Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

CHUYÊN ĐỀ VIRUS EBOLA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 23 trang )

1: TÌM HIỂU DỊCH BỆNH EBOLA.
Tháng 9/1976, một gói hàng chứa một bình thủy tinh màu xanh và bóng được
gửi đến Viện Y học Nhiệt đới ở Antwerp, Bỉ. Peter Piot, 27 tuổi, đang làm việc cho
phòng thí nghiệm với vai trò là sinh viên y khoa và được huấn luyện để trở thành
một nhà vi sinh học.
"Nó chỉ là một chiếc bình thông thường như bất kỳ cái nào khác mà bạn sử
dụng để giữ ấm coffee", Piot nhớ lại. Tuy nhiên, nó không chứa coffee ở bên trong
mà là một thứ khác. Nén chặt giữa một vài khối băng tan chảy là vài lọ máu nhỏ
kèm theo lời nhắn rằng đây mà mẫu máu của một nữ tu, mắc một căn bệnh lạ chưa
thể xác định. Bưu phẩm đươc gửi đến từ một bác sĩ người Bỉ, sống và làm việc tại
Zaire, về sau là Cộng hòa Dân chủ Congo ngày nay.
"Khi mở chiếc bình, chúng tôi nhìn thấy một trong các lọ máu đã bị vỡ, máu
lẫn với nước từ các khối băng tan chảy" Piot kể lại. Ông và đồng nghiệp đều không
hề hay biết rằng điều đó nguy hiểm như thế nào.
Khi quan sát một số tế bào dưới kính hiển vi điện tử, họ phát hiện một dạng cấu
trúc như hình sâu và có kích thước khổng lồ, lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn của
các loại virus thông thường.
Theo nhóm nghiên cứu, chỉ có một loại virus nhìn giống thế này đó là virus
Marburg, được phát hiện năm 1967. Piot hiểu được mức độ nghiêm trọng của
Marburg, nhưng sau khi tham khảo ý kiến chuyên gia trên thế giới, ông cho rằng
cấu trúc được quan sát dưới kính hiển vi không phải Marburg mà là một thứ khác,
chưa từng được nhìn thấy trước đây.
Hai tuần sau, Piot lên đường đến Kinshasa, đánh dấu lần đầu tiên đặt chân đến
châu Phi với hy vọng tìm ra loại virus mới và ngăn chặn thảm họa dịch bệnh.
Nhóm nghiên cứu được đưa đến trung tâm bùng phát dịch, một ngôi làng nằm ở
rừng nhiệt đới xích đạo. Nhờ phi cơ vận tải C-130, nhóm nghiên cứu hạ cánh
xuống Bumba, một cảng sông nằm ở điểm cực bắc của sông Congo.
Nỗi sợ hãi căn bệnh bí hiểm trở nên rõ ràng hơn, khi phi công thậm chí không
muốn đi xung quanh và tiếp tục để động cơ máy bay hoạt động khi nhóm nghiên
cứu lấy đồ đạc. Trước khi đi, họ vẫy chào và nói "'Adieu", có nghĩa là "chúng tôi
sẽ không bao giờ gặp lại các bạn nữa".



1


"Tôi không sợ hãi. Sự hào hứng tìm ra nguyên nhân và ngăn chặn bệnh dịch
đang lấn át mọi thứ. Chúng tôi biết rằng ngày càng có nhiều người chết hơn so với
suy nghĩ ban đầu, và chúng tôi muốn bắt tay làm việc", nhà nghiên cứu nói.
Cuối cùng họ cũng có mặt tại làng Yambuku, cách Bumba khoảng 120 m.
Những người đầu tiên anh gặp là một nhóm nữ tu và linh mục. Họ đã tập trung ở
một nơi và lập một hàng rào chắn để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cách đó
không xa là một dòng chữ viết bằng tiếng địa phương: "Hãy dừng lại, bất kỳ ai đi
qua đây đều có thể chết". Piot nhảy qua hàng rào và nói rằng nhóm nghiên cứu của
anh sẽ giúp họ.
Ưu tiên hàng đầu là ngăn chặn bệnh dịch, nhưng điều đầu tiên mà nhóm nghiên
cứu cần làm là tìm ra cơ chế lan truyền virus, trong thức ăn, qua tiếp xúc giữa
người với người hay lây lan qua côn trùng. Theo họ, đây là một loại loại bệnh
truyền nhiễm do virus. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới, đặc biệt là những
người ở độ tuổi 18-30. Nhiều người trong số này mang thai và từng đến khám tại
bệnh viện địa phương.
Bí ẩn về loại virus Ebola dần được hé lộ. Tên gọi của virus được đặt theo một
con sông ở Zaire.
Khi một người chết vì virus Ebola, cơ thể của họ sẽ chứa đầy virus và vì vậy bất
kỳ hoạt động tiếp xúc trực tiếp nào cũng sẽ là con đường lan truyền.
Những người bị mắc bệnh và nghi mắc bệnh bắt đầu được đưa đến nơi cách ly.
Người từng tiếp xúc với người bệnh đều được kiểm tra, người dân trong vùng đồng
thời được hướng dẫn quy trình chôn cất người chết một cách khoa học và cung cấp
nhiều thông tin quan trọng khác.
Cùng với hoạt động cách ly, bệnh viện địa phương đóng cửa. Nhờ đó, bệnh dịch
được ngăn chặn. Tuy nhiên, số người chết được thông kê lên đến gần 300 người.


Piot (áo tím) trong lần trở lại Yambuku hồi tháng 2/2014. Ảnh: BBC

Tháng 2/2014, Piot trở lại Yambuku nhân dịp sinh nhật lần thứ 65. Ông gặp
Sukato Mandzomba, một trong số ít người nhiễm virus năm 1976 và vẫn sống sót.
Vào thời điểm Piot đến đây, Mandzomba đang là một y tá ở bệnh viện địa phương.
Theo Piot, trong các trường hợp không có vaccine và phương pháp điều trị, lời
khuyên cho các đợt bùng nổ dịch bệnh là những biện pháp tương tự từng được thực
hiện trong những năm 1970. "Xà phòng, găng tay, cách ly bệnh nhân, không tái sử
2


dụng kim tiêm và cách ly người bệnh - về mặt lý thuyết vì sẽ rất dễ nhiễm virus
Ebola", ông nói.
2: Đặc điểm và triệu chứng của virus Ebola.
Chúng ta đã nghe thấy nhiều thông tin về virus Ebola đang hoành hành, gây
ra cái chết của bao nhiêu người. Nhưng ít ai ngờ rằng, căn bệnh chết người không
có thuốc chữa này đang lan tràn khắp châu Phi đến các quốc gia châu Mỹ, gây ra
sự hoảng loạn mang tầm vóc quốc tế.

Bệnh Ebola gây ra bởi loại virus sốt xuất huyết Ebola, thuộc chi siêu vi
Ebolavirus hay EBOV - được phát hiện lần đầu ở dòng sông Ebola thuộc nước
Cộng hòa Congo.

3


Cơ chế của loại virus này là can thiệp vào khả năng làm đông máu của cơ thể
cũng như ảnh hưởng đến các lớp niêm mạc của mạch máu trong cơ thể người
bệnh.


Kết quả là các tiểu huyết cầu của chúng ta không thể thực hiện chức năng làm
đông máu, dẫn đến sốc giảm thể tích và cuối cùng là cái chết. Căn bệnh này được
ví như căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS nhưng với tốc độ lan truyền nhanh hơn nhiều.
4


Các nhà nghiên cứu đã tìm ra được nhiều loại virus Ebola khác nhau đều có liên
quan đến căn bệnh nguy hiểm này. Virus Zaire Ebola được tìm thấy đầu tiên ở
Zaire chính là loại virus được ghi nhận là có khả năng gây tử vong cao nhất trong
các trường hợp mắc bệnh.
Một loại virus Ebola khác được phát hiện ở Sudan được cho là biến thể của
Zaire Ebola và phát triển từ điều kiện chăm sóc bệnh nhân thiếu thốn và không
đảm bảo vệ sinh.

5


Biểu hiện lâm sàng của bệnh Ebola thay đổi theo từng giai đoạn: trong vài ngày
đầu, bệnh nhân sẽ chỉ bị sốt hay viêm họng bình thường. Ngày thứ 5 đánh dấu dấu
hiệu khác lạ đầu tiên khi trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết phát ban sần.
Bệnh nhân bị phát ban thì ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập
trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và
cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh. Triệu chứng xuất
huyết là đi ngoài phân đen; chảy máu nơi tiêm truyền; ho máu, chảy máu chân
răng; đái máu; chảy máu âm đạo

Khi căn bệnh tiến triển, người bệnh thường bị chảy máu ở các vị trí khác nhau
trên cơ thể. Thường thấy nhất là chảy máu ở các đường tĩnh mạc và màng nhầy.
Bệnh trở nên trầm trọng hơn khi bệnh nhân bị thở gấp, hạ huyết áp, vô niệu (không
thể đi tiểu) và cuối cùng dẫn đến hôn mê.


6


Tỉ lệ sống sót của bệnh nhân nhiễm Ebola là khác nhau tùy theo chủng loại
virus nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điều tra cho thấy loài virus Zaire Ebola nguy hiểm
nhất mang tỉ lệ tử vong cao đến 89%. Bệnh nhân nhiễm Sudan Ebola virus cũng
được báo cáo là có tỉ lệ tử vong từ 41-56%.

7


8


Các nhà khoa học đã điều tra thấy rằng loại virus này có “sức sống” vô cùng
mãnh liệt. Không giống như hầu hết các tác nhân gây bệnh khác sẽ chết khi chủ thể
không còn hay chỉ tồn tại được một thời gian ngắn, virus Ebola vẫn “sống nhăn
răng” dù cho người bệnh đã tử vong.

WHO đã đưa ra thông báo về một trường hợp một người đàn ông dù đã sống sót
khỏi căn bệnh quái ác này nhưng vẫn tìm thấy được virus Ebola trong tinh dịch 7
tuần sau khi hồi phục. Điều này giúp khẳng định thêm về tuổi thọ đáng ngạc nhiên
của tác nhân gây bệnh chết người này.

9


Các bác sỹ MSF làm việc tại khu vực cách ly điều trị bệnh nhân nhiễm dịch sốt Ebola ở Conakry, Guinea
ngày 25/6.


10


3: Nguyên nhân gây ra virus Ebola
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, dơi ăn côn trùng là nguồn gốc của dịch bệnh
Ebola đang hoành hành.
Từ lâu nhiều người cho rằng, dơi ăn quả chính là thủ phạm làm dấy lên dịch
Ebola đang hoành hành ở châu Phi, nhưng nghiên cứu mới đây đã chỉ ra, dơi ăn
côn trùng mới chính là nguồn gốc của dịch bệnh lớn nhất hiện nay.

Tuy nhiên sau khi tiến hành khảo sát địa hình tại ngôi làng ở quận Guéckédou,
Guinea - nơi cậu bé 2 tuổi đầu tiên nhiễm virus Ebola, các chuyên gia phát hiện
một loại dơi không đuôi ăn côn trùng sống trong gốc cây rỗng - loài vật mà cậu bé
và những người bạn chơi đùa trước đó.
Đứng đầu nghiên cứu, nhà khoa học Fabian Leendertz thuộc Viện Robert Koch,
Berlin (Đức) cho biết, "Trẻ em thường chơi trong chiếc gốc cây rỗng
này, không những thế, chúng còn bắt dơi và mang về nhà nước
ăn. Điều này khiến cho nguy cơ lây nhiễm virus từ loài dơi không
đuôi này cho người là rất lớn".
Ông chia sẻ thêm: "Khi chúng tôi đến, các cây chủ yếu đã được đốt
cháy và chỉ trơ ra gốc và cành cây rơi. Được biết, dân làng đã đốt
cháy chiếc cây này vào ngày 24/3, khi đốt, một "cơn mưa dơi" bắt
đầu".

11


Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng dơi ăn quả bị nhiễm bệnh đã lây lan
virus sang người vì cư dân ở châu Phi thường săn bắt dơi để ăn. Tuy nhiên,

Leendertz và các đồng nghiệp của ông lại cho biết, trong khi dân làng đã săn bắt
những con dơi ăn quả, không ai trong số họ bị nhiễm Ebola. Do đó, chúng tôi liên
tưởng đến loài dơi ăn côn trùng.
Dơi ăn côn trùng được tìm thấy ở dưới các mái nhà và được cho là đồ chơi của
trẻ em - những đứa trẻ thường nướng chúng trên lửa và nếm nó.
Điều này khiến cho các chuyên gia quan ngại bởi loài dơi này rất có thể là
nguồn gốc lây nhiễm virus Ebola cho người. Bên cạnh đó, những tập tục sinh sản,
di cư, nguồn thức ăn... của loài dơi ăn côn trùng này vẫn còn mới mẻ với các nhà
khoa học.

12


Chỉ khi hiểu được nó, các chuyên gia mới có thể định lượng được mức độ nguy
hiểm của loài động vật có khả năng truyền nhiễm bệnh này. Các chuyên gia
khuyến cáo rằng, việc cố gắng tiêu diệt hay phá vỡ thói quen sinh hoạt của loài dơi
không phải là giải pháp an toàn bởi rất có thể, chúng sẽ mang nguồn bệnh tới nhiều
nơi khác.

4: Cách phòng virus Ebola.
PHƯƠNG PHÁP 1: HIỂU RÕ NGUỒN GỐC GÂY BỆNH ĐỂ PHÒNG
TRÁNH

Virus Ebola có nhiều điểm tương đồng với HIV như nó không thể truyền nhiễm
qua tiếp xúc hay giao tiếp thông thường mà chủ yếu là qua đường máu hay các
chất, dịch tiết ra từ cơ thể bệnh nhân như máu, nước bọt, phân... Nếu bạn tiếp xúc
trực tiếp với những đồ vật đã được người bệnh sử dụng như ra giường, kim tiêm ,
13



khăn tắm, đặc biệt khi có vết thương hở ngoài da hay trên niêm mạc thì khă năng
lây nhiễm cũng tăng cao theo.
Nếu chẳng may virus Ebola xâm nhập vào cơ thể bạn thì cũng rất khó nhận biệt
vì nó sẽ không thể hiện bằng một triệu chứng cụ thể và đặc trưng nào. Phải mất
một thời gian ủ bệnh đủ lâu thì bệnh mới phát tác nhưng đến lúc đó thì đã rất muộn
cho việc điều trị cũng như bạn có thể đã vô tình lây nhiễm cho các thành viên khác
trong gia đình và cộng đồng. Ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe hay cả các bệnh
viện ở châu Phi, việc tái sử dụng các kim tiên đã dùng cũng như thiếu các biện
pháp khử trùng dụng cụ y tế, sự nghèo nàn của trang thiết bị phục vụ cho công tác
khám chữa bệnh đã thúc đẩy việc gia tăng các ca nhiễm mới virus Ebola.

Bạn nên tránh di chuyển tới các khu vực hiện đang trong tình trạng báo động đỏ
về số lượng người nhiễm virus Ebola. Hiện tại, các vùng cần tuyệt đối tránh là
những quốc gia thuộc Tây và Trung Phi.
Trong trường hợp bạn đã có mặt tại khu vực này thì nên tránh tới những nơi
đông người và hạn chế tiếp xúc với bất cứ ai có biểu hiện cảm sốt.

14


Nếu phải tiếp xúc với người đã được xác nhận là nhiễm virus Ebola thì tuyệt
đối không đụng chạm cơ thể họ và những vật dụng họ đã sử dụng bằng tay không,
đặc biệt là dịch tiết từ cơ thể họ. Nên đeo khẩu trang và găng tay y tế, thường
xuyên sử dụng chất có khả năng diệt khuẩn để vệ sinh cơ thể.

Nên hạn chế mua, giết và tiêu thụ thịt các loại động vật hoang dã, không rõ
15


nguồn gốc ở những khu vực trên vì virus Ebola có nguồn gốc từ động vật. Chính từ

quá trình những người châu Phi bản địa ăn thịt chúng mà loại virus này có cơ hội
xâm nhập cơ thể người

.
PHƯƠNG PHÁP 2: BẢO VỆ BẢN THÂN

Bạn cần nắm được rõ các triệu chứng phổ biến khi một người bị nhiễm virus
Ebola để đối chiếu với triệu chứng của bản thân (nếu có). Mặc dù chúng thường
không có khác biệt rõ rệt so với cảm sốt thông thường nhưng nắm chắc được
những biểu hiện dưới đây sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần cảnh giác và có kế hoạch
16


nhờ đến sự trợ giúp y tế kịp thời khi có đủ cơ sở để bạn nghi ngờ mình đã bị nhiễm
virus Ebola. Thông thường, các triệu chứng này chỉ thể hiện ra bên ngoài sau một
thời gian ủ bệnh từ 48 tiếng đồng hồ cho đến 3 tuần lễ sau khi bệnh nhân bị phơi
nhiễm.

Bạn cần đeo khẩu trang y tế nếu phải tiếp xúc với những người nhiễm bệnh.
Mặc dù khuyến cáo đưa ra là mọi người cần tránh tuyệt đối xuất hiện ở khu vực có
dịch nhưng nếu bạn là nhân viên y tế hay tình nguyện viên chăm sóc bệnh nhân thì
phải hết sức cẩn thận khi thực hiện công việc và luôn luôn đeo khẩu trang y tế,
găng tay, kính bảo hộ...
Ngoài ra, không bao giờ được tái sử dụng kim tiêm đã dùng cho bệnh nhân
nhiễm virus Ebola. Những vật dụng như ra trải giường, khăn cá nhân của bệnh
nhân phải được tiêu hủy sau khi sử dụng.

17



Bạn nhớ là luôn thường xuyên khử trùng các thiết bị y tế sau khi thăm khám
bệnh nhân. Đặc biệt là những vật đã tiếp xúc với dịch cơ thể của họ cần được ưu
tiên khử trùng hoặc tiêu hủy ngay lập tức. Các chất diệt khuẩn cần được sử dụng
triệt để xung quanh phòng bệnh để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

18


Bạn cần thường xuyên rửa tay với xà phòng diệt khuẩn. Khi rửa, nhớ làm sạch
kỹ càng đến phần khuỷu tay và các kẽ ngón tay trước khi tháo bỏ bộ đồ y tế và các
thiết bị bảo hộ.
PHƯƠNG PHÁP 3: NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI BẠN BỊ NHIỄM VIRUS
EBOLA.

19


Bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức.

Chưa có vaccine điều trị Ebola nên hầu hết các phương pháp điều trị hiện nay
vẫn là cố gắng chữa trị từng triệu chứng bệnh một cách đơn lẻ. Trong đó, triệu
chứng nguy hiểm nhất chính là tiêu chảy vì nó sẽ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh
chóng. Do đó, bạn cần bổ sung nhiều nước và các chất điện giải cho cơ thể, tốt
nhất là sử dụng đồ uống thể thao.

20


Bạn cần kiểm soát được huyết áp của cơ thể và cố gắng duy trì ở mức ổn định.
Nếu chỉ số xuống càng thấp thì đồng nghĩa với mức độ bệnh của bạn càng nghiêm

trọng.

Đảm bảo bạn được ở trong môi trường nhiều oxy vì khó thở và tức ngực cũng là
2 triệu chứng phổ biến do Ebola gây ra. Nếu cảm thấy không thể thở được, hãy báo
với bác sĩ để được hỗ trợ máy thở ngay lập tức.

21


Luôn thẳng thắn nói ra những triệu chứng mới của cơ thể với nhân viên y tế để
có được một phác đồ điều trị đúng đắn. Tất cả các bệnh viêm nhiễm đều cần sự
điều trị nhanh chóng, cập nhật để chọn ra được loại kháng sinh thích hợp.

22


TÓM LẠI:

23



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×