Tải bản đầy đủ (.docx) (118 trang)

Sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.03 MB, 118 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRẢNG BOM
PHÒNG KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TRẢNG BOM VÀ CÁC XÃ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

NĂM 2014

Cơ quan tư vấn: Phân viện Quy hoạch và TKNN
Số: 20 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Email: , Website: subniapp.com


ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TRẢNG BOM
PHÒNG KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG HỢP

QUY HOẠCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
HUYỆN TRẢNG BOM VÀ CÁC XÃ ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CƠ QUAN TƯ VẤN
CƠ QUAN QUẢN LÝ
Phân   Viện   Quy   hoạch   và Phòng Kinh tế
TKNN



NĂM 2014


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Ngày 21/8/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ-CP thành lập
huyện Trảng Bom trên cơ sở tách ra từ huyện Thống Nhất với 17 đơn vị hành chính
(16 xã và thị trấn Trảng Bom), tổng diện tích tự nhiên năm 2013 là 32.359,4 ha, tổng
diện tích đất nông nghiệp 25.337,7 ha (chiếm 78,3% tổng diện tích tự nhiên). Bên cạnh
sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp – dịch vụ thì nông nghiệp vẫn giữ vai
trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện.
- Trong giai đoạn 2005 – 2013, ngành nông nghiệp huyện Trảng Bom đã đạt
được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn tiềm
ẩn nhiều yếu tố bất cập: trồng trọt vẫn còn tình trạng sản xuất tự phát, theo phong trào,
năng suất thấp; trong chăn nuôi, ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động; sản xuất
rau, quả thực phẩm an toàn theo quy trình GAP chưa được áp dụng rộng rãi; dịch bệnh
luôn đe dọa trong trồng trọt và chăn nuôi; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và
nông nghiệp đô thị chưa hình thành,... Để đối phó với những nguy cơ này, sản xuất
nông nghiệp cần phải có sự thay đổi cả về định hướng quy trình công nghệ, loại hình
tổ chức, định hướng thị trường,…
- Thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng yêu cầu khắt khe về chất lượng sản
phẩm, trong đó đặc biệt là yêu cầu về an toàn thực phẩm, đòi hỏi người sản xuất phải
sản xuất theo quy trình GAP, ứng dụng công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đánh giá các nguồn lực để định hướng phát triển các loại sản phẩm hàng hóa
đáp ứng yêu cầu của thị trường mà không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên; đồng thời đưa ngành nông nghiệp phát triển một cách bền vững là yêu cầu cấp
thiết hiện nay.
- Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng, việc đề xuất các giải pháp

ứng phó với hiện tượng này là việc làm hết sức cấp bách và là một trong những nội
dung quan trọng của quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom chính là triển khai
thực hiện Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về chiến lược phát triển nông nghiệp đến
năm 2020 và chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Theo báo cáo điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Trảng Bom
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đang trình UBND huyện phê duyệt thì giai
đoạn từ nay cho đến năm 2020 huyện sẽ tăng tốc độ công nghiệp hóa (đến năm 2020
tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng 62,5%), theo đó tỷ trọng ngành nông lâm ngư
nghiệp chỉ còn 3,5%; quá trình công nghiệp hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp, lực lượng lao động ngày càng khan hiếm; trong bối cảnh đó cần phải có các
giải pháp sắp xếp lại các nguồn lực phục vụ cho ngành nông nghiệp.
- Lập quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp huyện đồng thời với lập quy
hoạch nông nghiệp cấp xã làm căn cứ định hướng cho nội dung phát triển nông nghiệp
trong quy hoạch NTM cấp xã là chủ trương của Sở Nông nghiệp - PTNT đã được
UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận tại Văn bản số 292/UBND-CNN ngày 10/01/2013 và
Báo cáo tổng hợp

Trang 4


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Quyết định số 1241/QĐ-UBND ngày 06/05/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc
phê duyệt đề cương và dự toán lập Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom
và các xã trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Trảng Bom tại Quyết định số 2197/QĐUBND ngày 02/07/2014 về việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án “Quy hoạch phát
triển sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom và các xã trên địa bàn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030”; UBND huyện Trảng Bom đã giao cho phòng Kinh tế phối
hợp với cơ quan tư vấn là Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp tiến hành

nghiên cứu lập báo cáo “Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom và các
xã trên địa bàn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, với sự tham gia của các
phòng ban của huyện và cán bộ chuyên môn của các xã - thị trấn.
Nay cơ quan tư vấn đã hoàn thành bản dự thảo báo cáo “Quy hoạch sản xuất
nông nghiệp huyện Trảng Bom và các xã đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Để dự án quy hoạch đạt chất lượng và có tính khả thi cao, phòng Kinh tế huyện phối
hợp với cơ quan tư vấn sẽ tổ chức hội thảo tại UBND huyện để lấy ý kiến đóng góp
của lãnh đạo các phòng ban và đại diện UBND của các xã – thị trấn.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu
- Địa giới hành chính huyện Trảng Bom, bao gồm 16 xã và thị trấn Trảng Bom
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng lập quy hoạch phát triển nông nghiệp huyện Trảng Bom gồm 05 lĩnh
vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
III. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Quyết định số 195/1998/QĐ-BNN-KHCN của Bộ trưởng Nông nghiệp và
PTNT về tiêu chuẩn ngành đối với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp.
2. Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban
hành đơn giá lập quy hoạch nông nghiệp.
3. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch.
4. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 Hội nghị lần thứ 7 BCHTW khóa
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
5. Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
6. Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất trong trường hợp thiên tai dịch bệnh.
7. Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/12/2010 của Bộ Nông nghiệp PTNT về hướng dẫn lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã theo tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới.
8. Quyết định 3461/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về

việc ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Nai.
Báo cáo tổng hợp

Trang 5


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

9. Quyết định số 3534/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai về
phê duyệt Quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, các cơ sở giết mổ tập trung
giai đoạn 2009-2015 và định hướng đến năm 2020 huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
10. Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 24/06/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
ban hành chương trình “Phát triển sản xuất, sơ chế, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa
bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2011-2015”.
11. Quyết định số 1726/QĐ-UBND ngày 08/07/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc phê duyệt Báo cáo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và xắp xếp thứ tự ưu tiên
đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2020,
định hướng đến 2025.
12. Quyết định 2418/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 về việc ban hành Chương
trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn vùng nông thôn tỉnh Đồng Nai
giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.
13. Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
về việc “Ban hành chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng
thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011– 2015”.
14. Quyết định số 3393/QĐ-UBND ngày 16/12/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai
Ban hành Đề án “Cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản,
thủy sản tỉnh Đồng Nai đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
15. Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT của liên bộ
Xây dựng, Nông nghiệp - PTNT, Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm
định, phê duyệt quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

16. Quyết định số 155/QĐ-UBND ngày 11/01/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
phê duyệt dự án rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn giai đoạn 2006-2010, xây dựng quy hoạch giai đoạn 2011-2015,
định hướng đến năm 2020 tỉnh Đồng Nai.
17. Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/02/2012 của Thủ tướng Chính Phủ phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030.
18. Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch tổng thể
kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
19. Quyết định số 943/QĐ-TTg ngày 20/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch Tổng thể kinh tế xã hội vùng Đông Nam bộ đến năm 2020.
20. Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai về
phát triển kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2012-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
21. Quyết định số 2696/QĐ-UBND ngày 20/9/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
ban hành đề án củng cố và phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng
Nai giai đoạn 2012-2020.
22. Quyết định số 3476/QĐ-UBND ngày 27/11/2012 của UBND tỉnh Đồng Nai
về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn
2011-2015 và định hướng đến năm 2020.
Báo cáo tổng hợp

Trang 6


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

23. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI. Nghị quyết
đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai và huyện Trảng Bom nhiệm kỳ 2010 – 2015.
24. Công văn số 292/UBND-CNN ngày 10/01/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai

về việc lập quy hoạch sản xuất nông nghiệp các cấp.
25. Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 15/1/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về
việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011 – 2015) huyện Trảng Bom.
26. Văn bản số 1197/BC-SNN&PTNT-KHTC ngày 13/5/2013 của Sở Nông
nghiệp và PTNT về việc thống nhất nội dung, kinh phí lồng ghép quy hoạch sản xuất
nông nghiệp cấp huyện để xây dựng báo cáo quy hoạch SX nông nghiệp cấp xã.
27. Quyết định 1527/QĐ-UBND ngày 22/5/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai sửa
đổi một số tiêu chí trong bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Đồng Nai ban hành kèm theo
quyết định số 3461/QĐ-UBND ngày 21/12/2010 của UBND tỉnh Đồng Nai.
28. Công văn số 4051/UBND-CNN ngày 07/6/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai
quy định triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
29. Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững.
30. Quyết định 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT Ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
31. Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp -PTNT
về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững.
32. Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT ngày 08/11/2013 của Bộ Nông nghiệp
-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi
trồng thủy sản trên đất trồng lúa.
33. Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính
sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Báo cáo tổng hợp


Trang 7


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRẢNG BOM
I. CÁC NGUỒN LỰC VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
THIÊN NHIÊN
1. Vị trí địa lý – kinh tế (hình 1)
- Huyện Trảng Bom được tách ra từ huyện Thống Nhất (cũ) theo Nghị định số
97/2003/NĐ-CP ngày 21/8/2003 của Chính phủ. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là
32.359,43 ha, chiếm 5,47% diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Nai, với 17 đơn vị hành chính
cấp xã gồm: thị trấn Trảng Bom - là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của
huyện và 16 xã: Hố Nai 3, Bắc Sơn, Bình Minh, Quảng Tiến, Giang Điền, Đồi 61, An
Viễn, Tây Hòa, Trung Hòa, Sông Trầu, Bàu Hàm, Sông Thao, Hưng Thịnh, Đông
Hòa, Cây Gáo, Thanh Bình.
- Ranh giới hành chính tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu;
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất;
+ Phía Nam giáp huyện Long Thành;
+ Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa.
Bảng 1: Các đơn vị hành chính thuộc huyện Trảng Bom
Đơn vị hành chính
Toàn huyện
1. TT.Trảng Bom
2. Cây Gáo
3. Thanh Bình

4. Sông Trầu
5. Đồi 61
6. An Viễn
7. Bàu Hàm
8. Sông Thao

Diện tích
(ha)
32.359,43
930,84
1.705,00
2.735,47
4.313,34
2.571,02
2.211,92
2.247,54
2.629,02

Tỷ lệ
(%)
100,00
2,88
5,27
8,45
13,33
7,94
6,83
6,94
8,12


Đơn vị hành chính
9. Hưng Thịnh
10. Đông Hòa
11. Trung Hòa
12. Tây Hòa
13. Quảng Tiến
14. Bình Minh
15. Giang Điền
16. Bắc Sơn
17. Hố Nai 3

Diện tích
(ha)
1.705,19
1.142,77
1.510,56
1.480,47
710,13
1.447,13
892,58
2.233,95
1.901,55

Tỷ lệ
(%)
5,27
3,53
4,67
4,57
2,19

4,47
2,76
6,90
5,87

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom

Về mặt vị trí địa lý như trên, sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom có những
thuận lợi và khó khăn như sau:
- Thuận lợi:
+ Tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Trảng Bom nói riêng nằm trong vùng
KTTĐPN với dân số trên 16 triệu người; theo quyết định 589/QĐ-TTg ngày 20/5/2008
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng TP. Hồ Chí
Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 thì vùng kinh tế TP. Hồ Chí Minh dự
kiến sẽ có khoảng 20 – 22 triệu người. Như vậy, Trảng Bom nằm ngay trong thị
Báo cáo tổng hợp

Trang 8


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

trường lớn và năng động nhất cả nước (kể cả về số lượng, sức mua và mức độ tiêu dùng
so với thu nhập); đây là điều kiện thuận lợi để nông nghiệp Trảng Bom tiêu thụ sản
phẩm hàng hoá; đặc biệt là những nông sản tươi sống, an toàn và chất lượng cao.
+ Vùng KTTĐPN là nơi có nhiều tiềm lực về khoa học, công nghệ, tập trung
các Viện, Trường, Trung tâm chuyên nghiên cứu và sử dụng những công nghệ hiện đại
ứng dụng trong nông nghiệp; điều kiện này không chỉ thuận lợi đối với các yếu tố đầu
ra cho sản xuất nông nghiệp (gắn sản xuất nông nghiệp với công nghệ chế biến nông
sản) mà còn là điều kiện thuận lợi để giảm chi phí đầu vào (phân bón, thuốc BVTV,

giống, thức ăn gia súc,…). Mặt khác, đây cũng là cơ hội tốt để mở rộng liên kết, hỗ trợ
sản xuất, tư vấn kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao tiến bộ khoa học và
công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm; nhất là sản phẩm có
hàm lượng kỹ thuật cao, sản phẩm sạch và vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Là vùng tập trung nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực, làm
khả năng huy động vốn từ nhiều nguồn cho phát triển kinh tế nói chung và nông, lâm,
ngư nghiệp nói riêng cũng là điều kiện hết sức thuận lợi do vị trí địa lý - kinh tế mang
lại. Giai đoạn 2014 - 2020 khi Trảng Bom chú trọng phát triển nông nghiệp đô thị,
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần tạo ra môi trường thu hút các nhà đầu tư kể
trên, chủ động tiếp nhận sự lan tỏa các mô hình nông nghiệp mới có hiệu quả, tạo ra
mô hình sản xuất, phương thức sản xuất và công nghệ quản lý tiên tiến trong phát triển
nông nghiệp chất lượng hiệu quả cao.
+ Vùng KTTĐPN còn là nơi tập trung số lượng lớn các cơ sở công nghiệp chế
biến mà nguyên liệu chính là nông, lâm, thủy sản, do đó xây dựng các vùng sản xuất
tập trung cây trồng, vật nuôi, gắn với công nghiệp chế biến cũng được xem là lợi thế
của ngành nông nghiệp huyện Trảng Bom.
+ Có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ góp phần thúc đẩy phát triển thông
thương, giao lưu kinh tế giữa các huyện của tỉnh và các vùng lân cận.
- Khó khăn:
+ Do vị trí địa lý nằm gần các khu đô thị, khu công nghiệp nên bị ảnh hưởng
quá trình đô thị hóa và phát triển các khu – cụm công nghiệp, làm cho các nguồn lực
(đất, nước, lao động,…) bị thu hẹp.
+ Sự phát triển công nghiệp – dịch vụ trong các khu - cụm công nghiệp ngày
càng làm ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), ảnh hưởng đến đời sống của người
dân và sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển.
+ Sự giao thương giữa các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh khác trong khu
vực có thể mang đến những mối nguy hiểm cho lĩnh vực chăn nuôi khi dịch bệnh
không được kiểm soát chặt chẽ.
+ Ảnh hưởng của phát triển mạnh về công nghiệp – dịch vụ kéo theo lực lượng
lao động tập trung làm việc trong các khu – cụm công nghiệp, các ngành dịch vụ làm

cho lao động nông nghiệp ngày càng giảm, lực lượng lao động nông nghiệp ngày càng
bị già hóa, khả năng tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật bị hạn chế; giá thuê nhân
công luôn ở mức cao, đặc biệt khi vào mùa vụ thu hoạch. Đồng thời, giá các yếu tố
đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, thức ăn gia súc,…) luôn ở mức cao.
Báo cáo tổng hợp

Trang 9


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

2. Khí hậu và thời tiết (chi tiết phụ biểu 1)
- Huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt
cao đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những biến động
lớn về khí hậu, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
- Nhiệt độ: Nắng nhiều, trung bình khoảng 2.600 – 2.700 giờ/năm, nhiệt độ cao
đều quanh năm và khá ổn định, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 - 26 0C, tháng
có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (210C), tháng có nhiệt độ cao nhất cũng
chỉ trong khoảng từ 34 - 350C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9.490 0C,
Tổng tích ôn cao và nhiệt độ ít phân hóa tạo điều kiện cho việc bố trí các thời vụ cây
trồng trong năm.
Bảng 2: Một số yếu tố về khí hậu huyện Trảng Bom
Chỉ tiêu
1. Nhiệt độ trung bình hàng năm
2. Nhiệt độ tối cao
3. Nhiệt độ tối thấp
4. Tổng tích ôn
5. Độ ẩm trung bình hàng năm
6. Độ ẩm trung bình hàng năm cao nhất
7. Độ ẩm trung bình hàng năm thấp nhất

8. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm
9. Lượng mưa bình quân năm
10. Tốc độ gió trung bình năm

Đơn vị
0
C
0
C
0
C
0
C
%
%
%
Mm
Mm
M/s

Giá trị
25 - 26
34 - 35
20 - 21
9.000 - 9.500
80 - 85
90 - 93
20 - 28
1.100 - 1.400
2.000

2 - 2,5

Nguồn: Phòng kinh tế huyện Trảng Bom

- Lượng mưa: trung bình khoảng 1.800 - 2.000 mm/năm,lượng mưa phân bố
không đều tạo nên hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 10, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm, trong đó các tháng 8, 9,
10 có lượng mưa cao nhất lên đến 500 mm. Các tháng mùa khô bắt đầu từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau với khoảng 15% lượng mưa trong năm. Có một số tháng hầu như
không có mưa như tháng 1 và tháng 2. Do đó, cần phân vùng nông nghiệp và lựa chọn
cơ cấu cây trồng cho thích hợp với từng mùa vụ trong năm.
- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78 - 82%; các tháng mùa mưa có độ ẩm
tương đối cao 85 - 93%, các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72 - 82%. Lượng
bốc hơi trung bình 1.100 - 1.400 mm/năm, nhưng mùa khô lượng bốc hơi thường
chiếm 64 - 65% tổng lượng bốc hơi cả năm, gây nên tình trạng mất cân đối về chế độ
ẩm vào mùa khô, nhất là vào các tháng cuối mùa. Trong điều kiện sản xuất nhờ nước
trời thì chỉ có thể tiến hành trong mùa mưa, nhưng nếu có nước tưới bổ sung thì sản
xuất nông nghiệp trong mùa khô thường cho hiệu quả cao và ổn định.
So sánh giá trị khí hậu thời tiết với sản xuất nông – lâm – thủy sản ở Trảng
Bom, nhận thấy có thuận lợi – khó khăn như sau :
- Thuận lợi của điều kiện khí hậu thời tiết với sản xuất nông nghiệp:
+ Thích hợp cho phát triển cây ưa sáng, cho phép tăng vụ cây ngắn ngày (2 – 3
vụ/năm, có thể trồng 6 –7 vụ rau/năm) và áp dụng kỹ thuật thâm canh trong điều kiện
chủ động được tưới tiêu, có giống tốt, đủ phân bón và công lao động.
Báo cáo tổng hợp

Trang 10


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


+ Có thể luân canh - xen canh để đạt năng suất sinh học và năng suất kinh tế tối
ưu.
+ Vụ Đông Xuân là vụ canh tác có nhiều thuận lợi nhất.
+ Mùa khô thích hợp cho nuôi trồng thủy sản một khi chủ động được nguồn và
chất lượng nước.
- Khó khăn của điều kiện khí hậu đối với nông nghiệp:
+ Mưa tập trung cường độ lớn gây xói mòn, rửa trôi, bạc màu đất ở địa hình cao
và ngập úng ở vùng thấp.
+ Thời tiết các năm gần đây diễn biến phức tạp do ảnh hưởng biến đổi khí hậu,
nhất là thời điểm chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô và mùa khô sang mùa mưa,
cũng như tình trạng nắng hạn kéo dài, mưa kết thúc sớm,… đã gây trở ngại lớn cho
sản xuất nông nghiệp (là một trong những nguyên nhân làm giảm diện tích gieo trồng
trong vụ Đông Xuân).
Để hạn chế, né tránh các tác hại do sự biến động của khí hậu thời tiết gây ra cần
hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi đã có, xây dựng mới các công trình tưới, tổ chức quản lý –
vận hành khoa học; đồng thời bố trí cơ cấu cây trồng và thời vụ gieo trồng thích hợp.
3. Địa hình, đất đai (chi tiết phụ biểu 2, 3)
3.1. Địa hình
Trảng Bom nằm trong vùng địa hình đồi thấp, thoải và thấp dần từ Bắc xuống
Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 khu vực:
- Khu vực có địa hình thấp: nằm ở phía Nam và ven Quốc lộ 1A;
- Khu vực địa hình cao: nằm ở phía Bắc của huyện;
- Khu vực có địa hình trung bình: nằm ở phía Bắc của Quốc lộ 1A.
Nhìn chung địa hình của huyện khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp
theo hướng đa dạng hóa cây trồng và xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp.
3.2. Độ dốc
Đất huyện Trảng Bom có 3 loại cấp độ dốc như sau:
- Độ dốc cấp I (0 - 30): 12.605 ha; chiếm 38,94% DTTN toàn huyện.
- Độ dốc cấp II (3 - 80): 17.047 ha; chiếm 52,67% DTTN toàn huyện.

- Độ dốc cấp III (8 - 150): 749 ha; chiếm 2,31% DTTN toàn huyện.
Với trên 85% diện tích có độ dốc 0 - 80, có thể khẳng định: đất huyện Trảng Bom
tương đối bằng phẳng, đây là điều kiện khá thuận lợi để đưa các giải pháp thâm canh
trong nông nghiệp như cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt…
3.3. Độ dày tầng đất
+ Độ dày trên 100cm: có 14.387 ha; chiếm 44,45% DTTN toàn huyện.
+ Độ dày từ 70cm - 100cm: có 3.174 ha; chiếm 9,81% DTTN toàn huyện.
Báo cáo tổng hợp

Trang 11


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

+ Độ dày từ 50cm - 70cm: có 4.558 ha; chiếm 14,08% DTTN toàn huyện.
+ Độ dày từ 30cm - 50cm: có 8.282 ha; chiếm 25,59% DTTN toàn huyện.
+ Đất sông suối, MNCD có 1.968 ha chiếm 6,08% DTTN toàn huyện.
Như vậy, quy mô diện tích đất có tầng dày trên 50cm là 22.119 ha, chiếm
68,33% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện; đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các
loại cây lâu năm, diện tích đất có tầng dày <50cm rất khó khăn để phát triển các loại
cây lâu năm.
3.4. Nhóm đất và loại đất (hình 2)
Trên địa bàn huyện Trảng Bom có 5 nhóm đất chính, phân thành 10 đơn vị chú
giải bản đồ đất như sau:
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 387 ha (chiếm 1,2% DTTN), phân thành 1 đơn
vị chú giải bản đồ là Đất phù sa có tầng loang lổ (Pf). Đất phù sa có thành phần cơ
giới từ trung bình đến nặng, hàm lượng sét vật lý từ 32 - 52%, giàu mùn (2 - 2,5%),
đạm trung bình (0,15 - 0,3%), nghèo lân (0,04 - 0,08%. Đất phù sa phân bố ở các xã:
Bình Minh (82 ha), Bắc Sơn (55 ha), Hố Nai (250 ha) . Hiện tại, nhóm đất phù sa đang

được trồng lúa, lúa màu. Trong tương lai, có thể chuyển một phần đất lúa, lúa màu để
phát triển các loại rau, hoa, cây cảnh…
- Nhóm đất xám: có tổng diện tích 2.622 ha (8,1% DTTN) với 2 đơn vị chú giải
bản đồ là: Đất xám trên phù sa cổ (X) 2.332 ha, chiếm 88,9% diện tích nhóm đất xám;
Đất xám đọng mùn glây (Xg) 290 ha, chiếm 11,1%. Đất xám ở Trảng Bom nói chung
là nghèo dưỡng chất (mùn tầng mặt <1,5%, đạm tổng số <0,15%...), lân tổng số từ
trung bình thấp đến nghèo 0,05 - 0,08%, kali tổng số 0,3 - 0,5%, có thành phần cát là
chủ yếu, khả năng giữ nước và phân kém. Đất xám phân bố trên địa bàn các xã: Sông
Trầu (330 ha), Đồi 61 (1.005 ha), Quảng Tiến (22 ha), Bình Minh (380 ha), Bắc Sơn
(230 ha), Hố Nai 3 (506 ha) và thị trấn Trảng Bom (149 ha). Hiện tại, nhóm đất xám
đang được sử dụng vào các đối tượng như: trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm, cây
ăn quả, lúa, một phần trồng rau màu và cây hàng năm khác.
- Nhóm đất đen: Đây là nhóm đất có diện tích lớn nhất toàn huyện 14.960 ha
(46,2% DTTN), với 2 đơn vị chú giải bản đồ là: Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của
bazan (Rk) 3.994 ha, chiếm 26,7% diện tích nhóm đất đen; Đất nâu thẩm trên đá bọt
bazan (Ru) 10.966 ha, chiếm 73,3%. Đất đen chủ yếu phân bố trên địa bàn 15/17 xã,
trong đó các xã có diện tích lớn như: Sông Trầu (93.284 ha), Sông Thao (2.456 ha),
Bàu Hàm (1.924 ha), Cây Gáo (1.607 ha),….chỉ có 2 xã (Bắc Sơn, Hố Nai 3 không có
nhóm đất đen). Đất đen có độ phì nhiêu khá cao (mùn tổng số 2 - 4%, lân tổng số 0,1 0,4%), dung tích hấp thu cao, cấu trúc đoàn lạp, viên hạt tơi xốp, khả năng giữ nước và
phân tốt. Hạn chế lớn nhất của nhóm đất đen là tầng canh tác mỏng, tỷ lệ đá lẫn cao,
gây trở ngại cho khâu làm đất và khó có thể trồng cây lâu năm; loại đất này thường
thích hợp cho bắp, rau hoa, cây công nghiệp ngắn ngày và một số cây lâu năm như hồ
tiêu, cà phê, chuối, cây ăn quả…
- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 12.200 ha (37,7% DTTN), chia thành 4 đơn
vị chú giải bản đồ là: Đất nâu đỏ trên đá bazan (Fk) 1.358 ha (chiếm 11,1%); Đất nâu
vàng trên đá bazan (Fu) 2.848 ha (chiếm 23,3%); Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs)
Báo cáo tổng hợp

Trang 12



Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

552 ha (chiếm 4,5%) và Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 7.442 ha, chiếm 61,0% diện
tích nhóm đất đỏ vàng. Đất đỏ vàng; đặc biệt là đất đỏ vàng trên bazan có hàm lượng
mùn tầng mặt cao (3 - 4%), đạm tổng số khá (0,15 - 0,20%), giàu lân tổng số (0,10 0,15%), nhưng nghèo về kali; thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý >50%, cấu trúc
viên, đoàn lạp khá tơi xốp, khả năng giữ nước và phân tốt. Đất đỏ vàng thích hợp với
khá nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cao
su, cà phê và cây ăn quả. Nhóm đất đỏ vàng chủ yếu phân bố trên địa bàn các xã: An
Viễn (2.067 ha), Bắc Sơn (1.734 ha), Thanh Bình (1.118 ha), Hố Nai 3 (1.069 ha),…
- Nhóm đất dốc tụ: Có diện tích 232 ha với 1 đơn vị chú giải bản đồ, phân bố
chủ yếu trên địa bàn xã: Sông Trầu (106 ha), Sông Thao (30 ha), Hưng Thịnh (40 ha),
Đông Hòa (41 ha),.... Đất dốc tụ hình thành và phát triển từ các sản phẩm rửa trôi và
bồi tụ của các loại đất ở các chân sườn thoải hoặc khe dốc; vật liệu feralit hoá và các
loại chất hữu cơ được dòng nước mang từ các đồi núi lân cận tập trung về nơi có địa
hình thấp; đọng nước trong một thời gian dài làm cho đất bị gley; đất có phản ứng
chua, hàm lượng mùn, đạm, lân và kali luôn ở mức khá. Hiện tại, loại đất này đang
được trồng lúa 1 vụ năng suất thấp; trong tương lai, hướng sử dụng có thể chuyển sang
nuôi thuỷ sản, trồng cỏ nuôi bò, trồng các loại rau, hoa, cây cảnh…
4. Nguồn nước và chế độ thủy văn
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt của huyện chủ yếu được dự trữ trong các
hồ chứa như: Sông Mây, Trị An, Bà Long và Thanh Niên với dung tích khoảng 17,8
triệu m3 nước. Ngoài ra, nguồn nước mưa có chất lượng khá tốt, song lượng mưa lại
phân bố không đồng đều trong năm.
- Nguồn nước ngầm: Có trữ lượng tương đối lớn, chất lượng nguồn nước tốt,
nước ngầm tầng sâu (>100 m) có trữ lượng khá lớn. Đây là nguồn nước chính phục vụ
cho sinh hoạt và sản xuất nông, công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, nguồn nước
ngầm đang có xu hướng giảm do việc khai thác quá mức để phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, chính vì vậy trong thời gian tới cần có các biện pháp khai thác và sử dụng có
hiệu quả hơn nguồn nước ngầm.

- Chế độ thủy văn: Mạng lưới sông suối trên địa bàn huyện ngắn và dốc, ít
nước trong mùa khô, module dòng chảy trung bình trong mùa lũ có thể đạt 30 – 35
l/s.km2 nhưng vào mùa khô chỉ còn 10 – 12 l/s.km2.
Nhìn chung, trong bối cảnh tài nguyên nước ngọt có xu hướng ngày càng khan
hiếm thì nguồn tài nguyên nước trên địa bàn là khá dồi dào với chất lượng nguồn nước
tốt, ít bị ô nhiễm; vì vậy, có giá trị rất lớn nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ đáp
ứng tốt cho yêu cầu phát triển nông nghiệp, công nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội và
đời sống nhân dân trên địa bàn huyện.
5. Tài nguyên rừng
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014, diện tích đất rừng của huyện là 2.182
ha, trong đó đất rừng sản xuất 2.166,6 ha, đất rừng phòng hộ 5,6 ha và đất rừng đặc
dụng 9,8 ha. Như vậy diện tích rừng của huyện không nhiều và chủ yếu là rừng sản
xuất được trồng quanh hồ Sông Mây và rừng tràm thuộc xí nghiệp nguyên liệu giấy
Đông Nam bộ. Ngoài ra, là các loại cây lấy gỗ (dầu, sao, xà cừ,…) của các hộ dân
Báo cáo tổng hợp

Trang 13


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

trồng do mục đích kinh tế. Tỷ lệ che phủ rừng khoảng 6,8%, tỷ lệ che phủ của cây
xanh 58,0% (bao gồm cả cây rừng và cây lâu năm).
II. CÁC NGUỒN LỰC KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Đánh giá khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn và thuận lợi đan xen nhau, bằng những chủ
trương, giải pháp phát triển kết hợp với những nỗ lực của nhân dân, Đảng và chính
quyền các cấp, nền kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom đã có nhiều chuyển biến tích
cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt. Kinh tế tiếp tục đạt tốc độ
tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, thu ngân sách và thu hút đầu tư

đạt kết quả khả quan, kết cấu hạ tầng được đầu tư phát triển mạnh; văn hóa xã hội có
nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của các tầng
lớp nhân dân được cải thiện; quốc phòng an ninh được giữ vững.
- Trong giai đoạn (2005 – 2013), diễn biến giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng
các ngành kinh tế trên địa bàn huyện như sau:
Bảng 3: Diễn biến giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện
S
TT

Hạng mục

Đơn
vị tính

1

Giá trị sản xuất
Nông lâm ngư nghiệp

Tỷ đồng
Tỷ đồng

2

Công nghiệp xây dựng

-

3


Dịch vụ

-

Năm 2010
Năm
Giá 1994 Giá 2010 2013
4.749
14.135
40.217 61.789
610
845
2.690
3.026
48.34
3.250
10.970
31.625
0
10.42
889
2.320
5.902
3
Năm
2005

Tăng BQ (%)
2006-2010 2011-2013
24,38

15,39
6,73
3,99
27,55

15,19

21,15

20,87

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, phòng Thống kê huyện, báo cáo QHTT

+ Năm 2005 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện đạt 4.749 tỷ đồng (theo giá
1994), đến năm 2010 đạt 14.135 tỷ đồng (tăng +9.386 tỷ đồng), tốc độ tăng bình quân
24,38%/năm, đây là giai đoạn nền kinh tế huyện có bước chuyển mình mạnh mẽ, sự
tăng trưởng kinh tế trên địa bàn hòa mình chung với sự tăng trưởng của cả nước và
tỉnh Đồng Nai; khi định hướng phát triển kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp –
dịch vụ (ngành công nghiệp và dịch vụ có mức tăng trưởng 27,55% và 21,15%).
+ Tổng giá trị sản xuất của huyện Trảng Bom (theo giá so sánh 2010) đạt
40.217 tỷ đồng vào năm 2010 và đạt 61.789 tỷ đồng vào năm 2013. Nhịp độ tăng
trưởng bình quân đạt 15,39%/năm.
+ Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế (theo giá thực tế) có sự
chuyển dịch tích cực, phù hợp với chủ trương phát triển, tạo thêm nhiều việc làm mới
và tăng năng suất lao động qua đó tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tỷ
trọng các ngành nông nghiệp. Theo đó, tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp từ
17,9% vào năm 2005, đến năm 2010 giảm xuống còn 8,4% và năm 2013 là 5,8%; công
nghiệp tăng nhanh từ 62,9% năm 2005 lên 70,1% năm 2010 và ổn định 70,0% trong
năm 2013; tỷ trọng khu vực dịch vụ từ 19,2% năm 2005 tăng lên 21,5% vào năm 2010
và 24,2% vào năm 2013. Đến năm 2013, cơ cấu kinh tế của huyện là: công nghiệp, xây

dựng – dịch vụ - nông lâm ngư nghiệp. Trên cơ sở đó, đã tác động tích cực đến chuyển
dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động

Báo cáo tổng hợp

Trang 14


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

nông thôn theo hướng ngày càng tăng lao động làm công nghiệp, thương mại và dịch
vụ; trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần tuý giảm dần.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là: 34,01 triệu đồng/người/năm
tăng 10,43 triệu đồng so với năm 2010 (23,58 triệu đồng). Thu nhập tăng làm cho đời
sống của người dân được cải thiện và mức đầu tư cho sản xuất nông nghiệp tăng lên.
- Như vậy, kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom trong thời gian qua đã có
bước phát triển đáng kể, bộ mặt của huyện có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân được cải thiện qua đó góp phần tạo nên sự phát triển chung
của tỉnh Đồng Nai.
- Thu, chi ngân sách và khả năng nguồn tài chính công của ngân sách:
Bảng 4: Diễn biến thu chi ngân sách qua các năm
STT
Hạng mục
Năm 2005 Năm 2010 Năm 2013 Tăng BQ (%)
1
Thu ngân sách (triệu đồng)
487.596 1.080.324 1.668.338
16,62
2
Chi ngân sách (triệu đồng)

166.738
370.115
780.596
21,28
3
Cân đối (triệu đồng)
320.858
710.209
887.742
13,57
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom

Tốc độ tăng nguồn thu ngân sách từ 2005 - 2013 là 16,62%/năm; trong khi đó,
các khoản chi tăng 21,28%/năm; cân đối thu chi: năm 2005 dư 320.858 triệu đồng;
năm 2010 dư 710.209 triệu đồng và năm 2013 dư 887.742 triệu đồng. Như vậy, Trảng
Bom là 1 trong số ít huyện có nguồn thu ngân sách luôn lớn hơn các khoản chi và có
đóng góp cho ngân sách của tỉnh. Hơn nữa, có thể xem đây là một lợi thế rất lớn cho
phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng; trên thực tế, sự phát
triển của hệ thống cơ sở hạ tầng (đặc biệt là giao thông, trường học, điện, chợ, thuỷ
lợi…) trong những năm qua là những minh chứng cho kết luận về lợi thế này.
2. Dân số - lao động (phụ biểu 4, 5)
Theo niên giám thống kê huyện Trảng Bom, diễn biến quy mô dân số huyện từ
năm 2005 đến năm 2013 như sau:
Bảng 5: Diễn biến quy mô dân số và lao động
S
TT
1
2
a


b

3
4
5

HẠNG MỤC
Tổng số hộ
Dân số trung bình
Phân theo khu vục
- Thành thị
- Nông thôn
Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
Số người trong độ tuổi lao động
- Tỷ lệ lao động trong tổng dân số
Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
- Tỷ lệ so với số người trong độ tuổi lao động

Báo cáo tổng hợp

Đơn vị
tính
Hộ
Người

Năm
2005

38.877,0
192.410,0

Năm
2010
62.710,0
257.338,0

Năm
2013
69.086,0
283.120,0

Người
Người

16.753,0
175.657,0

20.540,0
236.798,0

22.649,0
260.471,0

Người
Người
%
Người
%

Người
%

95.720,0
96.690,0
1,37
124.104,0
64,5
98.617,0
79,5

126.250,0
131.088,0
1,12
186.055,0
72,3
144.256,0
77,5

138.868,0
144.252,0
1,11
195.352,0
69,0
155.609,0
79,7

Trang 15



Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
S
TT

6

HẠNG MỤC
- Trong đó: Nông lâm nghiệp - Thủy sản
+ Nông - lâm nghiệp
+ Thủy sản
Số người trong độ tuổi chưa có việc làm
- Tỷ lệ so với số người trong độ tuổi lao động

Đơn vị
tính
Người
Người
Người
Người
%

Năm
2005
36.423,0
35.717,0
706,0
4.975,0
4,0

Năm

2010
25.573,0
24.085,0
1.488,0
6.245,0
3,4

Năm
2013
25.798,0
24.119,0
1.679,0
5.294,0
2,7

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Trảng Bom

- Qua bảng 5 cho thấy dân số trung bình huyện Trảng Bom có xu hướng tăng
qua các năm, tốc độ tăng dân số bình quân 4,9%/năm. Dân số trung bình năm 2013 là
283.120 người (chiếm 10,17% dân số toàn tỉnh). Trong đó, dân thành thị chiếm 8,0%
(toàn tỉnh chiếm 33,4%) và là huyện có tỷ lệ dân thành thị thấp nhất toàn tỉnh.
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện có xu hướng giảm: năm 2005 tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên là 1,37% đến năm 2010: 1,12% và đến năm 2013 chỉ còn 1,11%. Như
vậy, dân số huyện tăng nhanh là do tăng cơ học. Dân số cơ học tăng chủ yếu do thu
hút lao động từ các địa phương khác đến làm việc ở các khu – cụm công nghiệp đóng
trên địa bàn. Dân số tăng nhanh đặt ra thách thức rất lớn đối với chính quyền địa
phương trong việc giải quyết nhà ở, phúc lợi xã hội, môi trường và trật tự an ninh xã
hội.
- Cộng đồng dân cư trên địa bàn bao gồm nhiều thành phần dân tộc: Kinh, Hoa,
Nùng, Chơ ro, Tầy, Khơ me,… trong đó dân tộc Kinh chiếm 87,6%, dân tộc Hoa 8,1%

và còn lại là dân tộc ít người khác. Bản sắc văn hóa đa dạng, có nhiều tôn giáo tín
ngưỡng; đặc biệt, có đến 46,5% dân số theo Thiên chúa giáo, đây có thể xem là một
điều kiện thuận lợi đối với việc huy động các nguồn lực của người dân khi thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Mật độ dân số trên địa bàn huyện cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh và chỉ
sau thành phố Biên Hòa. Mật độ dân số trung bình năm 2005 là 581 người/km 2, đến
năm 2013 là 874 người/km2. Trong đó, các xã (TT) có mật độ dân số cao như: Thị trấn
Trảng Bom (2.412 người/km2), Bắc Sơn (2.075 người/km2), Hố Nai 3 (2.052
người/km2), Quảng Tiến (2.037 người/km2).
- Nguồn lao động: theo thống kê, năm 2013 dân số trong độ tuổi lao động toàn
huyện là 195.352 người (chiếm 69,0% dân số), tốc độ tăng nguồn lao động bình quân
giai đoạn 2006 – 2010 là 8,4%/năm và giai đoạn 2011 – 2013 là 1,64%/năm; trong đó,
lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 155.609 người.
+ Theo báo cáo Điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Trảng
Bom, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện đang ngày càng được cải thiện,
năm 2012 tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện đạt 60,9%. Tuy nhiên, chất lượng
nguồn nhân lực cũng còn các hạn chế như: thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ
thuật chuyên sâu, lao động quản lý, lao động có trình độ công nghệ thông tin,….
+ Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm
việc trong các ngành phi nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong nông
nghiệp. Năm 2013, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm đến
83,42% và chỉ có 16,58% lao động nông nghiệp trong khi diện tích đất nông nghiệp
chiếm 78,0% diện tích tự nhiên của toàn huyện.
Báo cáo tổng hợp

Trang 16


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


+ Sự chuyển dịch cơ cấu lao động sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho
sản xuất nông nghiệp thiếu hụt nguồn lao động, hầu hết lao động trẻ đều chuyển qua các
lĩnh vực phi nông nghiệp. Sự thiếu hụt lao động nông nghiệp đã làm cho chi phí thuê
nhân công tăng cao khi vào vụ thu hoạch. Đồng thời, lực lượng còn lại hoạt động trong
lĩnh vực nông nghiệp là những người thuần nông, lớn tuổi khả năng tiếp thu các tiến bộ
khoa học kỹ thuật bị hạn chế, gây khó khăn cho việc chuyển giao các mô hình mới.
- Đào tạo nghề và giải quyết việc làm: Trên địa bàn huyện hiện có 04 cơ sở và
chi nhánh đào tạo nghề (Cở sở 2 - Trường đại học Lâm nghiệp; trường cao đẳng cơ
giới và thủy lợi; cơ sở 2 trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex, 01 Trung tâm
dạy nghề và 05 Chi nhánh đào tạo nghề trực thuộc). Đã tổ chức chiêu sinh và dạy nghề
cho 5.794 lao động nông thôn, trong đó có 5.097 người học nghề phi nông nghiệp
chiếm 88% và 697 người học nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 12%. Tỷ lệ có
việc làm sau khi học nghề của các khóa đạt trên 70%. Các ngành nghề đào tạo chủ
yếu: cài đặt máy vi tính, bảo trì máy, lái xe, làm hoa voan, kết cườm, trang điểm ,chăn
nuôi thú y, kỹ thuật trồng trọt (chăm sóc và khai thác cây cao su, lúa và rau sạch) cây
cảnh, đan lát,….kết quả:
+ Nâng tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động: 96,0%.
+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60,9%.
+ Thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn đạt >98%.
3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật
3.1. Hiện trạng các công trình thủy lợi (phụ biểu 6, 7, 8)
Trong những năm qua hệ thống công trình thủy lợi luôn được quan tâm đầu
tư xây dựng nhằm chủ động tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tính đến năm
2013 trên địa bàn huyện có 4 công trình hồ chứa, 9 công trình đập dâng và hệ thống
kênh mương nối liền với tổng chiều dài 39,288 km. Các công trình thủy lợi được
phân bố như sau:
- Công trình hồ chứa:
Bảng 6: Thống kê số lượng, dung tích, năng lực các hồ chứa huyện Trảng Bom
Số
T

T

Tên hồ chứa

Địa điểm

Năm
xây
dựng

Năng lực thiết kế

Dung
tích
(triệu
m3)

Tổng
cộng
(ha)

17,8

1.623

Lúa
(ha)
1.34
3
100


I

Toàn huyện

1

Hồ Thanh Niên

Hố Nai 3

1979

0,6

100

2

Hồ 3/2 (Bà Long)

Hố Nai 3

1982

1,2

120

120

1.06
3
60

3

Hồ Sông Mây

Bắc Sơn

1978

14,8

1.300

4

Hồ Suối Đầm

Bàu Hàm

1986

1,2

103

Năng lực thực tế



u
(ha)

CLN
(ha)

260

20

237
23

20

Tổng
cộng
(ha)
1.15
0
40

Lúa
(ha)
1.09
5
40



u
(ha)

CLN
(ha)

45

10

50

50

985

950

35

75

55

10

10

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT


Hồ Thanh niên được xây dựng năm 1979, có dung tích 0,6 triệu m 3 với năng lực
thiết kế phục vụ cho 100 ha, diện tích được tưới thực tế 40 ha (đạt 40% so với CSTK);
hồ 3/2 (Ba Long) được xây dựng năm 1982, dung tích 1,2 triệu m 3 năng lực tưới 120
ha, năng lực thực tế đạt 41,67%; hồ Sông Mây thuộc địa bàn xã Bắc Sơn được xây
Báo cáo tổng hợp

Trang 17


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

dựng năm 1978, có dung tích 14,8 triệu m3, năng lực thiết kế tưới cho 1.300 ha, năng
lực thực tế đạt 985 ha (đạt 75,77%); hồ Bàu Hàm thuộc xã Bàu Hàm được xây dựng từ
năm 1986, dung tích 1,2 triệum3, năng lực thực tế đạt 72,82%. Trong đó, hồ Thanh
Niên và hồ Suối Đầm thuộc quản lý của huyện Trảng Bom, còn lại 2 công trình (Sông
Mây, 3/2) thuộc quản lý của Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh Đồng Nai.
- Công trình đập dâng: Đến năm 2013 trên địa bàn huyện Trảng Bom có 9
công trình đập dâng phân bố ở các xã: Sông Trầu có 5 đập (Gia Tôn, Suối Rết, Cầu số
3, Cầu số 6, Sông Trầu); Trung Hòa có 1 đập (Suối Dâu); Sông Thao 1 đập (Bàu
Hàm); Hưng Thịnh (Hưng Long); Bình Minh (Ngã ba suối Đòn Gánh). Tổng năng lực
thiết kế của 9 đập là 451 ha, diện tích được tưới thực tế 361 ha (đạt 80,04%), trong đó
diện tích tưới cho lúa 291 ha và 90 ha màu.
Bảng 7: Hệ thống các công trình đập dâng huyện Trảng Bom
Số
T
T
I
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Năng lực thiết kế

Tên đập dâng
Toàn huyện
Đập Gia Tôn
Đập Suối Rết
Đập Cầu số 3
Đập Cầu số 6
Đập Sông Trầu
Đập Suối Dâu
Đập Bàu Hàm
Đập Hưng Long
Đập Ngã ba suối Đòn Gánh

Địa điểm

Sông Trầu
Sông Trầu
Sông Trầu
Sông Trầu
Sông Trầu
Trung Hòa
Sông Thao

Hưng Thịnh
Bình Minh

Tổng
cộng
(ha)

Lúa

451
100
70
8
7
6
45
110
65
40

341
65
35
8
7
6
25
90
65
40


(ha)


u
(ha)

90
35
35

CLN
(ha)

20

20
20

Năng lực thực tế

Tổng
Màu
a
CLN
cộng
(ha
(ha)
(ha)
(ha)

)

361
30
70
8
7
6
20
140
40
40

291
10
50
8
7
6
10
120
40
40

70
20
20

10
20


451
100
70
8
7
6
45
110
65
40

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT

- Hệ thống kênh mương: Tính đến năm 2013, trên địa bàn có 20 kênh, mương
tưới và thoát nước như: kênh CI, CII thuộc hệ thống hồ Thanh Niên; kênh CIII thuộc
hệ thống hồ Bà Long xã Hố Nai 3; kênh dẫn nước N1, N2, N3 ấp Sông Mây xã Bắc
Sơn… Tổng chiều dài: 39,288 km, trong đó đã được kiên cố hóa là: 19,883 km (chiếm
50,6%). Trong đó, hệ thống kênh chính dài 21,29 km, hệ thống kênh cấp 1 dài 13,517
km, hệ thống kênh cấp 2 dài 2,325 km, còn lại là hệ thống kênh cấp 3 và hệ thống
kênh nội đồng.
Nhìn chung, thủy lợi của huyện Trảng Bom còn một số hạn chế là:
- Các công trình thủy lợi đã ít lại không được khai thác tối đa công suất thiết kế;
diện tích tưới chủ yếu là cây hàng năm, đa số cây lâu năm vẫn được tưới bằng nước
ngầm. Khai thác nước ngầm quá mức và không có kiểm soát nên tài nguyên nước
ngầm đang có nguy cơ suy giảm.
- Tình trạng tưới lãng phí nước (tưới tràn cho màu vụ Đông Xuân hoặc dùng vòi
tưới dí cho cà phê và cây lâu năm khác), cũng đang báo động về hiệu quả sử dụng nước.
Để khắc phục tình trạng này cần sớm xây dựng các công trình thuỷ lợi, đồng
thời nghiên cứu chuyển giao các phương pháp tưới tiết kiệm cho người sản xuất. Bên

cạnh đó,cần nghiên cứu bố trí chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý vừa sử dụng tiết
Báo cáo tổng hợp

Trang 18


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

kiệm nước vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao; đồng thời, cần đổi mới trong quản lý,
phân phối sử dụng nước của các công trình thủy lợi như việc giao công trình thủy lợi
cho cộng đồng sử dụng nước quản lý, giám sát, sẽ tăng hiệu quả công trình.
3.2. Hiện trạng giao thông (phụ biểu 9, 10)
Đầu tư xây dựng đường giao thông huyện Trảng Bom luôn được quan tâm bởi
giao thông được coi là động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong
những năm vừa qua, mạng lưới giao thông luôn được đầu tư đã nối kết tất cả các xã
trong huyện, kết nối với các tỉnh và các vùng lân cận đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng của huyện Trảng Bom. Đến
năm 2013, toàn huyện có 644,3km đường bộ các loại; trong đó, loại đường bê tông nhựa
và thâm nhập nhựa chiếm 45,2%, đường sỏi đỏ chiếm 23,1% và đường đất chiếm
31,7%. Mật độ giao thông đường bộ theo diện tích đạt 2,0km/km 2; theo dân số là 2,5
km/1.000 dân.
- Đường quốc lộ: có tuyến quốc lộ 1A chạy qua địa bàn với tổng chiều dài
20,9km, có kết cấu mặt đường bê tông nhựa. Đây là tuyến giao thông đối ngoại quan
trọng, kết nối huyện với các địa phương trong vùng và cả nước.
- Đường tỉnh: có 4 tuyến đường tỉnh (bao gồm ĐT.762, ĐT767, ĐT Chất Thải
Rắn và ĐT Bắc Sơn – Long Thành) chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 32,3km, có
kết cấu mặt đường bê tông nhựa.
- Đường huyện: có 10 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 68,1 km. Trong đó
loại đường bê tông nhựa và thâm nhập nhựa chiếm 93,7% và đường sỏi đỏ chiếm 6,4%.
- Đường đô thị: có 36 tuyến đường đô thị với tổng chiều dài là 21,3km, có kết

cấu mặt đường bê tông nhựa.
- Đường xã: có 428 tuyến đường xã với tổng chiều dài là 501,7 km. Trong đó,
loại đường thâm nhập nhựa chiếm 30,5%, đường sỏi đỏ chiếm 28,8% và đường đất
chiếm 40,7%.
- Bến xe: có 1 trạm xe buýt ở xã Thanh Bình (diện tích 2.000 m 2) phục vụ vận
tải hành khách bằng xe buýt.
- Ngoài ra, Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua với
chiều dài 21km, khổ đường 1,2m, ga Hố Nai phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và
hành khách nội vùng.
- Các tuyến đường giao thông được xây dựng đã đáp ứng khá tốt cho việc lưu
thông của các phương tiện vận tải, góp phần tích cực vào phát triển KT-XH địa phương.
- Đến năm 2013, đường ô tô đã đến 100% trung tâm xã, ấp của huyện. Song,
đường giao thông còn một số hạn chế như: Chất lượng của các đường giao thông nội
đồng còn thấp, một số mặt đường còn hẹp (<3m), ở một số xã giao thông nội đồng chỉ
là các bờ tự nhiên rộng từ 30 – 50 cm, gây khó khăn cho vận chuyển hàng hóa.
Nhìn chung hệ thống giao thông huyện đã nối thông từ huyện lỵ đến trung tâm
các xã và các khu dân cư tập trung. Nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của nhân dân
và giao lưu kinh tế bước đầu có cải thiện. Tuy nhiên, chiều dài đường bộ cần được
nhựa hoá và bê tông hoá còn rất lớn, tỷ lệ đường cấp phối sỏi đỏ và đất hiện còn khá
cao làm ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân nhất là vào mùa mưa; phát triển giao
Báo cáo tổng hợp

Trang 19


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thông chưa đồng bộ với sự phát triển của dich vụ vận tải; … Điều này sẽ là một trở
ngại lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Đối với hệ thống đường xã, cơ bản các trục đường xã chính yếu đã hình thành

và tương đối thông suốt. Tuy nhiên, các tuyến đường xã kết nối từ trung tâm xã đến
các thôn ấp hoặc giao lưu giữa các thôn ấp với nhau hiện còn rất thiếu, phân bố chưa
đồng đều. Chất lượng chưa đảm bảo, đa phần các tuyến đường đất được hình thành tự
phát từ các lối mòn, hướng tuyến ngoằn nghèo, nhiều đoạn bán kính cong quá nhỏ,
chiều rộng mặt đường hẹp là trở ngại đến quá trình cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp, hạn chế khả năng trao đổi mua bán các sản phẩm nông nghiệp, hạn chế giao
lưu văn hóa xã hội và tiếp cận đến các loại hình dịch vụ của người dân.
Nguyên nhân chính là do nguồn vốn đầu tư xây dựng GTNT từ ngân sách huyện
còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Việc huy động vốn để xây dựng GTNT ở một số xã
(nơi có mật độ dân cư thấp và điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn) là rất thấp, không
đủ để đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, do nguồn vốn duy tu bảo dưỡng hạn
chế nên những tuyến đường đã được đầu tư xây dựng xuống cấp nhanh. Ðiều này dẫn
đến mạng lưới giao thông có chất lượng tốt và tỷ lệ đường làm mới là không nhiều.
Từ những thực tại trên, vấn đề đặt ra đối với mạng lưới giao thông của huyện
trong tương lai đó là huy động tối đa mọi nguồn lực để đầu tư phát triển giao thông,
nhất là các tuyến đường quan trọng, huyết mạch, phải đi trước một bước nhằm góp
phần khai thông các nguồn lực, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ, trước hết
là dịch vụ vận tải của từng xã. Từ đó, tiếp tục phát triển mở rộng, nâng cấp mạng lưới
giao thông đồng bộ nối kết với hệ thống giao thông của tỉnh và quốc gia cũng như với
phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khác nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá gắn kết với nhiệm vụ giữ
vững quốc phòng, an ninh; phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai có hiệu quả. Có như
vậy đời sống người dân mới dần được nâng cao và phục vụ tích cực cho phát triển sản
xuất nông nghiệp.
3.3. Hiện trạng hệ thống điện
Nguồn điện cấp cho địa bàn huyện chủ yếu từ điện lưới quốc gia, phân phối
thông qua các trạm biến áp như trạm 110kV Thống Nhất, Sông Mây, Hố Nai, khu
công nghiệp Bầu Xéo và các trạm trung gian 3x6,3MVA – 6/15kV Hiếu Liêm,
3x6,3MVA – 15/35kV Thống Nhất.
Các tuyến dây 220kV, 110kV đi trên địa bàn gồm có tuyến dây 220kV mạch

đơn từ Bảo Lộc – Long Bình, tuyến dây 110kV Trị An – Sông Mây – Hố Nai – Long
Bình và tuyến dây 110kV Hố Nai – Thống Nhất – Bầu Xéo – Long Khánh. Các tuyến
trung thế và các trạm biến áp chủ yếu phân bố dọc theo các lộ chính. Toàn huyện có
161 trạm biến áp với tổng công suất 341.975kVA; 252,92km đường dây trung thế và
372,59km đường dây hạ thế.
Sản lượng điện tiêu thụ tăng qua các năm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Sản lượng điện tiêu thụ năm 2010 bằng 2,0 lần so với năm 2005.
Trong đó, sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ trong công nghiệp chiếm 75 - 77%,
quản lý tiêu dùng và dân cư chiếm 18 – 21%. Đến năm 2010, có 100% xã, thị trấn sử
Báo cáo tổng hợp

Trang 20


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

dụng điện lưới quốc gia và tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 99,3%. Đến năm 2013, tỷ lệ hộ
sử dụng điện đạt 99,98%.
Nhìn chung, trên địa bàn huyện ngành điện đã đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ
điện của người dân. Tuy nhiên, điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp về cơ bản chưa
đáp ứng được nhu cầu, nguyên nhân chủ yếu là chưa có sự đầu tư đúng mức cho hệ
thống đường dây và trạm biến áp để cung cấp điện ra đồng ruộng, các khu vực sản xuất
nông nghiệp khác. Trong khi chi phí kéo điện để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đối
với các hộ dân là việc làm quá sức, vì vậy trong thời gian tới các cấp chính quyền cần có
sự quan tâm nhiều hơn đối với các công trình điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
4. Tác động của ngành công nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ đối với
sản xuất nông lâm ngư nghiệp huyện Trảng Bom
4.1. Tác động của công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn
Ngành công nghiệp chế biến đã có sự phát triển đáng kể, tác động tích cực đến
nền sản xuất nông nghiệp, đổi mới khu vực nông thôn. Mối liên kết giữa công nghiệp

chế biến và sản xuất nông nghiệp, chính là sự hỗ trợ đầu ra cho nông sản hàng hóa,
góp phần tiêu thụ nông sản nguyên liệu, tạo động lực phát triển các vùng chuyên canh
cây trồng, vật nuôi tập trung. Một số cơ sở chế biến đã chủ động gắn kết với vùng
nguyên liệu bằng biện pháp đầu tư vốn, giống cho nông dân và mua lại sản phẩm.
Hiện trên địa bàn có 07 đơn vị chế biến thức ăn gia súc, 01 nhà máy chế biến thực
phẩm (D&F) đang họat động. Hàng năm, tiêu thụ cho nông dân địa phương trên
30.000 tấn khoai mì, 31.000 tấn bắp, 4.000 tấn hạt điều....,cung cấp cho thị trường trên
500.000 tấn sản phẩm chế biến các loại.
Ngành nghề ở nông thôn ngày một phát triển đa dạng và phong phú, như sản
xuất gỗ mỹ nghệ, gỗ gia dụng và đan lát, sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, đá, tôn, trụ
bê tông...), cơ khí sửa chữa (hàn, tiện, phay, bào), chế biến nông sản (tinh bột mì, hạt
điều, tiêu…), chế biến lương thực, thực phẩm và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
khác (xay xát, may mặc, điêu khắc…). Hiện trên địa bàn huyện có 1.305 doanh
nghiệp, cơ sở ngành nghề nông thôn (tăng 316 doanh nghiệp, cơ sở so với năm 2005),
giải quyết việc làm cho 10.734 lao động (tăng 4.760 lao động so với năm 2005), giá trị
sản xuất đạt 537.740 triệu đồng (giá CĐ-94).
4.2. Tác động của thương mại - dịch vụ
- Tín dụng – ngân hàng: Hoạt động tín dụng, ngân hàng trên địa bàn huyện
trong những năm qua cơ bản đáp ứng và kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đến
năm 2013, trên địa bàn có các ngân hàng như: Ngân hàng Nông nghiệp – PTNT (1 hội
sở và 4 chi nhánh), Ngân hàng Chính sách xã hội (1 hội sở, 12 điểm giao dịch), 10 chi
nhánh các ngân hàng thương mại khác và 6 quỹ tín dụng nhân dân. Việc huy động vốn
và cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm
73,0 – 75,0% doanh số cho vay; chủ yếu cho vay sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh, tiêu
dùng,…. Tuy nhiên, do những bất cập về: thủ tục, số lượng vốn, thời hạn cho vay đã
làm cho các nông hộ, trang trại, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
khó tiếp cận nguồn vốn vay. Vì vậy, trong thời gian tới cần có các chính sách cụ thể để
các đối tượng này tiếp cận dễ dàng với các nguồn vốn vay ưu đãi đối với nông nghiệp.

Báo cáo tổng hợp


Trang 21


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Du lịch: Trong những năm qua ngành du lịch đã được quan tâm, đầu tư phát
triển; hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển du lịch từng bước được đầu tư theo hướng đạt
chuẩn. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được đẩy mạnh thông qua
nhiều hình thức. Qua đó, cung cấp cho du khách, các nhà đầu tư, doanh nghiệp kinh
doanh du lịch thông tin về các dự án mời gọi đầu tư, các điểm du lịch tại địa phương, từ
đó nâng cao hình ảnh du lịch huyện Trảng Bom. Hiện nay, trên địa bàn một số khu du
lịch thường xuyên được các du khách tham quan như: Thác Giang Điền, Thác Đại Hàn,
căn cứ Tỉnh ủy Biên Hòa, sân Golf,…, hàng năm thu hút khoảng hơn 450 nghìn lượt
khách du lịch đến tham quan và lưu trú. Hoạt động du lịch đã góp phần tiêu thụ và
quảng bá cho các sản phẩm nông nghiệp do địa phương sản xuất như: chuối, chôm
chôm, sầu riêng,… tạo nên sự giao thương giữa huyện và các vùng kinh tế lân cận.
- Dịch vụ vận tải: Dịch vụ vận tải trên địa bàn chủ yếu bằng đường bộ, trong
thời gian qua dịch vụ vận tải có sự phát triển nhanh với chất lượng phục vụ ngày càng
được nâng cao, đáp ứng tốt hơn cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Phương tiện vận tải tăng về số lượng và từng bước được hiện đại hóa. Năm 2013, khối
lượng hàng hóa vận chuyển đạt 1,088 triệu tấn (tăng 830 nghìn tấn so với năm 2005),
khối lượng hành khách vận chuyển đạt 4,85 triệu hành khách (tăng 3,65 triệu hành
khách so với năm 2005). Sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ vận tải đã góp phần tích
cực thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng
hóa giữa huyện Trảng Bom với các huyện trên địa bàn và các vùng lân cận.
- Thương mại: Hoạt động thương mại trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích
cực, tỷ trọng ngành thương mại có xu hướng tăng trong cơ cấu nền kinh tế. Năm 2013
toàn huyện có 475 doanh nghiệp thương mại – dịch vụ với 13.840 hộ kinh doanh cá
thể. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2013 ước đạt 10.422,627 tỷ đồng, tăng

15,5% so với cùng kỳ. Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu mua
sắm của người dân; tình hình giá cả ổn định kể cả trong các dịp lễ tết. Kết cấu hạ tầng
thương mại được đầu tư phát triển, gắn kết sản xuất – tiêu thụ hàng hóa; mạng lưới
chợ từng bước được đầu tư nâng cấp, chỉnh trang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
thương mại phát triển. Đến nay, trên địa bàn có 21 chợ, trong đó có 6 chợ loại 2
(Trảng Bom, Trà Cổ, Đông Hòa, An Chu, Sông Mây, Giang Điền); kết cấu hạ tầng
thương mại hiện đại từng bước được hình thành, hiện có 1 siêu thị đang hoạt động
kinh doanh (siêu thị Nguyễn Văn Cừ ở xã Trung Hòa). Thường xuyên tổ chức các hội
chợ như: phiên chợ vui công nhân, đưa hàng Việt về với nông thôn,…. đã thu hút được
hàng chục doanh nghiệp tham gia và hàng ngàn lượt người tham quan. Tổ chức các hội
nghị gặp gỡ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó
khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập huấn đào tạo về kỹ thuật sản
xuất, quản lý kinh doanh, thương mại điện tử cho các hộ nông dân, hợp tác xã, doanh
nghiệp kinh doanh trên địa bàn,… Thông qua các hoạt động thương mại đã giúp nông
dân tiêu thụ sản phẩm, đồng thời cung cấp các thông tin về khoa học kỹ thuật, thị
trường tiêu thụ, công nghệ sản xuất, từ đó từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm
hàng hóa, góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
- Thông tin – truyền thông: Dịch vụ thông tin – truyền thông tăng nhanh đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng, tiện ích
đáp ứng nhu cầu của người dân với chất lượng ngày càng cao. Dịch vụ phát hành báo
Báo cáo tổng hợp

Trang 22


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

chí tại các điểm bưu chính được tổ chức thực hiện tốt, đạt 100% xã (thị trấn) có báo đọc
hằng ngày. Tỷ lệ người sử dụng internet đạt 18,5% dân số. Công nghệ thông tin phát
triển các hộ nông dân đã biết vận dụng internet để tìm hiểu các thông tin về khoa học kỹ

thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản nông sản; các thông tin về thị
trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các xã đều có phòng khoa học công nghệ phục vụ cho
nhu cầu của người dân. Thực tế cho thấy thông tin – truyền thông trên địa bàn huyện
Trảng Bom đã góp phần không nhỏ trong quá trình phát triển của ngành nông nghiệp.
5. Thực trạng các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, các loại hình tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp trên địa bàn
huyện Trảng Bom gồm có:
- Kinh tế hộ: Trên địa bàn huyện hiện có khoảng hơn 25 nghìn hộ nông dân
đang tham gia sản xuất nông nghiệp, sử dụng khoảng 25 nghìn ha đất sản xuất nông
nghiệp (bình quân 1,0 ha/hộ). Kinh tế hộ đang là một lực lượng sản xuất phổ biến để
huy động mọi nguồn lực thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây số lượng hộ sản xuất nông nghiệp đang ngày càng có xu hướng
giảm do hoạt động công nghiệp – dịch vụ và đô thị phát triển mạnh; thay vào đó các
loại hình tổ chức sản xuất như doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã, trang trại có xu
hướng phát triển mạnh. Chất lượng lao động nông nghiệp đang ngày được cải thiện
nhưng vẫn còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng
nhanh của khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các sản phẩm có yêu cầu cao về an toàn thực phẩm.
Kinh tế hộ trên địa bàn huyện Trảng Bom chủ yếu đang sản xuất các loại cây trồng
chính như: lúa, bắp, khoai mỳ, hồ tiêu, điều, cà phê, chuối, chôm chôm,…
- Kinh tế hợp tác: Tính đến năm 2014 toàn huyện có 6 HTX hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp (thành lập mới 2 HTX là: HTX Long Hưng
Thịnh, HTX Nông Tiến), tổng số vốn điều lệ là 32.519 triệu đồng với 337 xã viên và
329 lao động; các HTX nông nghiệp có quy mô còn nhỏ, diện tích sản xuất không
nhiều.
+ Hoạt động của các HTX chủ yếu theo mùa vụ, trình độ năng lực của cán bộ quản
lý điều hành hạn chế, thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, lại không tiếp cận được các
nguồn vốn ưu đãi kể cả các nguồn vốn khác, việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ khuyến
khích phát triển HTX còn hạn chế. Bên cạnh đó, trong thời gian qua do tình hình kinh tế
khó khăn, giá cả không ổn định, nên hiệu quả hoạt động của các HTX còn thấp.

+ Về lĩnh vực CLB, Tổ hợp tác: Tính đến tháng 5/2014 trên toàn huyện có 21 Tổ
hợp tác với 374 hội viên, 28 Câu lạc bộ cây trồng, vật nuôi năng suất cao với 878 thành
viên tham gia. Hầu hết các THT thành lập xuất phát từ nhu cầu phát triển thực tế của
người dân, nhiều THT hoạt động tốt, quản lý chặt chẽ nguồn vốn đóng góp, có phương
án hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả; tuy nhiên, còn có một số tổ hợp tác hoạt
động còn mang tính tự phát, chưa đăng ký với chính quyền địa phương nên còn gặp
nhiều khó khăn trong giao dịch kinh tế và giải quyết các vấn đề về tranh chấp nội bộ tổ
hợp tác, giữa các tổ hợp tác với nhau cũng như với các thành phần kinh tế khác,… giải
quyết tốt vấn đề này thì đây sẽ là lực lượng tiền đề để phát triển thành các hợp tác xã.

Báo cáo tổng hợp

Trang 23


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Kinh tế trang trại: Năm 2013 toàn huyện có 467 trang trại chăn nuôi (trong đó có
210 trang trại chăn nuôi heo và 97 trang trại chăn nuôi gà); 30 trang trại trồng trọt (trong
đó 17 trang trại trồng cây lâu năm, 13 trang trại trồng cây hàng năm). Trang trại có mức
đầu tư cao trên một đơn vị diện tích cả về vốn và lao động kỹ thuật, đây là mô hình mẫu
hoạt động có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp; có vai trò tư vấn kỹ thuật, dịch vụ và
hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ (năng suất vật nuôi, cây trồng cao hơn bình quân
toàn huyện từ 1,2 – 1,5 lần, giá trị sản lượng trên đơn vị diện tích cao gấp 3 lần,…).
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
1. Kết quả thực hiện chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực
Để từng bước hình thành các vùng chuyên canh cây trồng tập trung, cải thiện
năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường,
sau khi Quyết định 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc
“Ban hành chương trình Phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương

hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015” được ban hành, huyện đã quan tâm
đầu tư hỗ trợ cho 174 lượt hộ dân tham gia thực hiện chương trình, với diện tích là
232,48 ha, Tổng kinh phí là 4.042.124.363 đồng, trong đó:
- Năm 2013, Chương trình đã thực hiện hỗ trợ vật tư (phân bón, thuốc Bảo vệ
thực vật, giống mới) và lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm cho 81 hộ dân, với diện
tích là 107,84 ha (cà phê 70,8 ha, hồ tiêu 37,04 ha), tổng kinh phí hỗ trợ là
2.030.691.193 đồng.
- Năm 2014, Chương trình đã thực hiện hỗ trợ vật tư (phân bón, thuốc Bảo vệ
thực vật, giống mới) và lắp đặt hệ thống tười nước tiết kiệm cho 93 hộ dân, với diện
tích là 124,64 ha (cà phê 80,5 ha, hồ tiêu 44,14 ha), tổng kinh phí hỗ trợ là
2.011.433.170 đồng.
Quá trình triển khai thực hiện, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định
như: giảm 70% công lao động (tưới nước, bón phân, làm bồn); Giảm 30 % chi phí đầu
tư phân bón, 25 % kinh phí đầu tư thuốc BVTV; Giảm 30% nhiên liệu vận hành máy
bơm; Hiệu quả về cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm. Sau hơn hai năm thực
hiện chương trình, năng suất cây trồng được cải thiện rõ rệt, năng suất cây tiêu thuộc
chương trình đạt trung bình 3,5 – 3,7 tấn/ha, tăng 0,6 – 0,7 tấn/ha; năng suất cây cà phê
đạt 2,6 – 2,8 tấn/ha, tăng 0,6 – 0,8 tấn/ha; Đã hình thành được vùng chuyên canh cây
chủ lực (tiêu, cà phê) với diện tích khoảng 5.600 ha, tập trung tại các xã Sông Thao,
Bàu Hàm, Thanh Bình, Cây Gáo, Sông Trầu, Tây Hòa, Sông Trầu.
2. Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Đến hết quý 1 năm 2014 tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Trảng Bom đã đạt được những kết quả như sau:
- Quy hoạch và đề án xây dựng xã nông thôn mới: Công tác quy hoạch xây
dựng nông thôn mới đã hoàn thành trên địa bàn 16 xã.
- Giao thông: có 6/16 xã đạt tiêu chí giao thông (chiếm 37,5%), bao gồm: Sông
Thao, Quảng Tiến, Bắc Sơn, Bình Minh, Thanh Bình, Hố Nai 3.

Báo cáo tổng hợp


Trang 24


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp huyện Trảng Bom đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

- Thủy lợi: có 13/16 xã (đạt 87,5% ) có hệ thống thủy lợi đáp ứng yêu cầu sản
xuất và phục vụ dân sinh; 03 xã chưa đạt (Bình Minh, Bắc Sơn, Hố Nai 3), trong đo 4
xã điểm nông thôn mới đều đạt tiêu chí này.
- Điện nông thôn: Đến nay toàn huyện có 16/16 xã đạt tiêu chí về điện nông
thôn, cụ thể tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 69.072/69.086 hộ, đạt tỷ lệ 99,98%.
- Trường học: Tổng số trường có cơ sở vật chất đạt chuẩn trên địa bàn huyện
đạt 34,2% (có 32/74 trường). Đối với 04 xã điểm đến tháng 3/2014 có 11/16 trường có
cơ sở vật chất đạt chuẩn (đạt 68,75%). Như vậy, đến nay chỉ dó duy nhất 1 xã đạt tiêu
chí về trường học (Thanh Bình).
- Cơ sở vật chất văn hóa: Có 5/16 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Hưng
Thịnh, Đông Hòa, Trung Hòa, Thanh Bình, Quảng Tiến) 11 xã còn lại chưa đạt.
- Chợ nông thôn: Hiện trên địa bàn huyện có 13/20 chợ đạt chuẩn (gồm chợ
Bàu Hàm, Sông Thao, Lộc Hòa, Đông Hòa, An chu, Chợ Sông Mây, Trà Cổ, Sông
Trầu, Cây Gáo, Đồi 61, Giang Điền, Quảng Biên, Thanh Hóa); 16/16 xã đạt tiêu chí
chợ (riêng 03 xã: Thanh Bình, An Viễn, Hưng Thịnh tuy chưa có chợ đạt chuẩn nhưng
đã có quy hoạch và đưa vào kế hoạch kêu gọi đầu tư xây dựng giai đoạn 2016-2020).
- Bưu điện: 16/16 trên địa bàn huyện đạt Tiêu chí số 8 về Bưu điện.
- Nhà ở dân cư: Huyện đã cơ bản xóa nhà tạm, nhà dột nát, hiện nay trên địa
bàn huyện có 67.085 căn nhà, trong đó tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn của Bộ xây dựng là
67.100/69.086 hộ (đạt 97,14%). Về tiêu chí nhà ở có 16/16 xã đạt tiêu chí.
- Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người khu vực
nông thôn toàn huyện đạt 33,343 triệu đồng/người/năm. Kết quả có 16/16 xã đạt tiêu
chí thu nhập.
- Giảm nghèo: Có 16/16 xã đạt tiêu chí.
- Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Tỷ lệ lao động được đào tạo khu vực nông

thôn đạt 67%, trong đó đào tạo nghề đạt 45%, gồm các nghề nông nghiệp (chăn nuôi,
trồng trọt); phi nông nghiệp (bảo trì máy, may công nghiệp, chế biến gỗ, kết cườm…)
Kết quả: 16/16 xã trên địa bàn huyện đã đạt tiêu chí.
- Xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn: Từ đầu
năm đến nay huyện đã vận động và thành lập mới được 01 HTX (HTX Môi trường
Quảng Tiến), nâng tổng số HTX trên địa bàn lên 37 HTX. Hoạt động của các HTX
trên địa bàn huyện vẫn được duy trì và có bước phát triển, từng bước đáp ứng nhu cầu
kinh tế và đời sống của xã viên, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hợp tác xã hoạt động còn kém hiệu quả, nhất là các hợp tác
xã nông nghiệp, chưa phát huy vai trò kinh tế tập thể trong phát triển sản xuất kinh
doanh. Ngoài ra, huyện còn có 36 CLB năng suất cao và 14 tổ Hợp tác với 1.270 thành
viên tham gia. Kết quả có 13/16 xã đạt tiêu chí, trong đó có 04 xã điểm nông thôn mới
(03 xã chưa đạt tiêu chí là: xã An Viễn chưa có HTX; 02 xã Sông Trầu và Bàu Hàm
HTX hoạt động kém hiệu quả).

Báo cáo tổng hợp

Trang 25


×