Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Luận chứng về vai trò của tri thức công nghệ sinh học với sự phát triển y học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.54 KB, 15 trang )

Bài tập ®iÒu kiÖn
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
(Phần 1)

Họ và tên: Đồng Thị Thanh Vân
Mã sinh viên: CQ503059
Lớp: QTKD Du lịch & Khách sạn K50

Khoa; Quản trị kinh

doanh
học tại giảng đường G tiết 10,11,12 thứ 6

Chủ đề: Luận chứng về vai trò của tri thức công nghệ sinh học
với sự phát triển y học


1.Tri thức khoa học công nghệ
*Tri thức là:
-các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác
nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải
nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý
thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về
nó;
-là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể
hay toàn bộ, trong tổng thể;
-các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ
tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống,
hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu
với phát biểu của Plato: tri thức như là "justified true belief". Tuy nhiên
không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi


người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học
thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá
trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình
tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.


*Khoa học (trong tiếng Latin scientia, có nghĩa là "kiến thức" hoặc
"hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện phát minh, và tăng lượng tri thức
hiểu biết của con người về cách thức hoạt động của thế giới vật chất
xung quanh. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử
dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất
thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải
thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong
những cách thức đó đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng
hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử
nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các
nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận
phổ biến đó là khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.
Khoa học thuần túy là các môn học bao gồm các phương diện triết
lý, tôn giáo, khoa học, tín ngưỡng, xã hội học, nhân chủng học, chính
trị học, luận lý học, đạo đức học, tâm lý học, phân tâm học, thần kinh
bệnh học, ngôn ngữ học, tôn giáo học huyền bí học.
Khoa học ứng dụng là khoa học chính xác sử dụng các kiến thức
thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
để giải quyết những vấn đề thực tế. Nó có liên hệ mật thiết hoặc đồng
nhất với kỹ nghệ. Khoa học ứng dụng có thể sử dụng để phát triển công
nghệ.
*Công nghệ (hay công nghệ học hoặc kỹ thuật học) có nhiều hơn
một định nghĩa. Một trong số đó là phát triển và ứng dụng của các



dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết
những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công
nghệ diễn ra trước khi có khoa học và kỹ nghệ. Nó thể hiện kiến thức
của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng
cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn
hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ. Khái niệm về kỹ thuật
Kỹ thuật được hiểu là bao gồm toàn bộ những phương tiện lao động và
nhưng phương pháp tạo ra cơ sở vật chất.
2. Công nghệ sinh học
Trong 30 năm gần đây, ngành công nghệ sinh học (CNSH) đã trở
thành một ngành công nghệ then chốt, liên quan tới một loạt các ngành
về sinh học như: kĩ thuật gen, khoa học về sự sống, sản xuất công
nghiệp sinh học, phân tích môi trường...
Với tính cách là một ngành công nghệ cao, cho tới nay, ngành
CNSH hiện đại đã trải qua 3 làn sóng phát triển. Làn sóng CNSH lần
thứ nhất xuất hiện ở Mỹ vào cuối thập niên bảy mươi của thế kỉ trước,
ban đầu tập trung vào các ứng dụng CNSH trong y tế. Vào giữa thập
niên chín mươi làn sóng CNSH thứ hai khởi đầu bằng sự dịch chuyển
mạnh mẽ trọng tâm nghiên cứu các ứng dụng CNSH vào nông nghiệp.
Điều này được thể hiện ở sự phát triển nhanh chóng của lĩnh vực các
cây trồng biến đổi gen trên qui mô toàn cầu. Vào đầu thế kỉ XXI, làn
sóng CNSH lần thứ ba được khởi đầu bằng việc chuyển trọng tâm
nghiên cứu và kinh doanh các sản phẩm CNSH sang các ứng dụng vào


các ngành có liên quan tới y tế và phúc lợi, với cốt lõi là các CNSH
công nghiệp và CNSH môi trường và đã đóng góp không nhỏ cho sự
phát triển chung của nền y học hiên đại.

Trước tiên, chúng ta tìm hiểu về khái niệm chung của công nghệ
sinh học
Công nghệ sinh học (Biotechnology) là công nghệ dựa trên những
nghiên cứu sinh học như sự sinh trưởng, phát triển, di truyền, biến dị,
sự tiến hóa… của sinh vật và được ứng dụng trong nông – lâm – ngư
nghiệp, khoa học thực phẩm, dược phẩm và bảo vệ môi trường..
Công nghệ sinh học được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát
triển

của

nó.

- Công nghệ sinh học truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã
có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm ... theo phương pháp truyền
thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp ...
Công nghệ sinh học cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình
chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để
sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid
amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym ...
- Công nghệ sinh học hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế
bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ
lên men, công nghệ môi trường...
CNSH hiện đại bao gồm các lĩnh vực Công nghệ di truyền (Genetic
engineering, Công nghệ tế bào (Cell engineering), Công nghệ vi sinh


vật/Công nghệ lên men (Microbial engineering/Fermentation
engineering), Công nghệ enzym/protein (Enzym/Protein engineering)


CNSH môi trường (Environmental biotechnology)
CNSH chủ yếu dựa vào các thành tựu hiện đại về sinh học phân
tử. Sản phẩm đặc trưng là các giống cây, con, vi sinh vật có chất lượng
cao và các sản phẩm dùng trong nông nghiệp, công nghiệp, y tế...Từ
CNSH đem đến hàng loạt các công nghệ dẫn xuất: Công nghệ enzym,
nhân bản vô tính, thụ tinh trong ống nghiệm, khai mỏ vi sinh...CNSH
tạo khả năng cho các ngành công nghiệp không phế thải, các ngành
công nghiệp thân môi trường
3.Vai trò của tri thức công nghệ sinh học trong sự phát triển y học
Trong nhiều thế kỷ, con người đã sử dụng sức mạnh của các hệ
thống
sinh học để nâng cao cuộc sống của họ và thế giới. Nhiều người tranh
luận rằng công nghệ sinh học bắt đầu từ hàng nghìn năm trước, khi cây
trồng là các giống loài đầu tiên có đặc điểm riêng và vi sinh vật được
dùng để nấu bia. Những người khác lại cho rằng sử khởi đầu của công
nghệ sinh học là khi xuất hiện khả năng kỹ thuật cho phép các nhà
nghiên cứu có thể điều khiển và chuyển đổi gen từ một cơ thể này sang


cơ thể khác. Việc tìm ra cấu trúc DNA vào những năm 1950 đánh dấu
bước
khởi đầu kỷ nguyên mới. Gen được cải tiến từ DNA và được biểu hiện
dưới dạng protein. Chúng tạo nên những cấu trúc làm cho chúng ta có
những đặc điểm riêng. Vào những năm 1970, các nhà khoa học đã
khám phá
ra và sử dụng sức mạnh của “cái kéo” tự nhiên – protein được coi là
enzymes hạn chế - để cắt riêng một gen từ một loại sinh vật này sang
những sinh vật có liên quan hay không liên quan. Như vậy, công nghệ
DNA tái kết hợp, hay như hầu hết các chuyên gia ngày nay cho đó là
công nghệ sinh học hiện đại, đã ra đời

a.Sử dụng công nghệ sinh học cơ bản nhất trong y học là việc phát
hiện ra các loại thuốc. Con người đã tìm ra thuốc từ các nguồn tự nhiên
bằng thử nghiệm và sai số trong thời kỳ đầu lịch sử. Giờ đây genomic
và những lĩnh vực gần gũi với nó cung cấp protein – proteomic, cho
phép chúng ta tìm ra các loại thuốc một cách có hệ thống hơn. Tự động
hóa sinh hóa cho phép phân tích trên con chíp nhỏ gọi là bảng vi mạch
để các nhà khoa học sàng lọc được hàng ngàn hợp chất hóa học giúp họ
chống lại có hiệu quả dịch bệnh do protein gây ra trong thời gian rất
ngắn. Thành công này không thể có được nếu không có nhiều năm đầu
tư nghiêm túc cho nghiên cứu công nghệ sinh học cơ bản.


Đến nay trên 325 triệu nguời trên trái đất đã được sự trợ giúp của
các loại thuốc và vaccin, 70% thuốc chữa bệnh bằng công nghệ sinh
học mới được chấp nhận 6 năm gần đây. Trên 370 loại thuốc và vacin
đang nhằm tới mục tiêu để điều trị nhiều căn bệnh như ung thư, tiểu
đường, bệnh tim mạch v.v.
b.Công nghệ sinh học cũng giúp cho việc chẩn đoán, chữa trị hàng
trăm loại bệnh
-

Điều trị các bệnh di truyền - Những nghiên cứu trong công

nghệ sinh học hiện nay đang đi theo 3 hướng chính nhằm nắm vững:
-

1)Cơ chế gây bệnh của một gen.

-


2)Cơ chế gây bệnh của nhiều gen đồng thời (như bệnh cao

huyết áp,hen,ung thư,tâm thần…)
-

3)So sánh các bộ gen các loài khỏc nhau, các gen có chức

năng khác nhau…,
Để rút ra những kết luận về các mặt bệnh lý di truyền. Các
hướng nghiên cứu trên đây nhằm mục đích tìm ra những thuốc đặc trị
các loại bệnh di truyền.
Sự phát triển công nghệ sinh học thời gian tới sẽ tác động đến các
vấn đề như chẩn bệnh,trị bệnh,ché tạo các loại vắc xin có hiệu
nghiệm, nghiên cứu và ứng dụng liệu pháp Gen trong việc chẩn và trị
bệnh,ché tạo các bộ phận thay thế các bộ phận của cơ thể con ngưòi
người ta Hiện nay Insuline dùng để chữa bện đái tháo đường và các
enzym chống vốn cục máu trong bệnh tim đã được sản xuất một cách


đơn giản và ít tốn kém, một số nghiên cứ khoa học gần đây cho thấy
một số vật nuôi được cấy Gen có thẻ trở thành nguồn cung cấp mới
các loại hocmon và thuốc quý để chữa trị bệnh khí thũng và các bệnh
lây nhiễm ở trẻ sơ sinh.
CN di truyền còn gọi là CN gen, Kỹ thuật tái tổ hợp ADN (DNA
recombination) thực hiện việc chuyển gen để tạo ra các tế bào hoặc cá
thể mang các gen mới nhằm tạo ra những vật chất cần thiết cho con
người. Đó là những thành tựu kỳ diệu nhằm giúp chẩn đoán, cứu chữa
hoặc phòng ngừa các bệnh hiểm nghèo, chẳng hạn như việc sản xuất ở
quy
mô công nghiệp insulin (dùng cho bệnh nhân tiểu đường), kích tố sinh

trưởng người (BN lùn bẩm sinh), các loại interferon (chống virut và
ung thư), các nhân tố kích thích tập lạc tế bào (CSF), giới tố bạch
cầu (IL), nhân tố gây chết khối u (TNF), nhân tố sinh trưởng biểu bì
(EGF), nhân tố sinh trưởng tế bào nội bì mạch máu (PDGF), nhân tố
sinh
trưởng chuyển hoá (TGF), các chemokin (C, CC, CXC, CX3C), nhân
tố

kích

hoạt plasminogen tổ chức (tPA), men urokinase (UK), pro-urokinase
(proUK ), calcitonin, nhân tố sinh trưởng thần kinh ( NGF), enkephalin
(chữa bệnh thần kinh), thymosin (tăng cường miễn dịch ), hemopoietin
(chữa thiếu máu) , protein huyết tương (PP) , relaxin (hỗ trợ sản


phụ), nhân tố đông tụ máu (BCF), các loại vắc xin tái tổ hợp (phòng
chống viêm gan B, viêm não Nhật Bản, dịch tả, sởi, bại liệt, dại, sốt
rét, lở mồm long móng...)
CN gen tạo cơ sở điều trị các bệnh di truyền mà trước đây hoàn toàn
chịu bó tay: bệnh nhiễm sắc thể thường, bệnh NST giới tính, hội chứng
đa bội thể, bệnh đa gen, bệnh phân tử, một số bệnh ung thư...
c.Công nghệ sinh học cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn
chặn
các dịch bệnh. Các vắc-xin sản xuất theo phương pháp DNA thường an
toàn hơn các vắc-xin truyền thống vì nó chứa các prôtein nhiễm khuẩn
hay các Virus phân lập, chúng có khả năng như những tác nhân tiêu
diệt
hay giảm nguy cơ dịch bệnh. Năm 2004, khi dịch bệnh mới lạ do virus
H5N1 xuất hiện ở gia cầm và trên người, gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội, nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, mà đến nay

nguy cơ phát sinh còn cao, Viện công nghệ sinh học đã kịp thời tham
gia đề tài nhánh cấp Nhà nước do Bệnh viện nhi T.Ư chủ trì "Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học, phương pháp chẩn đoán sớm, phác
đồ điều trị hiệu quả và dự phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus


H5N1, virus cúm A, và virus hợp bào hô hấp ở Việt Nam". Kết quả của
đề tài là đã khuyếch đại tạo dòng, giải trình tự và đăng ký vào ngân
hàng gien quốc tế thêm một số gien quan trọng của virus cúm A.H5N1
gây bệnh nguy hiểm ở gia cầm và trên người tại nước ta; bao gồm gien
mã hóa protein M1, NS1 và gien mã hóa fusion Protein của virus hợp
bào hô hấp, gây bệnh viêm đường hô hấp ở người. Ðiều có ý nghĩa từ
công trình này là đã tạo được bộ chủng giống sản xuất từ chủng gốc
Master seed lot NIBRG14 nhận từ Viện quốc gia tiêu chuẩn và Kiểm
định sinh học Vương quốc Anh để cung cấp cho Viện vaccine và sinh
phẩm Nha Trang, Viện Pasteurs TP Hồ Chí Minh, Công ty thuốc thú y
T.Ư, tiếp tục nghiên cứu và sản xuất vaccine cúm A.H5N1 phục vụ
phòng bệnh cho người và gia cầm.
3.Trong tương lai, công nghệ sinh học và các ứng dụng của nó trong
y học sẽ còn được nghiên cứu và phát triển mở rộng, tạo điều kiên cho
con người chữa trị những căn bệnh nan y. Một ví dụ điển hình đó là
gần đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra phương pháp ứng
dụng công nghệ sinh học cao (công nghệ sinh học nano) vào chữa trị
bệnh ung thư cho con người. Họ đã phát hiện ra rằng sử dụng công
nghệ sinh học nanô trong chữa trị ung thư có thể giảm thiểu tổn thương
cho các tế bào mạnh khoẻ. Zhang Yangde, Giám đốc Phòng thí nghiệm
chủ chốt về công nghệ sinh học nanô thuộc Bộ Y tế Trung Quốc cho
biết, mặc dù nhiều loại dược phẩm hữu hiệu đã được phát triển để chữa



trị các trường hợp bệnh phức tạp và khó chữa, nhưng do không có các
phương pháp phóng thích thuốc phù hợp nên đã không chữa được
nhiều bệnh. Ví dụ, ung thư gan là một trong các bệnh khó chữa nhất
hiện nay ảnh hưởng đến 130000 người dân Trung Quốc. Liệu pháp
chữa trị bằng hoá chất đã được sử dụng rộng rãi để chữa ung thư gan.
Tuy nhiên, trong khi diệt các tế bào ung thư hoá học trị liệu lại gây tổn
hại cho các tế bào mạnh khoẻ. Để khắc phục vấn đề này, một nhóm các
nhà khoa học do Zhang lãnh đạo đã gắn các nam châm có kích thước
nanô vào thuốc chữa ung thư và vào bề mặt của các khối u gan. Sau khi
được truyền vào cơ thể theo đường tiêm ven, thông qua đường tuần
hoàn máu thuốc sẽ tập trung ở các khối u với nồng độ cao nhờ có mối
tương tác giữa các nam châm này. Sử dụng công nghệ sinh học nanô
trong chữa trị ung thư có thể giúp huỷ diệt các tế bào ung thư ở mức tối
đa mà không gây tổn hại đến các chức năng khoẻ mạnh của cơ thể một
cách hiệu quả. Nghiên cứu này được bắt đầu từ năm 1994 và đã đạt
được các kết quả thí nghiệm hoàn chỉnh ở động vật và thí nghiệm về
độc tính. Các kết quả cho thấy, trong thí nghiệm có 600 trong tổng số
900 con chuột bị ung thư gan đã hoàn toàn bình phục sau khi được
chữa trị bằng liệu pháp công nghệ nanô.
Ngoài ra, các hoạt động phong phú của SNSH y dược và chăm sóc
sức khoẻ con người bao gồm các mặt như sau: nghiên cứu và sản xuất
các dược phẩm ; các Kháng thể đơn dòng (phục vụ các kỹ thuật tinh
chế chiết xuất, định loại mô, định vị khối u, chẩn đoán lâm sàng và các


phương pháp trị liệu hoá học); interferon (dùng cho chữa ung thư, trị
các bệnh virut, viêm nhiễm); các hóc môn (hóc môn sinh trưởng,
insulin, prolactin, relaxin, gastrin, erythropooietin, thrombopoietin...);
các enzim (urokinase, heparinase, alcohol dehydrogenase); các protein
khác (các kháng nguyên đặc hiệu, các yeué tố của máu, albumin,

antithrombin, fibronectin...); các kháng sinh, thuốc và vitamin mới và
đuợc hoàn thiện; các dược phẩm có bản chất protein; các loại vắcxin
viêm gan B, HIV, cúm, sốt rét, viêm não, tả và các tác nhân gây bệnh
tiêu chảy; Kit chẩn đoán: chẩn đoán sự có mặt HIV, virut viêm gan B
trong máu:, một số chẩn đoán thai... Điều trị gen: điều trị các gen gây
bệnh di truyền. Hiện nay các công ty CNSH y dược hàng đầu thế giới
đang tập trung vào nghiên cứu tạo ra sản phẩm chống lại các căn bệnh
như: HIV/AIDS, các bệnh ung thư (vú, kết tràng, bạch cầu, gan, phổi,
buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, thận, da), đái đường, các bệnh tim
mạch, các bệnh truyền nhiễm, bệnh loãng xương, các thuốc chữa bệnh
thần kinh, các vắcxin, điều trị gen, thay thế da và mô).
Việc nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học
vào điều trị vết thương, vết bỏng đã và đang được các nhà khoa học,
các thầy thuốc chuyên ngành bỏng, chuyên ngành mô phôi ở Việt Nam
quan tâm. Viện Bỏng Quốc gia là một trung tâm bỏng hàng đầu của
Việt Nam và cũng là nơi tiên phong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ
sinh học vào điều trị bỏng. Đơn giản nhất là việc tìm kiếm các loại da
thay thế da tự thân, các màng sinh học thay thế da tạm thời trong điều


trị vết thương, vết bỏng. Ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý và bảo
quản các loại da, các màng sinh học thay thế da là một trong những
hướng ưu tiên của chuyên khoa bỏng và chấn thương. Mặc dù da tự
thân là vật liệu lý tưởng nhất để che phủ vết thương, vết bỏng, nhưng
trong nhiều trường hợp, da tự thân không thể đáp ứng được (do thiếu,
do thể trạng bệnh nhân không cho phép lấy...). Khi đó, việc tìm kiếm
các loại da, các màng sinh học thay thế da (tự thân) tạm thời đã trở
thành một xu hướng tốt. Việc sử dụng các loại da động vật (da dị loại)
như da lợn, da ếch... để che phủ vết thương phần mềm, vết bỏng đã
được sử dụng từ rất lâu. Tuy nhiên, việc sử dụng những loại da này

cũng mới chỉ dừng lại ở cách sử dụng đơn giản, đó là da tươi. Mặc dù
da dị loại tươi có những ưu điểm, đặc biệt là khả năng bám dính tốt,
nhưng nó cũng có những nhược điểm nhất định. Hơn nữa, việc sử dụng
lại ở thế bị động, khó có thể sử dụng rộng rãi trên lâm sàng. Do đó, ban
đầu công nghệ sinh học đã được áp dụng để xử lý và bảo quản các loại
da dị loại, sau đó là da của các tử thi (đồng loại). Nhiều công nghệ đã
được áp dụng như công nghệ xử lý và bảo quản da dị loại, đồng loại
bằng kỹ thuật lạnh sâu, kỹ thuật đông khô, kỹ thuật xử lý và bảo quản
trong glyxeryl ưu trương, kỹ thuật đông khô kết hợp tiệt khuẩn bằng tia
gamma... Ngoài các loại da dị loại, da đồng loại, một số màng sinh học
khác cũng được sử dụng để điều trị vết thương, vết bỏng như màng ối
lấy từ bò, từ người, màng collagen...
4. Kết luận:


Những ứng dụng rộng rãi của CNSH đã mang đến những thành công
không nhỏ cho nghành y học thế giới trong việc chuẩn đoán, phòng
ngừa và chữa trị bệnh cho loài người. Từ thời kì sơ khai của y học,
ngày nay với công nghệ sinh học, loài người đã có hiểu biết kĩ hơn,
tinh vi hơn về di truyền, về genes và cơ thể con người; những căn bệnh
tưởng như không thể chữa trị được đã được nghiên cứu chữa trị giúp
kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe con người.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của khoa học kĩ thuật,
ngành công nghệ sinh học vẫn đang được mở rộng phát triển và hứa
hẹn nhiều thành tựu to lớn hơn nữa.



×