yếu sẽ
phải theo dõi hai mặt sau: số giấy phép mỗi nguồn gây ô nhiễm đang có, và lượng chất thải từ mỗi nguồn
này xả ra. Vì đã biết việc phân bổ giấy phép ban đầu, cơ quan này phải có cách nào đó để theo dõi quá trình
mua bán giấy phép giữa các thành viên trên thị trường. Thực tế, việc mua bán có thể trở nên rất phức tạp khi
có nhiều người mua kẻ bán và nhiều kiểu giao dịch mua bán khác nhau, chẳng hạn như kiểu cho thuê tạm
thời hoặc cho thuê theo hợp đồng dài hạn ngoài kiểu chuyển nhượng vĩnh viễn. Bởi vì người mua (hay thuê)
giấy phép đương nhiên cảm thấy cần phải cho cơ quan chức năng biết mình đã mua giấy phép và bởi vì mọi
vụ mua bán đã bao hàm cả người bán rồi, nên một hệ thống tự báo cáo, cộng với những phương tiện chuyển
giao thông tin hiện đại, có lẽ đã đủ để cung cấp những thông tin đáng tin cậy về việc đối tượng nào đang giữ
bao nhiêu giấy phép.
Cơ quan quản lý chương trình phải có khả năng theo dõi giám sát xem lượng chất thải từ mỗi nguồn gây ô
nhiễm có vượt quá số giấy phép đang có hay không. Nếu các giấy phép thể hiện tổng số lượng chất thải xả
ra trong một khoảng thời gian nào đó, phải có biện pháp đo lường được lượng chất thải tích lũy từ mỗi
11



Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

nguồn. Yêu cầu này cũng giống như đối với các chính sách khác. Nếu có cơ sở chắc chắn r ng lượng phát
thải là khá đồng đều trong suốt năm, nhà chức trách có thể kiểm định lượng chất thải tích lũy b ng cách
kiểm tra đột xuất mức độ phát thải. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nguồn gây ô nhiễm công nghiệp, lượng
chất thải xả ra hàng ngày, hàng tuần, hay theo từng mùa đều có sự khác biệt đáng kể. Vì thế, cần phải có
những biện pháp theo dõi giám sát phức tạp hơn.
Một khía cạnh tốt của các chương trình TDP là ở chỗ chúng có thể sẽ tạo được động cơ khuyến khích các
đối tượng theo dõi giám sát lẫn nhau, ít nhất là một cách không chính thức. Khi một số nguồn xả ra nhiều
chất thải hơn mức giấy phép cho phép, thì những nguồn phát thải này thực tế là đang lừa đảo vì không mua
đủ số giấy phép cho mức phát thải của họ. Điều này như thế sẽ làm mức cầu giấy phép xuống thấp hơn mức
lẽ ra phải có. Và điều đó có tác động làm giảm giá thị trường của các giấy phép phát thải. Việc này rõ ràng
đi ngược lại lợi ích của bất cứ công ty nào đang nắm giữ nhiều giấy phép, và những công ty như vậy sẽ có
động cơ giám sát các công ty khác không phát thải gian dối.
2.6 TDP và khuyến khích Nghiên cứu & Phát triển
Trong các chương trước chúng ta đã thấy tiêu chuẩn phát thải không tạo ra động lực khuyến khích cải tiến
và tìm ra công nghệ giảm ô nhiễm giá rẻ, trong khi thuế phát thải lại làm được điều này. Về phương diện
này, các chương trình TDP cũng tương tự như thuế phát thải, ít ra là trên lý thuyết. Hãy xét một cong ty ở
hình 13-3. Giả sử hiện tại đường biểu diễn hàm chi phí giảm ô nhiễm biên của công ty là MAC 1. Mối tờ
giấy phép phát thải được bán với giá là p, và chúng ta giả sử rằng dự kiến giá này sẽ không thay đổi. Công
ty đã điều chỉnh số giấy phép sao cho hiện giờ đang có E1 giấy phép trong tay. Lượng phát thải do đó cũng
là E1 và tổng chi phí giảm ô nhiễm là (a + b).
Nhưng các chương trình TDP cũng có những vấn đề riêng. Việc thị trường TDP hoạt động như thế nào rõ
ràng có ý nghĩa quyết định đến việc chính sách này có phát huy tác dụng được hay không. Có cả một loạt
những yếu tố quan trọng chi phối: ai sẽ được cấp phát giấy phép lúc ban đầu, mức độ mong muốn giảm
thiểu chi phí của họ, mức độ cạnh tranh trên thị trường, các quy định giao dịch mua bán giấy phép do cơ
quan quản lý đặt ra, khả năng theo dõi giám sát và cưỡng chế thi hành v.v. Tuy nhiên hệ thống giấy phép
phát thải có thể chuyển nhượng có lẽ là một ý tưởng đã đến thời điểm chín muồi.
Cả hai hệ thống giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng và thuế phát thải đều nhằm chuyển gánh nặng
trách nhiệm về việc đưa ra các quyết định kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm từ các nhà quản lý tập trung sang

chính các đối tượng gây ô nhiễm. Chúng ta cần nhấn mạnh rằng: Các chính sách khuyến khích kinh tế như
TDP và thuế không nhằm giao các mục tiêu kiểm soát ô nhiễm cho các đối tượng gây ô nhiễm. Không phải
thị trường là nhân tố quyết định mức kiểm soát ô nhiễm hiệu quả nhất cho xã hội. Đúng hơn là, chúng là các
phương cách khuyến khích cố gắng của chính các đối tượng gây ô nhiễm nhằm tìm ra những cách hiệu quả
hơn để đáp ứng mục tiêu giảm thải chung.

III. Ứng dụng của thị trường giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng trên thế giới

12


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng đã trở thành một phương pháp tiếp cận môi trường ngày càng
được chấp nhận ở nhiều nước. Trong những năm gần đây, việc sử dụng giấy phép phát thải có thể chuyển
nhượng như là công cụ chính sách môi trường dựa trên thị trường đã được các nhà hoạch định chính sách
ngày càng quan tâm. Chính sách này cũng đã nổi lên như một công cụ kiểm soát ô nhiễm hiệu quả từ những
năm 1970. Việc hình thành hạn ngạch phát thải hoặc tổng giấy phép pháp thải phù hợp với khả năng của
môi trường là cách thức hiệu quả để kiểm soát ô nhiễm và đảm bảo được mục tiêu kinh tế.
Khi có giao dịch tất yếu sẽ hình thành nên thị trường. Vào tháng 4 năm 2002, tiếp theo “Thị trường giao
dịch quyền thải khí nhà kính” tại Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn, Anh, vào tháng 1 năm 2005, các thị
trường như Sở giao dịch dầu mỏ quốc tế London, Anh, Sở giao dịch năng lượng Đức, Sở giao dịch điện lực
Nord Pool Na-uy…v.v. đã được mở ra. Tại Pháp, Sở giao dịch chứng khoán Pari Euronext và Sở giao dịch
điện lực Pháp Powernext đã bắt đầu cùng giao dịch quyền thải khí. Tại đây cũng có sự tham gia của Sở giao
dịch năng lượng Euro Đức, Sở giao dịch khí hậu châu Âu. Do Hàn Quốc có nhiều khả năng sẽ phải gánh
vác nhiệm vụ giảm thiểu khí nhà kính từ năm 2013 nên đã tự động tham gia vào thị trường mua bán quyền
thải khí quốc tế từ thời gian này.
Công cụ này cũng áp dụng phổ biến với nước thải và khí thải tại các nước phát triển như Mỹ, Thụy điển, Ba
Lan v.v... Ở Mỹ, các chương trình SO2 đã cắt giảm được một lượng đáng kể khí thải SO2 với chi phí thấp
hơn dự kiến và đem lại lợi ích về sức khỏe cho con người.


Để tìm hiểu kĩ hơn việc áp dụng giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng ta xem xét một số nước và khu vực
tiêu biểu như sau:
3.1 Liên minh châu Âu

Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng lần đầu tiên được giới thiệu tại Nghị định thư Kyoto nổi tiếng,
trong năm 1988, và sau đó phát triển và thực hiện cho các nước thành viên EU trong các chương trình cắt
giảm ô nhiễm khác nhau. Thay vì áp đặt thuế carbon, EU phát động kế hoạch buôn bán carbon đầu tiên trên
thế giới. Mục đích của kế hoạch này là giảm bớt phát thải khí nhà kính công nghiệp, từ đấy hạn chế quá
trình ấm hóa toàn cầu, đồng thời vẫn bảo đảm được tính cạnh tranh của các công ty châu Âu. Mặc dù hệ
thống này ban đầu chỉ được thiết kế cho các cơ sở công nghiệp châu Âu, tập đoàn DuPont của Mỹ vẫn tỏ ý
tin tưởng rằng hệ thống buôn bán của EU có thể trở thành trung tâm trong thị trường buôn bán carbon toàn
cầu. Các nước bên ngoài EU như Na Uy vừa khẳng định rất muốn tham gia và phân bố phát thải cho những
công ty trong nước, sao cho sau này có thể buôn bán trong thị trường EU.
Kế hoạch thương mại khí thải tại Liên minh châu Âu (hoặc EU ETS) là tổ chức có nhiều quốc gia lớn nhất
và tham gia mua bán phát thải khí nhà kính tại các nước trên thế giới. Giấy phép phát thải có thể mua bán là
một trong những công cụ chính sách của EU để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
đã đề ra trong Nghị định thư Kyoto. Việc áp dụng mua bán giấy phép phát thải thực hiện tự nguyện tại
Vương quốc Anh và Đan Mạch, trong giai đoạn vào đầu năm 2005 có 15 quốc gia thành viên của Liên minh
châu Âu tham gia, cho đến nay có 25/27 quốc gia thành viên EU tham gia. Các chương trình cắt giảm CO2
13


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

có áp dụng với các nhà máy điện và nhà máy cabon chuyên sâu và bao gồm gần một nửa (46%) thành viên
của EU phải cắt giảm. Giai đoạn đầu của chương trình cắt giảm phát thải CO2 cho phép các tổ chức tham
gia giao dịch với nhau và trong khoản tín dụng xác nhận thông qua Nghị định thư Kyoto của Cơ chế phát
triển sạch.
EU ETS sẽ làm tăng lượng phát thải ước tính đạt được trong hai năm hoạt động đầu tiên là 50-100 MtCO2/

năm. Theo một công bố từ Ủy ban châu Âu, đầu năm 2008 Na Uy, Iceland, và Lichtenstein, gia nhập hệ
thống thương mại khí thải Liên minh châu Âu (EU ETS). Bộ Môi trường Na Uy cũng đã phát hành bản dự
thảo Kế hoạch quốc gia phân bổ chương trình mua bán phát thải cacbon với tổng lượng giao dịch là 15 triệu
tấn CO2, trong đó 8 triệu tấn CO2 được thiết lập để bán đấu giá. Theo Báo kinh tế của OECD, một cuộc
khảo sát của Na Uy năm 2010, các quốc gia đã công bố mục tiêu từ năm 2008 đến năm 2012 là 10% các
quốc gia EU cam kết theo Nghị định thư Kyoto và cắt giảm được 30% so với năm 1990 vào năm 2020.
Một trong những nguồn phát thải hiệu ứng nhà kính đáng được quan tâm là khí thải từ các hãng hàng
không, chiếm khoảng 3% tổng khối lượng khí CO2 toàn cầu . Do đó EU quyết định trong năm 2008 rằng
các chuyến bay đến và đi từ sân bay của khối nên được thêm vào chương trình phát thải sau khi lượng khí
thải hãng hàng không ở châu Âu tăng gấp đôi trong hai thập kỷ. Theo pháp luật, 82% trợ cấp phát thải cho
hãng hàng không, ngành công nghiệp sẽ được phân bổ miễn phí, và 15% sẽ được bán đấu giá. 3% còn lại sẽ
được đưa vào dự trữ đặc biệt để phân phối sau này để các hãng hàng không đang phát triển nhanh và mới
tham gia vào hệ thống.
Giấy phép thập kỷ này sẽ được trao dựa trên hiệu quả của các hãng trong năm 2010, một năm khi giá nhiên
liệu tăng và tiếng băng đảo núi lửa tro, thời tiết lạnh và đình công lao động bị gián đoạn du lịch. Tuy nhiên
mới đây chỉ thị hàng không của EU có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2012, yêu cầu tất cả các hãng hàng
không giữ giấy phép bao gồm cả lượng khí thải CO2 của họ cho các chuyến bay hoạt động trong không
phận EU. Ví dụ, Singapore Airlines sẽ được yêu cầu giữ giấy phép phát thải CO2 cho các chuyến bay từ
Singapore đến Frankfurt, trong đó sẽ bao gồm tất cả các khí thải CO2 so với Singapore, các nước thứ ba,
biển và không phận EU. Tuy nhiên chỉ thị trên vấp phải sự chống đối của Mĩ, Trung Quốc và nhiều nước
khác, gây nên một cuộc tranh cãi thương mại.
Bên cạnh đó, một vấn đề đáng lo ngại là một số nhà phân tích sợ rằng Chính phủ các nước vì quá thận trọng
nên sẽ phá vỡ thị trường này trước khi nó hoạt động-họ sẽ quá rộng rãi với các giấy phép. Nếu mỗi công ty
đều được cấp phép một cách "hào phóng", sẽ không ai còn động lực cắt giảm lượng khí nhà kính mà họ thải
vào khí quyển nữa.
Theo Michael Grubb thuộc ĐH Cambridge (Anh), một chuyên gia kinh tế học biến đổi khí hậu, đây chính là
điều đã xảy ra, và giấy phép sẽ hầu như không có giá trị gì cả. Ông nói: "Chắc chắn sẽ có rất ít người mua,
còn giá cả sẽ sụt xuống dưới giá sàn. Và với mức giá thấp, sự khích lệ đối với công tác làm sạch môi trường
sẽ không còn nữa. Vấn đề là chúng ta không có những điều luật nghiêm khắc để kiểm soát việc phân bố,
đồng nghĩa với việc các Chính phủ đều lùi lại để không đặt các công ty của mình vào tình thế bất lợi phải

bỏ thêm tiền mua giấy phép".
3.2 Tại Trung Quốc

14


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Đối với Trung Quốc, thương mại phát thải là cách tiếp cận kinh tế môi trường quốc tế với một quá trình
phát triển của gần 20 năm. Sự phát triển của thương mại phát thải ở Trung Quốc có thể được tạm chia thành
ba giai đoạn.
3.2.1 Giai đoạn lên Bắt đầu & nỗ lực (năm 1988 --- 2000)
Việc tiến hành thương mại phát thải ở Trung Quốc có thể được coi là sớm nhất vào cuối năm 1980. Năm
1987, sự trợ cấp giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng được thực hiện giữa các doanh nghiệp ở huyện
Minhang Thượng Hải. Ngày 20 Tháng Ba năm 1988, Cục Bảo vệ môi trường Nhà nước (SEPA) ban hành
và thực thi các biện pháp tạm thời về quản lý chất gây ô nhiễm nước. Vào năm 1991, dưới sự chỉ đạo của
SEPA, 16 thành phố được lựa chọn làm thí nghiệm thực hành cho hệ thống phát thải khí ôn nhiễm được
theo dõi bởi 6 thành phố Bao Đầu, Kaiyuan, Liễu Châu, Thái Nguyên, Pingdingshan và Quý Dương có thí
điểm việc mua bán quyền phát thải chất gây ô nhiễm không khí từ năm 1994 và đạt được một số kinh
nghiệm ban đầu.
Từ năm 1996 Trung Quốc thực hiện thực hiện hệ thống cấp giấy phép phát thải ở các thành phố Trung Quốc
với kế hoạch 5 năm (1995-2000).
Trong giai đoạn này, để tổng hợp, dẫn chứng các chính sách và các trường hợp giao dịch khí thải thực sự đi
vào thực tế chủ yếu nhờ vào những nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan quốc gia bảo vệ môi trường;
những nỗ lực đã được tập trung vào thí nghiệm ban đầu và nỗ lực trong thương mại phát thải các chất ô
nhiễm không khí cũng như tổng kết các kinh nghiệm đã đạt được, đặt nền móng cho sự phát triển của
thương mại phát thải sau giai đoạn thí điểm.
3.2.2 Giai đoạn thí nghiệm & Nghiên cứu (2001 --- 2006)
Trong kế hoạch “5 năm lần thứ 10 giai đoạn (2001-2005)”, Trung Quốc hoàn toàn chuyển tập trung về
những nỗ lực bảo vệ môi trường tổng kiểm soát khí thải. Để sắp xếp các những nỗ lực bảo vệ môi trường

với nhu cầu phát triển kinh tế, SEPA đề xuất thực thi hệ thống giấy phép phát thải và các dự án thương mại
phát thải thí điểm tương ứng để tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện việc kiểm soát tổng chi phí của các chất
gây ô nhiễm lớn.
Trong bối cảnh như vậy, một vài dự án thí điểm đã được đưa ra khoảng năm 2001, chẳng hạn như Kế hoạch
quan hệ đối tác môi trường Trung Quốc-Mỹ với dự án nghiên cứu sự khả thi "trong ứng dụng của thị
trường dựa trên cơ chế giảm phát thải SO2 ở Trung Quốc "và" Nghiên cứu trong điều kiện thực hiện Chính
sách về kiểm soát tổng khí thải và Thương mại phát thải S02 ở Trung Quốc "
Năm 2006, thành phố Gia Hưng bắt đầu thực hiện toàn thành phố tổng kiểm soát phát thải và thương mại
phát thải. Ở tỉnh Giang Tô, Ủy ban Bảo vệ môi trường tỉnh đưa ra Thông báo ban hành Chương trình làm
việc nghiên cứu thử nghiệm "trong phân bổ tiền và kinh doanh Quyền phát thải của chất gây ô nhiễm nước
ở tỉnh Giang Tô " năm 2004. Tuy nhiên, những nỗ lực trong nghiên cứu thử nghiệm trong thương mại phát
thải đối với các chất gây ô nhiễm nước là tương đối yếu hơn so với những chất gây ô nhiễm không khí như
SO2.
15


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Nói chung, thương mại phát thải trong giai đoạn này chủ yếu hoạt động với những nỗ lực “mai mối” từ các
cơ quan chính phủ tiêu biếu là các sự kiện lớn qua bảng sau:
Thời gian

Các sự kiện và hoạt động

1987

Trung Quốc bắt đầu phát hành thử nghiệm giấy phép phát thải chất
gây ô nhiễm nước.
Chuyển giao quyền phát thải ô nhiễm được thực hiện nhà máy sắt
thép số 10 Thượng Hải và Tangwan nhà máy điện ở quận Minhang,

Thượng Hải.
SEPA ban hành các "biện pháp tạm thời về việc quản lý giấy phép
phát thải các chất gây ô nhiễm nước.”

Tháng 6 18 thành phố, trong đó có Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thẩm
năm 1988 Dương, Từ Châu, Thường Châu được SEPA lựa chọn để thí điểm
việc áp dụng giấy phép phát thải chất gây ô nhiễm nước.
1990

SEPA bắt đầu để lựa chọn các thành phố đối với các dự án thí điểm hệ
thống giấy phép phát thải của chất gây ô nhiễm không khí trong đó
có 6 thành phố Bao Đầu, Liễu Châu, Thái Nguyên, Pingdingshan và
Quý Dương được lựa chọn.

04/1991

SEPA bắt đầu thi hành thí điểm của hệ thống giấy phép phát thải khí
gây ô nhiễm tại 16 thành phố được lựa chọn
SEPA thông báo kết thúc thi hành thí điểm cấp giấy phép phát thải và
bắt đầu thực thi các giấy phép trong tất cả các thành phố.

1994
1995

Hội đồng Nhà nước ban hành "Quy chế về phòng chống và kiểm soát
ô nhiễm trên sông Hoài Hà, trong đó Điều XIX quy định các tổ chức
nắm giữ giấy phép phát thải trên lưu vực sông Hoài Hà phải đảm bảo
rằng mức phát thải của họ không được vượt quá tổng trợ cấp phát thải
được quy định trong giấy phép.


04/1999

Ông Xie Zhenhua, Giám đốc Quản trị Nhà nước bảo vệ môi trường và
Bà Carol Brown, Quản trị viên của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ,
đã ký kết Hiệp định về hợp tác nghiên cứu sự khả thi của "Ứng dụng
cơ chế thị trường giảm phát thải SO2 ở Trung Quốc trong chuyến
16


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

09/1999

thăm Hoa Kì của Thủ tướng Chu Dung Cơ
SEPA và Quỹ Môi trường Quốc phòng Hoa Kỳ đã ký một bản hiệp
ước thỏa thuận về một nghiên cứu "làm thế nào để sử dụng cơ chế thị
trường để giúp chính quyền địa phương và doanh nghiệp đạt được
mục tiêu kiểm soát tổng số khí thải được thiết lập bởi Hội đồng Nhà
nước ".

11/1999

"Diễn đàn quốc tế về tính khả thi của thương mại phát thải SO2 ở
Trung Quốc "được tổ chức tại Bắc Kinh Trung tâm Hội nghị quốc tế
cùng của SEPA và Mỹ EPA.

2002

Một "Tuyên bố chung về Cải thiện chất lượng không khí trong Pearl
River Delta" được thực hiện bởi Chính phủ Hồng Kông và Chính phủ

của tỉnh Quảng Đông. Theo Tuyên bố, lượng khí thải SO2 được giảm
30% trong cả hai khu vực vào năm 2010 và thương mại phát thải phải
trở thành một trong các phương pháp tiếp cận chính để cắt giảm chất
gây ô nhiễm không khí ở cả hai nơi.

Bảng 1 - Các sự kiện và các hoạt động chủ yếu của kinh doanh phát thải ở Trung Quốc

3.2.3 Giai đoạn phát triển thêm của các dự án thí điểm (2007 đến nay)
Thương mại phát thải trong giai đoạn này được công nhận rõ ràng hơn bởi Chính phủ quốc gia, sự khám
phá tự nguyện và tích cực được thực hiện bởi các địa phương. Các mô hình kinh doanh đa dạng hơn, phạm
vi của các đối tượng kinh doanh được mở rộng, mức độ không gian của chính sách đã được phát huy trên cơ
sở liên tục (bốn cấp độ cụ thể là cấp quốc gia, cấp lưu vực, cấp vùng và cấp địa phương), pháp luật địa
phương và chính sách đã được ban hành ở một tần số lớn hơn, nỗ lực hợp tác trong nghiên cứu khoa học
được sự chú ý trước khi công ty chuyên kinh doanh phát thải xuất hiện.
Nổi bật trong giai đoạn này là phiên họp của các chiến lược Trung Quốc-Mỹ. Cuộc đối thoại kinh tế (SED)
được tổ chức vào cuối năm 2007 đã xác định các dự án hợp tác của thương mại phát thải SO2 trong lĩnh vực
điện lực, tỉnh Chiết Giang đã thông qua mô hình thăm dò "top-down" và các biện pháp quản lý thương mại
khí thải các chất ô nhiễm chính được ban hành liên tiếp ở Hàng Châu, Gia Hưng, Chư Kỵ và Đồng Hương,
tỉnh Jiangsu, Tuy nhiên, một mô hình "bottom-up" đã được thông qua và thương mại khí thải đã dần dần
thực hiện ở lưu vực Thái Hồ và một số thành phố và quận theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ Môi trường tỉnh.
Bị thu hút bởi các cơ hội kinh doanh ẩn đằng sau các chính sách thương mại phát thải, các công ty tham gia
vào hoạt động thương mại của giao dịch khí thải xuất hiện và hoạt động. Các nỗ lực hợp tác đã được thực
hiện bởi các chính quyền địa phương để cùng xây dựng nền tảng thương mại. Phạm vi của các đối tượng
kinh doanh cũng rộng hơn và không còn giới hạn chất gây ô nhiễm thuộc diện chính sách kiểm soát khí thải
17


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

của chính phủ quốc gia. Nó thậm chí đã được mở rộng đến tất cả các đối tượng có thể giao dịch liên quan

đến quyền và lợi ích môi trường.
Ví dụ: Năm 2008 giao dịch quyền tài sản Thiên Tân, Công ty Quản lý tài sản Công ty và Chicago Climate
Exchange (CCX) đã tham gia chuẩn bị cho việc thành lập Trao đổi khí hậu Thiên Tân (Tianjin Climate
Exchange), cho phép tham gia kinh doanh không chỉ SO2, COD và các chất gây ô nhiễm mà còn phát triển
giấy phép phát thải khí nhà kính,
công nghệ và các sản phẩm thương mại khác dựa trên định lượng, hạn ngạch và tiêu chuẩn hóa.
Mặc dù khả năng hoạt động của các nền tảng như vậy chưa được xác minh trong thực tế, thí nghiệm và
khám phá thương mại phát thải ở giai đoạn này cũng đã có một bước tiến lớn về phía trước so với giai đoạn
trước. Các thí nghiệm kinh doanh phát thải đã được thực hành tại Trung Quốc trong thời gian gần 20 năm
phát triển khá mạnh song các vấn đề thương mại phát thải vẫn còn tồn tại nhiều khía cạnh và cơ chế giấy
phép cũng như thể chế phát thải vẫn chưa được định hình. Để thiết lập hệ thống cấp giấy phép phát thải đòi
hỏi không chỉ nỗ lực một thời gian dài mà còn cần sự kết nối chỉ đạo của nhà nước và tiến độ phát triển của
các yếu tố xã hội khác nhau trong quá trình cải cách ở Trung Quốc.
3.4 Tại Nhật Bản

Thành phố Tokyo của Nhật Bản tiêu thụ năng lượng rất lớn và có ngành năng lượng đóng góp giá trị lớn
vào GDP. Tokyo tiêu thụ năng lượng nhiều bằng "toàn bộ quốc gia ở Bắc Âu, và sản xuất ra sản phầm
tương đương với GDP của 16 đất nước lớn nhất thế giới". Giai đoạn đầu tiên của chương trình cắt giảm phát
thải khí nhà kính của Nhật Bản đến 2014, các tổ chức tiêu thụ năng lượng sẽ phải cắt giảm lượng khí thải
cacbon xuống còn 6%. Từ năm 2011, những tổ chức hoạt động xả thải khí không tự xử lý hoặc giảm thiểu
khí thải của mình sẽ được yêu cầu mua các chứng nhận phát thải khí thải vượt quá hoặc bằng với lượng
phát thải cho phép, hoặc bằng cách khác là đầu tư vào Giấy chứng nhận năng lượng tái tạo. Các công ty, tổ
chức không tuân thủ sẽ bị phạt tiền. Mục tiêu dài hạn của chương trình cắt giảm phát thải khí là cắt giảm
khí thải cacbon của đô thị xuống 25% từ năm 2000 đến năm 2020.
3.5 Hoa Kì

Bắt đầu từ năm 1975, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kì (EPA) để bắt đầu thử nghiệm với phương pháp
khuyến khích kinh tế bấy giờ được gọi là Chương trình Thương mại phát thải, một phiên bản giới hạn
của hệ thống giấy phép thương mại. Kể từ thời điểm đó, các giấy phép thương mại chính sách cho kiểm soát
ô nhiễm tại Hoa Kỳ đã phát triển một cách đáng kể.

Ngày 12 Tháng 8, 1988 Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ban hành quy định thực hiện một hệ thống
giấy phép có thể chuyển nhượng với mục tiêu giảm thải ô nhiễm. Theo các quy định này ban đầu đa phần
các nhà sản xuất Hoa Kì và người tiêu dùng các chất được kiểm soát sẽ được chỉ định cơ sở sản xuất hoặc
trợ cấp tiêu thụ theo các chi tiểu cơ sở. Mỗi nhà sản xuất và người tiêu dùng sẽ được 100% trợ cấp cơ bản
ban đầu, với các khoản phụ cấp nhỏ hơn được cấp sau khi có thời gian xác định.Một ước tính cho thấy rằng,
cũng như tháng 9 năm 1993, số lượng giao dịch là khoảng 10% tổng số giấy phép.

18


Nhóm 3 - Giấy phép phát thải có thể chuyển nhượng

Các nền tảng sử dụng giấy phép thương mại đối với việc kiểm soát khí gây hiệu ứng nhà kính được thành
lập. Công ước biến đổi khí hậu có hiệu lực từ ngày 21 tháng 3 năm 1994. Hoa Kỳ đã chính thức đề xuất một
hệ thống giấy phép thương mại trong bản dự thảo ngân sách phát thải. Theo đề xuất này, thương mại phát
thải có thể xảy ra ngay cả với phát triển các thành phố không chấp nhận ngân sách khí thải.

19



×