Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Luận chứng vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.46 KB, 11 trang )

BÀI TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÍ CƠ BẢN CỦA CHỦ
NGHĨA MÁC- LÊNIN
PHẦN I
Họ và tên: Đoàn Thu Hoài
Mã sinh viên: CQ501003
Lớp: Tài chính công
Khoa: Ngân hàng- tài chính
Học tại giảng đường: hội trường A
Tiết: 4-6. thứ 4.
Chủ đề: Luận chứng vai trò của khoa học- công nghệ đối với sự
phát triển của ngành công nghiệp dệt may tại Việt Nam.
BÀI VIẾT
Công nghiệp dệt may đã có ở Việt Nam ít nhất là từ một thế kỷ
nay, còn những hoạt động thủ công truyền thống như thêu thùa thì đã
tồn tại từ lâu hơn nhiều. Công nghiệp Dệt May là ngành có ý nghĩa
quan trọng trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Dệt may cũng là một
phần cấu thành quan trọng trong chính sách định hướng xuất khẩu của
đất nước, và một cách chung hơn, trong các nỗ lực của Việt Nam để
hoà nhập vào nền kinh tế quốc tế. Công nghiệp Dệt May tất yếu là một
trong các ngành chủ yếu xuất khẩu trong giai đoạn đầu phát triển của
cả nước. Sự thành công về xuất khẩu trong ngành này thường mở
đường cho sự xuất hiện của một chiến lược phát triển định hướng phát
triển có cơ sở rộng hơn. Sự thất bại về xuất khẩu của ngành này bao
giờ cũng là triệu chứng của sự trở ngại có tính thâm căn cố đế trong
nước và của sự bất lực, không phát huy được lợi thế so sánh tiềm
năng. Vì vậy đây là một ngành công nghiệp quan trọng không chỉ với
1


tư cách là một nguồn xuất khẩu và tạo việc làm chính, mà còn vì sự


tăng trưởng của ngành này cho thấy kết quả hoạt động kinh tế một
cách tổng hợp hơn.
Một trong nhưng yếu tố quan trọng nhất để phát triển ngành dệt
may Việt nam là việc ứng dụng các tri thức khoa học- công nghệ .
Công nghệ hiện đại ngày nay đã trở thành yêu tố quyết định cho sự
phồn vinh của mỗi quốc gia, hay sức mạnh cạnh tranh kinh tế quốc tế
của mỗi sản phẩm. Chúng ta chỉ có thể thu hẹp khoảng cách so với các
nước phát triển và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế
thông qua việc tăng cường năng lực công nghệ quốc gia, tiếp cận và
làm chủ công nghệ tiên tiến và công nghệ cao.
Để thấy được vai trò của tri thức khoa học- công nghệ đối với sự
phát triển của công nghiệp Dệt may, trước hết chúng ta cần biết về:
I.Một số lí lụân chung về tri thức khoa học và công nghệ:
1.Khái niệm tri thức:
* ý thức:
Khái niệm ý thức thường được hiểu theo nhiều góc độ và từ đó có
thể có những định nghĩa khác nhau về pham trù này. Từ góc độ chung
nhất có thể định nghĩa ý thức là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách
quan”, là “cái vật chất đã được di chuyển vào bộ óc con người và
được cải biến đi ở trong đó”. Như vậy, theo định nghĩa này, ý thức
thuộc về sự phản ánh, còn vật chất và tồn tại khách quan là cái được
phản ánh. Tuy nhiên, không phải mọi sự phản ánh của con người về
thế giới khách quan đều thuộc về phạm trù ý thức.
* Tri thức:
Tri thức là yếu tố cơ bản nhất, là phương thức tồn tại của ý thức.
Sự hình thành và phát triển của ý thức liên quan mật thiết tới quá trình
2


nhận thức của con người. Tri thức, hiểu biết của con người về thế giới

càng nhiều bao nhiêu thì ý thức càng sâu sắc bấy nhiêu.
Tri thức là kết quả của quá trình phản ánh có tính lịch sử- xã hội
về thế giới hiện thực xung quanh và bộ não của con người trên cơ sở
của hoạt động thực tiễn.Tri thức là hiểu biết, kiến thức của con người
về thế giới. Nói đến tri thức là nói đến học vấn, tri thức là phương
thức tồn tại của ý thức. Sự hình thành và phát triển của ý thức có liên
quan mật thiết với qúa trình con người nhận biết và cải tạo thế giới tự
nhiên. Con người tích lũy được càng nhiều tri thức thì ý thức thật cao,
càng đi sâu vào bản chất sự vật và cải tạo thế giới có hiệu quả hơn.
Tính năng động của ý thức nhờ đó mà tăng lên. Nhấn mạnh tri thức là
yếu tố cơ bản, quan trọng nhất của ý thức có nghĩa là chống lại quan
điểm giản đơn coi ý thức chỉ là tình cảm, niềm tin và ý chí. Quan điểm
đó là biểu hiện chủ quan, duy ý chí của sự tưởng tượng chủ quan. Tuy
nhiên cũng không thể coi nhẹ nhân tố tình cảm, ý chí. Ngược lại nếu
tri thức biến thành tình cảm, niềm tin, ý chí của con người hoạt đọng
thì tự nó không có vai trò gì đối với đời sống hiện thực.
2. Tri thức khoa học- công nghệ:
* Khoa học:
Trong lịch sử phát triển tư duy của nhân loại có rất nhiều các
quan niệm khác nhau về khoa học, một mặt nó phụ thuộc vào trình độ
phát triển của xã hội; mặt khác phụ thuộc vào trình độ nhận thức. Xét
về phương diện xã hội, khoa học là một hiện tượng xã hội có nhiều
mặt, trong đó biểu hiện sự thống nhất giữa những yếu tố vật chất và
những yếu tố tinh thần. Về phương diện triết học, khoa học là một
hình thái ý thức xã hội đặc biêt. Đặc biệt, bởi vì khoa học không chỉ
phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội, những chân lý
3


của nó được thực tiễn xã hội kiểm nghiệm mà khoa học còn là kết quả

của quá trình sáng tạo logic, của trực giác thiên tài. Còn bởi vì, khoa
học (cùng với công nghệ) là những yếu tố ngày càng có vai trò đặc
biệt quan trọng của lực lượng sản xuất, quyết định trình độ phát triển
của lực lượng sản xuất nói riêng, của phương thức sản xuất và của xã
hội nói chung. Về phương diện nhận thức luận, khoa học là giai đoạn
cao của nhận thức - giai đoạn nhận thức lý luận.
Ngày nay, quan niệm về khoa học được phổ biến với những đặc
trưng cơ bản sau dây:
- Khoa học là một hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội, về
con người và về tư duy của con người. Nó nghiên cứu và vạch ra
những mối quan hệ nội tại, bản chất của các sự vật, hiện tượng, quá
trình, từ đó chỉ ra những quy luật khách quan của sự vận động và phát
triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Hệ thống tri thức khoa học được hình thành trong quá trình
nhận thức của con người từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu
tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, dưới dạng khái niệm, phạm
trù, quy luật, lý thuyết,... Như vậy, tri thức khoa học không chỉ là sự
phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn.
- Hệ thống tri thức khoa học còn có thể được hình thành nhờ trực
giác hoặc tuân theo những quy luật của logic học. Loại tri thức khoa
học này, xét cho đến cùng cũng là sự phản ánh thế giới hiện thực và
được thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, một hệ thống tri thức được coi là
tri thức khoa học phải bảo đảm tính đúng đắn, tính chân thực.
- Nhờ giáo dục, đào tạo, hệ thống tri thức khoa học có sức sống
mãnh liệt, được phổ biến rộng rãi và lan truyền rất nhanh chóng. Tốc
độ lan truyền đó đã tăng lên rất nhiều lần nhờ vào quá trình toàn cầu
4


hóa và công nghệ thông tin. Nó không chỉ là sức mạnh, là sự biến đổi

mau lẹ, mà còn là biểu hiện sự giàu có, thịnh vượng của mọi quốc gia,
dân tộc và cá nhân.
- Hệ thống tri thức khoa học là sản phẩm của quá trình phát triển
lâu dài, liên tục của tư duy nhân loại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Ngày nay nó đang trở thành tài sản chung của xã hội loài người.
Như vậy, qua một số những đặc trưng cơ bản trên đây về quan
niệm khoa học, ta thấy nổi lên cái cốt lõi của khoa học - đó là hệ thống
tri thức chân thực về tự nhiên, xã hội và tư duy. Khoa học là hệ thống
tri thức chân thực, nhưng có phải mọi tri thức chân thực đều là khoa
học hay không? Để hiểu rõ điều này, chúng ta phải đi tìm hiểu nguồn
gốc, bản chất của tri thức, con đường từ tri thức đến khoa học.
*Công nghệ:
Công nghệ theo nghĩa chung nhất có thể coi đó là tập hợp tất cả
những sự hiểu biết của con người vào việc biến đổi, cải tạo thế giới
nhằm đáp ứng nhu cầu sống của con người, sự tồn tại và phát triển của
xã hội. Công nghệ trong sản xuất là một tập hợp các phowng tiện vật
chất, các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng được con người sử
dụng để tác động vào đối tượng lao động nhằm tạo ra một sản phẩm
nào đó cần thiết cho xã hội.
Có ba nghĩa chủ yếu về công nghệ được sử dụng phổ biến nhất
hiện nay:
Một là, công nghệ được coi như một bộ môn khoa học ứng dụng,
triển khai (trong tương quan với khoa học cơ bản), trong việc vận
dụng các quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng
các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người.

5


Hai là, công nghệ được hiểu với tư cách như là các phương tiện

vật chất - kỹ thuật, hay đó là sự thể hiện cụ thể của tri thức khoa học
đã được vật thể hóa thành các công cụ, các phương tiện kỹ thuật cần
cho sản xuất và đời sống.
Ba là, công nghệ bao gồm các cách thức, các phương pháp, các
thủ thuật, các kỹ năng có được nhờ dựa trên cơ sở tri thức khoa học và
được sử dụng vào sản xuất trong các ngành khác nhau để tạo ra các
sản phẩm.
3.Vai trò của tri thức khoa học- công nghệ đối với sự phát triển của
kinh tế:
Trong công cuộc đổi mới, tri thức khoa học được xem là nền
tảng và động lực của sự phát triển đất nước. Những cơ sở khoa học
cùng những luận cứ khoa học đã giúp Đảng có một sự định hướng
đúng đắn về đuường lối chính sách phát triển của đất nước; vạch ra kế
hoạch phát triển cho từng lĩnh vực cụ thể: Công nghiệp, Nông nghiệp,
du lịch dịch vụ, Khoa học công nghệ...Nói đến vai trò nền tảng và
động lực của tri thức Khoa học trong công cuộc đổi mới là nối đến
con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá dựa trên cơ sở Khoa học và
công nghệ, coi khoa học-công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp và
hàng đầu. Quan điểm này cho tấy rõ sự quyết tâm và lựa chọn sáng
suốt của đảng ta trong đổi mới tư duy, đổi mới quan niệm và đổi mới
phương thức phát triển phù hợp với những đòi hởi phải tiến hành công
nghiệp hoá đi đôi với hiện đại hoá với tốc độ nhanh nhưng vẫn đảm
bảo tính bền vững trong những thập niên đầu của thế kỷ 21.
Thực tiễn trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy: ở đâu có
sự sáng tạo trong công cuộc đổi mới các giải pháp về Khoa học-công
nghệ thì ở đó có sự tiến bộ vượt bậc:
6


Về Nông nghiệp sự sáng tạo của Đảng trong chính sách khoán

áp dụng trong nông nghiệp những năm 80 là một ví dụ điển hình cho
thấy vai trò của chính sách trong việc tạo ra mức tăng trưởng sản
lượng kỷ lục về lương thực mà không có một yếu tố sản xuất thông
thường nào như: vốn, lao động, vật tư có thể mang lại. Chính sách mới
làm cho người lao động làm việc có trách nhiệm và năng nổ sáng tạo
hơn. Đảng đẩy mạnh và khuyến khích nông dân đưa khoa học-công
nghệ vào sản xuất như: sử dụng các loại giống mới, phân bón, máy
móc sản xuất theo công nghệ cao của thế giới; nâng cấp hệ thống thuỷ
lợi bằng cách đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống sông, đê ngăn chặn
nước mặn lên biển. ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và vật liệu mới
trong thiết kế và thi công công trình là cho việc thực hiện công trình
xảy ra nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu, lợi ích của bà con nông
dân.
Về công nghiệp qua trình sáng tạo và triển khai chính sách mở
cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài đã dẫn tới sự ra đời của một khu
vực kinh tế mới - Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài rất năng
động đang góp phần tạo ra trên 10% GDP, 30% kim ngạch xuất khẩu
của cả nước. Các công ty, xí nghiệp nhờ đi thẳng vào công nghệ hiện
đại mà đã đạt đước những thắng lợi ngoài cả sự mong đợi. Ví dụ điển
hình là công ty chế biến sữa Vinamilk từ tình trạng vô cùng khó khăn
đã vươn lên sản xuất ra được những sản phẩm cạnh tranh được với
hàng nhập ngoại.
Trong các ngành, Bưu chính viễn thông, khia thác dầu khí và
các ngành nghề khác nhờ những quyết định táo bạo trong đầu tư vào
Kỹ thuật công nghệ hiện đại mà đạt được mức tăng trưởng cao trong

7


thời gian dài, ổn đinh. Văn hoá-giáo dục được nâng cấp, đầu tư cơ sở

một cách thoả đáng.
Khoa học-Công nghệ đã có khả năng làm chủ và thích nghi
nhiều công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong các lĩnh vực như viễn
thông, khai thác dầu khí, năng lượng...Nhiều vấn đề cấp bách, có ý
nghĩa quan trọng đối với đất nước do thực tiễn đặt ra được các lực
lượng Khoa học-Công nghệ nghiên cứu và giải quyết như: Cơ sở khoa
học cho các phương án phòng chống thiên tai, các phương pháp sản
xuất Vacxin phòng bệnh...
Rõ ràng, quan niệm về vai trò nền tảng và động lức phát triển
của Khoa học - Công nghệ đối với sự phát triển vừa có cơ sở thực tiễn
trong nước vừa hợp với xu thế phát triển chung của thế giới, khi lợi
thế tương đối của các yếu tố lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên
đang chuyển dần sang các yếu tố tri thức Khoa học - Công nghệ.
II. Vai trò của tri thức khoa học- công nghệ đối với sự phát triển
của công nghiệp dệt may Việt Nam:
Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu
ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước
ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết
được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh
trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân
bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước.Trong quá trình Công
nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là
một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch
xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn
được rộng mở,số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ
trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đong góp của ngành
8


vào thu nhập quốc dân… Tuy nhiên trong quá trình quốc tế hoá đời

sống kinh tế và những biến động của môi trường kinh tế , ngành Dệt
may đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới cho sự phát
triển.
1. Đánh giá thực trạng phát triển của ngành dệt may Việt
Nam khi còn hạn chế về khoa học- công nghệ:Nhìn chung, mạng
lưới sản xuất hoạt động rời rạc, manh núm và tự phát, chưa có sự liên
kết giữa các doanh nghiệp các bộ phận với nhau trong mạng lưới.
Chính vì những hạn chế phát sinh đó liên quan đến vấn đề thị trường,
cập nhật thông tin, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, thiếu hẳn một
tầm nhìn chiến lược, thiếu sự cân nhắc đến lợi ích chung, và chưa tạo
được môi trường đồng bộ cho sự vận động trên phương diện toàn
ngành.
Toàn ngành vào những thập kỷ 80, tình hình máy móc thiết bị
công nghệ còn rất lạc hậu, trải qua nhiều biến đổi và sự cạnh tranh
khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, dần dần một số thiết bị đã quá
lạc hậu, cũ kỹ, sản xuất ra sợi có chất lượng kém, không có khả năng
tiêu thụ trên thị trường, buộc các công ty trong ngành phải thanh lý,
thải loại hoặc tự cải tạo nâng cấp…
Công nghệ kéo sợi của ngành vẫn ở tình trạng lạc hậu mức tự
động hoá còn rất thấp, công nghệ kéo sợi chảy thô chiếm phần lớn,
sản xuất các loại vải sợi chỉ số thấp. Sợi chải kỹ chỉ có 3% sản lượng,
công nghệ kéo sợi pha PE không vượt quá 16% trong suốt cả thập kỷ
80.
Đại bộ phận là máy dệt thoi khổ hẹp chỉ có thể sản xuất được
loại vải khổ hẹp chất lượng thấp…
9


Những hạn chế trên khiến cho tổng sản lượng của ngành trong
thời kì đó rất thấp, không đủ cung cấp cho thị trường trong nước và

xuất khẩu.
2 .khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, cùng với sự phát
triển kinh tế, nhu cầu về ăn mặc ngày càng gia tăng. Việc huy động
vốn đầu tư của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong
và ngoài nước tham gia sản xuất đã được Nhà nước ta khuyến khích
động viên, đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực Dệt - may. Cũng như tất cả
các ngành kinh tế khác, từ khi ứng dụng các tri thức khoa học- công
nghệ, ngành dệt may đã có những bước tiến vượt bậc: Trong hơn 10
năm qua, trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng bình quân
23.8%/ năm, vươn lên đứng thứ 2 trong cả nước về kim ngạch xuất
khẩu, sau ngành dầu khí. Nếu như năm 1990 hàng dệt may Việt Nam
mới chỉ có mặt ở gần 30 nước trên thế giới thì đến nay đã hiện diện ở
hầu khắp các châu lục với trên 100 nước và vùng lãnh thổ. Kim ngạch
xuất khẩu không ngừng tăng. Năm 1998 xuất khẩu hàng dệt may đạt
1,45 tỷ USD, tới năm 1999 đã tăng lên 1,76 tỷ USD và năm 2000 xuất
gần 1,89 tỷ USD, gấp 16 lần so với năm 1990. Năm 2002 kim ngạch
xuất khẩu của ngành đạt 2,7 tỷ USD, tăng 30,7% so với năm 2001,
vượt kế hoạch 12,5%. Năm 2003 là 3,6 tỷ USD và vượt hơn 400 triệu
USD so với mục tiêu đề ra, điều này không chỉ góp phần đưa kim
ngạch xuất khẩu nói chung của cả nước tăng 20% mà còn tạo cở sở
vững chắc cho sự tăng trưởng xuất khẩu cho những năm sau.
Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hóa, khoa học – công
nghệ là nền tảng và động lực để phát triển ngành dệt may nói riêng và
tất cả các ngành kinh tế nói chung.
Khoa học và công nghệ là yếu tố cấu thành của lực lượng sản
xuất. Tuy nhiên, nếu như trong những giai đoạn phát triển trước đây,
khoa học và công nghệ là những yếu tố gián tiếp của lực lượng sản
xuất, đứng ngoài quá trình sản xuất trực tiếp theo nghĩa là từ khoa học,
10



công nghệ đến sản xuất phải trải qua một thời gian biến đổi lâu dài, tới
hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm thì ngày nay, nhìn chung,
khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. Trong một số nước công nghiệp phát triển, tri thức của những
phát minh mới nhất ở một số lĩnh vực khoa học như tin học, điều
khiển học, sinh vật học v.v... đã nhanh chóng được đưa vào công nghệ
thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... và từ đó, trực
tiếp đi vào sản xuất và dịch vụ của xã hội. Bằng cách này, lực lượng
sản xuất xã hội không ngừng được bổ sung và đổi mới theo hướng gia
tăng tính hiện đại, tiên tiến.
III. Kết luận:
Đối với ngành dệt may Việt Nam, việc đổi mới công nghệ, tạo ra
các bí quyết, các đơn công nghệ sản xuất mặt hàng mới có ý nghĩa
sống còn để phát triển công nghiệp dệt theo hướng hiện đại và đa dạng
về sản phẩm, hoàn thành được chỉ tiêu do nhà nước đề ra đối với
ngành và yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.

11



×