ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
------
Môn: Phân Tích Chính Sách
Nông Nghiệp
Tên đề tài: Chính Sách Giải Quyết Việc Làm Cho Người
Khuyết Tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
GIẢO VIÊN HƯỚNG DẪN
Nguyễn Thị Thùy Phương
TS. Phan Văn Hòa
Lớp: K46A-KTNN
Huế, tháng 12/2015
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu, là mối
quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất
định, tốc độ tăng trưởng kinh tế caco trong nhiều năm, tuy nhiên, Việt Nam đang phải đối mặt với
những thách thức to lớn trong quá trình phát triển, một trong những thất thức đó là tỷ lệ thất
nghiệp cao, nhu cầu việc làm đang tạo nên sức ép to lớn đối với nền kinh tế, nhất là việc làm cho
người khuyết tật(NKT). nhận thức được điều này, đảng và nhà nước ta luôn quan tâm, thông qua
việc thực hiện các chính sách hướng đến việc giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là
lao động khuyết tật. Tuy nhiên, các chính sách này trong thời gian qua vẫn chưa hoạt động một
cách hiệu quả nhất, người khuyết tật thất nghiệp còn nhiều, huyện Phú lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
là một trong những nơi có số lượng người khuyết tật cũng như tình trạng thiếu việc làm đang
diễn ra gay gắt, các chính sách cho người lao động khuyết tật còn hạn chế. Điều này gây ra nhiều
khó khăn đối với cuộc sống người khuyết tật cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói
riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “Chính Sách Giải Quyết Việc Làm Cho Người Khuyết
Tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
-
Hệ thồng lại các vấn đề lý luận liên quan đến chính sách giải quyết việc làm
Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh
-
Thừa Thiên Huế hiện nay
Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của các chính sách
giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-
Đối tượng nghiên cứu:các chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở huyện Phú Lộc,
tỉnh Thừa Thiên Huế
Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
+ Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách giải quyết việc làm trong giai
đoạn những năm gần đây
4
4. Phương pháp nghiên cứu
-
Phương pháp luận duy vật biện chứng
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách
a) Cơ sở ra đời của chinh sách
Việc làm là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để đảm bảo cuộc sống và sự
phát triển toàn diện. Quyền lao động và đảm bảo việc làm của người lao động đã được khẳng
định trong Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đã được cụ thể hoá trong Bộ
luật Lao động đầu tiên ở nước ta. Việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong
những ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Đặc biệt,
người khuyết tật là những người có những khiếm khuyết, không được hoàn thiện như người bình
thường, thái độ chung của người tuyển dụng việc làm rất khó tiếp nhận người người khuyết tật
vào làm việc
Trong nền kinh tế thị trường đang phát triển nhanh chóng, chất lượng đội ngũ lao động
ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhưng trên thực tế, đa số người khuyết tật
không đáp ứng được điều đó, họ không những thiếu trình độ, kinh nghiệm mà còn thiếu những ký
năng cơ bản để phát huy năng lực của bản thân. Vì vậy cần có một chính sách việc làm cho người
khuyết tật, để đảm bảo được sự công bằng cho người khuyết tật, đảm bảo họ phát triển hài hòa
và toàn diện.
b) Mục tiêu của chính sách
- Giảm tỷ lệ thất nghiệp của người khuyết tật từ đó, hướng đến giảm tỷ lệ thất nghiệp chung
- Tạo điều kiện để NKT được lao động, làm việc một cách bình đẳng
- Tạo tiền đề để NKT có sự tự tin, bỏ qua sự bi quan, tự ti của bản thân
c) Nội dung cơ bản của chính sách
Chính sách giải quyết việc làm cho NKT là một trong những nhân tố trong chính sách giải
quyết việc làm nói chung, là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia
nhằm góp phần đảm bảo an toàn, ổn định, bình đẳng và phát triển xã hội.
2. Tình hình thực hiện chính sách
a) Hiện trạng vấn đề trước khi thực hiện chính sách
• Thực trạng việc làm của NKT ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đặc điểm của người khuyết tật
+ Về số lượng:
Bảng 1: số lượng NKT trên toàn huyện Phú Lộc năm 2014
STT
ĐƠN VỊ
SỐ NKT
STT
6
ĐƠN VỊ
SỐ NKT
1
Xã Lộc Bồn
18
10
Xã Lộc Thủy
27
2
Xã Lộc Sơn
13
11
Xã Lộc Tiến
9
3
Xã Lộc An
31
12
Xã Lộc Vĩnh
9
4
Xã Lộc Điền
26
13
TT Lăng Cô
12
5
Xã Lộc Hòa
10
14
Xã Vĩnh Hiền
6
6
Xã Xuân Lộc
7
15
Xã Vinh Hải
11
7
TT Phú Lộc
14
16
Xã Vinh Giang
9
8
Xã Lộc Trì
23
17
Xã Vinh Mỹ
6
9
Xã Lộc Bình
18
18
Xã Vinh Hưng
9
Tổng số lao động người khuyết tật là 258 người
( nguồn: Phòng LĐ – TB&XH huyện Phú Lộc năm 2014)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy số lao động NKT ở các xã và thị trấn của huyện Phú Lộc năm 2014,
năm 2014 toàn huyện có khoảng 606 người khuyết tật trong độ tuổi lao động, trong đó có tới 258
người có khả năng lao động Phú Lộc là huyện có lực lượng LĐ NKT( lao động người khuyết
tật)khá đông, xã lộc an có nhiều LĐ NKT nhất (31 người) chiếm 12,02 % lực lượng lao động
người khuyết tật của huyện, xã Vinh Hiền và Vinh Mỹ có ít LĐ NKT nhất, số lượng LĐ NKT ở
huyện phú lộc tương đối lớn đã tạo nên sức ép về giải quyết việc làm cho NKT ở huyện.
+ Về độ tuổi:
NKT trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động là nguồn nhân lực quan trọng, là vốn
quý giá của quốc gia, cần phải được sử dụng một cách tối ưu, tránh lãng phí nguồn lực của xã hội
và giảm bớt gánh nặng, sức ép cho những gia đình có NKT
Bảng 2. Cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động NKT năm 2015
Nhóm tuổi
Số lượng (người)
Tỷ lệ phần trăm (%)
Từ 16 tuổi - dưới 19 tuổi
32
32
Từ 20 tuổi – dưới 24 tuổi
13
13
Từ 25 tuổi – dưới 30 tuổi
19
19
Từ 31 tuổi – 60 tuổi
36
36
Tổng
100
100
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc vào 6 tháng đầu
7
năm 2015, mẫu 100 người)
Theo số liệu điều tra của 100 NKT, trong đó tuổi từ 16 – 19 tuổi có số lượng lao động khuyết
tật tương đối nhiều, có tới 32 người chiếm 32% số người khuyết tật được điều tra.
+ Về trình độ học vấn
Bảng 3. Trình độ học vấn của NKT huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế
Trình độ học vấn
Số lượng(người)
Tỷ lệ(%)
Mù chữ
25
25
Tiểu học
22
22
Trung học cơ sở
19
19
Trung học phổ thông
34
34
Tổng
100
100
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc vào 6 tháng đầu
năm 2015, mẫu 100 người).
Theo kết quả điều tra của phòng LĐ,TB –XH của huyện Phú Lộc vào tháng 6/2015, điều tra
100 năm, nữ thì số lượng LĐ NKT mù chữ vẫn còn cao, trong 100 người được điều tra có tới 25
người thất học, chiếm 22% tổng số 100 người khuyết tật. số LĐ NKT có trình độ tốt nghiệp THPT
chiếm tỷ lệ cao nhất 34%, song vẫn còn thấp so với mặt bằng LĐ chung, điều đó cho thấy trình độ
lao động người khuyết tật của huyện phú lộc còn thấp, gây khó khăn trong việc tiếp thu các ứng
dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, làm năng suấ, chất lượng và thu nhập của người khuyết tật
thấp, đây là những con số rất khiêm tốn, không đáp ứng được nhu cầu lao động hiện nay.
-
Thực trạng việc làm của người khuyết tật:
Bảng 4. Tình trạng việc làm của LĐ người khuyết tật tại huyện Phú Lộc năm 2015
Tình trạng
Số lượng( người) Tỷ lệ (%)
Không có việc làm
37
37
Có việc làm tạm thời
43
43
Có việc làm không ổn định
20
20
Tổng
100
100
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc vào 6 tháng đầu
năm 2015, mẫu 100 người)
Qua số liệu trên cho thấy, có 37/100 lao động người khuyết tật chưa tìm được việc làm
chiếm 37%, điều này cho thấy tỷ lệ thiếu việc làm của người khuyết tật đang còn cao, đây là một
thực tế đang buồn, hầu hết lao động người khuyết tật chưa tìm được việc làm hoặc chỉ làm
những công việc tạm thời, không ổn định.
- Nguyên nhân lao động người khuyết tật chưa có việc làm
Bảng 5. Nguyên nhân người lao động khuyết tật chưa có việc làm
8
Nguyên nhân thất nghiệp
Số lượng(người) Tỷ lệ (%)
Tình trạng sức khỏe không đảm bảo
5
13,51
Không có bằng cấp, trình độ
17
45,95
Không có vốn để làm ăn
11
29,73
Bị công ty, doanh nghiệp từ chối hồ sơ 4
10,08
Tổng
37
100,0
( Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 của phòng LĐ,TB – XH huyện Phú Lộc vào 6 tháng đầu
năm 2015, mẫu 100 người).
Qua điều tra 100 lao động người khuyết tật ở huyện phú lộc, có 63/100 người có việc làm và
37 người chưa có việc làm. Nguyên nhân chủ yếu khiến lao động người khuyết tật thất nghiệp là
do không có trình độ, bằng cấp(chiếm đến 45,95%).
b) Tổ chức bộ máy thực thi chính sách
Hàng năm nhà nước bố trí ngân sách để thực hiện chính sách về NKT cũng như các chính
sách việc làm cho người khuyết tật
Ngân sách nhà nước bố trí từ dự toán chi tiêu thường xuyên hàng năm của các bộ, ngành,
cơ quan trung ương và các địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề
án liên quan khác để thực hiện các hoạt động của đề án theo phân cấp của pháp luật về ngân sách
nhà nước
Ở huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên Huế, bộ máy thực hiện chinh sách việc làm cho người
khuyết tật được lấy từ ngân sách địa phương, mở thêm những lớp dạy nghề, hỗ trợ kinh phí cho
người khuyết tật, phân phối tới các phòng, hội, cụ thể là:
+ Phòng Lao Động Thương Binh và Xã Hội: phụ trách triển khai kế hoạch, cùng phối hợp với
các hội đồng thành viên của các xã thị trấn để kịp giải quyết kịp thời chế độ về việc làm cho người
khuyết tật.
+ Hội người khuyết tật huyện Phú Lộc: là cơ quan quản lý, theo dõi, nắm bắt thường xuyên
tình hình về số lượng, hoạt động, đời sống vật chất, tinh thần, tình hình việc làm, thu nhập của
NKT, để kịp thời chỉ đạo, kháo sát và giúp đỡ gia đình cũng như bản thân NKT.
c) Tổ chức và các điều kiện thực thi chính sách
Các chính sách giải quyết việc làm cho lao động người khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh
Thừa Thiên Huế
- Thứ nhất, chính sách đối với LĐ NKT học nghề
Thực hiện tốt các chinh sách đào tạo nghề cho NKT theo quy định của luật NKT, huyện Phú
Lộc đã đưa ra một số chính sách đối với người lao động khuyết tật học nghề như sau:
+ LĐ NKT thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình
độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học, hỗ trợ tiền ăn
9
với mức 15.00 đồng/ngày/người, hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối
đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15km trở
lên.
+ LĐ NKT học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh,
sinh viên.
+ LĐ NKT sau khi học nghề được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh từ ngân
hàng chính sách xã hội. điều kiện, thời hạn và mức vay thực hiện theo định hiện hành áp dụng đối
với các dự án vay vốn giải quyết việc làm
+ LĐ NKT được hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất,
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm do NKT làm ra
-
Thứ 2, về chính sách khuyến khích tuyển dụng người khuyết tật vào làm việc
Cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng 30% tổng số LĐ trở lên là người khuyết tật, được hưởng
các ưu đãi sau:
+ Được hỗ trợ kinh phí, cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho người khuyết tật
theo quy định của bộ lao động thương binh và xã hội.
+ Được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Vay vốn với lãi suất ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất kinh doanh từ ngân hàng chính
sách xã hội
+ Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo quy định của pháp luật, miễn thuê đất, mặt
bằng, mặt nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đối với cơ sỡ
sản xuất kinh doanh sử dụng 70% là người khuyết tật trở lên.
d) Tổ chức đối tượng thực thi chính sách
Hoạt động của phòng LĐ, TB&XH huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch tập huấn nội dung quy định về xác định mức
-
độ khuyết tật cho các thành viên hội đồng của các xã, thị trấn.
Phối hơp với các đoàn thể, UBND các xã, thị trấn thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông để NKT có nhu cầu thủ tục xin xác định dạng tật và mức độ khuyết tật của người khuyết tật
- Tổ chức tiếp nhận, thụ lý và tham mưu UBND huyện giải quyết chế độ cho người khuyết tật
- Giải quyết kinh phí chi trả hàng tháng và thực hiện các chế độ cho người khuyết tật
Hoạt động của hội người khuyết tật
Hội người khuyết tật của huyện Phú Lộc là cơ quan quản lý, theo dõi, nắm bắt thường xuyên
tình hình về số lượng, hoạt động, đời sống vật chất, tinh thần, tình hình việc làm, thu nhập của
người khuyết tật, để kịp thời chỉ đạo, khảo sát và giúp đỡ gia đình cũng như bản thân người
khuyết tật.
Hoạt động của hội người mù
10
Hội người mù huyện Phú Lộc đến nay đã thành lập được 19 năm với 4 nhiệm kỳ, hội hoạt
động chủ yếu theo ngành dọc, chia làm hai mảng sản xuất: sản xuất trực tiêps và gián tiếp, để
nhằm khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi của người mù, giúp họ hòa nhập với
cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Về cơ sở sản xuất tập trung: Duy trì phát triển cơ sở sản xuất tăm tre, chổi đót, hương
trầm giải quyết và thu hút nhiều người mù trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên 10
tháng/năm, thu nhập bình quân 600.000 đồng – 7.000.000 đồng/người/tháng, tiếp cận thị
trường tiêu thụ, thay đổi mẫu mã đảm bảo chất lượng đến với người tiêu dùng.
+ Về công tác chăm sóc: Ban chấp hành hội người mù trực tiếp làm việc với phòng
LĐ,TB&XH huyện Phú Lộc để 22 người mù còn lại được hưởng chế độ bảo trợ xã hội theo quy định
nhà nước. Tổ chức viếng thăm, tặng quà cho da đình thuộc diện chính sách nhân ngày Thương
Binh Liệt Sĩ 27/7.
Hoạt động của cơ sở bảo trợ nước ngọt
Cơ sở bảo trợ nước ngọt là một tổ chức công giáo, được thành lập từ năm 1927, hiện nay tại
cơ sở đã chăm sóc, nuôi dạy 68 em khuyết tật và 222 người được tư vấn, hỗ trợ chăm sóc tại cộng
đồng với đội ngũ 21 cộng tác viên tại cộng đồng, hoạt động tại 16 thôn của hai xã Lộc Thủy và Lộc
Tiến.
Cơ sở xác định rõ trẻ em Khuyết Tật cũng là một lực lượng lao động quan trọng trong tương
lai, vì vậy giáo dục, dạy chữ là một giải pháp giúp trẻ em khuyết tật có thể hòa mình với cuộc
sống, tăng thêm kiến thức và cơ hội cho bản thân.
3. Kết quả và hiệu quả thực thi chính sách
a) Kết quả thực hiện
Với sự chủ động, tích cực của gia đình và bản thân NKT và sự nỗ lực hoạt động của các cấp,
các ngành, cách chính sách giải quyết việc làm cho người khuyết tật, các tốt chức đoàn thể xã hội
trong việc khai thác và sử dụng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm cho người
khuyết tật trong giai đôạn từ năm 2009 – 2015 ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt
được nhiều thành tựu đáng mong đợi
-
Người khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế được đảm bảo đầy đủ các lợi ích được
pháp luật quy định: được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, được sống độc lập, tự chủ
quyết định những vấn đề đến cuộc sống của chính bản thân, được miễn hoặc giảm một số khoản
đóng góp cho các hoạt động xã hội, được chăm sóc sưc khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa,
11
học nghề. Được tiếp cận cộng đồng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa,
-
thể thao, du lịch.
Giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật đã có nhiều chuyển biến tích cực, số việc làm
mới và số người khuyết tật có việc làm ngày càng tăng. Đến nay, số người có việc làm có xu
hướng tăng hơn so với những năm trước, số người có việc làm ổn định chiếm 40% số người có
việc làm. Ngành nghề việc làm của người khuyết tật cũng có nhiều thay đổi, không chỉ giới hạn ở
những việc làm đơn giản, truyền thống của NKT mà hiện nay các ngành nghề của NKT đã đa
dạng và phong phú hơn. Từ những công việc gói tăm, làm hương trầm, bán vé số đã có nhiều
người khuyết tật vượt lên hoàn cảnh của bản thân, tìm kiếm việc làm tăng thu nhập như: chăn
nuôi, buốn bán, trồng nấm, làm chổi đót, làm massage thậm chí có 6 NKT làm việc trong các
-
doanh nghiệp tư nhân.
Trình độ văn hòa của NKT ngày càng được nâng cao. Nếu trước đây, NKT ít được tới trường, chỉ
được nuôi dạy ở gia đình, tỷ lệ mù chữ chiếm 40% thì hiện nay, tỷ lệ mù chữ giảm còn 25% có tới
-
22% NKT học hết tiểu học, 19% học hết trung học cơ sở, 34% học hết trung học phổ thông.
Cho đến nay, thu nhập của người lao động khuyết tật đã từng bước được cải thiện, với mức thu
nhập trước đây bèo bọt từ 500.000 -700.000 đồng/tháng thì hiện nay thu nhập của người lao
động khuyết tật đã lên mức từ 2.000.000 – 3000.000 đồng/tháng, vì vậy họ có thể đảm bảo hơn
về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của mình.
b) Nguyên nhân đạt được kết quả, thành tựu
- Trước hết là nhờ sự quan tâm đặc biệt, sử chỉ đạo sâu sát của các chính sách giải quyết việc làm
cho người lao động khuyết tật của chính quyền xã, thị trấn, UBND huyện Phú Lộc mà cụ thể hơn
là phòng Lao Động, Thương Binh&Xã Hội. ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ cho người
khuyết tật theo quy định, huyện Phú Lộc còn chăm lo cho đời sống của NKT, hỗ trợ phương tiện đi
lại cho người khuyết tật, khuyến khích các doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc với những ưu
-
đãi đặc biệt.
Các chính sách hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật hay hỗ trợ về chi phí đi lại, ăn ở cho người
khuyết tật được các bộ, các ngành phân bố ngân sách về địa phương đầy đủ và đúng thời điểm để
huyện Phú Lộc có thể thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ dạy nghề, khuyết khích người khuyết tật
-
làm việc
Nhận thức rằng mình đang được chính quyền các cấp quan tâm, tạo mọi điều kiện, vậy nên chính
bản thân mối người khuyết tật đã có ý thức vươn lên, vượt qua số phận để sớm hòa nhập với
12
cồng đồng, học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc từ đó tăng thu nhập, thoát nghèo và có được công
việc ổn định.
4. Hạn chế của chính sách
-
Những tồn tại:
Một số chính sách còn chưa có hiệu quả cao, còn mang nặng tính từ thiện nên chưa khuyến khích
được nhiều các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở nhận nuôi dưỡng và dạy nghề cho người khuyết
-
tật.
Việc giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật trong thời gian qua chỉ mới chú trọng đến
khía cạnh đầu vào đó là đào tạo nghề, hỗ trợ cho NKT vay vốn, cấp phương tiện đi lại cho NKT
như xe lăn, tuy nhiên về khía cạnh đâu ra chưa được đảm bảo. Sản phẩm do các NKT tạo ra còn
gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ bởi đa số các mặt hàng này đều là hàng thủ công, mẫu mã
còn đơn giản, số lượng không nhiều và mức sản xuất cũng không đảm bảo nên ít cạnh tranh được
trên thị trường, sản phẩm mà NKT tạo ra chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường nhân đạo như
-
trường học, nơi công cộng..
Thông tin tư vấn việc làm hiện nay cho NKT vẫn còn thiếu và chưa kịp thời. chưa có cổng thông
-
tin việc làm đặc thù cho NKT.
Chất lượng lao động người khuyết tật có tăng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà
-
tuyển dụng
Việc chi ngân sách để thực hiện giải quyết việc làm cho người lao đông khuyết tật trên địa bàn
huyện vẫn chưa được thực hiện một cách rõ ràng, minh bật, nhiều người khuyết tật chưa hưởng
-
được quyền lợi mà họ đáng được nhận
Vẫn chưa xây dựng được một cơ sở đào tạo nghề riêng cho NKT nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu về
việc làm của người khuyết tật, một số cơ sở tạo việc làm vẫn đang còn thiếu cơ sỏ vật chất, thiếu
trang thiết bị để sản xuất nên chỉ có thể nhận số lượng học viên rất hạn chế. Số lượng người
khuyết tật chưa qua đào tạo chiếm số lượng lớn, trình độ học vấn vẫn còn thấp. số người khuyết
tật sau khi qua đào tạo nghề chưa có việc làm vẫn còn cao, đây là một trong những thất thức lớn
đối với nhà quản lý, người thực hiện cách chính sách giải quyết việc làm cho người lao động
-
khuyết tật.
Việc cấp vốn cho người khuyết tật phát triển sản xuất, kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Các
-
thủ tục vay vốn còn nhiều rờm rà, gây khó khăn cho những người khuyết tật khi đi vay vốn.
Bản thân người khuyết tật chưa tiếp cận được các chính sách, các quyền lợi liên quan đến mình,
những quyền lợi mình được hưởng.
13
5. Đề xuất giải pháp khắc phục
Những chính sách về giải quyết việc làm cho người khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa
Thiên Huế đã tác động tích cực và đem lại hiểu quả cao trong việc giải quyết việc làm cho người
lao động khuyết tật của huyện, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại cần có phương hướng, giải pháp
cụ thể để khắc phục, đẩy mạnh hơn nữa việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật trong thời
gian tiếp theo. Sau đây là một số đề xuất của bản thân em, đối với việc thực hiện các chính sách
-
giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huyên Phú Lộc trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương, đồng thời tìm kiếm vận động các nguồn
tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các nhà hảo tâm trong nước và tổ chức quốc tế để đầu tư, xây dựng
thêm trường học, trung tâm đào tạo nghề cho NKT, nâng cao trình độc và đáp ứng được yêu cầu,
-
đòi hỏi của công việc
Xây dựng thêm các tổ chức giới thiệu việc làm để tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho NKT.
Tiếp tục tăng cường hỗ trợ về cơ sở vật chất, tài chính, cơ chế cho những tập trung tâm dạy nghề
và tạo việc làm hiện có ở địa phương để những trung tâm này có điều kiện được nâng cao chất
lượng đào tạo, giúp những NKT sau khi được đào tạo có năng lực đáp ứng được yêu cầu của công
-
việc và có thể tìm kiếm được việc làm.
Tăng cường những chính sách khuyên khích, hỗ trợ những NKT tham gia vào lớp học văn hóa,
học nghề cùng với những người bình thường để một mặt nâng cao trình độ, mặt khác là giúp họ
-
nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, tránh tự ti về bản thân
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để mọi người có những cách nhìn nhận đúng về người khuyết
tật, đồng thời khuyến khích, động viên để mỗi các nhân NKT ý thức được việc cần thiết phải
thường xuyên học tập, nâng cao trình độ, tay nghề mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công
-
việc hiện nay
Đưa ra các tấm gương tiêu biểu về những người khuyết tật thành công trong sự nghiệp, cuốc
sống để động viên tình thần người khuyết tật, cũng như giúp xã hội tránh sự kì thị đối với người
khuyết tật.
14
III.KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu những chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật
trên địa bàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa thiên Huế trong giai đoạn hiện nay, bản thân em nhận
thấy các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật trên địa bàn đã đạt được
nhiều thành tựu đáng ghi nhận, làm số lượng người khuyết tật có việc làm tăng lên hơn so với
thời gian trước, chất lượng tay nghề của người lao động cũng được nâng cao, các chính sách đã
có những tác động tích cực đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của NKT, người khuyết tật
ngày càng được quan tâm hơn, được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm việc làm,
được đảm bảo công bằng lao động. các chính sách xã hội, chế độ xã hội đã tạo cho NKT ở huyện
Phú Lộc được đảm bảo đầy đủ các lợi ích mà pháp luật quy định.
Điều quan trọng nhất là NKT đã từng bước tích cực chủ động hòa nhập với cộng đồng, xóa
đi những mặc cảm của bản thân, chủ động tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh như
những người bình thường khác. Đây là một trong những thành tựu quan trọng của các chính
sách xã hội, các chính sách giải quyết việc làm cho người lao động khuyết tật tại huyện Phú Lộc.
Bên cạnh những thành quả trong việc giải quyết việc làm cho người khuyết tật, thì các chính
sách vẫn cồn cồng kềnh về mặt hành chính, mặt thủ tục, nhiều chính sách chưa phát huy được
đầy đủ tác dụng và hiệu quả. Số người được đào tạo nghề vẫn còn thấp, trình độ văn hóa của
NKT ở huyện Phú Lộc còn rất nhiều hạn chế, những điều này cần được khắc phục trong thời
gian tới.
15
16