Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tình hình mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hà Duy Văn thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.9 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN QUỲNH ANH
Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SƢNG PHÙ ĐẦU
Ở LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HÀ DUY VĂN, THỊ XÃ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khoá học:

Chính quy
Sƣ phạm KTNN
Chăn nuôi Thú y
2011 - 2015

Thái Nguyên, 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------

NGUYỄN QUỲNH ANH


Tên đề tài:
“TÌNH HÌNH MẮC BỆNH SƢNG PHÙ ĐẦU
Ở LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI
TRẠI CHĂN NUÔI HÀ DUY VĂN, THỊ XÃ SÔNG CÔNG,
TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khoá học:

Chính quy
Sƣ phạm KTNN
Chăn nuôi Thú y
2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Cù Thị Thúy Nga
Khoa Chăn nuôi Thú y - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi còn nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của tập thể, cá
nhân trong và ngoài trƣờng.

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, thầy cô giáo và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong những năm học vừa qua và trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt,
tôi xin chân thành cảm ơn TS. Cù Thị Thúy Nga đã tận tình chỉ bảo tôi về nội
dung, phƣơng pháp, kỹ năng theo dõi để tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Lƣơng Châu, cán bộ
thú ý và chủ trại chăn nuôi Hà Duy Văn thị xã Sông Công - Thái Nguyên đã
giúp đỡ tôi rất nhiều khi tiến hành theo dõi đề tài và tạo mọi điều kiện tốt nhất
cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phƣơng.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nguyễn Quỳnh Anh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Lịch tiêm phòng của trại ................................................................. 32
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 37
Bảng 4.3. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sƣng phù đầu tại trại ............... 39
Bảng 4.4. Tỷ lệ mắc bệnh sƣng phù đầu ở lợn theo lứa tuổi .......................... 41
Bảng 4.5. Tỷ lệ mắc bệnh sƣng phù đầu ở lợn theo tháng .............................. 42
Bảng 4.6. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn
mắc bệnh sƣng phù đầu ................................................................................... 45
Bảng 4.7. Hiệu quả điều trị của hai phác đồ điều trị bệnh sƣng phù đầu ....... 48
Bảng 4.8. Hạch toán chi phí thuốc thú y ......................................................... 49


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ lợn con mắc bệnh và chết do sƣng phù đầu tại trại ... 39
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh sƣng phù đầu ở lợn theo lứa tuổi .............. 41
Hình 4.3. Biểu đồ tỷ lệ mắc bệnh sƣng phù đầu ở lợn theo tháng .................. 43


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

cs

: Cộng sự

LMLM

: Lở mồm long móng

Nxb

: Nhà xuất bản

SS

: Sơ sinh

TB

: Trung bình


TT

: Thể trọng


v

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .......................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................................. 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................. 3
2.1. Cơ sở khoa học ...................................................................................................... 3
2.1.1. Những hiểu biết về bệnh sƣng phù đầu........................................................... 3
2.1.2. Một số đặc điểm của vi khuẩn E.coli ............................................................. 12
2.1.3. Yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli ............................................................. 15
2.1.4. Hiểu biết về thuốc Genorfcoli .......................................................................... 17
2.1.5. Hiểu biết về thuốc Norfacoli............................................................................. 18
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc ......................................... 19
2.2.1. Tổng quan nghiên cứu trong nƣớc .................................................................. 19
2.2.2. Tổng quan nghiên cứu ngoài nƣớc ................................................................. 23
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................ 26
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................................... 26
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ...................................... 26
3.4.1. Phƣơng pháp tiến hành ....................................................................................... 26
3.4.2. Thử nghiệm 2 phác đồ điều trị ......................................................................... 26

3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi ............................................................................................ 26
3.4.4. Phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu................................................................. 27
3.4.5.Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................. 27


vi

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 28
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................................. 28
4.1.1. Công tác chăn nuôi............................................................................................... 28
4.1.2. Công tác thú y ........................................................................................................ 31
4.1.3. Các công tác khác ................................................................................................. 36
4.1.4. Những bài học kinh nghiệm từ công tác phục vụ sản xuất..................... 38
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề ............................................................................ 38
4.2.1. Tình hình mắc bệnh sƣng phù đầu lợn con tại trại .................................... 38
4.2.3. Tỷ lệ mắc bệnh sƣng phù đầu ở lợn con theo các tháng trong năm ... 42
4.2.4. Những biểu hiện lâm sàng chủ yếu của lợn nhiễm bệnh sƣng phù đầu 44
4.2.5. Kết quả một số phác đồ điều trị bệnh sƣng phù đầu ở lợn con ............. 47
4.2.6. Sơ bộ hạch toán chi phí thú y ........................................................................... 49
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................ 51
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 51
5.2. Đề nghị .................................................................................................................. 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Mặc dù nhu cầu của xã hội hiện nay là phát triển công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nƣớc, song nông nghiệp vẫn là một chiến lƣợc quan trọng
trong sự phát triển chung. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nƣớc
ta phát triển khá mạnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Cùng với sự phát triển của
nhiều ngành kinh tế, ngành chăn nuôi thú y cũng đang từng bƣớc áp dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp
ứng đƣợc nhu cầu về thực phẩm của ngƣời dân tiến tới xuất khẩu, góp phần
đƣa nền kinh tế nƣớc ta ngày một phát triển hơn.
Trong ngành chăn nuôi nói chung thì chăn nuôi lợn chiếm một vị trí đặc
biệt quan trọng. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm lớn cho ngƣời tiêu dùng, cung
cấp phân bón cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp
chế biến và là nguồn nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
Để đạt đƣợc những mục tiêu to lớn đã đề ra cho ngành chăn nuôi lợn,
ngoài các yếu tố nhƣ: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng…thì biện
pháp phòng trừ các dịch bệnh nguy hiểm có vai trò hết sức quan trọng. Một
mặt nâng cao năng suất và chất lƣợng vật nuôi, mặt khác làm giảm những
thiệt hại kinh tế mà dịch bệnh gây ra.
Trong vài năm trở lại đây, bệnh sƣng phù đầu xuất hiện khá phổ biến ở nƣớc
ta, bệnh thƣờng xảy ra ở giai đoạn trƣớc và sau cai sữa, giai đoạn này lợn con đƣợc
tách khỏi mẹ nên thƣờng có thay đổi về thức ăn, dinh dƣỡng, chuồng trại nuôi nhốt.
Mặt khác những yếu tố stress bất lợi (thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm) hoặc chuồng trại thiếu
vệ sinh gây tỷ lệ chết cao và có tính lây lan mạnh. Bệnh do trực khuẩn Escherichia
coli (E.coli) gây ra ở một số chủng nhất định. Ngoại độc tố do E.coli tăng sinh tiết ra
và nhiễm vào máu, độc tố có tính hƣớng nội.mạc, phá hủy nội mạc của thành mạch


2

gây thẩm xuất và phù thũng. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh sưng phù đầu ở lợn con từ sơ sinh đến 60

ngày tuổi tại trại chăn nuôi Hà Duy Văn, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và
phác đồ điều trị.”
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Nắm đƣợc các số liệu, tình trạng lợn con nhiễm bệnh tại cơ sở.
- Nắm đƣợc các biện pháp phòng trị bệnh có hiệu quả.
- Góp phần nâng cao năng xuất chất lƣợng chăn nuôi.
- Biết vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn.
- Hoàn thiện kỹ năng tay nghề.
- Đánh giá đƣợc thuốc phòng, trị bệnh sƣng phù đầu lợn cho hiệu quả cao.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa trong khoa học
- Kết quả đạt đƣợc của đề tài là những thông tin có giá trị khoa học và thực tiễn,
làm cơ sở để trại chăn nuôi cũng nhƣ ngƣời ngƣời dân thực hiện các biện pháp phòng
và trị bệnh phù đầu đạt hiệu quả cao.
- Nghiên cứu phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại cơ sở chăn nuôi
và phục vụ cho công tác sản xuất.
 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng bệnh cho lợn con,
góp phần phát triển nghành chăn nuôi lợn.
- Kết quả của đề tài khuyến cáo bổ ích cho các tập thể, hộ gia đình, các
cá nhân chăn nuôi lợn.
- Góp phần nâng cao thu nhập cho trang trại chăn nuôi, hộ nông dân,
phát triển kinh tế xã hội địa phƣơng.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học

2.1.1. Những hiểu biết về bệnh sưng phù đầu
Bệnh sƣng phù đầu (Edema disease) do vi khuẩn E.coli đƣờng ruột
gây nên ở lợn con giai đoạn trƣớc và sau cai sữa. Bệnh có tên la tinh là
Colibaccilosis hay còn gọi là Eschierichia coli.
Bệnh sƣng phù đầu là bệnh nhiễm độc huyết truyền nhiễm cấp tính gây
ra bởi độc tố của một số serotype E.coli họ trực khuẩn đƣờng ruột.
Đặc trƣng của bệnh là hiện tƣợng phù thũng ở phần đầu, mí mắt, lợn ỉa
chảy phân màu vàng hoặc ghi nhạt. Bệnh xảy ra cả 4 mùa: Xuân- Hè- Thu- Đông.
Bệnh thƣờng gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi. Tỷ lệ lợn con
mắc bệnh không cao vẫn có thể gây chết, lợn hay bị bệnh nhất là lúc 6-7 tuần
tuổi gây chết và làm ảnh hƣởng tới sự phát triển của đàn lợn giảm hiệu quả
kinh tế trong chăn nuôi.
Bệnh đƣợc xác định ở nhiều nƣớc trên thế giới thƣờng xảy ra ở hầu hết
các cơ sở chăn nuôi lợn, các trang trại chăn nuôi tập trung khả năng gây bệnh
của các chủng E.coli trên tất cả các giống lợn ở mọi lứa tuổi, bệnh lây lan
nhanh, mạnh, rộng khắp và gây chết nhiều lợn.
Ở nƣớc ta bệnh sƣng phù đầu đƣợc phát hiện ở hầu hết các tỉnh thành
trong cả nƣớc gây thiệt hại lớn về kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn, theo Đặng
Xuân Bình (2001) [1].
 Đặc điểm dịch tễ học
Bệnh sƣng phù đầu là bệnh thƣờng xuất hiện ở lợn con giai đoạn trƣớc
và sau cai sữa 1- 3 tuần tuổi. Tuổi cảm nhiễm của lợn thƣờng vào lúc 4 - 10
tuần tuổi cũng có trƣờng hợp bệnh sƣng phù đầu đƣợc phát hiện ở lợn sơ sinh
4 ngày tuổi hay cả lợn nái, lợn thịt.


4

Theo Timoney (1950) [28] , bệnh sƣng phù đầu phát triển nhanh lây lan
mạnh đặc biệt là những con lợn khỏe mạnh, to nhất đàn và bị nặng nhất.

Theo sự tổng hợp của Nguyễn Nhƣ Pho (2001) [15] cho biết giai đoạn
lợn con cai sữa do bị stress tác động nhƣ: cắt sữa mẹ, chuyển chuồng, thay đổi
thức ăn… nên thƣờng ăn nhiều hơn do thức ăn mới lạ. Đây chính là nguyên
nhân dẫn đến hiện tƣợng thức ăn không tiêu gây rối loạn vi khuẩn đƣờng ruột
tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng E.coli gây bệnh.
Môi trƣờng chuồng trại hầu nhƣ là nguồn lây nhiễm quan trọng nhất.
Chuồng trại ẩm thấp, tối tăm, không đảm bảo vệ sinh, phân chất thải ứ đọng
trong chuồng… là môi trƣờng cƣ trú của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy lợn con
sơ sinh có thể bị nhiễm bệnh từ chuồng đẻ mang mầm bệnh khi chuyển sang
chuồng nuôi sau cai sữa. Đồng thời các chất tẩy uế và sát trùng thông thƣờng
không đủ mạnh để cắt đứt chu kỳ lây bệnh của mầm bệnh (Nguyễn Xuân
Bình, 2002) [2]. Sự phát tán của mầm bệnh rất rộng và khó kiểm soát do mầm
bệnh phát tán thƣờng qua không khí, thức ăn, phƣơng tiện vận chuyển, dụng
cụ chăn nuôi, ngoài ra cũng có thể lây nhiễm qua môi giới truyền lây là các
loài động vật côn trùng khác.
 Sinh bệnh học
- Sự lây nhiễm
Sự lây nhiễm chủ yếu qua đƣờng tiêu hoá thông qua thức ăn, nƣớc
uống hoặc do lợn liếm láp nền chuồng bị nhiễm mầm bệnh. Ngoài ra lợn còn
có thể nhiễm E.coli thông qua tác động của các loài thiên địch nhƣ: chuột,
chó, mèo, côn trùng hoặc có thể do con ngƣời thông qua đƣa thức ăn, dùng
dụng cụ chăn nuôi có nhiễm E.coli. Khi mắc bệnh E.coli tăng nhanh trong
đƣờng ruột và sau đó giải phóng ra độc tố xâm nhập vào dòng lympho làm
máu bị nhiễm độc.


5

- Sự định vị ở ruột non
Thông thƣờng môi trƣờng axit ở dạ dày có tác dụng ức chế E.coli.

Trong dạ dày, ruột sự tăng độ pH của chất chứa trong dạ dày ở lợn cai sữa là
nguyên nhân làm tăng số lƣợng E.coli là yếu tố cần thiết cho sự định vị của vi
khuẩn. Do đó lợn cai sữa rất mẫn cảm với E.coli.
Vi khuẩn xâm nhập vào đƣờng tiêu hoá đặc biệt là ruột non cần phải có
cơ chế thích nghi để không bị nhu động ruột đẩy ra ngoài. Đó là cơ chế định
vị của ruột non. Sự định vị ở ruột non là khả năng mà vi khuẩn E.coli thực
hiện các cơ chế thích nghi để chống lại nhu động của ruột. Sự định vị ở ruột
phải có 2 yếu tố là: sự bám dính vào màng nhày và sự tăng sinh nhanh.
Sự tạo thành dịch ruột và dƣỡng chất có liên quan đến các loại vi khuẩn
và mật độ vi khuẩn có trong đƣờng ruột. Sự định vị của vi khuẩn E.coli có thể
do 1 yếu tố hỗ trợ đó là sự dƣ thừa dinh dƣỡng.
- Cơ chế gây bệnh
Quá trình sinh bệnh có liên quan mật thiết tới các đặc điểm sinh lý của
lợn con. Đối với những con khoẻ mạnh, vi khuẩn E.coli và các vi khuẩn khác
chỉ cƣ trú ở ruột già và một phần cuối ruột non, phần đầu và phần giữa hầu
nhƣ không có.
Đối với lợn con lúc này bộ máy tiêu hoá chƣa đƣợc hoàn chỉnh. Hệ
thống thần kinh còn phụ thuộc vào hầu hết các phản xạ không điều kiện. Độ
axit của dịch vị, độ thẩm thấu của tế bào thành ruột, chức năng của gan chƣa
hoàn chỉnh dẫn đến khả năng tiêu hoá của lợn con kém. Đây là điều kiện
thuận lợi cho sự xâm nhập và phát triển của vi khuẩn.
Sau khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể lợn qua đƣờng tiêu hoá, vi
khuẩn sẽ chui vào niêm mạc ruột sinh sản và phát triển trong các tế bào tạo
nên một áp lực lớn ở ống tiêu hoá. Các nội độc tố và ngoại độc tố tiết ra gây
viêm niêm mạc ruột làm tăng nhu động ruột, nƣớc và dịch ruột dồn vào ruột


6

dẫn tới hiện tƣợng tiêu chảy. Ban đầu hiện tƣợng này có lợi nhằm bảo vệ cơ

thể, đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể nhƣng do nguyên nhân gây
bệnh không ngừng phát triển cùng sức đề kháng của cơ thể ngày càng giảm đã
kích thích tổn thƣơng niêm mạc ruột, lúc này tiêu chảy là có hại cho lợn con.
Tiêu chảy nặng làm mất nhiều nƣớc, gây rối loạn chức năng sinh lý tiêu hoá
của lợn con dẫn đến rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật trong đƣờng ruột làm vi
khuẩn lên men gây thối phát triển nhanh với số lƣợng ngày càng nhiều. Độc
tố vào máu làm rối loạn cơ năng giải độc của gan và quá trình loại thải ở thận
làm lợn chết.
Cơ chế gây bệnh sƣng phù đầu do chủng E.coli gây ra có 3 giả thuyết
về cơ chế sinh bệnh là: sự hấp thu E.coli từ môi trƣờng, độc tố có trong cơ thể
và sự cảm thụ cao của 1 hay nhiều kháng nguyên kháng lại E.coli đã xác định.
Trong giả thuyết bệnh sƣng phù đầu là sự hấp thu E.coli từ môi trƣờng đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất. Môi trƣờng điều kiện ngoại cảnh bất lợi
nhƣ: ẩm thấp, tối tăm… là môi trƣờng thích hợp cho nhiều loại vi khuẩn gây
bệnh phát triển.
Nhiều tác giả cho rằng bệnh sƣng phù đầu do tác động của nội độc tố.
Sau khi định vị ở ruột non vi khuẩn E.coli bắt đầu tăng sinh và sinh độc tố.
Độc tố huyết sinh ra gồm 2 loại: enterotoxinegic gây viêm, xuất huyết ruột
dẫn đến tiêu chảy ra máu và vasotacin gây hoại tử động mạch dẫn đến phù.
Các chủng E.coli dung huyết gồm: O138: K81; O139: K82; O141: K85 đƣợc
phân lập bởi Clugston và Mielsen 1974. Các chủng O149: K88; O147: K88; O141:
K88 đƣợc Nguyễn Thị Nội (1984) [14] phân lập từ các bệnh tạo ra hội chứng
sƣng phù đầu sau khi gây bệnh thí nghiệm. Khi mổ khám kiểm tra bệnh tích
động vật thí nghiệm thì có các tổn thƣơng do nội độc tố gây ra nhƣ: sƣng phù
các mô liên kết, tràn dịch các xoang tim, phổi tụ máu nội tạng, xuất huyết đáy
niêm mạc dạ dày, xuất huyết lấm tấm và bầm máu ở phổi.


7


Nhiều tác giả khác lại cho rằng bệnh sƣng phù đầu là sự cảm thụ ở mức
độ cao của kháng nguyên kháng E.coli trong tử cung của con mẹ hoặc có
trong sữa đầu. Sự cảm thụ xuất hiện những tổn thƣơng nhƣ: sƣng phổi, xuất
huyết ruột, xuất huyết đáy niêm mạc dạ dày, tràn dịch xoang bao tim, phổi.
 Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh sƣng phù đầu là bệnh do các chủng E.coli gây nên, là bệnh truyền
nhiễm cấp tính đặc trƣng là tiêu chảy, nhiễm trùng huyết, sƣng phù đầu mặt,
nhiễm độc ruột hay gặp ở lợn giai đoạn trƣớc và sau cai sữa. E.coli có khả năng
bám dính vào thành ruột non và sản sinh ra độc tố, các chủng này đều gây dung
huyết tăng sinh. Các độc tố sẽ thấm vào máu rồi gây hại thành mạch máu.
Vi khuẩn E.coli thƣờng xuyên cƣ trú trong đƣờng tiêu hoá của lợn con
khi gặp điều kiện thuận lợi nhƣ: thay đổi thời tiết nhất là khi trời lạnh, độ ẩm
cao, thay đổi dinh dƣỡng đột ngột, chất lƣợng sữa thay đổi… làm cho số
lƣợng E.coli phát triển nhanh mạnh với số lƣợng nhiều và đây chính là
nguyên nhân gây bệnh sƣng phù đầu ở lợn con.
Chế độ dinh dƣỡng kém, công tác vệ sinh thú y không tốt thì sức đề
kháng của cơ thể giảm vi khuẩn E.coli sẽ tăng cƣờng độc tính và gây bệnh.
Do vi khuẩn E.coli xuất hiện sớm vài ngày sau khi sinh và chúng tồn tại, sinh
trƣởng, phát triển trong bộ máy tiêu hoá của lợn cho tới khi gặp điều kiện
thuận lợi sẽ phát bệnh hoặc tới khi chết.
Mức độ cảm nhiễm E.coli khác nhau tuỳ thuộc vào thể trạng của cơ thể
con vật, các điều kiện sống, chế độ dinh dƣỡng. Mức độ cảm nhiễm E.coli sẽ
tăng do một số nguyên nhân chính nhƣ:
- Vi khuẩn có trong đƣờng tiêu hoá gây ra do thức ăn mới, số lƣợng
nhiều nên thức ăn không tiêu làm cho vi khuẩn đƣờng ruột bị rối loạn tạo điều
kiện cho vi khuẩn E.coli sinh sôi phát triển từ đó sẽ gây bệnh cho lợn.


8


- Do chuồng nuôi không đảm bảo vệ sinh, bẩn, chất thải ứ đọng trong
chuồng làm cho chuồng trại nhiễm khuẩn dẫn đến bầu vú cũng bị nhiễm
khuẩn E.coli khi lợn con bú sẽ bị nhiễm bệnh.
- Do điều kiện thời tiết lạnh, mƣa phùn, độ ẩm cao làm sức đề kháng
của lợn giảm nên lợn con dễ bị nhiễm khuẩn.
- Quá trình chăm sóc lợn nái chửa không đúng kỹ thuật, lƣợng sắt dự
trữ trong bào thai ít nên lợn con sinh ra còi cọc, yếu làm sức đề kháng của cơ
thể giảm, vì vậy khả năng nhiễm bệnh của lợn là rất cao.
 Triệu chứng lâm sàng
Lợn bị bệnh E.coli dung huyết biểu hiện ở 2 thể chủ yếu: thể cấp tính
và thể quá cấp.
+ Thể quá cấp tính: Lợn chết đột ngột trƣớc khi thấy rõ các triệu chứng
lâm sàng nhƣ: phù thũng, rối loạn thần kinh. Thƣờng những con to béo nhất
đàn hay ăn nhất, ăn nhiều thì bị mắc bệnh và chết đột ngột không biểu hiện
triệu chứng lâm sàng (Bùi Xuân Đồng, 2002) [5]. Tuy nhiên thì vẫn có biểu
hiện triệu chứng chung nhƣ: kém ăn, bỏ ăn, lừ đừ, ỉa chảy hoặc táo bón…
biểu hiện này thƣờng xuất hiện trƣớc khi chết 1 – 2 ngày.
Lợn chết ở thể này là do tác động stress nhƣ: thay đổi thức ăn đột ngột,
biến động thời tiết làm lợn bị lạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn E.coli gây
bệnh và phát triển.
+ Thể cấp tính: con vật có biểu hiện triệu chứng chung nhƣ: mệt mỏi,
bỏ ăn, sốt, lừ đừ, nằm ở góc chuồng tách riêng với đàn, hay uống nƣớc, lúc
táo bón lúc ỉa chảy.
Những con to khoẻ nhất đàn thƣờng bị bệnh đầu tiên. Ban đầu lợn có
biểu hiện ỉa chảy phân vàng hoặc màu ghi, lợn kém ăn, đi lại chậm chạp, da
nhợt nhạt, khô và nhăn do mất nƣớc, lông xù và rựng lên, uống nhiều nƣớc. Có
biểu hiện phù thũng ở phần đầu nhƣ: mí mắt, vùng hầu phù thanh quản làm


9


thay đổi tiếng kêu của con vật (giọng khàn), phù thũng não gây chèn ép não
dẫn đến thần kinh: đâm đầu vào tƣờng, đi lòng vòng, loạng choạng không định
hƣớng, co giật, 2 chân sau liệt, có khi liệt cả 4 chân. Sau đó lợn khó thở, xuất
huyết ở niêm mạc, xanh tím ở tai, mõm.
Những ngày sau đó lợn có biểu hiện triệu chứng thần kinh nặng hơn
nhƣ: đi lại lảo đảo, đầu nghiêng dễ ngã, ngồi tƣ thế chó ngồi để thở, co giật,
mí mắt sƣng.
Tỷ lệ lợn con chết ở những đàn đã có triệu chứng rõ rệt khoảng 62%,
những con không chết khá dần lên sau 24h. Diễn biến bệnh kéo dài 2 – 5 ngày
và tái phát sau 10 – 15 ngày.
Theo Brenda (1992) [20], lợn bị bệnh E.coli dung huyết kiểm tra lâm
sàng thấy sƣng phù mí mắt trƣớc khi thể hiện dấu hiệu thần kinh, sƣng dƣới
da có thể mở rộng từ mí mắt cho đến xƣơng trán. Đôi khi sƣng phù còn biểu
hiện ở các mô dƣới da. Trƣớc khi chết lợn trở nên khó thở do phù phổi. Đây
là một trong những dấu hiệu lâm sàng nổi bật của bệnh này.
 Bệnh tích
Bệnh tích đa phần có thể trạng béo tốt, khi mổ khám thấy phù nề trong
các cơ quan, mô bào khác nhƣ: mô dƣới mi, quanh mắt, vùng trán, gốc tai, sau
gáy. Xoang bao tim tích nƣớc có nhiều dịch phibrin. Phổi viêm, sƣng phù ở
mức độ khác nhau giữa hai lá phổi. Gan sƣng, xuất huyết, đôi khi sƣng phù
túi mật. Xoang bụng chứa nhiều thanh dịch, niêm mạc ruột non xung huyết
từng đám, phủ bựa nhầy, chứa đầy nƣớc căng phồng. Trong đa số các trƣờng
hợp mổ khám thấy sƣng phù ở lớp niêm mạc dạ dày thƣờng thể hiện trong
vùng viêm phần thân vị, đôi khi có thể thấy hiện tƣợng xung huyết, xuất
huyết. Hạch bạch huyết màng treo ruột sƣng phù, xuất huyết niêm mạc ruột,
tích máu ở nội tạng xung huyết từng vết đốm.


10


 Chẩn đoán
* Chẩn đoán lâm sàng
Ở thể cấp tính bệnh sƣng phù đầu chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ
học là các đặc điểm triệu trứng biểu hiện đột ngột ở lợn con giai đoạn sau cai
sữa 1 – 3 tuần tuổi nhƣ: biếng ăn, đi lại lảo đảo, phù ở vùng đầu, mí mắt, vùng
hầu. Một số trƣờng hợp khác biểu hiện triệu chứng thần kinh nhƣ: liệt 2 chân,
có khi liệt cả 4 chân.
Mổ khám thì thấy các biểu hiện tổn thƣơng phù các cơ quan nội tạng
nhƣ: ruột sƣng to, phù thũng màng, tim, phổi…
* Chẩn đoán phi lâm sàng
Phân lập E.coli dung huyết từ ruột non, ruột già. Một số trƣờng hợp
bệnh kéo dài thì số lƣợng vi khuẩn sẽ giảm, sau khi lợn chết một số E.coli sẽ
bị lấn át bởi 1 số vi khuẩn đƣờng ruột khác. Vì vậy phải xác định đƣợc
serotype vi khuẩn E.coli dung huyết không kết hợp với các yếu tố độc hại
khác của vi khuẩn có trong đƣờng ruột.
 Biện pháp phòng và trị bệnh
* Biện pháp phòng bệnh
Phòng bệnh là việc làm cần thiết đem lại hiệu quả cao nhằm giảm thiệt
hại do bệnh gây ra khi mà E.coli đã nhiễm vào máu thì việc chữa trị không có
hiệu quả cao nên phòng bệnh là cách duy nhất. Vì vậy cần thực hiện một số
biện pháp sau:
Ngăn chặn kịp thời sự truyền lây của bệnh bằng cách vệ sinh tiêu độc,
sát trùng chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn nƣớc uống thƣờng xuyên.
Chọn giống: chọn con giống từ đàn bố mẹ khoẻ mạnh không bị bệnh,
chăn nuôi đảm bảo vệ sinh, lợn có khả năng kháng bệnh tốt.
Thức ăn: bệnh sƣng phù đầu xảy ra một phần là do chế độ dinh dƣỡng,
khẩu phần ăn. Vì vậy cần phải cân đối khẩu phần ăn của lợn sao cho hợp lý



11

đầy đủ các chất dinh dƣỡng nhƣ: giảm thức ăn giàu đạm, protein, năng lƣợng
tiêu hoá, tăng lƣợng thức ăn thô, xơ...
Chăm sóc, nuôi dƣỡng và tiêm phòng đầy đủ cho lợn nái. Chăm sóc
nuôi dƣỡng tốt là một trong những biện pháp quan trọng nhất để khống chế và
phòng bệnh sƣng phù đầu đạt hiệu quả cao.
Luôn giữ chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thức ăn nƣớc uống hợp vệ sinh
nhằm giảm mật độ vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn. Sau mỗi lứa cần sát trùng
và tẩy uế chuồng nuôi bằng các loại thuốc sát trùng nhƣ: han iodin, vôi tôi...
Tập cho lợn con ăn sớm bằng thức ăn thay thế sữa thích hợp.
Cung cấp thức ăn đầy đủ các nhu cầu về vitamin, khoáng chất nhƣ:
premix, giảm thức ăn tinh bột và đạm. Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ
theo số lƣợng tăng dần tránh thay đổi đột ngột.
Phòng bệnh bằng cách tiêm phòng cho lợn nái kháng thể E.coli sƣng
phù đầu. Ngoài ra cần tiêm dextran Fe cho lợn nái trƣớc khi sinh vài ngày và
tiêm cho lợn con sau khi sinh 3 ngày, sau 7 ngày tiêm nhắc lại lần 2 nhằm
tăng sức đề kháng cho cơ thể hạn chế bệnh xảy ra.
* Biện pháp trị bệnh
Khi điều trị E.coli dung huyết thì phải chú ý đến nguyên nhân gây chết
nhanh của bệnh là do độc tố của vi khuẩn E.coli xâm nhập vào máu, não gây
phù não, phá huỷ mạch quản. Vì vậy dùng biện pháp tiêu diệt vi khuẩn E.coli
thì chƣa có hiệu quả cao. Theo Nguyễn Xuân Bình và cs (2002) [3] đƣa ra
biện pháp điều trị nhằm giải quyết 3 vấn đề sau:
- Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Chống xuất huyết phù nề do độc tố.
- Giảm khả năng bài tiết độc tố khi vi khuẩn bị thuốc kháng sinh tiêu diệt.
Khi điều trị bệnh phải phát hiện nhanh và kịp thời những con có biểu
hiện bệnh đồng thời điều trị căn nguyên phải kết hợp điều trị triệu trứng. Trong



12

quá trình điều trị phải tiến hành đồng thời và thƣờng xuyên cho đến khi con vật
khỏi hoàn toàn mới thôi. Cần bổ sung thêm nƣớc, muối khoáng, vitamin nhằm
tăng sức đề kháng cho cơ thể chống hiện tƣợng mất nƣớc. Trong thực tế có rất
nhiều loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh sƣng phù đầu lợn con nhƣ:
enrofloxacin, neomycine, genorfcoli, norfacoli ...
2.1.2. Một số đặc điểm của vi khuẩn E.coli
* Hình thái
E.coli là trực khuẩn hình gậy ngắn, hai đầu tròn, kích thƣớc 23x0.6  m. E.coli có khả năng di động, một số không có khả năng di động do
không có lông ở quanh thân.
Trong cơ thể động vật E.coli lại có hình cầu trực khuẩn đứng riêng lẻ
hoặc từng đôi một, có khi xếp thành chuỗi ngắn có lông quanh thân giúp cho
quá trình labell di động của E.coli và khả năng bám dính.
Vi khuẩn E.coli không hình thành nha bào nhƣng hình thành giáp mô,
khi quan sát dƣới kính hiển vi điện tử thì quan sát đƣợc cấu trúc pili mang
kháng nguyên bám dính nhƣ: K88, K89.
Vi khuẩn nhuộm màu Gram (-) trong tổ chức và dịch thể thấm ra, thỉnh
thoảng E.coli bắt màu đen hoặc sẫm cả 2 đầu.
* Đặc tính nuôi cấy E.coli
E.coli có thể phát triển ở nhiều loại môi trƣờng nuôi cấy thông thƣờng,
một số chủng E.coli có thể phát triển ở môi trƣờng nuôi cấy tổng hợp.
E.coli là trực khuẩn yếm khí có thể sinh trƣởng ở nhiệt độ 5-400C, nhiệt
độ thích hợp nhất để vi khuẩn tồn tại là 370C, phát triển ở môi trƣờng có độ pH
là 5,5-8, độ pH thích hợp để vi khuẩn phát triển là 7,2-7,4. Mỗi loại môi trƣờng
nuôi cấy khác nhau thì điều kiện môi trƣờng nuôi cấy E.coli là khác nhau.


13


- Môi trƣờng nƣớc thịt: là môi trƣờng rất đục có lắng cặn ở dƣới đáy,
màu tro hoặc xám trên bề mặt, môi trƣờng có mùi phân thối, ở môi trƣờng vi
khuẩn có thể phát triển tốt.
- Môi trƣờng thạch thƣờng: nuôi cấy E.coli ở môi trƣờng này sau 24h
thì vi khuẩn hình thành nên những khuẩn lạc ẩm ƣớt màu xám ánh, có kích
thƣớc trung bình, bề mặt hơi lồi, có bề mặt bóng láng.
Ngoài ra vi khuẩn E.coli còn đƣợc nuôi cấy ở môi trƣờng khác nhƣ:
môi trƣờng thạch máu (khuẩn lạc màu sáng)... Ở môi trƣờng khác nhau khuẩn
lạc có màu sắc khác nhau nhƣng vi khuẩn E.coli phát triển tốt và hình thành
nên khuẩn lạc.
* Đặc tính sinh vật học
Trực khuẩn E.coli biểu hiện những đặc tính sinh học rõ nhất khi trực
khuẩn lên men sinh hơi các loại đƣờng: glucoza, galactoza, mantoza tạo axit
là đặc tính chủ yếu của vi khuẩn đƣờng ruột với các chủng khác nhau thuộc
họ Enterobacteriaccac.
E.coli làm đông sữa ở nhiệt độ 370C nên không chịu đƣợc nhiệt độ cao,
chết ngay ở 1000C, ở nhiệt độ 550C trong 1h E.coli chết, ở nhiệt độ 600C
trong thời gian 15 – 30’ vi khuẩn chết. Trong nƣớc vi khuẩn E.coli sống đƣợc
vài phút. Trong môi trƣờng nƣớc luộc thịt, sữa một số chủng E.coli không bị
phá huỷ ở nhiệt độ 600C trong thời gian 30’.
Các chất sát trùng thông thƣờng nhƣ: phenol, formol, axit phenic, HCl,
vôi tôi, sút (NaOH) ở nhiệt độ thƣờng cũng có thể tiêu diệt đƣợc E.coli trong
vòng 5 phút. Ngoài ra E.coli rất mẫn cảm với các loại kháng sinh.
- Kháng nguyên K
Là kháng nguyên bề mặt ngăn cản sự ngƣng kết của vi khuẩn sống
trong huyết thanh không tƣơng ứng, đun nóng 100 – 1200C thì kháng nguyên
mất tác dụng này.



14

Căn cứ vào đặc tính chịu nhiệt, không chịu nhiệt, khả năng hình thành
ngƣng kết tố và khả năng ức chế ngƣng kết thì kháng nguyên K của vi khuẩn
E.coli có 3 loại: L, A, B.
+ Kháng nguyên L: là kháng nguyên vỏ không chịu nhiệt độ cao bị phá
huỷ ở 1000C trong thời gian 1h.
+ Kháng nguyên A: là kháng nguyên vỏ chịu nhiệt, không bị phá huỷ ở
1000C nhƣng trong thời gian dài 2,5h thì tính kháng nguyên, khả năng ngƣng
kết, kết hợp của kháng nguyên bị phá vỡ.
+ Kháng nguyên B: là kháng nguyên vỏ không chịu nhiệt, đun sôi ở
1000C trong thời gian 1h thì kháng nguyên bị phá huỷ, mất tính kháng nguyên
nhƣng vẫn giữ đƣợc khả năng ngƣng kết.
- Kháng nguyên O
Là kháng nguyên chịu nhiệt nằm trên màng ngoài của vỏ bọc vi khuẩn.
Kháng nguyên O đƣợc đặc trƣng bởi lớp polysaccarit cấu trúc gồm 2 phần:
+ Phần polysaccarit có nhóm hydro nằm mặt ngoài có chức năng tạo
hình của serotype, còn polysaccarit ở mặt trong có chức năng tạo sự khác biệt
giữa các khuẩn lạc.
+ Phần lipit của màng quyết định độc lực của vi khuẩn. Tỷ lệ lipit màng
ngoài càng cao thì độc lực của vi khuẩn càng cao.
Kháng nguyên O chịu nhiệt nên ở nhiệt độ đun sôi 100 0C trong thời
gian 2,5h vẫn giữ đƣợc tính kháng nguyên, khả năng ngƣng kết và kết hợp.
Đặc biệt là kháng nguyên O không bị phá huỷ bởi cồn.
- Kháng nguyên H
Là kháng nguyên có trên lông vi khuẩn chịu đƣợc nhiệt độ cao, đun sôi
1000C trong thời gian 90’ vẫn giữ đƣợc tính kháng nguyên. Trong thời gian
dài hơn 2,5h thì tính kháng nguyên bị phá vỡ.



15

Tóm lại: E.coli có nhiều chủng serotype khác nhau và chúng đều đóng
vai trò quan trọng trong bệnh rối loạn tiêu hoá ở lợn con. Trong các serotype
ấy thì thành phần quan trọng nhất là kháng nguyên K 88AB, K88AC. Những
chủng nào có 2 loại kháng nguyên này thì sẽ gây bệnh cho lợn con và ngƣợc
lại chỉ những chủng có 2 loại kháng nguyên này mới sinh kháng thể để kháng
lại vi khuẩn.
2.1.3. Yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli
* Khả năng bám dính của vi khuẩn
Khả năng bám dính của vi khuẩn vào ruột lợn để gây bệnh là rất quan
trọng. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn qua đƣờng tiêu hoá thì vi
khuẩn sẽ chui vào niêm mạc ruột sau đó sinh sản và phát triển trong các tế
bào tạo nên một áp lực lớn ở ống tiêu hoá. Nên vi khuẩn phải có cơ chế thích
nghi để chống lại nhu động ruột đẩy vi khuẩn ra ngoài và khả năng bám dính
của vi khuẩn vào ruột lợn để gây bệnh là vô cùng quan trọng.
* Khả năng xâm nhập của vi khuẩn
Là khả năng mà vi khuẩn qua đƣờng tiêu hoá vào niêm mạc ruột để sinh
sôi và phát triển. Vi khuẩn muốn xâm nhập vào đƣờng ruột để gây bệnh cho lợn
thì nó phải phá vỡ đƣợc hàng rào bảo vệ của lớp mucoprotein trên bề mặt niêm
mạc ruột rồi tiếp tục xâm nhập vào tế bào ephitel và sinh sản phát triển ở đó.
Các vi khuẩn mà không có khả năng xâm nhập, không qua đƣợc hàng
rào bảo vệ mucoprotit hoặc nếu qua thì bị tiêu diệt bởi khả năng thực bào của
một tế bào lớn ở tổ chức hạ niêm mạc.
* Vai trò gây bệnh của kháng nguyên
Trong vi khuẩn đƣờng ruột có rất nhiều kháng nguyên, có loại tạo miễn
dịch để phòng vệ cho vật chủ, có loại không tạo miễn dịch nhƣng chúng đều
tham gia vào quá trình gây bệnh cho vật chủ. Kháng nguyên đó có thể gây
bệnh bằng cách giúp vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào tế bào vật chủ và



16

tham gia kháng lại các yếu tố phòng vệ tự nhiên của vật chủ. Các loại yếu tố
phòng vệ tự nhiên nhƣ: kháng nguyên O, H, OMP.
* Khả năng gây dung huyết
Sắt là nguyên tố đóng vai trò rất quan trọng nhằm tăng sức đề kháng
cho cơ thể con vật. Sắt đƣợc cung cấp cho các tổ chức, cơ quan phụ thuộc vào
chất soderofor do vi khuẩn sản sinh ra. Chất này có khả năng phân huỷ sắt
liên kết trong tổ chức vật chủ thông qua sự phá huỷ hồng cầu để vi khuẩn sử
dụng nhân Hem. Vì vậy việc sản sinh ra hematolyzin của vi khuẩn có thể coi
là một yếu tố độc lực.
E.coli có 4 kiểu dung huyết. Trong đó là một kiểu protein thẩm thấu
qua lọc không đƣợc gắn với tế bào vi khuẩn đƣợc giải phóng vào môi trƣờng
nuôi cấy ở pha logarit của chu trình phát triển vi khuẩn. Còn kiểu thì gắn với
tế bào vi khuẩn do vậy không có tác dụng độc, theo Smith (1963) [27].
Theo Smith (1963) [27] thì chủng serotype E.coli gây bệnh cho lợn
thƣờng có khả năng sản sinh ra hematolyzin nhƣng chủ yếu là các serotype
kháng nguyên nhƣ: O8, O138, O141, O147.
* Độc tố của vi khuẩn
Độc tố chính là yếu tố gây bệnh của E.coli, vi khuẩn sau khi xâm nhập
vào đƣờng tiêu hoá vào niêm mạc ruột chúng sẽ sinh sản và phát triển ở đó.
Sau đó vi khuẩn sẽ tiết ra độc tố gây viêm niêm mạc ruột làm nhu động ruột
sinh ra nhiều nƣớc và dồn vào ruột gây nên hiện tƣợng tiêu chảy. E.coli có 2
loại độc tố là: nội độc tố và ngoại độc tố.
- Nội độc tố: là độc tố có trong tế bào vi khuẩn chỉ đƣợc giải phóng ra
ngoài môi trƣờng khi vi khuẩn chết. Là yếu tố gây bệnh chủ yếu của trực
khuẩn đƣờng ruột.



17

Nội độc tố đƣợc chiết xuất từ axit trichloaxetic, phenol. Dƣới tác dụng
của enzim nội độc tố đƣợc coi là kháng nguyên hoàn toàn có tính đặc hiệu cao
với chủng serotype. Nội độc tố có 2 lớp:
+ Độc tố chịu nhiệt ST(Stable Heat Toxin)
Độc tố chịu nhiệt ở 1000C trong thời gian 15phút. Độc tố này đƣợc
phân chia làm 2 nhóm: STa, STb có vai trò quan trọng trong việc gây ỉa chảy
của chủng E.coli gây bệnh trên lợn, bê, nghé và cả trẻ sơ sinh.
+ Độc tố không chịu nhiệt LT (Leat Labite Toxin)
Độc tố bị vô hoạt ở 600C trong thời gian 15phút. Độc tố gồm 5 nhóm B
có khả năng bám dính trên bề mặt biểu bì của tế bào niêm mạc ruột và một
phần nhóm A có hoạt tính sinh học cao có các chủng E.coli gây bệnh cho
ngƣời và lợn.
- Ngoại độc tố: là độc tố của vi khuẩn tiết ra khuyếch tán vào môi
trƣờng. Ngoại độc tố của E.coli không chịu nhiệt dễ bị phá huỷ ở 560C trong
thời gian 10 – 30 phút. Dƣới tác dụng của formol và nhiệt độ thì ngoại độc tố
chuyển thành giải độc tố. Ngoại độc tố có hƣớng thần kinh và gây hoại tử, khả
năng tạo độc tố của vi khuẩn sẽ mất đi nếu chúng giữ đƣợc lâu dài và cấy
truyền nhiều lần trên môi trƣờng dinh dƣỡng.
2.1.4. Hiểu biết về thuốc Genorfcoli
-Thành phần:
Trong 100ml dung dịch chứa:
Gentamicine base (sulphate)

: 2.500 mg.

Norfloxacin hydrochloride

: 5.000 mg.


Colistin sulphate

: 20.000.000 UI.

Dexamethason

: 20 mg.

- Tác dụng:
Gentamicine là kháng sinh tác dụng kháng khuẩn mạnh với vi khuẩn


×