Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Tình hình mắc bệnh giun đũa ở bê, nghé tại một số xã của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 65 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU VĂN VĨNH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA Ở BÊ, NGHÉ TẠI
MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Sƣ phạm kỹ thuật nông nghiệp
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khoá học: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ii

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU VĂN VĨNH
Tên đề tài:
TÌNH HÌNH MẮC BỆNH GIUN ĐŨA Ở BÊ, NGHÉ TẠI
MỘT SỐ XÃ CỦA HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Sƣ phạm kỹ thuật nông nghiệp
Lớp: K43 - SPKTNN
Khoa: Chăn nuôi - Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Hữu Hòa

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như trong thời gian thực tập tại huyện Đồng Hỷ, Tỉnh thái
nguyên, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô
giáo để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Nhân dịp này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường,
Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi - Thú y cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy bảo em trong toàn
khóa học.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên
hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu Hòa và cô giáo TS. Nguyễn Thị Ngân đã quan
tâm, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các cán bộ tại trạm Thú y huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và bà con nông dân địa phương đã tận tình giúp đỡ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập.

Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những
người thân đã động viên, giúp đỡ cho em trong suốt thời gian học.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe,
hạnh phúc, thành công trong công tác, đạt nhiều kết quả tốt trong giảng dạy
và nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn
Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Triệu Văn Vĩnh


ii

LỜI NÓI ĐẦU
Với phương châm “Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn
sản xuất”, trong mục tiêu đào tạo của nhà trường, ngoài việc cung cấp kiến thức
còn phải tạo cơ hội cho sinh viên rèn luyện kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng trong toàn bộ chương trình
đào tạo của tất cả các trường Đại học nói chung và Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Thực tập tốt nghiệp chiếm một vị trí hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên trước khi ra trường.
Thực tập là thời gian giúp cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ
kiến thức, rèn luyện tay nghề, học hỏi phương pháp quản lý và làm quen với
công tác nghiên cứu khoa học để khi ra trường trở thành người cán bộ kỹ thuật
có trình độ chuyên môn vững vàng, quản lý giỏi, nắm được các phương pháp tổ
chức và tiến hành nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào sản xuất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ mục tiêu đó, theo sự phân công của nhà trường, của ban chủ
nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, sự

đồng ý của thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Hữu Hòa và sự tiếp nhận của
cơ sở, em đã về thực tập tại Trạm Thú y huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên từ
ngày 02/03/2015 đến ngày 24/5/2015 và thực hiện đề tài: “Tình hình mắc
bệnh giun đũa ở bê, nghé tại một số xã của huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái
Nguyên và biện pháp phòng trị”.
Do lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và thực tiễn
sản xuất, thời gian thực tập ngắn, trình độ chuyên môn còn hạn chế nên bản
khóa luận này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài
của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Kết quả tiêm phòng vacxin phòng bệnh cho vật nuôi .............. 34
Bảng 4.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa bê, nghé ở ba xã Khe Mo, Văn Hán, Linh
Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ.............................................................. 35
Bảng 4.3. Tỷ lệ nhiễm giun đũa bê, nghé theo tuổi ................................. 36
Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi . 38
Bảng 4.5. Tình trạng ô nhiễm trứng giun đũa bê, nghé ở chuồng trại và
khu vực xung quanh chuồng nuôi trâu, bò ...................................... 40
Bảng 4.6. Sự phát tán trứng giun đũa bê, nghé ở khu vực bãi chăn nuôi
trâu, bò ........................................................................................... 41
Bảng 4.7. Tỷ lệ biểu hiện lâm sàng của bê, nghé bị bệnh giun đũa ......... 43
Bảng 4.8. Kết quả theo dõi ủ phân và tác dụng diệt trứng giun đũa ........ 44
Bảng 4.9. Hiệu lực thuốc điều trị bệnh giun đũa cho bê, nghé ................ 45



iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
H̀ình 2.1. Sơ đồ vòng đời của Neoascaris vitulorum ................................ 8
Hình 4.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tuổi bê, nghé ................................. 37
Hình 4.2. Tỷ lệ nhiễm giun đũa theo tình trạng vệ sinh trong chăn nuôi . 39


v

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Cs: cộng sự
Nxb : nhà xuất bản
TT : thể trọng
tr : trang
g: gam


vi

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................. 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................... 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................ 4
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa ký sinh ở bê, nghé ........................ 4
2.1.2. Dịch tễ học của bệnh giun đũa bê, nghé ....................................... 11
2.1.3. Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra ở bê, nghé .. 14
2.1.4. Chẩn đoán bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum bê, nghé ............. 17
2.1.5. Biện pháp phòng trị bệnh ............................................................. 18
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ...................................... 21
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................. 21
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................. 23
PHẦN 3 NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 27
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................ 27
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu: ..................................................................... 27
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ...................................................... 27
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 27
3.3.1. Nghiên cứu tình hình nhiễm giun đũa ở bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở
3 xã của huyện Đồng Hỷ ................................................................ 27


vii

3.3.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa bê, nghé và khả năng
tồn tại của trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh ............................... 28
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh giun đũa bê, nghé .......... 28
3.3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng, trị giun đũa cho bê, nghé................ 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................. 28
3.4.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa bê, nghé ở
huyện Đồng Hỷ .............................................................................. 28
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của bệnh giun đũa bê, nghé . 31

3.4.3. Nghiên cứu đề xuất phương pháp phòng, trị bệnh giun đũa cho bê,
nghé ............................................................................................... 31
3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................... 32
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 34
4.1. Công tác thú y tại huyện Đồng Hỷ .................................................. 34
4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm địch tế bệnh giun đũa bê, nghé ở huyện
đồng hỷ .......................................................................................... 35
4.2.1. Khảo sát tình hình nhiễm giun đũa bê, nghé ................................. 35
4.2.2. Nghiên cứu sự phát triển của trứng giun đũa bê nghé và sự tồn tại
của trứng có sức gây bệnh ở điều kiện ngoại cảnh .......................... 40
4.3. Nghiên cứu những biểu hiện bệnh lý và lâm sàng của bê, nghé bị
bệnh giun đũa ở một số xã của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên . 43
4.4. Nghiên cứu đề xuất biện pháp phòng trị bênh cho bê, nghé ............. 44
4.4.1. Phương pháp ủ phân nhiệt sinh học theo phương pháp truyền thống
có khả năng sinh nhiệt cao để diệt trứng giun đũa bê, nghé ............. 44
4.4.2. Nghiên cứu lựa chọn thuốc điều trị bệnh giun đũa cho bê, nghé và
hiệu lực của thuốc .......................................................................... 45
4.5. Đề xuất quy trình phòng, trị bệnh giun đũa ở bê, nghé .................... 46
4.5.1. Tẩy giun đũa cho bê, nghé ........................................................... 47


viii

4.5.2. Vệ sinh chuồng trại ...................................................................... 47
4.5.3. Xử lý phân bê, nghé để diệt trứng giun đũa có trong phân ............ 48
4.5.4. Cải tạo đồng cỏ, bãi chăn thả ....................................................... 48
4.5.5. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng cho bê, nghé ........................... 48
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 49
5.1. Kết luận .......................................................................................... 49
5.2. Đề nghị ........................................................................................... 49

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 51
I. Tài liệu tiếng việt ............................................................................... 51
II. Tài liệu tiếng anh .............................................................................. 53


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi trâu, bò ở nước ta trước đây chủ yếu để cung cấp sức kéo
cho nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi
của nước ta phát triển khá mạnh, góp phần ổn định đời sống nhân dân và sự
phát triển kinh tế - xã hội. Ngành chăn nuôi trâu bò cung cấp cho con người
hai loại thực phẩm có giá trị cao và hoàn chỉnh về dinh dưỡng là thịt và sữa.
Thịt trâu, bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, hàng năm thế
giới tiêu thụ khoảng 40 - 50 triệu tấn thịt, giá 1kg thịt dao động từ 6- 7
USD/kg. Sữa bò được xếp vào loại thực phẩm cao cấp vì đây là loại thực
phẩm hoàn chỉnh về dinh dưỡng và giúp tiêu hóa tốt. Trâu bò là những gia súc
nhai lại có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm
thành phần khác nhau của thịt, sữa. Tuy nhiên, các bệnh xảy ra ở lứa tuổi bê,
nghé đã gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển chăn nuôi trâu bò,
trong đó phải kể đến bệnh giun đũa bê, nghé.
Bệnh giun đũa bê, nghé nói riêng và bệnh ký sinh trùng nói chung
không gây thành ổ dịch lớn như các bệnh do vi khuẩn và virus, nhưng nó
thường kéo dài âm ỉ, làm giảm năng suất chăn nuôi, ảnh hưởng đến khả năng
sinh trưởng và phát triển của bê, nghé.
Bệnh giun đũa là khá phổ biến ở bê nghé nước ta. Bệnh thường phát
vào vụ đông - xuân, ở bê nghé dưới 3 tháng tuổi. Bê nghé ở miền núi nhiễm
giun đũa cao hơn vùng trung du và đồng bằng.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [8], Phan Địch Lân và cs
(2005) [1010], bệnh do giun Neoascaris vitulorum gây ra, chúng ký sinh
trong ruột non của bê, nghé và gây ra các tác hại như: gây tổn thương ruột
non, một số cơ quan (gan, phổi...) do ấu trùng di hành, giun lấy chất dinh


2

dưỡng làm cho bê, nghé gầy còm, chậm lớn. Ngoài ra, giun đũa còn tiết
độc tố làm cho bê, nghé bị trúng độc, sốt cao, ỉa chảy, gầy sút và dễ chết
nếu không được điều trị kịp thời.
Đồng Hỷ là huyện miền núi, bãi chăn thả rộng, có điều kiện tự nhiên
thuận lợi để phát triển chăn nuôi trâu bò thịt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về
bệnh giun đũa bê, nghé và biện pháp phòng trị vẫn chưa được chú ý. Vì vậy,
bê, nghé ở các địa phương của huyện còn bị mắc bệnh, gây thiệt hại kinh tế
đáng kể. Mặt khác, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, phương thức chăn
thả, điều kiện chăn nuôi các tỉnh miền núi nói chung và huyện Đồng Hỷ nói
riêng có nhiều thay đổi. Điều đó có thể ảnh hưởng và làm thay đổi sự sinh tồn
của ký sinh trùng, từ đó ảnh hưởng đến đặc điểm dịch tễ của bệnh.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của thực tiễn chăn nuôi trâu bò ở huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên và những vấn đề đề cập ở trên, chúng tôi thực
hiện đề tài: “Tình hình mắc bệnh giun đũa ở bê, nghé tại một số xã của
huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun đũa bê, nghé
trong điều kiện chăn nuôi hiện nay.
- Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý lâm sàng của bệnh giun đũa bê,
nghé và xây dựng được biện pháp phòng chống bệnh giun đũa bê, nghé hiệu quả,
phù hợp với điều kiện chăn nuôi trâu bò ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học về đặc điểm dịch tễ,
bệnh lý, lâm sàng và biện pháp phòng chống bệnh giun đũa bê, nghé; đồng
thời có thêm một số đóng góp mới cho khoa học, góp phần phát triển chăn
nuôi trâu bò.


3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi áp
dụng quy trình phòng, trị bệnh giun đũa, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm giun đũa ở
bê, nghé, hạn chế thiệt hại do giun đũa gây ra, góp phần nâng cao năng suất
chăn nuôi, thúc đẩy ngành chăn nuôi trâu, bò phát triển.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun đũa ký sinh ở bê, nghé
2.1.1.1. Vị trí của giun đũa bê, nghé trong hệ thống phân loại động vật
Bệnh giun đũa do loài giun Neoascaris vitulorum, hay còn có tên gọi
khác là Toxocara vitulorum thuộc họ Anikidae gây ra.
Theo Phan Thế Việt và cs (1977) [28], giun đũa bê, nghé có vị trí trong
hệ thống phân loại động vật học như sau:
Ngành Nemathelminthes Schneider, 1873
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân Lớp Rhabditia Pearse, 1942

Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Anisakidae Skrjabin et Karokhin, 1945
Giống Neoascaris Travassos, 1927
Loài Neoascaris vitulorum Goeze, 1782.
2.1.1.2. Đặc điểm hình thái của Neoascaris vitulorum
Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [22], giun đũa
Neoascaris vitulorum ký sinh ở bê nghé có kích thước: Giun đực ở nghé dài
13 - 15 cm, đường kính 0,3 cm; ở bê dài 14 - 16 cm. Giun cái ở nghé dài 19 23 cm, đường kính 0,5 cm, trứng 0,07 - 0,075 x 80 - 90 mm; giun cái ở bê dài
20 - 26 cm, trứng 0,075 - 0,085 x 0,09 - 0,1 mm. Vị trí âm hộ của giun cái là
1/8 phần trước thân.
Theo Phạm Văn Khuê và cs (1996) [6]; Nguyễn Thị Kim Lan và cs
(1999) [8], giun tròn Neoascaris vitulorum có thân màu vàng nhạt, đầu có ba
lá môi, rìa của những môi này có răng cưa, thực quản dài 3 - 4,5 mm, chỗ nối


5

tiếp với ruột phình thành dạ dày nhỏ, vòng thần kinh và lỗ bài tiết ở ngang
nhau phần đầu. Giun đực không có cánh đuôi, dài 13 - 15 cm, rộng nhất 0,35
cm, đuôi dài 0,21 - 0,46 mm, thon tròn, trước và sau hậu môn ở phía bụng có
20 - 27 gai, có một đôi gai giao hợp dài 0,95 - 1,20 mm. Giun cái dài 19 - 23
cm, chỗ rộng nhất là 0,5 cm, âm hộ ở khoảng 1/8 trước thân, đuôi hình nón
dài 0,37 - 0,42 mm, đuôi có nhiều gai bao phủ. Trứng giun hơi tròn, có vỏ với
nhiều lỗ lõm nhỏ, dài 0,08 - 0,09 mm, rộng 0,07 - 0,075 mm.
Theo Phan Lục (2005) [17] cho biết, giun tròn có kích thước to, dài
khoảng 13-22 cm, thân màu vàng nhạt, đầu có 3 lá môi, rìa của những môi
này có răng cưa, tròn đầu có 3 môi. Thực quản hình ống dài, phần cuối có
chỗ phình to ra gọi là dạ dầy giả. Xung quanh lỗ hậu môn của giun đực có
nhiều gai chồi, có hai gai giao hợp to bằng nhau. Trứng có 4 lớp vỏ màu nhạt,

lớp ngoài cùng lỗ chỗ như tổ ong, trứng dài 0,08 - 0,09 mm, rộng 0,07 0,75mm.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) [16] đã mô tả cấu tạo của giun đũa: Giun
đực dài 110 - 189 mm, rộng nhất 3,52 - 4,81mm; đuôi dài 0,21 - 0,46 mm,
thon dần về cuối mút; thực quản dài 4,49 mm; gai sinh dục dài 0,57 - 1,19
mm, có màng mỏng bao bọc; ở phía trước hậu môn có 20 - 27 nhú xếp thành
2 hàng, sau hậu môn có 5 đôi nhú, đôi nhú thứ nhất kép. Giun cái dài 151 200mm, rộng 4,0 - 5,7 mm; đuôi hình nón, phủ nhiều gai, dài 0,37 - 0,42mm;
gần mút đuôi có 2 nhú bên; lỗ sinh dục nằm ở phần trước cơ thể, cách
mút đầu khoảng 1/10 - 2/10 chiều dài cơ thể; trứng hình cầu kích thước 0,076
- 0,095 x 0,065 - 0,080 mm.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch lân (1996) [11] cho biết, con đực dài
13 - 15 cm, rộng nhất 0,35 cm. Đuôi dài 0,21 - 0,46 mm thon dần, từ phần
giữa đuôi trở xuống có hình ngón tay. Trước và sau hậu môn ở phía bụng có
nhiều gai từ 20 - 27 cái; ở mặt bụng có 2 hàng, 5 đôi gai sau hậu môn, trong


6

đó có một đôi gai giao hợp dài 0,95 - 1,20 mm, có một màng mỏng trong suốt
dọc chiều dài.
Con cái dài 19 - 23 cm, rộng nhất 0,5 cm, âm hộ khoảng 1/8 trước thân.
Đuôi hình nòn dài 0,37 - 0,42 mm. Gần chóp đuôi có hai bên mặt bụng, đuôi
giống con đực bao phủ nhiều gai.
Trứng hơi tròn, màng ở ngoài có cấu tạo như tổ ong: kích thước 0,08 0,09 x 0,07 - 0,075 mm.
Theo những nghiên cứu của Taira và Fujita (1991) [46] từ năm 1982 1988 về giun tròn. Hai tác giả đã nghiên cứu 7 giun đũa đực và 21 giun đũa
cái về hình thái học ở hai huyện Kyushu và Okinawa, Nhật Bản. Tác giả cho
biết: độ dài trung bình của giun đực là 15,64 cm (14-18cm) giun cái 25,75 cm
(16,5 - 34cm), thân trắng đục và mềm. Trứng giun dài 81,6 µm và rộng
71,8µm, bề mặt vỏ trứng trơn nhẵn, không nhăn nheo.
Prokopic J. và Sterba J. (1989) [41] đã quan sát giun đũa Neoascaris
vitulorum trên kính hiển vi điện tử thấy cấu trúc bề mặt của giun gồm môi,

răng, gai nhỏ và phần đuôi; ở giun non răng hình nón và nhọn chúng dài hơn
khi tuổi giun tăng lên.
Theo mô tả của Urquhart G.M và cs (1996) [47], thì giun đũa
Neoascaris vitulorum là ký sinh trùng đường ruột lớn nhất của bê nghé, giun
dài có thể đến 30 cm, giun đũa có thân dày, màu hơi hồng khi còn sống, và
lớp biểu bì khá trong suốt nên có thể nhìn thấy các cơ quan nội tạng. Trứng
giun đũa có một lớp vỏ dày và trong suốt.
2.1.1.3. Đặc điểm vòng đời của Neoascaris vitulorum
Vòng đời của giun đũa bê, nghé là vòng đời trực tiếp không qua ký chủ
trung gian. Dactian (1934-1937) làm thí nghiệm: cho bê nuốt trứng giun đũa
có sức gây bệnh thì sau 43 ngày có thể thấy giun đũa trưởng thành và con non
ở cơ thể bê. Ngoài ra, nếu cho bò mẹ trước khi đẻ 124 -192 ngày nuốt trứng


7

giun có sức gây bệnh thì bê đẻ ra 20 - 31 ngày trong phân đã có trứng giun
đũa. Điều đó chứng tỏ giun đũa bê, nghé có thể qua máu truyền vào bào thai.
Ở trâu mẹ thời kỳ chửa đầu nuốt trứng giun cảm nhiễm thì tất cả nghé đẻ ra
đều bị nhiễm giun qua nhau thai. Giun đũa bê, nghé nhiễm vào cơ thể bằng 2
con đường: nhiễm trực tiếp và nhiễm qua bào thai (Trích dẫn theo Nguyễn
Hùng Nguyệt và cs (2008) [19]).
Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [22], trứng giun thải
ra ngoài môi trường ở thời kỳ đầu là trứng không cảm nhiễm. Sự phát triển
của trứng đến giai đoạn cảm nhiễm kéo dài 12 - 13 ngày ở nhiệt độ 28 - 300C
và 17 - 19 ngày ở nhiệt độ 250C.
Phạm Sỹ Lăng (2005) [15] cho biết, bệnh giun đũa bê, nghé lây
nhiễm qua 2 con đường:
- Qua đường tiêu hóa do bê, nghé ăn phải trứng giun đũa cảm nhiễm.
- Ấu trùng từ máu trâu bò mang thai xâm nhập vào bào thai.

Nghé đẻ ra sau 14 ngày đã có trứng giun trong phân (tức là có giun
trưởng thành trong ruột) chứng tỏ nghé bị nhiễm bệnh từ trong bào thai.
Giun đũa có chu kỳ phát triển trực tiếp, không qua ký chủ trung gian.
Giun trưởng thành sống trong ruột non của bê, nghé đẻ trứng, trứng theo phân
ra ngoài, gặp điều kiện thuận lợi thì phát triển thành phôi thai trong trứng.
Trứng có phôi thai là trứng đã có sức gây bệnh. Sau đó trứng này lại vào cơ
thể con vật theo thức ăn, nước uống. Khi mới theo phân ra ngoài trứng không
phân chia. Tuỳ theo điều kiện nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, thời gian trứng
phát triển thành trứng cảm nhiễm có khác nhau.


8

t0, A0,

Theo phân
N. vitulorum

Trứng chứa ấu trùng

Trứng

Trưởng thành

AS

(có sức gây bệnh)

(Ruột non bê nghé)
Bê, nghé nuốt

Hầu

Ấu trùng

Phổi

Gan

Máu

NM ruột

Tim
H̀ình 2.1. Sơ đồ vòng đời của Neoascaris vitulorum
Theo Trịnh Văn Thịnh (1962) [28], trứng giun đũa ra ngoài thiên nhiên
gặp nhiệt độ nóng ẩm thích hợp thì phát triển thành phôi thai: ở nhiệt độ 15 170C thì phải 38 ngày, ở nhiệt độ 19 - 220C thì phải sau 20 ngày. Nếu để phân
khô hoặc ủ theo phương pháp nhiệt sinh học thì trứng giun sẽ ngừng phát dục.
Dưới ánh nắng trực tiếp mùa hè thì một tuần, nếu sâu trong đất thì 12 - 15
ngày phôi sẽ chết, mùa đông phân khô thì sau một tháng phôi bị diệt.
Ở 250C trứng giun đũa phát triển thành trứng ấu trùng sau 7 ngày. Giai
đoạn thứ hai của trứng chứa ấu trùng đã được quan sát thấy ở vào ngày thứ 11
và có 91% trứng được phát triển đến giai đoạn này vào ngày 15 ngày. Tawkif
(1970) báo cáo rằng mất 9 ngày ở 26-280C để trứng phát triển đến giai đoạn
trứng có chứa ấu trùng (Theo trích dẫn Galila A. B và cs (1990) [34].
Vichitr Sukhapesna (1982) [49] đã nghiên cứu 10 trâu bò mẹ nhiễm
Strongyloides papillosus và Neoascaris vitulorum cùng với bê nghé kể từ khi
bê nghé được sinh ra. Tác giả cho rằng trâu bò me ̣ là nơi chứa mầm bệnh chính


9


làm cho bê nghé con bị nhiễm S. papillosus và N. vitulorum. Bê, nghé đã bị
nhiễm S. papillosus qua bú sữa từ trâu bò mẹ và nhiễm N. vitulorum qua nhau
thai.
Nghé đẻ ra sau 14 ngày đã có trứng giun trong phân (tức là có
giun trưởng thành trong ruột) chứng tỏ nghé bị nhiễm bệnh từ trong bào thai.
Giun đũa có chu kỳ phát tri ển trực tiếp, không qua ký chủ trung gian.
Giun trưởng thành sống trong ruột non của bê nghé đẻ trứng, trứng theo phân
ra ngoài , gă ̣p đi ều kiện thuận lợi thì phát tri ển thành phôi thai trong trứng.
Trứng có phôi thai là tr ứng đã có s ức gây bê ̣nh . Sau đó trứng này l ại vào cơ
thể con vật theo thức ăn, nước uố ng. Khi mới theo phân ra ngoài trứng không
phân chia. Tuỳ theo đi ều kiện nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài, thời gian trứng
phát triển thành trứng cảm nhiễm có khác nhau.
Rufuerzo và Jemenez (1954) đã làm thí nghiệm về sức đề kháng của
trứng giun đũa ở Philipin, thấy trứng có sức đề kháng kém dưới ảnh hưởng
trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Trứng trong phân thì tồn tại lâu hơn và còn
phụ thuộc vào khối lượng cục phân. Nước nóng có tác dụng diệt phôi thai rất
nhanh, nếu ở trong phân thì tác dụng hạn chế, trong nước nóng 90 - 1000C
trứng đã phân lập ra bị hỏng sau 2 giây, phôi bị hủy, nhưng nếu ở trong phân
thì chỉ ở lượt ngoài trứng bị hỏng.
Trứng giun cảm nhiễm có sức đề kháng cao với một số hoá chất cũng
như yếu tố vật lý. Khi trứng ở trong phân thì trứng có sức đề kháng cao đối
với một số chất sát trùng. Đối với một số chất sát trùng thông thường như
Lysol 2%, Zyphen 4 - 5%, sau 17 - 20 giây phôi bị huỷ hoàn toàn, nhưng ở
trong phân thì phôi không bị diệt. Phạm Chức (1980) [2] cho biết, Lysol 5%
diệt trứng giun đũa trong một giờ; Axit phenic 5% diệt trứng trong thời gian
45 phút đến một giờ.
Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân ( 1999) [12] cho biết, con cái đẻ trứng



10

ở ruột non, theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ thích hợp trứng phát triển thành
trứng có khả năng gây bệnh (nhiệt độ 15 - 17°C cần 38 ngày, 19 - 22°C cần
20 ngày, 25°C cần 10 - 12 ngày, 28 - 30°C cần 65 ngày, nhưng khi nhiệt độ
đến 34 - 35°C thì trứng không phát triển.
Nếu cho bê nuốt trứng giun đũa gây bệnh sau 43 ngày có thể thấy giun
đũa trưởng thành ở cơ thể bê. Ngoài ra, nếu cho mẹ trước khi đẻ 124 - 129 ngày
nuốt trứng giun gây bệnh thì bê đẻ ra 20 - 31 ngày trong phân có trứng giun đũa.
Điều này chứng tỏ giun đũa bê, nghé có thể truyền qua máu vào bào thai.
Sự cảm nhiễm tự nhiên của nghé đối với Neoascris vitulorum đã thấy ở
lứa tuổi 26 ngày. Khi trâu qua các thời kỳ chửa đều ăn trứng giun cảm nhiễm
thì phát hiện tất cả các nghé đều bị nhiễm giun qua nhau thai.
Theo Nguyễn Hùng Nguyệt và cs (2008) [19] trứng giun đũa bê, nghé
có sức đề kháng với điều kiên ngoại cảnh, chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 450C và
ánh nắng trực tiếp chiếu trực tiếp.
Dương Công Thuận và cs (1986) [27], đã lấy phân của bê nghé bị nhiễm
giun đũa có nhiều trứng, trộn với nước để giữ ẩm, cho vào đĩa Pettri, để ở nhiệt
độ trong phòng khoảng 15 - 220C (tháng 10 - 11), thấy trứng phát triển thành
phôi thai sau 20 ngày, ở nhiệt độ 15 - 170C phôi hình thành sau 38 ngày.
Sau khi trứng giun cảm nhiễm vào cơ thể trâu bò mẹ, dưới tác dụng của
dịch vị và ruột non, ấu trùng nở ra và từ ruột non theo mạch máu vào gan, qua
tim lên phổi, ấu trùng đến tim và từ đó vào hệ tuần hoàn. Phần lớn ấu trùng
đều theo mạch máu đến các mô và phủ tạng, ở đó nó đóng kén và có thể sống
từ 5 đến 6 tháng hay hơn. Trường hợp trâu bò cái nhiễm phải trứng giun trong
giai đoạn có chửa thì ấu trùng có thể qua hệ tuần hoàn của nhau thai đến bào
thai, hoặc có thể trâu bò cái nhiễm trong thời gian không chửa, ấu trùng đóng
kén ở mô và phủ tạng, khi trâu bò chửa, ấu trùng thoát ra khỏi kén theo mạch
máu đến nhau thai và vào bào thai.



11

Kén của ấu trùng có thể thấy ở nhiều mô và phủ tạng của trâu bò mẹ
như: cơ, thận, não, gan, phổi. Ấu trùng có thể sống ở đó 6 tháng. Ở con vật
không chửa, quá thời gian 6 tháng ấu trùng chết. Ở con vật chửa trong vòng
6 tháng, ấu trùng chui ra khỏi kén đi vào nhau thai. Tuổi mắc bệnh quá sớm
của bê, nghé làm người ta nghĩ đến bê, nghé có thể mắc bệnh từ khi còn
trong bào thai.
Ở bào thai ấu trùng sống trong gan, không biến đổi trong suốt thời kì
bào thai còn ở trong tử cung. Thời kì cuối, trước khi ấu trùng có thể từ gan lên
nghé được đẻ ra, ấu trùng mới tiếp tục biến thái sau khi hoàn thành một đợt di
hành qua phổi, khí quản, ruột giống như sự di hành giun đũa lợn, xuống ruột,
giun lớn lên nhanh chóng và phát triển thành giun trưởng thành đẻ trứng.
Trong điều kiện tự nhiên, ở bê nghé từ 17 ngày tuổi trở lên đã có thể
tìm thấy trứng giun đũa trong phân. Thường tuổi bê nghé mắc bệnh là 15 - 42
ngày. Đối với một số giun đũa khác như Ascaris của lợn, Parascaris của ngựa
thì thời gian khi con vất bắt đầu cảm nhiễm trứng giun đũa cho đến khi thành
giun trưởng thành có khả năng đẻ trứng tối thiểu phải 1 tháng. Mặt khác,
nhiều thí nghiệm: gây bệnh cho bê nghé một ngày tuổi trở lên nuốt trứng giun
đũa có phôi đều không thành công. Năm 1935, Davtian đã gây bệnh được
bằng cách cho một bê nghé nuốt trứng giun 2 giờ sau khi đẻ, sau đó 30 ngày
xuất hiện trứng trong phân. Mổ khám sau khi chết, ngày thứ 43 thấy môt giun
đũa trưởng thành và 8 giun con.
2.1.2. Dịch tễ học của bệnh giun đũa bê, nghé
Bệnh giun đũa bê, nghé do Neoascaris vitulorum gây ra, chủ yếu là súc
vật non ở lứa tuổi từ 2 tuần rưỡi đến 3 tuần và dưới 3 tháng tuổi, thường xảy
ra hầu khắp các nơi trên thế giới.
Swain G.D. (1987) [45] cho biết, đã kiểm tra 12 nghé ở ấn độ, thấy 4
con có Neoascaris vitulorum, có con có tới 400 giun trong ruột.



12

Theo Vichitr Sukhapesna (1981) [41], bê nghé nhiễm giun đũa
Neoascaris vitulorum chủ yếu qua bào thai và sữa.
Muangyai M. (1989) [39] thông báo rằng, giun đũa bê nghé Neoascaris
vitulorum là một trong những ký sinh trùng chủ yếu gây bệnh cho nghé. Hầu
hết bị nhiễm qua bào thai một số ít trường hợp nhiễm qua sữa. Bê, nghé phát
bệnh trong độ tuổi 3 - 17 tuần tuổi .
Theo Pandey V.S. và cs (1990) [40], kiểm tra phân của 20 bê nghé
trong giai đoạn 15 - 20 ngày tuổi ở đồng cỏ Zimbabwe, thấy trứng giun có
trong phân, số trứng đếm được từ 257 - 19821 trứng/gam phân.
Akyol C.V. (1993) [30] cho biết, bê ở khu vực Barsa ( Thổ Nhĩ Kỳ ) bị
nhiễm Neoascaris vitulorum phổ biến qua việc kiểm tra trứng trong phân. Ấu
trùng cũng được tìm thấy trong sữa. Đồng thời là nơi có nhiều trứng giun nên
làm cho bê nghé bị nhiễm bệnh nhanh. Tỷ lệ nhiễm bệnh giữa các vùng sinh
thái là khác nhau.
Starke W.A. và cs (1996) [43] đã kiểm tra 75 mẫu phân bê, nghé từ 9 115 ngày tuổi thấy có 86,7% bê nghé nhiễm giun đũa. Số lượng trứng cao
nhất khi bê nghé được 45 ngày tuổi.
Theo Roberts J. A. (1989) [42], tỷ lệ chết của nghé trong 6 tháng đầu
sau khi sinh ở vùng Đông Nam Á tới 30% do giun Neoascaris vitulorum và S.
papillosus.
Gupta và cs (1985) [35] cho biết, trong 1626 bê ở bang Haryana (Ấn Độ)
có 55,8% bị nhiễm ký sinh trùng, bao gồm: giun móc 44,2%, giun đũa 15,2%,
giun đầu gai 6,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu (68,2%) cao hơn trong mùa xuân
(54,2%), mùa hè (52,4%) và màu đông (52,2%). Trong 1411 nghé ở Bang
Haryana có 62,9% nhiễm ký sinh trùng, trong đó giun đũa là 29,1%, giun móc
20,7%, giun đầu gai 9,2% và cầu trùng 5,2%. Tỷ lệ nhiễm trong mùa thu
(69,8%) và mùa hè (67,8%) cao hơm mùa xuân (51,9%) và mùa đông (56,3%).



13

Ở Việt Nam, bệnh giun đũa bê, nghé là một bệnh rất phổ biến, gây thiệt
hại lớn cho đàn trâu sinh sản ở miền núi. Nghé có triệu chứng đặc trưng là
phân có màu trắng, nên nhân dân thường gọi là bệnh "Nghé ỉa phân trắng".
Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [22], cho biết do ảnh
hưởng của khí hậu thời tiết nên mầm bệnh lưu truyền từ mùa này sang mùa
khác. Trứng giun đũa có phôi thai có thể tồn tại từ mùa đông này sang mùa
đông năm sau, gặp đợt nghé đẻ ra chúng nhiễm vào nghé, gây bệnh tạo thành
vùng “ nghé ỉa cứt trắng ”.
Do tập tính sinh sản của trâu bò miền núi phía bắc nước ta là đẻ vào
mùa đông khô lạnh, thiếu cỏ, thiếu nước nên bệnh giun đũa bê, nghé gây tác
hại nhiều đối với nghé sơ sinh.
Theo Lê Đăng Đảnh và cs (2004) [4] thì bệnh giun đũa bê là bệnh phổ
biến ở nước ta, tuổi bê dễ mắc bệnh là 20 - 35 ngày sau khi đẻ, chưa thấy bò
trưởng thành mắc bệnh. Ở nghé nếu mắc phải giun đũa thì mẫn cảm hơn là ở
bê và có thể bị chết do tiêu chảy.
Tô Du (2005) [3] cho biết, bệnh giun đũa ở bê, nghé hay mắc từ 15 - 60
ngày tuổi vì trong đất nền chuồng, hoặc ngoài bãi cỏ có dính trứng giun đũa,
bê nghé khi gặm cỏ liếm phải rồi mắc bệnh. Bệnh thường gặp nhiều ở nghé đẻ
vào vụ Đông - Xuân.
Phùng Quốc Quảng và cs (2006) [21] cho biết, bệnh giun đũa ở bê phổ
biến ở lứa tuổi 20 - 25 ngày sau khi đẻ. Bệnh phân bố khắp nơi trên thế giới.
Ở nước ta bệnh thường phát vào mùa rét, tại các vùng nuôi thuộc vùng đồng
bằng, trung du, miền núi. Bệnh phổ biến hơn là ở miền núi vì bê thường thả
rông đi theo mẹ đi ăn.
Bệnh giun đũa bê, nghé thường thấy ở bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở các
vùng chăn nuôi trâu bò thuộc miền núi, trung du, đông bằng và ở các cơ sở

chăn nuôi trâu bò sữa. Trứng giun đũa có đề kháng mạnh với nhiệt độ lạnh


14

dưới 00C và nóng trên 420C. Khô ráo tuy trứng ngừng phát triển không trở
thành ấu trùng được nhưng khi đã thành trứng có sức gây bệnh thì nắng mặt
trời chiếu trực tiết mới diệt được trứng (Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân,
1999 [12]).
Nguyễn Hùng Nguyệt và cs (2008) [19] cho biết, bê nghé nuôi ở vùng
núi bị bệnh giun đũa nhiều hơn so với vùng trung và đồng bằng. Ở nước ta bê
nghé thường bị vào tháng 12, 1, 2 hằng năm ( vụ Đông - Xuân ) do trâu bò
thường đẻ vào các tháng 11, 12, 1. Bê nghé mắc bệnh giun đũa sớm nhất là 14
ngày tuổi, nhiều nhất là ở lứa tuổi 30 - 45 ngày tuổi và muộn nhất ở 65 ngày
tuổi, trâu bò không mắc bệnh.
Qua điều tra liên tục 6 vụ đông xuân ( từ 1954 - 1960 ) trên hàng nghìn
nghé tại xã Hòa Phúc, Phúc Thịnh (Chiêm Hóa - Tuyên Quang), xã Minh Sơn
(Ngọc Lặc - Thanh Hóa), xã Phượng Tiến (Định Hóa - Thái Nguyên), Đỗ
Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [22] thấy, tỷ lệ nghé ốm do giun đũa
chiếm tới 38 - 44% so với số nghé đẻ ra, số nghé chết về bệnh chiếm tới 2550% số nghé ốm. Như vậy, mỗi năm số nghé chết về bệnh giun đũa chiếm tới
20% số nghé đẻ ra.
2.1.3. Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây ra ở bê, nghé
2.1.3.1.Cơ chế sinh bệnh
Khi bê, nghé nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh, sau 43 ngày có
thể thấy giun đũa trưởng thành ở ruột non bê, nghé. Trong thời kỳ ấu trùng
giun đũa di hành đến một số khí quản như phổi, gan. Khi giun trưởng ở ruột
non số lượng nhiều, vít chặt làm tắc ruột non, có khi làm thủng ruột hoặc chui
vào ống dẫn mật, gan.
Giun còn tiết chất độc làm cho bê, nghé bị trúng độc, gây ỉa chảy, gầy
sút nhanh. Giun lấy chất dinh dưỡng làm bê, nghé gầy yếu (Phạm Văn Khuê

và Phan Lục, 1996 [8]). Giun đũa Neoascaris vitulorum cũng như các loài


15

giun sán khác, ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của vật chủ, còn
gây tổn thương niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong đường
tiêu hoá (E. coli, Salmonella, Proteus...) xâm nhập gây rối loạn quá trình phân
tiết, viêm ruột và tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính.
Ngoài ra, giun đũa còn gây viêm ruột cata, một số ít bị biến đổi hoại tử
ở gan. Giun ở trong ống dẫn mật gây viêm cỏ mủ, viêm do tổn thương ở phổi
cũng được phát hiện. Gia súc non mắc bệnh giun đũa bị viêm ruột thứ phát có
thể chết đến 80%.
Đặc điểm chủ yếu của bệnh là gây tiêu chảy song không liên tục, có sự
xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu máu, da nhợt nhạt, bê, nghé
có biểu hiện nôn từng cơn, kém ăn, thể trạng sa sút. Nếu không phát hiện sớm
và điều trị kịp thời bê, nghé chết rất nhanh.
Theo Chu Thị Thơm và cs (2006) [26], ấu trùng sau khi xâm nhập vào
cơ thể bê nghé, ấu trùng di hành gay tổn thương nhiều cơ quan. Chúng đem
nhiều vi khuẩn, virus gây các bệnh truyền nhiễm kế phát. Giun chiếm đoạt
nhiều chất dinh dưỡng, tiết độc tố đầu độc vật chủ làm bê, nghé gầy yếu ỉa
chảy, ỉa phân trắng. Do giun có kích thước lớn, khi ký sinh với số lượng lớn
thường gây tắc ruột, thủng ruột, tắc ống mật.
Nguyễn Hùng Nguyệt và cs (2008) [19] cho biết, giun đũa ký sinh
trong ruột non bê, nghé sẽ gây ra các tác động:
- Tác động cơ giới: Ấu trùng di hành làm tổn thương gan, phổi. Giun
trưởng thành dùng các lá môi bám vào niêm mạc ruột và gây tổn thương niêm
mạc ruột, viêm cata, ảnh hưởng đến tiêu hóa, sữa không tiêu hóa bị vón lại. Sữa
này bị vi khuẩn lên men phân hủy, sinh ra nhiều sản phẩm của quá trình phân
hủy protit. Vì vậy, khi phân ra ngoài có màu trắng sữa, lỏng và có mùi thối

khắm. Số lượng giun đũa nhiều sẽ gây tắc, thủng ruột, gây viêm phúc mạc.
- Tác động do độc tố: giun đũa ký sinh ở bê, nghé sẽ tiết độc tố làm cho


×