Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu luận khủng hoảng kinh tế 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.69 KB, 8 trang )

Bài Làm

Trong chủ nghĩa tư bản, cùng với sự vận động của chu kỳ kinh tế, khủng
hoảng kinh tế là điều tất yếu và không thể tránh khỏi. Lịch sử kinh tế thế
giới đã ghi nhận nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra trên phạm vi
rộng với những hậu quả vô cùng nặng nề. Trong đó phải kể đến cuộc đại
khủng hoảng sản xuất thừa những năm 1929-1933.Mới đây, cuộc khủng
hoảng kinh tế mới bắt nguồn từ Mĩ là điều mà ít ai có thể ngờ, cả về mức
độ nghiêm trọng lẫn quy mô ảnh hưởng của nó lên hệ thống tài chính và
kinh tế toàn cầu.Hầu hết các quốc gia đều ít nhiều chịu ảnh hưởng, từ
suy giảm tốc độ tăng trưởng cho đến nặng hơn là rơi vào khủng hoảng
kinh tế.Nhiều gói hỗ trợ kinh tế trị giá khổng lồ đã được bơm vào nền
kinh tế của nhiều quốc gia. Trong những năm gần đây,với xu thế toàn
cầu hóa, Việt Nam đã và đang hội nhập từng bước sâu hơn với kinh tế
thế giới. Do đó, khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến kinh tế
Việt Nam một cách khá rõ nét .
Khủng hoảng kinh tế: là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và
trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Theo học thuyết Mác-Lênin: khủng hoảng kinh tế chỉ khoảng thời gian
biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế, là căn bệnh kinh
niên của chủ nghĩa tư. Theo chu kỳ cứ khoảng 8 đến 12 năm, nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa lại trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế. chu kỳ kinh
tế bao gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, tiêu điều, phục hưng và hưng
thịnh.
-

Khủng hoảng: là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới. Ở
giai đoạn này, hang hóa ế thừa, ứ đọng, giá cả giảm mạnh, sản xuất
đình trệ, xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất nghiệp hàng loạt, tiền



-

-

-

công hạ xuống. Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ, phá
sản, lực lượng sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng. Đây là giai đoạn
mà các mâu thuẫn biểu hiện dưới hình thức xung đột giữ dội.
Tiêu điều: ở giai đoạn này, sản xuất ở trạng thái đình trệ, không
còn tiếp tục đi xuống nhưng cũng không tăng lên, thương vẫn đình
đốn, hàng hóa được đem bán hạ giá, tư bạn để rỗi nhiều vì không
có nơi đầu tư. Trong giai đoạn này để thoát khỏi bế tắc doanh
nghiệp tìm cách cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách hạ thấp tiền
lương tăng cường độ lao động đổi mới tư bản cố định từ đó làm
cho sản xuất vẫn có lãi trong khi hạ giá. Việc đổi mới tư bản làm
tăng nhu cầu về tư liệu sản xuất từ đó tạo điều kiện cho sự phục
hồi của nền kinh tế
Sự phục hồi: là giai đoạn các xí nghiệp được phục hồi và mở rộng
sản xuất. công nhân được thuê thu hút vào làm việc, mức sản xuất
đạt đến quy mô cũ, vật giá tăng lên, lợi nhuận của tư bản do đó
cũng tăng lên.
Hưng thịnh: là giai đoạn sản xuất phatt triển vượt quá điểm cao
nhất mà chu kỳ trước đạt được. Nhu cầu và khả năng thụ hàng hóa
tăng, xí nghiệp được mở rộng xây dựng thêm. Nhu cầu tín dụng
tăng, ngân hàng tung tiền cho vay, năng lực sản xuất lại vượt quá
sức mua của xã hội. Do đó lại tạo tiền đề cho một cuộc khủng
hoảng kinh tế mới

Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ

chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản.Đó là mâu thuẫn giữa trình
độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế đọ sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này
biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:
-

Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp
rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ
trong toàn xã hội.


-

Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới
hạn của tư bản với sức mua của quần chúng do bị bần cùng hóa.
Mâu thuẫn giữa giai cấp tư bản và và giai cấp lao động là thuê.

Khủng hoảng kinh tế còn do sự đầu cơ. Điều đó chứng minh rằng việc
tìm lợi nhuận ngắn ngày không có lợi cho túi tiền của người tiết kiệm
lẫn nền kinh tế nói chung, vì người để dành không có phản ứng và
phương tiện như các nhà tài chính quan sát thị trường thu lợi từ các cuộc
khủng hoảng. việc tạo một quỹ để bù vào các thiếu hụt của thị trường lúc
đầu tư dài hạn có lợi cho môi trường và công bằng xã hội. Nền kinh tế
thật không phải dựa vào tiêu thụ các vật rẻ tiền mau hỏng và do các sự
quảng cáo để giá trị tăng thêm. Không thể dựa vào tín dụng để tiêu thụ
được.
Khủng hoảng còn do hai nguyên nhân là do mất cân đối toàn cầu hoặc
buông lỏng quản lý.
-


-

Sự mất cân đối toàn cầu hiểu là các khoản thặng dư thương mại
khổng lồ của các quốc gia như Trung Quốc và thâm hụt thương
mại không kém của một số nước như Mĩ là nguyên nhân gây ra
khủng hoảng tài chính
Sự buông lỏng quản lý, hệ thống giám sát tài chính quy mô hạn
chế cũng là nguyên nhân góp phần vào khủng hoảng

Khủng hoảng kinh tế bao gồm các xu hướng:
-

-

Xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận: tích tụ tư bản gắn liền với xu
hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm
giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể
đưa đến khủng hoảng.
Tiêu thụ dưới mức: Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu
tranh giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột them
lao động, nhờ đó tang tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế


-

tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dung
không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không
tương xứng với tỏng cung.
Sức ép lợi nhuận từ lao động: Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu
thuê mướn lao động tăng lên làm tăng tiền lương. Nếu tiền

lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt
đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế.

Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai cấp trong xã
hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư
bản mới. Có thể khẳng định rằng: Khủng hoảng là giai đoạn cơ bản của
chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa như Các Mác khẳng định:”cản trở của
nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
Trong lịch sử đã trải qua một số cuộc khủng hoảng nhỏ diễn ra trên khu
vực và cả những cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô toàn thế giới.Ba
cuộc khủng hoảng kinh điển nhất là cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Anh
1825, đại khủng hoang 1929-1933 và cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây
nhất năm 2008. Ngoài ra trên thế giới còn nổ ra các cuộc khủng hoảng
trên phạm vi châu lục như khủng hoảng ở Thái Lan 1997, khủng hoảng
cơ cấu như khủng hoảng năng lượng, nguyên liệu, dầu mỏ, tiền tệ….
Cuộc khủng hoảng đầu tiên nổ ra vào năm 1825 ở nước Anh và cuộc
khủng hoảng đầu tiên diễn ra trên quy mô thế giới nổ ra vào năm 1847.
Nó được coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. Sauk hi cuộc
diễu hành giành độc lập đã lan đến Mĩ Latin, châu Âu đã nhập thêm vốn
tư bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của
những nước cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng bạc được ở Mĩ đã
chuyển về cho nước Anh. Sự đầu cơ đông đảo vào các kim loại quý hiếm
đã làm cạn kiệt các ngân hàng nước Anh và dẫn đến phá sản thị trường
vốn. khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây Âu và Mĩ – Latin.


Ngày 24/10/1929 đi vào lịch sử nước Mĩ cũng như tư bản chủ nghĩa với
cái tên “ngày thứ 5 đen tối”. cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở
Mĩ, diễn ra trong vòng 4 năm là cuộc khủng hoảng kéo dài và tàn phá
nặng nề để lại hậu quả lâu dài nhất trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa

tư bản, nó bao trùm tất cả các nghành kinh tế và lôi cuốn tất cả các nước
trên thế giới. Đại khủng hoảng 1929-1933 do sản xuất thừa. Sự sản xuất
bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ
nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu hàng
hóa ế thừa trước sức mua quá thấp của xã hội. Cuộc Đại khủng hoảng
gây ra hậu quả vô cùng lớn: sản xuất công nghiệp trên thế giớ trung bình
giảm 38%, riêng mĩ giảm 46%, Đức giảm 47% riêng Mĩ có 13 vạn công
ty phá sản. Hàng nghìn ngân hàng đóng cửa.Riêng Mĩ 10 vạn ngân hàng
phá sản chiếm tới 40% tổng số ngân hàng thế giới. Hàng triệu ha cây
trồng bị phá 75% nông trại ở Mĩ bị phá sản, người ta giết hàng nghìn gia
súc và đổ xuống biển hàng nghìn lit sữa
Khủng hoảng tài chính năm 2008 bùng phát tại Mĩ rồi lan rộng ra toàn
cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ
thị trường chứng khoán khuynh đảo. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất
động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ
trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm
2004 và bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối
quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi
vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó
với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên
5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn
với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có
dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.Trong ba tháng, tính tới cuối tháng 9, đã
có hơn 30.000 doanh nghiệp Mỹ phá sản. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp tại
quốc gia này tính tới 6/12 đã lên tới 6,7%, mức cao nhất trong vòng 15
năm qua. Đặc biệt giá dầu từ mức 90usd/thùng tăng lên mức kỷ lục
147uds/thùng vào 11/7. Tuy nhiên sau đó lại bất ngờ lao dốc không
phanh về mức 40usd/thùng do sự sụt giảm mạnh nhu cầu sử dụng của



các quốc gia như Trung quốc, Ấn Độ. Bất chấp nỗ lực cắt giảm sản
lượng của OPEC.
Tại châu Á, kinh tế Hàn Quốc cũng báo động đỏ khi đồng won mất giá
hơn 40% kể từ đầu năm và hiện ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng
hoảng tài chính năm 1997. Chính phủ Hàn Quốc đã phải thực hiện một
số biện pháp khẩn cấp như cắt giảm lãi suất và bơm tiền vào hệ thống tài
chính.
Quay trở lại với diễn biến của khủng hoảng tài chính, tình trạng thị
trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung
ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất
hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Mỹ kể từ đầu năm đến nay đã 8 lần
cắt giảm lãi suất, từ đó lãi suất cơ bản từ 5% đã xuống chỉ còn 0,25%.
Diễn biến kinh tế quốc tế năm 2008
2/1: Giá dầu thô lần đầu tiên vượt 100 USD mỗi thùng
16/3: Bear Stears tuyên bố phá sản, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định
chế tài chính vào những tháng tiếp theo
11/7: Giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD mỗi thùng
7/9: Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie Mac và Fannie Mae
14/9: Bank of America mua lại Merrill Lynch
15/9: Lehman Brothers tuyên bố phá sản
16/9: Mỹ giải cứu AIG
21/9: Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mô hình hoạt động
28/9: Ngân hàng Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ
29/9: Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức
sụt giảm lớn nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
3/10: Hạ viện Mỹ thông qua gói 700 tỷ USD
7/10: Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng
8/10: Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất
12/10: Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài chính
27/10: IMF bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế

5/11: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế
được thế giới kỳ vọng thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu
10/11: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế


14/11: 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái
17/11: Nhật thông báo đã suy thoái
25/11: Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
1/12: Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
11/12: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn
nạn nhân
Qua đó ta thấy được khủng hoảng kinh tế lan tràn trên quy mô toàn cầu,
ảnh hưởng toàn diện đến mọi lĩnh vực kinh tế. Những nước và khu vực
trong quá khứ có tiềm lực mạnh về kinh tế vẫn không tránh khỏi những
ảnh hưởng nặng nề. Tất cả đều đang vực dậy nền kinh tế nhưng chưa
nhìn thấy hậu quả rõ ràng
Khủng hoảng kinh tế cũng tác động rất lớn tới Việt Nam
-

-

-

-

Thâm hụt thương mại tăng. Kinh tế Mĩ và thế giới rơi vào tình
trạng suy thoái, tốc đọ tăng trưởng sụt giảm. Hệ lụy là đối với
các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, trong khi đó các
mặt hàng nhập khẩu vẫn tăng lên. Điều này làm cho thâm hụt
ngoại thương Việt Nam gia tăng nhất là tổng kim nghạch xuất

khẩu đã tăng vượt quá 160% GDP
Sụt giảm đầu tư do sụt giảm của dòng vốn bên ngoài chảy vào.
Trong quá khứ có vốn đầu tư trực tiếp, gián tiếp, vay nợ và kiều
hối chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư Việt Nam.
Hiện tại, do chi phí vốn đắt đỏ và thị trường xuất khẩu bị thu
hẹp nên dòng vốn chảy vào cũng ít hơn. Thêm vào đó thế giới
khó khăn, thu nhập người lao động giảm sút nên lượng kiều hối
gửi về cũng giảm.
Tiêu dung giảm sút cán cân thanh toán trở nên xấu đi. Khi sản
xuất bị thu hẹp một số người có khả năng bị mất việc làm hay
chí ít làm thu nhập bị giảm cộng với dòng kiều hối sụt giảm kéo
theo sự sụt giảm tiêu dùng trong các hộ gia đình.
Đối với khu vực doanh nghiệp, điều đáng lo ngại là tình trạng
cạn kiệt tín dụng trên thế giới lại xảy ra đúng lúc tín dụng dành


cho khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam đang khan hiếm và lãi
xuất cho vay vẫn duy trì ở mức tương đối cao.

Từ đó ta thấy được khủng hoảng kinh tế là một điều tất yếu trong chu kỳ
kinh tế và ảnh hưởng rất lớn tới tình hình kinh tế của thế giới nó có thể
thay đổi vận mệnh của nhiều quốc gia, làm sụp đổ hàng loạt các nhà
máy, xí nghiệp, tập đoàn tài chính. Nó không chỉ ảnh hưởng đến nền
công nghiệp mà cũng ảnh hưởng rất lớn đến nền nông nghiệp của nhiều
quốc gia. Nó có thể bắt nguồn từ một quốc gia và sau đó lan rộng ra toàn
cầu. vậy nên việc nghiên cứu lý luận khủng hoảng kinh tế là một trong
những điều tất yếu giúp các chuyên gia nhìn nhận đúng là từng cuộc
khủng hoảng trong lịch sử phát triển kinh tế và thấy được chu kỳ kinh tế.
Từ đó dự đoán tình hình kinh tế và đưa ra những định hướng, chiến lược
phát triển kinh tế hợp lý tránh rơi vào vòng xoáy khủng hoảng và hạn

chế ảnh hưởng của khủng hoảng đến tình hình kinh tế quốc gia từ đó xây
dựng nền kinh tế vững mạnh giúp đất nước phát triển bền vững nâng cao
đời sống nhân dân.



×