Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện hoành bồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.68 KB, 30 trang )

CHƯƠNG I

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ,
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý
Hoành Bồ có vị trí rất độc đáo, tiếp giáp và được bao quanh bởi 3 thành
phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí) và 01 thị xã (thị xã Quảng Yên); nằm ở vị
trí trung tâm tỉnh Quảng Ninh, trên 2 tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hạ Long –
Móng Cái và Hải phòng-Hạ Long – Móng Cái, trên trục phát triển phia Tây
tỉnh Quảng Ninh.
Huyện Hoành Bồ nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động đến từ
sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long. Với vai trò vừa là vùng
ngoại ô, vừa là vệ tinh của thành phố Hạ Long, Hoành Bồ có điều kiện thuận
lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội trên cơ sở phát huy những thế mạnh
của huyện như phát triển công nghiệp sản xuất gạch ngói, xi măng... Đặc biệt,
huyện tiếp giáp vịnh Cửa Lục, nơi có cảng Cái Lân là cửa ngõ quan trọng của
khu vực phía Bắc thuận lợi để phát triển dịch vụ cảng biển.
2. Địa hình
Hoành Bồ có địa hình đa dạng, gồm địa hình đồi núi tiếp giáp biển.
Phần lớn diện tích nằm trong hệ thống núi cánh cung Đông Triều-Móng Cái.
Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, càng gần biển thì đồi núi càng thấp dần
và xen kẽ vùng đất bằng, tạo ra một sự đa dạng và kết hợp giữa phát triển kinh
tế miền núi, trung du ven biển. Địa hình Hoành Bồ có thể chia thành 3 vùng
chính là: (i) vùng núi cao trên 500 mét, chiếm 10% diện tích tự nhiên; (ii) vùng
trung du-đồi núi thấp dưới 500 mét, chiếm khoảng 70% tổng diện tíhc (iii)
vùng đồng bằng ven biển chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên.
3. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt và nước ngầm dồi dào. Hiện đang được khai thác phục


vụ nhu cầu trong huyện và là nhà cung cấp nước chính cho các thành phố Hạ
Long và Móng Cái.
b) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Hoành Bồ là 84.463,22 ha, chiếm
13,84% tổng diện tích của tỉnh Quảng Ninh. Diện tích đất được đưa vào sử
dụng là 77.663,01 ha (chiếm 91,94% tổng diện tích tự nhiên), trong đó đất
nông nghiệp là 70.632,02 ha; đất phi nông nghiệp là 7.030,99 ha và đất chưa
sử dụng còn 6.800,21 ha (chiếm 8,06% tổng số).
c) Tài nguyên rừng


Hoành Bồ có 66.645,53 ha đất rừng (chiếm 78,9% tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện), phần lớn là rừng tự nhiên với độ che phủ năm 2013 đạt
63%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 51,0% của tỉnh Quảng Ninh. Diện tích rừng
sản xuất là 35.865,47 ha; rừng phòng hộ là 14.958,73 ha và rừng đặc dụng là
15.821,33 ha. Tài nguyên rừng của Hoành Bồ rất phong phú và đa dạng với
khoảng 1.027 loài thực vật (trong đó có các loại cây quý hiếm như như lim,
sến, táu, lát, ...), khoảng 250 loài động vật (trong đó: thú gồm 8 bộ, 22 họ, 59
loài; chim gồm 18 bộ, 44 họ, 154 loại; bò sát lưỡng thể gồm 37 loài). Rừng
Hoành Bồ còn là tài nguyên dược liệu phong phú và du lịch độc đáo.
d) Tài nguyên biển
Hoành Bồ có bờ biển dài khoảng 15km nhưng do ở xa các ngư trường
đánh bắt hải sản nên nghề đánh bắt, khai thác hải sản của huyện còn hạn chế.
Huyện còn có vùng Bắc Cửa Lục rộng lớn có diện tích khoảng 2.000 ha bãi
triều (xã Lê Lợi: 1.000ha, xã Thống Nhất: 1.000ha) rất thuận lợi để nuôi trồng
thuỷ hải sản.
đ) Tài nguyên khoáng sản
Hoành Bồ có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú gồm đá vôi,
đất sét, mỏ than, mỏ kim loại... là thế mạnh của huyện. Tài nguyên khoáng sản
của Hoành Bồ có thể chia thành 4 nhóm sau: (i) nhóm nhiên liệu gồm than đá

và đá dầu; (ii) nhóm vật liệu xây dựng, gồm đá vôi (trữ lượng hàng ngàn tỷ
tấn), đất sét (trữ lượng 20 triệu tấn, đá xây dựng (trữ lượn ); (iii) nhóm khoáng
sản kim loại gồm sắt, vàng, antimon, thuỷ ngân, man gan, chì, kẽm; (iv) nhóm
khoáng sản phi kim loại, gồm phốt-pho-rít, thạch anh tinh thể và cao lanh.
4. Tài nguyên du lịch
Hoành Bồ có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng: nhiều hang động
đẹp (hang Đá Trắng, hang Đồng Má,...) và danh lam thắng cảnh (núi Mằn, núi
Bân, hồ Yên Lập, hồ An Biên…)… là địa danh du lịch hấp dẫn; di tich người
Việt cổ thời kỳ đồ đá (trong các di tích ở Mái Đá, hang Hà Lùng) và văn hóa
dân tộc đặc sắc (khu bảo tồn văn hóa dân tộc Da Thanh Y)..
II. NHỮNG LỢI THẾ SO SÁNH VÀ KHÓ KHĂN

1. Lợi thế so sánh
- Vị trí địa lý: nằm trong vùng đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh
được bao quanh bởi 3 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí) và thị xã
Quảng Yên; trực tiếp nhận sự lan tỏa phát triển của TP Hạ Long, Cẩm Phả;
thay thế, bổ sung cho 3 thành phố trong việc tiếp nhận các dự án đầu tư; dịch
vụ phục vụ 3 TP (cung cấp thực phẩm, du lịch, nước sạch…); Vị thế kết nối
liên vùng và quốc tế thuận lợi (nằm trên 2 tuyến đường cao tốc Nội Bài-Hạ
Long-Móng Cái và Hải Phòng-Hạ Long, tiếp giáp cảng biển nước sâu Cái Lân
và có 3 bến cảng biển có thể tiếp nhận tầu 15.000 tấn);
- Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, trong đó một số loại có trữ
lượng khá lớn (đá vôi hàng tỷ tấn), nước ngọt, có 66.645,53 ha đất lâm nghiệp
2


trong đó, rừng sản xuất là 35.865,47 ha; rừng nguyên sinh, đa dạng sinh học là
lợi thế để trồng, khai thác đặc sản và du lịch.
- Quỹ đất, nhất là đất lâm nghiệp lớn
- Bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo: Khu bảo tồn dân tộc Dao Thanh Y.

- Có các cơ sở đào to lao động trình độ cao (Trường cao đẳng nghề
Hồng Cẩm và sẽ triển khai đầu tư xây dựng Trường CNKT Việt-Hàn trong
thời gian tới)
2. Khó khăn, hạn chế
- Diện tích huyện Hoành Bồ tuy rộng song đất đồi núi chiếm tỷ lệ lớn,
địa hình độ dốc lớn, gây khó khăn cho trồng cây nông nghiệp cũng như phát
triển cơ sở hạ tầng.
- Khả năng khai thác thêm tài nguyên đất hạn chế; đất chưa sử dụng còn
ít. Hiệu quả sử dụng một số loại đất còn chưa cao.
- Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, trữ lượng khá lớn, song từ đó
chỉ có thể khai thác, chế biến được những sản phẩm với giá trị gia tăng thấp và
quá trình khai thác dề gây ra ô nhiễm môi trường.
- Mức độ đô thị hóa của huyện còn thấp so với toàn tỉnh khoảng 21,5%,
hệ thống đô thị trong vùng còn phân bố không đều, chưa phát triển đồng bộ.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp.
CHƯƠNG II

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
I. Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 20062013
1. Những thành tựu chính
- Kinh tế tăng trưởng nhanh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên địa
bàn huyện bình quân hàng năm thời kỳ 2005-2010 đạt 42,55%/năm và thời kỳ
2011-2013 mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn đạt 14,8%/năm.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa: tỷ
trọng của khu vực CN-XD trong GDP tăng nhanh, từ 31%năm 2005 lên 63,4%
năm 2013; trỷ trọng của khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản giảm trong các
mốc thời gian tương ứng từ 24,9% xuống 7,1%; tỷ trọng của khu vực dịch vụ
tương ứng là 44,1% và 29,5%;
- Do kết quả kinh tế tăng trưởng nhanh nên, thu nhập bình quân đầu

người tăng nhanh, từ 5,8 triệu đồng/người năm 2005 lên 25,4 triệu đồng/người
năm 2010 và 43,6 triệu đồng/ng năm 2013.

3


- Thu ngân sách tăng nhanh: tổng thu ngân sách trong thời kỳ 20052013 là 969,3 tỷ đồng, tăng từ 30,2 tỷ năm 2005 lên 174,4 tỷ đồng năm 2012
và năm 2013 đạt 228,7 tỷ đồng (tăng 31,13% so với năm 2012).
- Huy động vốn đầu tư phát triển đạt quy mô lớn: trong thời kỳ 20051013 tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 17.109 tỷ đồng, năng lực sản xuất mới
được tạo ra và đi vào hoạt động, đặc biệt là sản xuất xi măng và các loại vật
liệu xây dựng (gạch ngói, đá xây dựng…), chế biến gỗ…
- Công tác giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ: tổng số lao động làm
việc trong nền kinh tế tăng từ 21.695 người (năm 2005); lên 25.846 người
(năm 2013); số người được giải quyết việc làm bình quân hàng năm là 9001.000 người; cơ cấu lao động bước đầu chuyển dịch theo hướng tiến bộ: tỷ
trọng lao động khu vực phi nông nghiệp tăng từ 35,34% năm 2010 lên 37,41%
năm 2013.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh: từ 27% năm 2005 xuống 4,36% năm 2013;
2. Những hạn chế
- Xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, lạc hậu, quy mô nền kinh tế còn
nhỏ (GDP/VA bình quân đầu người năm 2013 đạt 2.072 USD, bằng 71,2%
mức trung bình tỉnh Quảng Ninh (tỉnh QN năm 2013 là 2.910USD/người).
- Chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách: thời kỳ 2005-2013 thu ngân sách
969,3 tỷ đồng (không tính nguồn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên), song tổng chi
là 1.876,7 tỷ đồng. Các nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào các nguồn từ bên
ngoài và đang có xu thế giảm kể từ năm 2010.
- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thiếu và lạc hậu: các tuyến đường giao
thông đối ngoại hẹp và xuống cấp; tỷ trọng đường đất và đường cấp phối trong
mạnh lưới giao thông nông thôn, nhất là ở khu vực miền núi còn cao.
- Công nghiệp chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, giá trị gia tăng thấp
và gây ô nhiễm môi trường; nông nghiệp manh mún, chưa có sản phẩm hàng

hóa lớn; dịch vụ-du lịch phát triển chậm, chưa tương xứng với tiềm năng
- Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế về trình độ học vấn, tay nghề và kỹ
năng. Năm 2013, tỷ lệ lao động được huấn luyện, đào tạo là 38,02%, thấp hơn
nhiều so với mức bình quân của tỉnh Quảng Ninh (là 56%).
- Cơ sở vật chất ngành giáo dục và y tế còn hạn chế: tỷ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia thấp, trang thiết bị y tế thiếu đồng bộ và chưa hiện đại…
Tóm lại, kinh tế Hoành Bồ đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong thời
kỳ 2006-2013 và cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ
trọng khu vực phi nông nghiệp, song nhìn chung trình độ phát triển và cơ cấu
kinh tế còn mang đặc trưng của một nền kinh tế còn ở đẳng cấp thấp với đặc
trưng là chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và chế biến ở dạng thô, giá trị
gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi trường và số lượng doanh nghiệp còn ít và
phần lớn còn yếu. Trong lĩnh vực dịch vụ chưa có doanh nghiệp lớn, hầu hết là
cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra
4


nhanh chóng đang gây áp lực lớn đối với hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn
huyện, đặc biệt đối với hệ thống giao thông vận tải. Đồng thời, mặc dù tỷ trọng
khu vực công nghiệp-xây dựng trong GDP cao, song nhìn chung, nông-lâm
nghiệp còn phổ biến rộng rãi và vẫn là đại diện cho nền kinh tế Hoành Bồ.
2. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

2.1. Quan điểm phát triển
a). Phát triển KT-XH huyện Hoành Bồ nhanh, mạnh, bền vững, năng lực
hội nhập cao đặt trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh; liên
kết chặt chẽ với các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí để hình thành
vùng đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh.
b). Huy động mạnh mẽ nguồn nội lực trên cơ sở phát huy các yếu tố có ý

nghĩa bền vững dài hạn là nguồn nhân lực có chất lượng, nền văn hóa dân tộc
giầu bản sắc, kết hợp đẩy mạnh thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để khai
thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện trên các lĩnh vực công
nghiệp-TTCN, dịch vụ-thương mại, nông-lâm-ngư nghiệp nhằm tạo ra những
đột phá mới để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
c). Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường,
khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với thực hiện mô hình tăng trưởng
xanh của toàn tỉnh Quảng Ninh.
d). Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo
an sinh và công bằng xã hội.
đ). Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT-XH với giữ vững ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội và bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh.
2.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2020
a) Mục tiêu tổng quát
- Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng huyện Hoành Bồ có kinh tế phát
triển nhanh, mạnh, bền vững với cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết liên thông trong
vùng đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh; môi trường trong sạch, bền vững;
bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; trật tự - an toàn xã hội,
quốc phòng, an ninh bảo đảm.
- Đến năm 2030, huyện Hoành Bồ trở thành một trong những vùng kinh
tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, với cơ cấu kinh tế Dịch vụ-Công nghiệpNông nghiệp; khu vực dịch vụ văn minh - chất lượng cao, công nghiệp sạch,
hiện đại, nền nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao; là một trong những trung
tâm phát triển đô thị sinh thái của tỉnh Quảng Ninh.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Về kinh tế

5



+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế (giá trị gia tăng-VA) bình quân hàng năm
giai 2011-2020 đạt khoảng 13,0-14,0%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là
10,0-11,0%/năm; giai đoạn 2016-2020 là 14,0%-15,0%/năm.
+ Cơ cấu kinh tế năm 2015: công nghiệp-xây dựng: 67,0%; dịch vụthương mại: 26,7%; nông-lâm-ngư nghiệp: 6,30%; năm 2020: công nghiệpxây dựng: 57,0%; dịch vụ-thương mại: 37,3%; nông-lâm-ngư nghiệp: 5,7%;
năm 2030: công nghiệp-xây dựng 47,5%; dịch vụ 49,5% và nông-lâm-ngư
nghiệp là 3,0%;
+ Giá trị gia tăng (VA) bình quân đầu người (giá thực tế tại thời điểm):
năm 2015 đạt khoảng 2.800-3.000 USD/người; năm 2020 khoảng 6.400
USD/người và năm 2030 đạt khoảng 16.000 USD/người.
+ Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 12,0-15,0%/năm;
+ Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011-2020 đạt khoảng 13.800 tỷ
đồng.
- Về xã hội
+ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số thời kỳ 2016-2020 khoảng 1,2%/năm và
dưới 1,0%/năm thời kỳ 2021-2030;
+ Tỷ lệ trường phổ thông các cấp đạt chuẩn quốc gia: năm 2015 đạt 4550%; năm 2020 đạt trên 70%; huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% trẻ
tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi cấp tiểu học là 99%,
trung học cơ sở là 95%; 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo: phấn đấu năm 2015 đạt trên 50% và năm
2020 đạt trên 70% tổng số lao động làm việc; trong đó tỷ lệ đào tạo nghề là
trên 30% năm 2015 và trên 50% năm 2020;.
+ Tạo việc làm cho 900-1.000 người/năm;
+ Tỷ lệ nghèo: giảm bình quân khoảng 1,5-2,0%/năm thời kỳ 20112020;
+ Tỷ lệ xã đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế duy trì 100%; từ 2015, có
100% Trạm y tế xã có bác sỹ; số giường bệnh/10.000 dân năm 2015 là 32
giường; năm 2020 là 40,0 giường; năm 2030 là 50 giường bệnh; Tỷ lệ người
dân tham gia bảo hiểm y tế năm 2015 là trên 80% và năm 2020 là trên 90%.
+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10% vào năm 2015 và
dưới 8% năm 2020. Duy trì tỷ lệ trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trên
96% năm 2015 và trên 98% năm 2020.

- Về môi trường
+ Duy trì độ che phủ rừng ở mức 64%;
+ Tỷ lệ thu gom chất thải rắn: năm 2015, khu vực nông thôn đạt 70%,
khu vực thành thị đạt 90% và từ năm 2020 khu vực nông thôn và làng nghề đạt
trên 80% và khu vực đô thị đạt trên 90%; 100% Khu, Cụm công nghiệp có hệ
thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn bảo vệ môi trường;
6


+ Tỷ lệ dân được cấp nước sạch: năm 2015, khu vực nông thôn đạt 90%;
khu vực thành thị đạt 98,0%; từ năm 2020, khu vực nông thôn đạt trên 95%,
khu vực thành thị đạt 100%.
- Về quốc phòng-an ninh
+ Gắn phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng an
ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong giai đoạn mới.
+ Tiếp tục xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh
nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới.
2.3. Tầm nhìn đến năm 2030
Đến năm 2030, Hoành Bồ là bộ phận cấu thành của vùng đô thị trung
tâm (gồm các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ), đô thị Trới
trở thành đô thị vệ tinh của thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ sẽ thu hút
các ngành công nghiệp sạch, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn vào Khu công
nghiệp Hoành Bồ (công nghiệp phụ trợ về điện tử, cơ khí chế tạo, cơ khí tiêu
dùng, công nghệ sinh học, vật liệu mới…) và phát triển nhanh các lĩnh vực
dịch vụ, du lịch chất lượng cao nằm trong chuỗi cung ứng dịch vụ của các
thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và thành phố Uông Bí.
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2021-2030 ở mức
10,0%/năm.
- Cơ cấu kinh tế năm 2030: tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng

47,5%; khu vực dịch vụ 49,5%; khu vực nông - lâm nghiệp, thủy sản 3,0%.
- Khu vực dịch vụ phát triển gắn kết chặt chẽ với các thành phố Hạ
Long, Cẩm Phả, Uông Bí và thị xã Quảng Yên, hình thành chuỗi cung ứng các
sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao và giá trị gia tăng lớn như: du lịch sinh
thái, dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch tâm linh, dịch vụ logistics,
dịch vụ vận tải biển, thương mại...
- Các ngành công nghiệp sạch với giá trị gia tăng lớn (các ngành công
nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu mới, du lịch
và dịch vụ) được hình thành và phát triển, tham gia tích cực vào chuỗi sản
xuất-cung ứng trên tuyến phát triển phía Tây tỉnh Quảng Ninh (Hoành Bồ/Hạ
Long/Quảng Yên - Uông Bí – Đông Triều).
- Mô hình “tăng trưởng xanh” của Hoành Bồ được xây dựng và phát
triển bền vững.
- Hệ thống kết cấu hạ tầng của Hoành Bồ đồng cấp, kết nối liên thông
với hệ thống kết cấu hạ tầng của các thành phố Hạ Long và Cẩm Phả tạo thành
hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thống nhất trong vùng đô thị trung tâm và
liên thông với bên ngoài một cách thuận lợi cả về kỹ thuật, công tác vận hành
và quản lý thống nhất.
- Các tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái và Hải
Phòng-Hạ Long chạy qua địa bàn huyện Hoành Bồ được xây dựng. Hệ thống
7


cảng biển trên địa bàn huyện kết nối Hoành Bồ liên thông với các địa phương
trên toàn quốc và quốc tế.
2.4. Xây dựng các phương án tăng trưởng kinh tế
Dự báo tăng trưởng kinh tế huyện Hoành Bồ đến năm 2030 được xây
dựng theo 3 phương án với kết quả tổng quát như sau:
Các chỉ số phát triển chủ yếu của 3 phương án tăng trưởng kinh tế
2011 - 2020

TT

Chỉ số

PA1

2021-2030

PA2

PA3

PA1

PA2

PA3

3.890

4.650

7.353

8.795

12.060

11


13

7,5

8,5

10

1

Giá trị tăng thêm (VA) thời
điểm cuối kỳ (tỷ đồng, giá 3.353
2010)

2

Tốc độ tăng trưởng (VA) hàng
năm

3

Cơ cấu GDP (VA) vào cuối kỳ (giá thực tế)

-

Công nghiệp-XD

58,4

57,3


57

49,6

48,8

47,5

-

Dịch vụ-TM

35,3

36,9

37,3

45,8

47,3

49,5

-

Nông, lâm, ngư nghiệp

6,3


5,8

5,7

4,6

3,9

3

4

Giá trị gia tăng bình quân đầu
4.900
người (USD-giá thực tế) 1.

5.370

6.400

10

9.835 11.810 16.000

Từ phân tích, đánh giá các phương án tăng trưởng cho thấy: để phù hợp
với định hướng phát triển chung của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622/2013/QĐ-TTg ngày 31/12/2013,
cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoành Bồ lần thứ XXIII,

Phương án 3 là phương án chọn, làm cơ sở định hướng cho phát triển các
ngành lĩnh vực phát triển của huyện đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
2.5. Các đột phá phát triển
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển như trên, cần triển khai
thực hiện 2 đột phá tăng trưởng và một điểm nhấn sau:
- Đột phá 1: Xây dựng và phát triển Khu công nghiệp Hoành Bồ: diện
tích 620 ha với các ngành công nghệ sạch, công nghiệp phụ trợ với các sản
phẩm có giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,
Quy đổi từ VNĐ theo giá thực tế tại thời điểm mốc trên cơ sở dự báo biến đổi tỷ giá VNĐ/USD và giả định đồng USD sẽ
mất giá so với chính nó là 34% trong thời kỳ 2011-2020 và 38% trong thời kỳ 2020-2030 như trong Quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
1

8


công nghệ vật liệu mới, cơ khí, kỹ thuật điện, dệt-may, sản xuất hàng tiêu
dùng.
- Đột phá 2: Đẩy mạnh xây dựng Thị trấn Trới: đô thị loại IV, trực tiếp
gắn kết với TP. Hạ Long, hạt nhân đô thị hóa và phát triển dịch vụ, du lịch để
phát huy vai trò, lợi thế nằm trong vùng đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh.
Đồng thời, thực hiện một điểm nhấn trong nông nghiệp là: ứng dụng các
mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong các lĩnh vực: trồng hoa, rau
hữu cơ, quả, thực phẩm, cây cảnh, chăn nuôi gia cầm, gia súc.
3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC KINH TẾ
3.1 Công nghiệp-xây dựng
1. Hiện trạng phát triển
- Đạt được tốc độ tăng trưởng rất nhanh: nhịp độ tăng giá trị sản xuất công
nghiệp bình quân thời kỳ 2006-2013 là 85%/năm. Tác động tích cực đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện: tỷ trọng CN-XD năm 2005 là 31%,

năm 2010 tăng lên 70,0%, năm 2013 là 63,4%;
- Cơ cấu ngành chuyển dịch tiến bộ: nhóm ngành công nghiệp chế biến
tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất
công nghiệp: tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 14,8% (năm 2005) lên
79,0% (năm 2013); tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm từ 85,2% năm 2005
xuống còn 21,0% năm 2013. Tuy nhiên, chủ yếu là các ngành công nghiệp chế
biến chủ yếu vẫn dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và tiêu hao năng
lượng lớn (xi măng, VLXD, đồ gỗ…).
- Bước đầu hình thành được các ngành, sản phẩm trọng điểm là: xi măng,
vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, điện-nước, chế biến nông - lâm sản
(gỗ, chế biến lương thực - thực phẩm). Đã hình thành được một số cơ sở công
nghiệp quy mô lớn, trang bị hiện đại (xi măng), sản xuất gạch ngói nung tạo
nền móng cho CNH trên địa bàn huyện
- Lao động công nghiệp tăng nhanh, năm 2005 có 2.569 người; năm 2013
tăng lên 6.443 người. Tỷ trong lao động trong tổng số lao động làm việc tăng
từ 11,5% năm 2005 lên 24,93% năm 2013.
Những hạn chế trong phát triển công nghiệp là: chủ yếu là khai thác tài
nguyên, giá trị gia tăng thấp, gây ô nhiễm môi trường; chưa có sản phẩm chủ
lực công nghệ cao; tác dụng lan tỏa của công nghiệp chưa rộng.
2. Phương hướng phát triển
a) Mục tiêu phát triển
- Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng bình quân giai
đoạn 2011-2020 đạt 13,5%/năm, giai đoạn 2021–2030 đạt 9,0%/năm.
- Tỷ trọng khu vực công nghiệp-xây dựng trong tổng giá trị gia tăng năm
2015 là 67%, năm 2020 là 57,0% và năm 2030 là 47,5%.
9


- Lao động công nghiệp tăng từ 5.838 người năm 2010 lên 7.500 người
năm 2015 và khoảng trên 15.000 người đến năm 2020.

b) Định hướng phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp
- Nhóm các ngành, sản phẩm công nghệ sạch, giá trị gia tăng cao
Phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh của tỉnh Quảng Ninh, thu hút vốn
đầu tư phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp sạch, tập trung trong Khu
công nghiệp Nam Hoành Bồ với là các ngành, sản phẩm sau:
+ Công nghiệp phụ trợ:chủ yếu là các chi tiết, linh liện, phụ kiện, phụ
tùng... thuộc các ngành công nghệ thông tin, công nghệ thông tin, cơ khí chế
tạo, sợi-dệt-may, da-giầy, sản xuất hàng tiêu dùng... Phối hợp, phân công, hợp
tác với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (trước hết là các
doanh nghiệp điện tử trong khu công nghiệp Việt Hưng, các doanh nghiệp
ngành dệt may của Tập đoàn Texhong...) và trong vùng Đồng bằng Sông Hồng
để tạo dựng và phát triển các ngành, sản phẩm trong chuỗi sản xuất và cung
ứng khu vực và toàn cầu.
+ Công nghệ sinh học, chế biến lương thực, thực phẩm và sản xuất thức ăn
gia súc: xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học, tâp trung vào các ngành
sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm, dầu thực vật và thức ăn gia súc.
+ Công nghiệp cơ khí chế tạo: thu hút các dự án đầu tư sản xuất các loại
phụ tùng, phụ kiện, chi tiết hoặc cụm chi tiết của các sản phẩm cơ khí như
động cơ, thiết bị, phương tiện giao thông, máy công cụ... trong chuỗi giá trị
ngành cơ khí chế tạo tỉnh Quảng Ninh và các địa phương khác.
+ Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ: phát triển các cơ sở chế biến
và sản xuất các loại đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ văn phòng cao cấp....
- Nhóm các ngành công nghiệp truyền thống và hiện hữu
+ Sản xuất xi măng: Phát huy tối đa công suất của dây chuyền 1 các nhà
máy xi măng Hạ Long Thăng Long. Khi có nhu cầu của thị trường, triển khai
dây truyền 2 theo quy hoạch. Thực hiện triệt để các giải pháp bảo vệ môi
trường để giảm thiểu những tác động tích cực đến môi trươngf.
+ Sản xuất vôi, vữa xây dựng: Xúc tiến xây dụng nhà máy sản xuất vôi
công nghiệp. Tổ chức sản xuất các loại chất liệu xây dựng như xi măng trộn
sẵn thương phẩm, vữa xây dựng phối trộn sẵn (dạng khô), bả matit...

+ Sản xuất gạch, ngói: Đầu tư chiều sâu cho các nhà máy sản xuất gạch để
phát huy tối đa công suất hiện có và cải tiến, đổi mới công nghệ để chuyển
sang sản xuất các loại gạch trang trí, ngói lợp chất lượng cao và chuyển sang
sản xuất gạch không nung.
+ Khai thác, sản xuất đá xây dựng: Tiếp tục sản xuất đá xây dựng với quy
mô năm 2015 là 700 nghìn m 3, năm 2020 là 1.050 nghìn m 3; khai thác tập
trung tại xã Sơn Dương, xã thống Nhất.
10


- Công nghiệp năng lượng (sản xuất điện): triển khai xây dựng nhà máy
nhiệt điện Thăng Long, công suất 600 MW, dự kiến bắt đầu phát điện từ năm
2017; tổng sản lượng điện phát ra khoảng 2,8-3,0 tỷ Kw.h. Dự kiến sản lượng
than khai thác năm 2015 đạt khoảng 700 nghìn tấn; năm 2020 khoảng 800
nghìn tấn và năm 2030 khoảng 1,0 triệu tấn.
- Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: Hướng phát triển là dệt, may, sản
xuất đồ dân dụng, gia công xuất khẩu, sản xuất bao bì, đồ nhựa... tập trung ở
Khu công nghiệp Nam Hoành Bồ (xã Lê Lợi).
- Công nghiệp dệt may: Thu hút các nhà đầu tư phát triển sản xuất phụ kiện
và sản phẩm dệt-may trong chuỗi giá trị gia tăng ngành dệt-may của tỉnh
Quảng Ninh (hợp tác, liên kết với Khu công nghiệp Hải Yên và tập đoàn dệtmay Texhong), chủ yếu tập trung vào Khu công nghiệp Nam Hoành Bồ.
- Công nghiệp nước: Nâng công suất nhà máy nước §¸ Tr¾ng lên 20.000
m / ngày.đêm, nhà máy nước Đồng Ho lên 40.000 m 3/ngày.đêm và Lưỡng Kỳ
công suất 26.000 m3/ngày.đêm.
3

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp giai
đoạn giai đoạn 2013-2020 dự kiến tăng trung bình 12%/năm.
c) Phát triển khu, cụm công nghiệp
- Khu công nghiệp Nam Hoành Bồ: Diện tích 620 ha, tại xã Lê Lợi. Các

ngành nghề và sản phẩm chủ yếu sau:
+ Nhóm ngành công nghiệp phụ trợ về điện tử - điện lạnh: sản xuất các loại
chi tiết, phụ kiện phục vụ cho sản xuất hàng điện tử, vi điện tử, viễn thông,
thiết bị điện gia dụng, thiết bị điện lạnh…
+ Nhóm ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: sản xuất các loại vật liệu
xây dựng từ xi măng (sau xi măng): sản xuất bê tông đúc sẵn, ống cống thoát
nước, cột điện bê tông...; thiết bị vệ sinh, gạch lát, trang trí gốm, sành sứ, thủy
tinh, pha lê cao cấp,.
+ Nhóm ngành sản phẩm gỗ và trang trí nội thất: chế biến các sản phẩm
gỗ, sản xuất gỗ ván ép xây dựng, sản xuất bàn ghế, trang thiết bị nội thất, đồ
thủ công mỹ nghệ cao cấp.
+ Nhóm ngành chế biến nông lâm hải sản: chế biến/sản xuất thực phẩm, đồ
uống, giải khát, chế biến thủy, hải sản và sản xuất thức ăn gia súc.
- Cụm công nghiệp vật liệu xây dựng Bắc đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long.
Dự kiến bố trí tại xã Thống Nhất, diện tích trên 75 ha. Ưu tiên bố trí sản
xuất vật liệu xây dựng với quy trình công nghệ cao, sạch than thiện với môi
trường (gạch không nung, bê tông nhẹ…).
3.2. Thương mại, dịch vụ
1. Hiện trạng phát triển
- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ (tính theo giá trị gia tăng-VA)
tăng nhanh, bình quân 23,8%/năm (2005-2010) và 26,9%/năm (2011-2013);
11


- Số lượng cơ sở TM-DV khách sạn nhà hàng tăng nhanh: năm 2005 có
1.285 cơ sở; năm 2013 có 2.550 cơ sở.
- Lao động ngành thương mại-dịch vụ: năm 2005 có 2.054 người; năm
2012 có 5.838 người. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2013 đạt
970,5 tỷ đồng.
- Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại-dịch vụ: năm 2005 đạt 122,4

tỷ đồng, năm 2013 đạt 775 tỷ đồng (giá SS). Tốc độ tăng 28,3%/năm.
- Dịch vụ vận tải: tăng nhanh, doanh thu năm 2005 đạt 70,5 tỷ đồng,
năm 2012 đạt 358 tỷ đồng, tăng 25,8%/năm; năm 2013 đạt 358 tỷ đồng.
- Dịch vụ thông tin: trong kỳ 2005-2012, số máy điện thoại cố định tăng
gần 2,0 lần, số thuê bao điện thoại di động tăng hơn 12,0 lần, số thuê bao
internet tăng 100 lần; doanh thu bưu điện tăng 11,7 lần.
- Dịch vụ nông nghiệp, chuyển giao công nghệ, môi trường đô thị, y tế,
đào tạo. văn hóa… được quan tâm phát triển.
Tuy nhiên, khu vực dịch vụ còn có những hạn chế sau: chưa hình thành
được các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng lớn (tài chính, ngân hàng, chuyển
giao công nghệ…), du lịch chưa được khai thác và phát triển tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của Hoành Bồ.
2. Phương hướng phát triển
Phát triển ngành dịch vụ huyện Hoành Bồ tương xứng với tiềm năng và
khai thác tối đa lợi thế so sánh của huyện, đặt trong chuỗi gắn kết với các
thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí và thị xã Quảng Yên theo hướng đa
dạng hoá, nâng cao giá trị, chất lượng và hiệu quả của các loại hình dịch vụ,
phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các loại dịch vụ có gia trị gia tăng cao.
a). Mục tiêu phát triển
- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2011-2020 là 14%/năm
và giai đoạn 2021-2030 là 13%/năm.
- Nâng tỷ trọng ngành dịch vụ-thương mại trong tổng giá trị gia tăng
(VA) từ 21% năm 2010 lên 32% năm 2015 và 43% vào năm 2020.
- Thực hiện 2 đột phá để phát triển nhanh khu vực dịch vụ là: du lịch
sinh thái-văn hóa và vận tải-logistics.
b) Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực dịch vụ
b1). Thương mại
Xây dựng thị trấn Trới trở thành trung tâm thương mại của khu vực (tiêu
vùng), làm chức năng là trung tâm phát luồng hàng hóa và đầu mối các hoạt
động thương mại chính cho các vùng lân cận (tỉnh Bắc Giang, huyện Ba Chẽ).

Xây dựng trung tâm thương mại Bắc sông Trới, Tây Cầu Trới và khu đô
thị mới Cầu Bang để hợp thành cụm trung tâm cấp tiểu vùng ở Hoành Bồ.

12


Cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống tại các xã nhằm phục vụ tốt
nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
- Hình thành và phát triển mạng lưới cơ sở thương mại: Trung tâm mua
sắm cấp tiểu vùng ở đô thị Trới.
- Xây dựng mạng lưới kho và dịch vụ logistics gắn với 2 tuyến đường
cao tốc (Hà Nội-Hạ Long-Móng Cái và Hải Phòng-Hạ Long-Móng Cái), quốc
lộ 279 kết nối với Bắc Giang đi Lạng Sơn/các tỉnh miền núi Bắc Bộ/Trung
Quốc và hệ thống cảng biển (3 cảng biển) gắn kết bổ sung hỗ trợ cảng nước
sâu Cái Lân.
- Phát triển mạng lưới thương mại gắn với du lịch: sản phẩm lưu niệm,
dịch vụ nhà hàng, nghỉ ngơi giải trí.
- Dịch vụ thương mại: đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động bán buôn
(đầu mối tiểu vùng phía Tây tỉnh Quảng Ninh và kết nối liên vùng), cung ứng
hàng hóa, đóng gói, bảo quản, bán lẻ và chăm sóc khách hàng ;
b2). Dịch vụ vận tải, kho vận logistisc
Phất triển các lọi hình dịch vụ chủ yếu sau :
- Dịch vụ vận tải biển (3 cảng biển): xi măng, clinke, than, sản phẩm gỗ
rừng trồng…
- Dịch vụ cảng biển: bốc xếp, vận chuyển, cấp nhiên liệu, nước, thực
phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị và tầu biển..
- Dịch vụ kho vận: các sản phẩm ckinker, VLXD, đồ gỗ chế biến, hàng
hóa của Khu CN Hoành Bồ…
b3). Các loại dịch vụ khác
Thực hiện tốt các hoạt động dịch vụ về truyền tải điện, cung cấp nước

sạch, dịch vụ đô thị, bảo vệ môi trường, các dịch vụ có gia trị gia tăng cao như
tài chính-ngân hàng, bảo hiểm, thông tin, đào tạo nhân lực, dịch vụ chuyển
giao KH-CN phục vụ phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao…
b4). Du lịch
Phát triển các sản phẩm du lịch và khu du lịch gắn kết với chuỗi sản
phẩm du lịch biển, nghỉ dưỡng, khám phá thiên nhiên dấp dẫn, văn hóa độc
đáo, tâm linh đa dạng và mua sắm của Vùng du lịch Hạ Long; với chuỗi sản
phẩm du lịch lịch sử-văn hóa-tâm linh, cùa vùng du lịch Đồng Triều-Uông BíQuảng Yên.
Phát triển các sản phẩm du lịch sau: du lịch văn hóa - ẩm thực dân tộc,
nghỉ dưỡng - chữa bệnh y học dân tộc, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm rừng
núi, trải nghiệm du lịch nông nghiệp-nông thôn (trải nghiệm cấy, gặt, trồng
hoa, rau sạch, …), khám phá và nghiên cứu khoa học rừng nguyên sinh nhiệt
đới, du lịch tâm linh, du lịch hội thảo, hội nghị…
Dự kiến hình thành và tổ chức một số tuyến du lịch chính sau:

13


- Tuyến khám phá và thưởng thức, trải nghiệm các giá trị văn hoá dân
tộc: kết nối tuyến du lịch từ Hạ Long, Uông Bí đến Khu bảo tồn người Dao
Thanh Y;
- Tuyến du lịch tâm linh từ thành phố Uông Bí (Yên Tử), Cẩm Phả (Đền
Cửa Ông) và thành phố Hạ Long đến các điểm du lịch tâm linh thuộc xã Lê
Lợi (đền thờ vua Lê Thái Tổ, đền thờ Vũ Phi Hổ, chùa Yên Mỹ), thị trấn Trới
(chùa Vân Phong) và xã Thống Nhất (chùa Bang, chùa Quýt, Khu di tích núi
Mằn)…;
- Tuyến du lịch sinh thái biển-rừng thành phố Hạ Long - xã Đồng Sơn
và Tuyến du lịch Sinh thái biển-rừng thành phố Hạ Long - xã Kỳ Thượng;
- Hình thành các địa điểm Du lịch: Khu du lịch bảo tồn VH dân tộc Dao
Thanh Y, Khu căn cứ cách mạng xã Sơn Dương, khu căn cứ kháng chiến

chống Pháp xã Bằng Cả, du lich sinh thái ở các xã Quảng La, Đồng Sơn, Kỳ
Thượng, rừng ngập mặn ven biển xã Lê Lợi; Khu giải trí-nghỉ dưỡng sân Golf
Hồ An Biên, Khu Du lịch tâm linh ở xã Lê Lợi, tt.Trới.
- Phát triển xây dựng mô hình đô thị trên đồi, bao gồm một số vị trí tại
khu đô thị bắc cầu Bang (xã Thống Nhất) và khu sân golf kết hợp nhà ở trên
đồi khu vực hồ An Biên (xã Lê Lợi).
- Xây dựng Khu du lịch sinh thái tại xã Quảng La với quy mô dự kiến
50ha; khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn tại xã Thống Nhất; khu du lịch sinh
thái núi rừng tại xã Đồng Sơn dự kiến 30ha; xã Kỳ Thượng dự kiến 100 ha;
Trong thời kỳ đến năm 2020, ưu tiên khai thác những lợi thế sẵn có để
phát triển du lịch văn hoá dân tộc, du lịch sinh thái tại các xã Quảng La, Bằng
Cả, Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Tân Dân.
3.3. Nông, lâm, ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới
1. Hiện trạng phát triển
Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng khá nhanh: năm 2005
là 101,6 tỷ đồng (giá cố định 94), năm 2013 đạt 162 tỷ đồng; nhịp độ tăng bình
quân giai đoạn 2006-2013 là 6,0%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 4,4%/năm,
lâm nghiệp tăng 10,1%/năm, thủy sản tăng 3,9%/năm. Bước đầu xây dựng
được cánh đồng sản xuất tập trung chuyên canh rau, hoa ở thị trấn Trới, xã
Thống Nhất, xã Quảng La. Đã xây dựng được thương hiệu hoa Hoành Bồ,
Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 31,7 tỷ đồng năm 2005 lên 47,0 tỷ
đồng năm 2010 và năm 2013 đạt 128,5 tỷ đồng (chiếm 34,5% tổng giá trị sản
xuất khu vực nông-lâm-ngư nghiệp. Tỷ lệ che phủ năm 2005 đạt 61,1% tăng
lên 63% năm 2013.
Ngành thuỷ sản gồm nghề khai thác tự nhiên và nghề nuôi trồng thuỷ
sản nước ngọt, nước lợ. Năm 2013, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt
và nước lợ có 510 ha; sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản các
loại đạt 1.380 tấn.
14



Về xây dựng nông thôn mới: Đến nay, có 02/12 xã đạt 14-18 tiêu chí
xã nông thôn mới; 06/12 xã đạt 9-13 tiêu chí; 03/12 xã đạt 5-8 tiêu chí và
01/12 xã đạt 4 tiêu chí; chưa có xã nào đạt đủ 19 tiêu chí.
2. Định hướng phát triển
a) Định hướng chung phát triển
- Tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2011-2020 là 5,5-6,0%/năm và thời kỳ
2021-2030 là 4,5-5,0%/năm.
- Tỷ trọng khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản trong GDP: 6,3% năm
2015; 5,7% năm 2020 và 3,0% năm 2030;
- Trung bình hàng năm có từ 2-3% lao động nông nghiệp chuyển dịch
sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
b) Nông nghiệp
- Phấn đấu hình thành và phát triển một số khu nông nghiệp và trang trại
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau sạch và hoa, cây cảnh với diện
tích năm 2020 là 143 ha, trong đó 100 ha rau sạch, rau hữu cơ và 43 ha hoa,
cây cảnh.
- Phấn đấu đến năm 2015 có 328 ha canh tác đạt giá trị thu nhập trên 50
triệu đồng/năm (trong đó: 28 ha đạt trên 100 triệu đồng, 130 ha đạt từ 70 – 100
triệu đồng). Đến năm 2020 có 365 ha canh tác đạt giá trị thu nhập trên 50 triệu
đồng/năm (trong đó: 35 ha đạt trên 100 triệu đồng, 150 ha đạt từ 70 - 100 triệu
đồng).
- Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 là 13.567 tấn. Bình quân
đạt lương thực khu vực nông thôn là 367 kg/người/năm; Đến năm 2020 là
14.336 tấn, bình quân đạt 421 kg/người/năm. Hình thành vùng sản xuất tập
trung năng suất cao ở các xã Lê Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, Quảng La.
- Hình thành các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả ở các xã Sơn
Dương, Thống Nhất, Quảng La, Dân Chủ; trồng mía tím tại các xã Sơn
Dương, Thống Nhất, Quảng La, Vũ Oai;
- Cây thực phẩm, cây hoa, cây cảnh: Phát triển mở rộng vùng sản xuất

tập trung chuyên canh: rau an toàn, hoa chất lượng cao ở thị trấn Trới, xã Lê
Lợi, xã Quảng La
- Cây công nghiệp: Các loại cây lạc, đậu tương trồng ở các xã Sơn
Dương, Thống Nhất, Quảng La, Bằng Cả, Đồng Sơn ...
- Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và trang
trại ứng dụng công nghệ cao trồng rau sạch và hoa chất lượng cao ở các xã Lê
Lợi, Thống Nhất, Sơn Dương, thị trấn Trới.
- Từng bước đưa vào sản xuất các loại cây dược liệu và thực phẩm: nấm
thực phẩm, nấm Linh chi, ba kích… và các loại cây thuốc nam ở các xã vùng
cao. Duy trì vườn cây ăn quả của các hộ gia đình.
15


- Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp từ khoảng 24%
năm 2010, đến năm 2015 dự kiến lên 33% và năm 2020 là 37%.
- Hình thành các trang trại chăn nuôi tập trung đảm bảo chất lượng để
cung cấp cho các đô thị và khu công nghiệp.
- Dự kiến đến năm 2015 đàn lợn đạt khoảng 25.000 con, năm 2020 đạt
30.000 con; phát triển theo mô hình trang trại tập trung quy mô vừa và lớn, tâp
trung ở các xã Vũ Oai, Thống Nhất, Sơn Dương, Lê Lợi và Quảng La,
- Phát triển nuôi trâu bò theo hướng phân tán và quy mô đàn nhỏ tại các
khu vực có quỹ đất. Dự kiến đến năm 2015 tổng đàn trâu bò khoảng 10.000
con, năm 2020 khoảng 11.000 con. Bố trí ở khu vực đồi núi, tập trung ở các xã
Đồng Sơn, Kỳ Thượng, Thống Nhất, Sơn Dương, Đồng Lâm và Quảng La.
- Đàn gia cầm: dự kiến năm 2015 đạt 250.000 con và năm 2020 tăng lên
350.000 con; Ưu tiên phát triển các giống gà địa phương (gà lông xước, gà 6
ngón…) theo hình thức tập trung quy mô lớn ở các xã Dân Chủ, Thống Nhất,
Lê Lợi, Sơn Dương. Phát triển đàn thủy cầm ở các xã ven biển.
c) Lâm nghiệp

- Tỷ lệ che phủ rừng: duy trì tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2020 và những
năm tiếp theo ở mức 64%.
- Bảo vệ, khoanh nuôi nghiêm ngặt diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng
hộ xung yếu. Mở rộng diện tích đất rừng trồng mới sản xuất và đặc dụng trên
diện tích đất trống đồi núi trọc, cải tạo rừng nghèo thành giàu. Phấn đấu đến
năm 2015 nâng độ che phủ rừng lên 64% và duy trì tỷ lệ này đến năm 2020.
Trong giai đoạn 2013 - 2020, hình thành vùng trồng rừng sản xuất tập trung có
diện tích khoảng 6.000 - 7.000 ha (ở xã Sơn Dương, Đồng Lâm, Kỳ Thượng,
Sơn Dương, Thống Nhất) cung cấp gỗ làm ván dăm, nguyên liệu cho chế biến
đồ gỗ dân dụng, tạo nguồn lâm sản ngoài gỗ (măng tre, cây dược liệu). Bảo vệ
rừng đặc dụng (Kỳ Thượng, Đồng Sơn, Đồng Lâm, Hòa Bình, Vũ Oai) tạo
cảnh quan môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Phát triển rừng phòng hộ thành tài
sản du lịch sinh thái, trải nghiệm và khám phá núi rừng (Tân Dân, Hòa Bình,
Quảng La, Bằng Cả, Lê Lợi, Thống Nhất).
- Thực hiện nông-lâm kết hợp kinh doanh dưới tán rừng: trồng, khai
thác các loại cây dược liệu (ba kích…), các loại nấm dược liệu quý như nấm
hương, nấm linh chi; nấm ăn…); chăn nuôi động vật bán hoang dã…
- Thu hút từ 3.500 - 4.000 lao động hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp
và tạo ra nhiều lợi ích kinh tế cho xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo vươn
tới làm giàu bằng nghề rừng cho nhiều hộ dân nơi vùng đồi núi trên địa bàn
huyện.
d) Thủy sản
- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (nước lợ và nước ngọt) năm 2020
khoảng 70-75 ha, sản lượng 310-320 tấn, trong đó cá đặc sản 45-50 tấn.
16


- Tăng khai thác thủy sản tự nhiên, năm 2020 đạt 150 tấn.
đ) Những giải pháp
- Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất gắn với xây dựng

nông thôn mới, tiếp nhận chuyển giao công nghệ (thủy lợi, giao thông nội
đồng, công nghệ sau thu hoạch…);
- Triển khai dồn điền đổi thửa, hình thành phát triển cánh đồng chuyên
canh sản xuất tập trung
- Triển khai xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao:
2-3 vùng sản xuất tập trung và các trang trại nông nghiệp công nghệ cao với
tổng diện tích 143 ha (trong đó, rau sạch 100 ha và 43 ha hoa, cây cảnh).
- Đào tạo kỹ năng nguồn nhân lực thực hành kỹ năng và phong cách lao
động công nghệ cao.
- Tạo lập và mở rộng các mối quan hệ hợp tác, liên kết sản xuất-thị
trường-chế biến… giữa nông dân với các nhà khoa học, nhà phân phối, nhà
chế biến…
e) Xây dựng nông thôn mới
Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án; huy động các nguồn vốn,
hỗ trợ vốn tín dụng và huy động sức dân trên tinh thần tự nguyện để đẩy nhanh
xây dựng nông thôn, đến năm 2020 có 9/12 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới
với 19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên.
3.4. Kết cấu hạ tầng
1. Hiện trạng phát triển
1. Đường giao thông
a). Các tuyến đường giao thông đối ngoại
- Quốc lộ 279 Hạ Long-Hoành Bồ-Bắc Giang: 34,72 Km, đoạn miền núi
cấp IV đường hẹp, quá tải.
- Tỉnh lộ 326 Hoành Bồ-Cẩm Phả: 28,31 Km, tiêu chuẩn cấp IV miền
núi, xuống cấp nghiêm trọng.
- Tỉnh lộ 328 Trới-Vũ Oai-Quang Hanh: khoảng 22 Km đã nâng cấp lên
cấp III đồng bằng (là tuyến đường tránh của TP Hạ Long).
- Tỉnh lộ 327 Hoành Bồ-Hạ Long: 4 Km, cấp III đồng bằng.
- Các cảng biển: có 2 cảng chuyên dùng xi măng Thăng Long (công suất
2,3 tr.tấn/năm) và xi măng Hạ Long (công suất 2,0 tr.tấn/năm);

b). Giao thông nông thôn
- Đường huyện: tổng số có 70,3 Km, hầu hết được trải bê tông và đá
dăm láng nhựa;
- Đường xã, thôn, xóm: tổng số có 311,73 Km, trong đó bê tông nhựa
0,5 Km, đá dăm láng nhựa 44,31 Km; bê tông 64,12 Km; cấp phối 50,15 Km
và 155,66 Km đường đất;
17


c. Giao thông tĩnh: bến xe khách Hoành Bồ mới được xây dựng
2. Mạng lưới cấp điện
- Tổng số có 76 trạm biến áp với tổng công suất 18.860 KVA
- Hệ thống đường phân phối và truyền dẫn đảm bảo cho 99,9% hộ dân
được dùng điện lưới quốc gia.
- Tổng lượng điện tiêu thụ năm 2010: 250 triệu KWh
- Điện tiêu thụ bình quân đầu người: 5.200 Kwh/năm
3. Hệ thống cấp nước
- Có 2 nhà máy nước: Đá Trắng (công suất 10.000 m3/ngđêm) và Đồng
Ho (công suất 20.000m3/ngàyđêm) cấp nước sạch sinh hoạt và sản xuất, dịch
vụ cho nhu cầu trong huyện và các thành phố Hạ Long, Cẩm Phả.
- Hệ thống cấp nước sạch nông thôn: đã xây dựng 21 công trình tự chảy,
222 công trình nhỏ lẻ; 94,34% dân nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh.
- Thủy lợi: trên địa bàn có 75 hồ, đập các loại với tổng dung tích 138
triệu m3, tưới cho 10.000 ha đất nông nghiệp; tỷ lệ kênh mương được kiên cố
hóa đạt 45%.
Những hạn chế và yếu kém về hệ thống KCHT
+ Giao thông đối ngoại còn bất cập: QL 279 hẹp, quá tải;
+ Chưa có cảng biển tổng hợp (mới chỉ có 2 bến cảng chuyên dùng phục
vụ vận chuyển xi măng cho các nhà máy xi măng Thăng Long và Hạ Long);
+ Giao thông nông thôn lạc hậu: còn đến 16,1% đường thôn xóm là

đường cấp phối và hơn 50% là đường đất;
+ Tỷ lệ kiên cố hóa kênh mương thấp (chỉ có 45%)
2. Định hướng phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
1. Giao thông
1.1. Nâng cấp, hiện đại hóa và đồng bộ hệ thống giao thông đối ngoại
a). Mở rộng, xây dựng các bến cảng
- Cảng VLXD tại thôn 4 (xã Thống Nhất): xây dựng mới thêm 2 cầu
cảng (hiện có 3 cầu cảng, tổng số cần 5 cầu cảng)
- Cảng tổng hợp Vũ Oai: xây dựng mới thêm 1 cầu cảng (hiện có 2 cầu
cảng, tổng số cần 3 cầu cảng)
- Cảng dịch vụ-hàng hóa An Biên: xây dựng mới 5 cầu cảng (hiện chưa
có cầu cảng nào).
b). Các tuyến đường bộ đối ngoại
- Hỗ trợ xây dựng đường cao tốc Hải phòng-Hạ Long-Móng Cái và Nội
Bài-Hạ Long-Móng Cái
- Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 279
18


- Nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ: 326, 337, 342. Duy trì bảo dưỡng
kỹ thuật tỉnh lộ 328.
- Nâng cấp, mở rộng 2 tuyến đường kết nối đường 328 và Trới với
đường cao tốc Nội Bài-Hạ Long
- Tuyến từ thị trấn Trới đến trung tâm TP Hạ Long (qua vịnh Cửa Lục)
c) Giao thông nội huyện
- Cải tạo, nâng cấp và duy trì cấp kỹ thuật các tuyến đường trục huyện.
- Giao thông đô thị: nâng cấp, đồng bộ hóa kết hợp với hệ thống cấp
nước, điện, thông tin…
- Xây dựng mới bến xe khách tại TT Trới và xã Thống Nhất đạt tiêu
chuẩn cấp III

- Nâng cấp tuyến xe buýt đi Hạ Long; hình thành các tuyến đi Cẩm Phả,
Uông Bí và các tuyến trong huyện (khi có nhu cầu).
- Giao thông nông thôn: nâng cấp, xây dựng mạng lưới đường xã, thôn
theo tiêu chí nông thôn mới.
2. Mạng lưới cấp điện
Phù hợp với Tổng sơ đồ điện VII và Quy hoạch mạng lưới cấp điện của
tỉnh Quảng Ninh, tập trung xây dựng các dự án Trạm 500 KV Quảng Ninh (tại
huyện Hoành Bồ); Trạm 220/110 kV Hoành Bồ; Nâng cấp Trạm Hoành Bồ và
xây dựng Trạm Khu công nghiệp Hoành Bồ. Căn cứ quy hoạch mạng lưới điện
tỉnh Quảng Ninh, triển khai xây dựng các đường dây: Hoành Bồ-Quảng Ninh;
Tràng Bạch-Hoành Bồ; Uông Bí-Hoành Bồ; Hoành Bồ-Giếng Đáy và Hoành
Bồ-Mông Dương.
3. Hệ thống cấp nước
- Nâng công suất nhà máy Đá Trắng lên 20.000 m3/ngày đêm; Nhà máy
nước Đồng Ho lên 40.000 m3/ngày.đêm
- Xây dựng đập/Nhà máy nước Lưỡng Kỳ CS 26.000 m3/ngày.đêm
- Xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống cấp nước sạch nông thôn theo
chuẩn nông thôn mới
- Thủy lợi: kiên cố hóa kênh mương theo chuẩn nông thôn mới
- Phối hợp liên ngành thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường để đảm
bảo an toàn các nguồn nước.
4. Hệ thống thông tin, truyền thông
- Triển khai các tuyến cáp quang thông tin đến các xã, thôn
- Thu hẹp khoảng cách phục vụ của mỗi bưu cục. Cơ giới hóa hệ thống
dịch vụ bưu chính
5. Bảo vệ môi trường
19


- Đến năm 2020: tổ chức thu gom 100% rác thải sinh hoạt trong ngày

đưa đến xử lý tại bãi rác thải liên vùng Hạ Long-Hoành Bồ-Cẩm Phả.
- Cải tạo bãi rác thải Khu 1, thị trấn Trới.
- Xây dựng Trạm thu gom và xử lý nước thải công suất 7.000 m3/ngày
đêm ở khu vực thị trấn Trới và 3 Traim xử lý nước thải trong Khu công nghiệp
Hoành Bồ.
- Xử lý vấn đề môi trường đối với các nhà máy xi măng và các công
trường khai thác đá và các mỏ khai thác than;
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng ngập mặn
3.5. Các ngành, lĩnh vực xã hội
1. Hiện trạng phát triển
a) Dân số
- Năm 2013, dân số toàn huyện có 50.438 người, mật độ gần 60
người/Km2. Cơ cấu dân số đa dân tộc với 4 dân tộc chính sinh sống, đó là:
Kinh, Dao, Sán Dìu, Tày. Ngoài ra, trên địa bàn của huyện còn có một số ít các
dân tộc khác sinh sống.
- Tỷ lệ tăng tự nhiên cao và tăng qua các năm: năm 2005 là 1,29%; năm
2010 là 1,9% và năm 2012 là 1,91%;
- Tỷ lệ đô thị hóa thấp: năm 2012 là 24% (tỉnh là Quảng Ninh là 50,3%)
b) Lao động, việc làm
- Số người trong tuổi lao động năm 2013 có 27.700 người, chiếm 54,9%
tổng dân số;
- Số lao động làm việc trong nền kinh tế có 25.846 người (năm 2013) ;
tỷ lệ lao động có việc làm/lao động trong tuổi là 93,3% ;
- Trình độ chuyên môn-kỹ thuật của nguồn nhân lực còn thấp : tỷ lệ lao
động qua đào tạo mới chỉ có khoảng 10% tổng lao động làm việc.
- Công tác giải tuyết việc làm được triển khai hàng năm giải quyết việc
làm cho 800-900 lao động.
- Cơ cấu lao động năm 2013: tỷ trọng lao động nông-lâm-ngư nghiệplà
62,7%; CN-XD là 24,93% và khu vực Dịch vụ là 12,38%;
Những hạn chế: Phần lớn dân cư tập trung ở khu vực nông thôn, tỷ trọng

lao động NLN cao và cơ cấu LĐ chuyển dịch chậm, trình độ kỹ năng lao động
còn thấp.
c). Giáo dục và đào tạo
- Năm 2013, tổng số trường phổ thông các cấp và mầm non: 36 trường
(13 trường MN, 22 trường PT, 1 trường dân tộc NT); 9 trường đạt chuẩn quốc
gia (đạt 25%);
20


- Giữ vững phổ cập tiểu học và THCS. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS
99,6%, PTTH 98,5%; năm 2013, huyện đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.
- 100% giáo viên và cán bộ quản lý GD đạt chuẩn
d). Y tế
- Có 01 BV đa khoa, 01 Trung tâm y tế huyện và 01 Phòng khám đa
khoa (khu vực Quảng La).
- Số giường bệnh/10.000 dân: 40 giường (năm 2013);
- Số bác sỹ/10.000 dân: 8,54 bác sỹ (năm 2013);
- Có 13 Trạm y tế (01 Trạm y tế của thị trấn và 12 Trạm y tế xã); 100%
trạm y tế xã đạt chuẩn QG; 7/13 xã đạt Bộ tiêu chí QG về y tế xã, đạt 53,8%
- Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD giảm nhanh và thấp: năm 2013 là 11,32%
đ). Văn hóa - thông tin
- Toàn huyện có 65/82 thôn được công nhận là thôn Văn hóa và 82% gia
đình đạt danh hiệu Gia đình Văn hóa;
- 100% thôn xây dựng được hương ước và khai trương khu văn hóa;
- 100% xã có trạm truyền thanh; duy trì 3 trạm truyền hình cho các vùng
lõm. Toàn huyện có 82 tổ đội văn nghệ;
e). Thể dục thể thao
- Toàn huyện có 26% dân số tập thể thao thường xuyên; số hộ gia đình thể
thao đạt trên 18%

- Có 5 Câu lạc bộ Thể dục-thể thao cấp huyện
- Có 13 đội TDTT cấp xã, thị trấn
2. Phương hướng phát triển
a) Dân số
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên thời kỳ 2011-2015 là 1,2%/năm, thời kỳ
2016-2020 là 1,0%/năm; tỷ lệ tăng cơ học dân số thời kỳ 2011-2020 khoảng
0,8%/năm, thời kỳ 2011-2030 khoảng 1,5%/năm. Nhịp độ tăng dân số tự nhiên
và cơ học thời kỳ đầu là 2% thời kỳ tiếp theo là 2,5%. Dự báo tổng dân số năm
2015 là 52 ngàn người và năm 2020 là 58,7 ngàn người, trong đó dân số đô thị
năm 2015 là 14,546 ngàn người (chiếm 28% tổng số) và năm 2020 là 23,48
ngàn người (chiếm 40,0% tổng số).
b) Lao động-việc làm
Dự báo đến năm 2015, lực lượng lao động trong toàn huyện Hoành Bồ
có khoảng 28 nghìn người, chiếm 53,8% tổng số dân, năm 2020 dự báo có
khoảng 32,0 nghìn người, chiếm 54,5% tổng dân số. Số lao động phi nông
nghiệp khoảng 9.823 người vào năm 2015 (khoảng 40% tổng số) và khoảng
15.500 ngàn người năm 2020 (chiếm 54% tổng số). Bình quân mỗi năm thời
21


kỳ 2015-2020 cần chuyển số lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông
nghiệp là 1.135 người.
c). Giáo dục-đào tạo
Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trẻ mầm non 5 tuổi (đã
đạt năm 2013) và phấn đấu đến năm 2020 phổ cập giáo dục mầm non cho
nhóm trẻ 3-5 tuổi. Giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập
trung học cơ sở. Triển khai tốt chương trình, kế hoạch phổ cập giáo dục trung
học phổ thông theo tiến độ của tỉnh.
Đẩy mạnh đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường chuẩn, đặc
biệt là cơ sở vật chất cho các trường mầm non theo Chương trình quốc gia phổ

cập mẫu giáo 5 tuổi. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia các cấp năm 2015 là
35%; năm 2020 là 80%. Triển khai nâng cấp Trường cao đẳng kỹ thuật nghề
mỏ Hồng Cẩm. Chuẩn bị tích cực để sớm xây dựng Trường cao đẳng công
nhân kỹ thuật Việt-Hàn. Tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% năm 2015 và 60%
năm 2020.
d). Y tế
- Mở rộng cơ hội thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa
bệnh cho người dân: đảm bảo tỷ lệ tham gia BHYT đến năm 2015 đạt trên
80% và năm 2020 trên 95%.
- Mở rộng và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng y tế: tăng quy mô giường bệnh
viện lên 200 giường (năm 2020) và lên 300 giường (năm 2030); triển khai xây
dựng Trung tâm y tế dự phòng huyện; xây dựng 5 Trạm y tế xã, đến năm
2015đạt 100% xã đạt Bộ tiêu chí chuẩn QG về y tế xã.
- Nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ y tế: năm 2015 trên 30%
bác sỹ, dược sỹ có trình độ trên đại học và 50% y tá có trình độ cao đẳng.
đ. Văn hóa-thông tin
- Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa mới”: tỷ lệ thôn/khu phố văn hóa năm 2015 đạt 85% và năm 2020 đạt
90%; tỷ lệ cơ quan doanh nghiệp văn hóa các năm tương ứng là 75% và 90%.
- Từ 2015: 100% thôn/khu phố có Nhà Văn hóa thôn/khu.
- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng
- Xây dựng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y (xã Bằng Cả);
Khu di tích danh thắng và vui chơi giải trí Núi Mằn (xã Thống Nhất).
e. Thể dục thể thao
- Từng bước hoàn thiện Trung tâm TDTT huyện tại TT Trới
- Năm 2020: 100% xã có Trung tâm Văn hóa-Thể thao và có ít nhất 01
Câu lạc bộ TDTT;
- Năm 2015 có 28% dân số thường xuyên tập TT; 26% gia đình thể
thao; năm 2020 tương ứng là 32% và 30%
22



- Nâng cao chất lượng dạy/học TDTT trong trường học và đẩy mạnh các
hoạt động TDTT trong cơ quan, doanh nghiệp.
3.6. Định hướng tổ chức phát triển theo không gian
Định hướng chung: tổ chức phát triển kinh tế, xã hội theo định hướng
chung Hoành Bồ nằm trong vùng đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, trong
mối gắn kết chặt chẽ về kinh tế, xã hội, hệ thống kết cấu hạ tầng với các thành
phố Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí và thị xã Quảng Yên.
1. Vùng đồng bằng và ven biển (gồm thị trấn Trới và các xã …)
Đây là vùng động lực phát triển của Hoành Bồ với định hướng phát triển
tập trung vào những ngành, lĩnh vực và bố trí không gian như sau:
- Phát triển công nghiệp: Khu công nghiệp sạch Hoành Bồ với các
ngành, sản phẩm công nghiệp phụ trợ, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, kỹ
thuật điện, công nghiệp vật liệu mới, công nghệ sinh học (chế biến thực phẩm
và thức ăn gia súc)…
- Đẩy mạnh đô thị hóa và phát triển Thị trấn Trới là đô thị loại IV với
15.000 dân năm 2020 và 24.000 dân năm 2030: trọng tâm là dịch vụ, thương
mại, dịch vụ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn gồm du lịch sinh thái, tâm
linh, văn hóa dân tộc, tín dụng-ngân hàng, y tế, văn hóa-vui chơi giải trí, đào
tạo nguồn nhân lực; dịch vụ cung cấp nước, truyền tải điện…
- Xây dựng và phát triển các cảng biển: 3 cảng biển gắn với dịch vụ
logistics, kho vận và nuôi trồng, đánh bắt hải sản.
- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: trồng hoa, rau hữu cơ, cây ăn
quả, thực phẩm sạch (trứng, thịt các loại…).
2. Vùng trung du-miền núi
Định hướng chủ yếu phát triển của tiểu vùng là:
- Trồng rừng và khai thác, chế biến gỗ rừng trồng
- Chăm sóc, tu bổ rừng gắn với trồng, nuôi các sản phẩm dưới tán rừng:
dược liệu, đặc sản rừng, kết hợp chăn nuôi gia đình và bán hoang dã.

- Hình thành và phát triển các khu du lịch sinh thái, thắng cảnh, văn hóa
dân tộc-cộng đồng, du lịch mạo hiểm và khám phá rừng núi
3. Các khu công nghiệp
Hình thành và phát triển Khu công nghiệp Hoành Bồ và cụm công
nghiệp VLXD xã Thống Nhất.
4. Các khu du lịch
Hình thành, xây dựng Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y (xã
Bằng Cả); Khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí tổng hợp Núi Mằn (xã
Thống Nhất); Khu căn cứ kháng chiến Chống Pháp xã Bằng Cả, Khu căn cứ
cách mạng xã Sơn Dương; Khu du lịch sinh thái xã Quảng La, Đồng Sơn, Kỳ
23


Thượng; Khu du lịch Sinh thái rừng ngập mặn ven biển xã Lê Lợi; Khu giải trí
nghỉ dưỡng sân golf hồ An Biên; Khu Du lịch tâm linh ở xã Lê Lợi…
5. Vùng phát triển đô thị
Xây dựng thị trấn Trới là đô thị loại IV (quy mô 15.000 dân năm 2020
và 24.000 dân năm 2030) gắn kết chặt chẽ với các thành phố Hạ Long và Cẩm
Phả. Hình thành các khu đô thị mới: Bắc Cửa Lục, Bắc Cầu Bang, Bắc Sông
Trới, Xích Thổ, khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch trên đồi…
6. Xây dựng nông thôn mới
Triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới hướng đến đạt mục
tiêu đến năm 2020 có 9/12 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới với 19 tiêu chí, các
xã còn lại đạt từ 12 tiêu chí trở lên.
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. Phân kỳ thực hiện Quy hoạch theo các dự án ưu tiên đầu tư
1. Thời kỳ 2014-2020:
- Nâng cấp, đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng đô thị TT Trới đạt đủ các tiêu
chí đô thị loại IV;

- Triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Nam Hoành Bồ
- Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp và các trang trại ứng
dụng công nghệ cao
- Tăng công suất nhà máy nước Đá Trắng lên 20.000 m3/ngày
- Nâng cấp, mở rộng các tuyến tỉnh lộ: 326, 327, 328
- Trung tâm thương mại và chợ đầu mối nông-lâm sản thị trấn Trới
- Mở rộng các cảng vật liệu xây dựng, cảng tổng hợp; triển khai các khu
du lịch, khu vui chơi giải trí...
- Phát huy công suất dây chuyền 1 các Nhà máy xi măng Thăng Long và
Hạ Long.
- Hỗ trợ xây dựng tuyến đường cao tốc Hạ Long - Móng Cái
2. Thời kỳ 2021-2030
- Phấn đấu cơ bản lấp đầy Khu CN Nam Hoành Bồ
- Mở rộng diện tích Khu nông nghiệp công nghệ cao
- Mở rộng nâng cấp các dự án du lịch
- Mở rộng, nâng cấp Thị trấn Trới trở thành đô thị thông minh
- Hỗ trợ xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long
II. Những giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch
24


1. Gii phỏp v vn u t
a) D bỏo nhu cu vn u t
- Tng nhu cu VT: Tng nhu cu l 40.200 t ng, trong ú thi k
2011-2020 l 13.800 t ng; thi k 2021-2030 l 26.400 t ng
- Phõn b theo tng lnh vc: giai on 2011-2030, CN-XD l 26.700 t
ng; Dch v: 12.500 t ng; NLN: 1.000 t ng
b) D kin cỏc ngun huy ng vn
- Vn ngõn sỏch: khong 16-18% thi k 2011-2015 v 12-15% thi k
2016-2020;

- Vn doanh nghip v dõn c: khong 20%;
- Vn tớn dng v liờn doanh, liờn kt: 63-65%;
- Vn t qu t: khong 3%;
c) Gii phỏp huy ng vn
Vn dng linh hot, sang to cỏc c ch, chớnh sỏch chung ca tnh; xõy
dng v vn hnh c ch 1 ca ca huyn; cam kt v h tr ca Chớnh quyn
cỏc cp ca huyn i vi nh u t...
2. Gii phỏp v i mi c ch, chớnh sỏch huy ng v thu hỳt cỏc ngun
lc phỏt trin
- Vn dng cú hiu qu c ch, chớnh sỏch u ói ca tnh Qung Ninh
Nghị quyết số 89/2013/NQ-HĐND ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách hỗ trợ và u tiên đầu t
vào các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- xut, kin ngh mt s c ch, chớnh sỏch c thự cho Honh B
huy ng v thu hỳt cỏc ngun vn: chi phớ cho vic bo v cỏc ngun nc
sch (cung cp cho H Long, Cm Ph); vn cho xõy dng Khu bo tn vn
húa dõn tc Dao thanh Y; c ch u ói thu hỳt u t vo Khu cụng nghip
Honh B (tng t nh u ói i vi Samsung u t cụng ngh thụng tin
vo cỏc khu cụng nghip Bc Ninh, Thỏi Nguyờn)
- Xõy dng c ch, chớnh sỏch u ói, thu hỳt v h tr lao ng lnh
ngh n lm vic ti Honh B (cp t, xõy nh , ph cp ln u).
3. Phỏt trin ngun nhõn lc

25


×