Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH LÂM - HUYỆN THẠCH THÀNH - TỈNH THANH HÓA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.06 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
=====O0O=====

BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN XÂY DỰNG NHÀ Ở
TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH
LÂM - HUYỆN THẠCH THÀNH - TỈNH THANH HÓA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
MÃ SỐ: 608

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Anh Cường
Sinh viên thực hiện

: Quản Trọng Hải

Lớp

: VHDT 15A

Hà Nội - 2013

1
 


LỜI CẢM ƠN
Thật lấy làm vinh dự cho những sinh viên có may mắn được viết khóa
luận tốt nghiệp. Đây là một công việc khó khăn nhưng đầy thú vị đòi hỏi lòng
say mê nghiên cứu khoa học và nhiều kĩ năng. Trong quá trình thực hiện bài
khóa luận, bản thân sinh viên gặp nhiều trở ngại, tuy nhiên nhận được sự quan


tâm, giúp đỡ chỉ bảo tận tình của nhiều cá nhân, cơ quan.
Sinh viên gửi lời cảm ơn đến Phòng văn hóa thông tin huyện Thạch
Thành; thư viện huyện Thạch Thành; UBND, Ban văn hóa xã Thành Lâm, và
nhiều cá nhân khác đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng để tôi hoàn thiện tốt
nhất bài viết này.
Sinh viên xin gửi lời cảm ơn đến PGS –TS Trần Bình, Thạc sĩ Vũ Thị
Uyên, giảng viên Khoa văn hóa dân tộc thiểu số, các Phòng ban chức năng đã
cung cấp nhiều tri thức quan trọng cũng như giúp đỡ sinh viên hoàn thiện thủ
tục trong quá trình sinh viên thực hiện bài viết.
Đặc biệt sinh viên gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Anh
Cường - Giảng viên hướng dẫn đã có sự giúp đỡ nhiều nhất, giúp đỡ sinh
viên trong việc định hướng trong quá trình nghiên cứu, đã luôn có sự giúp đỡ
chỉ bảo kịp thời để đi đến sự hoàn thiện các bài viết này.
Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!
Sinh viên

Quản Trọng Hải

2
 


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ................................................................................................. 6
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 6
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 8

5. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 8
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 9
7. Bố cục đề tài .................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG TỰ
NHIÊN, MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH
LÂM, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA ......................... 10
1.1. Một số khái niệm. ................................................................................... 10
1.2. Khái quát môi trường tự nhiên ............................................................. 10
1.2.1 Vị trí địa lí .............................................................................................. 10
1.2.2 Địa hình .................................................................................................. 11
1.2.3. Khí hậu .................................................................................................. 12
1.2.4. Tài nguyên rừng .................................................................................... 12
1.2.5. Thổ nhưỡng ........................................................................................... 12
1.3. Môi trường xã hội ............................................................................ 12 
1.4. Khái quát người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa ..................................................................................................... 14
1.4.1 Tên gọi, tộc danh .................................................................................... 14
1.4.2 Nguồn gốc .............................................................................................. 15
1.4.3.Ngôn ngữ ................................................................................................ 16
1.4.4. Đặc điểm kinh tế ................................................................................... 16
3
 


1.4.5 Đặc trưng văn hóa .................................................................................. 21
1.4.5.1 Tổ chức cộng đồng .............................................................................. 21
1.4.5.2. Quan hệ xã hội ................................................................................... 21
1.4.5.3. Tín ngưỡng ......................................................................................... 21
1.4.5.4 Ẩm thực ............................................................................................... 23
1.4.5.5 Cư trú................................................................................................... 24

1.4.5.6 Sinh đẻ ................................................................................................. 24
1.4.5.7. Hôn nhân ............................................................................................ 25
1.4.5.8 Tang ma ............................................................................................... 33
1.4.5.9 Trang phục .......................................................................................... 34
1.4.5.10. Phương tiện vận chuyển ................................................................... 40
1.4.5.11. Văn nghệ dân gian ............................................................................ 40
1.4.5.12. Trò chơi dân gian ............................................................................. 40
1.4.5.13. Lễ hội................................................................................................ 41
CHƯƠNG 2. TẬP QUÁN XÂY DỰNG NHÀ SÀN NGƯỜI MƯỜNG Ở
XÃ THẠCH LÂM, HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA ... 43
2.1 Quan niệm về nhà cửa ............................................................................ 43
2.2 Truyền thuyết về nhà sàn người Mường .............................................. 44
2.3 Loại hình .................................................................................................. 45
2.4 Cấu trúc .................................................................................................... 46
2.5 Quy trình làm nhà sàn ............................................................................ 47
2.5.1 Chọn đất, chon hướng nhà, chọn tuổi .................................................... 47
2.5.2 Chuẩn bị vật liệu làm nhà....................................................................... 48
2.5.3 Làm mộc................................................................................................. 51
2.5.4 Dựng nhà ................................................................................................ 52
2.6 Nghi lễ tân gia .......................................................................................... 56
2.7 Bố trí mặt bằng sinh hoạt ....................................................................... 57

4
 


CHƯƠNG 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ LÀM BIẾN ĐỔI TẬP
QUÁN XÂY DỰNG NHÀ SÀN NGƯỜI MƯỜNG XÃ THẠCH LÂM, . 63
HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA. .................................... 63
3.1 Biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn ........................................... 63

3.2. Tác động làm biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn .................. 67
3.2.1 Tác động về kinh tế .............................................................................. 67
3.2.2 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước ......................................... 68
3.2.3 Giao lưu văn hóa .................................................................................. 70
3.2.4 Phong tục, tập quán, tri thức dân gian .............................................. 71
3.2.5 Tài nguyên thiên nhiên ........................................................................ 72
3.3 Đánh giá tác động làm biến đổi trong tập quán xây dựng nhà sàn.... 72
3.3.1 Tích cực .................................................................................................. 72
3.3.2 Tiêu cực .................................................................................................. 74
3.4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trong tập quán xây dựng nhà
sàn ................................................................................................................... 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 83
 

5
 


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là một lĩnh vực rất quan trọng của đời sống xã hội, hội tụ
những giá trị mà chính con người đã tạo nên. Những giá trị quý báu mà con
người tạo nên đó không tồn tại bất biến bao giờ. Mà theo thời gian và nhiều
yếu tố khác nó không còn giữ được những giá trị nguyên vẹn ban đầu, ta
không nhận ra được hết những dấu ấn thời đại trong đó nữa. Việt Nam là
nước đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có bản sắc riêng, nên khẳng định rằng văn
hoá cũng khá đa dạng. Người Mường có truyền thống văn hoá rất đặc sắc, đặc
trưng, rõ nét và ít bị hoà lẫn với tộc người khác. Nhà sàn là một đặc trưng của

người Mường, đó là một giá trị truyền thống quý giá. Truyền thống đó được
các thế hệ truyền lại cho nhau, gìn giữ như một niềm tự hào. Tuy vậy do sự
can thiệp tác động của các yếu tố bên ngoài, trong nhiều năm trở lại đây các
yếu tố văn hoá truyền thống này dần bị mai một, các yếu tố văn hoá này thật
sự quý giá, và cần được bảo tồn
Giá trị quý báu nhà sàn của đồng bào là vậy. Gần đây Chính phủ vừa
phát động phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”. Phong
trào có nhiều ảnh hưởng, tác động, làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn
trên khắp cả nước, xã Thạch Lâm cũng nằm trong số đó. Lĩnh vực văn hóa
cũng có những chính sách nhất định. Ngôi nhà sàn của đông bào Mường xã
Thạch Lâm tồn tại, biến đổi ra sao? Phong trào xây dựng nông thôn mới có
những tác động tích cực nào, có những điểm gì chưa phù hợp? Cần những
chính sách như thế nào để lưu giữ lại giá trị quý báu của ngôi nhà sàn trong
bối cảnh mới?
Xuất phát từ nhu cầu đó, sinh viên thực hiện công trình công trình
nghiên cứu này để mong rằng một lần nữa là sống lại giá trị văn hoá truyền
6
 


thống đáng tự hào của người Mường, cũng để nhìn lại những thay đổi của giá
trị đó, giá trị và đề xuất những giải pháp nhằm giữ lại những tốt đẹp. Cũng để
góp phần cung cấp thêm tài liệu về địa phương cho các công trình nghiên cứu
của các tác giả khác.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu các trong tập quá xây dựng nhà sàn , những biến đổi hiện nay
của người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát nhà ở truyền thống của người Mường và chỉ ra

những thay đổi của nhà sàn hiện nay so với trước tại xã Thạch Lâm, huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc khảo sát giá trị văn hoá nhà sàn, đề xuất những giải pháp với
chính quyền địa phương, người dân những biện pháp bảo tồn giá trị văn hóa
nhà sàn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nhà ở người Mường ở các mặt:
- Quan niệm về tầm quan trọng nhà ở
- Dựng nhà và những công việc cần thiết: Chuẩn bị nguyên vật liệu, làm
mộc, quy trình dựng nhà.
- Loại hình, kết cấu
- Những công việc sau khi dựng nhà: Nghi lễ tân gia, bố trí mặt bằng
sinh hoạt, những kiêng kị liên quan đến trước và sau dựng nhà.
- Những thay đổi của nhà sàn người Mường hiện nay.
- Chỉ ra nguyên nhân biến đổi

7
 


- Đánh giá sự tác động của các yếu tố tác động đến sự thay đổi tập quán
xây dựng nhà sàn
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu đã sử dụng các phương
pháp như:
- Điền dã dân tộc học
- Điều tra, quan sát
- Phỏng vấn người dân

- Phân tích, tổng hợp, so sánh.
- Thu thập xử lí tài liệu liên quan.
5. Lịch sử nghiên cứu
Trong lịch sử đã có những công trình nghiên cứu về đề tài này, đã có
những tác giả tên tuổi tham gia đóng góp vào đề tài này. Kể đến một số tác
giả như:
- “Đặc trưng văn hóa Mường Thanh Hóa” của tác giả Vương Anh do
Sở Văn hóa Thông tin, Hội Văn hóa các dân tộc Hòa Bình xuất bản năm
1995.
- “Văn hóa bản Mường Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Khánh do
NXB Đà Nẵng xuất bản năm 2011
- “Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Khắc
Tụng do Hội khoa học lịch sử Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu kiến trúc do
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội xuất bản năm 2004. Công trình khái quát
văn hóa và nghiên cứu các loại hình nhà ở cổ truyền của các dân tộc sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Nhìn chung các công trình của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh
trong sinh hoạt văn hóa người Mường.
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội của địa bàn nghiên cứu.

8
 


- Khảo sát văn hóa Mường trên các phương diện văn hóa vật chất, văn
hóa tinh thần. Qua đó thấy được nét đặc sắc trong văn hóa Mường.
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành khảo sát
tên địa bàn xã Thạch Lâm.
6. Đóng góp của đề tài
- Giới thiệu một nét văn hoá cổ truyền của người Mường ở Thạch Lâm,

Thạch Thành. Phát hiện ra những nét văn hoá địa phương ẩn chứa trong văn
hoá người Mường nói chung.
- Khảo sát giá trị văn hóa nhà sàn; chỉ ra những thay đổi trong tập quán
xây dựng nhà sàn; thấy được mối liên hệ của những yếu tố tác động.
- Góp thêm cơ sở khoa học cho việc định hướng và tạo lập các chính
sách về kinh tế, văn hoá, xã hội đối với người Mường ở xã Thạch Lâm trong
thời gian tới.
- Đóng góp giải pháp cụ thể nhằm giữ gìn văn hoá truyền thống tốt đẹp
của người Mường ở xã Thạch Lâm.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục bài nghiên cứu có các phần sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận và khái quát môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội và người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh
Hóa.
Chương 2: Tập quán xây dựng nhà của người Mường ở Thạch Lâm,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
Chương 3: Tác động của các yếu tố làm biến đổi tập quán xây dựng nhà
sàn người Mường ở xã Thạch Lâm,, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.

9
 


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN,
MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ NGƯỜI MƯỜNG Ở XÃ THẠCH LÂM,
HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA
 

1.1. Một số khái niệm.

Nhà ở: Là nơi cư trú, không gian sinh hoạt của con người, che chở con
người khỏi những tác động của thiên tai. Được tạo ra từ vật liệu tự nhiên,
nhân tạo, bằng kĩ thuật thủ công với tư duy kĩ thuật của các tộc người. Nhà ở
là kết quả của sự tương tác của con người với tự nhiên, là nơi hội tụ nhiều giá
trị văn hóa, tâm linh.
Biến đổi: Là sự thay đổi so với trạng thái ban đầu. Đây là quy luật quan
trọng của văn hóa.
Tập quán: Là phương thức ứng xử và hành động đã định hình quen thuộc
và đã thành nếp trong lối sống, trong lao động ở một cá nhân, một cộng đồng.
Tập quán gần gũi với thói quen ở chỗ nó mang tính tĩnh tại, bền lâu, khó thay
đổi. Trong những tình huống nhất định, tập quán biểu hiện như một hành vi
mang tính tự động hoá. Tập quán hoặc xuất hiện và định hình một cách tự
phát, hoặc hình thành và ổn định thông qua sự rèn luyện và là kết quả của quá
trình giáo dục có định hướng rõ rệt.
1.2. Khái quát môi trường tự nhiên
1.2.1 Vị trí địa lí
Xã Thạch Lâm nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thạch Thành tiếp giáp
với 2 tỉnh Ninh Bình và Hòa Bình và ba huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa,
huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình, và huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình với 10 xã
như sau:
- Phía Đông giáp xã Thành Mỹ, xã Thạch Quảng huyện Thạch Thành
10
 


- Phía Nam giáp xã Thạch Tượng huyện Thạch Thành.
- Phía Tây giáp xã Lương Nội huyện Bá Thước, xã Tự Do huyện Lạc
Sơn của tỉnh Hòa Bình.
- Phía Bắc giáp các xã Ngọc Lâm, xã Tân Mỹ, xã Ân Nghĩa, xã Yên
- Nghiệp huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình và các xã Cúc Phương huyện

Nho Quan tỉnh Ninh Bình.
Xã Thạch Lâm có 7 thôn bao gồm: Thôn Thượng, thôn Đăng, thôn Nội
Thành, thôn Thống Nhất, thôn Nghéo, thôn Biện, thôn Đồi. Trong đó có 5
thôn nằm một phần và toàn bộ trong vườn Quốc gia Cúc Phương.
1.2.2 Địa hình
Xã Thạch Lâm chạy dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh, địa hình không
có sự đồng nhất và tương đối đa dạng bao gồm cả đồi núi và những cánh
đồng bằng phẳng. Bao quanh xã là những ngọn đồi, không chia cắt mà bao
bọc lấy toàn xã. Xem như một ưu tiên của tự nhiên, đồng bào ở đây sử dụng
tương đối hiệu quả vào các hoạt động nông nghiệp. Trên đó, họ trồng nhiều
loại cây trồng nhưng đáng chú ý và nhiều nhất vẫn là cây mía. Thực tế đây là
cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng nhất của cư dân nơi đây, trở thành
nguồn thu nhập chính, công việc chính bên cạnh một số cây trồng khác như
cây lúa và một vài cây trồng ngắn ngày khác.
Tuy nhiên, có thể kết luận rằng phần lớn đồng bào ở đây cư trú ở những
nơi đất bằng phẳng hoặc triền núi thoai thoải, điều này thuận lợi về mọi mặt
trong đời sống. Ở những nơi như vậy thuận lợi cho cả việc xây cất nhà, đi lại
giao lưu cũng thuận tiện nên dễ hiểu vì sao đồng bào ở đây thường co cụm lại
với nhau xung quanh những khoảng đất bằng phẳng hoặc thoai thoải hiếm
hoi.

11
 


1.2.3. Khí hậu
Khí hậu ở đây mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, tức là mang
một số tính chất như nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều và mưa theo mùa, và
mang thêm một đặc điểm nữa của dải đất miền trung là chịu sự tác động của
hiệu ứng gió phơn Tây Nam, hay còn gọi là gió Lào chỉ có hai ngọn đồi với

độ che phủ không cao nên nhìn chung vẫn tương đối nóng bức vào mùa hè.
1.2.4. Tài nguyên rừng
Theo khảo sát, xã Thạch Lâm tương đối giàu tài nguyên. Chủ yếu là tài
nguyên rừng, không có những cánh rừng lớn, tuy nhiên nguồn cung cấp
nguyên liệu gỗ hoặc một số cây trồng như nứa, luồng, tre cũng là sự hỗ trợ
đáng quý trong đời sống của đồng bào nơi đây rõ nhất trong việc làm nhiên
liệu đốt hay nguyên vật liệu để dựng nhà. Tài nguyên đất, đá và thảm thực vật
cũng tương đối phong phú.
1.2.5. Thổ nhưỡng
Đất đai ở đây bên cạnh dải đất phù sa là đất feralit nâu đỏ, điều này thích
hợp cho việc trồng mía, lúa và một số cây lâm nghiệp như: luồng, vầu, mây.
Như vậy, dễ dàng để khẳng định đặc điểm tự nhiên của xã Thạch Lâm
mang đầy đủ tính chất của tự nhiên miền núi Bắc Trung Bộ. Điều này tương
đối thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất, đặc biệt là trồng rừng, khai thác
nương rẫy. Cũng chính điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng và tác động không
nhỏ đến đời sống văn hoá của đồng bào nơi đây.
1.3. Môi trường xã hội
Xưa xã Thạch Lâm thuộc Mường Đẹ. Trước cách mạng tháng Tám năm
1945 thuộc tổng Quảng Tế. Sau năm 1945 tổng Quảng Tế được đổi tên là xã
Đoàn Kết. Năm 1953 xã Đoàn Kết chia ra làm 4 xã nhỏ là xã Thạch Lâm, xã
Thạch Cẩm, xã Thạch Quảng, xã Thạch Tượng. Xã Thạch Lâm có tên từ đây

12
 


xã Thạch Lâm là một xã miền núi của huyện Thạch Thành thuộc diện được
hưởng chương trình 135 của Chính phủ.
Xã Thạch Lâm có 7 thôn, 606 hộ với tổng số dân 2632 nhân khẩu, trong
đó người dân tộc thiểu số chiếm tới 98%. Thạch Lâm là xã miền núi còn

nhiều khó khăn là xã nghèo, có xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp, tỉ lệ hộ
nghèo năm 2012 chiếm 60,2% đời sống của người dân còn rất khó khăn hiện
vẫn phải dựa tới 100% vào ngân sách Trung ương. Giao thông đi lại khó khăn
gây cản trở cho việc giao lưu kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất còn hạn chế chủ
yếu được đầu tư từ các chương trình, dự án của nhà nước. Xã có chiều dài từ
đầu xã đến cuối xã hình chữ Y dài hình thành 7 cụm dân cư, còn gọi là 7 thôn
xóm và chia thành 2 khu Thạch Lâm I, Thạch Lâm II. Xã còn gặp nhiều khó
khăn, thôn xa trung tâm xã là 14 km, có 3 thôn bản nằm ở bên kia sông Bưởi,
nhất là mùa mưa bão đi lại rất khó khăn cho nhân dân khi mùa lũ lụt, xã
Thạch Lâm có 2 dân tộc sinh sống chủ yếu đó là Mường và dân tộc Kinh.
Trong đó:
- Dân tộc Mường chiếm: 94%.
- Dân tộc Kinh chiếm: 6%
Là xã có điểm xuất phát kinh tế thấp, xã đặc biệt khó khăn, người dân
tộc thiểu số chiếm trên 98% dân số, trình độ dân trí còn thấp tỉ lệ lao động đã
qua đào tạo tại các trường dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, Đại học chỉ chiếm
2,5% dân số, đa số người dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng
các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Số người trong độ tuổi lao động có
công việc và thu nhập ổn định chiếm tỉ lệ nhỏ, cơ sở hạ tầng yếu kém đặc biệt
là đường giao thông đi lại khó khăn.

13
 


1.4. Khái quát người Mường ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, tỉnh
Thanh Hóa
1.4.1 Tên gọi, tộc danh
Ở xã Thạch Thành, người Mường có tên tự gọi là Mol (hoặc Mon, Mual)
Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, họ đã có tộc danh như ngày nay.

Và đương nhiên trước đây, người Mường cũng không dùng danh từ này làm
tên gọi cho dân tộc mình. Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), Mường là
từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi
vùng được đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang, người đứng đầu một dòng
họ lớn ở khu vực đó.
Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh
đã sử dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ, người Mường
ở đây vẫn từ gọi mình là “mon”, “mual”. Mặc dù những từ này có biến âm hơi
khác ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhưng đều quan niệm giống nhau về mặt
nghĩa. Tất cả những từ mà người Mường dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là
người. Vì lẽ đó mà người Mường thường tự xưng mình là con Mol: con
người. Còn từ “Mường” vốn là từ “mương” người Mường dùng để chỉ nơi cư
trú chứ không liên quan gì đến tộc danh ngày nay của mình. Mặc dù vậy cùng
sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hoá với các
dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã được người Mường chấp nhận
và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự nhận mình là người
Mường như ngày nay. Do đó, Mường đã trở thành tên gọi chính thức và duy
nhất của tộc người này để phân biệt với các dân tộc khác. Tộc danh Mường đã
được các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân dân dùng khi tìm hiểu,
nghiên cứu gọi dân tộc này: Người Mường.

14
 


1.4.2 Nguồn gốc
Người Mường Thạch Lâm, cũng như trên địa bàn toàn huyện đã định cư
ở đây từ rất lâu. Đây là cư dân Mường gốc rất gần với vùng Mường Bá
Thước. Truyền thuyết về sự ra đời người Mường đến nay vẫn được lưu giữ
trong tiềm thức của những vị cao tuổi, và được ghi nhớ trong những áng mo:

“Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối khô
mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành
suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành
đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như
thổi trở thành to lớn, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho
gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là
cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ, cành si gãy. Chim bay lên
cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy
cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở
ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người.
Đó là người Mường và người Kinh.”
Kể về lịch sử cư trú của người Mường nơi đây, nhiều cụ già kể lại rằng
trong lịch sử xảy ra nhiều cơn đói khủng khiếp, mất mùa họ không có cái ăn.
Buộc những cộng đồng này đi nhiều nơi để kiếm cái ăn, mảnh đất Thạch
Thành là nơi họ dừng chân, họ không di cư ồ ạt mà từng dòng họ. Dòng họ
nào đến trước, có số lượng đông đảo thì cử người cai quản các bản Mường
gọi là Lang. Một đợt di cư khác là những năm kháng chiến, chiến tranh tàn
phá và sự truy đuổi của giặc buộc họ phải tìm nơi an cư mới. Và dần dần có
sự ổn định như ngày hôm nay. Bao thế hệ Mường đã sinh sống, lao động trên
mảnh đất này, dần dần họ đã tạo được bản sắc riêng cho mình. Trở thành một
vùng Mường đặc sắc.

15
 


1.4.3.Ngôn ngữ
Người Mường không có chữ viết, chỉ có tiếng Mường. Tiếng Mường
thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường (ngữ hệ Nam Á) rất gần với tiếng Việt,
có thể nói một cách khái quát như sau:

-

Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là thành tiếng

mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha = tiêu pha...một số từ
khác phụ âm đầu: tay = thay, đi = ti, đi, con dê = con tê...
-

Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải = của

cải, đểu = đểu, giả = giả.
-

Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã = đả, những =

nhửng.
-

Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng = nắng, tận =

-

Những từ mà có âm "ặc, ịt, ặc, ục" thì giữ nguyên không chuyển dấu:

tấn
đông đặc = đông đặc.
-

Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu


sắc thì thành dấu huyền.
1.4.4. Đặc điểm kinh tế
Như bao cộng đồng khác cư trú trên địa hình đồi núi thấp của tỉnh
Thanh Hóa. Hoạt động kinh tế của đồng bào bị giới hạn, bị chi phối mạnh mẽ
bới các yếu tố tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu. Hoạt động kinh tế
của đồng bào chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt và hái lượm.
- Trồng trọt:
Hình thái kinh tế này rất phổ biến, những cây trồng chủ yếu bao gồm:
lúa nương, khoai, sắn, đậu tương, mía, ở một số khoảng đất trống trên đồi
đồng bào trồng thêm cây sả, ớt.

16
 


Lúa nương được trồng trên địa hình bằng phẳng hiếm hoi, một năm đồng
bào gieo trồng được hai vụ. Với phương thức canh tác thu công là chính, sử
dụng cày, bừa, cuốc, một vài dụng cụ diệt cỏ thủ công, sức kéo trâu bò được
tận dụng chứ ít dùng máy móc. Cây lúa chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trong
gia đình là chính.
Nghề nông trồng lúa nước được tiến hành ở những nơi có địa bàn bằng
phẳng gần sông, ngòi. Đó là những mảng đồng bằng thung lũng hay những
doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp. Người Mường rất
coi trọng cây lúa nếp, vì trong cuộc sống, bữa ăn truyền thống thì cơm nếp là
nguồn lương thực chủ đạo. Bên cạnh đó, người Mường còn trồng cả lúa tẻ và
ngày càng phổ biến giống lúa này cho năng suất cao. Ngoài những thửa ruộng
nước ở đồng bằng, người Mường đa phần làm ruộng bậc thang tận dụng đất ở
sườn, chân đồi gò. Loại ruộng này thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài
như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Do ruộng bậc thang làm ở trên
cao, nguồn nước tưới tiêu khó khăn nên người Mường biết đào mương bắc

máng, làm guồng xe nước lợi dụng dòng chảy của các con sông, suối, ngòi để
đưa nước lên cao, cung cấp cho những thửa ruộng dài ngoằn nghèo.
Công cụ làm đất phổ biến là chiếc cày chìa vôi và chiếc bừa đơn, nhỏ có
răng bằng gỗ hoặc tre. Lúa chín dùng hái gặt bó thành cum gùi về nhà phơi
khô xếp để trên gác, khi cần dùng, lấy từng cum bỏ vào máng gỗ, dùng chân
chà lấy hạt rồi đem giã. Trong canh tác ruộng nước, người Mường có nhiều
kinh nghiệm làm thuỷ lợi nhỏ.
Bên cạnh những thửa ruộng nước, người Mường còn đốt nương làm rẫy
với hình thức lao động kiểu chọc lỗ tra hạt. Người Mường có kinh nghiệm
quý trong việc chọn đất làm nương rẫy. Họ chọn những mảng rừng có giang,
nứa mọc dày, trồng mùn màu mỡ hay những vạt đất đen ven đồi núi. Khi chọn
đất, người Mường thường chặt một cây nứa hoặc cây gỗ vát nhọn đâm xuống

17
 


đất. Nếu đâm được sâu thì điều đó chứng tỏ tầng mùn dày. Một kinh nghiệm
nữa là xem đất màu gì, nếu đất dính vo trên tay thấy mềm dẻo, bóng như pha
mỡ là đất tốt. Chọn được mảng rừng đồi ưng ý, người Mường tiến hành chặt
khoanh vùng để phân giới không cho người khác lấy mất. Người Mường đốt
mảng rừng này để lấy mùn và tiện lợi cho việc dọn nương. Công việc gieo
trồng tiến hành vào khoảng tháng 3- tháng 4 khi bắt đầu xuất hiện những cơn
mưa đầu tiên.
Trên địa bàn huyện nói chung, cây mía là cây trồng quan trọng. Thổ
nhưỡng ở đây rất phù hợp cho sự sinh trưởng của cây mía. Mía trồng được 23 vụ trong năm, sau đó được chủ thu mua cung cấp cho nhà mía đường là
chính. Đây cũng là một trong những nguồn thu nhập chính của của đồng bào.
- Chăn nuôi
Nguồn thực phẩm từ trồng trọt được đồng bào tận dụng cho chăn nuôi.
Phổ biến nhất là một số giống vật nuôi như: gà, vịt, ngan, cá, dê và đại gia súc

khác như trâu bò. Một số gia đình tổ chức được mô hình chăn nuôi trang trại
quy mô hộ gia đình.
Hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính là cung cấp thực phẩm và lấy
sức kéo. Gà, vịt, ngan, cá cung cấp nguồn thực phẩm đáng kể cho người dân
nơi đây, tuy nhiên chủ yếu là phục vụ cho gia đình. Trâu bò được sử dụng vào
sản xuất nông nghiệp như lấy sức kéo, địa hình đồi núi phù hợp với sử dụng
sức kéo trâu bò hơn là sử dụng máy móc công nghiệp.
Hoạt động săn bắn và hái lượm là hoạt động kinh tế phụ gắn bó với cuộc
sống thường ngày của người Mường. Nguồn rau rừng như rau tầu bay, rau
rớn, rau vi, đắng cảy, măng giang, măng nứa… được khai thác một cách hợp
lý.
Các cây củ cho bột như củ nâu, củ mài, củ vớn … chỉ được người
Mường khai thác và những năm đói kém, mất mùa. Việc thu hái rau rừng

18
 


thường được thực hiện cùng với các công việc khác như lấy củi, đi nương rẫy
hoặc lấy rau lợn… Họ tranh thủ làm việc này sau khi đã hoàn tất các công
việc khác mà theo họ là quan trọng hơn. Hoạt động săn bắn chim thú, bổ sung
cho bữa ăn là công việc thường xuyên và là đặc quyền của người đàn ông
Mường. Ngoài ra, săn bắn còn xuất phát từ nhu cầu của việc bảo vệ nương rẫy
khỏi sự phá hoại của chim thú cũng như việc mất mát các con vật nuôi. Trong
gia đình người Mường, người đàn ông thường có những chiếc nỏ súng cho
riêng mình. Họ rất tự hào và chăm sóc chu đáo cho dụng cụ mà họ cho rằng
thể hiện nam tính cũng như vai trò của mình trong gia đình. Con trai Mường
ngay từ nhỏ đã được ông, cha cho theo trong mỗi lần đi săn, làm bẫy thú nên
khi lớn lên rất thạo việc săn bắn. Người Mường biết làm nhiều loại bẫy thú
với những kiểu dáng khác nhau để bẫy những con thú lớn, thú nhỏ và chim.

Trong các loại bẫy của người Mường, thông dụng nhất là bẫy đâm, bẫy lao và
bẫy sập. Loại bẫy này dùng để bẫy các con thú lớn như hươu, nai, gấu hoặc
lợn rừng. Còn các loại bẫy nhỏ như “ngọ đánh”, “ngọ cắp”, “ngọ rô” dùng để
bắt các con thú nhỏ như gà rừng, chim, sóc… được đặt quanh nương rẫy để
bảo vệ hoa màu. Đặc biệt, những sản phẩm người Mường thu từ rừng không
chỉ đủ dùng trong gia đình mà còn được dùng để trao đổi với các lái buôn từ
miền xuôi như măng, mộc nhĩ, nấm, trầm hương, sa nhân, cánh kiến, các loại
gỗ quý như đinh, lim, táu, lát... và các loại dược liệu quý như đẳng sâm, khúc
khắc, hoài sơn.
Hoạt động kinh tế săn bắt, hái lượm chỉ đóng vai trò phụ. Nguồn cung
cấp chủ yếu là từ rừng. Địa bàn xã Thạch Lâm gần với khu vực rừng Cúc
Phương, đây là khu vực có thảm thực vật phong phú, sinh vật đa dạng, đây là
nguồn cung cấp cho hoạt động kinh tế này. Đồng bào thường chỉ đi hái một số
loại rau rừng về chế biến món ăn, săn bắt trên rừng không còn phổ biến như
trước.

19
 


- Nghề thủ công truyền thống
Ở xã Thạch Lâm, người Mường đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các
vật dụng dùng trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây như
đan vỏ dao dùng để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm, ớp, giỏ… Trong các nghề
thủ công truyền thống của người Mường đầu tiên phải kể đến là nghề dệt vải.
Trong mỗi gia đình Mường đều có các khung cửi dùng để dệt vải bông, vải
lanh để phục vụ may mặc cho các thành viên. Công việc trồng bông và dệt vải
chủ yếu do nữ giới đảm nhận. Tuy nhiên, nghề dệt vải ở người Mường chưa
mang nhiều yếu tố hàng hoá. Họ chủ yếu sản xuất lúc nông nhàn mà chưa
dành thời gian đáng kể cho nó. Nguyên liệu dùng để dệt vải ngoài bông, lanh

còn có tơ tằm. Nghề trồng dâu, sắn nuôi tằm tương đối phổ biến trong mỗi gia
đình. Bên cạnh đó, nghề mộc cũng tương đối phát triển. Hầu như ở bản làng
nào của người Mường đều có đội mộc riêng của mình để phục vụ trong xây
dựng nhà cửa, đình miếu hoặc làm hậu sự cho lễ tang… Đàn ông Mường rất
khéo tay trong nghề này. Họ làm ra những sản phẩm tương đối độc đáo như
bao dao, làm cung, nỏ, đồ thổi xôi từ gỗ và các vật dụng khác phục vụ cho
cuộc sống.
- Hoạt động trao đổi hàng hóa
Hoạt động này tập trung ở trung tâm của xã. Nơi đồng bào trao đổi
nguồn thực phẩm tự mình trồng được, đôi khi là măng rừng, mộc nhĩ, nấm
hương, hay một số sản phẩm chăn nuôi khác.
Hoạt động buôn bán ngày càng len lỏi vào tận các bản mường xa, từng
bước tạo nên mối quan hệ giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người Mường,
người Kinh và các dân tộc khác, góp phần vào giao lưu văn hoá - kinh tế giữa
các tộc người gần gũi nhau.

20
 


1.4.5 Đặc trưng văn hóa
1.4.5.1 Tổ chức cộng đồng
Trước kia, ở Thạch Lâm tồn tại chế độ Lang đạo. Lang đạo là người cai
quản bản Mường về tất cả mọi mặt. Lang đạo là người của một dòng họ lớn,
được cử ra để cai quản bản Mường. Giúp việc cho Lang là các Ậu, đây là lớp
tay sai của Lang. Dưới cùng của xã hội là những người lao động bình thường
được gọi là Nọong, họ không có quyền hành gì trong xã hội, họ lao động trên
mảnh đất của Lang, do Lang cấp và cai quản. Tuy nhiên nó chỉ tồn tại trong
xã hội cổ truyền.
Hiện nay, Người Mường được sống bình đẳng với mọi người trong xã

hội. Đứng đầu bản là trưởng bản, người phụ trách quản lí các mặt hoạt động
của bà con trong bản. Dưới sự quản lí của chính quyền xã. Mọi người sinh
sống và lao động trên nguyên tắc tự do, dân chủ.
1.4.5.2. Quan hệ xã hội
Người Mường có các mối quan hệ xã hội khác nhau, trong đó nổi bật
nhất là quan hệ làng xóm, và dòng họ. Trong cuộc sống hàng ngày, làng xóm
giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, chia sẻ tình cảm đùm bọc lẫn nhau.
Thiết chế dòng họ vẫn thể hiện khá rõ rệt, và chi phối mạnh mẽ đến từng cá
nhân.
Người Mường theo chế độ phụ hệ, con cái đều lấy họ cha. Quyền con
trai trưởng được xem trọng, con trai được thừa kế tài sản.
1.4.5.3. Tín ngưỡng
Người Mường ở Thạch Lâm cũng như nhiều dân tộc anh em khác trong
cộng đồng các dân tộc Viêt Nam có tín ngưỡng thờ tổ tiên. Đối tượng thờ là
người thân trong gia đình đã mất kể cả nhiều đời trước. Họ lập ra bàn thờ
trong nhà, trên đó để di ảnh hoặc bài vị của người đã khuất bên cạnh bát
hương. Tổ chức cúng cho người đã mất vào ngày mất của họ hằng năm gọi là

21
 


làm giỗ. Ngoài ra còn thắp hương vào những dịp như ngày đầu tháng, ngày
rằm, lễ tết.
Tín ngưỡng thờ tổ tiên thể hiện lòng thành kính, sự tưởng nhớ của những
người còn sống với người đã khuất. Đặc biệt đối với người Mường nói chung
và trên địa bàn xã Thạch Lâm nói riêng họ quan niệm rằng người đã chết chỉ
là chấm dứt cuộc sống trên trần thế tức là mường người. Trong tâm thức của
người Mường, họ cho rằng: luôn tồn tại ba mường là mường trời là nơi của
thần linh, mương người hay mường giữa là nơi con người sinh sống, còn

mường đất là nơi trú ngụ của những linh hồn đã khuất, ở đó họ vẫn tiếp tục
cuộc sống. Từ quan niệm này mới có chuyện, những người mắc bệnh mà chết
được đồng bào chữa bệnh cho trước khi đem đi chôn. Họ mời thầy cúng đến
làm lễ, thực hiện một vài nghi thức và họ yên tâm rằng người chết đã hết
bệnh, không mang bệnh tật về cuộc sống bên kia, và họ có thể khỏe mạnh mà
sống ở mường đất.
Qua đây thấy được tinh thần nhân đạo sâu sắc của đồng bào. Muốn cho
người thân của họ có được cuộc sống bên kia khỏe mạnh.
Người Mường ở đây theo tín ngưỡng đa thần. Đồng bào qua niệm rằng
tất cả mọi vật đều có linh hồn, cho đến những thứ tưởng như vô tri vô giác
như hòn đá. Từ quan niệm đó hệ thống ma này có ma nhà, ma cây, ma đá,
ngoài ra còn có thần sông, thần suối, thần núi, thần thổ địa. Khi tiến hành bất
kì công việc gì có thể đụng chạm đến các thần, các ma đều phải sửa lễ mà xin
phép. Lễ vật thường rất đơn giản, là những thứ mà chủ nhà tự sản xuất, phổ
biến như chai rượu trắng, xôi nếp, gà luộc, hay thịt lợn.
Sở dĩ đồng bào coi trọng thần thổ địa, thần sông suối, thần núi là vì
những vị thần này gắn liền và liên quan mật thiết với cuội sống của đông bào.
Họ thường cúng xin thổ địa khi cần dùng đất hoặc khởi công làm công trình
nào đó trong gia đình mà phổ biến nhất là nhà sàn. Đồi núi, sông suối thì rất

22
 


gần gũi với cuộc sống của đồng bào, liên quan đến canh tác nông nghiệp. Họ
cầu cho mưa thuận gió hòa, cho mọi việc suôn sẻ để yên tâm lao động, sản
xuất.
Cũng vì xuất phát từ quan niệm rừng núi, cây cối, dòng sông, suối cũng
có linh hồn, do thần linh hoặc ma quỷ cai quản. Cho nên, họ tránh làm nương
rẫy ở những vạt rừng, cây cổ thụ coi là linh thiêng - nơi ngự trị của thần rừng,

thần cây mặc cho đất đai ở đó có màu mỡ tơi xốp đến đâu. Từ quan niệm đó
mà trong lao động sản xuất của người Mường nói chung, người Mường nói
riêng có nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ
mừng cơm mới cho đến tục đóng cửa rừng và mở cửa rừng, kèm theo lệ cấm
kiêng kị mang tính chất siêu nhiên linh thiêng.
1.4.5.4. Ẩm thực
Người Mường sinh sống trên địa bàn xã Thạch Lâm từ lâu đời. Quá trình
lao động sản xuất họ đã tìm ra và chế biến rất nhiều món ăn, đồ uống rất đặc
trưng, lâu dần đã định hình được ẩm thực Mường rất khác với các cộng đồng
dân cư khác.
Nhìn chung ẩm thực Mường đều có nguyên liệu tự nhiên, những thứ mà
đồng bào tự trồng được, tự nuôi được hoặc có thể có sẵn trong tự nhiên. Cơm
đồ là món ăn phổ biến của người Mường nơi đây, chủ yếu là cơm nếp với
cách nấu rất khác, Lợi dụng sự bốc hơi của hơi nóng trong quá trình đun nấu,
xôi đồ chín một cách tự nhiên, có vị rất thơm, hạt cơm chắc, không bị bung
nở nhiều. Ở đây người Mường rất chuộng các vị đắng, ngọt, cay. Những vị
này không phải họ đưa vào món ăn mà là những vị rất tự nhiên. Nổi tiếng như
măng đắng, lá đắng, vị cay của ớt. Vị chua cũng là vị rất phổ biến. Đồng bào
tạo ra nhiều món ăn như: cà muối, của hành muối, rau cải muối, măng chua.
Đây là những món ăn bình dân, rất dễ chế biến nên hầu như gia đình nào cũng
có. Rượu cần người Mường rất nổi tiếng, nguyên liệu chính là hạt nếp cẩm và

23
 


nước suối, nước suối tốt thì rược càng ngon. Rượu cần thường uống đông
người, và được dùng trong những buổi sinh hoạt cộng đồng, tiêu biểu như hội
làng. Đồ hút chủ yếu là thuốc lào, được chế biến từ lá cây thuốc lào. Lá thuốc
được hái xuống, thái thành sợi thật nhỏ, đem phơi đến mức nào đó, sẽ đem

vào sử dụng.
Một điểm rất riêng là dù cúng hay ăn uống bình thường, đồng bào
thường có thói quen bày biện lễ vật đồ cúng lên lá chuối, cây chuối có nhiều
trong không gian sống của người Mường.
Ẩm thực người Mường xã Thạch Lâm thể hiện nét độc đáo trong việc
khai thác tự nhiên của đồng bào, những văn hóa đặc sắc này vẫn còn được lưu
giữ trong nét sinh hoạt văn hóa hằng ngày của đồng bào.
1.4.5.5. Cư trú
Nơi cư trú của người Mường nơi đây phụ thuộc nhiều vào địa hình, tuy
nhiên họ thường ưu tiên lựa chọn những địa hình bằng phẳng. Nơi cư trú của
đồng bào thường gần nương rẫy, gần nguồn nước tiện cho sinh hoạt và sản
xuất. Mỗi gia đình thường sinh sống trên một khoảng đất rộng, chứ truyền
thống người Mường không sống theo hàng lối. Ngoài khoảng đất làm nhà còn
có khoảng đất trống để trồng rau và một vài loại cây ăn quả.
Người Mường Thạch Lâm cũng như người Mường ở nhiều địa phương
khác đều sinh sống trên nhà sàn. Đây là không gian sinh hoạt của cả gia đình.
1.4.5.6. Sinh đẻ
Khi người vợ sắp sinh con, người chồng phải chuẩn bị nhiều củi, làm
một bếp riêng ở gian trong và quây phên nứa thành một buồng kín cho vợ đẻ.
Khi vợ chuyển dạ đẻ, người chồng đi báo tin cho mẹ vợ và chị em họ hàng
nội ngoại biết để đến nhà cùng nhau chờ đợi. Bà đỡ cắt rốn cho đứa trẻ bằng
dao nứa lấy từ đầu chiếc rui trên mái nhà. Nếu là con trai thì dùng dao nứa
mái nhà trước, nếu là con gái thì dùng dao nứa mái nhà sau. Cuống rốn của

24
 


các con trong gia đình được đựng chung trong một ống nứa, họ tin rằng làm
như thế lớn lên anh em sẽ thương yêu nhau.

Ngày sinh con, gia đình tổ chức ăn mừng, mời thầy mo cùng trừ mọi
điều xấu hại đến mẹ con. Ðẻ được ba đến bảy ngày thường có nhiều anh em,
bà con đến thăm hỏi tặng quà. Bà ngoại mừng cháu bao giờ cũng có vài
vuông vải tự dệt, gia đình khá giả mừng thêm chiếc vòng bạc đeo cổ, anh em
thân thích thì mừng gạo, mừng tiền.
Người đẻ thường ăn cơm nếp cẩm với lá tắc chiềng (loại lá thuốc chống
được bệnh sài), uống nước nấu với các loại lá cây thuốc và trong thời gian cữ
(bảy đến mười ngày) nhất là ba ngày đầu luôn luôn phải sưởi bên bếp lửa. Trẻ
sơ sinh nếu là trai thì được âu yếm gọi là lọ mạ (thóc giống), nếu là gái thì lại
trìu mến gọi là cách tắc (rau cỏ). Thường thì trẻ khoảng 1 tuổi mới được đặt
tên gọi chính thức.
1.3.5.7. Hôn nhân
Hôn nhân rất được ng ười Mường coi trọng các bước trong hôn nhân
được thực hiện rất công phu, kĩ lưỡng vì đây là việc lớn trong cuộc đời mỗi
người. Cuộc sống hôn nhân được đánh dấu bởi lễ cưới. Các bước đi đến hôn
nhân bao gồm: Th¨m dò, ướm hỏi, chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.
Các nghi lễ trước khi cưới của người Mường truyền thống ở xã Thạch
Lâm, huyện Thạch Thành:
+ Thăm dò, ướm hỏi gọi là kháo thiếng.
Khi hai người con trai và con gái yêu nhau, khi thấy đẹp lứa vừa đôi nhà
trai nhờ một ông mối hay còn gọi là (ông Mờ) là một người khéo ăn nói được
mọi người quý trọng thay mặt nhà trai sang nhà gái hỏi ý kiến, ông Mờ
thường đi vào buổi tối, lúc này chưa mang theo thứ gì chỉ cần đến đặt vấn đề.
+ Chạm ngõ
Khi đã chọn được ngày lành tháng tốt gia đình nhà chàng trai sẽ chuẩn bị
lễ vật gồm: 12 miếng trầu cau, 2 chai rượu, 12 cái bánh chưng xanh. Bánh
25
 



×