Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Nghiên cứu tận dụng bã men bia để chế biến men chiết xuất dùng làm thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (241.5 KB, 14 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

Chương I

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Mở Đầu

1.1. Đặt vấn đề

Ngày nay do sản lượng bia được tạo ra với một số lượng lớn, kéo theo lượng bã men
bia thải ra cũng tăng. Mà bã men bia chứa rất nhiều tế bào nấm men giàu dinh dưỡng.
Các nhà máy bia nước ngoài người ta thường sử dụng lại bã men bia này để tạo ra men
chiết xuất được sử dụng như là một chất điều vị trong chế biến thực phẩm hay làm thành
phần cung cấp nguồn nitrogen và các chất kích thích sinh trưởng vào môi trường nuôi cấy
vi sinh.
Ở Việt Nam hiện nay các nhà máy sản xuất bia vẫn chưa ứng dụng bã men bia này
hiệu quả mà chỉ thải ra môi trường bên ngoài, điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường vì chất
thải men bia có hàm lượng COD rất cao. Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu thiết lập đề
cương này nhằm “Nghiên cứu tận dụng bã men bia để chế biến men chiết xuất dùng làm
thành phần bổ sung vào môi trường nuôi cấy vi sinh”.
1.2. Mục đích

Tận dụng bã men bia dư thừa như là nguồn nguyên liệu để sản xuất men chiết xuất
làm môi trường nuôi cấy vi sinh.
1.3. Mục tiêu

Xây dựng được quy trình sản xuất men chiết xuất từ nấm men có trong bã men bia.

Trang 1



ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Cây mục tiêu:

Đề tài

Xây dựng quy trình sản xuất men chiết
xuất từ nấm men có trong bã men bia
Thí nghiệm 1: Xác định quy
trình thử nghiệm sản xuất
dịch thủy phân nấm men qua
2 quy
trình
Hàm
lượng
đạm formol
Hàm lượng đạm tổng số
Tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số

Sản xuất men chiết xuất
làm môi trường nuôi

Thí nghiệm 2: Khảo
Thí nghiệm 3: Khảo sát
sát ảnh hưởng của
ảnh hưởng của nhiệt độ
hàm lượng acid HCl

và thời gian thủy phân
đđ lên hiệu quả của
lên hiệu quả của quá
Các ảnh
quáhưởng
trình thủy phân
trình
phân
Các
ảnhthủy
hưởng
Hàm lượng acid lên đạm
Nhiệt độ và thời
formol
gian thủy phân
Hàm lượng acid lên đạm tổng số
lên đạm formol
Hàm lượng acid lên tỷ lệ đạm
formol trong sản phẩm thủy phân
Nhiệt độ và thời
gian thủy phân
lên đạm tổng số
Nhiệt độ và thời gian thủy phân
lên tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số

Đưa ra quy trình sản xuất thử nghiệm men chiết xuất

Thí nghiệm 4: Kiểm tra chất lượng của men chiết xuất

Chương II


TỔNG QUAN

.3. Phếu liệu sau sản xuất bia

Quá trình sản xuất bia thải ra rất nhiều loại phế liệu: phế liệu hạt, mầm malt, bã malt,
cặn protein, nấm men bia và CO2. Ngoài CO2 là nguồn phế liệu có thể tái sử dụng để
tăng chất lượng bia thì bã malt, mầm malt và nấm men bia là nguồn phế liệu có ý nghĩa
quan trọng trong thực phẩm và thức ăn gia súc cả về số lượng và giá trị dinh dưỡng.
2.1.1

Bã malt

Bã malt tươi thường có dạng sền sệt, có màu nâu nhạt, vị ngọt và mùi mạch nha.Bã
malt được tạo ra trong quá trình dịch hóa và lọc dịch đường.
Trang 2


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Bảng 2.1: Thành phần bã malt (%)
Chỉ số
Độ đạm
Protein
Lipid
Chất hòa tan không có nitơ
Cenlulose
Tro

Nhiệt lượng bã tính bằng cal

Bã khô
76,3
6,63
1,7
9,72
5,1
1,2
115

Bã sấy
9,0
25,5
7,5
37,3
16,0
4,6
440

Ứng dụng
Dùng làm thức ăn vừa cho bò sữa vừa cho súc vật có sừng lớn (trâu, bò) và lợn.
2.1.2

Mầm malt

Mầm malt được tách ra khỏi malt trong thời gian sấy và khi xử lý malt trên máy tách
mầm. Trong công nghiệp bia, phế liệu mầm khô chiếm 3 – 5 % trọng lượng malt thu
được.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học của mầm malt (%)

Chỉ số

Malt màu

Malt màu

đậm

nhạt

Malt nghiền sơ bộ

Nước

7,03

8,80

10,07

Protein

30,88

30,06

34,18

Lipid


1,63

1,95

2,23

43,87

44,53

35,18

Cenlulose

9,64

8,64

11,42

Tro

6,95

6,02

7,05

Chất hòa tan không có
nitơ


(Densikow M.T., 1963)
Ứng dụng
Trong ngành chăn nuôi, mầm malt được sử dụng làm thức ăn gia súc.
Trong công nghiệp thực phẩm, mầm malt được dùng để sản xuất acid lactic và làm
nguồn cung cấp nitơ cho quá trình sản xuất nấm men từ rỉ đường.
Trang 3


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

2.1.3

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Cặn protein

Khi làm lạnh dịch bia, cặn protein sẽ được tạo ra ở các đáy đĩa làm lạnh hoặc ở
đáy thùng lắng.
Thành phần hóa học trung bình của cặn protein như sau: (%)
Nước

79,6

Protein

7

Chất hòa tan không có nitơ


7,7

Cellulose

1,2

Tro

1,2

Nhựa hoa hublon

3,3

Ngoài ra, trong cặn còn chứa muối khoáng.
Ứng dụng
Dùng ở dạng trộn lẫn với các thức ăn gia súc do có chứa các chất đắng của hoa
hublon Ngoài ra ở một số nước người ta còn sử dụng cặn protein làm thức ăn cho cá và
phân bón cho cây trồng.

2.1.4

Các phế liệu hạt

Tạo ra trong quá trình làm sạch, phân loại, ngâm hạt đại mạch và nghiền malt. Có
thể là vỏ trấu, vụn rơm rạ, hạt ngô, thân cây lúa
Tỷ lệ phế liệu hạt ở các giai đoạn:
Khi làm sạch và khi chọn, trên máy phân loại 1,5 (%)
Khi phân loại (đại mạch loại III) 10 – 20 (%)
Khi ngâm hạt 0,2 – 0,3 (%)

Khi giã malt 0,5 (%)

Ứng dụng

Trang 4


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Phần phế liệu hạt sẽ được phân loại lại, phần đủ tiêu chuẩn được sử dụng làm thức
ăn gia súc khô. Các phế liệu hạt khác thường được các nhà máy bia bán đi.
2.1.5

CO2 của len men bia

Trong thời kỳ lên men chính của sản xuất bia sẽ tạo ra khí CO2.
Ứng dụng
Sử dụng lại lượng CO2 này để làm tăng chất lượng bia nhờ tăng độ bão hòa CO2.
Ở Mỹ nhờ công nghệ hiện đại, người ta có thể thu hồi CO 2 thành phẩm được bảo quản ở
5 at, còn CO2 lỏng thì ở 20 at.
2.1.6

Nấm nem bia

Nấm men bia là một phế phẩm, nằm lại trong các thùng lên men và các hầm chứa
sau khi lên men chính và lên men phụ. Tổng hiệu suất của men bia ép chiếm từ 5 – 10 g/l
bia
Trung bình trong men bia ép chứa (%):

Nước

75

Chất chứa nitơ

14

Lipid

0,75

Chất hòa tan không chứa nitơ

8,25

Tro

2
(Densikow M.T., 1963)

Theo Uxta (dẫn liệu từ Densikow M.T., 1963), chất khô của men bia có thành
phần như sau (%):
Protein (Nx6.25)

51 – 58

Lipid

2–3


Glucid

9 – 11,5

Tro

8,1 – 9,1

Chất hòa tan không chứa nitơ

30 – 25

Nhiệt lượng tính bằng cal/g

4560 – 4840

.3. . Các hướng tận dụng nấm men bia
3.2.1. Sản xuất men khô
Trang 5


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Men khô được sử dụng làm thuốc dạng viên hay dạng bột mang lại hiệu quả kinh
tế cao, như ở Nhật khoảng 1000 tấn men khô được sử dụng làm thuốc hằng năm và giá trị
thu được lên đến 3 – 4 tỷ yên. (Satake Kenji, 2002)
Theo Eurasyp, các thành phần chính của men khô gồm: (tính theo vật chất khô)

Protein:
40 – 55 %
Carbohydrate:
27 – 39 %
Chất khoáng:
5 – 10 %
Lipid:
2–9%
Các vitamin nhóm B (B1,B2, PP, B5, B6), sắt, kẽm và selenium.
3.2.2. Sản xuất men chiết xuất
Men chiết xuất được biết đến nhiều là nhờ hương vị thơm ngon đặc biệt khi được
dùng trong một số thực phẩm như: súp, các loại nước chấm, các sản phẩm cá,thịt... Bản
chất của quá trình sản xuất ra men chiết xuất chính là quá trình thủy phân nấm men bánh
mì hay phế liệu nấm men bia thành một hỗn hợp các chất như amino acid, nucleotide,
chuỗi peptide, protein, đường, vitamin, và những hợp chất có hương vị thơm ngon. Giai
đoạn quan trọng nhất trong quá trình sản xuất men chiết xuất chính là giai đoạn phá vỡ
vách tế bào nấm men.

2.2.2.1. Phương pháp hóa giải
Sử dụng Acid HCl đậm đặc để thủy phân các protein trong nấm men thành các
amino acid. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân:
-

Tác nhân thủy phân: Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy dùng HCl có nhiều ưu
điểm hơn so với các acid khác hay bazơ khác vì khi thủy phân bằng HCl sẽ cho ra
sản phẩm có màu sắc tươi đẹp, đạm thối ít (H2SO4) và ít tổn thất acid

-

amine(NaOH).

Lượng acid: Lượng acid ít, tác nhân xúc tác trong quá trình thủy phân sẽ yếu, thời
gian thủy phân dài, thủy phân không triệt để, tốn nước và nhiệt. Lượng acid nhiều
sẽ gây lãng phí hóa chất (HCl, NaOH trung hòa), lượng muối sinh ra trong dịch
thủy phân nhiều, đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ và nồng độ acid cao, amino
acid sẽ bị phân hủy mạnh.
Trang 6


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

-

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Thời gian thủy phân: Khi thời gian thủy phân ngắn, các mạch protid chưa phân
giải hết làm cho hiệu suất thu hồi thấp. Nếu thời gian quá dài: đạm amine sẽ bị
phân hủy, nhiều hợp chất màu nâu sẫm được hình thành, ảnh hưởng đến màu sắc,

-

mùi vị của sản phẩm.
Nhiệt độ thủy phân: Nếu nhiệt độ cao quá sẽ làm protid trong nguyên liệu phân
giải mạnh dẫn đến amino acid bị giảm và tạo thành nhiều sản phẩm phụ. Nếu nhiệt
độ thấp quá thì thời gian thủy phân sẽ kéo dài.
2.2.2.2. Phương pháp tự phân
Tự phân là quá trình xảy ra khi tế bào nấm men đã chết, vách tế bào không còn

khả năng tự bảo vệ và sẽ bị phá hủy bởi chính các enzyme ở trong tế bào. Lúc này các
chất ở trong tế bào chất như protein, nucleotide, carbohydrate... cũng sẽ bị chính hệ thống
enzyme này tấn công và phân hủy. (Biocatalysts technical bulletin – 108)

Quá trình tự phân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như:
-

Nồng độ nấm men trong dung dịch: ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tự phân. Nồng độ
nấm men càng thấp thì hiệu quả tự phân càng cao. Tuy nhiên nếu dung dịch tự
phân quá loãng thì sẽ tăng giá thành của quá trình làm khô sau tự phân. Vì vậy,
dung dịch tự phân thường được pha loãng ở nồng độ 10 – 15 % sinh khối nấm

-

men. (Champagne và ctv, 2003)
Nhiệt độ: nấm men bia tự phân tối ưu ở 45oC (Suzzi, 1990; Wangchaoren và ctv,

-

1994)
pH: nấm men có khả năng tự phân trong khoảng pH từ 4 – 6, nhưng thông thường

-

nấm men sẽ được cho tự phân ở pH 5,5.
Thời gian tự phân: quá trình tự phân sẽ kết thúc khi alpha amino nitrogen đạt được
hơn 50 %, do đó thời gian tự phân thích hợp nhất là 15 – 24 giờ. (Satake Kenji,
2002)
Để kết thúc quá trình tự phân, nhiệt độ sẽ được nâng lên làm enzyme mất hoạt tính,

thanh trùng và đồng thời loại bỏ khí sinh ra trong quá trình tự phân. Hiện nay, các
enzyme bên ngoài sẽ được bổ sung vào dung dịch tự phân để quá trình tự phân được tốt
hơn, kết thúc nhanh hơn và cũng làm tăng thêm hương vị cho men chiết xuất sau này.
.3. . Một số các sản phẩm tiêu biểu của men chiết xuất


- Yeast extract.
Trang 7


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

- Yeast autolysate .
- Yeast extract chứa nucleotide tự nhiên.
- Vách tế bào nấm men.

CHƯƠNG III

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.
Địa diểm và vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Đia điểm
-

Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm vi sinh
Thời gian tiến hành.
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm
Bếp điện.
Máy đo pH.
Máy chưng cất Kjenldal.
Biuret.


3.2.3. Hóa chất sử dụng
HCl 0,1N
NaOH 0,1N
H2SO4 đđ
Formol
HCl đđ
NaOH 1N

3.2.4. Nguyên vật liệu
Nấm men bia 28% vật chất khô được ép khô từ dịch bã men dư thừa lấy ở công ty

cổ phần bia Vicco Sài Gòn.

Trang 8


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

.3. . Phương pháp thí nghiệm
3.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định quy trình thử nghiệm sản xuất dịch thủy

phân nấm men
1- Bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với hai quy trình thử nghiệm và 3 lần lặp lại.
2- Chọn ra quy trình thủy phân nấm men đạt hiệu quả cao nhất qua 2 qui trình.
3- Kết quả mỗi nghiệm thức được kiểm tra các chỉ tiêu: đạm tổng số, đạm formol,tỷ
lệ đạm formol/tổng số.
4- Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê
Quy trình sản xuất 1: Trong quy trình này chúng tôi sản xuất dung dịch acid amine

theo phương pháp hóa giải.

Sơ đồ1: Quy trình sản xuất 1
Quy trình sản xuất 2: Trong quy trình này, chúng tôi tiến hành sản xuất dung dịch
acid amine

theo phương pháp

kết hợp giữa

tự phân và hóa giải.

Trang 9


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất 2

3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng acid HCl đđ lên

hiệu quả của quá trình thủy phân
Sau khi chọn ra qui trình sản xuất thích hợp nhờ vào kết quả dịch thủy phân có tỷ
lệ đạm formol/tổng số cao hơn để tiến hành ở TN1 để tiến hành TN này.
1- Dùng nguyên liệu là dung dịch nấm men sau khi tự phân và được bố trí theo kiểu

hoàn toàn ngẫu nhiên 1 yếu tố với 3 lần lặp lại.
2- Yếu tố cố định


Nhiệt độ thủy phân, 1000C.
Thời gian thủy phân 8 h.
Yếu tố thay đổi
Hàm lượng HCl đđ dùng để thủy phân nấm men: 4 %, 6 %, 8 %.
3- Xác định được hàm lượng acid HCl đđ ổn định sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
4- Tiến hành: Đong 100 ml dung dịch tự phân, thêm lần lượt HCl đđ vào với hàm
lượng 4 %, 6 %, 8 % so với thể tích dung dịch tự phân. Khuấy đều và đem đun
cách thủy ở nhiệt độ 100oC trong 8 h.
Trang 10


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

5- Kết quả mỗi nghiệm thức được kiểm tra các chỉ tiêu: đạm tổng số, đạm formol,tỷ

lệ đạm formol/tổng số. Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê
3.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy

phân lên hiệu quả của quá trình thủy phân
Lấy hàm lượng HCl đđ cho kết quả dịch thủy phân có tỷ lệ đạm formol/tổng số
cao nhất làm yếu tố cố định cho TN này.
1- Bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên 2 yếu tố với 3 lần lặp lại.
2- Yếu tố cố định

- Hàm lượng acid HCl đđ.
Yếu tố thay đổi
- Thời gian thủy phân: 6 h, 8 h, 10 h, 12 h.

- Nhiệt độ thủy phân: 60oC, 100oC, 110oC
3-Xác định giá trị của yếu tố thời gian và nhiệt độ thủy phân cho hiệu quả cao nhất
của quá trình sản xuất dịch thủy phân.
4-Tiến hành: Đong 100 ml dung dịch tự phân, thêm HCl đđ vào với hàm lượng lấy
ở thí nghiệm 2. Đun cách thủy ở nhiệt độ 60oC và 100oC với thời gian 6 h, 8 h,10
h, 12 h. Với nhiệt độ 110oC mẫu được đun trực tiếp trên bếp điện cũng với các
thời gian trên.
5- Kết quả mỗi nghiệm thức được kiểm tra các chỉ tiêu: đạm tổng số, đạm formol,
tỷ lệ đạm formol/tổng số. Số liệu phải được xử lý bằng phương pháp thống kê.

3.2.4. Thí nghiệm 4: Thử nghiệm ứng dụng men chiết xuất làm môi trường

nuôi cấy vi sinh
Từ các thí nghiệm trên thu được dịch thủy phân nấm men bia và tiến hành sấy
phun dịch thủy phân đó tạo men chiết xuất dạng bột.
Bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên một yếu tố với 3 lần lặp lại và thử nghiệm
trên chủng vi khuẩn Lactobacillus bulgaricus có trong sữa chua Vinamilk.
Bố trí thí nghiệm

Trang 11


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

- Nghiệm thức 1: cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua lên môi trường MRS
không có men chiết xuất.
- Nghiệm thức 2: cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua lên môi trường MRS có bổ
sung 5 % men chiết xuất thương phẩm.

- Nghiệm thức 3: cấy phân lập vi khuẩn trong sữa chua lên môi trường MRS có bổ
sung 5 % men chiết xuất do tự sản xuất.


Cách đánh giá: Xem có khuẩn lạc của vi khuẩn mọc hay không.
.3. . Các chỉ tiêu kiểm tra

Chỉ tiêu theo dõi chất lượng dịch thủy phân
- Đạm tổng số theo phương pháp Kjeldalh
- Đạm formol theo phương pháp Sorense
Chỉ tiêu về hiệu quả của quá trình thủy phân
So sánh tỷ lệ đạm formol và đạm tổng số có thể phán đoán được chất lượng của dịch
thủy phân.
Hàm lượng đạm formol trong sản phẩm dịch thủy phân
% fomol=

* 100 (%)
Hàm lượng đạm tổng số trong dịch thủy phân

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ DỰ KIẾN
Trang 12


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

4.1.

4.2.


GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

Dự kiến ở thí nghiệm: so sánh 2 qui trình xác đinh các hàm lượng.
 Hàm lượng đạm formol của 2 quy trình sản xuất .
 Hàm lượng đạm tổng số của 2 quy trình sản xuất .
 Tỷ lệ đạm formol/đạm tổng số của 2 quy trình sản xuất .
Dự kiến ở thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng HCl đđ lên hiệu quả
thủy phân nấm men.
 Ảnh hưởng của hàm lượng HCl lên đạm formol.
 Ảnh hưởng của hàm lượng HCl đđ lên đạm tổng số.
 Ảnh hưởng của hàm lượng acid HCl đđ lên tỷ lệ đạm formol trong sản phẩm

4.3.

thủy phân.
Dự kiến ở thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân.
 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân lên đạm formol .
 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân lên đạm tổng số .
 Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian thủy phân lên tỷ lệ đạm formol/đạm tổng
số.
 Sau các thí nghiệm 1, 2, 3 đưa ra quy trình sản xuất men chiết xuất.

4.4.

Dự kiến ở thí nghiệm 4: đưa ra các kết quả sau khi khảo sát khả năng sử dụng
trên.
- Nghiệm thức 1: môi trường MRS không có men chiết xuất.
- Nghiệm thức 2: môi trường MRS có bổ sung 5 % men chiết xuất thương phẩm.
- Nghiệm thức 3: môi trường MRS có bổ sung 5 % men chiết xuất do tự sản xuất.

 Nếu ở nghiệm thức 3 môi trường MRS có bổ sung 5 % men chiết xuất do tự
sản xuất mà có khuẩn lạc phát triển như nghiệm thức 2 (thương phẩm sản
xuất) thì thí nghiệm thành công.

Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Văn Chước, 1997. Kỹ thuật sấy. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Densikow M.T., 1963. Phế liệu sản xuất bia và nước giải khát. Tận dụng phế liệu của
công nghiệp thực phẩm (Nguyễn Văn Đạt – Bùi Huy Thanh dịch). Nhà xuất bản khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội, trang 195 – 212.
3. Trần Văn Phú, 1998. Tính toán và thiết kế hệ thống sấy. Nhà xuất bản giáo dục.

Trang 13


ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

GVHD: TS. NGUYỄN HOÀI HƯƠNG

4. Behalova B. and Beran K., 1986. Autolysis of disintegrated cells of the yeasts
Saccharomyces cerevisiae. Acta Biotechnology (6): 147-152.
5. Godfrey and West, 1996. 1 Industrial enzymology. Second edition, Macmillan press
LTD.
6. Pyke M., 1958. The technology of yeast. In the Chemistry and Biology of yeast. Cook
A.H. Acedemic Press, New York.

Trang 14




×