Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.88 KB, 75 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay, tương tự như chuẩn chung của thế giới, qui định về
phát hành trái phiếu cũng chặt chẽ hơn phát hành cổ phiếu. Đối với trái
phiếu doanh nghiệp, ngoài qui định phải có mức vốn điều lệ đã góp từ mười
tỷ trở lên và hoạt động kinh doanh của năm liền trước phải có lãi, đồng thời
không có lỗ luỹ kế như với phát hành cổ phiếu, công ty muốn chào bán trái
phiếu ra công chúng còn phải đảm bảo không có các khoản nợ phải trả quá
hạn trên một năm. Thêm vào đó, công ty phải có thời gian hoạt động từ 1
năm trở lên và báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được
kiểm toán để đảm bảo tính minh bạch và công khai về thông tin cho các nhà
đầu tư.Thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ với tổng giá trị khoảng
trên 70 nghìn tỷ đồng Việt Nam, bằng 7,7% GDP, nhưng môi trường kinh tế
xã hội của Việt Nam ổn định, tỷ giá USD/VND trong những năm qua ít biến
động, nên thị trường trái phiếu VN được đánh giá sẽ tiếp tục là điểm đến hấp
dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, xu hướng các doanh
nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng thay vì chủ yếu huy động vốn vay
từ ngân hàng sẽ mang đến một diện mạo mới cho thị trường trái phiếu, một
sự chuyển mình và phát triển mạnh, bền vững. Trên thị trường trái phiếu
hiện nay đáng chú ý có hai loại trái phiếu chính là trái phiếu Chính phủ Việt
Nam và trái phiếu chuyển đổi của một số ngân hàng
Trái phiếu Chính phủ Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá khá cao.
Tháng 10 năm 2005, lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ Việt Nam được phát
hành ra thị trường vốn quốc tế. 750 triệu USD trái phiếu đã được các nhà
đầu tư mua hết ngay trong vòng 30 giây sau khi phát hành. Một kết quả khó
có thể khả quan hơn. Đợt trái phiếu này sẽ được mua bán lại trên tất cả các
trung tâm chứng khoán (thị trường thứ cấp) lớn như Hongkong, Singapore,
London, New York, Boston... liên tục đến năm 2016.Trong bài báo của tác
giả Beth Thomas trên tờ Bloomberg số ra ngày 23/3/2007, công ty Pacific
Investment Management Co. and HSBC Holdings Plc cho rằng nếu Việt
Nam nới lỏng các hạn chế về phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ thì có
thể khai thác tốt hơn nhu cầu của các nhà đầu tư quốc tế cũng như cắt giảm


chi phí vay nợ. Còn tại hội nghị do Tổng Công ty Đầu tư vốn Nhà nước và
Euromoney phối hợp tổ chức tại Hà Nội, ông Brian Baker, CEO của Pimco
Asia Ltm đã phát biểu: "Các bạn đang có một thị trường nước ngoài rất hấp
dẫn, thật đáng tiếc là vẫn còn quá nhiều thủ tục phải thông qua để phát hành
được trái phiếu." Hiện nay nhu cầu đối với trái phiếu Chính phủ Việt Nam
trên thị trường quốc tế là rất lớn. Trong đợt phát hành trái phiếu đầu tiên với
lãi suất 6,875%, đáo hạn vào năm 2016, để huy động vốn cho ngành đóng
tàu, nhu cầu của các nhà đầu tư đã cao gấp 6 lần so với số trái phiếu thực tế
được phát hành. Mức lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam hiện đang
là 5,78%, thấp hơn mức 5,95% của loại trái phiếu có kỳ hạn và xếp hạng tín
dụng tương đương của Chính phủ Brazil. Điều này chứng tỏ trái phiếu của
Việt Nam có mức độ hấp dẫn hơn. So với trái phiếu Chính phủ kỳ hạn tương
đương Mỹ, hiện nay lãi suất của trái phiếu Việt Nam cũng chỉ cao hơn có
1,25%.Các quỹ lương, các công ty bảo hiểm cũng như các quỹ phòng hộ đều
đang săn lùng các khoản đầu tư toàn cầu khi mà các ngân hàng trung ương
đã ngừng tăng lãi suất và theo một dự đoán khác, FED sẽ giảm lãi suất vào
tháng 6 năm nay. Theo ông Joshua Matthews, thuộc HSBC, Chính phủ Việt
Nam có thể huy động hàng tỷ USD trên thị trường quốc tế nếu họ thực sự
muốn, hiện đang có một số lượng ngoại tệ quá lớn tìm kiếm một số lượng
trái phiếu quá ít ỏi.
Trong năm nay, VND đã tăng giá 0,3% so với USD, hiện đứng ở mức
16.014 VND/USD, VN Index đã tăng 48%, những con số hấp dẫn với nhà
đầu tư quốc tế. Gần đây còn có thông tin trên kênh tài chính Blooberg của
Mỹ cho thấy định mức tín nhiệm của Việt Nam được nâng lên. Tập đoàn
Standard & Poor (S&P) nâng tín nhiệm của mình từ BB - lên BB (cao hơn
nữa là BB+). Còn tập đoàn rất lớn là Moody cũng nâng lên mức Ba3.
Ở thị trường vốn trong nước, Chính phủ Việt Nam cũng đã phát hành thành
công nhiều đợt trái phiếu theo phương thức đấu giá lãi suất. Trung tuần
tháng 3/2007, 300 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ lần đầu tiên được phát hành
đấu thầu theo lô lớn (lô 100, 200, 300... tỷ đồng) đã được các nhà đầu tư

nước ngoài mua hết với mức lãi suất thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây
6,8%/năm. Từ sau lần này, những đợt phát hành tiếp theo lãi suất trái phiếu
sẽ cố định, nhưng mệnh giá sẽ thay đổi. Giá trái phiếu sẽ không là 100.000
đồng nữa, mà có thể xuống 99.000-98.000 đồng hay lên 101.000-102.000
đồng. Sức hấp dẫn của trái phiếu càng cao, thì giá trúng thầu sẽ càng thấp
hơn mệnh giá và ngược lại.Ngay sau đợt phát hành trái phiếu lô lớn trên,
ngày 15/3, tập đoàn định mức tín nhiệm Moody’s của Mỹ đã nâng mức tín
nhiệm đối với trái phiếu chính phủ Việt Nam từ ổn định lên tích cực trong
bậc xếp hạng Ba3 hiện có. Theo của Moody's, mức trần đánh giá của trái
phiếu giao dịch bằng ngoại tệ vẫn đứng ở mức Ba2, với triển vọng "ổn
định". Mức trần đánh giá của tiền gửi chính phủ bằng ngoại tệ tăng từ "ổn
định" lên "tích cực" trong bậc xếp hạng B1 hiện có. Mức trần đánh giá của
trái phiếu Chính phủ giao dịch bằng nội tệ vẫn đứng ở mức Ba1.
Xuất phát từ thực tế đó,cùng với sự gợi ý của giáo viên hướng dẫn và anh
chị hướng dẫn thực tập, em đã chọn đề tài :
Hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
Nội dung của đề tài bao gồm:
Chương 1: Lý luận chung về phát hành Trái phiếu Chính phủ.
Chương 2 : Thực Trạng công tác phát hành Trái phiếu Chính phủ tại Trung
tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCKHN).
Chương 3: : Một số giải pháp hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính
phủ tại TTGDCKHN.




LỜI CẢM ƠN.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại nhà trường kết hợp với thời gian
thực tập tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội , được sự giúp đỡ hết

sức nhiệt tình của thầy cô và của Trung tâm,phòng Quản lý giao dịch ,đã
giúp đỡ em đã hoàn thành chuyên đề này .
Em xin bày tỏ lòng biết ơn giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn và
giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này .
Em cũng xin chân thành cảm ơn Anh Nguyễn Tiến Dũng và Anh Đỗ Tuấn,
cùng các anh chị ở Trung tâm đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại
Trung tâm.



















Chương I : Lý luận chung về phát hành
Trái phiếu Chính phủ.
1. Phát hành chứng khoán.
Khái niệm về phát hành chứng khoán: Việc chào bán lần đầu tiên chứng

khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc
đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi
là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành
bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường
thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi
đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành
mới có được quyền này.
1.1. Các phương thức phát hành chứng khoán.
Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát
hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
Phát hành riêng lẻ (Private Placement): Là việc công ty phát hành chào bán
chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường
là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách
lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí... với những điều kiện hạn chế
chứ không phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có
thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng
phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình
thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường - cổ phiếu phổ thông
ít khi được thực hiện dưới hình thức này.
Phát hành chứng khoán ra công chúng: là việc phát hành trong đó chứng
khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số
lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà
đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.

Ý nghĩa của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công
chúng
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định
những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất
lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng
đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời,

đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công
khai và có hiệu quả.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ thông thường chịu sự điều chỉnh của
Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối
tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
1.2. Bảo lãnh phát hành chứng khoán
1.2.1. Khái niệm
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực
hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối
chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi
phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức
đứng ra làm bảo lãnh phát hành.
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng
khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng
khoán để hưởng hoahồng.
1.2.2. Các phương thức bảo lãnh phát hành việc bảo lãnh phát hành thường được
thực hiện theo một trong các phương thức sau:
* Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có
phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ
hợp theo "cam kết chắc chắn", một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành
một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so
với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra
công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ
chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết
khấu.
* Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp
dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở
các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi
cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ

sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ
nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty.
Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những
quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân
phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng
là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa
được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các
nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm
lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo
lãnh thông dụng nhất.
* Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ
chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành.
Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ
cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân
phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
* Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này,
tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán
nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
* Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa: là phương thức trung gian
giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh
bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ
chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn).
Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến
mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ
thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ
1.3. Phương pháp hành chứng khoán.
Nói chung, tất cả các đơn vị muốn phát hành chứng khoán ra công chúng
trước hết phải được phép của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. Để Uỷ ban có
cơ sở xem xét một đơn vị có đủ điều kiện phát hành chứng khoán hay
không, đơn vị phải làm đơn xin phát hành kèm theo một bản cáo bạch.

Theo Nghị định 48/1998 NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
* Thủ tục và thời hạn cấp giấy phát hành:
Hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành chứng khoán ra công chứng được gửi Uỷ
ban Chứng khoán Nhà Nước. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được
đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
cấp hoặc từ chối cấp giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước phải giải thích rõ lý do bằng văn bản.
* Sử dụng thông tin trước khi được phép phát hành:
Trong thời gian Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xem xét hồ sơ xin cấp giấy
phép phát hành, tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành và các đối
tượng có liên quan chỉ được sử dụng trung thực và chính xác các thông tin
trong bản cáo bạch đã gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để thăm dò thị
trường.
* Công bố việc phát hành:
Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được giấy phép phát hành có nghĩa
vụ công bố việc phát hành trên năm số báo liên tiếp của một tờ báo trung
ương và một tờ báo địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở chính. Tổ
chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc đại diện chỉ được sử dụng
thông tin trong hồ sơ xin cấp giấy phép phát hành đã được Uỷ ban chứng
khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành.
Nếu thực hiện phát hành chứng khoán qua TTCK tập trung, bản cáo bạch
khi được trình lên UBCKQG thì đồng thời cũng được gởi đến Sở giao dịch
chứng khoán kèm theo đơn xin đăng ký yết giá tại Sở giao dịch chứng
khoán.
Sau thời hạn tối đa (3 tháng) kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận cho phép phát hành, nếu loại chứng khoán đó không được phát
hành thì sẽ bị huỷ bỏ, và sẽ được công bố công khai. Cũng có thể có sự gia
hạn thêm một thời hạn nhất định (có thể là 1 đến 2 tháng) cho những đơn vị
có lý do chính đáng, theo đề nghị của đơn vị phát thành.

* Thời hạn chào bán:
Tổ chức phát hành phải phát hành chứng khoán theo phương án đã được
duyệt trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày giấy phép phát hành có hiệu lực.
Quá thời hạn trên, tất cả các chứng khoán chưa bán hết không được phát
hành tiếp ra công chúng.
* Đình chỉ phát hành:
Tổ chức được cấp giấy phép phát hành bị đình chỉ việc phát hành, nếu Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước phát hiện những sai lệch hoặc những thông tin
không chính xác trong bản cáo bạch có thể ảnh hưởng tới quyết định đầu tư
và gây thiệt hại cho người đầu tư. Tổ chức phát hành phải sửa đổi, bổ sung
theo yêu cầu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo công khai
việc sửa đổi, bổ sung này.
Trường hợp việc phát hành bị đình chỉ, người đầu tư có quyền huỷ bỏ việc
đặt mua chứng khoán hoặc trả lại chứng khoán đã mua; trong trường hợp
này tổ chức phát hành và các tổ chức có liên quan khác có nghĩa vụ hoàn trả
tiền cho người mua trong vòng 30 ngày, kể từ ngày việc phát hành bị đình
chỉ.
Sau khi được phép của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, công ty có thể chọn
những cách phát hành sau:
1). Bán riêng cho các nhà đầu tư lớn:
Tại những nước đã phát triển những định chế trung gian như: công ty bảo
hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu bổng,.v.v… sẽ là những khách hàng mua chứng
khoán với khối lượng lớn. Do đó, công ty có thể bán trực tiếp cho những đối
tượng này.
2). Chào bán trực tiếp cho công chúng theo giá đã quy định:
Thường công ty nhờ đến các nhà phát hành làm cố vấn, các nhà phát hành
này thường là các ngân hàng thương mại hay công ty tài chính sẽ cố vấn cho
các công ty muốn huy động vốn và tổ chức phát hành. Công ty và các cố vấn
của mình phải cố gắng đạt được một sự cân đối giữa giá tốt nhất cho quyền
lợi công ty và giá chào bán đủ hấp dẫn để lôi kéo sự quan tâm của công

chúng và bảo đảm cho việc phát hành thành công.
3). Chào bán qua các nhà môi giới:
Cũng là một cách bán chứng khoán ra công chúng nhưng sự khác biệt ở chỗ
nhà môi giới mua các chứng khoán đã phát hành từ công ty và sau đó chào
bán lại cho công chúng.
Thường có hai cách để nhà môi giới mua chứng khoán từ công ty:
* Bằng phương pháp đấu thầu (Offer bay tender):
Công ty cổ phẩn chỉ ấn định một giá đăng ký tối thiểu, nhà môi giới phát
hành nào đưa ra giá cao nhất sẽ được mua.
* Bằng phương pháp thương lượng (Negotiated offering):
Công ty phát hành sẽ đàm phán với các ngân hàng nhận bao tiêu những
chứng khoán do công ty phát hành. Cuộc thương lượng này liên quan đến
các điều kiện về giá nhượng bán cho ngân hàng nhận bao tiêu toàn bộ số cổ
phiếu phát hành. Sau đó, ngân hàng sẽ bán lại dần cho các nhà đầu tư cuối
cùng. Hoặc ngân hàng chỉ nhận làm môi giới - nhà đại lý tiêu thụ - thương
lượng phí hoa hồng phát hành cho việc bằng mọi nỗ lực tiêu thụ cổ phần.
4). Các loại bảo đảm phát hành:
Các định chế tài chính trung gian (công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư)
thường ký các hợp đồng bảo đảm phát hành các hình thức thức sau:
• Loại 1: Bảo lãnh bao tiêu (underwritng) là hình thưc bảo đảm chắc
chắn (firm commitment):
Theo hình thức này, công ty môi giới khi nhận bán sẽ mua toàn bộ số chứng
khoán của một đợt phát hành của công ty cổ phần và sau đó bán lại cho nhà
đầu tư với giá cao hơn để hưởng chênh lệch.
Hoặc thể ký hợp đồng nhận bán toàn bộ chứng khoán với một giá nhất định
cho đến hạn không còn ai mua nữa thì công ty môi giới sẽ nhận mua toàn bộ
só chứng khoán còn lại. Thường chỉ có những tập đoàn tài chính ngân hàng
lớn mới có đủ khả năng tài chính để nhận bảo lãnh phát hành chứng khoán.
Khi nhận nhiệm vụ này họ phải mặc nhiên chấp nhận rủi ro do giá của cổ
phần có thể lên hay xuống thấp hơn giá mua. Do đó, trước khi nhận bao tiêu

chứng khoán cho một công ty nào, công ty môi giới phải thẩm tra tình hiình
mọi mặt của công ty, quan trọng nhất là tình hình tài chính: cơ cấu nguồn
vốn và khả năng sinh lợi.
Ví dụ: Công ty muốn bán toàn bộ số cổ phiếu có giá trị là $10.000.000, công
ty môi giới chỉ có thể bán được $8.000.000, số còn lại $ 2.000.000 cổ phiếu
không bán được sẽ được công ty môi giới mua bằng tài khoản của chính họ.
Loại 2: Đại lý phát hành với cố gắng cao nhất (best effort): Các nhà phát
hành nhạn bán chứng khoán nhưng không nhận mua hết số chứng khoán
không được bán. Nghĩa là không ký kết đảm bảo hết toàn bộ chứng khoán.
Họ chỉ cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán trong thời hạn, nếu
không bán hết số chứng khoán còn lại sẽ được trả cho công ty cổ phần.
Hình thức làm đại lý phát hành thường được các công ty môi giới không
nhiều vốn chấp nhận bởi vì họ không muốn lãnh chịu rủi ro trong kinh
doanh chứng khoán, họ chỉ đơn giản nhận bán hộ để hưởng hoa hồng.
Ví dụ: Công ty muốn bán toàn bộ số cổ phiếu $10.000.000, công ty môi giới
chỉ có thể bán được $ 8.000.000 giá trị cổ phiếu họ phải trả lại số cổ phiếu
có giá trị $ 2.000.000 cho công ty phát hành.
• Loại 3: Bảo đảm tất cả hoặc không (all-or-none):
Trường hợp này, công ty cổ phần cần một số lượng tối thiểu cổ phiếu phải
bán hết, nếu không sẽ bị huỷ bỏ toàn bộ số lượng đã phân phối và tiền sẽ
được trả lại cho những người đặt mua cổ phiếu.
Ví dụ: Công ty muốn bán toàn bộ cổ phiếu $10.000.000. Yêu cầu công ty
môi giới phải bán tối thiểu 70% giá trị đợt phát hành tức là công ty phải
nhận được số tiền tối thiểu $7.000.000 hoặc toàn bộ đợt phát hành bị huỷ bỏ.
Nói chung, trong công việc phát hành chứng khoán ra công chúng, tất nhiên
công ty có thể tự làm nhưng thường là thông qua một hay nhiều ngân hàng,
công ty tài chính.
Tuy phí tổn phát hành có cao hơn, nhưng là một sự hợp tác có lợi cho cả đôi
bên.
Công ty phát hành sẽ được hỗ trợ về kinh nghiệm vận động bán chứng

khoán theo đúng luật định - nhận được sự tài trợ khi công ty chưa được công
chúng biết đến hoặc để huy động một khối lượng vốn đúng hạn. Về phía các
ngân hàng hoặc công ty tài chính nhận làm cố vấn, bao tiêu hay đại lý sẽ
được hưởng phí hoa hồng hay chênh lệch giá nhưng họ cũng phải nghiên
cứu kỹ để tránh rủi ro.




Hình1.1. Sơ đồ các phương pháp phát hành chứng khoán



















2. Phát hành trái phiếu chính phủ.

Khác với phát hành trái phiếu và cổ phiếu công ty, việc phát hành trái phiếu
Chính phủ không phải xin phép Uỷ ban Chứng khoán Quốc gia và phương
pháp phát hành cũng có những điểm khác biệt so với hai loại trên.
Trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán có độ tin cậy tín dụng cao nhất và
lãi suất của trái phiếu Chính phủ thường là lãi suất chuẩn cho các loại lãi
suất khác. Có hai loại trái phiếu Chính phủ: trái phiếu chiết khấu (Zero
coupon) và trái phiếu trả lãi định kỳ (Coupon). Người sở hữu trái phiếu chiết
khấu sẽ nhận được cả vốn gốc và lãi tương đương với mệnh giá ghi trên trái
phiếu. Ngược lại, trái phiếu trả lãi thanh toán lãi suất định kỳ 1 năm hay 6
tháng một lần cho người sở hữu.
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được tiến hành chủ yếu dựa trên cơ sở
đấu giá lãi suất hay đấu giá trên cơ sở giá.
Phương pháp đấu giá lãi suất cũng khác nhau chẳng hạn như kiểu Hà Lan
hay kiểu Mỹ. (Xem ví dụ).
- Nếu khối lượng phát hành là 600 triệu USD thì các đơn vị A, B và C là
những đơn vị trúng thầu.
Ví dụ:
Tên người
đăng ký
Mức đăng ký
(Triệu)
Cộng dồn
Lãi suất đăng ký
(% năm)
A 200 200 7,55
B 100 300 7,56
C 300 600 7,57
D 100 700 7,58
E 100 800 7,59


- Nếu theo phương pháp Hà Lan thì mức lãi suất cao nhất trong những
người trúng thầu (7,57%) là mức lãi suất chung áp dụng cho tấ cả những
người trúng thầu.
- Nếu theo phương pháp của Mỹ, người A sẽ được thanh toán theo lãi suất
7,55%; người B sẽ theo lãi suất 7,56% và người C sẽ theo lãi suất 7,57%.
Bên cạnh phương pháp đấu giá (được coi là phương pháp chủ yếu) như đã
trình bày ở trên, một số nước còn áp dụng thêm một số phương pháp phát
hành khác như sau:
+ Phát hành qua tổ hợp các ngân hàng đầu tư: Theo phương pháp này, một
tổ hợp các ngan hàng đầu tư lớn nhất sẽ đứng ra thảo luận mức lãi xuất với
ngân hàng Trung ương. Sau đó, toàn bộ khối lượng phát hành sẽ được tổ hợp
đảm nhận và phân phối.
+ Phương pháp bán lẻ: Ngân hàng Trung ương sẽ đứng ra bán lẻ cho các nhà
đầu tư.
Tuy nhiên, dù phát hành bằng phương pháp gì tất cả các loại trái phiếu
Chính phủ đều do ngân hàng Trung ương làm đại lý thay mặt cho Kho bạc
đứng ra tổ chức phát hành.
2.1. Quy trình phát hành trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam.
• Việc phát hành trái phiếu Chính phủ được tiến hành theo từng đợt;
trước mỗi đợt phát hành 7 ngày, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước) sẽ thông
báo trên các phương tiện thông tin đại chúng những nội dung có liên quan
đến đợt phát hành trái phiếu như: mức phát hành, thời hạn, lãi suất, mệnh
giá, thời gian, địa điểm phát hành, quyền lợi của người mua trái phiếu và các
quy định khác về phát hành và thanh toán gốc, lãi trái phiếu.
• Các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố muốn phát hành trái
phiếu công trình phải có các điều kiện và hồ sơ sau:
- Công trình đã được ghi trong kế hoạch đầu tư của Nhà nước. Có dự án đầu
tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Bộ quản lý ngành (đối với công trình
Trung ương), Uỷ ban Nhân dân tỉnh thành phố (đối với công trình địa
phương).

- Có phương án phát hành trái phiếu được Bộ Tài chính phê duyệt, bảo đảm
thu hồi vốn để hoàn trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định.
- Có đơn đề nghị Bộ Tài chính cho phép phát hành trái phiếu công trình theo
mẫu quy định của Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước).
- Có chỉ định cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn và thu hồi vốn
hoàn trả nợ được Bộ Tài chính đồng ý.
Các hồ sơ tài liệu trên gửi cho Bộ Tài chính (Kho bạc nhà nước) 45 ngày
trước ngày dự kiến phát hành để xem xét và ra quyêt định việc phát hành trái
phiếu công trình.
2.2. Phương thức phát hành đối với trái phiếu kho bạc và trái phiếu công
trình.
a) Phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc Nhà nước:
Các đơn vị Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố, các quận, huyện trực tiếp
tổ chức phát hành các loại trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình cho các
đối tượng mua trái phiếu theo quyết định của Bộ Tài chính và hướng dẫn cụ
thể của Cục Kho bạc Nhà nước.
b) Phát hành thông qua các đại lý:
- Đại lý phát hành trái phiếu bao gồm: các Ngân hàng thương mại, các Công
ty tài chính, Công ty bảo hiểm, Tổ chức tín dụng thuộc cấp tỉnh và cấp trung
ương quản lý.
- Các Chi cục Kho bạc Nhà nước được lựa chọn và ký hợp đồng với các đơn
vị đại lý phát hành trái phiếu chính phủ theo hướng dẫn của Cục Kho bạc
Nhà nước.
- Cuối mỗi ngày, đại lý bán trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình phải
chuyển tiền thu bán trái phiếu vào Kho bạc Nhà nước và cơ quan đại lý thực
hiện thanh lý hợp đồng.
c) Phát hành theo phương thức đấu thầu:
+ Cơ quan tổ chức đấu thầu bao gồm:
- Bộ Tài chính đối với các loại trái phiếu kho bạc và trái phiếu công trình.
- Các doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính quyết định đối với trái phiếu

doanh nghiệp Nhà nước.
+ Thông báo đấu thầu trái phiếu: Trước mỗi đợ tổ chức đấu thầu trái phiếu
7 ngày, cơ quan tổ chức đấu thầu trái phiếu phải thông báo rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng các thông tin cần thiết về việc đấu thầu, bao
gồm loại trái phiếu đấu thầu, tổng mức vốn cần huy động, thời hạn đăng ký
đấu thầu.v.v…
+ Các đơn vị đặt thầu phải có đơn đăng ký đấu thầu theo mẫu quy định gửi
đến cơ quan tổ chức đấu thầu chậm nhất trước ngày mở thầu 2 ngày làm
việc.
+ Đặt thầu: Các đơn vị đặt thầu phải có phiếu đặt thầu gửi đến cơ quan tổ
chức đấu thầu trước 12 giờ của ngày mở thầu.
+ Mở thầu: vào 12 giờ của ngày đấu thầu, cơ quan tổ chức đấu thầu tiến
hành mở các phiếu đặt thầu, phân loại phiếu hợp lệ và không hợp lệ.
+ Xác định khối lượng trúng thầu: khối lượng trúng thầu được tính theo thứ
tự tăng lên của lãi suất đặt thầu.
+ Xác định giá phát hành trái phiếu:
• Phương thức 1:
Theo phương thức này, thay vì thanh toán lãi, giá phát hành được tính thấp
hơn giá trị trái phiếu và được hoàn trả theo giá trị trái phiếu khi đến hạn.
Công thức tính giá phát hành trái phiếu như sau:
G =
Trong đó:
- G : Giá phát hành.
- MG : Giá trị khối lượng trái phiếu trúng thầu.
- Lst : Lãi suất trái phiếu trúng thầu của mỗi đơn vị đặt thầu.
- T : Kỳ hạn của trái phiếu.
• Phương thức 2;
Giá phát hành theo phương thức lãi suất cố định.
Theo phương thức này, người ta sở hữu trái phiếu được thoanh toán tiền lãi
khi đến hạn thanh toán theo mức lãi suất cố định của trái phiếu, giá phát

hành trái phiếu được tính căn cứ vào lãi suất cố định và lãi suất trung thầu
của từng đơn vị theo công thức sau:
G =
Trong đó:
- G : Giá phát hành.
- MG : Giá trị trái phiếu trúng thầu = MG x khối lượng.
- Lst : Lãi suất trái phiếu trúng thầu.
- LsCD: Lãi suất cố định.
- T : Kỳ hạn của trái phiếu.
- n : Số lần trả lãi trong kỳ hạn trái phiếu.
- Thông báo kết quả đấu thầu: kết quả đấu thầu được thông báo cuối ngày
mở thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, được niêm yết công khai
tại ban tổ chức đấu thầu và gửi cho tất cả các đơn vị đặt thầu vào ngày tiếp
theo sau ngày mở thầu.
- Thanh toán khối lượng trái phiếu trúng thầu: Ngày phát hành trái phiếu
được ấn định vào ngày thứ 2 kể từ ngày sau ngày đấu thầu. Đồng thời, đơn
vị trúng thầu nhận được chứng chỉ trái phiếu hoặc được cấp giấy chứng nhận
sở hữu trái phiếu (nếu là hình thức trái phiếu ghi sổ).
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trái phiếu Chính phủ.
Nói chung, giá thị trường của bất cứ loại chứng khoán nào cũng phụ thuộc
vào cung và cầu, vì thế khi muốn biết điều gì quyết định giá trái phiếu chúng
ta chỉ cần tim hiểu nhân tố nào đứng sau cung và cầu.
Khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu.
Cung cấp trái phiếu là một chức năng của người đi vay nhằm giải quyết vấn
đề vốn. Do đó nhà đầu tư rất quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và vốn
gốc của người cung cấp trái phiếu.
Nếu có những biến động bất lợi về khả năng tài chính của chủ phát hành, thì
lập tức giá trái phiếu đó sẽ tụt giảm trên thị trường chứng khoán. Mặc dù lãi
suất trái phiếu có vẽ hứa hẹn nhưng độ rủi ro hàm chứa lại cao hơn.
Thời gian đáo hạn.

Một trái phiếu có thời gian đáo hạn càng gần thì giá của nó càng tăng trên thị
trường bởi vì độ rủi ro càng thấp. Ví dụ 1 trái phiếu sẽ được thanh toán theo
đúng mệnh giá vào cuối năm thứ 10 kể từ ngày pháp hành, nếu không có
biến động xấu về khả năng tài chính của của đơn vị phát hành và lãi suất thị
trường bình ổn, thì giá trái phiếu kể từ năm thứ 5 trở đi sẽcó khuynh hướng
càng cao so với các năm đầu tiên. Trên thực tế người ta gọi hiện tượng này
là “ kéo gía tới hời hạn ”.
Dự kiến về lạm phát.
Nếu lạm phát có dự kiến tăng thì các chứng khoán có lãi suất cố định trả
theo lãi trái phiếu chỉ được thanh toán theo danh nghĩa, và như vậy sẽ kém
hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ lạm phát. Dẫn đến kết quả
là giá thị trường của các chứng khoán có lãi suất cố định bị giảm và điều
này cũng buộc tăng lãi cho các chứng khoán đó, phần lãi tăng này sẽ đền bù
cho thiệt hại của những người giữ trái phiếu trong tương lai bị ảnh hưởng
của lạm phát.
Sự vận động của giá trái phiếu với các thời hạn khác nhau sẽ vẽ nên một
phác thảo về thị trường trái phiếu và khả năng diễn biến của lạm phát.
Biến động lãi suất thị trường.
Lãi suất thị trường là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc định giá của
các chứng khoán có Lãi suất cố định. Nếu lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối
với đối với các trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi. Trong trường hợp
này vốn sẽ chảy vào thị trường nào hứa hẹn lợi nhuận cao hơn. Như vậy giá
của trái phiếu có lợi tức cố định sẽ giảm. Nhìn khía cạnh khác nếu gía trấi
phiếu giảm do người ta dự đoán lạm phát tăng, thì việc tăng lãi suất ( Chính
việc này làm giảm giá trái phiếu ) có thể coi là dấu hiệu của Chính phủ
quyết định đẩy lùi lạm phát. Ảnh hưởng tiêu cực của việc tăng lãi suất được
đền bù bởi tác động tích cực triển vọng lạm phát được cải thiện.
Thay đổi tỷ giá hối đoái.
Yếu tố này ảnh hưởn đến các loại trái phiếu được thanh toán bằng nội tệ
hoặc ngoại tệ. Ví dụ đồng dollar Mỹ có gí trị cao hơn so với đồng bảng Anh

thì sẽ làm tăng giá trị của loại Trái phiếu được thanh toán bằng dollar Mỹ.
3. Tổng quan về thị trường trái phiếu Chính phủ Việt
Nam.
Trái phiếu chính phủ bắt đầu phát hành từ năm 1991, lúc đó trái phiếu Chính
phủ phát hành có kỳ hạn là 3 tháng
Từ năm 1991 đến năm 1995 phát hành trái phiếu Chính phủ qua Kho bạc
NN với kỳ hạn ngắn (6t, 1n)
Đến tháng 6 năm 2000 Trái phiếu Chính phủ được phát hành Ngân hàng NN
và bán lẻ với kỳ hạn 2-3n
Từ năm 2000 đến nay Trái phiếu Chính phủ được phát hành với quy mô lớn
hơn và kỳ hạn đa dạng hơn thông qua hai phương thức chủ yếu là đấu thầu
và bảo lãnh.
Từ năm 2000 TPCP đã thực hiện đấu thầu tại TTGDCK Tp. HCM (nay là
Sở GDCK Tp. HCM)
Ngày 19/4/2005, HASTC tổ chức phiên đấu thầu TPCP đầu tiên do Quỹ hỗ
trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển VN) phát hành;
Ngày 20/6/2006, Bộ Tài chính ban hành QĐ 2276/QĐ-BTC về việc tập
trung đấu thầu TPCP tại HASTC. Theo đó, toàn bộ trái phiếu kho bạc và trái
phiếu đầu tư đều tập trung đấu thầu tại HASTC kể từ ngày 01/7/2006;
Ngày 6/9/2006 Bộ Tài chính ban hành QĐ 46/2006/QĐ-BTC ban hành Quy
chế phát hành TPCP lô lớn
Các tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ được Chính phủ bảo lãnh bao
gồm : Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Các tổ chức
phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh.
Từ năm 2000 đến năm 2005 phương thức phát hành trái phiếu chủ yếu là
đấu thầu qua NHNN ( chiếm 53%), còn lại là Bán lẻ qua hệ thống KBNN
(23,5%) Bảo lãnh phát hành (11%) Bảo hiểm xã hội mua (6,7%) Đấu thầu
qua 02 TTGDCK (chỉ chiếm 4,9%). Tuy nhiên từ năm 2006 đến nay
phương thức đấu thầu qua TTGDCK đã tăng rõ rệt ( chiếm 24.3%) chủ yếu
là đấu thầu tại TTGDCKHN đây sẽ là phương thức chủ đạo để phát hành trái

phiếu chính phủ từ nay về sau và sẽ tập trung đấu thầu tại TTGDCKHN.
Với các phương thức phát hành đa dạng như vậy từ năm 2000 đến năm 2008
phát hành trái phiếu Chính phủ đã đạt được những kết quả đáng kể. Năm
2000 phát hành được 5416 tỷ VND trong đó đấu thầu tại TTGDCK được
600 tỷ, bảo lãnh phát hành được 500 tỷ, bán lẻ qua kho bạc nhà nước được
4316 tỷ. Đến năm 2008 phát hành được 34809 tỷ VND trong đó đấu thầu tại
TTGDCK được 6608 tỷ, bảo lãnh phát hành được 28201 tỷ, bắt đầu từ năm
2007 không thực hiện bán lẻ TPCP qua KBNN. Từ 2000 – 30/6/2006 đấu
thầu TPCP được thực hiện trên cả 2 TTGDCK. Theo QĐ 2276/QĐ-BTC
hoạt động đấu thầu TPCP được tập trung về HASTC từ ngày 01/7/2006. Kết
quả cụ thể được thể hiện rõ trong bảng 1.1.







Bảng 1.1. KẾT QUẢ PHÁT HÀNH TPCP GIAI ĐOẠN 2000 - 2008






Năm ĐT tại
TTGDCK
BLPH Bán lẻ qua
KBNN
2000 600 500 4.316

2001 1.333 250 2.667
2002 231 0 4.117
2003 672 1.650 7.186
2004 1.419 2.390 6.444
2005 2.235 9.945 7.736
2006 7.885 12.241 2.815
2007 18.939 18.400 0
2008 6.608 28.201 0
























(Nguồn : TTGDCK Hà Nội)
Với khối lượng lưu hành đạt khoảng trên 11% GDP, Trái phiếu Chính Phủ
(TPCP) luôn là kênh huy động vốn gián tiếp hữu hiệu cho nền kinh tế. Lợi
thế ổn định tương đối về lãi suất và ít biến động về giá đã giúp TPCP trở
thành kênh đầu tư chiếm vị trí không nhỏ trong danh mục của các nhà đầu tư
“ nội ” và “ ngoại ” . Thế nhưng, những lợi thế vốn có kể trên của trái phiếu
hiện đang bị “ lung lay ” , thậm trí mang tới rủi ro khá lớn cho các nhà đầu
tư nắm giữ công cụ này. Trái phiếu và cổ phiếu là 2 loại hàng hoá phổ biến
nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn hiện nay, trong đó trái
phiếu có mức rủi ro thấp hơn đi kèm với lợi suất thấp. TTCK suy giảm gần
một năm qua khiến nhiều nhà đầu tư đã chọn giải pháp an toàn: tăng tỷ trọng
trái phiếu trong danh mục đầu tư của mình làm thị trường giao dịch trái
phiếu trở nên sôi động hơn trong khi thị trường cổ phiếu ảm đạm. Thế
nhưng, trái phiếu chịu ảnh hưởng rất nhiều của các yếu tố thuộc về môi
trường v ĩ mô, đặc biệt và trực tiếp nhất đó là lãi suất. Cuộc chạy đua lãi suất
giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) đã tác động làm giảm tính thanh
khoản của trái phiếu: lãi suất huy động không kỳ hạn của các NHTM lên tới
8%/năm, lãi suất có kỳ hạn tới 18- 19%/năm trong khi lãi suất cuống phiếu
của TPCP chỉ có 9%/năm. Để tăng tính thanh khoản của TPCP, nhà đầu tư
đã buộc phải tăng tỷ lệ chiết khấu khiến cho giá trái phiếu bị đẩy xuống mức
thấp. Cuối tháng 5/2008, TPCP được giao dịch với mức lợi suất chiết khấu
lên tới 25%, thậm chí 30% đối v ới loại có thời gian đáo hạn (TGĐH) dưới 2
năm và từ 14-16% đối v ới loại có thời gian đáo hạn 5 năm trở lên. Lợi suất
chiết khấu cao làm giá TPCP giảm xuống còn 75.000 đồng/TP với TPCP
mệnh giá 100.000 đồng, kỳ hạn 5 năm và 80.000 đồng/TP, kỳ hạn lớn hơn 5
năm. Giá TPCP càng bị đẩy xuống mức thấp hơn khi mà vào đầu tháng
6/2008, dự đoán mức lãi suất ngân hàng sẽ tiếp tục tăng trước động thái
NHNN công bố tăng lãi suất cơ bản lên 14%/năm. Hệ quả là tỷ lệ chiết khấu
TPCP bị đẩy lên cao, đặc biệt là những TP có TGĐH ngắn 2 hoặc 3 năm chỉ

còn được giao dịch v ới mức giá 65.000 đồng/TP mệnh giá 100.000 đồng.
Giá “ siêu rẻ ” cộng v ới tính chất giao dịch lô lớn khiến các nhà đầu tư nhỏ
lẻ chỉ biết đứng ngoài cuộc do không đủ khả năng tài chính, phải nhường sân
cho nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính, đặc biệt
là các NHTM trong và ngoài nước. Cách đây một năm, các tổ chức và cá
nhân sử dụng v ốn vay để đầu tư TP chỉ phải trả mức lãi suất vay 8%/năm và
hưởng mức lãi cuống phiếu 9%/năm, thế nhưng cho tới nay, khi lãi cuống
phiếu vẫn ở mức 9%/năm nhưng nhà đầu tư lại phải trả mức lãi vay tới 19-
21%/ năm. Chính vì vậy mà hiện nay, những đối tượng này lại đang đứng
trước nhiều rủi ro với danh mục đầu tư trái phiếu của mình. Đối v ới NHTM,
họ có thể hưởng lợi từ việc sử dụng nguồn vốn huy động được nhưng lại
đứng trước rủi ro khi sử dụng chính nguồn vốn này v ới chi phí cao (lớn hơn
18%) để tài trợ cho khoản đầu tư vào trái phiếu với lãi suất cuống phiếu chỉ
9%/năm, đặc biệt với những NHTM không xác định đầu tư dài hạn vào trái
phiếu. Mặt khác, nằm trong gói 8 giải pháp của Chính phủ ban hành tháng
3/2008, giải pháp then chốt và được nhiều nhà kinh tế cho là giải pháp mang
tính hiện thực nhất xét từ góc độ chính sách tài khóa cũng như mối tương
quan giữa các ngành đầu tư khác nhau trong xã hội, đó là điều chỉnh đầu tư
công, đầu tư từ nguồn TPCP và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước để chống
làm phát. Theo kế hoạch, năm 2008, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển là
567,3 ngàn tỷ đồng tương đương 35 tỷ USD trong đó nguồn từ TPCP và TP
giáo dục là 32 ngàn tỷ đồng. Thực tế tính tới thời điểm 26/06, lượng vốn đầu
tư đã cắt giảm trên cả nước xấp xỉ đạt 17,7 nghìn tỷ đồng trong đó hơn một
nửa là giảm v ốn từ TPCP. Việc cắt giảm các dự án huy động qua TPCP
ngay lập tức tác động tới TTCK: nhà đầu tư nước ngoài trong tuần từ 2/6 tới
6/6 đã bán tới 20.656 triệu TP trong khi chỉ mua vào 9.578 triệu trái phiếu.
Tháng 6/2007, TTCK có những tín hiệu phục hồi , tình hình kinh tế đất nước
khả quan hơn do tác động của 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của
Chính Phủ, huy động v ốn của các NHTM đã bớt căng thẳng, vì thế mà tỷ lệ
chiết khấu TPCP đã giảm xuống chỉ còn trung bình là 20%, giá TP có xu

hướng phục hồi nhẹ. Thêm vào đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng có
lãi suất huy động bình quân lớn hơn 17,5%/năm phải giải trình là một động
thái giúp giảm nhiệt thị trường tín dụng, giúp giảm áp lực bán trái phiếu góp
phần vào việc tăng giá trái phiếu. Thêm vào đó, ngày 2/6/2008 thị trường
trái phiếu chuyên biệt đã chính thức đi vào hoạt động, được đánh dấu bằng
sự kiện chuyển 275 mã TPCP có TGĐH từ 6 tháng trở lên từ Sở giao dịch
chứng khoán Tp.HCM sang Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HASTC) với giá trị chuyển là 43.300 tỷ đồng, chiếm 30% giá trị tổng số
TPCP niêm yết tại HASTC. Như vậy, tổng số TPCP niêm yết tại HASTC
hiện tại là 479 mã với giá trị 142.665 tỷ đồng theo mệnh giá trong đó có 228
mã trái phiếu do Kho Bạc Nhà nước phát hành và 244 mã TP do Ngân hàng
Phát triển Việt Nam phát hành. Giao dịch trái phiếu chính phủ tập trung sẽ
góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu trong nước, là một
kênh huy động v ốn hiệu quả của nền kinh tế. Đặc biệt, đây sẽ là cơ hội
không những cho trái phiếu chính phủ mà còn cho cả trái phiếu công ty, một
loại hàng hóa có v ẻ như đang yếu thế trên thị trường trái phiếu (Trái phiếu
chính phủ chiếm hơn 80% tổng lượng trái phiếu phát hành) trong khi chính
trái phiếu công ty mới là yếu tố quyết định sự sôi dộng và sức hấp dẫn của
thị trường này. Với sự ra đời của thị trường trái phiếu chuyên biệt, nhà đầu
tư, các quỹ đầu tư sẽ ngày càng quan tâm hơn đến thị trường trái phiếu với
niêm tin vào một thị trường trái phiếu sôi động và minh bạch hơn.






×