Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo kiến tập Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX NN Thủy Dương giai đoạn 2012 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.18 KB, 17 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt bản báo cáo thực tập nghề nghiệp này, trong quá trình nghiên cứu
ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự giúp đỡ từ nhiều cá nhân và
tổ chức.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Khoa Kinh Tế Phát Triển
nói riêng và các thầy cô trong trường Đại Học Kinh Tế Huế nói chung đã dùng tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học
tập tại trường, ngoài ra trước khi đi thực tập nghề nghiệp, các thầy cô trong khoa còn tổ
chức các buổi gặp gỡ, nói chuyện giữa các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực với sinh viên, từ
đó em có cách nhìn và tiếp cận thực tế một cách khoa học, sâu sắc hơn.
Và đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến giáo viên hướng dẫn

TS.

Phạm Thị Thanh Xuân, suốt thời gian qua cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất
nhiều để em có thể hoàn thành đợt thực tập nghề nghiệp cũng như hoàn thành bài báo cáo
một cách tốt nhất.
Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Chủ Nhiệm HTX NN Thủy Dương
cùng các cán bộ nhân viên trong HTX đã giúp đỡ, hướng dẫn em rất nhiều trong quá trình
thực tập tại cơ sở.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian thực tập nghề nghiệp là có hạn cũng như
trình độ năng lực còn nhiều khuyến khuyết, vì vậy bài báo cáo của em không tránh những
thiếu xót, hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô để đề tài em được
hoàn thiện hơn.

1


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1


Tính cấp thiết của việc đi thực tập nghề nghiệp

Nếu chỉ học tập trên ghế nhà trường không thôi thì vẫn chưa đủ, sinh viên hiện nay
còn thiếu quá nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thưc tế, ít trải nghiệm vì vậy hiểu vấn đề
chưa sâu sắc, kiến thức thiếu hỏng nhiều chỗ, mà học là để ứng dụng vào thực tiễn, và
phải thực hành chứ không chỉ dựa trên lý thuyết, chính vì vậy mà chương trình thực
tập nghề nghiệp được thiết kế vào cuối năm thứ 3 trong khung chương trình đào tạo
sau khi sinh viên đã được học kiến thức cơ sở ngành và một phần kiến thức chuyên sâu
ngành. Nó giúp cho sinh viên ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được từ các
phần đã học vào thực tế các hoạt động của đơn vị thực tập nhằm củng cố kiến thức và
kỹ năng đã học, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu kiến thức chuyên sâu. Đợt thực tập
này là bước đệm giúp sinh viên chuẩn bị lựa chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp và
luận văn tốt nghiệp, rèn luyện kỹ năng giao tiếp xã hội và xây dựng mối quan hệ ban
đầu tốt với cơ sở thực tập. Trong đợt thực tập nghề nghiệp này, em đã được làm việc,
học hỏi thêm nhiều kỹ năng kinh nghiệm tại HTX NN Thủy Dương và rút ra cho mình
nhiều bài học, cũng như qua quá trình đi thực tế tại HTX, biết đến các phương án, hình
thức sản xuất kinh doanh của HTX cũng như đi phỏng vấn hộ nông dân
1.2

Giới thiệu về cơ sở thực tập

Tên cơ sở thực tập: Hợp Tác Xã Nông Nghiệp (HTX NN) Thủy Dương
Địa chỉ: 98 Nguyễn Tất Thành phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh thừa
Thiên Huế
HTX Nông Nghiệp Thủy Dương được thành lập từ năm 1978 hoạt động liên tục cho
đến nay. Trong những năm qua, HTX NN thủy dương vẫn luôn giữ vững ngọn cờ đầu
trong sản xuất nông nghiệp, kết hợp phát triển nhiều loại hình ngành nghề, dịch vụ
ngoài nông nghiệp làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho HTX
HTX đã tập trung đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh, cung ứng nhiều dịch vụ cho
sản xuất nông nghiệp với chi phí hợp lý, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi, giảm

thiểu chi phí và giảm dần mức đóng góp trên đầu sào như trước đây làm cho nông dân
phấn khởi hơn. Mặt khác HTX đã mạnh dạn đầu tư mở rộng kinh doanh, dịch vụ ngoài
sản xuất nông nghiệp nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho HTX. Hàng năm Ban
Quản Trị HTX đều phấn đấu đạt các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận do đại hội xã viên
giao, do đó đã tạo niềm tin và sự gắn bó của xã viên với HTX.
2


1.3 Mục đích của việc đi thực tập nghề nghiệp
a) Mục đích chung
- Vận dụng các kiến thức chuyên môn đã học để hiểu và giải thích các vấn đề thực tế
liên quan đến chuyên môn, và hoàn thành các công việc được giao tại cơ sở thực tập
nghề.
- Hình thành kỹ năng phát hiện, nghiên cứu vấn đề, các kỹ năng tư duy, sáng tạo và
kỹ năng khác liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
- Hoàn thành đúng chương trình học của sinh viên
- Tạo điều kiện cho sinh viên thâm nhập vào môi trường thực tế
- Giúp sinh viên học hỏi được phong cách làm việc cũng như các mối quan hệ trong
công tác tại cơ quan
- Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên sau khi ra trường.
b) Mục đích cụ thể của bản thân
- Bản thân mong muốn có thể tham gia trực tiếp làm việc tại HTX, đi điều tra người
nông dân, từ đó nắm được tình hình cơ bản trong thực tế về lĩnh vực nông nghiệp mà
chỉ học trên lý thuyết thì không hiểu được.
- Ngoài ra bản thân em mong muốn rèn luyện thêm kỷ năng giao tiếp của mình khi
tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là cách nói chuyện với người nông dân, người lãnh
đạo…
- Có thể nâng cao khả năng làm việc nhóm cũng như khả năng hội nhập vào một
môi trường hoàn toàn mới của mình thông qua đợt thực tế này
- Giúp em có thể hội nhập vào một môi trường mới, thông qua đó hiểu được cơ cấu

của HTX, biết cách ứng xử chuyên nghiệp trong các mối quan hệ.
1.4 Yêu cầu
- Về tác phong:
+ Phải về cơ sở đúng theo quy định của cơ sở thực tập nghề
+ Linh động thời gian tùy địa điểm thực tập
3


+ Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã và hợp tác với mọi người
+ Chủ động tiếp cận công việc, có thái độ học tập nghiêm túc
+ Chấp hành nghiêm chỉnh mọi nội quy, quy định của cơ sở thực tập nghề
- Về chuyên môn :
+ Đòi hỏi sinh viên có đủ kiến thức cơ bản để làm những nghiệp vụ cơ bản
+ Tập trung vào những vấn đề có liên quan về đề tài nghiên cứu
+ Tiếp thu, học hỏi cũng như ghi chép lại những quy trình thực tế tại cơ sở để có
kinh nghiệm cho bản thân.

1.5 Thời gian thực tập nghề nghiệp tại cơ sở
25/09/2015 – 20/11/2015 tại Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Thủy Dương, phường Thủy
Dương, Thị Xã Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

4


PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
2.1 Những kiến thức thu hoạch được từ ba chuyên đề báo cáo
2.1 Nội dung
Chuyên đề 1: Những vấn đề cơ bản về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới và HTX trong nền kinh tế thị trường.
Sau khi nghe báo cáo, em thu hoạch được một số kiến thức và kinh nghiệm thực tế

như:
-Các chương trình mục tiêu quốc gia: lúc trước có 9 và hiện nay còn 2 chương trình mục

tiêu quốc gia: giảm nghèo bền vững Và xây dựng nông thôn mới, hiều được tầm quan
trọng của chương tình nông thôn mới
-Báo cáo viên trình bày các tiêu chí để xây dựng nông thôn mới mà trong đó có nhiều tiêu
chí trên thực tế ở địa phương em chưa đạt được, một số tiêu chí đã đạt được từ rất
lâu nhưng một số tiêu chí như nước sạch, đường xá giao thông vẫn chưa đạt được yêu
cầu.
-Thấy được những thuận lợi và khó khăn, tồn tại khi thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới ở Việt Nam.
-Bên cạnh những thuận lợi của nông thôn nước ta, như: dân trí ngày càng được nâng cao,
thu nhập tăng và chất lượng cuộc sống của người dân càng được cải thiện, bản sắc
văn hóa dân tộc trong nông thôn được giữ gìn và bảo vệ thì còn tồn tại nhiều khó khăn
trong việc xây dựng nông thôn mới
-Về HTX, bài báo cáo nêu ra tầm quan trọng của Hợp Tác Xã trong nền kinh tế thị trường
rất to lớn, đặc biệt là đối với lĩnh vực nông nghiệp, khi mà sản xuất nông nghiệp Việt
Nam tập trung chủ yếu ở qui mô hộ nhỏ, lẻ, khó khăn trong việc xuất khẩu vì vậy vai
trò chính của HTX là làm tăng lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí cho mặt hàng nông sản
việt Nam khi nước ta gia nhập TTP
-Hợp Tác Xã đã ra đời từ rất lâu, đó là vào năm 1821 Robert thành lập Hợp Tác Xã đầu
tiên, năm 1852, luật Hợp Tác Xã ra đời lần đầu tiên tại vương quốc Anh.

5


Chuyên đề 2: Một số vấn đề liên quan đến Kinh doanh Vật Tư Nông Nghiệp
của công ty Vật Tư Nông Nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế báo cáo.
Bài báo cáo giới thiệu qua nhiều vấn đề, trong đó một số vấn đề quan trong như:


-Trong kinh doanh vật tư nông nghiệp, người bán hàng cần có nhiều kiến thức và kỹ năng

tốt, xử lý nhanh nhẹn các tình huống
-Về kỹ thuật bón phân cũng như tỷ lệ phối trộn phải phù hợp
-Ví dụ về phân bón, có 3 cách phối trộn chính
+ Phương pháp thông thường: có rất nhiều hàng, nhà cung cấp phân bón theo
kiểu thông thường, các hãng như: 5 Lá, Đầu Trâu, Con Ó, Đại Hàn, Một Ngựa, Sao
Việt….
+ Phương pháp phối trộn: N+P+k, các hãng sản xuất theo phương pháp này như:
Ninh Bình, Vân Điền, Lào Cai…
+ Phương pháp Humix: hay NPK “Bông Lúa”, NPK + than bùn hoạt hóa.
-Giới thiệu Về kỹ năng bán hàng và làm thế nào để tiến hành bán hàng, bán lâu dài và lấy
được lòng tin của người tiêu dùng

Chuyên đề 3: Phổ biến pháp luật về khoáng sản
Chuyên đề này được phó phòng khoáng sản – Sở Tài Nguyên – môi Trường thành
phố Huế trình bày
Các nội dung chính của bài báo cáo đã trang bị cho em nhiều kiến thức về khoáng
sản cũng như luật khai thác, kinh doanh khoáng sản:
- Khái niệm các loại Khoáng Sản
- Khái quát về tài nguyên khoáng sản trên thế giới và một số chính sách khoáng sản
của một số nước trên thế giới và trong khu vực
- Tiềm năng khoáng Sản của Việt Nam: khoáng sản Việt Nam rất phong phú và đa
dạng, kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã phát hiện một số mỏ khoáng
sản có quy mô lớn và rất lớn, phong phú với nhiều loại như : quặng boxit, quặng titan,
than, cát trắng, đá vôi xi măng, đá hoa trắng, urani…. và nhiều loại khoáng sản giá trị
khác
- Tiềm năng tài nguyên – Khoáng sản tỉnh Thừa Thiên Huế: tỉnh thừa Thiên Huế có
rất nhiều loại khoáng sản quý với trữ lượng tương đối lớn, đó là các loại khoáng chất
công nghiệp (pyrit, than bùn, cát thủy tinh, kaolin) khoáng sản kim loại (sắt, titan,

vàng..), khoáng sản vật liệu xây dựng ( đá ốp lát, đá vôi, sét, xi măng). Trong đó
khoáng sản lợi thế của tỉnh là: Vàng, Titan, than bùn, cát thủy tinh…

2.1.2 Thu hoạch bản thân khi nghe ba chuyên đề báo cáo.
6


Sau khi nghe 3 chuyên đề báo cáo, bản thân em đã học hỏi cũng như rút ra được
nhiều kinh nghiệm quý giá, những kiến thức tưởng chững như đơn giản nhưng khi
được hỏi đến hầu như sinh viên chúng em không thể trả lời.
Qua quá trình trao đổi với báo cáo viên, em biết được làm như thế nào để lấy được
số liệu về chương trình xây dựng Nông thôn Mới ở Huế, gợi ý lên cho em những ý
tưởng để bài khóa luận tốt nghiệp, em có được nhiều kiến thức thực tế, xem được
những video, hình ảnh thực bổ sung cho những kiến thức trên sách vở và giảng đường
em đang còn thiếu.
+ Sau khi được truyền tải những kiến thức về Hợp Tác Xã, những kỹ năng thực tế
phần nào giúp em hiểu được sự vận hành của kinh tế Hợp Tác Xã trong nền kinh tế thị
trường, cũng như những cơ hội và khó khăn đang tồn tại. bên cạnh đó, còn giúp em
phân biệt được sự giống và khác nhau của Hợp tác Xã trong nền kinh tế thị trường và
trong thời kì kinh tế kế hoạch hóa tập trung, từ đó cho thấy sự tiến bộ, bình đẳng và
dân chủ trong hợp Tác Xã kiểu mới.
+ kinh nghiệm về cách giải quyết vấn đề khi gặp khách hàng khó, và gặp những tình
huống khó giải quyết, thì mình không nên giấu diếm với lãnh đạo, mà nên thật thà
nhận lỗi để nhờ sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo và công ty, giúp mình giải quyết vấn đề khó
khăn một cách tốt nhất, nên hỏi ý kiến những người có nhiều kinh nghiệm trước khi
đưa ra quyết định
+ Là một nhà kinh doanh giỏi, thì việc nắm được thông tin một cách chính xác và
nhanh nhất đó là một điều không thể thiếu, ví dụ như khi có một khách hàng thường
xuyên mua phân bón của công ty, với 2 tấn/ngày, bỗng nhiên hôm nay đến mua một
lúc 10 tấn/ngày => nếu là người bán phân, chúng ta nên cân nhắc thật kỹ lưỡng, cập

nhật lại giá cả và thì trường phân bón.
Từ những kiến thức đó, cho em thấy sinh viên ra trường không chỉ với tấm bằng với
kết quả cao, mà cần hội đủ những kỹ năng mềm và đặc biệt là hội nhập, giỏi ngoại ngữ
và thật sự năng động, đam mê, có trách nhiệm trong công việc.
Trên đây là những kiến thức cũng như kinh nghiệm em thu được từ 3 buổi nghe
báo, đây cũng chính là tâm huyết của nhà trường nói chung và đặc biệt là các thầy cô
giáo trong khoa cũng như các thầy cô giáo trong bộ môn: kinh tế nông nghiệp - tài
nguyên môi trường đã tạo mọi điều kiền tốt nhất để chúng em có cơ hội gặp gỡ và học
hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ đó cho chúng
7


em cái nhìn sâu sắc, có thêm nhiều kiến thức về ngành học của mình, cũng như có thể
hoàn thành tốt đợt thực tập nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, thời gian mỗi buổi
là quá ngắn chỉ từ 2 – 3 giờ đồng hồ nên báo cáo viên diễn đạt hơi nhanh, làm chúng
em vẫn còn nhiều thắc mắc chưa được giải đáp, em cũng hi vọng, còn có nhiều dịp để
được nghe những buổi báo cáo bổ ích để tiếp thu và học hỏi thêm cho bản thân mình.
2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh của HTX Nông Nghiệp Thủy Dương giai
đoạn 2012 – 2014
2.2.1 Tình hình chung của các hộ nông dân xã viên của HTX
Nông dân trên địa bàn HTX sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp đặc biệt là trồng
lúa, một số hộ chăn nuôi gia súc và đặc biệt trong thời gian gần đây có một số loại vật
nuôi mới như Vịt Trời, Heo Rừng, Chim Bồ Câu… nhưng với quy mô nhỏ lẻ và chưa
được phát triển
Các hộ nông dân ở HTX gieo trồng cho vụ đông xuân: 10/1 – 20/1 dương lịch và
gieo trồng cho vụ Hè Thu: 20/5 – 30/5 dương lịch
-Các giống lúa được gieo trồng chủ yếu là: Khang dân 18, HN6 và GR 33.
-Năng suất bình quân là 59,6 tạ/ha tương ứng với mức sản lượng 151.390 tấn và theo lời
của đa số người dân là năng suất lúa vụ đông xuân cao hơn vụ hè thu
-Các cây hoa màu, cây lương thực, thực phẩm được trồng vào vụ đông gồm có khoai, ngô,

dưa leo, các loại cải, đậu…
-Các hộ nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và chuyển đổi
giống cây trồng.
• Những khó khăn còn tồn tại
-Thị trường đầu ra kém: khó khăn lớn nhất mà các hộ nông dân đang gặp phải đó là việc
tiêu thụ hay đầu ra cho sản phẩm, mặc dù được HTX quan tâm, hỗ trợ vào tạo điều
kiện cho sản xuất tuy nhiên HTX thu mua lúa gạo không ổn định, người nông dân
thường phải bán lúa cho các thương lái và hay bị ép giá
-Chuyển dịch cơ cấu cây trồng chậm: giống lúa còn cao cộng thêm việc tiêu thụ các giống

lúa mới như HT1, GR33, HN6 còn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ nông dân cho biết các
giống lúa mới như NH6 hay HT1 cho năng suất cao hơn và chất lượng gạo thơm ngon
hơn lúa Khang Dân nhưng do làm ra vẫn không bán được nên người dân chủ yếu
trồng lúa Khang Dân mà không thay đổi giống.
-Cơ cấu ngành nghề chủ yếu tập trung vào nông nghiệp: đa số các hộ dân trên địa bàn chỉ
tập trung vào trồng lúa, chăn nuôi lợn cũng ít dần do dịch bệnh và ô nhiễm môi
trường, một số hộ gia đình có làm thêm các công việc thủ công như đan lưới, giữ trẻ,
trồng hoa màu… nhưng thu nhập chưa cao.
8


2.2.1 Về HTX NN Thủy Dương
• Tình hình chung
-HTX có 288 ha đất canh tác, trong đó:

+ Đất trồng lúa 2 vụ
:254,00 ha
+ Đất trồng màu
: 23,92 ha
+ Đất trồng cây rau đậu : 10,08 ha

-Đất trồng rừng
: 139,31 ha
-Số hộ nông nghiệp
: 1.114 hộ
-Nhân khẩu nông nghiệp : 6.879 người
-Lao động nông nghiệp : 1.810 người
Ruộng đất Thủy Dương chia làm hai vùng: vùng ruộng trũng bậc thang ở phía Đông
– Bắc, vùng gò đồi trồng màu và cây Lâm Nghiệp phía Tây – Nam.
-Các dịch vụ kinh doanh của HTX như:

+ Dịch vụ tưới tiêu – thủy lợi
+ Điều hành dịch vụ làm đất và thu hoạch
+ Dịch vụ sản xuất và cung cấp giống lúa
+ Dịch vụ bảo vệ thực vất và bảo vệ đồng ruộng
+ Dịch vụ cung ứng vật tư phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
+ Kinh doanh thức ăn gia súc, nuôi thủy sản
+ Dịch vụ tín dụng nội bộ
+ Quản lý và cho thuê mặt bằng phục vụ tiệc cưới
+ Quản lý khai thác và bảo vệ rừng.
• Tổ chức bộ máy:
-Ban quản trị HTX: về cơ cấu số lượng thành viên BQT là 3 người, bao gồm: 1 chủ nhiệm,
1 phó chủ nhiệm, 1 ủy viên BQT.
-Ban Kiểm Soát (BKS): trước đây BKS bao gồm 3 người nhưng tai nhiệm kỳ này chỉ có
trưởng BKS để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát theo quy định của Luật HTX 2003 và điều
lệ HTX.
-Ngành dịch vụ nông nghiệp: có nhiệm vụ xây dựng lịch thời vụ gieo trồng, hướng dẫn, chỉ

đạo hộ nông dân thực hiện kế hoạch sản xuất, làm dịch vụ thủy lợi, phòng trừ sâu
bệnh…
-Ngành kinh doanh: kinh doanh thức ăn gia súc, thủy sản, liên doanh liên kết, quản lý ,

kinh doanh và khai thác chợ khu vực 1, chợ Mai, nhà văn hóa xã và một số ngành
nghề khác.
-Ban kế toán: có nhiệm vụ giúp BQT trong các hoạt động kinh tế chính của HTX, hạch toán


chi phí và lợi nhuận.
Chế độ tiền lương:

9


Ban quản trị HTX trả lương cho cán bộ quản lý HTX theo thông tư liên tịch số
74/2008/TTLT/BTC – BNN, ngày 14/8/2008 của Bộ Tài Chính và Bộ NN&PTNT.
Bảng 1: bảng lương của cán cán bộ nhân viên HTX giai đoạn 2012 – 2014
Chỉ tiêu
1. Mức lương chủ nhiệm
2. Mức lương tối thiểu
3. Định suất hưởng lương

Năm 2012
4.333.872
1.550.000
9,3

Năm
2013
4.098.000
1.800.000
8,5


Năm 2014
5.128.000
2.100.000
8,5

Nguồn: Báo cáo tổng kết của HTX NN Thủy Dương giai đoạn 2012 - 2014
Nhìn chung, mức lương theo quy định được tăng theo các năm, năm 2014 BQT trả
lương theo doanh thu cho 11 cán bộ làm việc hưởng lương quy định vùng 3 là
2.100.000 đồng với hệ số quy ra 8,5 định xuất, tổng quỹ lương là 492.660.000 và trích
lãi 30.472.200 đồng để bổ sung quỹ lương.

2.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2012 – 2014
Trong những năm qua tình hình sản xuất kinh doanh của HTX tương đối ổn định,
HTX đã đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, cung ứng nhiều dịch vụ phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp với chi phí hợp lý, tạo điều kiện để bà con nông dân xã viên phấn
khởi hơn trong sản xuất kinh doanh, tuy nhiên lợi nhuận vẫn đang còn thấp, cơ cấu
chuyển dịch cây trồng, vật nuôi còn chậm.

Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của HTX NN Thủy Dương giai đoạn
2012- 2014
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Chỉ tiêu
Doanh thu(triệu đồng)
Năng suất (tấn/ha/vụ)

Sản lượng (tấn)
Sản xuất giống(tấn)
Tổng lãi (triệu đồng)
Phân phối lãi(triệu đồng)

Năm 2012
6.362,924
5,92
3.007
42
483,660
241,830

Năm 2013
5.652,487
5,93
3.101
74
500,432
250,211

Năm 2014
5.790,477
6,60
3.352
172
454,099
227,019

Nguồn: phương án sản xuất kinh doanh của HTX NN thủy Dương Nhiệm kỳ 2015 –

2019
10


Ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong 3 năm qua không được ổn
định. Mặc dù năng suất tăng, tuy nhiên tổng lãi ròng lại giảm, năm 2014 so với năm
2012 giảm 46,333( triệu đồng) nguyên nhân là do doanh thu giảm, mặc dù sản lượng
cao nhưng giá bán giảm cộng thêm việc chi phí về nhiều khoản khác lại tăng nhanh.
Theo như Ban Chủ Nhiệm HTX cho biết, những năm gần đây kinh tế khó khăn, bà con
nông dân đa số sử dụng giống và tự làm các công việc đồng áng, ít mua giống và thuê
dịch vụ của HTX vì vậy mà doanh thu cũng như lợi nhuận của HTX đều giảm.
-Tham khảo qua các báo cáo về tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, em nhận

thấy trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trong điều kiện gặp nhiều khó
khăn, tuy nhiên luôn phát triển và chuyển dịch tích cực đúng hướng. Riêng ngành
trồng trọt đã đạt được những tiến bộ tích cực về chuyển dịch cơ cấu giống (các giống
ngắn ngày có năng suất chất lượng, giá trị cao) thời vụ gieo cấy (gieo cấy sớm và tập
trung), kỹ thuật gieo trồng và phòng trừ sâu bệnh. Các cây rau màu lương thực, thực
phẩm được mở rộng về cả quy mô và giá trị
- Bên cạnh các loại hình dịch vụ của mình, HTX còn thường xuyên đi thăm đồng điều
tra về diện tích cũng như sản lượng lúa của các hộ nông dân sử dụng dịch vụ của
HTX, để từ đó tìm ra nguyên nhân khi thấy năng suất lúa cao hay thấp qua các năm
để có cơ chế điều chỉnh hợp lý.
-Theo hộ nông dân Ngô Văn Thuận (số nhà 238 – Đại giang, tổ 7, phương Thủy Dương)
cho biết : gia đình chú Thuận có 6 sào lúa và toàn bộ trồng giống lúa Khang Dân, và
chỉ trồng 2 vụ/năm, chú cho biết nếu gia đình chú mua giống từ HTX cung cấp thì
năng suất lúa sẽ cao hơn, đạt từ 3 – 3,3 tạ/xào còn nếu chú lấy giống từ vụ trước để lại
trồng cho vụ sau thì năng suất sẽ thấp hơn, chỉ đạt từ 2,5 tạ/xào là cao nhất. Chú còn
cho biết mọi chi phí như: thủy lợi, phân bón, máy cày đất ( 120 nghìn đồng/sào), thuê
máy gặt (110 nghìn đồng/ sào với gặt đứng, còn gặt bổ là 180 nghìn/sào)… đều là do

HTX cung cấp rất nhanh gọn và đỡ tốn thời gian khi lao động bằng công sức và
thường thì đến cuối vụ nông dân sẽ trả tiền dịch vụ cho HTX, chú bán lúa cho HTX và
thương lái với giá dao động từ 5,2-5,5 nghìn/kg nhưng chủ yếu là bán cho thương lái
vì HTX thu mua rất ít.
-Hộ nông dân Lê Thị Lệ (322 Đại Giang, tổ 7 phường Thủy Dương): có 7 sào đất canh tác
trồng chủ yếu giống lúa Khang Dân. Khi hỏi về một số dịch bệnh gây hại cho cây lúa gì
Lệ cho biết vụ Hè Thu vừa rồi ruộng nhà gì bị nhện và ốc bươu phá hoại làm cho lúa bị
11


khô, hỏng, ngoài ra trong quá trình trổ bông do gặp phải điều kiện thời tiết xấu (mưa
to và kéo dài) đã làm cho tỷ lệ kết hạt và hạt chắc không còn nhiều, một số hạt nhìn bề
ngoài bình thường nhưng khi say ra lại bị nát, chất lượng gạo không ngon, đây cũng
chính là hạn chế của HTX NN Thủy Dương trong việc chưa tìm ra phương pháp để
giúp nông dân phòng trừ sâu bệnh, và thu hoạch trước khi mùa mưa đến.

 Theo như ý kiến của một số hộ nông dân thì việc cung cấp dịch vụ của HTX nhìn chung

phù hợp với yêu cầu của người nông dân( xã viên), HTX thu tiền vào cuối mỗi vụ thu
hoạch giúp nông dân thuận lợi hơn trong việc sản xuất, chất lượng dịch vụ tốt, cán bộ
nhiệt tình với nông dân… tuy nhiên, còn một số hạn chế đó là việc thu mua lúa của HTX
còn nhiều hạn chế, không đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm, làm người nông dân
thường bị thương lái chèn ép bán với giá thấp.
2.2.3 Những ưu, khuyết điểm còn tồn tại và nguyên nhân
-Ưu điểm:

+ dưới sự lãnh đạo của Đảng Ủy, chỉ đạo của chính quyền trong những năm qua cán
bộ xã viên đã phát huy được truyền thống là đơn vị được nhà nước phong tặng danh
hiệu: Anh hùng lao động, thực hiện được nhiệm vụ của đại hội xã viên đề ra
+ HTX có nguồn vốn lớn, tạo điều kiện cho BQT/HTX hoạt động được nhiều loại hình

kinh doanh và dịch vụ
+ BQT năng động, tập trung đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh
+ Phát huy dân chủ trong nội bộ HTX, hàng năm HTX tổ chức đại hội thường niên để
BQT báo cáo trước đại hội về kết quả sản xuất kinh doanh và nguồn vốn của HTX
-Khuyết điểm – tồn tại:
+ BQT tổ chức dịch vụ chưa sâu sát, còn diện tích một số xứ xạ đang thiếu nước, một
số diện tích ngập úng chưa đạt yêu cầu
+ Bộ máy cán bộ còn cồng kềnh, mang đậm thủ tục hành chính, BQT chưa mạnh dạn
bố trí cán bộ trẻ làm việc cho HTX.
+ HTX còn thiếu về cán bộ kỹ thuật nên không theo dõi được hiệu quả của các mô
hình, các ứng dụng mới
+ Công tác thu hồi nợ chưa cương quyết
+ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cũng như doanh thu còn thấp
-Nguyên nhân:
+ Năng lực trình độ đội ngũ cán bộ còn yếu, lớn tuổi chưa nắm bắt kịp với cơ chế thị
trường, chưa mạnh dạn đầu tư tổ chức sản xuất kinh doanh trực tiếp mà chủ yếu chỉ
đầu tư để cho thuê tài sản và mặt bằng nên hiệu quả không cao
+ Trong sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp, giá cả không ổn định, rủi ro nhiều nên
xã viên chưa mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi với quy mô lớn,
HTX cũng thiếu quan tâm xây dựng mô hình và áp dụng giống mới
12


+ Còn một số bộ phận xã viên còn ỷ lại HTX, chưa quan tâm nhiều đến đầu tư thâm
canh.
• Tóm lạị :
-Có thể thấy những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bộ, chỉ đạo của chính quyền địa
phương cùng với sự nỗ lực của cán bộ, xã viên HTX NN Thủy Dương đã không ngừng
phát triển, là ngọn cờ đàu của tỉnh trong sản xuất nông nghiệp, HTX đã hoạt động,
cung cấp dịch vụ mà xã viên không làm được hoặc làm không có hiệu quả như dịch vụ

tưới tiêu, điều hành làm đất thu hoạch, công tác khuyến nông. Có thể thấy công tác
đầu tư cho kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được HTX NN Thủy Dương
quan tâm sâu sắc. Nhiều chính sách mới hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp được HTX
thực hiện như chính sách hỗ trợ thủy lợi phí, hỗ trợ giống, phân bón, thuốc trừ sâu,
diệt cỏ… nhân dân hứng khởi, chăm lo cho công tác sản xuất.
-Tuy nhiên, còn xuất hiện một số tồn tại như một số chỉ tiêu chính chưa đạt kế hoạch đề
ra; chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, thời vụ có chuyển biến nhưng còn chậm và
chưa thật sự đồng bộ (thời gian xuống giống chưa nhất quán ở các địa phương, nơi
xuống giống sớm, nơi xuống giống muộn, ảnh hưởng đến năng suất). Cơ cấu giống đã
chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn một số nơi chưa loại bỏ dứt điểm được các giống
lúa dài ngày (Khang dân thời gian sinh trưởng 95 ngày, GR 33 thời gian sinh trưởng
lên đến 105 ngày).
-Đó là những khó khăn còn tồn tại mà em nhận thấy, em hy vọng HTX cùng bà con nông
dân sẽ cố gắng khắc phục để sản xuất nông nghiệp tốt hơn và đời sống người dân
được cải thiện rõ rệt.

2.3 Thu hoạch của bản thân
-Kết thúc gần 8 tuần được làm việc và tiếp cận thực tế tại HTX Nông nghiệp Thủy Dương

đã để lại cho em nhiều bài học mà trên ghế nhà trường không hề có. Điều đầu tiên em
học được ở đợt thực tế nghề nghiệp này đó là học hỏi kinh nghiệm làm việc từ các cán
bộ HTX Thủy Dương, kỷ năng giao tiếp cho bản thân.
-Ngay những ngày đầu tiên, em đã rất khó khăn khi giải thích để cho chủ tịch HTX hiểu
em đến đó để làm gì, em cần gì…sau lần đó, em đã rút ra được kinh nghiệm cho bản
thân, bỏ qua nhút nhát, chủ động liên hệ với những người liên quan và gặp gỡ giáo
viên hướng dẫn để xin ý kiến của cô, từ đó về sau những lần muốn xuống chỗ thực tế
để xin số liệu hay đi phỏng vấn hộ nông dân thì phải gọi trước cho cán bộ HTX để họ có
sự chuẩn bị, sắp xếp những thứ mình cần hỏi ra giấy và chuẩn bị kỹ nội dung trước khi
hỏi để tránh mất thời gian của người được hỏi.
13



-Đợt thực tế nghề ghiệp lần này là bước đầu tiên để em xác định rõ hơn nghề nghiệp của

bản thân sau khi ra trường, bắt đầu làm quen với một môi trường hoàn toàn mới, với
các nhiệm vụ công việc của một người quản lý. Nó giúp em rèn luyện tác phong làm
việc, tuân thủ giờ giấc, nâng cao tinh thần trách nhiệm khi nhận được nhiệm vụ, chủ
động nhận công việc, cách sắp xếp công việc và quản lý thời gian.

-Trong những lần về thực tế cơ sở ở HTX Nông nghiệp Thủy Dương, em đã học được cách

quan sát thực tế, bước đầu làm quen với công việc điều tra, phỏng vấn. Lần đầu tiên
khi phỏng vấn hộ em đã bị từ chối, lí do vì em không hiểu hoàn cảnh của người được
hỏi, các câu hỏi chưa được em diễn đạt rõ ràng, nó mang tính khoa học nhiều hơn,
nặng quá nhiều về lý thuyết nên gây khó hiểu cho người nông dân và mặt khác khi
người nông dân sử dụng nhiều ngôn ngữ địa phương e đã không hiểu, từ đó em đã
tham khảo ý kiến của cán bộ về thời gian rảnh của các hộ nông dân cũng như những
thói quen và ngôn ngữ địa phương của họ, em nhận ra rằng ngoài thái độ thân thiện
của mình khi nói chuyện, muốn cuộc phỏng vấn đạt kết quả cao mình phải hiểu người
được phỏng vấn, trình bày câu hỏi một cách ngắn gọn, dễ hiểu, câu từ được dùng phải
gần gũi, không quá khoa học, các câu hỏi đặt ra phải đi từng ý một, tránh gộp câu và
quan trọng là hiểu được văn hóa của vùng mình đi điều tra.
-Cũng sau lần đó, tại những hộ tiếp theo, trước khi phỏng vấn, khi gặp họ đang làm việc
em đã chủ động đến giúp dù đó là những công việc đơn giản, bên cạnh đó mình cũng
hỏi han luôn về hoàn cành gia đình họ và chia sẻ cùng họ như một cuộc nói chuyện
bình thường, không gây áp lực cho họ và kết quả của cuộc phỏng vấn hết sức khả
quan, ngoài những vấn đề em đặt ra, họ còn nói ra hiều vấn đề mà em chưa từng nghĩ
đến, học được cách ghi chép các thông tin, biết cách chọn lọc các nguồn thông tin nhận
được.
-Hơn nữa, trong đợt thực tế nghề nghiệp này em đã trang bị cho mình nhiều kỹ năng

trong làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Với cá nhân, em đã biết cách chủ động sắp
xếp thời gian hợp lý, giục thời gian học ở trường và đi thực tế tại cơ sở, sử dụng
những kiến thức được học trên ghế nhà trường để vận dụng vào thực tế. Biết lựa chọn
kiến thức nào nên áp dụng và áp dụng cho đúng chứ không như kiểu “rập khuôn”, em
cũng nhận ra những kiến thức mình học ở trên ghế nhà trường chỉ là một phần nhỏ,
đôi khi áp dụng vào thực tế lại không cho kết quả như trên sách vở. Khi làm việc với
các bạn cùng nhóm, em học cho mình được kỹ năng lắng nghe và tôn trọng ý kiến của
14


người khác, học hỏi từ các bạn những kiến thức mà em còn thiếu cũng như chia sẽ với
các bạn những kiến thức mình đã học qua. Đó là những kinh nghiệm em thu hoạch
được, em nghĩ đây là những kiến thức, những kỷ năng rất quan trọng không chỉ giúp
em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nghề nghiệp cũng như bài khóa luận tốt
nghiệp cuối khóa sắp tới mà còn làm tăng cho em những kiến thức chuyên môn, tránh
tình trạng học nông nghiệp nhưng nhiều kiến thức về nông nghiệp mà mình không
biết và kỹ năng linh hoạt, nhạy bén hơn và không rụt rè như trước.

III. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ SUẤT CỦA BẢN THÂN

3.1 Kết luận
Đợt thực tế nghề nghiệp là một cơ hội tốt để em được tiếp cận với kiến thức thực tế
của xã hội, giúp em có nhiều trải nghiệm những điều tưởng chừng như ngược với lý
thuyết các thầy cô đã truyền đạt. Mặc dù thời gian đầu, em đã gặp nhiều khó khăn
trong quá trình tiếp cận với môi trường làm việc mới, nhưng với sự chỉ bảo nhiệt tình
của giáo viên hướng dẫn, cán bộ hướng dẫn cùng với tinh thần ham học hỏi của mình,
em đã bước đầu thích ứng với môi trường làm việc tại HTX Nông nghiệp Thủy Dương.
Những kiến thức đã học trên lớp kết hợp với quá trình quan sát, tiếp thu được tại cơ
sở thực tế đã giúp em phần nào hình dung ra được cách làm việc là như thế nào, để từ
đó giúp định hướng tốt hơn về công việc chuyên môn của mình.

Trong suốt quá trình thực tế nghề, em đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo tận tình
của cô giáo hướng dẫn, còn được nghe những bài báo cáo của các chuyên gia từ nhiều
lĩnh vực của ngành vững chắc, giúp e bớt bỡ ngỡ trước kiến thức mới, bên cạnh đó còn
có sự quan tâm và tạo điều kiên tốt của cán bộ, nhân viên tại nơi thực tế. Môi trường
làm việc cởi mở, thân thiện tại cơ sở thực tế đã phần nào giúp em thấy thoải mái
trong công tác nghiên cứu, học tập.
15


Tuy nhiên, em cũng gặp một số khó khăn trong đợt thực tế này. Vì đây là lần đầu
tiên được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế nên em chưa nắm bắt hết được quy
trình làm việc tại HTX NN Thủy Dương, còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường làm việc
mới. Trong thời điểm thực tế, HTX chưa có nhiều công việc giao cho em làm, do đó một
số kiến thức được học em vẫn chưa được áp dụng trên thực tế, và số lần đi thực tế
xuống cơ sở vẫn còn hạn chế, sau đợt thực tế này em mới hiểu ra rằng vẫn còn sự
chênh lệch giữa lý thuyết và thực tiễn, học và ra làm hoàn toàn khác nhau và em cũng
nhận ra được những thiếu xót của bản thân, rút kinh nghiệm cho mình và sẽ cố gắng
học tập tốt hơn.

3.2 một số đề xuất của bản thân
Qua quá trình thực tập nghề nghiệp tại cơ thì em nhận thấy rằng tình hình sản
xuất nông nghiệp tại HTX mấy năm gần đây đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích
cực, tuy nhiên, để nâng cao năng suất hơn nữa ban chủ nhiệm HTX nên có các chính
sách hay các hoạt động hỗ trợ cho các hộ nông dân như các chính sách dồn điền đổi
thửa, cán bộ HTX nên mạnh dạn đưa ra ý tưởng, áp dụng các giống cây trồng vật nuôi
mới, nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi giúp đời sống nhân dân được cải
thiện hơn.
-Trong đại đa số bộ phận cán bộ nhân viên của HTX làm việc rất tích cực thì một số người

vẫn còn tư tưởng ỷ lại hay chỉ làm cho có, nên hiệu quả công việc chưa cao, HTX có thể

có một số biện pháp như khoán hay chế độ tiền lương, tiền thưởng để nâng cao hiệu
quả làm việc.
-HTX nên có chính sách thu mua thích hợp, liên kết với nhiều doanh nghiệp để đảm bảo
được đầu ra cho sản phâm.
Trên đây là một số đề suất của bản thân em đối với người dân nói riêng và HTX NN
Thủy Dương nói chung, hy vọng với sự cố gắng của mỗi người dân và sự hỗ trợ của
HTX thì đời sống nhân dân sẽ được nâng cao hơn, giảm đi những khó khăn còn tồn tại.

16


17



×