Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ THI THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐÀO TẠO POHE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.39 KB, 43 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG DỤNG
Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP ỨNG
DỤNG

BÁO CÁO NGHÊN CỨU 12

NGHIÊN CỨU KHẢ THI THÀNH LẬP
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO POHE
Vũ Văn Tuấn

c hỗ

trợ kỹ thu

Nhóm đối tác
hỗ trợ kỹ thuật


Tài liệu này được thực hiện bởi Dự án Phát triển Giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng
dụng (POHE) ở Việt Nam (giai đoạn 2) thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Mã số Dự án: NICHE/
VNM-103
Chỉ đạo biên tập:
Ông Bùi Anh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Giám đốc Dự án
Ông Siep Litooij – Đại học Khoa học ứng dụng Saxion, Đồng Giám đốc Dự án


Ông Nguyễn Tiến Dũng - Điều phối viên Dự án
Biên tập: Tên người biên tập (nếu có)

Bản quyền tài liệu thuộc về Dự án POHE 2. Nội dung tài liệu này có thể được trích dẫn một phần với
điều kiện nêu rõ nguồn trích và tên tài liệu. Nghiêm cấm việc sao chép với mục đích thương mại.
Thông tin trong báo cáo được cập nhật tại thời điểm tháng 02 năm 2014. Dự án POHE 2 không chịu
trách nhiệm về bất kỳ sự thay đổi thông tin nào trong tài liệu.


Mục lục
Lời nói đầu .......................................................................................................................3
Danh mục bảng ................................................................................................................4
Danh mục hình vẽ ............................................................................................................4
Tóm tắt .............................................................................................................................5
Executive Summary.........................................................................................................7
1. Bối cảnh và sự cần thiết thành lập trung tâm POHE ...................................................8
1.1. Các yếu tố bối cảnh ..............................................................................................8
1.1.1. Thời cơ ...............................................................................................................8
1.1.2. Thách thức .......................................................................................................10
1.2. Các yếu tố bên trong các trường đại học ............................................................12
1.2.1. Thuận lợi ..........................................................................................................12
1.2.2. Khó khăn..........................................................................................................12
1.3. Sự cần thiết xây dựng Trung tâm POHE ............................................................14
2. Sứ mệnh và tầm nhìn của trung tâm POHE ..............................................................15
2.1. Sứ mệnh ..............................................................................................................15
2.2. Tầm nhìn .............................................................................................................17
3. Mô hình, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và khách hàng của trung tâm POHE .........19
4. Nguyên tắc xây dựng và tổ chức hoạt động đào tạo tại trung tâm POHE .................21
4.1. Tính phù hợp ......................................................................................................22
4.2. Tính hiệu quả ......................................................................................................22

4.3. Tính bền vững .....................................................................................................22
4.4. Tính khả thi .........................................................................................................22
5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng ............................................................................23
5.1. Giảng viên...........................................................................................................23
5.2. Tổ chức, quản lý .................................................................................................23
5.3. Chương trình đào tạo ..........................................................................................24
Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

1


5.4. Tài liệu dạy học ..................................................................................................24
6. Lộ trình chuẩn bị thành lập và vận hành trung tâm POHE .......................................24
7. Vai trò của các bên liên quan ....................................................................................26
7.1. Dự án POHE 2 ....................................................................................................26
7.2. Bộ Giáo dục và Đào tạo......................................................................................27
7.3. Các trường có trung tâm POHE .........................................................................27
8. Các đề xuất và kiến nghị khác ...................................................................................27
8.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo ........................................................................27
8.2. Đối với Ban Quản lý Dự án POHE 2 .................................................................28
Phụ lục 1. Các yếu tố thuận lợi và khó khăn cụ thể của mỗi trường .............................29
Phụ lục 2. Gợi ý Đề án xây dựng và phát triển Trung Tâm ..........................................31
Phụ lục 3. Gợi ý Tiêu chí lựa chọn 5 Trung tâm để POHE 2 hỗ trợ ban đầu................38

2

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


Lời nói đầu

Trong bối cảnh ngành giáo dục triển khai cuộc vận động “Đào tạo theo nhu cầu
xã hội”, giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp (POHE) là một định hướng đổi
mới phù hợp với nhiều cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Các chương trình đào tạo
POHE lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam từ năm 2005 là thành quả của Dự án
Giáo dục đại học Việt Nam – Hà Lan (nay là Dự án Phát triển giáo dục đại học định
hướng nghề nghiệp ứng dụng ở Việt Nam giai đoạn 2). Vào thời điểm kết thúc Dự án
giai đoạn 1 (tháng 12/2009), đã có hơn 3000 sinh viên thuộc 8 trường đại học đã và
đang theo học trong các chương trình đào tạo POHE. Với những thành công bước đầu
đã được ghi nhận, các trường đại học tham gia Dự án đã chính thức mở rộng chương
trình đào tạo POHE cho các ngành đào tạo khác, hoặc tiếp thu những ý tưởng và
phương pháp POHE để đổi mới quá trình tổ chức và quản lý đào tạo trong nhà trường.
Trong giai đoạn 2, Dự án POHE hướng tới mục tiêu phát huy những thành tựu
và kinh nghiệm tổ chức, quản lý chương trình POHE đã đạt được từ giai đoạn 1. Theo
đó, Dự án sẽ thành lập 05 trung tâm đào tạo trực thuộc các trường đại học tham gia Dự
án nhằm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý chương trình POHEgóp
phần nhân rộng chương trình đào tạo POHE và phổ biến khái niệm POHE trong toàn
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Việc thành lập một trung tâm đào tạo trong các trường đại học hiện nay không
phải là vấn đề quá phức tạp, song để duy trì và phát triển trung tâm một cách bền vững
sẽ là một thách thức. Báo cáo nghiên cứu này được thực hiện bởi ông Vũ Văn Tuấn –
Công ty TNHH Tư vấn quản lý và Chuyển đổi tổ chức (T&C Consulting), và ông
Marco Verschuur – trường Đại học Van Hall Larenstein (Hà Lan) nhằm phân tích tính
khả thi; định hướng phát triển và cách thức, lộ trình thành lập và hoạt động của các
trung tâm đào tạo POHE. Những thông tin trong báo cáo nghiên cứu này mang tính
chất tham khảo cho các trường đại học tham gia Dự án, các nhà quản lý giáo dục và
hoạch định chính sách nhằm tích cực chuẩn bị cho việc thành lập và tổ chức hoạt động
của các trung tâm đào tạo POHE trong năm 2014. Do thời gian nghiên cứu có hạn, báo
cáo này không tránh khỏi những sơ suất, tác giả kính mong nhận được ý kiến phản hồi
của quý độc giả tới Văn phòng Ban Quản lý Dự án POHE 2.
Vũ Văn Tuấn

Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

3


Danh mục bảng
Bảng 1. Sơ bộ tuyên bố sứ mệnh trung tâm POHE ở các trường ..................................16
Bảng 2. Sơ bộ xác định Tầm nhìn phát triển trung tâm POHE ở các trường ................18
Bảng 2. Tổng hợp các lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, đối tượng khách hàng của trung
tâm POHE ......................................................................................................................21

Danh mục hình vẽ
Hình 1. Phân tích SWOT đối với thành lập trung tâm đào tạo POHE ..........................15
Hình 2. Ý tưởng mô hình hoạt động trung tâm POHE ..................................................19

4

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


Tóm tắt
Báo cáo “Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE” nhằm phân
tích tính khả thi; định hướng phát triển và cách thức tổ chức, vận hành của các trung
tâm POHE.
Trong phần mở đầu, tác giả sử dụng phương pháp SWOT để phân tích bối cảnh và sự
cần thiết thành lập trung tâm POHE, trong đó nhấn mạnh các yếu tố thuộc về môi
trường bên ngoài và các yếu tố thuộc về bản thân các trường đại học tham gia Dự án.
Qua phân tích các yếu tố cho thấy, trong những năm tới, trước yêu cầu đào tạo theo
nhu cầu xã hội và đổi mới giáo dục đại học, POHE sẽ là định hướng phát triển quan
trọng của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam. Số lượng sinh viên theo học các

chương trình POHE rất đông đảo (tương ứng với đó là số lượng giảng viên và cán bộ
quản lý giáo dục tham gia giảng dạy, quản lý trong chương trình POHE sẽ rất lớn) đòi
hỏi các trường đại học cần có sự chuẩn bị tích cực về kỹ thuật và đội ngũ từ bây giờ.
Do đó, tiềm năng và cơ hội của các trung tâm POHE sẽ tương đối khả quan. Bên cạnh
đó, các nhà trường hiện đang có lợi thế lớn về sự ủng hộ, cam kết của lãnh đạo; đội
ngũ giảng viên có năng lực và kinh nghiệm về POHE; cơ sở vật chất sẵn sàng; danh
tiếng và uy tín của nhà trường. Vì vậy, việc thành lập trung tâm POHE vừa là cơ hội,
vừa là trách nhiệm của các trường đại học tham gia Dự án POHE 2 trong việc thúc đẩy
khái niệm POHE trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.
Tuy nhiên, việc thành lập trung tâm đào tạo POHE vào thời điểm này sẽ khiến các
trường gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh hệ thống các văn bản pháp lý quy định về tổ
chức và hoạt động của chương trình POHE nói chung và của trung tâm POHE nói
riêng chưa rõ ràng, đầy đủ. Khả năng huy động tài chính bền vững và thiếu đội ngũ
chuyên gia giàu kinh nghiệm hiện là những khó khăn nội tại của các trường đại học
cần được giải quyết. Điều đó đòi hỏi các trường phải nâng cao tính năng động, tự chủ
trong huy động và quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động của các trung tâm.
Trong phần tiếp theo, tác giả dành phần lớn thời lượng của báo cáo nghiên cứu để
phân tích định hướng phát triển và đề xuất cách thức tổ chức hoạt động của trung tâm
POHE, bao gồm: sứ mệnh, tầm nhìn; mô hình hoạt động, lĩnh vực, sản phẩm, đối
tượng khách hàng; các nguyên tắc xây dựng, tổ chức hoạt động của trung tâm; các

Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

5


điều kiện đảm bảo chất lượng; lộ trình chuẩn bị thành lập; vai trò của các bên liên
quan; một số đề xuất khuyến nghị.
Trong phần phụ lục, tác giả đề xuất một mẫu Đề án khả thi thành lập trung tâm đào tạo
POHE (Phụ lục 2), cũng như gợi ý bộ tiêu chí lựa chọn hỗ trợ (Phụ lục 3) để các

trường đại học tham gia Dự án và Ban Quản lý Dự án POHE 2 tham khảo trong quá
trình chuẩn bị thành lập trung tâm POHE. Cần nhấn mạnh rằng, những nội dung trong
báo cáo nghiên cứu vừa là kết quả tổng hợp của những nội dung thảo luận trong Hội
thảo Định hướng thành lập trung tâm đào tạo POHE (ngày 18/12/2013) kết hợp với ý
kiến của tư vấn. Vì vậy, các nội dung phân tích chỉ mang tính chất gợi mở, giúp các
trường đại học tham khảo. Việc xác định và lựa chọn mô hình tổ chức hoạt động hiệu
quả, phù hợp hoàn toàn thuộc quyền tự chủ của mỗi nhà trường.

6

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


Executive Summary
The working paper “Feasibility Study on Establishing POHE Center” aims to analyze
feasibility; development and operation of POHE centers. Firstly, the SWOT tool is
employed in order to analyze context and necessity of establishing POHE center,
especially on contextual factors and internal factors related to participating
universities.
In years to come, POHE will be an important development of Vietnam higher
education institutions. The number of POHE students will increase significantly
(meanwhile there will be a boost in the number of POHE lecturers and managers
respectively). It is suggested that universities should prepare for staff and technique as
soon as possible. As a results, POHE center’s potential and opportunity is quite
remarkable. In addition, there has been a wide variety of advantages in universities at
this time, such as: leader’s support and commitment, experienced POHE staff,
available infrastructure and equipment, university’s prestige and reputation. So, POHE
center establishment is not only their opportunity but also their responsibility in
promoting POHE concept in Vietnam higher education system.
However, a number of challenges have been observed, especially in the context of an

insufficient national legal framework in the field of POHE training program in general
and POHE centers in particular. Other internal barriers factors should be taken into
considerations are financial capacity and lack of high quality experts. It does not seem
unreasonable to suggest that universities should be proactive and dynamics in
strengthening their autonomy and capacity in mobilizing and managing resources for
POHE centers.
Next, the author concentrates on analyzing development orientations and suggesting
operation options of POHE centers, including: mission and vision, business model,
majors, products, perspective customers, principles on developing and operating,
quality assurance conditions, establishment pathway, stakeholders’ roles and some
recommendations.
In the Annex, a format for POHE Center establishment proposal (Annex 2) and a sets
of criteria for selecting 5 centers to be supported by POHE 2 (Annex 3) are presented
for participating universities and PMU’s references.
Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

7


1. Bối cảnh và sự cần thiết thành lập trung tâm POHE
Phần này sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc thành lập và hoạt động của trung
tâm POHE theo phương pháp phân tích SWOT, bao gồm các yếu tố bối cảnh (thời cơ,
thách thức) và các yếu tố thuộc về bản thân nhà trường đại học (thuận lợi, khó khăn)
và sự cần thiết thành lập Trung tâm POHE.
1.1. Các yếu tố bối cảnh
1.1.1. Thời cơ
a. Chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội và xu thế đổi mới giáo dục đại học đòi
hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải đổi mới theo định hướng POHE
Đào tạo theo nhu cầu xã hội là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chỉ thị số
18/CT-TTg ngày 30/5/2012 về việc triển khai thực hiện Quy hoạch Phát triển nhân lực

GDĐH giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội
giai đoạn 2011-2015 đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành và địa phương:
“Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở đào tạo do Bộ, ngành quản lý thực hiện việc rà soát,
đánh giá các điều kiện tổ chức đào tạo, chương trình và kế hoạch phát triển đào tạo;
thực hiện tốt việc công khai các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn thu, chi tài chính,
đội ngũ giáo viên, giảng viên và sớm hoàn thành việc xây dựng, công bố chuẩn đầu ra
của các ngành, nghề đào tạo; đẩy mạnh đổi mới nội dung chương trình, phương pháp
dạy học. Chủ động tổ chức xây dựng và ban hành các cơ chế, quy định nhằm gắn kết
cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng hình thức đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa
học theo đơn đặt hàng, thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào công tác đào tạo
nhân lực cho Bộ, ngành mình...”. Bên cạnh đó, các trường đại học còn đứng trước yêu
cầu “Đổi mới mạnh mẽ nội dung giáo dục đại học và sau đại học theo hướng hiện đại
... Chú trọng phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và
hiểu biết xã hội, từng bước tiếp cận trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến của thế
giới” (Nghị quyết 29).
Có thể thấy, những nội dung chỉ đạo thực hiện “đào tạo theo nhu cầu xã hội” và đổi
mới giáo dục đại học được quy định trong các văn bản hiện nay khá sát với tư tưởng
và triết lý đào tạo của POHE. Vì vậy, việc thành lập trung tâm POHE không chỉ có ý
nghĩa thiết thực đối với các cơ sở giáo dục đại học đang có chương trình đào tạo
8

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


POHE mà cả các cơ sở giáo dục đại học khác. Trung tâm POHE sẽ trở thành nguồn
cung cấp, chia sẻ, phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật POHE để các cơ sở giáo dục đại
học thực hiện thành công đào tạo theo nhu cầu xã hội và đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục đại học.
b. Khả năng phát triển của POHE trong thời gian tới
Trong những năm qua, hàng loạt các văn bản pháp lý quan trọng được ban hành đã tạo

ra nhiều thay đổi cho giáo dục đại học Việt Nam, trong đó có những thay đổi liên quan
tới chương trình POHE. Khái niệm “giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng
dụng” (POHE) lần đầu tiên được đề cập trong mục tiêu của Nghị quyết 14/2005/NQCP ngày 02/11/2005 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai
đoạn 2005-2020 "Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng,...,
đến năm 2020 có 70-80% sinh viên theo học trong các chương trình đào tạo định
hướng nghề nghiệp ứng dụng"…
Luật Giáo dục đại học 2012 quy định về phân tầng giáo dục đại học, trong đó hệ thống
giáo dục đại học sẽ bao gồm: các cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở
giáo dục đại học định hướng ứng dụng, cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành.
Theo Dự thảo Nghị định hướng dẫn phân tầng các cơ sở giáo dục đại học, các chương
trình POHE sẽ tương ứng với tầng “cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng”, và
dự kiến chiếm khoảng 70-80% tổng số các cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh đó, Quy
hoạch mạng lưới phát triển các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020 đặt ra
chỉ tiêu đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo đại học – cao đẳng đạt khoảng 2.200.000
sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010-2011) và số sinh viên chính quy
tuyển mới đạt khoảng 560.000 sinh viên (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010) và cả
nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường
cao đẳng. Như vậy, đến năm 2020, số lượng sinh viên theo học các chương trình
POHE ước đạt khoảng 1.540.000 – 1.760.000 sinh viên, và số lượng cơ sở giáo dục
đại học theo định hướng ứng dụng ước khoảng 322- 368 trường.
Như vậy, trong thời gian tới, giáo dục đại học sẽ chứng kiến những chuyển biến mạnh
mẽ trong cấu trúc hệ thống và POHE sẽ trở thành định hướng đổi mới của đa số các cơ
sở giáo dục đại học. Với số lượng sinh viên theo học các chương trình POHE rất lớn
(và tương ứng là số lượng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giảng dạy,
Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

9


quản lý chương trình POHE rất lớn), có thể nói việc thành lập các trung tâm POHE

được coi là bước chuẩn bị tích cực của các trường đại học trước tiềm năng phát triển
của POHE trong thời gian tới.
c. Sự hỗ trợ từ Dự án POHE 2
Trong giai đoạn 2, Dự án POHE dự kiến thành lập 5 trung tâm POHE nhằm nhân
rộng, phổ biến khái niệm POHE ra toàn hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Sự hỗ trợ
kinh phí của Dự án chỉ mang tính chất hỗ trợ ban đầu, tuy nhiên quan trọng hơn là
những hỗ trợ kỹ thuật mà Dự án đem lại có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì hoạt
động ổn định của trung tâm. Do đào tạo đại học định hướng nghề nghiệp ứng dụng là
khái niệm còn chưa phổ biến ở Việt Nam cả về lý luận và thực tiễn, nên hệ thống tài
liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo về nội dung này còn khá hạn chế. Bên cạnh một số
tài liệu nghiên cứu là sản phẩm của Dự án POHE giai đoạn 1, từ năm 2013, Dự án đã
tích cực chuẩn bị hệ thống tài liệu kỹ thuật để sử dụng trong các trung tâm POHE như:
Cẩm nang hướng dẫn phương pháp dạy học trong chương trình POHE, Cẩm nang
hướng dẫn quản lý môi trường học tập, Hướng dẫn phát triển và quản lý chương trình
POHE, module đào tạo giới... Các báo cáo nghiên cứu theo chủ đề do tư vấn của Dự
án thực hiện cũng là nguồn tham khảo hữu ích cho hoạt động đào tạo tại các trung
tâm.
Ngoài ra, hoạt động xây dựng Bộ tiêu chuẩn năng lực giảng viên POHE sẽ là căn cứ
quan trọng để các trung tâm tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá giảng viên. Ở bước phát triển xa hơn, các tiêu chuẩn này nếu được thể chế hóa
thành văn bản pháp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các trung tâm
POHE nói riêng và hoạt động phát triển giảng viên POHE nói chung.
1.1.2. Thách thức
a. Hệ thống văn bản pháp lý quy định về tổ chức và quản lý chương trình POHE
chưa rõ ràng
Mặc dù POHE đã được đề cập và khẳng định trong các văn bản pháp lý cao nhất (Nghị
quyết, Luật) nhưng hệ thống các văn bản hướng dẫn dưới Luật quy định về tổ chức và
quản lý chương trình POHE còn chưa rõ ràng. Thách thức này được tất cả các trường
đại học tham gia Dự án đánh giá là rào cản lớn nhất cho việc triển khai thực hiện các
10


Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


chương trình POHE cũng như việc thành lập và vận hành trung tâm POHE: những
xung đột giữa quản lý chương trình POHE và quản lý đào tạo theo hệ thống tín chỉ,
khả năng học chuyển tiếp của chương trình POHE lên các trình độ đào tạo cao hơn,
các quy định tài chính và học phí trong chương trình POHE, quy định về tổ chức và
hoạt động trung tâm POHE...
b. Nhận thức xã hội về POHE
Nhận thức xã hội về POHE còn hạn chế là một rào cản có tác động gián tiếp tới khả
năng mở rộng chương trình POHE cũng như khả năng thành lập trung tâm POHE.
Điều này đã từng được ghi nhận trong Báo cáo đánh giá tổng kết Dự án POHE giai
đoạn 1. Cụ thể là, với tâm lý và thói quen trọng bằng cấp, điểm số của người học, phụ
huynh và xã hội, chương trình POHE trở nên kém hấp dẫn hơn so với các chương trình
truyền thống do người học mong đợi có được một bảng điểm đẹp hơn là thu nhận năng
lực thực tế. Trong khi sinh viên POHE phải học tập vất vả và nỗ lực hơn so với các
sinh viên khác (do chương trình đào tạo chú trọng đào tạo năng lực làm việc thực tế,
hình thành kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm...), thì bằng cấp của chương trình
đào tạo truyền thống và chương trình POHE lại không thể hiện sự khác biệt nào. Do
những rào cản tâm lý đó, mặc dù chương trình POHE rất có tiềm năng thu hút người
học, nhưng có thể phải mất một thời gian dài.
Tâm lý và thói quen trên không chỉ tác động đến người học, mà còn ảnh hưởng đến cả
giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường đại học. Các giảng viên đều coi trọng việc
đi học để có bằng cấp cao, hơn là đầu tư thời gian và công sức cho việc thực hành thực
tế. Vì vậy, việc tham gia các chương trình đào tạo tại trung tâm POHE – với tính chất
là một hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực giảng dạy, nghiên cứu, quản lý trong
chương trình POHE sẽ khó tạo ra sức hút đối với giảng viên, cán bộ quản lý. Về phía
các cơ sở giáo dục đại học khác, khi người học và xã hội còn chưa có hiểu biết rõ ràng
về POHE thì việc đổi mới theo hướng POHE sẽ là vấn đề còn phải cân nhắc thêm.

Qua những phân tích trên cho thấy, nhận thức và tâm lý xã hội có thể ảnh hưởng tới
lượng “khách hàng bên ngoài” của các trung tâm đào tạo POHE.

Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

11


1.2. Các yếu tố bên trong các trường đại học
1.2.1. Thuận lợi
a. Sự ủng hộ và cam kết của lãnh đạo
Những thành tựu từ Dự án POHE giai đoạn 1 là minh chứng thực tiễn giúp lãnh đạo
các trường mở rộng tầm nhìn, thay đổi tư duy, và gia tăng sự ủng hộ cho các chương
trình đào tạo POHE. Sự cam kết, sự nhất trí giữa Đảng ủy, Ban Giám hiệu... là những
yếu tố thuận lợi được hầu hết các trường ghi nhận. Lãnh đạo các trường cũng thể hiện
sự ủng hộ việc thành lập các trung tâm đào tạo POHE trong trường.
b. Đội ngũ giảng viên có năng lực và kinh nghiệm
Qua Dự án POHE giai đoạn 1, các trường đã hình thành đội ngũ giảng viên có nhận
thức rõ ràng, có năng lực và kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong chương trình
đào tạo POHE. Nhiều trường đại học nhận định đây là một yếu tố thuận lợi khi thành
lập trung tâm đào tạo POHE.
c. Cơ sở vật chất sẵn sàng
Tất cả các trường đều có sẵn điều kiện về cơ sở vật chất ban đầu (như phòng học,
phòng làm việc, các thiết bị giảng dạy…) đủ để vận hành trung tâm đào tạo POHE của
trường.
d. Danh tiếng, uy tín của nhà trường
Một trong những thuận lợi của các trường đại học khi thành lập trung tâm đào tạo
POHE chính là yếu tố danh tiếng, uy tín của trường trong lĩnh vực ngành nghề, địa
phương/ khu vực. Danh tiếng tốt sẽ giúp các trường có khả năng thu hút lượng “khách
hàng bên ngoài” tốt hơn.

1.2.2. Khó khăn
a. Khả năng huy động tài chính bền vững
Một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay về phía các trường đại học là khả năng
huy động nguồn lực tài chính bền vững cho việc vận hành các trung tâm. Ngoài khoản
hỗ trợ kinh phí ban đầu từ Dự án, các trường sẽ tự chủ hoàn toàn trong quản lý tài
12

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


chính của các trung tâm. Trong bối cảnh chế độ học phí cho chương trình POHE hiện
nay còn hạn chế thì chắc chắn các trường sẽ gặp nhiều khó khăn để cân đối nguồn tài
chính dành cho trung tâm.
b. Thiếu đội ngũ chuyên gia trình độ cao, giàu kinh nghiệm
Mặc dù đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có nhận thức tốt, có kinh nghiệm về
chương trình POHE là một lợi thế khi thành lập trung tâm đào tạo POHE, nhưng nhiều
trường đại học cũng xác định gặp khó khăn lớn trong việc huy động đội ngũ chuyên
gia trình độ cao, giàu kinh nghiệm để trở thành giảng viên nguồn trong các trung tâm
đào tạo POHE.
Riêng trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, do áp dụng chương trình
POHE đối với một ngành đào tạo hoàn toàn mới nên hầu như không có sự kế thừa
kinh nghiệm từ giai đoạn 1. Nhà trường thiếu cả giảng viên có kinh nghiệm POHE
cũng như các chuyên gia có trình độ cao trong lĩnh vực này.
Các yếu tố liên quan tới từng trường đại học được trình bày cụ thể trong Phụ lục 1.
Kết luận: Qua phân tích SWOT các yếu tố thời cơ – thách thức, thuận lợi – khó khăn
của việc thành lập trung tâm đào tạo POHE cho thấy:
 Trong những năm tới, trước yêu cầu đào tạo theo nhu cầu xã hội và đổi mới
giáo dục đại học, POHE sẽ là định hướng phát triển quan trọng của các cơ sở
giáo dục đại học Việt Nam. Số lượng sinh viên theo học các chương trình
POHE rất đông đảo (tương ứng với đó là số lượng giảng viên và cán bộ quản lý

giáo dục tham gia giảng dạy, quản lý trong chương trình POHE sẽ rất lớn) đòi
hỏi các trường cần có sự chuẩn bị tích cực về đội ngũ và kỹ thuật từ bây giờ.
Do đó, tiềm năng và cơ hội của các trung tâm POHE sẽ tương đối khả quan.
 Hệ thống các văn bản pháp lý quy định về tổ chức và hoạt động của chương
trình POHE nói chung và của trung tâm POHE nói riêng chưa rõ ràng, đầy đủ
được coi là một thách thức đối với các trường đại học. Điều đó đòi hỏi Bộ Giáo
dục và Đào tạo cần đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn dưới
Luật để POHE có vị thế vững chắc hơn trong hệ thống giáo dục đại học. Đó
cũng là biện pháp có tác động trực tiếp làm thay đổi nhận thức và tâm lý xã hội,
người học, giảng viên, cán bộ quản lý về chương trình POHE, góp phần nâng
Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

13


cao khả năng mở rộng các chương trình đào tạo POHE – đồng nghĩa với việc
nâng cao khả năng thu hút “khách hàng” cho các trung tâm POHE.
 Nếu thành lập trung tâm POHE, các trường đại học sẽ có những lợi thế về: sự
ủng hộ, cam kết của lãnh đạo; đội ngũ giảng viên có năng lực và kinh nghiệm
về POHE; cơ sở vật chất sẵn sàng; danh tiếng và uy tín của nhà trường.
 Tuy nhiên, khả năng huy động tài chính bền vững và thiếu đội ngũ chuyên gia
giàu kinh nghiệm hiện là những khó khăn nội tại của các trường đại học. Điều
đó đòi hỏi các trường phải nâng cao tính năng động, tự chủ trong huy động và
quản lý các nguồn lực phục vụ cho hoạt động của các trung tâm.
1.3. Sự cần thiết xây dựng Trung tâm POHE
Phân tích trên đây cũng cho thấy sự cần thiết thành lập và phát triển các trung tâm
POHE ở các trường, đó là
-

Đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ bản và toàn diện hệ thống giáo dục đại học, đến

năm 2020 có 70-80% sinh viên được học các chương trình đào tạo theo định
hướng ứng dụng.

-

Nhân rộng mô hình POHE cho toàn hệ thống bao gồm các ngành đào tạo khác
của các trường đang hưởng thụ Dự án và các trường đại học, cao đẳng khác
trong toàn hệ thống.

-

Chuẩn bị cho phát triển hệ thống GDĐH theo định hướng phân tầng đã được
thể chế hoá trong Luật Giáo dục đại học và Nghị định hướng dẫn Luật của
Chính phủ.

Việc thành lập trung tâm POHE vừa là cơ hội, vừa là trách nhiệm của các trường đại
học tham gia Dự án trong việc thúc đẩy khái niệm POHE trong hệ thống giáo dục đại
học Việt Nam.

14

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


Cơ Hội:
- Chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã
hội và đổi mới giáo dục đại học đòi
hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải
đổi mới theo tinh thần POHE
- POHE là định hướng phát triển quan

trọng trong thời gian tới, số lượng
sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý

Thách Thức:
- Hệ thống văn bản pháp lý về
POHE chưa rõ ràng
- Nhận thức và tâm lý xã hội về
POHE

- Sự hỗ trợ từ Dự án POHE 2

Điểm mạnh:
- Sự ủng hộ, cam kết của lãnh
đạo nhà trường
- Đội ngũ giảng viên, cán bộ
quản lý có nhận thức đầy đủ,
có năng lực và kinh nghiệm
trong POHE
- Cơ sở vật chất sẵn sàng

Điểm yếu:
- Khả năng huy động tài chính
bền vững
- Thiếu đội ngũ chuyên gia
trình độ cao, giàu kinh nghiệm

- Danh tiếng và uy tín của nhà
trường

Hình 1. Phân tích SWOT đối với thành lập trung tâm đào tạo POHE

2. Sứ mệnh và tầm nhìn của trung tâm POHE
2.1. Sứ mệnh
Tuyên bố sứ mệnh xác định quan điểm cơ bản của tổ chức. Sứ mệnh cung cấp trọng
tâm cho việc xác định mục tiêu của tổ chức, lý do tồn tại của nó. Chức năng chính của
tuyên bố sứ mệnh là xác định tổ chức sẽ làm gì, bản chất và quan điểm cơ bản của tổ
chức, cơ sở triết lý của sự tồn tại của tổ chức. Hoạt động của các trung tâm POHE
Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

15


hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là phổ biến, nhân rộng khái niệm và triết lý đào tạo
POHE ra hệ thống giáo dục đại học, góp phần thực hiện đổi mới giáo dục đại học.
Các trường đã cơ bản xác định rõ ràng sứ mệnh của Trung Tâm POHE ở trường mình.
Bảng dưới đây tập hợp tuyên bố ban đầu sứ mệnh của Trung Tâm POHE ở các trường
trong Dự án:
Các trường

Sứ mệnh

ĐH NL Thái
Nguyên

Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL có phương pháp,
và kỹ năng đào tạo, quản lý theo POHE, góp phần phát triển hệ thống
GD Việt Nam phù hợp với nhu cầu PTKT-XH
TTĐT POHE của trường có sứ mệnh đào tạo đội ngũ CBQL, đội ngũ
giảng viên có năng lực quản lý và năng lực đào tạo sinh viên theo
định hướng nghề nghiệp ứng dụng cho các ngành nghề đào tạo của
trường và một số trường trong khu vực có nhu cầu (nếu có cùng

ngành nghề phát triển với trường)
TT tư vấn, đào tạo POHE nhằm góp phần thúc đẩy GD đại học theo
định hướng nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục Việt Nam phù hợp
với nhu cầu PTKT-XH ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tên trung tâm: Trung tâm đào tạo hướng nghiệp
Sứ mệnh: phát triển tinh thần định hướng nghề nghiệp trong hệ thống
giáo dục phía Nam phù hợp với nhu cầu thị trường lao động
- Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nhà
trường và xã hội
- Mở rộng và không ngừng phát triển loại hình đào tạo POHE đáp
ứng nhu cầu phát triển của XH và đóng góp thiết thực cho sự
nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Trường ĐH
Vinh

ĐH NL Huế
ĐH NL TP
HCM
ĐH NN Hà
Nội

ĐH Kinh tế
QD
ĐH Sư Phạm
Thái nguyên

TT nghiên cứu và đào tạo nhằm phát triển mô hình POHE trong và
ngoài trường góp phần thực hiện chiến lược giáo dục đại học của
Việt Nam theo POHE

TTĐT POHE trường ĐH Sư Phạm Thái nguyên đào tạo giáo viên,
CBQL giáo dục theo tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên, CBQL giáo
dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và nhu cầu PTKTVH-XH của khu vực miền núi phía Bắc và trong cả nước
Duy trì và phát triển đào tạo theo định hướng POHE trong và ngoài
trường

ĐH Sư phạm
kỹ thuật
Hưng Yên
Bảng 1. Sơ bộ tuyên bố sứ mệnh trung tâm POHE ở các trường

16

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


Nhìn chung, sứ mệnh của các trung tâm được xác định ở các trường là phù hợp và rõ
ràng, hướng tới mở rộng mô hình POHE trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
thông qua đào tạo giảng viên, cán bộ quản lý của trường mình và các trường khác,
đồng thời trung tâm cũng có nhiệm vụ nghiên cứu cập nhật các khía cạnh ứng dụng
của mô hình POHE và tư vấn hướng dẫn thực hiện mô hình này ở các trường quan
tâm. Trong dự kiến sứ mệnh trên đây, có hai trường: ĐH Nông Lâm TP HCM và ĐH
Sư phạm Thái Nguyên xác định sứ mệnh rộng ra cả phạm vi đào tạo sinh viên của
trung tâm. Mặc dù mô hình POHE có mục đích cuối cùng là hướng tới đào tạo sinh
viên phù hợp với nhu cầu của thế giới việc làm, song đó là sứ mệnh ở qui mô cả toàn
trường. Trung tâm POHE nên tập trung vào đào tạo giảng viên và cán bộ quản lý. Sự
tập trung và trọng tâm này sẽ cho phép nâng cao mức độ khả thi và thành công của các
trung tâm POHE khi ra đời.
2.2. Tầm nhìn
Tầm nhìn là hình ảnh của tổ chức trong tương lai, có vai trò định hướng sự phát triển

của Trung Tâm POHE, và khi được chia sẻ, Tầm nhìn có thể “truyền cảm hứng” cho
cán bộ nhân viên Trung Tâm. Khi xây dựng tầm nhìn, các trường đã tính tới những
yếu tố sau:
-

Mốc thời gian: Có thể chọn 1 mốc thời gian trong tương lai xa để tổ chức
hướng tới, hoặc chia tầm nhìn dài hạn thành nhiều mốc thời gian ngắn

-

Phạm vi ảnh hưởng: ngành/ vùng/ quốc gia/ khu vực/ quốc tế?

-

Sản phẩm/ dịch vụ sẽ cung cấp

-

Đối tượng khách hàng trọng tâm

Bảng 2 dưới đây tổng kết “tầm nhìn của Trung Tâm POHE” của các trường đã sơ bộ
xác định:
Các trường

Tầm nhìn

ĐH NL Thái
Nguyên

Đến 2020, TTĐT POHE của trường ĐHNL Thái Nguyên trở thành

TTĐT giáo viên và CBQL nòng cốt của vùng Trung du – miền núi phía
Bắc trong việc cung cấp đội ngũ giáo viên và CBQL đạt chuẩn theo yêu
cầu của Bộ GD-ĐT
- Đến năm 2017: đào tạo năng lực quản lý cho tất cả đội ngũ CBQL
của trường và các khoa đào tạo; hoàn thành thí điểm đào tạo giảng

Trường ĐH
Vinh

Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

17


viên cho các ngành đại diện cho các nhóm ngành
- Đến năm 2010: đào tạo đội ngũ giảng viên tham gia tất cả các ngành
nghề đào tạo của trường
- Đến năm 2025: tham gia đào tạo đội ngũ CBQL và giáo viên cho các
trường trong khu vực
ĐH NL Huế

ĐH NL TP
HCM
ĐH NN Hà
Nội
ĐH Kinh tế
QD

ĐH Sư Phạm
Thái nguyên


ĐH Sư phạm
kỹ thuật
Hưng Yên

Trong 10 năm tới, TTĐT POHE trường ĐH NL Huế trở thành một cơ
sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao POHE có chất lượng cho các
trường ĐH-CĐ-Trung học chuyên nghiệp ở Việt Nam và cộng đồng
ASEAN
Trong 5 năm tới, TTĐT hướng nghiệp trường ĐH NL TP HCM sẽ trở
thành một trung tâm ở khu vực phía Nam để cung cấp dịch vụ đào tạo
hướng nghiệp cho nhu cầu xã hội
Trong 10 năm tới, TTĐT POHE ĐH NN Hà Nội phấn đấu trở thành
trung tâm trọng điểm về lĩnh vực NN&PTNT ở Việt Nam trong cung
cấp nguồn lực GV và CBQL đào tạo POHE chất lượng cao cho các
trường ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng
3 năm tới: Nâng cao chất lượng đào tạp POHE trong ngành du lịch
5 năm tới: Trở thành trọng tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ
POHE (GV, chương trình, quản lý…) có uy tín trong lĩnh vực
kinh tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam
10 năm tới: vươn ra khu vực và thế giới
Trong 5 năm tới, TTĐT POHE trường ĐH Sư Phạm Thái nguyên sẽ trở
thành TT đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, giáo viên, CBQL cho các
trường đại học, phổ thông, TTGDTX thuộc khu vực miền núi phía Bắc
đáp ứng yêu cầu đổi mới GD đại học theo định hường POHE và đổi
mới GD phổ thông sau 2015
5 năm:
- Mở rộng đào tạo POHE tất cả các khoa trong trường
- Thiết lập mối quan hệ gắn kết thực tập giữa nhà trường và doanh
nghiệp

10 năm:
- Cung cấp dịch vụ POHE cho các đơn vị ngoài trường (tư vấn)  là
đơn vị tự chủ có thu
- Mở rộng các trường khu vực đồng bằng Bắc Bộ
- Đào tạo giảng viên POHE
20 năm:
- Mở rộng phạm vi tư vấn, hoạt động trong toàn quốc

Bảng 2. Sơ bộ xác định Tầm nhìn phát triển trung tâm POHE ở các trường

18

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


Tương tự như xác định sứ mệnh, các trường đã dự kiến xác định tầm nhìn của trung
tâm POHE của trường mình rất rõ ràng, với các mốc thời gian hợp lý, tương ứng với
các định hướng mục tiêu mong muốn. Tầm nhìn của trung tâm POHE mỗi trường cũng
phù hợp với sứ mệnh của trung tâm đã xác định ở phần trên. Một lần nữa, hai trường
ĐH Nông Lâm TP HCM và ĐH Sư phạm Thái Nguyên xác định tầm nhìn rộng ra cả
phạm vi đào tạo sinh viên. Khi các trường này xem xét thay đổi lại sứ mệnh của trung
tâm POHE của trường (như đề xuất trên đây), chắc chắn tầm nhìn cũng sẽ được điều
chỉnh tương ứng. 3. Mô hình, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và khách hàng của trung
tâm POHE
Quan điểm về mô hình hoạt động sẽ quyết định lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và đối
tượng khách hàng của trung tâm POHE. Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của
chuyên gia Hà Lan và của các trường trong Dự án POHE, Mô hình mô tả dưới đây có
thể phù hợp với Trung Tâm POHE của các trường.

Trung tâm


Giảng viên, cán bộ

POHE

quản lý
Sinh viên

Thế giới
việc làm
Hệ sinh thái hợp tác trường đại học và doanh nghiệp
Hình 2. Ý tưởng mô hình hoạt động trung tâm POHE
Mô hình trung tâm POHE gắn kết chặt chẽ với triết lý “đào tạo lấy sinh viên làm trung
tâm” hay “đào tạo hướng tới năng lực của sinh viên”. Trung tâm POHE, giảng viên và
cán bộ quản lý, thế giới nghề nghiệp đều là những thành tố trong hệ sinh thái hợp tác
giữa trường đại học và doanh nghiệp, tất cả đều hướng tới đối tượng được hưởng lợi
Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

19


quan trọng nhất đó là sinh viên. Mối quan hệ giữa các thành tố rất đa dạng và có tác
động qua lại với nhau. Ví dụ: trung tâm POHE là cầu nối thông tin, tổ chức giữa
trường đại học và thế giới nghề nghiệp; gắn kết hoạt động của các bên có liên quan ở
trong và ngoài nhà trường. Với mô hình này, bên cạnh đối tượng khách hàng là giảng
viên, cán bộ quản lý thì trung tâm POHE còn hướng tới đáp ứng nhu cầu của các đối
tượng khác là sinh viên và thế giới nghề nghiệp. Do vậy, các lĩnh vực hoạt động và sản
phẩm sẽ đa dạng hơn: như quan hệ với thế giới nghề nghiệp; tư vấn, hỗ trợ giảng viên/
sinh viên trong các mối quan hệ với thế giới nghề nghiệp;
Mô hình hoạt động của trung tâm đào tạo POHE theo hướng này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ

quan hệ hợp tác giữa các trường đại học và thế giới việc làm. Ở Việt Nam, một số
trường đại học hiện đã thành lập Trung tâm Quan hệ doanh nghiệp và hỗ trợ sinh viên,
sẽ rất thuận lợi nếu nâng cấp Trung tâm này trở thành trung tâm POHE, tức bổ sung
thêm chức năng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục. Tuy nhiên,
mô hình này đòi hỏi trình độ tổ chức, quản lý cao để đảm bảo hài hòa giữa các chức
năng, nhiệm vụ của trung tâm.
Từ mô hình trên, Báo cáo này đề xuất các lĩnh vực hoạt động, sản phẩm và khách hàng
của trung tâm POHE để các trường có thể lựa chọn, tham khảo. Lưu ý rằng do mục
tiêu quan trọng nhất mà Dự án hướng tới là thành lập trung tâm POHE để phổ biến,
chuyển giao cách tiếp cận POHE cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, vì vậy
trong giai đoạn đầu, các trung tâm nên tập trung vào nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong hệ thống giáo dục đại học. Sau
đó, khi trung tâm đã hoạt động ổn định, các trường có thể khuyến khích các trung tâm
đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động và hướng tới nhiều đối tượng khách hàng để tạo ra
nhiều giá trị gia tăng và khả năng lan tỏa của chương trình POHE dưới nhiều hình
thức.
Lĩnh vực
hoạt động
Đào tạo

20

Sản phẩm
-

Khách hàng

Phát triển chương trình đào tạo Giảng viên
POHE, phương pháp dạy học
trong POHE, phương pháp đánh

giá kết quả học tập của sinh viên
trong POHE, thiết kế tài liệu học
tập, hướng dẫn sinh viên thực

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


hành
- Thực hiện nghiên cứu khoa học
ứng dụng và chuyển giao công
nghệ
- Cách thức tổ chức và quản lý Cán bộ quản lý
chương trình
- Triển khai đào tạo theo định Giảng viên, cán bộ quản lý
Tư vấn
hướng POHE
- Hợp tác với thế giới nghề nghiệp Giảng viên, cán bộ quản lý,
sinh viên
- Nghiên cứu, cung cấp thông tin Sinh viên, giảng viên, cán bộ
Quan hệ với
quản lý, thế giới nghề nghiệp
về thị trường lao động
thế giới việc
làm
- Tổ chức các hoạt động hợp tác Sinh viên, giảng viên, cán bộ
giữa trường đại học và doanh quản lý, thế giới nghề nghiệp
nghiệp
- Nghiên cứu về lý luận và thực Giảng viên, cán bộ quản lý
Nghiên cứu
tiễn POHE

về POHE
Bảng 2. Tổng hợp các lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, đối tượng khách hàng của
trung tâm POHE
Do mục tiêu quan trọng trước mắt của Dự án POHE 2 là thành lập trung tâm POHE để
đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục về chương trình POHE nên
trong những nội dung tiếp theo, Báo cáo sẽ tập trung phân tích các điều kiện chuẩn bị
thành lập trung tâm POHE với chức năng chính là đào tạo, bồi dưỡng.
4. Nguyên tắc xây dựng và tổ chức hoạt động đào tạo tại trung tâm POHE
Theo ý tưởng thiết kế của Dự án POHE 2, bản thân việc thành lập trung tâm POHE
không phải là mục tiêu mà chỉ là phương tiện/cách thức để tổ chức đào tạo giảng viên
và cán bộ quản lý giáo dục nhằm nhân rộng mô hình đào tạo POHE trong các cơ sở
giáo dục đại học theo định hướng ứng dụng. Với cách hiểu này, chỉ số quan trọng nhất
để đo lường kết quả của hoạt động là số chương trình đào tạo được xây dựng và vận
hành, số học viên tham gia các chương trình đào tạo, kết quả và chất lượng của các
chương trình đào tạo.... Việc thành lập, tổ chức hoạt động đào tạo tại trung tâm POHE
nói chung và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cần đảm bảo những nguyên tắc
sau:

Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

21


4.1. Tính phù hợp
Các chương trình đào tạo này phải phù hợp với định hướng và nhu cầu phát triển giảng
viên và cán bộ quản lý giáo dục theo định hướng POHE ở các trường đại học Việt
Nam. Vì vậy quá trình xây dựng chương trình cần có sự tham vấn với các bên liên
quan về nội dung, cách thức tổ chức, và thời lượng. Đặc biệt, các trường nhiều khi chỉ
thừa nhận nhu cầu khi có sự công nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình
POHE, về chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý chương trình POHE. Sự thừa nhận của

Bộ về đơn vị giảng dạy, cấp chứng chỉ cho chương trình tập huấn nâng cao năng lực
giảng dạy/quản lý POHE cũng có vai trò quan trọng giúp các trường nhận biết rõ nhu
cầu của mình sẽ được đáp ứng như thế nào.
4.2. Tính hiệu quả
Các chương trình đào tạo này phải đảm bảo hướng tới mục tiêu trang bị kỹ năng giảng
dạy và quản lý POHE. Đồng thời, các chương trình này cũng phải được vận hành một
cách gọn nhẹ và tiết kiệm nhất có thể.
4.3. Tính bền vững
Mặc dù dự án có thể hỗ trợ một số hoạt động trong giai đoạn khởi đầu của hoạt động
(ví dụ: xây dựng chương trình, đào tạo giáo viên, chi phí cho một số khóa giảng đầu
tiên…), các chương trình này về cơ bản phải bền vững. Trong điều kiện ở Việt Nam,
có ba yếu tố quan trọng tác động tới sự bền vững. Thứ nhất, về kỹ thuật, các chương
trình cần đảm bảo có sự hấp dẫn và phù hợp về nội dung cũng như cách thức tổ chức
vận hành. Sự hỗ trợ về kỹ thuật của dự án và sự tham gia của các giảng viên POHE
giai đoạn 1 sẽ góp phần đảm bảo điều này. Thứ hai, về nhân lực, sự tham gia của các
chuyên gia và trường Đại học Việt Nam trong việc xây dựng và vận hành trung tâm
cần mang tính tự nguyện. Việc đào tạo đội ngũ giảng viên nòng cốt là hết sức quan
trọng. Thứ ba, về thể chế, sự bền vững của chương trình phụ thuộc rất nhiều vào vai
trò công nhận và định hướng của Bộ GD&ĐT đối với chương trình và người tham gia
học ở chương trình.
4.4. Tính khả thi
Tính khả thi phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực cũng như gánh nặng quản lý,
tài chính để xây dựng vận hành chương trình không quá lớn đối với các bên (nhất là
22

Dự án Phát triển giáo dục đại học định hướng nghề nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2


các trường). Vì vậy, các chương trình tập huấn nâng cao năng lực giảng dạy và quản lý
POHE nên được xây dựng, vận hành theo lộ trình, với sự tham gia của các bên liên

quan.
5. Các điều kiện đảm bảo chất lượng
Dưới đây trình bày một số điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng của các chương
trình đào tạo tại các trung tâm POHE trong những năm đầu thành lập.
5.1. Giảng viên
Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng đào tạo của các
trung tâm POHE. Như trong phần phân tích thực trạng, hiện nay các trường đã có sẵn
lợi thế đội ngũ giảng viên có năng lực, kinh nghiệm về giảng dạy, nghiên cứu trong
chương trình POHE nhưng lại rất thiếu những chuyên gia trình độ cao. Vì vậy, cách
thức hiệu quả nhất để chuẩn bị đội ngũ giảng viên cho trung tâm POHE là đào tạo
ToT. Mỗi trường sẽ lựa chọn một số giảng viên cốt cán (giảng viên nguồn), nhóm
giảng viên nguồn này sẽ được các chuyên gia của Dự án trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng
để sau này hướng dẫn cho các giảng viên khác trong trường.
5.2. Tổ chức, quản lý
Theo Điều 44 Điều lệ trường đại học năm 2010, trung tâm POHE thuộc dạng các tổ
chức nghiên cứu và phát triển, được thành lập theo quyết định của Hiệu trưởng, vì vậy
nhà trường có quyền tự chủ hoàn toàn trong việc quyết định cơ cấu tổ chức, quản lý
của trung tâm. Việc xác định cơ cấu tổ chức của trung tâm cần căn cứ vào điều kiện
thực tiễn của nhà trường và việc lựa chọn mô hình hoạt động. Ngoài bộ phận chuyên
môn, lãnh đạo trung tâm, cần ít nhất 1-2 cán bộ tổ chức đào tạo, cũng như cán bộ kế
toán, hành chính.
Một trong những yếu tố quan trọng mà trung tâm POHE cần quan tâm đó là mối quan
hệ gắn kết giữa trung tâm với các đơn vị khác trong trường. Sự gắn kết chặt chẽ này sẽ
giúp trung tâm khai thác khách hàng, thu hút nguồn lực, và tạo sự ủng hộ của các nhà
quản lý, qua đó để duy trì sự phát triển bền vững của trung tâm POHE.

Nghiên cứu khả thi và định hướng thành lập trung tâm POHE

23



×