Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Sơ lược về các yếu tố quan trọng trong kịch bản phim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.22 KB, 6 trang )

Học Viết Kịch Bản Phim:

Sơ lược về các yếu tố quan trọng trong kịch bản phim.

I/ Các cỡ cảnh có 4 cỡ cảnh chính:

-

Toàn cảnh:

+ toàn cảnh rộng ( viễn cảnh): là 1 cảnh rất rộng, bao la, bao quát toàn bộ bối cảnh, trong đó có hoặc không có nhân vật.
+ cảnh toàn: là 1 cảnh viễn nhưng đẹp hơn, máy tiến lại gần nhân vật hoặc bối cảnh hơn.
+ toàn cảnh hẹp : cho phép ta có 1 ái nhìn tổng thể, giới thiệu bối cảnh, một địa điểm, nơi xác định sẽ diễn ra 1 phân đoạn, 1 hành động,
địa danh mà chúng ta quan tâm.

-

-

Trung cảnh: máy quay bắt từ chân tới đầu của nhân vật



Nhân vật là điểm nhấn, người ta thấy rõ hành động của nhân vật, ta cũng có thể tháy xuất hiện nhiều nhân vật cùng 1 lúc. Trong
cỡ cảnh này cử động cơ thể của nhân vật, sự di chuyển của các diễn viên rất quan trọng. Dùng trung cảnh đẻ giới thiệu 1 nhân
vật hay vật thể nào đó.

Trung mỹ: cắt nhân vật đến nửa đùi, khuôn mình được sáng tạo ở mỹ, thời hưng thịnh của các cao bồi miền tây.
Cậnh cảnh – Đặc tả: đây là nét đặc trưng nhất của ngôn ngữ hình ảnh, cận cảnh đặc tả cho chúng ta đi vào những tình huống bộc lộ
cảm xúc mạnh và đốt cháy những giai đoạn trung gian cũng như thời gian mà chúng ta cần diễn đạt 1 cách tự nhiên như cuộc sống
hàng ngày. Cc-đt được sử dụng cho 1 tình huống, 1 lời thoại trở nên gay cấn, căng thẳng, tạo sự chú ý khán giả tới 1 hành động, gây


hiệu quả mạnh, vì vậy chính truyền hình và quảng cáo, ngta sử dụng rất nhiều cận cảnh – đặc tả để gây sự chú ý cho người xem.

+ cận cảnh: ống kính máy quay bắt vào một bộ phận quan trọng trên cơ thể, đó có thể là khuôn mặt , cũng có thể là chân hoặc tay.
+ đặc tả: khuôn hình bắt riêng vào một bộ phận trên cơ thể: mắt, tai, trán ...
II/ KỊCH BẢN
Kịch bản là gì?

-

Kịch bản giúp cho nhà sản xuất đánh giá chất lượng nghệ thuật bộ fim, đồng thời dự án kinh phí sản xuất và đi tìm các nguồn tài trợ
cần thiết cho việc thực hiện.

Kịch bản bao gồm những nội dung gì?
Nội dung câu chuyện diễn biến gồm:

-

Lời thoại
mô tả các nhân vật
mô tả hành động
mô tả địa điểm xảy ra sự việc
thời điểm nào trong ngày, giai đoạn nào trong năm, mùa nào, trong hoàn cảnh nào.

Sơ đồ phát triển kịch tính ban đầu: (sơ đồ đơn giản nhất)
màn 1:
nêu và giới thiệu nhân vật địa điểm, tình huống, mối quan hệ giữa các nhân vật, đưa các tình huống và nhân vật tới một sự cố gây cấn bên trong
hay bên ngoài, xung đột, khủng hoảng giữa các nhân vật trong một mối quan hệ về công việc, xã hội.
...



Màn 2:
Trình bày tiếp các bước đi hay thử thách trong đó một nhân vật hoặc nhiều nv tìm cách giải quyết mâu thuẫn.
Màn 3:
Giải quyết mâu thuẫn và kết luận, có thể là một kết thúc tốt đẹp hay không tốt đẹp, cũng có thể là 1 kết thúc mở, đặt ra các vấn đề khác.
Các loại kịch bản

4

Chia ra làm 2 loại kịch bản: kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh ( kĩ thuật)
thành phần cốt yếu trong kịch bản văn học

1.

Ý phim ( tư tưởng chủ đề) trong nội dung này là những ý ngầm biên kịch muốn gửi gắm trong phim hoặc có thể là những hậu ý
vô tình nảy sinh ( tác dụng phụ ngoài dự kiến có thể xảy ra mấtc giả không ngờ tới )
Vd như tây du kí....

2.

Cốt truyện chuyện gì, chuyện thế nào? Chuyện diễn tiến ra sao? Là vấn đề cốt lõi của loại phim kể chuyện.
Lưu ý: Mỗi khi kể câu chuyện trong phim chúng ta phải tuân theo một số quy tắc nhất định và để làm được điều đó chúng ta cần sử
dụng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh.
Quy tắc 5 chữ W

-

WHO: ai
Where: ở đâu
When: khi nào?
What: cái gì?

Why: tại sao

3.

Mâu thuẫn vấn đề gì của câu chuyện được nêu ra và giải quyết như thế nào? ở các dạng mâu thuẫn và tình huống khác nhau
mà kịch bản đưa vào chuyện.

4.

Nhân vật con người của sự kiện, chuyện của ai? Là thế nào, số phận, tính cách của họ ra sao? Câu hỏi số phận quyết định tính
cách của họ hay ngược lại? Vai trò của 3 yếu tố trên ( 2 3 4 )có làm rõ được ý phim hay không?

Các yếu tố cấu thành kịch bản

1.

Phần tên cảnh: là dòng nằm truóc mỗi cảnh mới, chia kịch bản và gồm các chỉ dẫn về địa điểm, thời gian và ánh sáng trong cảnh.
VD: NỘI.NGÀY – NGOÀI HÀNH LANG
Trong đó:
NỘI/NGOẠI : địa điểm
NGÀY/ĐÊM : thời gian
NGOÀI HÀNH LANG, PHÒNG LÀM VIỆC, CĂN HỘ: địa điểm cụ thể

2.

Phần miêu tả: miêu tả hành động, bối cảnh, nhân vật, khuôn hình, nói tóm lại là tất cả các yếu tố không thuộc về phần thoại.

Chú ý: luôn đặt miêu tả hành động trước miêu tả.
Ví dụ: Linh ngồi trên bàn chăm chú làm việc, đó là một cô gái chừng 20 tuổi, tóc ngắn mà nâu vàng...
Sinh động hơn là Linh chừng 20 tuổi....


3.

Lời thoại: nhân vật nào nói và chỉ dẫn về cách họ nói.

Lời thoại trong kịch bản không chỉ cần hay, mà cần phải dễ đọc, dễ hiểu. Phần lời thoại trong kịch bản phức tập nhất về mặt hình thức bởi
có tới 3 loại thông tin khác nhau

3.1

Tên nhân vật nói lời thoại: quy tắc là tên nhân vật nói lời thoại được viết chữ IN hoặc IN ĐẬM”
LINH
tôi muốn nói...
 Chúng ta nên tránh các kiểu trình bày như gạch chân tên nhân vật, hoặc dùng chữ in cỡ lớn hơn thoại, chữ nghiêng... chúng ta
nên chọn cách trình bày đơn giản nhất và tránh viết tên nhân vật cùng 1 dòng với thoại như tôi gọi là cách trình bày thứ nhât.
LINH: Tôi muốn nói chuyện với cô.
TRANG: Có chuyện gì cô nói đi.
LINH: Chúng ta tìm một quán cafe nói chuyện chứ?
TRANG: Không, tôi rất bận...


Có một số sách dạy viết kịch bản vẫn viết theo cách trên, tuy không sai, nhưng cách trên bắt người đọc phải đọc cả tên nhân
vật. Sau khi nghiên cứu người ta nhận ra rằng người đọc không thích đọc tên nhân vật, nên có thể bỏ qua cách trình bày thứ
nhất và trình bày theo hình thức thứ hai:
LINH
Tôi muốn nói chuyện với cô.
TRANG
Có chuyện gì cô nói đi.
LINH
Chúng ta tìm một quán cafe nói chuyện chứ?

TRANG
Không, tôi rất bận...
Cột thoại thường để ở cột giữa của trang.
Chú ý: tên nhân vật phải nhất quán trong phần miêu tả và phần lời thoại.

3.2

Chỉ dẫn về lời thoại
Chỉ dẫn về lời thoại thường đặt trong ngoặc () và phải được tách biệt rõ ràng khỏi tên nhân vật và lời thoại để không có nhầm lẫn, chỉ
dẫn về lời thoại có thể được đặt dưới tên nhân vật hoặc bên cạnh.
LINH (tức giận)
LINH
(tức giận)
5 Chức năng của chỉ dẫn lời thoại:

-

Chức năng thứ 1: bao gồm các chỉ dẫn về cường độ (la, hét, thì thầm). Tâm trạng của nhân vật (bực mình, tức giận, vui vẻ, nghi
ngờ...) đặc điểm của nhân vật.

-

Chức năng thứ 2: cho phép chỉ một động tác hoặc một hành động cần thực hiện đồng thời với lời thoại ngay sau đó.
Ví dụ:
LINH
(tắt tivi)
Tôi muốn yên tĩnh
Chú ý: nếu hành động quá dài thì ta nên viết hành động đó ở phần miêu tả, không được viết hành động độc lập vào phần dành cho
chỉ dẫn lời thoại.
Ví dụ:

LINH
Tôi cần một kịch bản hay.(cô mở tập tài liệu chăm chú đọc)
Kịch bản này không đạt yêu cầu.
(cô mở tập tài liệu chăm chú đọc) đây là một hành động độc lập ta không thể đặt vào phần chỉ dẫn lời thoại

Ta phải viết như sau:
LINH
Tôi cần một kịch bản hay
Cô mở tập tài liệu, chăm chú đọc
LINH
Kịch bản này không đạt yêu cầu

-

Chức năng thứ 3: chỉ âm điệu giọng ( trong trẻo, khàn khàn, ồ ồ) và giọng cần được thay đổi.

-

Chức năng thứ 5: Báo nhân vật không có trong khuôn hình ( OFF, OVER)
+ giọng off có thể chỉ ra 2 tình huống khác nhau:

-

nhân vật đang nói không có mặt trong cảnh, cũng không có mặt trong khuôn hình, lời của người dẫn truyện ( tiếng ngoài hình, ở mỹ
thường dùng thuật ngữ OVER)
Ý nghĩa: thường là lời của tác giả kịch bản tân sự với công chúng trước khi vào phim, cũng có thể gọi đó là những lời dạo đầu, lời
ngoài hình được viết ra nhằm chia sẻ với khán giả những suy nghĩ sâu lắng của tác giả về bối cảnh câu chuyện hay những suy tưởng
về nhân vật trong phim. Giúp người xem cảm nhận sâu sắc hơn về nội dung câu chuyện và chân dung nhân vật. lời ngoài hình thường
được vết ngắn gọn, sinh động và truyền cảm.
Ví dụ: phim đường về nhà...


-

Nhân vật có mặt trong hình, nhưng không nói chuyện ( tiếng nói nội tâm)

-

Tiếng ngoài hình :

Chức năng thứ 4: Chỉ người mà lời thoại hướng tới, để tránh nhầm lẫn (chỉ ngón tay về bên phải, quay lưng về phía, tự nói với
mình ...)


+ Nhân vật có trong cảnh nhưng không có trong khuôn hình:
LINH (tiếng ngoài hình)
Cậu đang làm gì thế?
Tên của nhân vật => nhân vật có trong cảnh phim, tiếng ngoại hình giúp ta biết nhân vật ở ngoài hình.
+ bản thân nhân vật không có trong cảnh phim.
Giọng ngoài hình (Linh)
Giọng ngoài hình đóng vai trò là nhân vật nói lời thoại (Linh) nằm ở mục chỉ dẫn lời thoại suy ra nhân vật không có trong cảnh phim.

3.3
-

Bản thân lời thoại
Có thể dùng loại chữ khác ở phần miêu tả, nhưng tránh các kiểu chữ hoa lá cành.
Có lời thoại thì phải có tên nhân vật.

-


III/ Cách soạn thảo kịch bản.

1.
-

Kịch bản không phải là tác phẩm văn học.

2.

kịch bản không phải là tiểu thuyết

khi viết kịch bản phải viết rõ ràng, không văn vẻ , không lạm dụng lời thoại và tin chắc rằng kn là chuỗi hình ảnh, phải biết truyền đạt
nhịp điệu cảnh. không nên lúc nào cũng chỉ chú ý tới tâm lý nhân vật.

Đặc trưng của phong cách kịch bản được chia thành 2 khía cạnh chính:
+ kịch bản chủ yếu thuộc về nghệ thuật nghe nhìn
+ kịch bản bao giờ cũng diễn ra ở thười hiện tại: hành động luôn xảy ra ở thời hiện tại, cho dùng cảnh đó có xảy ra ở thời quá khứ ta cũng
không được dùng thời quá khứ miêu tả cảnh đó. Một thông tin chỉ được xuất hiện trong kịch bản khi nó xuất hiện trên màn ảnh.

3.

kịch bản không phải là phân cảnh kĩ thuật

khi viết kịch bản chúng ta tuyệt đối không dùng các thuật ngữ kĩ thuật, vì các thuật ngữ sẽ khiến người đọc kịch bản không thoải mái,
chúng ta có thể dùng các thuật ngữ kĩ thuật trong mục phân cảnh ngầm.
Kịch bản phân cảnh vô hình = gợi ý dàn cảnh
Một cánh đồng lúa chín trải rộng trước mắt, phía xa là đàn trâu đang gặm cỏ. Bên cạnh đống phân trâu, một con bọ hung đang loay hoay
đẩy cục phân trâu vào tổ.
Trải rộng trước mắt : viễn cảnh
Bên cạnh đốn phân trâu: cận cảnh

một con bọ hung đang loay hoay đẩy cục phân trâu vào tổ: đặc tả
chú ý: tuyệt đối khi viết kịch bản chúng ta không được viết các cỡ cảnh vào kịch bản như
cận đặc tả bàn tay người mẹ đang xoa mặt con....
những cỡ cảnh, máy quay kĩ thuật là của người đạo diễn, người biên kịch chỉ chịu trách nhiệm nghệ thuật và nội dung của phim.

4.

Tóm tắt kịch bản(synopsis)

Tóm tắt kịch bản có thể:

-

Kể ngắn gọn toàn bộ cốt truyện
Chỉ kể mấy phút đầu phim
Trình bày chủ đề phim
1 loại lời nói đầu đối với kịch bản

Khi tóm tắt kịch bản ta nên:

-

Xoay quanh nhân vật chính


-

Làm cho độc giả cảm nhận được cốt chuyện, cũng như các xung đột và giải tỏa xung đột.
Tóm tắt kịch bản phải cho phép cảm nhận được phong cách của phim.
Viết ngắn gọn khoảng 10 dòng cho 1 phim ngắn.


Khi tóm tắt kịch bản ta cần tránh các điều sau:

-

Tránh kể toàn bộ câu chuyện theo trình tự thời gian.
Tránh kể đoạn kết phim để giữ được bất ngờ.
Tránh kể chi tiết, trừ khi có chi tiết tóm bắt được toàn bộ tính cách nhân vật hay nội dung chủ đều kịch bản.



Tóm lại tóm tắt kịch bản không phải là kể lại phim một cách ngắn gọn mà là để làm cho người ra muốn xem phim.

5.

Hồ sơ kịch bản

-

Tên kịch bản

-

1.

Trang bìa và trang lót bìa:

Tên tác giả kịch bản
Nếu là kịch bản chuyển thể từ tác phẩm văn học hay tiểu thuyết ta phải ghi rõ tên tác phẩm và tác giả
Tên hãng sản xuất đã đặt kịch bản hoặc hãng sản xuất phim (nếu có)

Địa chỉ liên lạc của tác giả or người đại diên

2.
3.
4.

Tóm tắt kịch bản
Kịch bản
Ý định của tác giả
Có đặc điểm:

chân thành và có cá tính, bộ lộ được quan điểm cá tính của tác giả
sáng sủa, rõ ràng và sinh động, không nên quá triết lý.
Hài hòa giữa phong cách và thể loại kịch bản.
Tránh viết quá mỹ miều, khoa trương, lên giọng dạy đời hay bút chiến và các lời bình kịch bản hay so sánh kịch bản với đạo diễn hoặc
phong cách phim khác.

IV/ CÁC BÀI TẬP CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU.

1.

Bài tập quan sát: phải biết quan sát và viết một cách cảm xúc,hết sức tỉ mỉ và chi tiết.
+ phân biệt quan sát không phải là miêu tả: yếu tố hàng đầu trong việc quan sát mang tính điện ảnh đó là phải mang yếu tố đối lập
hoặc yếu tố mang tính xung đột.
+ phân biệt quan sát với ghi chép.
+ quan sát phát hiện ra nét đặc việt độc đáo của sự vật, sự việc
+ quan sát tỉ mỉ là một quá trình trải nghiệm tích lũy từ đó tìm ra mối liên hiệ giưã các sự vật , và sự khác nhau giữa văn hóa và thực
tế xã hội.

2.

-

Bài tập viết kịch bản phim câm

Phim câm ngắn nói lên được, nội dung, ý nghĩa, câu chuyện muốn kể,lột tả rõ được thời gian và địa điểm nói lên câu chuyện.

3.

Phim ngắn

Thời gian của phim ngắn trung binh từ 5p – 50p

a.

Lựa chọn chủ đề tư tưởng

Không viết về những chủ đề quá xa lạ với bạn, hãy bắt đầu từ những thứ gần gũi nhất với bạn.
Những chủ đề khó hiểu với cái cớ là tạo một cái huyền bí nào đó sẽ khiến khán giả chửi thề và phòng vé vắng khách.

b.

Tạo được tình hướng và Cái kết bất ngờ là kết thúc của sự thông minh.




×