Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Sự phân chia lợi nhuận của các tập đoàn tư bản và biểu hiện qua các giai đoạn cơ bản chủ nghĩa,từ đó rút ra ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.45 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HÀ NỘI
KHOA TRIẾT – KHOA HỌC XÃ HỘI


TIỂU LUẬN
Môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin II
Chủ đề:
Sự phân chia lợi nhuận của các tập đoàn tư bản và biểu hiện
qua các giai đoạn cơ bản chủ nghĩa,từ đó rút ra ý nghĩa và biểu
hiện thực tế

Giảng viên hướng dẫn: Lê Ngọc Thông
Sinh viên thực hiện: Mai Thị Lan Hương
Lớp:
Mã sinh viên:
11131828


Hà Nội ngày 6 tháng 5– 2014
MỤC
Trang
A.PHẦN MỞ ĐẦU
…………………………………………………3

LỤC

B.NỘI DUNG:
I. Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận
…………………………...4
1. Lợi nhuận công nghiệp và lợi nhuận thương
nghiệp……………......4


2. Lợi nhuận cho vay và lợi nhận ngân
hàng…………………………....6
3. Địa tô tư bản chủ nghĩa
……………………………………………...…8
4.Lợi nhuận độc
quyền……………………………………………..……...10
II.. Vai trò lợi nhuận ở Việt
Nam……………………………..……..10
C.KẾT
LUẬN………………………………………………………….1
3
D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO…………………………..14

2


BÀI LÀM
A. PHẦN MỞ ĐẦU:
Sự phát triển của Việt Nam cũng như của các nước Xã Hội Chủ
Nghĩa (XHCN) khác được đánh dấu bằng sự chuyển hướng trong
tư tưởng, nhận thức của các Đảng và Nhà Nước về Chủ Nghĩa Xã
Hội(CNXH) và con đường đi lên CNXH. Ở Việt Nam, từ sau
những năm đổi mới đến nay mới chỉ có hơn 25 năm, đó thực sự chỉ
là một khoảng thời gian rất ngắn so với lịch sử phát triển của một
dân tộc, một đất nước.Tuy nhiên, trong 25 năm đó, Việt Nam đã có
những sự thay đổi và phát triển vượt bậc. Từ một nước nghèo đói
và thiếu ăn quanh năm, luôn phải trông chờ vào các khoản viện trợ,
trợ giúp của các nước khác, Việt Nam đã trở thành một nước xuất
khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Các nghành sản

xuất Công-Nông Nghiệp và Dịch Vụ đã đạt được những thành quả
đáng kể, đời sống của nhân dân được cải thiện vv... Có được sự
phát triển đó, chính là nhờ sự đổi mới trong nhận thức, tư duy về
CNXH và con đường đi lên CNXH. Trong số những nhận thức đó,
đặc biệt quan trọng, là sự đổi mới trong nhận thức về của lợi nhuận
mà một khía cạnh là nhận thức rõ bản chất sự phân chia lợi nhuận
của các tập đoàn tư bản. Từ sự phân chia đó để nhận định rõ bản
chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước. Việt Nam đang hội nhập sâu hơn với quốc tế, đặc
biệt là chủ nghĩa tư bản phương Tây. Hiểu rõ bản chất lợi nhuận và
cách phân chia lợi nhuận trong thế giới tư bản không những giúp
chúng ta định hướng đúng con đường Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mà còn giúp chúng ta hội nhập sâu sắc và
luôn tìm được hướng đi đúng đắn và có lợi cho sự phát triển đất
nước.Trong phạm vi cho phép của bài viết và do hiểu biết còn hạn
chế nên bài viết này khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất
mong nhận được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của thầy giáo để em có được
những nhận thức đúng đắn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.!
3


B/ NỘI DUNG:
• I . Các hình thức biểu hiện của lợi nhuận:

1, Lợi nhuận công nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp:


Trước tiên, xét trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông hàng hóa
ta sẽ thấy tồn tại hai dạng tư bản là tư bản Thương nghiệp và tư

bản Công nghiệp và tương ứng với chúng là hai hình thức lợi
nhuận, lợi nhuận Thương nghiệp và lợi nhuận Công nghiệp.
Không phải chỉ tới CNTB thì mới tồn tại hai dạng tư bản cũng
như hai hình thái lợi nhuận này. Nhưng trong các xã hội trước
CNTB thì hai dạng tư bản này hoàn toàn độc lập với nhau.
4




Nhưng trong giai đoạn TBCN, do nhu cầu của sự chuyên
môn hoá và hợp tác hoá thì Công nghiệp và Thương nghiệp
hay nói rộng hơn là quá trình sản xuất và lưu thông không thể
tách biệt độc lập mà đã trở nên phụ thuộc, gắn kết lẫn nhau.
Lúc này thì tư bản Thương nghiệp, thực chất “là một bộ phận
của tư bản Công nghiệp tách rời ra, phục vụ qúa trình lưu
thông hàng hoá của nhà tư bản Công nghiệp”.



Ngoài ra, sự chuyên môn hoá này còn góp phần mở rộng
qui mô tái sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện cho
Công nghiệp phát triển. Hơn nữa, tuy không trực tiếp tạo ra
giá trị thặng dư nhưng tư bản Thương nghiệp lại góp phần
làm tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận và do đó, làm
cho tỷ suất lợi nhuận chung của xã hội tăng.



Mà thực chất thì nhà Tư bản Thương nghiệp sẽ mua hàng

hoá thấp hơn giá trị và bán đúng bằng giá trị của hàng hoá.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự hình thành một tỉ
suất lợi nhuận bình quân mới là bình quân các tỉ suất lợi
5


nhuận của hai nghành Công nghiệp và Thương nghiệp. Ta có
thể thấy rõ điều này khi phân tích ví dụ sau:
VD : Một nhà Tư bản Công nghiệp có một lượng tư bản là 800 với
cấu tạo: 700c + 100v với tỉ suất giá trị thặng dư: m’ = 100% => giá
trị hàng hóa là: 700c + 100v + 100 = 900
Tỉ suất lợi nhuận nghành Công nghiệp sẽ là:
P’CN = 100/800 * 100% = 12,5%
Bây giờ, nếu có thêm một nhà tư bản Thương nghiệp bỏ ra 200
để mua hàng hoá =>lúc đó ta có tỉ suất lợi nhuận bình quân sẽ
bằng:
100

*100% = 10%

800 + 200
Theo tỉ suất lợi nhuận chung mới này thì phần lợi nhuận Công
nghiệp và lợi nhuận Thương nghiệp tương ứng sẽ bằng:
LnCN = 800 * 10% = 80
LnTN = 200 * 10% = 20
Khi đó nhà tư bản Thương nghiệp sẽ mua hàng hoá từ nhà tư bản
Công nghiệp với giá thấp hơn giá trị:
800 + 80 = 880 (<900)
và sẽ bán với giá đúng bằng giá trị và thu được lợi nhuận Thương
nghiệp:

880 + 20 = 900
Như vậy là, với sự hình thành tỉ suất lợi nhuận chung giữa hai
ngành Công nghiệp và Thương nghiệp thì lợi nhuận Thương
6


nghiệp đã được thực hiện. Với sự xuất hiện của lợi nhuận
Thương nghiệp trong xã hội tư bản, đã hình thành nên hai loại
giá cả sản xuất là giá cả sản xuất Công nghiệp và giá cả sản xuất
thị trường. Nó cũng góp phần che dấu thêm một mức nữa quan
hệ bóc lột TBCN.
2/ Lợi nhuận cho vay và lợi nhuận ngân hàng:
• Như trên đã phân tích, tư bản Thương nghiệp là một bộ phận
tư bản Công nghiệp tách ra, phục vụ quá trình lưu thông hàng
hoá của nhà tư bản Công nghiệp. Còn tư bản cho vay, thực
chất cũng là một bộ phận của tư bản Công nghiệp được tách
ra nhưng là để, một mặt vừa đáp ứng nhu cầu về tư bản, mặt
khác là để thoả mãn sự thèm khát lợi nhuận của nhà tư bản.
Sau đây, ta sẽ tiến hành xem xét nguồn gốc hình thành của tư
bản cho vay để làm rõ thêm điều đó

• Tư bản cho vay "là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó
nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để
nhận được một số lời nào đó". Đặc điểm nổi bật của tư bản cho
vay là nó không thuộc sở hữu của nhà tư bản sử dụng nó vào
sản xuất. Có nghĩa là khi nhà tư bản cho vay cho người khác
vay một lượng tư bản tiền tệ là chỉ cho người đó quyền sử dụng
lượng tư bản tiền tệ đó chứ không cho quyền sở hữu lượng tư
7



bản đó. Do vậy mà ở tư bản cho vay thì quyền sử dụng và quyền
sở hữu được tách rời nhau, đây cũng là sự khác biệt căn bản của
tư bản cho vay với tư bản Công nghiệp và tư bản Thương
nghiệp
• Vậy lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi
vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào món tiền mà
nhà tư bản cho vay đã đưa cho nhà tư bản đi vay sử dụng.
Như vậy thì xét cho cùng nguồn gốc của lợi tức chính là phần
giá trị thặng dư mà nhà tư bản Công nghiệp chiếm đoạt của
người lao động.
• Với sự hình thành của tư bản cho vay và tương ứng với nó là
lợi tức cho vay thì lúc này phần lợi nhuận bình quân mà các
nhà tư bản Công nghiệp và tư bản Thương nghiệp thu được
không còn thuộc hoàn toàn về họ mà phần lợi nhuận bình
quân đó được chia ra thành lợi tức cho vay là khoản đem trả
cho nhà tư bản cho vay, phần còn lại sau khi trả lợi tức được
gọi là thu nhập của chủ xí nghiệp. Lượng lợi tức đem trả
nhiều hay ít tuỳ theo quan hệ cung cầu về tư bản cho vay và
nó phụ thuộc vào tỉ suất lợi tức, là tỉ lệ phần trăm giữa tổng
số lợi tức và tổng số tư bản tiền tệ cho vay.
Nếu kí hiệu lợi tức là Z còn tỉ suất lợi tức là Z’ thì ta có:
Z’ = ( Z/tư bản cho vay) * 100%
• Còn với nghiệp vụ cho vay, ngân hàng cho các nhà tư bản
trực tiếp kinh doanh, tức là các nhà tư bản Công nghiệp và tư
bản Thương nghiệp vay tư bản tiền tệ để sử dụng hay nói
khác đi nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ phân phối và sử dụng
những tư bản ngân hàng có được qua nghiệp vụ nhận gửi.
• Trong nghiệp vụ nhận gửi, để huy động được các nguồn tư
bản nhàn rỗi, Ngân hàng trả một khoản lợi tức nhận gửi cho

các khoản gửi. Đồng thời, trong nghiệp vụ cho vay, Ngân
hàng lại thu một khoản lợi tức cho vay của những người đi
8


vay. Và như mọi tổ chức kinh doanh TBCN khác, mọi hoạt
động của Ngân hàng cũng phải nhằm mục tiêu đem lại lợi
nhuận. Chính vì vậy, dựa trên việc quy định lợi tức nhận gửi
nhỏ hơn lợi tức cho vay, Ngân hàng đã thu được lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh của mình. Khoản lợi nhuận này được
gọi là lợi nhuận Ngân hàng.
3/ Địa tô Tư bản Chủ nghĩa:


Trước tiên, ta sẽ xem xét sự xâm nhập của PTSX TBCN
vào trong Nông nghiệp. Với sự phát triển của CNTB, giai cấp
Tư bản không chỉ thống trị nghành Công nghiệp mà còn dần
dần thao túng cả lĩnh vực Nông nghiệp. Sự xâm nhập của
CNTB vào lĩnh vực Nông nghiệp có thể diễn ra theo hai cách
sau :



Một là, trước hết vẫn duy trì về căn bản nền kinh tế phong
kiến địa chủ trước kia và sau đó thông qua các cuộc cải cách
mà dần dần chuyển sang đường lối kinh tế theo kiểu Tư bản
Chủ nghĩa.




Thứ hai là, ngay từ đầu, thông qua con đường Cách mạng
Tư sản lật đổ chế độ kinh tế phong kiến cũ; giải phóng lực
lượng sản xuất thoát khỏi xiềng xích nông nô. Trên cơ sở đã
xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến, thiết lập QHSX TBCN
trong Nông nghiệp từ đó phát triển nhanh chóng Nông
nghiệp theo con đường các ấp trại TBCN.

9




Chính vì sự xuất hiện của giai cấp địa chủ trong nông
nghiệp cho nên giá trị thặng dư, được hình thành do lao động
không công của những công nhân làm thuê trong Nông
nghiệp, sẽ được phân chia khác với trong lĩnh vực Công
nghiệp trên cơ sơ đảm bảo lợi nhuận cho không chỉ giai cấp
tư sản Nông nghiệp mà còn cho cả giai cấp địa chủ, những
người mà thực chất là các nhà tư bản đã đầu tư vào ruộng đất.
Điều đó có nghĩa là lượng giá trị thặng dư mà giai cấp tư bản
Nông nghiệp chiếm đoạt được sẽ phải không những đủ để họ
có thể thu được lợi nhuận bằng với lợi nhuận bình quân mà
còn phải dư ra một khoản để trả cho chủ ruộng đất mà nhà tư
bản đã thuê. Khoản dư ra để trả cho ruộng đất đó được gọi là
địa tô Tư bản Chủ nghĩa.



Vậy địa tô Tư bản Chủ nghĩa “là một phần giá trị thặng dư
còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân của

nhà tư bản kinh doanh ruộng đất”. Sở dĩ ở đây, phần lợi
nhuận mà nhà tư bản kinh doanh ruộng đất thu được phải
bằng với lợi nhuận bình quân vì nếu nhỏ hơn lợi nhuận bình
quân thì các nhà tư bản sẽ rút tư bản ra khỏi lĩnh vực Nông
nghiệp dể đầu tư vào các lĩnh vực khác mang lại lợi nhuận
nhiều hơn.



Vậy địa tô tuyệt đối "cũng là một loại lợi nhuận siêu ngạch
dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo
hữu cơ của tư bản trong Nông nghiệp thấp hơn trong Công

10


nghiệp,nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả
sản xuất chung".


Nói tóm lại, địa tô,dù là địa tô tuyệt đối hay địa tô chênh
lệch, như Mác nói, đều “là một thứ cống vật mà xã hội, dưới
chế độ Tư Bản Chủ Nghĩa, phải hiến cho những người nhiều
ruộng đất”. Xét về nguồn gốc thì địa tô cũng như các hình
thức khác của lợi nhuận, đều có nguồn gốc từ giá trị thặng dư
mà nhà tư bản đã chiếm đoạt của người công nhân. Hơn nữa,
địa tô còn phản ánh tính “ăn bám” của giai cấp địa chủ, phản
ánh những thiệt hại mà sự ăn bám đó mang lại. Vì có địa tô
tuyệt đối nên các nông phẩm ngày càng trở nên đắt đỏ làm
cho mức sống của con người giảm sút. Vì có địa tô chênh

lệch nên xã hội không được hưởng những lợi ích từ việc tăng
năng suất lao động trong Nông nghiệp cũng như nhiều lợi ích
do đất đai phì nhiêu mang lại.
4/ Lợi nhuận độc quyền:



Trong lý luận của mình,Lênin đã chỉ ra rằng,với sự xuất
hiện của Tư bản độc quyền mà đặc biệt là Tư bản tài chính,
đã dẫn tới sự hình thành nên lợi nhuận độc quyền. Lênin đã
chỉ rõ rằng lợi nhuận độc quyền, thực chất, là một hình thức
biểu hiện của giá trị thặng dư hình thành trong giai đoạn Chủ
nghĩa Tư bản độc quyền, nó bao gồm lợi nhuận bình quân
cộng với lợi nhuận độc quyền siêu ngạch có được do địa vị
thống trị của độc quyền mang lại.



Sự hình thành của lợi nhuận độc quyền đã dẫn tới sự hình
thành tương ứng của giá cả độc quyền, bằng chi phí sản xuất
cộng với lợi nhuận độc quyền. Thông thường thì các tổ chức
độc quyền, dựa trên sức mạnh độc quyền, để mà ép giá mua
vào thấp hơn giá trị của hàng hoá mua vào và nâng giá trị của
hàng hoá bán ra lớn hơn giá trị của nó
11


• Chính vì vậy mà,với việc giải thích được sự hình thành và
tồn tại của các hình thái khác nhau của lợi nhuận, Mác đã thể
hiện sự khoa học và tiến bộ hơn so với các nhà lý luận trước

Mác cũng như sau này. Hơn thế nữa, thông qua việc vạch rõ
bản chất bóc lột của các hình thái khác nhau của lợi nhuận,
Mác đã vạch rõ bản chất bóc lột của giai cấp tư bản .
• II .Vai trò lợi nhuận ở Việt Nam


Trước tình trạng nền kinh tế suy giảm trong giai đoạn trước
năm 1986 và dựa trên sự đánh giá một cách khách quan,
đúng đắn quá trình cải tạo kinh tế trong giai đoạn trước đổi
mới, Đảng ta chủ trương phải sửa đổi, định hướng lại phương
thức tiến hành quá trình cải tạo XHCN.



Đảng ta đã quyết tâm sửa chữa, điều chỉnh cho phù hợp với
nhận thức mới và thực tiễn của thời kỳ quá độ ở nước ta theo
như Văn Kiện
Đại Hội Đảng Toàn Quốc lần thứ VI đã khẳng định:"...Trong
nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự
12


thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn
tại trong một thời gian tương đối dài, chưa nắm vững và vận
dụng đúng quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất
và trình độ của LLSX". Đại hội này cũng đánh dấu sự đổi
mới trong nhận thức, đánh dấu cho sự bắt đầu giai đoạn đổi
mới ở Việt Nam. Với sự đổi mới trong nhận thức, Đảng ta đã
nhận ra và từng bước khắc phục những nhận thức sai lầm
trước kia. Đặc biệt là,trên cơ sở có được những nhận thức

đúng đắn, khoa học hơn về CNXH và con đường quá độ lên
CNXH...Đảng ta đã nhận thức, đánh giá lại về khái niệm lợi
nhuận và vai trò động lực của nó trong giai đoạn hiện nay. Ta
có thể thấy được điều đó qua một số biểu hiện sau:
 Thứ nhất, cũng vẫn xét theo lý luận lợi ích, Đảng ta đã
nhận thức được rằng muốn cho xã hội phát triển thì trước hết
phải quan tâm đến những lợi ích mỗi con người, mỗi thành
viên của xã hội đó trước đã. Có nghĩa là, muốn cho xã hội
phát triển thì trước hết phải tạo điều kiện cho từng con người,
từng cá nhân phát triển thông qua việc sử dụng các lợi ích
kinh tế thiết thân của họ như là một động lực trực tiếp cơ bản
nhất, trước hết là, của mỗi cá nhân và sau đó là động lực cho
sự phát triển của toàn xã hội.
 Thứ hai, nói đến những nhận thức về CNXH và các đặc
trưng của nó, Đảng ta đã nhận thức rõ hơn rằng do điều kiện
hoàn cảnh của mỗi nước trong giai đoạn quá độ lên CNXH là
khác nhau và khác nhiều so với trong lý luận của CN MácLêNin cho nên yêu cầu đặt ra là mỗi nước, trong giai đoạn
quá độ ở nước mình,phải biết vận dụng những lý luận của
CN Mác-LêNin về CNXH và con đường đi lên CNXH cũng
như vận dụng những kinh nghiệm thành công của các nước
khác một cách hợp lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh của
từng nước
-

Thêm vào đó, đi đôi với việc xây dựng QHSX mới là việc
xác lập lại một cơ chế quản lý thích hợp. Đảng ta đã khẳng
13


định:"...cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ những năm qua

đã không tạo được động lực cho sự phát triển, làm suy giảm
kinh tế XHCN, hạn chế việc sử dụng và cải tạo các thành
phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất,
chất lượng, hiệu quả gây rối loạn trong phân phối và lưu
thông, đẻ ra những hiện tượng tiêu cực trong xã hội...". Do
đó, Đảng ta quyết tâm xoá bỏ thể chế cũ và thiết lập một cơ
chế quản lý mới. Đó là một cơ chế kinh tế mà "... Nhà nước
nắm các mạch máu kinh tế, quản lý nền kinh tế quốc dân theo
một kế hoạch thống nhất, sử dụng đầy đủ và đúng đắn quan
hệ hàng hoá tiền tệ trong kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân,
gắn sản xuất với thị trường..."

Ngoài ra, còn rất nhiều các biện pháp khác nữa nhằm khắc phục
các tồn tại của CNXH mà chúng ta sẽ không thể kể hết ra đây
được. Tuy nhiên, khái quát lại thì để khắc phục được các tồn tại,
các khuyết tật mà công cuộc đổi mới mang lại cần có sự tham gia
quản lý vĩ mô của nhà nước XHCN. Có nghĩa là, Nhà nước dùng
luật pháp và kế hoạch để định hướng và các chính sách kinh tế để
thúc đẩy thị trường phát triển đồng thời dùng các chính sách phân
phối và điều tiết để đảm bảo phúc lợi cho toàn dân và thực hiện
công bằng xã hội.

14


C. Kết luận
-

Như vậy, chúng ta đã lần lượt nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến sự phân chia lợi nhuận trong thế giới tư bản.

Từ đó rút ra ý nghĩa thực tiễn với Việt Nam hiện nay. Nhận
thấy cơ bản qua sự quản lý của Nhà nước để kết hợp hài hoà
các lợi ích, nhờ đó làm cho động lực lợi nhuận thực sự mang
vai trò tích cực.
15


-

Như vậy, nói tóm lại thông qua bài viết này mặc dù còn
chưa đầy đủ nhưng chúng ta cũng đã phần nào xem xét, phân
tích được tương đối về đề tài đang nghiên cứu. Tuy nhiên,
chúng ta cũng cần linh hoạt đổi mới về mặt nhận thức nhằm
đảm bảo vận dùng phù hợp vào hoàn cảnh mới. Có như vậy
chúng ta mới có thể đảm bảo phát triển cân đối bền vững cả
kinh tế và xã hội để có thể xây dựng thành công CNXH.

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
16


• Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin ( Tác
giả biên tập : PGS.Ths Phạm Văn Duyên, Nhà giáo Nguyễn
Đăng Quang)



Mạng Internet:
Trên trang web triethoc.edu.vn
Trên trang web VnExpress.net

Trên trang web luanvan.vn
Trên trang web kenh14.vn
Giáo trình triết học Mác – Lênin (Bộ giáo dục và đào tạo,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật)
• C.Mác và Ph.Ăngghen, tuyển tập tập 1( NXB sự thật - Hà
Nội)
• Giáo trình Kinh tế học

17


18



×