Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đánh giá tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 30 ngày tuổi được nuôi tại trại lợn nái nguyễn thanh lịch ba vì – hà nội và phương pháp điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.63 KB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------------------

HOÀNG THỊ THU NHÀI

Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
TỪ SƠ SINH ĐẾN 30 NGÀY TUỔI ĐƯỢC NUÔI TẠI TRẠI LỢN NÁI
NGUYỄN THANH LỊCH – BA VÌ – HÀ NỘI
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 – 2016

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

------------------------------------------

HOÀNG THỊ THU NHÀI

Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
TỪ SƠ SINH ĐẾN 30 NGÀY TUỔI ĐƯỢC NUÔI TẠI TRẠI LỢN NÁI
NGUYỄN THANH LỊCH – BA VÌ – HÀ NỘI
VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K43 - TY
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khoá học: 2011 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Hà Văn Doanh
Khoa Chăn nuôi Thú y – Trường Đaị học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường và 6 tháng thực tập tốt
nghiệp tại trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch - Ba Vì – Hà Nội. Được sự đồng ý
của khoa Chăn Nuôi Thú Y, sự giúp đỡ của thầy giáo Ts.Hà Văn Doanh , các
thầy cô giáo bộ môn , các bạn bè đồng nghiệp, chú Lịch chủ trại và toàn thể
cán bộ công nhân viên của trại tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp
này.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám Hiệu
nhà trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn
Nuôi Thú Y, các thầy cô giáo đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực
tập, rèn luyện tại trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ts.Hà Văn Doanh đã
trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, các bác, các cô
các chú, các anh chị cán bộ công nhân viên trong trại lợn nái Ba Vì đã chỉ bảo
giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại trại.
Tôi xin chân thành cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Một lần nữa cho phép tôi xin gửi tới các thầy cô giáo trong nhà trường,
cán bộ công nhân viên của trại Ba Vì cùng các bạn bè đồng nghiệp lời cảm
ơn, lời chúc sức khỏe cùng mọi điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Thái Nguyên, ngày…tháng…năm 2015
Sinh Viên

Hoàng Thị Thu Nhài


ii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất chăn nuôi của trại lợn nái Nguyễn Thanh
Lịch – Ba Vì – Hà Nội .................................................................... 33
Bảng 2.2: Lịch phun sát trùng của trang trại Nguyễn Thanh Lịch: ................ 34
Bảng 2.3: Lịch tiêm phòng của trang trại Nguyễn Thanh Lịch ...................... 35
Bảng 4.1: Kết quả công tác phục vụ sản xuất: ................................................ 47
Bảng 4.2 : Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo đàn và theo cá thể ........................... 48
Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo lứa tuổi : ........................................... 49
Bảng 4.4. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo tính biệt ............................................ 51
Bảng 4.5: Tỷ lệ lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy.............................. 52

Bảng 4.6: Các triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc hội chứng tiêu chảy
( n = 242 ) ........................................................................................ 53
Bảng 4.7: Kết quả điều trị lần 1 ...................................................................... 55
Bảng 4.8: Kết quả điều trị lần 2 ...................................................................... 56


iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CP: Charoen Pokphand
Cs: Cộng sự
LMLM: Lở mồm long móng
Nxb: Nhà xuất bản
KHKT: Khoa học kỹ thuật
CNTY: Chăn nuôi thú y
ĐHNN I: Đại học nông nghiệp I
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VTM: Vitamin
DNA: Deoxyribonucleic acid
TB: Trung bình
STT: Số thứ tự
TT: Thể trọng
E.coli: Escherichia coli
T.G.E: Tansmissibli Gastro Rnterritis
Staph.aureus: Staphylocoscus. Aureus


iv


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài: .................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài:...................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học: .......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con: ................................................................. 3
2.1.2. Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn con: ........................................... 8
2.1.3. Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli gây hội chứng tiêu chảy ở lợn
con ......................................................................................................... 24
2.1.4. Những hiểu biết về các loại thuốc điều trị: ........................................... 28
2.1.5. Một số thông tin về trại Nguyễn Thanh Lịch – Ba Vì – Hà Nội: ......... 32
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước : ........................................... 36
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước :........................................................ 36
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:....................................................... 38
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ...................................................................................................... 39
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................... 39
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành: .............................................................. 39
3.3. Nội dung nghiên cứu: ............................................................................... 39
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi: .................................. 39
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 39
3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi:............................................................................. 40


v


3.5. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu .......................................................... 40
3.6. Các phương pháp xử lý số liệu: ............................................................... 42
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 43
4.1. Công tác phục vụ sản xuất: ...................................................................... 43
4.1.1. Công tác chăn nuôi: ............................................................................... 43
4.1.2. Công tác thú y: ...................................................................................... 43
4.1.3. Các công tác khác: ................................................................................ 47
4.2: Kết quả nghiên cứu: ................................................................................. 47
4.2.1.Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn và theo cá thể : .......... 47
4.2.2. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi:........................... 49
4.2.3. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo tính biệt:......................... 51
4.2.4. Tỷ lệ lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy : .................................. 52
4.2.5. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng ở lợn con mắc hội chứng
tiêu chảy: ............................................................................................... 52
4.2.6. Kết quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo một số phác
đồ: .......................................................................................................... 54
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57
5.2. Đề Nghị .................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp. Bên cạnh trồng trọt, ngành chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng chiếm một vị trí rất quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng

cho con người, ngoài ra còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho ngành
trồng trọt và một số sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến.
Chính vì thế, Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới phát triển chăn
nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng nhằm không ngừng nâng cao năng
suất, hiệu quả chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân.
Hàng loạt vấn đề về quản lý, kỹ thuật chăn nuôi lợn ở nước ta đã và
đang được các nhà khoa học nghiên cứu giải quyết nhằm đưa ngành chăn nuôi
ở nước ta tiến kịp với trình độ trong khu vực và thế giới. Ngoài các yếu tố
như: giống, nuôi dưỡng, chăm sóc thì công tác thú y là khâu rất quan trọng,
quyết định sự thành bại của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn
nói riêng.
Đặc biệt, nước ta là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm
nên rất thích hợp cho các bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh và lây lan
nhanh, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành chăn nuôi
lợn. Lợn con là đối tượng cần đặc biệt quan tâm. Ở lợn con hội chứng tiêu
chảy là bệnh rất phổ biến, đã gây tổn thất không nhỏ cho ngành chăn nuôi lợn.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con làm cho lợn còi cọc chậm lớn, làm giảm năng
suất chăn nuôi, vì vậy, việc phòng và trị bệnh cho lợn con là một vấn đề hết
sức cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của sản xuất đồng thời để thấy rõ hơn về
tình hình nhiễm bệnh, triệu chứng, bệnh tích của lợn con mắc hội chứng tiêu


2
chảy, góp phần khống chế dịch bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về kinh tế
trong ngành chăn nuôi lợn hiện nay chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con từ sơ sinh đến 30
ngày tuổi được nuôi tại trại lợn nái Nguyễn Thanh Lịch - Ba Vì – Hà Nội
và phương pháp điều trị ”.
Được sự dẫn dắt tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS . Hà Văn Doanh,

cùng với sự nỗ lực của bản thân , tôi đã hoàn thành khóa luâ ̣n . Tuy nhiên do
trình độ có hạn , bước đầ u còn bỡ ngỡ trong công tác nghiên cứu . Nên khóa
luâ ̣n của tôi không tránh khỏi những sai sót và ha ̣n chế

. Tôi rấ t mong nhâ ̣n

đươ ̣c sự quan tâm và giúp đỡ của thầ y cô giáo để bài khóa luâ ̣n đươ ̣c hoàn
thiê ̣n hơn.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
- Xác định được tỷ lệ lợn con bị tiêu chảy tại trại nái Nguyễn Thanh
Lịch – Ba Vì – Hà Nội.
- Đánh giá được kết quả điều trị bằng 2 phác đồ.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
Từ những số liệu cũng như nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở để người
chăn nuôi có những biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn lợn và làm
tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Trên cơ sở các đánh giá có ý kiến tư vấn đúng giúp người chăn nuôi có
biện pháp áp dụng kỹ thuật đúng để đảm bảo nâng cao chất lượng, số lượng
đàn lợn ở cơ sở đem lại hiệu quả kinh tế.


3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con
 Đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của lợn con
Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát triển rất nhanh.

So về khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2
lần, lúc 21 ngày tuổi thì tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi thì tăng gấp 5 - 6 lần,
lúc 40 ngày tuổi thì tăng gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi thì tăng gấp 10 lần và
lúc 60 ngày tuổi thì tăng gấp 12 - 14 lần. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5].
Lợn con bú sữa sinh trưởng nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn.
Tốc độ sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu, sau đó giảm. Điều này do nhiều
nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng
hemoglobin giảm. Thời gian giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi
là giai đoạn khủng hoảng lợn con.
Do sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích lũy chất dinh dưỡng
rất mạnh. Ví dụ: lợn con 3 tuần tuổi tích được 9 - 14 gram protein/1kg khối
lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích được 0,3 - 0,4 gram/1kg
khối lượng cơ thể, (Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo, 2003) [19]. Điều đó cho
thấy nhu cầu dinh dưỡng của lợn con cao hơn lợn trưởng thành rất nhiều, đặc
biệt là protein.
Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2006) [25], khối lượng sơ sinh
và khối lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan tỉ lệ thuận với nhau khá
chặt chẽ. Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà
còn liên quan tới tỉ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỉ lệ sống đến cai sữa. Ở lợn
ngoại khối lượng sơ sinh từ 1,1 - 1,35 kg thì tỉ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt
75%, trong khi khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn nữa thì sống sót hơn
2% khi cai sữa. Thời kì này chủ yếu là sự thành thục của cơ quan sinh dục
đực nên cần phải thiến.


4
 Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa:
Cùng với sự tăng lên của khối lượng, cơ thể còn có sự phát triển của
các cơ quan trong cơ thể, trong đó cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển nhanh
nhưng chưa hoàn thiện. So với lúc sơ sinh thì dung tích dạ dày của lợn lúc 10

ngày tuổi gấp 3 lần, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần, và lúc 60 ngày tuổi thì gấp 60
lần. Sự tăng trưởng chiều dài và thể tích ruột non có liên quan đến hàm lượng
xelluloze trong thức ăn bổ sung. Vì vậy, tập ăn sớm cho lợn con là biện pháp
tốt nhất trong chăn nuôi.
Mặc dù sinh trưởng nhanh, nhưng cơ quan tiêu hoá chưa thành thục về
chức năng, đặc biệt là hệ thần kinh. Vì vậy, lợn con phản ứng chậm với các
yếu tố tác động lên chúng. Do cơ quan tiêu hoá chưa thành thục nên lợn con
dễ mắc bệnh tiêu hoá, dễ rối loạn tiêu hóa. Do một số men tiêu hóa thức ăn ở
lợn con chưa có hoạt tính mạnh, nhất là 3 tuần đầu sau khi sinh, như pepsin,
Amilaza, maltaza, saccaraza, nên khả năng tiêu hoá các loại thức ăn khác
ngoài sữa mẹ kém. Nhìn chung, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hóa các
chất dinh dưỡng trong sữa mẹ, còn khả năng tiêu hóa các chất bổ sung kém
(Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo, 2003) [19].
Ở lợn từ 14 - 16 ngày tuổi, tình trạng thiếu HCl ở dạ dày không còn ở
trạng thái sinh lý bình thường nữa. Việc cho lợn con tập ăn sớm có tác dụng thúc
đẩy bộ máy tiêu hóa của lợn con phát triển nhanh và sớm hoàn thiện vì thế sẽ rút
ngắn giai đoạn thiếu HCl. Vì khi được bổ sung thức ăn sẽ kích thích tế bào thành
dạ dày tiết ra HCl ở dạng tự do sớm hơn và tăng cường phản xạ tiết dịch vị.
Lợn con dưới 1 tháng tuổi trong dịch vị không có HCl, vì lúc này lượng
axit tiết ra rất ít và nó nhanh chóng liên kết với niêm dịch. Hiện tượng này
được gọi là Hypoclohydric, là một đặc điểm quan trọng trong tiêu hóa ở dạ
dày lợn con. Vì thiếu HCl tự do nên dịch không có tính sát trùng, vi sinh vật
xâm nhập vào dạ dày dễ sinh sôi nảy nở và phát triển gây nhiều bệnh tiêu hóa
ở lợn con (Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, 1995) [7].


5
Trong dịch vị của lợn con mới đẻ trong khoảng 20 - 25 ngày đầu thiếu
HCl. Lợn con 3 - 4 tuần tuổi thì dạ dày chưa có HCl tự do, vì lúc này lượng
HCl tiết ra rất ít và nó nhanh chóng kết hợp với dịch dạ dày. Hiện tương thiếu

HCl này là đặc điểm quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Dịch vị thu
được ở lợn con 7 ngày tuổi có pH 2,8; ở 10 ngày tuổi có pH 2,8 - 3,1; ở 12
ngày tuổi có pH 2,7; ở 20 ngày tuổi có pH 2,4 - 2,7. Do hàm lượng HCl rất ít
nên hệ vi sinh vật phát triển mạnh gây ra hội chứng tiêu chảy ở lợn con.
Theo Trần Văn Phùng và Hà Thị Hảo (2003) [19], dịch tụy có ý nghĩa
quan trọng đối với sự tiêu hóa. Nó phân giải 60 - 80% prorein, gluxit và lipit
trong thức ăn. Dịch tụy bao gồm các bicacbonat và chứa các enzyme giúp cho
quá trình tiêu hóa tinh bột, protein, chất béo… Các enzyme đó là Trypsine,
Cacboxypeptiaza, Galactaza, Dipeptitaza, Protaminaza, Nucleaza…
Dịch mật do tuyến mật tiết ra. Một ngày đêm lợn tiết khoảng 2,4 - 3,8
lít dịch mật. Dịch mật làm giảm sức căng mặt ngoài của dung dịch và làm nhũ
hóa mỡ, ở dạng này mỡ dễ bị tác động của Lipaza.
Dịch ruột do các tuyến Bruner ở màng nhầy tá tràng tiết ra. Dịch ruột
cùng với dịch tụy và dịch mật giúp cho quá trình trung hòa nhũ chấp xuống từ
dạ dày, như vậy nó giúp bảo vệ thành ruột khỏi tác động của độ axit cao
xuống từ dạ dày. Trong thành phần của dịch ruột chứa các men hóa như:
Aminopeptidaza, Dipeptidaza, Mantaza, Lactaza, và Enterokinaza (men này
có tác dụng hoạt hóa men Trypsin ở dạng không hoạt động (Trypsinnogen)).
Các men này đều tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn.
Ruột già tiếp tục quá trình tiêu hóa những gì ruột non tiêu hóa chưa
triệt để. Ruột già chủ yếu tiêu hóa chất xơ do vi sinh vật ở manh tràng phân
giải, hấp thu lại nước và chất khoáng. Thời gian thức ăn dừng lại ở ruột già từ
12 - 16 giờ. Song ở đây chỉ 9% gluxit, 3% protein được tiêu hóa. Các chất
không được tiêu hóa hết được vi khuẩn gây thối tạo thành các sản phẩm độc


6
như Indol, Scatol… Các sản phẩm này được hấp thu vào máu và được giải
độc ở gan, phần cặn bã đi vào kết tràng, được tạo thành khuôn phân và được
thải ra ngoài.

 Đặc điểm cơ năng điều tiết thân nhiệt:
Lợn con dưới 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh nên
thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được
cân bằng.
Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycozen dự trữ trong cơ thể
lợn con còn thấp, trên thân lợn con lông còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt
để chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.
Hệ thống thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trung
khu điều tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não, mà não của gia súc là cơ quan phát
triển muộn nhất ở cả 2 giai đoạn trong thai và ngoài thai.
Diện tích bề mặt của cơ thể lợn so với khối lượng chênh lệch tương đối
cao nên lợn con bị mất nhiều nhiệt khi bị lạnh.
Ở giai đoạn đầu lợn con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ nước
trong cơ thể và nhờ hoạt động rất mạnh mẽ của hệ tuần hoàn. Cơ thể lợn con
có hàm lượng nước rất cao, lúc sơ sinh hàm lượng nước trong cơ thể chiếm
tới 8 - 81,5%. Ở giai đoạn 3 - 4 tuần tuổi, nước chiếm tới 75 - 78%. Nhịp đập
của tim lợn con nhanh hơn nhiều so với lợn trưởng thành, ở giai đoạn mới đẻ
nhịp đập tim lên đến 200 lần/phút (lợn lớn chỉ 80 - 90 lần/phút). Lượng máu
đến các cơ quan cũng rất lớn, đạt tới 150ml máu trong một phút trên 1 kg khối
lượng cơ thể (lợn trưởng thành chỉ đạt 30 - 40 ml).
Lợn con có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh, nên yêu cầu dinh
dưỡng càng cao, trong khi sản lượng sữa của lợn mẹ tăng dần đến 3 tuần tuổi
sau khi đẻ, sau đó giảm dần cả về số lượng và chất lượng. Đây là mâu thuẫn
giữa sinh trưởng của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ. Nếu


7
không kịp thời bổ sung thức ăn cho lợn con thì lợn con sẽ thiếu dinh dưỡng,
dẫn đến sức đề kháng yếu, lợn gầy còm, nhiều con mắc bệnh. Do vậy, nên
tiến hành cho lợn con ăn sớm để khắc phục tình trạng khủng hoảng trong thời

kì 3 tuần tuổi và sau khi cai sữa (Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm, 1995) [7].
Tóm lại, khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi kém,
nhất là trong tuổi đầu mới đẻ, cho nên nếu nuôi lợn trong chuồng nhiệt độ
thấp thì thân nhiệt của lợn hạ xuống rất nhanh, mức độ hạ thân nhiệt nhiều
hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và
tuổi của lợn. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp, thân nhiệt của lợn hạ xuống
càng nhanh và tuổi càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Sau 3 tuần tuổi cơ
năng điều tiết thân nhiệt của lợn con mới hoàn chỉnh và thân nhiệt ổn định từ
39 - 39,50C.
 Đặc điểm về khả năng miễn dịch:
Lợn con khi mới sinh ra hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể
tăng lên rất nhanh kể từ khi bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn
dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp
thụ được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ.
Trong sữa đầu của lợn mẹ có hàm lượng protein rất cao. Những γ globulin ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18 - 19%,
trong đó lượng γ - globulin chiếm số lượng khá lớn (30 - 35%). γ - globulin có
tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò rất quan trọng đối với
khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu γ - globulin bằng con đường
ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ - globulin giảm đi rất nhanh
theo thời gian. Phân tử γ - globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn
con rất tốt trong 24 giờ đầu kể từ khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men
antitripsin làm mất hoạt lực của men trypsin tuyến tụy và nhờ khoảng cách
giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. Cho nên sau 24 giờ sau khi


8
được bú sữa đầu, hàm lượng γ - globulin trong máu của lợn con đạt 20,3
mg/100ml máu. Sau 24 giờ, lượng kháng men trong sữa đầu giảm dần và
khoảng cách giũa các tế bào vách ruột hẹp dần, nên sự hấp thu γ - globulin
kém hơn, hàm lượng γ - globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3

tuần tuổi chỉ đạt khoảng 24 mg/100ml máu (máu bình thường của lợn trưởng
thành có khoảng 65 mg γ - globulin trong 100 ml máu). Do đó, lợn con cần
được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì
20 - 25 ngày tuổi mới có khă năng tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn
con không bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kếm, dễ mắc bệnh.
2.1.2. Hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn con
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của
đường tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân, triệu
chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh, được gọi với nhiều tên khác nhau:
Tên chung nhất: hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia).
Hội chứng tiêu chảy không nhiễm trùng (Non-ifectivediarrh)
Bệnh phân sữa (Milk-Scours)
Hoặc tiêu chảy là triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm như: phó
thương hàn, E. coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, rota virut.
Tiêu chảy gây thiệt hại đáng kể trong ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất
hiện ở 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: ở lợn sơ sinh đến vài ngày tuổi
Giai đoạn 2: ở lợn con theo mẹ
Giai đoạn 3: ở lợn con sau cai sữa (Hoàng Văn Tuấn, 1998 [26]).
Ở nước ta hội chứng tiêu chảy ở lợn xảy ra quanh năm, đặc biệt là vụ
đông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột, vào nhưng giai đoạn chuyển mùa
trong năm (Lê Văn Tạo và cs, 1996) [23].


9
Theo công trình nghiên cứu của các tác giả cho chúng ta biết, tiêu chảy
là hội chứng bệnh lý liên quan đến rất nhiều các yếu tố, mà các yếu tố đó là
nguyên nhân. Có thể là nguyên nhân thứ phát, nguyên nhân nguyên phát,
nhưng việc phân biệt được rõ ràng đâu là nguyên nhân gây ra tiêu chảy là vấn
đề không đơn giản. Song cho dù nguyên nhân nào gây hội chứng tiêu chảy,

thì hậu quả của chúng đều gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu
hoá và cuối cùng là một quá trình nhiễm trùng.
2.1.2.1. Nguyên nhân gây mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con
Trong lịch sử nghiên cứu về tiêu chảy, nhiều tác giả đã nghiên cứu về
nguyên nhân gây bệnh, làm cơ sở cho việc chữa trị. Tuy nhiên, tiêu chảy là
một hội chứng có liên quan đến các yếu tố là nguyên nhân nguyên phát. Vì
vậy việc xác định nguyên nhân gây tiêu chảy ở từng nơi và trong từng giai
đoạn khác nhau cũng thu được kết quả khác nhau.
Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2003) [31], cho rằng, bệnh xảy ra có
rất nhiều nguyên nhân. Cho đến nay, chưa có ai xác định được nguyên nhân nào là
nguyên nhân chính, nhưng căn nguyên chính xác là các vi khuẩn đường ruột họ
Enterro Bacteriae, trong đó vai trò quan trọng nhất là trực khuẩn E. coli.
Phùng Ứng Lân (1996) [11], cho rằng, nguyên nhân chính gây ra hội
chứng tiêu chảy là các vi khuẩn đương ruột E. coli có hại thuộc họ vi khuẩn
đường ruột Enterro Bacteriae, chúng bao gồm nhiều chủng và nhiều đặc tính
kháng nguyên khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy ở lợn con nhưng
nguyên nhân chính là vi khuẩn E. coli, ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân
khác nữa.
 Nguyên nhân do vi sinh vật:
Vi sinh vật bao gồm các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc. Chúng vừa là
nguyên nhân nguyên nhân nguyên phát, cũng vừa là nguyên nhân thứ phát
gây tiêu chảy.


10
- Tiêu chảy do vi khuẩn:
Theo Nguyễn Thị Nội (1989) [17], Trịnh Văn Thịnh (1985) [29],
Đào Trọng Đạt (1996) [5], Hồ Văn Nam và Trương Quang (1997) [13], đã
kết luận rằng, tác nhân gây hội chứng tiêu chảy cho lợn là E. coli và

Sallmonella tăng lên rõ rệt, Debsiella, Streptococus trong phân tăng ít,
riêng Bacillus subitis lại giảm đi.
Nguyễn Thị Nội (1986) [17], Nguyễn Như Thanh và cs (1997) [27], đã
phân lập được các vi khuẩn đường ruột E. coli, Streptococcus, Salmonella
trong mẫu bệnh phẩm tiêu chảy của lợn. Rất nhiều tác giả nghiên cứu về hội
chứng tiêu chảy ở lợn đã kết luận rằng, khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút,
các vi khuẩn có thể tăng nhanh về số lượng khiến cho bệnh xảy ra trầm trọng
khó điều trị. Vì vậy, chúng ta thấy được vai trò của vi khuẩn là rất lớn gây ra
hội chứng tiêu chảy, bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác.
Vi khuẩn E. coli là một trong những nguyên nhân phổ biến và quan
trọng nhất được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước công nhận.
Về lâm sàng vi khuẩn này thường gây sốt cao, tiêu chảy. Một số tác giả
cho rằng, ở lứa tuổi sơ sinh và suốt thời kì lợn con theo mẹ, lợn con sau cai
sữa dễ nhiễm vi khuẩn mắc tiêu chảy do vi khuẩn E. coli tác động đến.
Hồ Văn Nam và cs (1997) [14], khi nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột,
nhận thấy vi khuẩn E. coli không chỉ là vi khuẩn thường xuyên có trong ruột
lợn con đang bú sữa và bội nhiễm khi ỉa chảy mà còn tìm thấy ở 100% mẫu
phân lợn ở lứa tuổi lớn hơn. Ngay ở lợn khỏe mạnh, E. coli cũng tăng theo lứa
tuổi. Trong 1 gam phân lợn từ 1 - 21 ngày tuổi, số lượng E. coli là 55,4 triệu
con, và số lượng E. coli tăng dần theo lứa tuổi ở lợn từ 22 - 60 ngày tuổi (90,9
triệu) và 150 triệu vi khuẩn trong 1g phân lợn nái bị viêm ruột ỉa chảy. Kết
quả cho thấy E. coli không chỉ bội nhiễm ở lợn dưới 2 tháng tuổi mà những
lợn lớn hơn cả lợn nái cũng có tình trạng tương tự.


11
Hội chứng tiêu chảy ở lợn do E. coli gây ra đã và đang là đề tài thu hút
nhiều sự quan tâm của các tác giả trên thế giới. Các chủng E. coli thuộc nhóm
ETEC (Ebtero Toxigenic E. coli) tham gia vào quá trình gây bệnh với 2 đặc tính:
- Khả năng bám dính vào các tế bào biểu mô ruột nhờ các yếu tố bám dính

ở bề mặt vi khuẩn (fimbriae) như: F4 (K88), F5 (K99), F6 (9871), F41, F17 và F18.
- Khả năng sinh sản 1 hoặc nhiều loại độc tố đường ruột bao gồm bao
gồm độc tố không chịu nhiệt (LT1 và LT2) và độc tố chịu nhiệt (ST1, ST2).
Ngoài ra các nhà chuyên môn nhận định, hội chứng tiêu chảy là bệnh
ghép có thể ghép với các loại vi khuẩn, kí sinh trùng như:
- Salmonella choleraresuis và Sal. Typhymurium là hai tác nhân gây
tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa và vỗ béo (Laval. A.,1997) [32].
- Clostridium perfeingens type A và type C: gây bệnh viêm ruột.
- Erysipelothrix: gây bệnh đóng dấu.
- Trepenoma: gây hồng lỵ.
- Cầu trực khuẩn Amip: gây bệnh ỉa chảy kiết lỵ.
- Ký sinh trùng: ký sinh trùng nói chung và ký sinh trùng đường tiêu
hóa nói riêng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở lợn và các gia
súc khác. Ký sinh trùng gây ỉa chảy tồn tại trong phân, nước tiểu, thức ăn khi
vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi chúng trưởng thành và phát triển thành ký
sinh trùng gây bệnh. Tác hại của chúng là lấy chất dinh dưỡng của cơ thể, tiết
ra các độc tố (nội, ngoại độc tố). Ngoài ra, trong quá trình di hành, sinh
trưởng và phát triển chúng gây tổn thương niêm mạc ruột gây viêm ruột ỉa
chảy. Các loại ký sinh trùng đường ruột gây tiêu chảy ở lợn:
+ Emimeria spp: gây bệnh cầu trùng
+ Ascaris: giun đũa
+ Fasciolopsis buski: sán lá ruột.
- Tiêu chảy do virus:
Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định Rotavirut, Enteravirut,
Andenovirut, Coronavirut, Pestivirut (dịch tả) là nguyên nhân chủ yếu gây


12
viêm ruột với triệu chứng tiêu chảy đặc trưng ở lợn. Các virus này tác động
gây viêm loét niêm mạc ruột ở nhiều mức độ khác nhau, chính từ đó quá trình

tiêu hóa hấp thụ ở lợn bị rối loạn, cuối cùng là triệu chứng ỉa chảy.
Nếu lợn bị mắc hội chứng tiêu chảy do virus đó gây ra sẽ mắc đặc tính
của virus đó.
Thí dụ như bệnh TGE (Tansmissibli Gastro Rnterritis) và bệnh dịch tả
lợn do giống virus Pestis suum gây ra và còn rất nhiều virus có thể gây hội
chứng tiêu chảy đặc thù riêng.
- Tiêu chảy do ký sinh trùng:
Giun đũa (Ascaris suum) và một số động vật đơn bào (Protozoa) đều có
thể gây ra tiêu chảy của lợn. Tác hại của chúng là cướp chất dinh dưỡng của cơ
thể, tiết ra các độc tố làm giảm sức đề kháng, gây trúng độc, tạo điều kiện cho
bệnh khác phát sinh. Chúng còn gây ra tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm ruột
và ỉa chảy. Do vậy, việc tẩy giun sán là rất quan trọng trong phòng trị tiêu chảy
(Trịnh Văn Thịnh, 1964) [29].
- Tiêu chảy do nấm mốc:
Theo Lê Thị Tài và cs (2000) ) [27], thức ăn khi chế biến hoặc bảo quản
không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm nấm mốc. Một số loài như: Aspergillus,
Fusarium... có khả năng sản sinh nhiều độc tố Aflatoxin ( Aflatoxin B2, G1,
G2, M1).
Sự có mặt của nấm mốc sẽ phá hủy thành phần các chất dinh dưỡng,
gây giảm chất lượng thức ăn và gây ngộ độc cho cơ thể. Những biểu hiện khi
gia súc ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố của nấm mốc như: Gia súc có biểu
hiện buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, ngứa ngáy, rối loạn thần kinh và nhiều con
còn khó thở (Nguyễn Hữu Nam, 1999) ) [18].
 Nguyên nhân do sinh lý lợn con:
Bộ máy tiêu hóa lợn con phát triển chưa hoàn thiện là cơ hội tốt cho vi
khuẩn, virus,.. phát triển (sự phân tiết axit HCL, men tiêu hóa không đủ để
làm toan dạ dày).


13

Hệ miễn dịch của lợn con chưa phát triển mạnh và phụ thuộc vào kháng
thể của lợn mẹ truyền sang con qua sữa. Đặc biệt là sữa đầu.
Sự điều tiết thân nhiệt chưa thích nghi với môi trường.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh, cường độ trao đổi chất lớn. Trong
khi sản sinh lượng sữa của lợn mẹ giảm dần từ ngày 21.
 Nguyên nhân do ngoại cảnh:
Có rất nhiều nguyên nhân tác động của ngoại cảnh có thể gây rối loạn
quá trình cân bằng hệ vi sinh vật trong đường ruột của vật chủ. Trong đó, có
yếu tố thời tiết và điều kiện chăm sóc.
Theo Sử An Ninh (1993) [16], yếu tố thời tiết lạnh ẩm là nguyên nhân
hàng đầu gây bệnh phân trắng ở lợn con.
Yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức đề kháng tự nhiên của cơ thể.
Nếu lợn con không được bú sữa đầu, sẽ không nhận được kháng thể từ sữa
mẹ, rất dễ bị mắc viêm ruột ỉa chảy. Khi lợn con theo mẹ, phản ứng thích
nghi, bảo vệ chưa hoàn thiện, nên trong điều kiện nhiệt độ quá nóng, quá
lạnh, mưa gió, độ ẩm cao kết hợp với vệ sinh chuồng trại kém, khẩu phần
ăn không hợp lý, sữa mẹ kém chất lượng… lợn con dễ bị mắc hội chứng
tiêu chảy.
Thời tiết không thuận lợi, thay đổi bất thường, gió mùa, thời tiết lạnh,
mưa phùn gió bấc, ẩm độ môi trường cao, chuồng nơi ẩm thấp dễ làm cho lợn bị
ỉa chảy, chuồng trại không đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm ấp vào mùa đông.
Đào Trọng Đạt và cs (1995) [4], cho thấy: độ ẩm và nhiệt độ là yếu tố
quan trọng nhất trong việc khống chế tiểu khí hậu chuồng nuôi. Độ ẩm thích
hợp cho lợn con theo mẹ là 70 - 85%, vì thế việc sưởi ấm cho lợn bằng các
phương pháp khác nhau trong mùa đông và trong những ngày mưa là hết sức
cần thiết.
Trong thực tế, vào những tháng mưa nhiều, kèm theo khí hậu lạnh, tỷ lệ
lợn con bị tiêu chảy tăng lên rõ rệt, có khi tăng đến 90 - 100% trong đàn
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1978 [20] và Đào Trọng Đạt, 1996 [5]). Do vậy, việc



14
dọn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm, làm khô chuồng nuôi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý
cho lợn con và lợn mẹ là vô cùng quan trọng với sức khoẻ lợn con. Đây là
những nguyên nhân rất dễ làm sức đề kháng của lợn giảm và tạo điều kiện
cho các vi khuẩn bội nhiễm dẫn đến gây bệnh.
 Nguyên nhân do chăm sóc:
Trong rất nhiều trường hợp tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở lợn nói
riêng, phát sinh hàng loạt những thiếu sót trong quá trình nuôi dưỡng chăm
sóc như:
+ Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu, nấm mốc, tạp khuẩn và các chất độc
khác, thức ăn quá nhiều đạm, quá nhiều chất béo lợn ăn gây nên ỉa chảy.
+ Nước uống bẩn, lượng sữa mẹ ít, lợn con đói phải gặm mút lung tung
trong đó có các chất thải bị nhiễm E. coli
+ Thay đổi khẩu phần ăn đột ngột làm cho khả năng tiết men của lợn
không kịp.
+ Chế độ nghỉ ngơi ăn uống không hợp lý, khai thác sử dụng quá mức.
+ Chuồng bẩn, lợn con luôn bú lợn mẹ có bầu vú nhiễm E. coli.
+ Lợn mẹ bị viêm vú, đặc biệt là E. coli gây ra. Khi bú sữa lợn mẹ bị
viêm vú thì lợn con sẽ bị tiêu chảy ngay sau đó.
+ Lợn con không được bú sữa đầu, mà khả năng miễn dịch của lợn con
phụ thuộc chủ yếu lượng kháng thể hấp thu được từ sữa mẹ. Do đó sức kháng
thể của cơ thể lợn con còn yếu dễ mắc bệnh.
Đào Trọng Đạt và cs (1996) [5], cho thấy, ở lợn con không được bú sữa
đầu kịp thời hoặc sữa mẹ kém phẩm chất do lợn mẹ không được nuôi dưỡng
hợp lý cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
- Chăm sóc nái chửa không đảm bảo kỹ thuật như: Thức ăn lợn mẹ
không đảm bảo vệ sinh, thành phân dinh dưỡng trong khẩu phần không cung
cấp đủ cho nhu cầu của lợn nái chửa. Do đó lợn con sinh ra bị nhiễm E. coli
từ lợn mẹ hoặc sinh ra còi cọc, sức sống yếu, khả năng chống các yếu tố bất

lợi của môi trường giảm nên lợn dễ bị mắc bệnh.


15
 Nguyên nhân do dinh dưỡng:
+ Thiếu vitamin nhón B, B1, B2... B12 cũng dẫn đến rối loạn tiêu hóa và
ỉa chảy.
+ Thiếu vitamin A, Cu, Selen… dẫn đến rối loạn trao đổi chất, rối loạn
tiêu hóa và gây ỉa chảy.
+ Do trữ lượng sắt trong bào thai chưa đủ, khi sinh ra không được cung
cấp đầy đủ nhu cầu, thiếu cả coban, B12 nên sinh bần huyết, cơ thể suy yếu nên
không thể hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng, sinh ra hiện tượng không tiêu, ỉa chảy.
2.1.2.2. Cơ chế sinh bệnh
Cơ chế sinh bệnh và đường sinh bệnh của E. coli là đề tài thu hút nhiều
nghiên cứu của các nhà khoa học. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế sinh
bệnh và tiến triển của bệnh như: Những tổn thương của đường ruột, phủ tạng
cho phép E. coli xâm nhập. Tuy nhiên, để gây bệnh, số lượng E. coli phải đủ
lớn mới có thể gây bệnh cho lợn.
Đến nay người ta cho rằng cơ chế sinh bệnh E. coli ở lợn con được biểu
hiện thông qua:
- Trực tiếp xâm nhập vào đường hô hấp trên hoặc phía trên của ruột
non của những con lợn không có miễn dịch và gây ra nhiễm khuẩn máu
- Tấn công, phá hủy hệ thống lông nhung của tế bào niêm mạc ruột gây
ỉa chảy mất nước dữ dội, giảm đáng kể bề mặt hấp thu của ruột non
- Sinh sản các độc tố ruột (Enterotoxin). E. coli trong ruột bám trên hệ
thống lông nhung, tăng sinh và sinh sản độc tố. Những độc tố này ảnh hưởng
trực tiếp đến áp suất thẩm thấu màng tế bào niêm mạc ruột, gây rối loạn chức
năng trao đổi chất của các tế bào. Đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
nước và các chất điện giải.
Theo Lê Văn Thọ (2007) [30], vi khuẩn E. coli sinh sản độc tố đường

ruột (Enterotoxin) tác động vào quá trình trao đổi muối nước ở ruột, làm cho
nước và chất điện giải không được hấp thu từ ruột vào cơ thể mà ngược lại
được thẩm suất từ cơ thể vào ruột.


16
Nước tập trung vào ruột làm cho ruột căng lên, cộng với các khí do E.
coli trong ruột lên men tạo ra càng làm cho ruột thêm căng, sức căng của ruột
càng kích thích vào hệ thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động
đẩy nước và phân ra ngoài, gây nên tiêu chảy
Lê Văn Năm và cs (1998) [15], cho biết, E. coli tiết ra độc tố gồm 2
nhóm độc tố chịu nhiệt (ST) và nhóm độc tố kém chịu nhiệt (LT).
Enterotoxin thuộc nhóm LT bám trên bề mặt tế bào làm nước và muối
tràn ra ngoài và nó ngăn cản không cho nước và muối hấp thu trở lại. Bởi vậy
nước ngấm vào ruột bị đẩy ra ngoài cho nên lợn con tiêu chảy mất nước.
Enterotoxin thuộc nhóm ST cũng làm ngấm nước ra nhưng không ngăn nước
hấp thụ ngược vào tế bào nên lợn ít tiêu chảy hơn.
- Sự sinh sôi của E. coli trong ruột non, đặc biệt là ruột già, làm chúng
xâm lấn, phá hủy tế bào niêm mạc, gây viêm ruột, sau đó ỉa chảy mất nước.
Khi lợn ỉa chảy càng nhiều sẽ dẫn đến mất nước gây rối loạn chức năng sinh
lý tiêu hóa. Do rối loạn tiêu hóa dẫn tới sự rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột. Một số vi khuẩn có hại phát triển nhanh, song song với sự phát
triển về số lượng vi khuẩn có hại, độc tố của nó tiết ra cũng tăng nhiều. Độc
tố vào máu làm rối loạn cơ năng giải độc của gan và quá trình lọc ở thận (Hồ
Văn Nam và cs, 1997 [14]).
Do cơ chế phòng hộ của lợn con chưa được phát triển hoàn thiện, stress
và các yếu tố khác làm giảm khả năng phòng vệ của con vật. Những yếu tố di
truyền, nồng độ HCl trong dạ dày thấp, thay đổi hệ vi sinh vật trong đường
ruột, khả năng phòng hộ không đặc hiệu của sữa đầu và kháng thể đặc hiệu
giảm, cảm nhiễm bệnh khác (Rotavirut, virus gây dịch tả ỉa chảy, cầu

trùng…) kể cả môi trường và yếu tố quản lý, cũng là nguyên nhân giảm khả
năng kháng bệnh ở lợn con. Khi đó, E. coli xâm nhập với số lượng đủ lớn sẽ
phát triển thành tác nhân gây bệnh.


17
Tóm lại: E. coli muốn gây được bệnh phải có những điều kiện sau:
+ Phải có khả năng bám dính vào lông nhung (kháng nguyên Ficubriae)
+ Phải có yếu tố xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô
+ Sản xuất độc tố đường ruột
2.1.2.3. Dịch tễ của bệnh
Cách phòng bệnh trong chăn nuôi ít tốn phí có hiệu lực nhất là dựa vào
công tác vệ sinh, đó là làm cho gia súc và các nguyên nhân gây bệnh cách xa
nhau. Để có các biện pháp vệ sinh tốt cần hiểu biết dịch tễ của bệnh.
Hoàng Văn Tuấn và cs (1998) [26], qua tình hình điều tra dịch bệnh và
hội chứng tiêu chảy ở lợn tại một trại giống hướng nạc trong 3 năm 1995,
1996, 1997, cho thấy:
- Tỉ lệ hao hụt ở lợn con theo mẹ (dưới 45 ngày tuổi) qua các năm là:
25,8 và 15%. Trong đó tỉ lệ chết do tiêu chảy chiếm 67,67 và 80% trong tổng
số lợn chết.
- Ở lợn cai sữa (45 - 65 ngày tuổi): Tỷ lệ hao hụt do dịch bệnh là 15,18
và 12%. Trong đó tỉ lệ chết do tiêu chảy chiếm 32,52 và 38% trong tổng số
lợn chết.
Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ xảy ra quanh năm, nhưng cao
nhất là tháng 5 - 8.
Đào Xuân Cường (1981) [3], cho biết, bệnh có thể phát triển quanh
năm, nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè, sau nhiều trận
mưa to gió lớn, thời tiết thay đổi đột ngột, tỉ lệ mắc bệnh có thể tăng lên tới
100%, tỉ lệ chết đến 30 - 40%.
Trương Lăng và Xuân Giao (1999) [10], cho biết, ở nước ta, lợn con

mắc hội chứng tiêu chảy phổ biến trong các cơ sở chăn nuôi, tỉ lệ mắc bệnh từ
25 -100%, tỉ lệ tử vong lên tới 70%, bệnh hầu như quanh năm, nhiều nhất ở
cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè. Điều kiện phát bệnh thường thấy:


18
- Thời gian nào độ ẩm cao, phát triển nhiều.
- Tỉ lệ mắc bệnh ở các cơ sở chăn nuôi vùng trung du, miền núi ít hơn
thời gian ngắn hơn so với đồng bằng.
- Chuồng nền đất, sân chơi rộng rãi, hạn chế nhiều sự phát triển của bệnh.
- Đất ở đồi núi, trung du (mà lợn con có thể gặm ăn được) là một điều
kiện để ngăn ngừa bệnh, vì đất đồi có nhiều nguyên tố vi lượng bổ sung cho
sự thiếu hụt của thức ăn.
- Chuồng trại nơi trũng, ướt tạo nên điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
2.1.2.4. Đường truyền bệnh
Bệnh do E. coli xảy ra như một dịch bệnh điển hình ở phần lớn các đàn
con trong vụ đẻ, nguồn phát triển bệnh chính là những nái mang mầm bệnh.
Theo các kết quả nghiên cứu thì mầm bệnh nhiều nhất ở các nái chờ phối
(96,9%) và ít nhất ở nái chửa kì 2 là 45%. Trong các trường hợp này lợn con
bị nhiễm E. coli ngay từ những ngày đầu tiên sau khi mới đẻ và đến giai đoạn
cai sữa giảm xuống còn 67,5%, tất nhiên, sau cai sữa lợn con ốm khỏi sẽ trở
thành vật mang bệnh, bởi vì vậy người ta bố trí chuồng nái đẻ và lợn nuôi vỗ
béo cách li nhau.
Mầm bệnh cũng có thể được truyền trực tiếp từ lợn mẹ nhiễm E. coli
sang lợn con khi còn là bào thai. Thực tế đã chứng minh, bệnh E. coli không
những xuất hiện vào những ngày đầu tiên mới đẻ mà thậm chí vào những giờ
đầu tiên sau khi sinh. Điều đó cho thấy đã có sự nhiễm bệnh của bào thai ngay
từ khi còn trong bụng mẹ, do đó con vật đẻ ra là con vật bệnh. Đây là vấn đề
có ý nghĩa quan trọng trong việc kịp thời đề xuất những biện pháp nhằm
phòng trừ có hiệu quả ngay từ khi con vật còn trong bụng mẹ (Đào Trọng Đạt

và cs, 1995 [4]).
Lợn con bị nhiễm E. coli chủ yếu qua đường tiêu hóa, ít qua đường hô
hấp, qua niêm mạc mắt trong một số trường hợp, có thể bị nhiễm E. coli theo
đường bào thai.


×