BÀI TẬP LỚN
Phần I: Cơ sở lý luận của phân tích hoạt động kinh tế
1.Mục đích phân tích
Tùy từng trường hợp cụ thể của phân tích mà xác định mục tiêu phân tích
một cách cụ thể
Mục đích thường gặp của tất cả các trường hợpphân tích bao gồm:
+ Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông
qua việc đánh giá các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp
+ Xác định các nhân tố, thành phần, bộ phận cáu thành chỉ tiêu phân tích và
tính toán mức độ ảnh hưởng cụ thể của chúng đến chỉ tiêu phân tích
+ Phân tích chi tiết các nhân tố, qua đó xác định nguyên nhân, nguyên nhân
cơ bản gây biến động và ảnh hưởng đến các nhân tố, đồng thời thông qua
tính chất của chúng mà nhận thức về năng lực và tiềm năng của doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh
+ Đề xuất phương hướng và biện pháp nhằm khai thác triệt để và hiệu quả
các tiềm năng của doanh nghiệp trong thời gian tới. Qua đó đảm bảo sự
phát triển bền vững, hiệu quả của doanh nghiệp
+ Làm cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn các phương án kinh doanh cũng
như xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp trong tương lai
2. Ý nghĩa phân tích hoạt động kinh tế
Là một nhà quả lý doanh nghiệp bai giờ bạn cũng muốn daonh nghiệp mình
hoạt động một cách liên tục, nhịp nhàng, hiệu quả và không ngừng phát
triển. Muốn vậy, bạn phải thường xuyên, kịp thời đưa ra được các quyết
định quản lý, điều hành các vấn đề của doanh nghiệp. Để có được những
quyết định chất lượng cao như vậy bạn cần có sự hiểu biết tòn diện, sâu sắc
và triệt để các yếu tố, các điều kiện của sản xuất ở daonh nghiệp cũng như
các vấn đề về kinh tế, xã hội,chính trị, tự nhiên, tự nhiên có liên quan. Phân
tích kinh tế doanh nghiệp là quá trình phân chia, phân giải. Qua đó mà nhận
thức về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được coi là công cụ về
nhận thức của doanh nghiệp. Như vậy phân tích kinh tế doanh nghiệp có ý
nghĩa hết sức quan trọng cả trog lý luận lẫn thực tiễn và không chỉ đối với
sự tông tại, phát triển hiệu quả của doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lớn đối
với vai trò, tầm quan trọng, uy tín của lãnh đạo daonh nghiệp
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế là các chỉ tiêu kinh tế trong mối
quan hệ biện chứng với các nhân tố và nguyên nhân
a.Chỉ tiêu kinh tế
Chỉ tiêu kinh tế là một khái niệm dùng để chỉ đặc điểm về mặt kinh tế của
các doanh nghiệp trong điều kiện không gian và thời gian xác định
1
BÀI TẬP LỚN
Các chỉ tiêu kinh tế có thể phản ánh các điều kiện sản xuất hay kết quả ,
hiệu quả của sản xuất kinh doanh, có thể phản ánh điều kiện và kết quả của
một bộ phận doanh nghiệp, cũng có thể của toàn bộ doanh nghiệp, có thể
phản ảnh kết quả, hiệu quả của từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh
daonh cũng có thể phản ánh kết quả, hiệu quả cuối cùng
b. Nhân tố
Nhân tố là khái niệm để chỉ cái “nhỏ” hơn chỉ tiêu, cấu thành nên chỉ tiêu.
Việc phân chia các chỉ tiêu kinh tế được bắt đầu từ việc phân chia theo các
thành phần, bộ phận nhân tố cấu thành và phân tích chỉ tiêu được thực hiện
thông qua việc nghiên cứu các yếu tố cấu thành đó. Do đó khái niệm cũng
như đặc điểm các nhân tố trong phân tích là rất quan trọng. Trong nhiều
trường hợp giữa chỉ tiêu và nhân phân tíchkhông cs ranh giới rõ ràng
Có thể phân loại thành nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan, nhân tố tích
cực, nhân tố tiêu cực, nhân tố chủ yếu, nhân tố thứ yếu
c. Nguyên nhân
Nguyên nhân là những hành động hoặc những nhóm hành động diễn ra
trong doanh nghiệp có vai trò hình thành các nhân tố, do vậy nguyên nhân
nhỏ hơn các nhân tố, cấu thành nên nhân tố. Như vậy việc nghiên cứu các
nhân tố sẽ được nghiên cứu qua các nguyên nhân cấu thành. Trong phân
tích cần phân biệt các cấp độ nguyên nhân và người ta thường tìm đến các
nguyên nhân nguyên thủy- đó lag những nguyên nhân không thể hoặc
không nhất thiết phải chia nhỏ hơn nữa. Nó thường phản ánh hành động
hoặc nhóm hành động cá biệt
4. Nguyên tắc phân tích
- Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá từ việc đánh giá chung,
sau đó mới đi sâu phân tích từng nhân tố.
- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế, có như
vậy mới thấy được xu hướng phát triển và tính qui luật của nó
- Phân tích phải thực hiện trong mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng
kinh tế, có như vậy mới thấy rõ được nguyên nhân phát triển của hiện tượng
- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mục
đích phân tích
- Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng kinh tế đã xem xét,
mối quan hệ nội tại của hiện tượng kinh tế đó. Thấy được bản chất của sự
vận động và phát triển kinh tế
5. Phương pháp phân tích
a. Nhóm các phương pháp chi tiết
- Phương pháp chi tiết theo thời gian
2
BÀI TẬP LỚN
+ Phương pháp này nhằm đánh giá chung tình hình thực hiện chỉ tiêu qua
các giai đoạn thời gian. Nhận thức về tính chắc chắn ổn định trong thực
hiện chỉ tiêu cũng như vai trò trong mỗi giai đoạn
+ Phân tích chi tiết để thấy được thực trạng tiềm năng trong mỗi giai đoạn
cụ thể trong đó đặc biệt chú trọng đến nguyên nhân và sự tác động có tính
quy luật khách quan ở mỗi giai đoạn
+ Để áp dụng phương pháp cụ thể cho mỗi giai đoạn để phát huy tiềm năng,
phù hợp và thích nghi hơn với các quy luật khách quan, tập trung mọi
nguồn lực cho giai đoạn có tính chất mùa vụ. Tận dụng các giai đoạn sản
xuất kinh doanh ít căng thẳng để củng cố nâng cao nguồn lực và các điều
kiện sản xuất
• Phương pháp chi tiết theo không gian
+ Hình thức biểu hiện của phương pháp: Theo phương pháp này để phân
tích về một chi tiêu kinh tế nào đó của toàn bộ doanh nghiệp, trước hết
người ta chia nhỏ chỉ tiêu ấy thành các bộ phận nhỏ hơn về mặt không gian.
Sau đó việc phân tích chi tiết sẽ được tiến hành trên các bộ phận nhỏ hơn về
mặt không gian ấy.
+ Cơ sở lý luận của phương pháp: Có nhiều chỉ tiêu kinh tế của doanh
nghiệp được hình thành là do có sự tích lũy về lượng về chỉ tiêu qua các bộ
phận không gian nhỏ hơn trong doanh nghiệp. Do vậy cần chi tiết phân tích
theo không gian để nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về chỉ tiêu của doanh
nghiệp
• Phương pháp chi tiết theo các nhân tố cấu thành
+ Hình thức biểu hiện của phương pháp: Theo phương pháo này để phân
tích một chỉ tiêu kinh tế nào đó của doanh nghiệp, trước hết người ta biểu
hiện chỉ tiêu ấy bằng một phương trình kinh tế có mối quan hệ phức tạp của
nhiều nhân tố khác hẳn nhau, sau đó việc phân tích chi tiết sẽ được tiến
hành trên các nhân tố khác nhau ấy.
b.Nhóm các phương pháp so sánh
Các phương pháp so sánh dùng trong phân tích nhằm phản ánh biến động
của chỉ tiêu phân tích và của các thành phần, bộ phận , nhân tố cấu thành
• Phương pháp so sánh tuyệt đối
Trong phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu
hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng của chúng ở kỳ gốc. Kết
quả so sánh được gọi là chênh lệch, nó phản ánh xu hướng và mức độ biến
động của chỉ tiêu và nhân tố
• Phương pháp so sánh tương đối
3
BÀI TẬP LỚN
So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng và tốc độ biến động. Được thực
hiện bằng cách lấy giá trị của chỉ tiêu hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu chia
cho giá trị tương ứng rồi nhân 100%. Kết quả gọi tất là so sánh, nó phản
ánh xu hướng và tốc độ biến động của chỉ tiêu hoặc nhân tố
So sánh tương đối nhằm phản ánh kết cấu hiện tượng. Được thực hiện bằng
cách lấy mức độ bộ phận chỉ tiêu chia cho mức độ của chỉ tiêu rồi nhân với
100%. Kết quả so sánh được gọi là tỉ trọng của bộ phận.
So sánh tương đối nhằm xác định xu hướng độ biến động tương đối của các
thành phần bộ phận. Được thực hiện bằng cách lấy mức độ của chỉ tiêu
hoặc nhân tố ở kỳ nghiên cứu trừ giá trị tương ứng ở kỳ gốc đã nhân với chỉ
số của một chỉ tiêu khác có liên quan theo hướng quyết định quy mô của nó
c.Nhóm các phương pháp tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của các
thành phần, bộ phận, nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Phương pháp cân đối
+ Điều kiện vận dụng: phương pháp này dùng để tính toán mức độ ảnh
hưởng của các thành phần, bộ phận nào đó đến chỉ tiêu phân tích khi giữa
chúng có mối quan hệ tổng số (tổng đại số)
+ Nội dung phương pháp: trong quan hệ tổng số (tổng đại số), mức độ ảnh
hưởng tuyệt đối của một thành phần, bộ phận nào đó đến chỉ tiêu phân tích
được xác định về mặt giá trị bằng chính chênh lệch tuyệt đối của thành
phần, bộ phận ấy
Giả sử có phương trình kinh tế:
y = a +b +c
Ta có: Giá trị của chỉ tiêu ở kỳ gốc:
y 0 = a0 + b0 + c0
Giá trị chỉ tiêu ở kỳ nghiên cứu: y1 = a1 + b1 + c1
Xác định đối tượng phân tích:
Δy = (a1 +b1 +c1) - (a0 + b0 +c0)
•
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tiis đến chỉ tiêu phân tích:
•
Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích:
•
Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích
Δya = a1 – a0
Δyb = b1 – b0
Δyc = c1 – c0
4
BÀI TẬP LỚN
δya = (Δya*100)/y0 (%)
δyb = (Δyb*100)/y0 (%)
δyc = (Δyc*100)/Y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
Δy = Δya + Δyb + Δy
Δy = δya + δyb + δyc = (Δy*100)/y0 (%)
Lập bảng phân tích
STT
Chỉ tiêu
Kỳ gốc
Kỳ nghiên cứu
Qui mô TỶ trọng Qui mô TỶ trọng
(...)
(%)
(...)
(%)
1 Nhân tố
a0
da0
a1
da1
1
2 Nhân tố
b0
db0
b1
db1
2
3 Nhân tố
c0
dc0
c1
dc1
3
Tổng
100
y1
100
y
0
thể (y)
•
So
sánh
(%)
Chênh
lệch
MĐAH
đến y
(%)
δa
Δa
δya
δb
Δb
δyb
δc
Δc
δyc
δy
Δy
-
Phương pháp thay thế liêm hoàn
+ Điều kiện vận dụng: dùng để tính toán xác định mức độ ảnh hưởng của
các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi giữa chúng có mối quan hệ phức tạp
(quan hệ tích số, thương số hoặc tích số thương số kết hợp với tổng số hiệu
số)
+ Nội dung phương pháp
• Viết phương trình kinh tế biểu hiện mối liên hệ giữa chỉ tiêu phân
tích với các nhân tố cấu thành trong đó cần đặc biệt chú trọng đến
trật tự sắp xếp các nhân tố. Chúng phải được sắp xếp theo nguyên tắc
nhân tố số lượng đứng trước; nhân tố chất lượng đứng sau các nhân
5
BÀI TẬP LỚN
tố đứng liền kề nhau có mối liên hệ mật thiết với nhau cùng nhau
phản ánh về một nội dung kinh tế nhất định theo quan hệ nhân quả
Tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nói trên.
Nhân tố nào được thay thế rồi lấy giá trị thực tế đó. Nhân tố chưa
được thay thế phải giữ nguyên giá trị ở kỳ gốc haowjc kỳ kế hoạch.
Thay thế xong một nhân tố phải tính ra kết quả cụ thể của lần thay
thế đó. Sau đó lấy kết quả này so với kết quả của bước trước. Chênh
lệch tính được chính là kết quả do ảnh hưởng của nhân tố được thay
thế.
Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Cuối cùng
tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với chênh lệch của chỉ
tiêu nghiên cứu.
Phương trình kinh tế
y = abc
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc
y0 = a0b0c0
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y1 = a1b1c1
•
•
Xác định đối tượng phân tích
Δy = y1 – y0 =a1b1c1 – a0b0c0
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
•
Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Δya =a1b0c0 – a0b0c0
Δyb = a1b1c0 – a1b0c0
Δyc = a1b1c1 – a1b1c0
•
Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích
δya = (Δya*100)/y0 (%)
δyb = (Δyb*100)/y0 (%)
δyc = (Δyc*100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố
Δy = Δya + Δyb +Δ yc
δy = δya + δyb + δyc = (y*100)/y0 (%)
Lập bảng phân tích
6
BÀI TẬP LỚN
STT
Chỉ tiêu Kí hiệu
1
2
3
Nhân
tố 1
Nhân
tố 2
Nhân
tố 3
Tổng
thể
•
Đơn vị
Kỳ gốc
Kỳ NC
So
sánh
(%)
Chênh
lệch
MĐAH đến y
A
a1
a0
a
Tuyệt
Tương
đối (...) đối (%)
δa
Δya
δya
B
b1
b0
b
δb
Δyb
δyb
C
c1
c0
c
δc
Δyc
δyc
Y
y1
y0
y
δy
-
-
Phương pháp số chênh lệch
+ Điều kiện vận dụng: Giống phương pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác
nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp
dùng số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó.
+Nội dung phương pháp
Giá trị chỉ tiêu kỳ gốc
y0 = a0b0c0
Giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu
y1=a1b1c1
Xác định đối tượng phân tích
Δy =Δy1 – Δy0 = a1b1c1 – a0b0c0
Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
•
Ảnh hưởng tuyệt đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
Δya = (a1 – a0)b0c0
Δyb= a1(b1 – b0)c0
Δyc=a1b1(c1 – c0)
•
Ảnh hưởng tương đối của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích
δya = (Δya*100)/y0 (%)
δyb = (Δyb*100)/y0 (%)
δyc = (Δyc*100)/y0 (%)
Tổng ảnh hưởng của các nhân tố
Δy = Δya + Δyb + Δyc
δy = δya + δyb + δyc = (Δy*100)/y0 (%)
7
BÀI TẬP LỚN
Phần II. Phân tích
Chương 1:Phân tích chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo yếu tố
I.Mục đích, ý nghĩa phân tích
1. Mục đích
_ Đánh giá khái quát tình hình thực hiện chi phí giá thành, xác định những nguyên nhân
ảnh hưởng đến giá thành.
8
BÀI TẬP LỚN
_ Đề xuất những biện pháp nhằm không ngừng hạ giá thành sản phẩm sản xuất trên cơ
sở tăng năng suất lao động, giảm chi phí , giảm bớt những khoản tổn thất, lãng phí trong
quá trình sản xuất kinh doanh
2. Ý nghĩa
Phân tích chi phí là cơ sở để doanh nghiệp đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết
kiệm chi phí hạ giá thành. Qua phân tích giúp doanh nghiệp đánh giá tình hình thực hiện
các chế độ, chính sách của nhà nước liên quan đến chi phí như chế độ khấu hao, lương..
Trên cơ sở đó có phương pháp giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các chế độ chính sách
II. Nội dung phân tích
Nội dung
Để đánh giá tình hình thực hiện chi phí theo yếu tố của doanh nghiệp phải sử
dụng đến nhiều chỉ tiêu. Thông thường người ta thường chọn ra một số chỉ tiêu
quan trọng để phân tích. Tùy theo từng doanh nghiệp, từng đề tài mà những biểu
hiện cụ thể về chi tiêu cụ thể sẽ có những sự khác nhau
Các chỉ tiêu của doanh nghiệp như
- Tổng chi phí sản xuất: ∑C (103Đ)
- Chi phí nhân công:
CNC (103Đ)
3
- Nguyên vật liệu chính CVLC (10 Đ)
- Nguyên vật liệu phụ
CVLP (103Đ)
- Công cụ dụng cụ
CDC (103Đ)
- Khấu hao TSCĐ
CKH (103Đ)
- Nhiên liệu, điện
CNL (103Đ)
Chi khác
CK (103Đ)
- Phương trình kinh tế :∑C = ∑Ci
- Đối tượng phân tích: Chênh lệch tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo
các yếu tố chi phí của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc
2. Bảng phân tích
1.
9
BÀI TẬP LỚN
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU CHI PHÍ THEO YẾU TỐ
STT
Yếu tố
Kỳ gốc
Qui mô
(103Đ)
Kỳ NC
Tỉ trọng (%)
Qui mô
(103Đ)
Tỉ trọng (%)
1 CP nhân
công
59.010.794
13,84
69.724.130
14,88
162.535.511
38,12
183.072.699
39,07
2
NVL chính
10
BÀI TẬP LỚN
3
NVL phụ
39.013.639
9,15
41.515.846
8,86
21.532.118
5,05
20.383.062
4,35
38.203.520
8,96
38.938.677
8,31
30.869.808
7,24
33.362.621
7,12
75.213.179
17,64
81.579.106
17,41
426.378.569
100,00
468.576.142
100,00
4 CCDC
5 Khấu hao
TSCĐ
6 Nhiên
liệu, điện
7 Chi khác
Tổng chi
phí
I=1,1347
3.Nhận xét chung
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy, tổng chi phí ở kỳ nghiên cứu là 468.576.142
(103Đ) tăng lên so với kỳ gốc 426.378.569 (103Đ) là 42.197.573 (103Đ) tức là
9,09%. Cụ thể các chỉ tiêu tăng là chi phí nhân công; nguyên vật liệu chính;
nguyên vật liệu phụ; khấu hao TSCĐ; Nhiên liệu, điện; chi phí khác. Trong đó
chỉ tiêu tăng nhiều nhất là chi phí công nhân với mức tăng là 10.713.336 (103Đ),
chỉ tiêu tăng ít nhất là Khấu hao TSCĐ 1,92% tương ứng với 735.157 (103Đ).
Chỉ tiêu tăng cao là nguyên vật liệu chính tăng 12,64%.Các chỉ tiêu còn lại
:Nguyên vật liệu phụ; nhiên liệu, điện; chi phí khác tăng nhẹ. Bên cạnh đó có
chỉ tiêu công cụ dụng cụ giảm 1.149.056 (103Đ) tương đương giảm 5,34%
4. PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC YẾU TỐ CHI PHÍ
a. Yếu tố chi phí nhân công
11
BÀI TẬP LỚN
Theo bảng phân tích, tại kỳ gốc chi phí công nhân là 59.010.794 (103Đ)
chiếm 13,84% . Tại kỳ nghiên cứu, chi phí công nhân là 69.724.130 (103Đ) chiếm
14,88% . Bội chi tuyệt đối là 10.713.336 (103Đ) , bội chi tương đối là 2.763.160 (103Đ).
Ảnh hưởng đến tổng chi phí làm tăng 2,51%. Biến động tăng này có thể do các nguyên
nhân chính sau:
1,Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao, giảm tỷ
trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng sô lao động được sử dụng.
2, Nhà nước tăng lương cơ bản, dẫn đến doanh nghiệp phải tăng lương cho công
nhân.
3, Doanh nghiệp trả thêm lương cho công nhân làm thêm giờ
4, Chi phí bảo hiểm xã hội do nhà nước quy định tăng lên vì vậy doanh nghiệp phải
chi trả nhiều hơn phí bảo hiểm xã hội
o Xét nguyên nhân thứ nhất:
Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao và giảm tỷ
trọng công nhân bậc thấp trên tổng số lao động sử dụng. Ở kỳ nghiên cứu do nhu cầu
sản xuất một số sản phẩm mới có chất lượng cao của doanh nghiệp, doanh nghiệp đã
thay đổi cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc cao, giảm tỷ trọng
công nhân bậc thấp. Mức lương của công nhân bậc cao cao hơn so với công nhân bậc
thấp nên dẫn đến làm tăng chi phí công nhân. Tuy nhiên những sản phẩm mới có chất
lượng cao này được tiêu thụ mạnh, giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp, nhưng việc
thay đổi cơ cấu theo hướng này đã khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối
giữa chi phí với doanh thu, gây ảnh hưởng tiêu cực tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thấy rằng việc sử dụng công nhân bậc cao nhiều hơn
không phải là giải pháp lâu dài để đảm bảo chất lượng tốt cho những sản phẩm đòi hỏi
tay nghề cao của công nhân mà doanh nghiệp mới đưa vào sản xuất trong tình hình số
lượng công nhân bậc cao của doanh nghiệp chưa đủ đáp ứng nhu cầu nâng cao chất
lượng sản phẩm. Xét về lâu dài điều này gây ra sự không ổn định, không bền vững cho
doanh nghiệp. Vậy đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tiêu cực đối với doanh
nghiệp.
12
BÀI TẬP LỚN
Biện pháp: Trong thời gian tới doanh nghiệp cần chú trọng công tác đào tạo nâng
cao tay nghề cho công nhân để đảm bảo tay nghề của công nhân đáp ứng được nhu cầu
sản phẩm ngày càng có chất lượng cao.
o
Xét nguyên nhân thứ hai:
Do nhà nước có chính sách tăng lương. Đời sống của nhân dân nói chung ngày
một tăng lên, nhà nước đã quyết định điều chỉnh mức lương cơ bản ở kỳ nghiên cứu.
Mức lương cơ bản tăng làm cho mức lương mà tất cả các doanh nghiệp chi trả cho cán
bộ công nhân viên đồng loạt tăng lên. Trong điều kiện số lượng công nhân viên của
doanh nghiệp lớn vì vậy doanh nghiệp phải chi trả lương cho công nhân tăng đáng kể so
với kỳ gốc. Tuy nhiên doanh nghiệp không thể tăng giá bán của sản phẩm lên quá cao
ngay trong kỳ nghiên cứu để tăng doanh thu nhằm bù đắp mức tăng của chi phí. Vì vậy,
việc lương phải trả cho công nhân viên tăng đột ngột do chính sách tăng mức lương cơ
bản của nhà nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vậy đây là
nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp.
o
Xét nguyên nhân thứ ba:
Do trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp nhận được thêm nhiều đơn đặt hàng mà số
giờ làm việc theo quy định của Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu về sản
phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp đã tổ chức cho công nhân làm thêm
giờ nên doanh nghiệp phải trả tiền thêm giờ cho công nhân, mà tiền làm thêm giờ
gấp đôi, gấp ba tiền lương làm việc theo quy định. Đây là nguyên nhân chủ quan.
Biện pháp: Cần đào tạo cán bộ công nhân viên quản lý tốt để quản lý giờ làm
việc và nâng cao năng suất làm việc để hạn chế việc phải thuê công nhân làm
thêm giờ. Cũng như là đạo tạo cho công nhân nâng cao trình độ hơn để đáp ứng
kịp tiến độ doanh nghiệp đã định
o
Xét nguyên nhân thứ tư:
Theo quyết định mới nhất của Nhà nước chi phí bảo hiểm tăng lên so với mức
trước đây. Vì vậy để đảm bảo mức lương tối thiểu cho công nhân có thể để công
nhân yên tâm làm việc thì doanh nghiệp đã thực hiện việc tăng lương cho công
13
BÀI TẬP LỚN
nhân viên. Điều này cũng làm chi phí nhân công của doanh nghiệp tăng lên. Vì
vậy đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực đối với doanh nghiệp
Tóm lại : _Nguyên nhân chủ quan bao gồm
+Nguyên nhân 1: Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nhân bậc
cao, giảm tỷ trọng công nhân bậc thấp tính trên tổng sô lao động được sử dụng.
+ Nguyên nhân 3: Doanh nghiệp trả thêm lương cho công nhân làm thêm giờ
_ Nguyên nhân khách quan bao gồm
+ Nguyên nhân 2: Nhà nước tăng lương cơ bản, dẫn đến doanh nghiệp phải tăng
lương cho công nhân.
+ Nguyên nhân 4: Chi phí bảo hiểm xã hội do nhà nước quy định tăng lên vì
vậy doanh nghiệp phải chi trả nhiều hơn phí bảo hiểm xã hội
b. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu chính
Theo bảng phân tích, tại kỳ gốc chi phí nguyên vật liệu chính là 162.535.511 (103Đ)
chiếm 38,12% . Tại kỳ nghiên cứu, chi phí nguyên vật chính là 183.072.699 (103Đ)
chiếm 39,07% . Bội chi tuyệt đối là 20.537.188 (103Đ) , tiết kiệm tương đối là
1.360.261 (103Đ). Ảnh hưởng đến tổng chi phí làm tăng 4,82 %. Biến động tăng này có
thể do các nguyên nhân chính sau:
1, Do giá nguyên vật liệu chính tăng lên vì thế doanh nghiệp đã tốn kém nhiều chi
phí hơn cho việc thu mua nguyên vật liệu chính đầu vào để sản xuất.
2,Máy móc thiết bị của doanh nghiệp đã cũ, lạc hậu làm cho hao tốn nguyên liệu
hơn. Nên chi phí nguyên vật liệu chính tăng
3, Do công tác cấp phát nguyên liệu chưa tốt trong khi số lượng nguyên vật liệu
xuất dùng tăng, dẫn đến tăng lượng nguyên vật liệu thất thoát, lãng phí.
4, Do nguồn cung cấp nguyên liệu cũ ngừng hoạt động đột xuất, doanh nghiệp tốn kém
trong việc mua nguyên liệu ở nơi khác.
o Xét nguyên nhân thứ nhất:
Giá nguyên vật liệu chính tăng. Ở kỳ nghiên cứu, do chính sách tăng thuế nhập
khẩu để bảo hộ các doanh nghiệp trong nước, vì thế nên giá nguyên liệu trong nước và
nguyên liệu nhập khẩu đều tăng. Đứng trước tình hình này mặc dù doanh nghiệp đã có
chủ trương tăng giá bán sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp với giá trên thị trường. Ở
14
BÀI TẬP LỚN
kỳ nghiên cứu, doanh thu đã tăng đáng kể và cũng bù đắp được tổng chi phí tăng do chi
phí nguyên vật liệu chính tăng và tăng được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là nguyên
nhân khách quan tác động tích cực đến doanh nghiệp.
o
Xét nguyên nhân thứ hai:
Doanh nghiệp sử dụng các loại nguyên liệu chính có chất lượng tốt hơn, giá cả cao
hơn để sản xuất.
Để cạnh tranh tốt hơn với sản phẩm của các doanh nghiệp khác trên thị trường nội
địa cũng như tạo đà cho việc cạnh trang tốt hơn trên thị trường nước ngoài. Ở kỳ nghiên
cứu doanh nghiệp đã chú trọng hơn vào nguyên vật liệu thu mua. Cụ thể doanh nghiệp
đã ký kết nhiều hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín hơn, để có được
nguyên liệu tốt cho sản xuất, đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, người tiêu dung ưa chuộng và đánh giá cao
sản phẩm của doanh nghiệp. Dù vậy việc sử dụng nguyên vật liệu có chất lượng tốt chưa
thực sự tác động nhiều đến sự tăng lên về doanh thu của doanh nghiệp, chưa làm doanh
nghiệp tăng được lợi nhuận đáng kể nhưng đã làm doanh nghiệp tăng được uy tín trên
thị trường. Đây là nguyên nhân chủ quan mang tính tích cực đối với doanh nghiệp.
Biện pháp đề ra: Để nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu thu mua, góp phần
làm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nghiệp
cần tăng cường, hợp tác chặt chẽ với một số nhà cung ứng nguyên vật liệu lớn, có uy tín,
nhằm đảm bảo sự ổn định về chất lượng cũng như khối lượng của nguồn nguyên vật
liệu.
o
Xét nguyên nhân thứ ba:
Trong kỳ nghiên cứu, trong quá trình doanh nghiệp sản xuất số lượng nguyên vật
liệu xuất ra phục vụ trong công tác sản xuất đã đủ số lượng kể cả tính phần dự
phòng hỏng hóc nhưng khi sản xuất vẫn báo thiếu mà daonh nghiệp không xác
định được nguyên nhân. Dẫn đến tình trạng thất thoát nguyên vật liệu của doanh
nghiệp tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tiêu cực.
15
BÀI TẬP LỚN
Biện pháp: Cần nâng cao công tác quản lý nguyên vật liệu đầu ra,đầu vào một
cách chặt chẽ, nghiêm ngặt để tránh tính trạng thất thoát lãng phí
o
Xét nguyên nhân thứ tư:
Ở kỳ nghiên cứu, do nhà cung cấp nguyên vật liệu của doanh nghiệp tuyên bố phá
sản dẫn đến doanh nghiệp phải chuyển sang nhà cung cấp khác và tốn nhiều chi
phí hơn. Đây là nguyên nhân khách quan tiêu cực đối với doanh nghiệp
Tóm lại _ Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
+ Nguyên nhân 2: Máy móc thiết bị của doanh nghiệp đã cũ, lạc hậu làm cho hao
tốn nguyên liệu hơn. Nên chi phí nguyên vật liệu chính tăng
+Nguyên nhân 3: Do công tác cấp phát nguyên liệu chưa tốt trong khi số lượng
nguyên vật liệu xuất dùng tăng, dẫn đến tăng lượng nguyên vật liệu thất thoát,
lãng phí.
_Nguyên nhân khách quan bao gồm:
+Nguyên nhân 1: , Do giá nguyên vật liệu chính tăng lên vì thế doanh nghiệp đã
tốn kém nhiều chi phí hơn cho việc thu mua nguyên vật liệu chính đầu vào để sản xuất.
+Nguyên nhân 4: Do nguồn cung cấp nguyên liệu cũ ngừng hoạt động đột xuất,
doanh nghiệp tốn kém trong việc mua nguyên liệu ở nơi khác.
c. Yếu tố chi phí nguyên vật liệu phụ
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy chi phí nguyên vật liệu phụ của doanh nghiệp ở kỳ
nghiên cứu tăng 6,41% so với kỳ gốc, tương ứng doanh nghiệp bội chi 2.502.207 (103đ)
về mặt tuyệt đối và tiết kiệm 2.753.870 (103đ) về mặt tương đối, ảnh hưởng tăng 0,59%
tổng chi phí. Yếu tố chi phí nguyên, vật liệu tăng là hợp lý. Biến động trên có thể do các
nguyên nhân chính sau:
1, Giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng
2,Doanh nghiệp tăng ca sản xuất nên phải sử dụng nhiều nguyên, vật liệu
3, Yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, doanh nghiệp phải tìm mua
nguyên vật liệu tốt với giá cao
4, Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng
o
Xét nguyên nhân thứ 1:
16
BÀI TẬP LỚN
Đầu kỳ nghiên cứu, do thời tiết khó khăn, hay xảy ra bão lũ, hạn hán kéo dài
khiến mất mùa nên gây ra tình trạng khan hiếm nguồn nguyên, vật liệu. Việc này
đã gián tiếp đẩy giá nguyên, vật liệu tăng cao. Giá nguyên vật liệu tăng khiến chi
phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp cũng tăng theo. Đây là nguyên nhân khách
quan tiêu cực.
o
Xét nguyên nhân thứ 2:
Đầu kỳ nghiên cứu, do dự đoán trước nhu cầu thị trường. Doanh nghiệp đã dự
định gia tăng sản xuất trong kỳ nên đã khuyến khích lao động làm tăng ca để kịp
tiến độ sản xuất. Việc tăng ca sản xuất này khiến các phân xưởng của doanh
nghiệp luôn ở trạng thái làm việc tiêu tốn nhiều nguyên, vật liệu nên doanh nghiệp
đã phải nhập thêm nguyên vật liệu về để qúa trình sản xuất không bị gián đoạn. Vì
vậy làm tăng chi phí nguyên vật liệu. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực vì đã
làm gia tăng sản lượng trong kỳ.
Biện pháp:
Doanh nghiệp tăng chi phí nguyên vật liệu để thúc đẩy sản xuất dựa trên cơ sở
nghiên cứu, dự báo nhu cầu thị trường. Vì vậy công tác nghiên cứu phát triển thị
trường và xác định nhu cầu phải được tiến hành chặt chẽ, chặt chẽ, chính xác để
đảm bảo lượng sản phẩm tăng lên có thể tiêu thụ được, tránh rủi ro tồn kho cho
doanh nghiệp.
o
Xét nguyên nhân thứ 3
Đầu kỳ nghiên cứu, xem xét các đơn đặt hàng của doanh nghiệp nhận thấy: hầu
hết các đối tác đều muốn nâng cao chất lượng sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao
nếu sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Chính vì lẽ đó mà doanh nghiệp đã tìm
kiếm nguồn nguyên, vật liệu tốt hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy
nhiên phải chịu mua ở giá cao hơn giá mua nguyên, vật liệu cũ. Điều này đã khiến
chi phí nguyên vật liệu tăng. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
Doanh nghiệp tăng chi phí để nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp cho đươn đặt
hàng của các đối tác với giá bán cao hơn so với sản phẩm thông thường. Do đó doanh
nghiệp cần có biện pháp ràng buộc, chắc chắn rằng đối tác sẽ nhận hàng và thanh toán
17
BÀI TẬP LỚN
bằng cách yêu cầu đặt cọc tiền trước và cam kết nhận hàng để tránh rủi ro cho doanh
nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ 4:
o
Trong kỳ nghiên cứu, do công tác marketing được triển khai rộng rãi và đạt
hiệu quả nên đã thu hút được sự quan tâm từ phía khách hàng. Kết quả đạt được là
doanh nghiệp nhận được rất nhiều đơn đặt hàng . Vì vậy cần số lượng nguyên, vật
liệu lớn để tham gia sản xuất dẫn tới việc chi phí nguyên, vật liệu tăng lên. Đây là
nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh lĩnh vực marketing hơn nữa ra thị trường với quy mô
rộng hơn để thu hút được nhiều đơn hàng hơn
Tóm lại _ Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
+Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp tăng ca sản xuất nên phải sử dụng nhiều nguyên, vật
liệu
+ Nguyên nhân 3: Yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng tăng, doanh nghiệp
phải tìm mua nguyên vật liệu tốt với giá cao
+ Nguyên nhân 4: Doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng
_ Nguyên nhân khách quan bao gồm
+ Nguyên nhân 1: Giá nguyên vật liệu trên thị trường tăng
d.
Yếu tố chi phí công cụ dụng cụ
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy chi phí công cụ dụng cụ của doanh nghiệp ở kỳ
nghiên cứu giảm 5,34% so với kỳ gốc, tương ứng doanh nghiệp tiết kiệm
1.149.056 (103đ) về mặt tuyệt đối và 4.049.951 (103đ) về mặt tương đối, ảnh
hưởng giảm 0,27% tổng chi phí. Mức giảm này của chi phí công cụ, dụng cụ là
hợp lý. Biến động trên có thể do các nguyên nhân chính sau:
1.Do công tác bảo quản tốt nên công cụ bị hao mòn, hỏng hóc, mất mát giảm
2.
3.
Doanh nghiệp thay đổi đối tác cung cấp công cụ mới có chất lượng công cụ tốt
Doanh nghiệp biết cách sử dụng hết công suất của công cụ để hoàn thành các
4.
đơn hàng mà không làm làm hỏng công cụ
Giá mua công cụ dụng cụ giảm
o Xét nguyên nhân thứ 1:
18
BÀI TẬP LỚN
Đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã tập trung cho công tác quản lý, cũng như
ý thức bảo quản vật dụng của nhân viên tốt. Các công cụ, vật dụng được sử dụng
một cách hợp lý, bảo quản tốt, sắp xếp đúng làm cho công cụ không bị nhanh
hỏng và mất mát. Điều này khiến chi phí công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp giả.
Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực
Biện pháp:
Kể cả các công cụ, dụng cụ là những vật nhỏ có giá thành thấp nhưng doanh
nghiệp sử dụng khá nhiều nên về tổng chi phí phải bỏ ra để mua công cụ, dụng cụ
là khá lớn.Vì vậy doanh nghiệp nên tiếp tục tận dụng được thời gian sử dụng các
công cụ và phổ biến nhân viên bảo quản các công cụ một cách tốt nhất. Doanh
nghiệp nên tiếp tục phân chia các công cụ cho mỗi cá nhân hay nhóm nhỏ để tự
bảo quản, tránh việc sử dụng đồ bữa bãi gây ra sự không có trách nhiệm giữ gìn.
o
Xét nguyên nhân thứ 2:
. Đầu kỳ nghiên cứu, do đối tác cung cấp công cụ cũ không cung cấp theo đúng
yêu cầu về chất lượng và giá cả nên doanh nghiệp quyết định chấm dứt hợp đồng,
chuyển sang kí kết mua bán với đối tác mới. Rút kinh nghiệm từ hợp đồng trước
doanh nghiệp đã tìm hiểu kĩ về đối tác mới nên doanh nghiệp đã mua phải một lô
công cụ có chất lượng tốt hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian sử dụng tăng
lên đáng kể. Điều này làm chi phí công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp giảm. Đây
là nguyên nhân chủ quan, tích cực
Biện pháp: Doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ về đối tác trước khi kí kết hợp đồng đặc
biệt là về chất lượng sản phẩm. Với lô sản phẩm này doanh nghiệp nên cố gắng sử
dụng và bảo quản tốt hơn để gia tăng thêm thời gian sử dụng.
o
Xét nguyên nhân thứ 3:
Đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các đối tác
nên hoạt động sản xuất gia tăng.Tuy nhiên do doanh nghiệp có chính sách sử dụng
công nhân viên một cách hợp lý mà vẫn sử dụng hết công suất của công cụ, dụng
cụ để góp phần hoàn thành các đơn hàng theo đúng dự kiến giao cho khách. Điều
này đã góp phần làm giảm về chi phí công cụ, dụng cụ.Đây là nguyên nhân chủ
quan tích cực.
Biện pháp:
19
BÀI TẬP LỚN
Cần xây dựng nhiều biện pháp hơn nữa để việc sử dụng hết công suất của công
cụ, dụng cụ trong một thời gian dài mà không gây tổn thất lớn đến doanh nghiệp.
Xét nguyên nhân thứ 4:
o
Đầu kỳ nghiên cứu, giá mua công cụ dụng cụ giảm xuống tuy có ít nhà cung
cấp nhưng nhu cầu thị trường lại cao. Trong khi đó doanh nghiệp cần mua thêm
công cụ dụng cụ để sản xuất sản phẩm đáp ứng đủ lượng đơn đặt hàng. Vì vậy,
doanh nghiệp đã mua công cụ, dụng cụ được với giá thấp hơn kỳ gốc để tăng gia
sản xuất nên đã giúp giảm chi phí công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp ở kỳ nghiên
cứu. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực
Tóm lại : _ Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
+ Nguyên nhân 1: .Do công tác bảo quản tốt nên công cụ bị hao mòn, hỏng hóc,
mất mát giảm
+ Nguyên nhân 2: Doanh nghiệp thay đổi đối tác cung cấp công cụ mới có chất
lượng công cụ tốt
+ Nguyên nhân 3: Doanh nghiệp biết cách sử dụng hết công suất của công cụ để
hoàn thành các đơn hàng
_ Nguyên nhân khách quan bao gồm:
+Nguyên nhân 4: Giá mua công cụ dụng cụ giảm
e.
.Yếu tố khấu hao TSCĐ
Tại kỳ gốc, chi phí khấu hao TSCĐ là 38.203.520(103Đ) chiếm 8,96 % tổng chi
phí. Tại kỳ nghiên cứu chi phí khấu hao TSCĐ tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng với
giá trị 38.938.677 (103Đ) chiếm 8,31% tổng chi phí tại kỳ nghiên cứu, tăng
1,92%. Bội chi tuyệt đối 735.157 (10 3Đ), tiết kiệm tương đối 4.411.777 (103Đ),
ảnh hưởng làm tăng tổng chi phí 0,17% . Biến động tăng này có thể do một số
nguyên nhân chính sau:
1, Nhà nước quy định mức trích khấu hao tăng. Tại kỳ nghiên cứu nhà nước đưa ra
quy định về mức trích khấu hao trong các doanh nghiệp là tăng mức khâu hao, dẫn đến
doanh nghiệp phải tăng mức trích khấu hao của mình.
20
BÀI TẬP LỚN
2,Công nhân viên có ý thức giữ gìn máy móc thiết bị tốt hơn, làm giảm thiểu được
lượng máy móc thiết bị bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
3. Doanh nghiệp nhận vốn góp bằng tài sản cố định.
4, Doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới nên đặt chi khấu hao của sản phầm này ở
mức cao trong giai đoạn đầu.
o
Xét nguyên nguyên nhân thứ nhất:
Tại kỳ nghiên cứu, nhà nước đã đưa ra quy định mới về tỷ lệ trích khấu hao. Với
hình thứ này, nhà nước đã góp phần tác động vào các doanh nghiệp, thúc đẩy và bắt
buộc họ phải có các biện pháp, cách thức để thi hành chính sách, từ đó rút ngắn thời gian
tính khấu hao và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thời gian hơn và việc tích lũy
vốn. Do áp dụng mức trích khấu hao mới này mà chi phí khấu hao TSCĐ của doanh
nghiệp ở kỳ nghiên cứu đã tăng so với kỳ gốc. Tuy nhiên việc này lại giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được tổng chi phí sản xuất sản phẩm trong thời gian tới do khấu hao được
nhanh TSCĐ. Đây là nguyên nhân khách quan mang tính tích cực.
o
Xét nguyên nhân thứ hai:
Trong kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp đã phát động phong trào thi đua tại các phân
xưởng mà một trong các nội dung của phong trào là nâng cao ý thức giữu gìn máy móc
thiết bị sản xuất. Công ty cũng lập ban kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng máy móc tại
các phân xưởng để giảm những hao mòn do ý thức sử dụng không tốt của người lao
động. Do đó, công nhân viên tại các xưởng sản xuất đã nâng cao tinh thần trách nhiệm
hơn trong việc giữ gìn máy móc thiết bị. Kết quả là đã giảm được lượng máy móc thiết
bị bị hỏng, không dung được trước khi hết hạn sử dụng so với kỳ gốc, giảm được những
hao mòn không đáng có. Việc này giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí khấu hao
TSCĐ, giảm được những chí phí bất hợp lý. Vậy đây là nguyên nhân chủ quan tích cực
đối với doanh nghiệp.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho người lao động về
tầm quan trọng của việc giữ gìn máy móc thiết bị đối với hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp và thực hiện tốt công tác kiểm tra tình hình sử dụng, bảo quản máy móc tại các
21
BÀI TẬP LỚN
phân xưởng, phát hiện trường hợp thiếu ý thức giữ gìn máy móc để kpj thời đôn đốc,
nhắc nhở.
o
Xét nguyên nhân thứ ba:
Trong kỳ nghiên cứu doanh nghiệp làm ăn được nên đã mở rộng kinh doanh,
doanh nghiệp đã nhận góp vốn kinh doanh bằng tài sản cố định. Mà đã có TSCĐ
thì tỉ lệ khấu hao tài sản của doanh nghiệp tăng nên. Mặc dù nó làm tăng chi phí
khấu hao nhưng đây cũng được coi là nguyên nhân khách quan tích cực
o
Xét nguyên nhân thứ tư:
Ở kỳ nghiên cứu, do doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình sản xuất nên đã tung
ra sản phẩm mới.Chính vì vậy khấu hao của sản phẩm cao lên ở đầu kỳ. Dẫn đến
mức tăng chi phí khấu hao TSCĐ. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích cực
Biện pháp: Cần nâng cao công tác sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm tốt để
có thể giảm mức khấu hao xuống
Tóm lại: _ Nguyên nhân chủ quan bao gồm
+Nguyên nhân 2: Công nhân viên có ý thức giữ gìn máy móc thiết bị tốt hơn, làm
giảm thiểu được lượng máy móc thiết bị bị hỏng hóc trong quá trình sản xuất.
+Nguyên nhân 4: Doanh nghiệp tung ra sản phẩm mới nên đặt chi khấu hao của sản
phầm này ở mức cao trong giai đoạn đầu.
_Nguyên nhân khách quan bao gồm
+ Nguyên nhân 1: Nhà nước quy định mức trích khấu hao tăng. Tại kỳ nghiên cứu
nhà nước đưa ra quy định về mức trích khấu hao trong các doanh nghiệp là tăng mức
khâu hao, dẫn đến doanh nghiệp phải tăng mức trích khấu hao của mình.
+Nguyên nhân 3: Doanh nghiệp nhận vốn góp bằng tài sản cố định.
f. Yếu tố chi phí nhiên liệu, điện
Chi phí nhiên liệu, điện tại kỳ gốc là 30.869.808 (103Đ)chiếm 7,24% tổng chi phí.
Tại kỳ nghiên cứu, chi phí nhiên liệu, điện là 33.362.621 (103Đ) chiếm 7,12% .Bội chi
22
BÀI TẬP LỚN
tuyệt đối là 2.492.813 (103Đ), tiết kiệm 1.666.094 (103Đ) về mặt tương đối, ảnh hưởng
0,58% đến tổng chi phí . Biến động tăng này có thể do một số nguyên nhân chính sau:
1, Giá nhiên liệu trên thị trường tăng , giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng
nhanh , dẫn đến giá nhiên liệu tại thị trường Việt Nam cũng tăng .
2, Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải gián đoạn quá trình sản xuất do thời
tiết , nên lượng nhiên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất tăng .
3, Doanh nghiệp nhận được vốn góp bằng máy móc thiết bị, việc sử dụng máy móc
thiết bị mới làm giảm lượng tiêu hao nguyên liệu.
4 , Công tác quản lý việc sử dụng nhiên liệu, điện chưa được hợp lý, còn nhiều lãng
phí và thất thoát nhiên liệu, điện.
o
Xét nguyên nhân thứ nhất:
Do điều kiện khai thác dầu thô khó khăn. Trong kỳ nghiên cứ tình hình bão, thiên
tai trên biển tăng , vì vậy lượng khai thác dầu mỏ bị giảm xuống , dẫn đến giá nhiên liệu
trên thị trường tăng lên , chính vì vậy nên giá nhiên liệu trên thị trường trong nước cũng
tăng theo . Do đó mà chi phí nhiên liệu của doanh nghiệp tăng , tác động tới tổng chi phí
tăng . Đây là nguyên nhân khách quan tích cực.
o
Xét nguyên nhân thứ hai:
Doanh nghiệp thực hiện công tác cung cấp nguyên liệu cho sản xuất kịp thời. Việc
đang sản xuất mà phải dừng lại để chờ đợi nguyên vật liệu đến để sản xuất rất hao tốn
nhiên liệu. Doanh nghiệp đã tổ chức cung cấp kịp thời vừa giảm thời gian chờ đợi vừa
giảm được hao tốn nhiên liệu trong quá trình sản xuất. Giảm chi phí nhiên liệu tác động
làm giảm tổng chi phí sản xuất. Đây là nguyên nhân chủ quan tích cực tác động tốt đến
doanh nghiệp
Biện pháp: Cần tính toán chính xác thời gian cần cung cấp nguyên vật liệu, lượng
nguyên vật liệu. Để làm được điều này doanh nghiệp cần có đội ngũ kỹ sư vững chắc về
chuyên môn.
o
Xét nguyên nhân thứ ba:
23
BÀI TẬP LỚN
Trong kỳ nghiên cứu , do doanh nghiệp mở rộng sản xuất đã huy động thêm
nguồn vốn kinh doanh. Có nhiều chủ sở hữu đem góp vốn bằng máy moc
thiết bị mới. Do đó doanh nghiệp có được những trang thiết bị mới giúp cho
việc tiêu hao nguyên liệu giảm. Đây là nguyên nhân khách quan, tích cực
o
Xét nguyên nhân thứ tư:
Trong kỳ nghiên cứu, ở giai đoạn đâu doanh nghiệp đang tập trung vào khâu
sản xuất ra sản phẩm mới nên công tác quản lý về nhiên liệu không được chú
trọng dẫn đến việc sử dụng nhiên liệu, điện chưa được hiệu quả, xảy ra tình
trạng lãng phí, thất thoát. Đây là nguyên nhân chủ quan, tiêu cực
Biện pháp:
Doanh nghiệp cần bố trí nhân lực một cách hợp lý để phân bổ ở các bộ phận các
khâu quản lý được chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Tóm lại: _ Nguyên nhân chủ quan bao gồm:
+ Nguyên nhân 2: Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp phải gián đoạn
quá trình sản xuất do thời tiết , nên lượng nhiên liệu cung cấp cho quá trình sản xuất
tăng .
+ Nguyên nhân 4: Công tác quản lý việc sử dụng nhiên liệu, điện chưa được
hợp lý, còn nhiều lãng phí và thất thoát nhiên liệu, điện.
_ Nguyên nhân khách quan bao gồm:
+ Nguyên nhân 1: Giá nhiên liệu trên thị trường tăng , giá xăng dầu trên thị
trường thế giới tăng nhanh , dẫn đến giá nhiên liệu tại thị trường Việt Nam cũng tăng .
+ Nguyên nhân 3: , Doanh nghiệp nhận được vốn góp bằng máy móc thiết bị,
việc sử dụng máy móc thiết bị mới làm giảm lượng tiêu hao nguyên liệu.
g. Yếu tố chi phí chi khác
Nhìn vào bảng phân tích ta thấy chi phí khác của doanh nghiệp ở kỳ nghiên cứu tăng
8,46% so với kỳ gốc, tương ứng doanh nghiệp bội chi 6.365.927(10 3đ) về mặt tuyệt đối
và tiết kiệm 3.767.100 (103đ) về mặt tương đối,ảnh hưởng tăng 1,49% đến tổng chi phí.
Đây là khoản chi hợp lý cũng là chi phí tăng của tổng chi phí của doanh nghiệp. Biến
động trên có thể do các nguyên nhân sau:
24
BÀI TẬP LỚN
1,Chi quảng cáo ra mắt mắt sản phẩm
2, Chi phí cho hội họp, tiếp khách tăng
3, Chi phí dự phòng thu khó đòi tăng
4, Tăng cường tổ chức hoạt động khuyến mại, tốn chi phí mua sản phẩm tặng kèm
o
Xét nguyên nhân thứ 1:
Đầu kỳ nghiên cứu, doanh nghiệp tiến hành cho ra mắt dòng sản phẩm mới .
Để thông tin sản phẩm đến với khách hàng một cách đầy đủ và hiệu quả doanh
nghiệp đã phải chi ra một khoản tiền để quảng cáo ra mắt sản phẩm vì vậy đã làm
cho chi phí khác của doanh nghiệp tăng lên. Đây là nguyên nhân chủ quan, tích
cực.
Biện pháp:
- Doanh nghiệp cần chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa tới công tác quảng cáo giới
thiệu sản phẩm mới ra thị trường nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng tới
sản phẩm mới.
o
Xét nguyên nhân thứ 2:
Ở kỳ nghiên cứu, do doanh nghiệp chuẩn bị tung sản phẩm mới ra thị trường
nên phải tổ chức nhiều cuộc họp ban lãnh đạo, các bộ phận diễn ra nhiều hơn
khiến doanh nghiệp phải chi nhiều hơn cho công tác tổ chức. Đồng thời sự kiện
này cũng thu hút được sự chú ý của nhiều đối tác. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần
tổ chức nhiều buổi giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng hơn khiến chi phí
khác bằng tiền tăng kéo theo tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
tăng lên có thể ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cuộc
họp ban lãnh đạo sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhiều ý tưởng để tăng doanh thu
cho doanh nghiệp. Vì vậy đây là nguyên nhân chủ quan tích cực.
Biện pháp:
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp một cách chuyên nghiệp để tập trung giải
quyết vấn đề nhanh chóng, triệt để , tránh tổ chức dàn trải nhiều lần gây tốn kém
về chi phí.
o
Xét nguyên nhân thứ 3:
Ở kỳ nghiên cứu, do suy thoái nền kinh tế nói chung và Việt Nam nói riêng vì
vậy mà các doanh nghiệp nhỏ ( khách hàng) luôn trong tình trạng thiếu vốn. Do ở
25