Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.67 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
VIỆN CNSH&MT

1959

BÁO CÁO THỰC TẬP
Học phần: Thực hành kỹ thuật trồng nấm
GVHD: Nguyễn Thị Hồng Mai
SVTT: Nguyễn Thị Trang
MSSV: 54131562
Lớp: 54CNSH

1


Mục Lục
Chương 1: Tổng quan về nấm bào ngư xám ................................................................... 3
1. Giới thiệu nấm bào ngư xám ........................................................................................ 3
2. Đặc điểm của nấm bào ngư xám ................................................................................... 3
3. Chu trình sống của nấm bào ngư .................................................................................. 5
4. Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư ............................................................................ 7
Chương 2: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám ................................................................ 8
1. Nguyên liệu trồng nấm bào ngư xám............................................................................ 8
2. Phân lập giống và nhân giống ....................................................................................... 8
2.1

Tạo giống gốc......................................................................................................... 8

2.1.1

Chuẩn bị .......................................................................................................... 8



2.1.2

Phân lập giống ................................................................................................. 9

2.2 Nhân giống ............................................................................................................... 10
2.2.1 Nhân giống cấp 1 ............................................................................................... 10
2.2.2 Nhân giống cấp 2 ( tạo giống hạt ) .................................................................... 11
2.2.3 Nhân giống cấp 3 ( giống cọng ) ....................................................................... 13
3. Quy trình trồng nấm bào ngư xám .............................................................................. 14
3.1 Xử lý nguyên liệu ..................................................................................................... 14
3.2 Làm bịch nấm và khử trùng ..................................................................................... 15
3.3

Giai đoạn cấy giống ............................................................................................. 15

3.4

Giai đoạn nuôi ủ ................................................................................................... 15

3.5

Giai đoạn chăm sóc tưới đón nấm ....................................................................... 16

3.6

Thu hoạch nấm ..................................................................................................... 17

4. Một số hiện tượng bất thường gặp trong quá trình chăm sóc và hướng giải quyết .... 18


2


Chương 1: Tổng quan về nấm bào ngư xám
1.

Giới thiệu nấm bào ngư xám

Hình 1.1 Nấm bào ngư xám
Nấm bào ngư là tên gọi chung cho các loài thuộc họ Pleurotus . Theo Singer có
tất cả 39 loài và chia làm 4 nhóm. Trong đó có hai nhóm lớn:
Nhóm chịu lạnh: hình thành quả thể ở nhiệt độ 10 – 200C
Nhóm ưa nhiệt: hình thành quả thể ở nhiệt độ 25 – 300C
Nấm bào ngư xám có tên khoa học là: Pleurotus sajor-caju. Đây là một trong
những loại nấm bào ngư được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Nó được biết đến là loài
nấm có giá trị dinh dưỡng cao và là thực phẩm sạch, ăn rất ngon. Loài nấm này
được trồng ở nước ta cách đây hơn hai chục năm
Đặc điểm chung của nấm bào ngư là tai nấm có dạng phễu lệch, phiến nấm mang
bào tử kéo dài xuống đến chân, cuống nấm gần gốc có lớp lông nhỏ mịn. Tai nấm
sò khi còn non có màu sậm hoặc tối, nhưng khi trưởng thành màu trở nên sáng hơn.
Nấm bào ngư xám cũng có những đặc điểm của nấm bào ngư. Nấm bào ngư xám
có kích thước lớn hơn bào ngư trắng, có tai to hơn, màu sậm hơn và cuống cũng to
hơn.

2.

Đặc điểm của nấm bào ngư xám

Cây nấm có dạng hình phễu gồm 3 bộ phận: mũ, phiến và cuống nấm. Chúng
thường mọc tập trung thành từng cụm gồm một số cây nấm nhóm lại với nhau

Khi nấm trường thành, bào tử nấm chín và phát tán ra khỏi mũ nấm. Các luồng
không khí đưa bào tử rãi rác ra xung quanh gặp điều kiện môi trường thích hợp thì
bào tử nấm mọc ra sợi nấm cấp 1 ( sợi sơ cấp ), sau đó phát triển thành từng sợi
riêng rẽ. Sau một thời gian các tế bào ở các sợi nấm khác nhau giao phối với nhau
thành hệ sợi nấm cấp 2 ( sợi thứ cấp ). Hệ sợi nấm cấp 2 gồm các tế bào có 2 nhóm.

3


Sau một thời gian phát triển từ các tế bào 2 nhân mọc lên quả thể và phát triển thành
cây nấm hoàn chỉnh

(1) Mũ nấm, (2) Phiến nấm, (3) Cuống nấm, ( 4) hệ sợi nấm
Hình 1.2 Hình dáng nấm bào ngư
 Đặc điểm sinh trưởng của nấm bào ngư xám
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong nguyên liệu trồng nấm bào ngư thì
sự tăng trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác như: nhiệt
độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, oxy…
Độ ẩm: độ ẩm rất quan trọng đối với sự phát triển của tơ và quả thể của nấm.
Trong giai đoạn tăng trưởng, độ ẩm nguyên liệu yêu cầu từ 50-60% còn độ ẩm
không khí không được nhỏ hơn 70%. Ở giai đoạn hình thành quả thể độ ẩm không
khí 85-90%. Độ ẩm không khí ở khoảng 7% cho quả thể nhỏ, dưới 60% không ra
quả thể, nếu nấm ở giai đoạn phễu lệch hoặc lá thì sẽ bị khô mặt và cháy vàng bìa
mũ nấm. Nhưng nếu độ ẩm không khí lên đến 95% thì tai nấm sẽ bị nhũn và rũ
xuống. Độ ẩm thích hợp cho sự phát triển của nấm bào ngư xám là: độ ẩm cơ chất
70%, độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho sinh trưởng của sợi nấm 7080%, thích hợp cho phát triển của quả nấm 80-95%
Nhiệt độ: bào ngư xám mọc ở khoảng nhiệt độ tương đối rộng, ở giai đoạn ủ tơ
nhiệt độ cần từ 200C-300C. Nhiệt độ ra quả thể là 240C- 250C
Độ pH: bào ngư ám có khả năng chịu được giao động pH khá tốt. Tuy nhiên
khoảng pH thích hợp nhất vẫn là khoảng 5-7

4


Ánh sáng: Ở thể sợi nấm nuôi ngoài ánh sáng không tốt bằng nuôi trong tối. Ánh
sáng chỉ cần thiết trong giai đoạn quả thể. Cụ thể là trong giai đoạn mọc quả thể cần
ánh sáng nhẹ ( 200 lux ), nhằm kích thích nụ phát triển. Giai đoạn phát triển quả thể
cần ánh sáng khoảng từ 300 lux- 500 lux để thỏa mãn yêu cầu làm quả thể lớn lên.
Nếu giai đoạn này thiếu ánh sáng thì lượng gốc nấm ít, cuống dài, hình dạng không
bình thường
Không khí: không khí phải được lưu thông tốt, nồng độ CO2 giai đoạn ra quả thể
không vượt quá 1%. Nếu nồng độ CO2 cao sẽ có hại cho sự sinh trưởng của quả thể
( Cuống dài tai không bình thường, quả thể vàng và thối )

3.

Chu trình sống của nấm bào ngư

Chu trình sống bắt đầu từ đảm bào tử hữu tính nẩy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng
sơ cấp và thứ cấp, "kết thúc" bằng việc hình thành cơ quan sinh sản là tai nấm. Tai
nấm lại sinh đảm bào tử và chu trình sống lại tiếp tục.
Bào ngư xám khi nuôi cấy hệ sợi tơ thường xuất hiện các gai nhọn mang dịch
nước đen. Bên trong dịch nước này là các bào tử vô tính. Bào tử này nảy mầm cho
lại tơ thứ cấp

Hình 1.3 Chu kỳ sinh trưởng của nấm bào ngư

Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm
Quả thể nấm phát triển qua nhiều giai đoạn: dạng san hôdạng dùi trốngdạng
phễudạng phễu lệchdạng lá lục bình.
5









Hình 1.4 Sơ đồ vòng tuần hoàn của nấm
a. Dạng san hô b. dạng dùi trống c. Dạng phễu
d. Dạng phễu lệch
e. Dạng lá lục bình
Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm.
Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả về
chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ không sai khác nhau nhiều.
Dạng phễu: mũ mở rộng, cuống nằm ở giữa.
Dạng phễu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí trung tâm
của mũ.
Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng, trong khi mũ vẫn tiếp tục phát triển,
bìa mép thẳng đến dợn sóng.
 Chu kỳ phát triển của nấm bào ngư

(1) Bào tử vô tính, ( 2) sợi đơn bào, (3) sơi đợ bào giao phối, ( 4 ) Sợi đa bào, (5)
Bào tử hữu tính, ( 6) Quả thể nấm
Hình 1.5 Chu kỳ phát triển của nấm bào ngư

6


Từ giai đoạn phễu sang phễu lệch có sự thay đổi về chất (giá trị dinh dưỡng

tăng), còn từ giai đoạn phễu lệch sang dạng lá có sự nhảy vọt về khối lượng (trọng
lượng tăng). Vì vậy thu hái nấm sò nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá
4.
Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư
Đây là một loại nấm ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng và công dụng trong việc
phòng chữa bệnh là rất to lớn
 Giá trị y dược của nấm sò
Các nhà khoa học cũng đã phân tích thành phần có trong Nấm sò tươi: glucid
3.4%, vitamin C, vitamin PP, acid folic, các acid béo không no… Khi nấm sò dưới
dạng sinh khối khô, hàm lượng protein chiếm tới 33 – 43%, ngoài ra còn thấy các
acid amin như glutamic, varlin, isoluesine… Với các kết quả nghiên cứu dược lí
người ta cho biết, trong nấm sò có chất plutorin có công dụng kháng khuẩn gram
dương và kháng cả tế bào ung thư… Các nghiên cứu khác có tác dụng làm giảm
thiểu đối với cô-lét-xtơ-rôn và đường máu cho kết quả khả quan.
 Đối với Đông y, Nấm sò có vị ngọt, tính ấm, công năng tán hàn và thư
cân… Nấm sò còn có nhiều đặc tính của biệt dược:
Có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp
Chống béo phì, chữa bệnh đường ruột, tẩy máu xấu…
Làm giảm cô-lét-xtơ-rôn trong máu
Hỗ trợ người bị bệnh gút trong chế độ dinh dưỡng
Đặc biệt là đã có một số công trình nghiên cứu còn cho rằng Nấm bào ngư
có khả năng chống bệnh ung thư. Tác dụng chống ung thư của Nấm bào ngư do sự
hiện diện của lô-va-sta-tin trong tai nấm, tập trung ở phiến nấm và ở bào tử nấm.
 Giá trị dinh dưỡng của nấm sò
Nấm sò có rất nhiều giá trị dinh dưỡng như chứa nhiều protein, vitamin và các
acid amin có nguồn gốc thực vật, dễ hấp thụ bởi cơ thể con người. Đặc biệt với hàm
lượng protein chiếm tới 33 – 43%, Nấm bào ngư hoàn toàn có thể thay thế lượng
đạm từ thịt, cá… có nguồn gốc từ động vật. Do đó, nấm bào ngư còn được gọi là
“thịt chay”, “thịt sạch” khi được sử dụng như nguồn cung cấp protein chủ yếu qua
các bữa ăn.

Do đặc tính sinh học, các chất dinh dưỡng và vi chất có lợi cho sức khỏe con
người dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể, phù hợp với các giải
pháp “ăn kiêng” dành cho các bệnh nhân tiểu đường, gút, mỡ máu… cũng như
người có thói quen ăn chay.
Đối với người suy nhược cơ thể, các món ăn chế biến từ nấm giúp phục hồi sinh
lực nhanh chóng. Việc chế biến các món ăn cũng không đòi hỏi cầu kì mà vẫn rất
ngon miệng như nấu cháo, xào, nấu canh, luộc… vừa có tác dụng bổ dưỡng, vừa có
tác dụng trị bệnh. Cũng trong một bữa ăn gia đình, nấm sò có thể xuất hiện trong
nhiều món khác nhau mà không gây nhàm chán về khẩu vị, phù hợp với mọi người
trong gia đình.
7


Chương 2: Kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám
Nguyên liệu trồng nấm bào ngư xám

1.

Bào ngư xám có thể trồng trên rất nhiều loại nguyên liệu khác nhau: mạt cưa,
rơm rạ, bã mía, mạt cao su, bông vải.
2.
Phân lập giống và nhân giống
Quy trình phân lập giống và nhân giống

Quả thể
nấm

Bịch phôi

Giống gốc


Nhân
giống cấp 3

Nhân giống
cấp 1

Nhân giống
cấp 2

2.1
Tạo giống gốc
2.1.1 Chuẩn bị

-

Dụng cụ, hóa chất
Nồi hấp, tủ cấy vô trùng
Nồi nấu môi trường
Cốc thủy tinh, ống đong, ống nghiệm, đũa thủy tinh
Cân kỹ thuật
Máy đo pH, giấy đo Ph
Phễu, giá rót môi trường, rổ, vợt, vải lọc, dao cắt
Bông không thấm nước, giấy báo, nilon, dây cao su
Dao mổ, dao thái khoai tây
Đèn cồn, bật lửa, box cấy, bông thấm cồn
Thành phần môi trường phân lập PGA( Agar–glucose–dịch chiết khoai tây)
Khoai tây
200g
Glucose

20g
Agar
20g
8




Cao nấm men

1g

Pepton
Môi trường

1g

Chuẩn bị môi trường PGA theo các thành phần trên như sau:
Đầu tiên ta tiến hành chuẩn bị dịch chiết khoai tây: cân 200g khoai tây củ đã
được gọt vỏ và cắt lát mỏng sau đó cho vào nồi cơm điện đun cho đến khi chín hoàn
toàn. Khoai tây không mộc mầm, không biến màu xanh. Trong quá trình nấu cần
chú ý vớt bọt để tránh tạo váng khi cho vào môi trường nuôi cấy không quan sát
được hệ sợi. Sau đó làm nát bột khoai tây, loại bỏ xác khoai tây và thêm nước cho
đủ 1 lít Thu được 200g dịch chiết khoai tây trong 1 lít nước
Tiếp tục cho thêm 20g glucose vào 20g agar vào và khuấy cho tan hoàn toàn, có
thể đun nóng cho đến khi agar tan hoàn toàn. Sau đó đem đi điều chỉnh pH bằng
máy đo pH về pH nằm trong khoảng từ 6 đến 7.
Cho vào mỗi ống nghiệm khoảng 15 -18ml môi trường PGA, làm nút bông và
gói lại bằng giấy báo sau đó hấp khử trùng ở điều kiện 121°C, 1amt trong vòng 15 –
30 phút

Chờ cho nguội xuống còn 50 - 60°C thì lấy ra và làm thành các ống thạch
nghiêng.

2.1.2

Phân lập giống

 Chọn mẫu để phân lập
Nguồn giống để phân lập có thể là bào tử nấm, tơ nấm hoặc mô thịt nấm. Hiện
nay người ta phân lập từ mô thịt nấm nhiều hơn vì thao tác dễ làm và đặc tính giống
ít bị biến đổi ( nhân vô tính ). Việc phân lập đạt yêu cầu khi trên môi trường nuôi
cấy chỉ mọc duy nhất một loại tơ nấm mà mình định làm giống, không xuất hiện
một loài vi sinh vật nào khác.
Chọn tai nấm điển hình nhất và ở giai đoạn trưởng thành, để dễ đánh giá chất
lượng giống. Mô thịt nấm nên tách ở vị trí ít tiếp xúc với các nguồn bệnh nhất. Tuy
nhiên không chọn tai nấm phát triển vượt trội hay phát triển một cách bất thường vì
như thế có thể là tai nấm bị đột biến.
 Tiến hành phân lập
- Sát trùng dụng cụ cấy
- Sát trùng bề mặt quả thể nấm bằng dung dịch Alcol hoặc bằng HgCl2 0.1%.
Sau đó rửa lại bằng nước vô trùng
- Dùng panh vô trùng tách hai quả thể nấm ra sau đó dùng dao và kéo lấy một
mẫu nấm ở phía trong ( không lấy mẫu nấm ở phía bên ngoài, vùng tiếp xúc với
không khí vì dễ bị nhiễm )
- Dùng que cấy để cấy mẫu nấm vào ống thạch nghiêng đã chuẩn bị trước đó.
Chú ý để mẫu nấm ở giữa ống thạch nghiêng để sợi nấm lan tơ đều trong ống
9


nghiệm. Các thao tác phải thực hiện trong điều kiện vô trùng, trên ngọn lửa đèn cồn

để tránh bị nhiễm. Mọi thao tác đều phải cẩn thận vì môi trường cho nấm phát triển
nhiều dinh dưỡng là điều kiện thuận lợi cho nhiều vi sinh vật phát triển
- Ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 7 ngày để đợi nấm lan tơ hết bề mặt thạch
nghiêng
Kết quả

Hình 2.1: Ảnh phân lập giống nấm sò
Quan sát và chọn những ống nghiệm có tơ trắng lan đều bề mặt thạch, không bị
nhiễm vi sinh vật khác để bảo quản và thực hiện nhân giống

2.2 Nhân giống
2.2.1 Nhân giống cấp 1

Chuẩn bị
Nồi hấp, tủ cấy vô trùng
Nồi nấu môi trường
Cốc thủy tinh, ống đong, ống nghiệm, đũa thủy tinh
Cân kỹ thuật
Máy đo pH, giấy đo pH
Phễu, giá rót môi trường, rổ, vợt, vải lọc, dao cắt
Bông không thám nước, giấy báo, nilon, dây cao su
Dao thái khoai tây
Que cấy chuyên dụng, đèn cồn
Thành phần môi trường phân lập:
Khoai tây
200g
Glucose
20g
Agar
20g

Cao nấm men 1g
Pepton
1g

Tiến hành
10


 Pha môi trường nhân giống cấp 1
Pha môi trường PGA có thành phần như đã trình bày ở trên nhưng có bổ sung 1g
nấm men và 1g pepton. Bổ sung thêm cao nấm men và pepton nhằm mục đích cung
cấp thêm nguồn N, khoáng và vitamin cho nấm phát triển, meo nấm lan kín bề mặt
thạch đồng đều hơn, tạo điều kiện meo nấm thích nghi khi cấy giống sang môi
trường cấp 2.
Thao tác chuẩn bị môi trường tiến hành tương tự như chuẩn bị môi trường cấp 1,
chỉ khác là cân bổ sung thêm 1g cao nấm men và 1g pepton vào rồi mới điều chỉnh
pH nằm trong khoảng 6-7.
Môi trường sau khi chuẩn bị được đem đi hấp khử trùng ở 121°C, 1amt trong 15
– 30 phút kể từ khi đạt ngưỡng. Đổ thạch nghiêng trong ống nghiệm. Kiểm tra
nhiễm bằng cách để ở nhiệt độ phòng từ 24 - 48 giờ, ngoài ra để ở nhiệt độ phòng
cũng có tác dụng tránh đọng nước
 Cấy chuyền
Tiến hành cấy chuyền bằng cách dùng banh hoặc que cấy chuyên dụng hơ qua
ngọn lửa đèn cồn sau đó lấy 1 mẫu thạch nhỏ trong ống nghiệm đã được tuyển chọn
cấy vào ống nghiệm chứa môi trường nhân giống cấp 1. Tương tự như phân lập ta
cấy mẫu vào giữa ống nghiệm, thao tác được thực hiện trong điều kiện vô trùng,
trên ngọn lửa đèn cồn. Sau đó để ở nhiệt độ phòng nơi khô ráo để tránh tạp nhiễm.
Ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 7 ngày cho meo nấm lan tơ trên khắp bề mặt
thạch, và hình thành bào tử ở phía dưới bề mặt thạch.




Kết quả

Nấm lan đều bề mặt thạch và không bị tạp nhiễm
Chú ý giống cấp 1 phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sợi nấm ăn kín bề mặt thạch nghiêng
- Hệ sợi phân bố đồng đều
- Không có hiện tượng bị nhiễm trên bề mặt và nút bông
- Sợi nấm không có dấu hiệu bị lão hoá
Giống cấp 1 trước khi đưa vào nhân giống cấp 2 phải được kiểm tra thật kỹ đảm
bảo các yêu cầu trên và đang được bảo quản ở nhiệt độ thường. Nếu dùng giống cấp
1 được bảo quản ở điều kiện lạnh để nhân giống, trước khi sử dụng phải đưa ra điều
kiện bình thường ít nhất 1- 2 ngày.

2.2.2 Nhân giống cấp 2 ( tạo giống hạt )

Chuẩn bị
 Dụng cụ, thiết bị
- Chai thủy tinh
- Nồi hấp, tủ cấy
- Que cấy chuyên dụng
- Đèn cồn, cồn
- Bông không thấm nước, thun
11


- Bông thấm nước
- Lúa
 Môi trường

Môi trường nhân giống cấp 2 là môi trường hạt thóc, thóc được lọc rửa sạch loại
bỏ hạt lép ngâm trong một đêm sau đó được luộc sao cho thóc vừa hé thì nhắc
xuống phơi ráo nước, để nguội sau đó cho vào chai thủy tinh làm nút bông và hấp
khử trùng ở 1210C trong vòng 45 phút, 1kg thóc tương ứng sau khi nấu ta sẽ có
1.6kg. Không luộc thóc quá nở sẽ tăng nguy cơ nhiễm. Sử dụng giống hạt thì dễ bị
phá bởi chuột, nhưng làm cho việc đảo giống được thuận lợi, lúc đó hệ sợi nấm sẽ
bị đứt gãy, ta có thể trộn đều từ trên xuống. Điều này làm cho tuổi của giống trong
chai là như nhau, trong quá trình đảo lắc giống như vậy thì những điểm nhiễm tạp
sẽ phân tán toàn bộ khắp chai, phát hiện sớm được mầm bệnh. Tùy vào loại nấm mà
ta có thể dùng giống ở dạng nào.



Tiến hành


Cấy giống vào môi trường thóc
Giống sau khi nấu được để nguội cho khô nước và đóng vào chai thủy tinh với
lượng vừa phải, khoảng 8g thóc/chai, không đóng quá đầy vì khó lắc đều meo giống
khi cấy.
Sau đó, làm nút bông và dùng giấy báo bao quanh miệng chai, sử dụng dây thun
buộc chặt rồi đem đi khử trùng ở điều kiện 121°C, 1atm trong 15 – 30 phút kể từ
khi đạt ngưỡng.
Để chai giống ở điều kiện phòng khoảng 3 – 5 ngày để kiểm tra xem bình giống
nào bị tạp nhiễm thì loại bỏ. Sau đó, tiến hành cấy giống từ môi trường cấp 1 vào
bằng cách: Dùng dao cắt một miếng thạch có chứa sợi nấm rồi bỏ nhanh vào chai
giống và lắc đều, rồi ủ ở nhiệt độ phòng. Cần phải trộn khi cấy giống hạt để meo
nấm lan tơ đều và giảm tạp nhiễm.

Tuyển chọn giống nấm cấp 2

Trong thời gian nuôi sợi cấp 2, phải thường xuyên theo dõi nhiệt độ nuôi và loại
bỏ những chai giống bị nhiễm và không đạt chất lượng
Sau khi cấy giống từ 2-3 ngày, ta tiến hành chọn nhiễm khuẩn trên khối và tốc độ
lan sợi của khối giống vào trong môi trường cấp 2 trong chai giống. Nếu thấy khối
giống cấp 1 bị chuyển màu và sợi không phát triển ăn vào khối môi trường cấp 2
cần phải xem lại nhiệt độ và kiểm tra lại giống cấp 1
Sau ngày thứ 10, tiến hành loại bỏ những chai giống bị lẫn sợi, tốc độ phát triển
của sợi quá nhanh hoặc quá chậm
Quan sát và tuyển chọn những giống nấm phát triển mạnh, ăn kín toàn bộ khối
môi trường trong chai giống, sợi nấm ăn khỏe và có một màu đồng nhất, với những
chai giống như vậy ta sử dụng trực tiếp hoặc chuyển sang bảo quản. Còn đối với
những chai giống bị nhiễm không đảm bảo yêu cầu thì đưa đi xử lý
12


Giống hạt sau khi tạo thành sẽ được cấy vào bịch phôi để làm phôi nuôi trồng
nấm



Kết quả

Hình 2.2: Giống hạt lan tơ

2.2.3 Nhân giống cấp 3 ( giống cọng )

Chuẩn bị
 Dụng cụ, hóa chất
Cọng mì
Vôi

Phân NPK
Túi nilon chuyên dụng
Bể ngâm
 Môi trường
Chọn cây khoai mì trưởng thành, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài và chặt thành
từng khúc khoảng 10 -12 cm. Đem các khúc mì phơi thật khô và bảo quản để dùng
cho sản xuất meo. Cho tất cả các khúc mì khô vào thùng phuy chứa nước vôi 1% và
0.05% phân NPK ngâm trong thời gian 24 giờ.
Sau 24 giờ, vớt các khúc khoai mì ra và để cho ráo nước.
Bổ sung cám gạo 5%, rồi trộn thật đều. Xếp toàn bộ khúc mì vào trong các bịch,
50 cọng cho 1 bịch
Hấp khử trùng



Tiến hành

Sau khi hấp nguyên liệu xong, để nguội và chuẩn bị cấy giống: lấy một lượng
vừa đủ giống ở trong giống hạt cấy chuyền sang môi trường cọng. Chờ cho tơ nấm
phát triển và lan đều trong môi trường cọng thì đem đi cấy giống.
Tuyển chọn tương tự như nhân giống cấp 2



Kết quả

Thu được giống cọng
13



Hình 2.3: giống cọng

3. Quy trình trồng nấm bào ngư xám
Tạo ẩm
2-3 ngày
3-4 ngày
1-2 ngày
Nguyên liệu
ủ đống
Đảo lần 1
Đảo lần 2
Đảo lần 3
Tưới nấm

Tạo sốc

ủ sợi

Cấy giống

Khử trùng

Đóng bịch

Thu hoạch

3.1 Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu để nuôi trông nấm bào ngư xám là tất cả các phế thải của ngành
nông nghiệp, một số nguyên liệu thông dụng như rơm rạ, mùn cưa, bông phế thải.
Mùn cưa để trồng nấm bào ngư là mùn cưa của các loại gỗ mềm. Sau đây là quy

trình trồng bào ngư xám trên cơ chất phối trộn mùn cưa và rơm rạ theo tỷ lệ ( 30%
rơm: 70% mùn cưa )
Mục đích của xử lý nguyên liệu là
Nguyên liệu có điều kiện thấm nước đều, đồng thời nước trộn vào có dư sẽ
thấm xuống nền và ngấm xuống đất
Các nhóm vi sinh vật có lợi có điều kiện phân hủy một phần thành những
hợp chất đơn giản cho nấm có thể sử dụng cơ chất này được dễ dàng sinh nhiệt 50700C tiêu diệt bớt một số mầm bệnh có sằn trong nguyên liệu
 Ủ nguyên liệu

14


Rơm rạ khô được tạo ẩm bằng nước vôi 0.5% sau đó đem đi ủ đống, mỗi đổng ủ
trung bình khoảng 3 tạ ( có kích thước 1.5m x 1.5m x 1.5m ). Lấy nylon trùm kín
xung quanh chừa ở chóp
Sau 2-3 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ,tiến hành rũ tơi nguyên liệu, trong quá
trình đảo cần kiểm tra nhiệt độ đống ủ, nếu vắt nguyên liệu thấy nước chỉ rớm ở kẻ
tay là đạt. Nếu nước chảy ra thành dòng, chứng tỏ quá ẩm, cần phơi để giảm bớt độ
ẩm, nếu vắt mà không thấy có nước ướt tay, chứng tỏ rơm quá khô, cần bổ sung
thêm nước. Sau khi kiểm tra rơm ủ đã đạt ta tiến hành ủ tiếp với mùn cưa theo tỷ lệ
30% rơm: 70% mùn cưa trong vòng 3-4 ngày( ủ lần 2). Đảo trộn rồi ủ tiếp lần thứ 3
trong vòng 1-2 ngày, sau đó bổ sung thêm 0.078% thuốc tím, 2% cám gạo, 1% cám
bắp. Tiến hành đảo trộn đều

3.2 Làm bịch nấm và khử trùng
Dùng túi đáy vuông cho hỗn hợp cơ chất từ đống ủ vào trong túi ấn chặt vừa phải
sao cho mỗi túi nặng từ 1.2 – 1.5kg là được. Sau đó, dùng cổ nhựa và sợi dây thun
làm miệng túi. Dùng cây nhọn làm thủng một lỗ từ miệng xuống tạo lỗ cấy giống
sau đó bịt bông lại để tránh tạp nhiễm và đậy nắp lại.
Chuyển các bịch lên giàn và cho vào nồi hấp. Nồi hấp được nấu bằng lửa, hơi

nước bốc lên được dẫn vào bên trong phòng hấp đạt nhiệt độ trên 100°C, để hấp
trong vòng 8h, đợi 24h cho hạ nhiệt độ xuống và hấp tiếp 8h nữa nhằm mục đích
tiêu diệt hết vi sinh vật, bào tử, ấu trùng của các tác nhân gây bệnh

3.3 Giai đoạn cấy giống
- Làm sạch phòng cấy bằng chổi quét hay máy hút bụi và sau đó lau lại bằng chất
sát khuẩn
- Cho tất cả các túi mùn cưa đã khử trùng vào khu vực cấy đã vệ sinh trước đó
- Đốt đèn cồn, khử trùng tay bằng cồn 700C
- Lấy tất cả các bịch meo cọng đem ra ngoài khu vực cấy
- Hơ lửa vòng quanh miệng bịch, đặt bịch meo cọng gần ngọn lửa để không cho
không khí bên ngoài tràn vào bên trong chai
- Mở nút bông ra, dùng banh hoặc kìm lấy từng cọng giống cấy vào bịch mùn cưa,
thao tác cấy giống phải nhanh và thật cẩn thận. Sau đó, dùng bông đóng bịch lại
nhanh chóng. Các bịch còn lại cấy tương tự như lần trước
- Tiến hành ủ ở phòng ủ

3.4 Giai đoạn nuôi ủ
Yêu cầu đối với nhà ươm bịch: sạch sẽ, thông thoáng, độ ẩm không khí từ 75%
đến 85%, không cần ánh sáng nhưng cũng không quá tối, nhiệt độ 20-300C, không
bị dột mưa, không ủ chung với giàn nấm đang tưới hay mới thu hoạch xong
Cứ 5-7 ngày kiểm tra một lần nhằm phát hiện những mốc xanh, mốc cam… để
hủy bỏ không để lây nhiễm qua các bịch khác
Trong thời gian nuôi ủ tơ nấm, không cần tưới nước thường xuyên vì nước đã
cung cấp trong quá trình xử lý nguyên liệu đã vừa đủ cho tơ nấm phát triển. Nếu
15


tưới quá nhiều nước sẽ gây hiện tượng bị úng. Chỉ cần tưới nước nền xung quanh
vách sao cho đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp

Trong thời gian ươm sợi nấm phát triển, kiểm tra thấy bịch nấm rắn chắc là nấm
phát triển tốt. Khi thấy tơ ăn trắng bịch thì chuyển ra nhà trồng nấm. Thường thì
thời gian nuôi ủ nấm bào ngư khoảng 25-30 ngày trong điều kiện nhiệt độ 20-300C,
độ ẩm không khí là 60-70%
Sau khi tơ đã ăn trắng túi cần tăng độ thông thoáng và ánh sáng nhằm mục đích
thay đổi môi trường để kịch thích tơ nấm kết hợp với nhau nhanh hơn, chuẩn bị
hình thành quả thể
Khi phát hiện các bịch nấm bị nhiễm thì cần lấy ra khỏi phòng ươm nấm, tránh
trường hợp lây cho các bịch khác

3.5 Giai đoạn chăm sóc tưới đón nấm

Treo bịch nấm




Chuyển các bịch phôi phát triển tốt ra nhà trồng nấm
Treo bịch nấm lên dây đã được cột sẵn: mỗi dây khoảng 8- 10 bịch
Quan sát và theo dõi sự phát triển của nấm

Hình 2.3 Treo bịch nấm



Tạo sốc

Trước khi rạch bịt phải tiến hành tạo sốc. Mục đích của tạo sốc nhằm tạo nên một
thay đổi đột ngột về vi môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho nấm chuyển đổi từ
pha sinh dưỡng sang pha sinh sản. Các hình thức tạo sốc: sốc “nhiệt” Sốc “nước”

Sốc “CO2 ” Sốc “ánh sáng”

Rạch bịch
Dùng dao nhọn, sắc, rạch thẳng 6 vết xung quanh bịch, rạch so le nhau, chiều dài
3 – 4 cm, độ sâu 0.5 – 1cm. Không được cắt chạm sâu vào bên trong sợ nấm. Gỡ
16


bông nút ra, úp miệng túi xuống phía dưới và đặt bịch cách nhau 5 - 10 cm để khi
nấm ra không chạm vào nhau, tạo sự thông thoáng và dễ thu hoạch.
Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, có mái chống nắng, mưa và
chủ động được các điều kiện sinh thái như sau: Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc
dao động từ 220C đến 280C, độ ẩm không khí đạt 80-90%, ánh sáng khuếch tán
(mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía, tránh gió lùa trực tiếp vào bịch
nấm



Chăm sóc

Sau khi rạch 2-3 ngày sau không nên tưới nước trực tiếp vì dễ dây nhiễm do sợi
nấm chưa phục hồi chỗ bịch rạch. Những ngày sau đó có thể tưới nước trực tiếp lên
bịch để duy trì độ ẩm cho nhà trồng, mỗi ngày tưới 1-2 lần tùy thời tiết
Khoảng 4-5 ngày sau khi rạch bịch nấm bắt đầu kết duwois dạng san hô, ở giai
đoạn này cần thận trọng khi tưới nước, chỉ tưới ở dạng phun sương ngày tưới 1-2
lần vào lúc 9-10 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều
Khi nấm chuyển sang dạng phễu thì có thể tăng cường tưới nước để duy trì độ
ẩm thường xuyên và kết hợp tưới nền và vách để tăng ẩm độ cho phòng. Tuy nhiên
nhà nuôi chỉ nên duy trì ẩm độ ở mức <95%
Khi nấm chuyển sang dạng phễu lệch hoặc dạng lá thì tiến hành thu hái, không

nên để nấm quá già.

3.6 Thu hoạch nấm
Tiến hành thu hoạch nấm khi nấm chuyển sang giai đoạn trưởng thành, đó là lúc
tai nấm bào ngư chuyển từ dạng phễu lệch sang dạng lá lục bình ( lúc đó mũ nấm
mỏng lại và căng rộng ra, mép hơi quằn xuống, nếu mép không quằn xuống tức là
tai nấm đó bị già ). Nấm thu ở giai đoạn này có giá trị dinh dưỡng cao và còn ít bị
hư hỏng, có thể bảo quản nấm tươi lâu hơn
Khi thu hái nấm nên hái từng chùm, không nên tách lẽ từng tai nấm. Ta dùng tay
kéo hết phần cuống nấm kéo nhẹ ra ngoài. Chú ý nên cẩn thận kéo hết phần gốc
nấm ra ngoài, không nên để sót lại phần cuống nấm trong bịch vì như thế bịch nấm
dễ bị nhiễm các mầm bệnh
Sau giai đoạn thu hái hết 1 đợt, ngừng việc tưới nước, khoảng từ 5-7 ngày nấm sẽ
ra các đợt tiếp theo. Khi đường kính nấm khoảng từ 2-2.5 cm thì đúng chuẩn thu
nấm. Nên hái vào buổi sáng sau một đêm tưới nước, để dư lượng nước trong nấm
không quá cao không ảnh hưởng đến chất lượng của nấm. Từ khi hái đến lúc ăn thời
gian bảo quản khoảng 8h

17


Hình 2.4 nấm sò xám

4. Một số hiện tượng bất thường gặp trong quá trình chăm sóc và
hướng giải quyết
Nấm bào ngư có sức sống mạnh, tuy nhiên nấm lại rất nhạy cảm với môi trường
như nhiệt độ lên xuống đột ngột cũng có thể làm nấm ngừng tăng trưởng, không
mọc hoặc héo nhũn. Nước tưới bị nhiễm phèn nhiễm mặn cũng làm nấm không phát
triển tốt được... Và có một số bệnh thường gặp ở nấm là bệnh mốc xanh, bệnh dòi
nấm…

Bệnh mốc xanh: bệnh này là do loài Tricloderman. Sp, đây là loài mốc phát triển
trên gỗ, làm bịch nấm thâm đen lại. Để hạn chế sự xâm nhập phát triển của loại nấm
này thì phải thực hiện thao tác cấy meo nhanh, khử trùng nguyên liệu thật kỹ
Bệnh dòi nấm: trong trường hợp này dòi chui vào các khe của tai nấm, cắn phá
hư hại nấm. Tốc độ sinh trưởng của nó rất nhanh nên vì vậy mà gây thiệt hại không
nhỏ. Để hạn chế bệnh này thì nhà nấm cần có lưới chắn và điều quan trọng là nhà
trại phải được vệ sinh sạch sẽ
Ngoài ra ta còn thấy trong giai đoạn ủ tơ có xuất hiện mốc cam. Đây là loại mốc
không gây hại nhiều cho nấm. Khi xuất hiện ta không cần phải xử lý bịch meo, một
thời gian sau mốc cam sẽ biến mất. Tuy nhiên có một số trường hợp mốc cam có
sức sống mạnh hơn tơ nấm thì nó sẽ tiêu diệt các sợi tơ nấm. Nếu ta chăm sóc kỹ thì
tơ nấm sẽ vượt qua được mầm bệnh

18



×