Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.85 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO
ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN TỈNH NGHỆ AN HIỆN NAY

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thủ Tuyên
Lớp
: 09SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Ngọc Ánh

ĐÀ NẴNG, tháng 05/2013
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia văn hiến từ lâu đời. Lịch sử nước ta đã trải qua
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Quá trình đó đã tôi luyện và hun đúc
nên những thế hệ con người Việt Nam với lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự
tôn, tự cường dân tộc, lòng nhân ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, cần cù
1


sáng tạo…Những phẩm chất đó đã trở thành nét đẹp của đạo đức truyền thống
mà hàng ngàn đời nay những thế hệ con người Việt Nam luôn nâng niu và gìn
giữ. Những giá trị đó là linh hồn, là bản sắc văn hóa và là căn cước để nhận
diện bản sắc dân tộc Việt Nam trong vô số nền văn minh trên thế giới.
Sinh thời Bác Hồ luôn là tấm gương sáng trong việc nâng niu, gìn giữ
những gì mà cha ông để lại. Người từng nói: “ Nhân dân ta sẵn có truyền
thống tốt đẹp là lao động cần cù, sinh hoạt giản dị, lại có tinh thần yêu nước


nồng nàn, chúng ta cần phải phát huy truyền thống và tinh thần ấy”. Trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định: Xây dựng nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc làm động lực cho sự phát triển đất nước. Vì vậy, giữ
gìn và phát huy giá trị truyền thống trở thành một nhiệm vụ chiến lược trong
giai đoạn hiện nay.
Thanh niên là một lực lượng xã hội đặc thù, đóng vai trò quan trọng
trong sự vận động và phát triển của xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh
rằng sự thành - bại, thịnh – suy của mỗi dân tộc phần lớn đều phụ thuộc vào
thanh niên. Thanh niên là một bộ phận nòng cốt của xã hội, rường cột của dân
tộc, là lực lượng xung kích của cách mạng và là chủ nhân tương lai của đất
nước. Chính vì vậy việc giáo dục, đào tạo bồi dưỡng thế hệ thanh niên là một
việc làm thường xuyên và cần thiết.
Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước do Đảng cộng Sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo đã và đang mang lại những kết quả to lớn trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đất nước đang tiến
hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế, có biết bao nhiêu cơ hội và cũng đan xen không ít những khó khăn,
thách thức, thanh niên vẫn là lực lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu.
Thế hệ thanh niên ngày nay được kế thừa tinh hoa truyền thống của dân tộc
và những thành quả của cách mạng, mở rộng giao lưu quốc tế; họ có mặt
mạnh cơ bản là trình độ học vấn cao hơn trước, nhạy cảm với thời cuộc, giàu
lòng yêu nước, có khát vọng đưa đất nước vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thanh
niên và công tác thanh niên càng có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng và to
lớn. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước có hội nhập và
2


sánh vai được với cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có
vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc

vào lực lượng thanh niên và phụ thuộc vào việc bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo
các thế hệ trẻ. Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một
trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Thế nhưng bên
cạnh những thành tựu đạt được đã nảy sinh những hạn chế nhất định do cơ
chế thị trường mang lại, đó là hiện tượng phản đạo đức, phi nhân tính của đời
sống xã hội. Tình hình thế hệ trẻ mắc vào tệ nạn xã hội, phạm tội không
ngừng gia tăng. Chính lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thích hưởng
thụ, thói ích kỷ, buông thả, phai mờ lý tưởng, bất chấp đạo lý…..đang từng
ngày, từng giờ làm xói mòn, băng hoại những nét đẹp văn hóa, đặc biệt là
những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Mặc dù Đảng ta có nhiều
quan điểm đường lối nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền
thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho mọi từng lớp nhân dân nói chung,
cho thanh niên nói riêng, thế nhưng việc cụ thể hóa các quan điểm, đường lối
ấy của Đảng ở một số nơi làm chưa tốt.
Nghệ An là một vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi nổi tiếng là một xứ văn
hóa với nhiều truyền thống đặc sắc, hiện nay tỉnh với gần 1 triệu thanh niên
chiếm 27% dân số và 47% lực lượng lao động tỉnh. Cơ cấu đa dạng và có nét
đặc thù: thanh niên trên địa bàn dân cư chiếm trên 70%; than niên là học sinh,
sinh viên chiếm gần 25%; thanh niên CNVC và lực lượng vũ trang chiếm 5%;
trong đó thanh niên dân tộc ít người chiếm 15%; thanh niên tôn giáo chiếm
9,5%; nữ thanh niên chiếm 50,3%, trong những năm qua mặc dù các chủ thể
giáo dục đã cố gắng trong quá trình giáo dục các giá trị đạo đức cho thanh
niên, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho hiệu quả giáo
dục chưa cao, thậm chí ở một số nơi cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức
Đoàn còn xem nhẹ hoặc chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo
đức cho thanh niên.
Trước thực trạng ấy, việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên nói
chung, cho thanh niên Nghệ An nói riêng trên cơ sở kế thừa và phát huy

3



những giá trị truyền thống dân tộc như tinh thần Đại hội XI của Đảng xác
định:
“Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần
nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu
vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức
mạnh nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền
thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những
tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo
đức, thể lực và thẩm mỹ ngày càng cao” đang là một yêu cầu cấp thiết hiện
nay.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “ Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây
dựng đạo đức mới cho thanh niên tỉnh Nghệ An hiện nay” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống để xây
dựng đạo đức nói chung, cho thanh niên nói riêng đã được Đảng ta và nhiều
nhà khoa học bàn đến. Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) Đảng ta đã đề cập
đến vấn đề kế thừa giá trị văn hóa truyền thống dân tộc để xây dựng nền văn
hóa Việt Nam với nội dung “dân tộc – khoa học – đại chúng”; Giá trị tinh
thần truyền thống của dân tộc Việt Nam (1980) của Giáo sư Trần Văn Giàu
(NXB Khoa học xã hội); Về giá trị tinh thần truyền thống (1993), NXB
Thông tin lý luận, Hà Nội; Văn hóa dân tộc trong quá trình mở cửa ở nước ta
hiện nay, Khoa Văn hóa Xã hội chủ nghĩa, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1995; “Quan hệ kinh tế và
đạo đức trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay” của Nguyễn Thế
Kiệt ( Tạp chí Triết học, số 6, 1996); Nghị quyết Trung ương 6 Ban chấp

hành Trung ương khóa VIII (1998) với nội dung: “Xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”; “Giá trị truyền thống –
nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc” của tác
4


giả Nguyễn Văn Huyên (Tạp chí Triết học, số 4, 1998); “Tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh và vấn đề giáo dục, rèn luyện trong nền kinh tế thị trường” của
Hoàng Trung ( Tạp chí triết học, số 5, 1998);…
Một số chuyên khảo tiêu biểu đi sâu nghiên cứu nhằm xác định các giá
trị đạo đức truyền thống làm cơ sở cho việc xây dựng đời sống văn hóa đặc
biệt là đời sống văn hóa và con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: “Giáo
dục đạo đức với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” của Trần Sĩ Phán (luận án Tiến sĩ, 1999); “Quan
hệ kinh tế và đạo đức với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay
ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Quế ( luận văn thạc sĩ, 2000); “Giá trị đạo đức
và biểu hiện của nó trong đời sống xã hội” của Mai xuân Lợi ( Tạp chí Triết
học, số 3, 2001); “Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt
Nam hiện nay” của Doãn Thị Chín ( luận văn Thạc sĩ, 2004); “Đạo đức mới –
đạo đức cách mạng từ các cách tiếp cận khác nhau” của Trịnh Duy Huy
( Tạp chí Triết học, số 1, 2006); “Toàn cầu hóa “nguy cơ tha hóa” và vấn đề
định hướng giá trị văn hóa tinh thần” của Đặng Hữu Toàn (Tạp chí Triết học,
số 5, 2006); “Về việc tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong xây dựng nền đạo
đức mới ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc ( Tạp chí Triết học, số 11,
2006); “ Nhân ái – một truyền thống cần kế thừa và phát huy trong việc xây
dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay” của Võ Văn Thắng (Tạp chí Triết học, số
7, 2007); “Một số giá trị đạo đức Việt Nam từ truyền thống đến Hồ Chí
Minh” (Sách học tập đạo đức Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí của thanh niên đối với sự
nghiệp cách mạng” của Đào Thị Tùng (Thông tin công tác trường chính trị số

2, 2007)…
Nghiên cứu tác động của đạo đức trong việc rèn luyện và phát triển
nhân cách nói chung, thanh niên nói riêng, trên các tạp chí đã có một số tác
giả đề cập:“Về tính quy luật của sự hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo
đức mới” của Nguyễn Văn Phúc (tạp chí triết học số 3, 2007); “Giá trị đạo
đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức mới cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay” của Ngô Thị Thu Ngà (Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội số 10, 2011);
5


“Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách
con người Việt Nam hiện nay” của Cao Thu Hằng (Nguồn
vientriethoc.com.vn)….
Nghiên cứu về văn hóa và con người Nghệ An nói riêng và Xứ Nghệ nói
chung phải kể đến các tác giả như : Tính cách con người xứ Nghệ của giáo sư
Vũ Ngọc Khánh in trên trang vanhoanghean.vn, Hồi ký “Xứ Nghệ và tôi” của
PGS Ninh Viết Giao (Nxb Nghệ An, 2006) “Hằng số tính cách người xứ
Nghệ trong bối cảnh đất nước hội nhập” của ThS. Phạm Xuân Hoàng,
(Chuyên san Khoa học Xã hội & Nhân văn Nghệ An, số 8, tháng 11/2012,
tr.56-60)…
Như vậy việc kế thừa và đổi mới những giá trị đạo đức truyền thống để
xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay đã được rất nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống
để xây dựng đạo đức nói chung, đạo đức mới cho thanh niên nói riêng là vấn
đề đang có biến đổi phức tạp, vì thế cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Qua thực tế tỉnh Nghệ An, phân tích thực trạng phát huy những giá trị
đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên, từ đó
đề ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo

đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên tỉnh Nghệ
An hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn tập trung:
- Làm rõ vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức
mới cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Nghiên cứu làm rõ giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng đạo đức
mới cho thanh niên Nghệ An hiện nay thực trạng và giải pháp
c. Phạm vi nghiên cứu
Đạo đức truyền thống của con người Việt Nam bao gồm cả tính tích cực
và hạn chế, trong luận văn này tác giả tập trung nhiều hơn đến mặt tích cực
cần được kế thừa và phát huy trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh
niên tỉnh Nghệ An hiện nay.
6


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
a. Cơ sở lý luận của luận văn
Luận văn này dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, các
quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức thanh niên,
đồng thời kế thừa và chọn lọc những thành tựu của các công trình nghiên cứu
khoa học có liên quan đến đề tài.
b. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp giữa phương pháp lịch sử và
logic, phân tích và tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp so
sánh, phân tích, thống kê…để thực hiện mục đích đề tài nghiên cứu đề ra.
5. Nét mới của đề tài
- Phân tích và làm rõ thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong
việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên tỉnh Nghệ An hiện nay.

- Đề ra phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị
đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên tỉnh Nghệ
An hiện nay.
6. Ý nghĩa của đề tài
Trên cơ sở chỉ ra thực trạng giáo dục giá trị truyền thống hiện nay cho
thanh niên tỉnh Nghệ An từ đó nêu lên một số phương hướng, giải pháp, nhằm
giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống Việt Nam hiện nay trong việc xây
dựng đạo đức mới cho thanh niên Nghệ An hiện nay.
- Ý nghĩa lý luận:
Đề tài nghiên cứu góp phần tìm hiểu hệ thống hóa các giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài có thể dùng làm tài liệu cho học sinh, sinh viên và những ai quan
tâm nghiên cứu vấn đề này và áp dụng những phương hướng giải pháp vào
tỉnh Nghệ An khi có điều kiện nhằm giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống
Việt Nam hiện nay trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên tỉnh
Nghệ An hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.
7


Chương 1
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO THANH NIÊN VIỆT
NAM HIỆN NAY
1.1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC VIỆT
NAM
1.1.1. Giá trị, giá trị đạo đức và giá trị đạo đức truyền thống

“ Giá trị” là một trong những phạm trù cơ bản có liên quan đến đời
sống con người, đến thực tiễn xã hội:
“ Giá trị là phạm trù người. Chỉ trong con người xã hội mới có cái gọi
là giá trị. Trong quá trình “chiếm hữu” để trưởng thành và để tự vượt lên
8


mình giữa con người với ngoại giới, giữa con người với con người, trong xã
hội xuất hiện khái niệm giá trị”. Giá trị được đề cập và nghiên cứu trong rất
nhiều lĩnh vực khoa học: Đạo đức học, tâm lý học, xã hội học, chính trị học,
kinh tế học, triết học. Tuy nhiên trong mỗi lĩnh vực khác nhau, khái niệm về
giá trị có thể mang những nội dung khác nhau.
Ngay từ thời cổ đại, gắn liền với triết học, con người đã có những hiểu
biết ban đầu sơ khai về “ giá trị”, “giá trị học”. Mãi đến cuối thế kỷ XIX giá
trị học mới tách riêng thành một lĩnh vực khoa học độc lập và từ đó thuật ngữ
giá trị được dùng để chỉ một khái niệm khoa học.
Trong lĩnh vực kinh tế học, phạm trù giá trị gắn liền giá trị hàng hóa,
giá cả và sản xuất hàng hóa và phía sau nó là sức lao động, giá trị lao động
của người làm ra hàng hóa. Theo quan điểm kinh tế, giá trị kinh tế là sức
mạnh của sản phẩm này khống chế những sản phẩm khác thông qua trao đổi,
giá trị của một vật phẩm thể hiện ở tính có ích của nó, nghĩa là vật phẩm đó
có khả năng đáp ứng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Do vậy, trong
phân tích kinh tế thì giá trị là vị trí tương đối của hàng hóa trong trật tự ưu
tiên, vị trí của nó càng cao thì giá trị của nó càng lớn.
Trong lĩnh vực triết học, khi đề cập đến phạm trù giá trị thì có nhiều
quan điểm khác nhau. Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan như
Kant, M.SheLer…coi giá trị là sự tồn tại của những bản chất tiên nghiệm,
những chuẩn mực lý tưởng tồn tại bên ngoài sự vật không phụ thuộc vào nhu
cầu và ham muốn của con người. Trái lại, chủ nghĩa duy tâm chủ quan coi giá
trị là hiện tượng của ý thức, là biểu tượng của thái độ chủ quan của con người

đối với khách thể mà người đó đang đánh giá. Những người theo thuyết tự
nhiên chủ nghĩa lại coi giá trị là biểu hiện những nhu cầu tự nhiên của con
người, từ đó làm nảy sinh các quan niệm xã hội, kinh tế và thực dụng.
Chủ nghĩa Mác – Lenin đã nhấn mạnh bản chất xã hội, tính lịch sử, tính nhận
thức được và tính thực tiễn của giá trị và coi giá trị xã hội là những hiện tượng
xã hội đặc thù, giá trị không phải là những cái tiên nghiệm, thần bí, có từ hư
vô mà mọi giá trị đều có nguồn gốc từ lao động sáng tạo của quần chúng và
khi nói đến giá trị bao giờ cũng nói đến mối quan hệ giữa khách thể và chủ
thể. Con người có khả năng nhận thức được giá trị và thông qua thực tiễn để
9


kiểm nghiệm giá trị. Hay nói cách khác, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan
của giá trị.
Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về phạm trù giá trị, thế nhưng có
thể khái quát lại rằng giá trị có một số điểm sau:
Một là, mỗi vật thể hay tư tưởng đều có những giá trị, nếu nó được con
người thừa nhận hoặc đặt cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ.
Hai là, giữa bản chất và quy luật bản chất của bản thân sự vật, hiện
tượng có sự khác nhau rất cơ bản với giá trị của sự vật, hiện tượng. Bản chất
và quy luật của sự vật, hiện tượng tồn tại không phụ thuộc vào nhu cầu của
con người, còn giá trị chỉ tồn tại trong mối liên hệ với nhu cầu của con người.
Vì vậy, tùy theo việc con người có hay không có nhu cầu nào đó mà một sự
vật hay hiện tượng đối với con người là có hay không có giá trị.
Ba là, giá trị luôn mang tính khách quan. Điều đó có nghĩa là sự xuất
hiện, tồn tại hay mất đi một nhu cầu nào đó của con người không phải do ý
thức mà do yêu cầu của hoạt động, của thực tiễn trong đó con người sống và
hoạt động.
Bốn là, trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, tình cảm,
hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể

hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể.
Tóm lại, “ nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt
chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng,
cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến khả năng thôi thúc con người ta hành động
và nỗ lực vươn tới” [ 3, tr. 16 -19].
Để phân loại giá trị, tùy theo mục đích tiếp cận mà các tác giả nêu lên
những căn cứ phân loại khác nhau về giá trị. Thế nhưng thông thường cách
phân loại khá phổ biến là chia giá trị thành hai loại: giá trị vật chất và giá trị
tinh thần. Giá trị vật chất thể hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế - nơi gắn bó
trực tiếp với tồn tại xã hội, quyết định sự tồn tại của xã hội loài người, vì vậy
giá trị vật chất cũng liên quan mật thiết với các lĩnh vực chính trị, pháp quyền,
thiết chế xã hội,…còn giá trị tinh thần “ vượt thoát” hiện thực nhưng không
phải xa rời hiện thực mà là nhằm vươn tới một xã hội nhân văn, xã hội mà
nhân loại tiến bộ đang mong tới.

10


Trong các giá trị vật chất, người ta thường đề cập đến giá trị sử dụng và
giá trị kinh tế.
Trong các giá trị tinh thần, người ta thường đề cập đến các loại giá trị
như: giá trị khoa học (giá trị nhận thức, cái chân lý), giá trị chính trị (cái chính
nghĩa, cái cách mạng), giá trị tôn giáo (sự thiêng liêng, sự thánh thiện), giá trị
đạo đức ( cái thiện, cái ác)…tuy nhiên sự phân chia này chỉ mang tính tương
đối. Trong phạm vi luận văn tác giả xin góp phần làm rõ thế nào là “ giá trị
đạo đức”?
Trong hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội thì giá trị đạo
đức là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó là những chuẩn mực, những khuôn
mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi
của con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Vì vậy, giá trị đạo đức được đánh

giá là: “ có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, được lương tâm đồng
tình, dư luận biểu dương. Giá trị đạo đức vì thế có ý nghĩa thiết yếu đối với
đời sống xã hội” [17, tr.51]. Theo Giáo sư Huỳnh Khái Vinh: “ Giá trị đạo
đức biểu hiện ở những chuẩn mực quy định mối quan hệ người – người với
giới tự nhiên và xã hội (gia đình, cộng đồng) trên tinh thần yêu thương hay
thù hận, tôn trọng hay không tôn trọng, sự phát triển hay kìm hãm tài năng, tự
do và hạnh phúc” [63, tr.60].
Nghiên cứu sâu hơn về bản thân các giá trị, nếu xét theo chiều thời gian
(lịch đại), có thể phân thành giá trị truyền thống và giá trị hiện đại. Mỗi dân
tộc đều có truyền thống lịch sử của riêng mình. Truyền thống là điều kiện để
duy trì và phát triển cuộc của cộng đồng. Nó là sản phẩm của quá trình phát
triển của mỗi dân tộc, mỗi dân tộc khác nhau có truyền thống khác nhau.
Thậm chí, cùng một dân tộc, qua từng giai đoạn lịch sử khác nhau thì truyền
thống cũng được biểu hiện dưới những sắc thái khác nhau. Truyền thống vừa
mang tính cộng đồng lại vừa mang tính giai cấp. Theo đó, trong xã hội có giai
cấp, mỗi giai cấp đều góp phần mình tạo dựng nên truyền thống của dân tộc
mình, quốc gia mình. Trong truyền thống của mỗi dân tộc, có những truyền
thống tốt nhưng cũng có những truyền thống lạc hậu. Tiêu chuẩn đánh giá
“truyền thống” là mức độ đóng góp của nó vào sự tiến bộ xã hội, sự phù hợp
11


với quy luật khách quan hay không.
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể nhận dạng về truyền thống
qua những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, truyền thống là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của
con người trong quá khứ biểu hiện ở tính cách, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm,
tập quán, thói quen trong tư duy, lối ứng xử, tâm lý.
Thứ hai, truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng
người (thị tộc, bộ lạc, bộ tộc, dân tộc, dòng họ, gia đình, làng xã...), là bản sắc

của cả cộng đồng người.
Thứ ba, truyền thống được hình thành trong lịch sử do tác động của
môi trường tự nhiên và điều kiện địa lý, do tác động của quá trình lao động
sản xuất và kết cấu kinh tế xã hội, sự tác động thường xuyên của lịch sử, tác
động của môi trường văn hoá khu vực và thế giới.
Thứ tư, truyền thống có tính kế tục từ lớp người trước sang lớp người
sau, nó ăn sâu vào tâm lý, vào phong tục, tập quán, nếp nghĩ...của con người.
Như vậy, truyền thống có tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu
truyền. Những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối, khi
những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn
nội dung của truyền thống cũng dần biến đổi theo cho phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh lịch sử mới. Truyền thống không phải là một phạm trù khép kín mà
là hệ thống mở. Cho nên, những giá trị được tạo ra hôm nay và ngày mai nếu
trở thành phổ biến và ăn sâu vào đời sống tâm lý, lối sống của cộng đồng thì
sẽ tạo ra truyền thống mới.
Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam là một bộ phận của hệ giá trị
tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, nó là nhân lõi, là sức sống bên
trong của dân tộc. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là sự kết tinh toàn bộ
tinh hoa của dân tộc, được xác định là các giá trị nhân văn mang tính cộng, là
những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử giữa
con người với con người, giữa con người với tự nhiên.
12


Xét trong mối tương quan với khu vực và thế giới, đặc biệt với các dân
tộc ở phương Đông, các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta có những
nét tương đồng với nhiều dân tộc khác vì các dân tộc trong quá trình hình
thành và phát triển của mình đều phải giải quyết những vấn đề chung như,
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, ổn định và phát triển xã hội...Mặt khác, sự giao
lưu quốc tế và sự giao thoa giữa các nền văn hoá diễn ra thường xuyên ở mức

độ này hay mức độ khác, nhất là với những nước gần nhau đã ảnh hưởng lẫn
nhau một cách khá rõ nét. Tuy vậy, do đặc thù về điều kiện lịch sử dân tộc mà
sắc thái truyền thống của mỗi dân tộc là không giống nhau.
Trong hệ giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam, giá trị đạo đức truyền
thống là một bộ phận thiết yếu, nổi lên hàng đầu, tạo nên cốt lõi của hệ giá trị
tinh thần đó. Chính vì vậy, khi nói đến những giá trị tinh thần của dân tộc ta,
là nói đến những phẩm chất tốt đẹp, quý báu đã được hình thành và bảo lưu
trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta được cô đúc, thử thách và tái tạo
qua nhiều thế hệ khác nhau, theo những bước thăng trầm của lịch sử. Nó chứa
đựng một tiềm năng hết sức to lớn và bền vững, nó chính là sức mạnh vốn có
của dân tộc Việt Nam, giúp cho dân tộc ta tồn tại và phát triển. Giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc ta do chính cộng đồng người Việt Nam tạo lập
trong quá trình dựng nước và giữ nước, với tất cả những điều kiện lịch sử đặc
thù vốn có, đã tạo nên một bản sắc hết sức độc đáo cho dân tộc Việt Nam.
Sớm xác định được vai trò quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống
của dân tộc đối với sự phát triển đất nước, nên nhân dân ta luôn giữ gìn và tôn
trọng những giá trị quý báu ấy và xem chúng như là những tiêu điểm để mọi
người hướng tới, làm theo. Giáo sư Trần Văn Giàu đã viết: “ Giá trị đạo đức
truyền thống là những cái gì sừng sững, vững chắc, cao vọi, tôn nghiêm như
những ngọn núi, đời qua đời làm tiêu điểm để các tầng lớp đồng bào theo đó
mà gióng hướng mà không đi lạc, mà phân biệt chính tà, phải trái, nên chăng,
tốt xấu để mọi người xác định thái độ, hành tung của mình” [10, tr.93].
1.1.2. Các giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam
13


Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng tồn tại xã
hội quyết định ý thức xã hội, cho nên những giá trị tinh thần và đạo đức, nhân
cách của người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa là bắt nguồn từ những hoàn

cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử xã hội.
Việt Nam là một nước có nền sản xuất nông nghiệp lâu đời, đời sống
người nông dân quanh năm gặp nhiều khó khăn, vất vả, phần lớn phụ thuộc
vào thiên nhiên. Mặt khác, do nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Bắc
và Đông Nam nên điều kiện tự nhiên tương đối khắc nghiệt, mưa nắng thất
thường, điều đó đã gây ra nhiều thiên tai, hạn hán, dẫn đến mất mùa. Chính
trong điều kiện khó khăn đó đã hình thành ở con người Việt Nam những giá
trị quý báu như: sự gắn bó cộng đồng chặt chẽ, yêu thương đùm bọc, giúp đỡ
nhau,…từ đó hình thành thói quen cần cù, tiết kiệm.
Việt Nam là đất nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên quý báu “ rừng vàng,
biển bạc, đất phì nhiêu”; mặt khác, lại nằm ở đầu mối giao thông quốc tế, cho
nên Việt Nam thường xuyên là mục tiêu của các thế lực ngoại xâm và trong
điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, sự đe dọa của ngoại xâm, để tồn tại và phát
triển, người Việt Nam phải “ chung lưng đấu cật”, “sát cánh bên nhau” trong
sản xuất và chiến đấu. Việc gắn đời sống của cá nhân với cộng đồng cũng là
để bảo vệ cuộc sống của mình. Do đó, trong nấc thang giá trị xã hội thì giá trị
cộng đồng là được đánh giá cao, hay nói cách khác đề cao các giá trị đạo đức
là đặc điểm nổi bật trong đời sống của dân tộc Việt Nam.
Trong các chủ trương, đường lối của Đảng ta và nhiều công trình nghiên cứu
của các nhà khoa học Việt Nam đã thể hiện quan điểm của mình về các giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc. Giáo sư Vũ Khiêu cho rằng: giá trị đạo đức
của dân tộc Việt Nam bao gồm “ lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao
động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng
con người”[17, tr.74], còn theo Giáo sư Trần Văn Giàu, thì giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: “ yêu nước, cần cù, anh hùng,
sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa” [10, tr. 94]. Trong các văn kiện
của Đảng ta, đặc biệt là Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định hướng lớn
trong công tác tư tưởng đã xác định: “ Những giá trị văn hóa truyền thống bền
vững của dân tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu
14



sắc, đạo lý thương người như thể thương thân, đức tính cần cù, vượt khó, sáng
tạo trong lao động” [8, tr.19]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V của Ban chấp
hành trung ương Đảng khóa VIII, đã khẳng định:
Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng
nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn, tự hào dân tộc,
tinh thần cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc, lòng nhân
ái bao dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động,
là đức hy sinh cao thượng tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân
dân, là sự tế nhị trong cư xử, tính giản dị trong lối sống [6, tr.10].
Quan điểm trên của Đảng ta và các nhà khoa học tuy có những điểm cụ thể
khác nhau, cách diễn đạt khác nhau, thế nhưng đều khẳng định rõ vị trí nổi bật
của các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Dựa trên cách tiếp cận về giá
trị, giá trị đạo đức truyền thống, ta thấy rằng dân tộc Việt Nam trong quá trình
dựng nước và giữ nước đã tạo nên những giá trị đạo đức truyền thống cơ bản
sau:
- Truyền thống yêu nước
Bất cứ một quốc gia, một dân tộc nào trên thế giới đều có tình yêu đất
nước. Nhưng lòng yêu nước của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc lại có sự hình
thành và biểu hiện những bản sắc riêng.
Yêu nước là một truyền thống cực kỳ quý báu, lâu đời của dân tộc Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được hình thành gắn liền với lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ những buổi đầu tiên dựng nước, dân
tộc Việt Nam lại phải đương đầu với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, với
giặc ngoại xâm – những kẻ thù hung hãn và hùng mạnh. Để tồn tại và phát
triển, đòi hỏi dân tộc Việt Nam phải có lòng yêu nước, bởi vì có yêu nước thì
mới có quyết tâm, dám chịu hy sinh để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
Mặc dù cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng

người có nhiều khác biệt, nhưng yêu nước là giá trị hàng đầu của mỗi người
Việt Nam, là “ tiêu điểm của mỗi tiêu điểm”, là “ giá trị trên các giá trị”. Giáo
sư Trần Văn Giàu cho rằng: “ yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch
sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại” [10, tr.94].
15


Sự hình thành chủ nghĩa yêu nước gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam. Tinh thần yêu nước Việt Nam không chỉ là tình cảm
mà còn là một tư tưởng thiêng liêng, cao quý nhất, được bắt nguồn từ những
tình cảm đơn sơ và bình dị của mỗi người dân. Tình cảm đó ban đầu bắt
nguồn từ sự yêu thương, quan tâm đến những người thân thương, ruột thịt, rồi
đến xóm làng, sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc. Tình yêu tổ quốc
không chỉ gắn liền với quá trình dựng nước mà nó còn thể hiện rõ trong quá
trình bảo vệ đất nước. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được thể
hiện ở lòng dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên cường; đó là tinh thần hết mực
yêu hòa bình, yêu tự do, nhưng khi đất nước có ngoại xâm thì “ thà hy sinh tất
cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
Chính tinh thần yêu nước nồng nàn đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn,
chiến thắng mọi thế lực xâm lược. Qua những cuộc chiến tranh trường kỳ đầy
gian khổ đó, chủ nghĩa yêu nước đã trở thành dòng chủ lực của đời sống Việt
Nam, thành một triết lý xã hội và nhân sinh trong tâm hồn người Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Dân tộc Việt Nam có lòng nồng nàn
yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ
quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước” [37, tr.171].
Tóm lại, chính lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường dân tộc đã tạo ra
sức mạnh vô cùng to lớn, giúp cho dân tộc Việt Nam vượt qua mọi gian nguy,
chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giữ vững độc lập, tự do cho Tổ quốc. Chính

vì vậy yêu nước là niềm tự hào của dân tộc và là một truyền thống cực kỳ quý
báu mà chúng ta cần phải kế thừa và đổi mới trong sự nghiệp xây dựng
CNXH ở nước ta hiện nay.
- Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo
Truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo cũng là một
trong những giá trị đạo đức có từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Nó được
hình thành và phát triển trong điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xã hội khó khăn
khắc nghiệt ngay từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước. Trong quá trình
sản xuất, con người luôn phải sống và lao động trong những điều kiện thiên
16


nhiên khắc nghiệt như: hạn hán, lũ lụt,…Mặt khác, Việt Nam là một nước có
nhiều tài nguyên khoáng sản, là đầu mối giao thông của các nước, nên thường
xuyên bị các thế lực ngoại xâm xâm lược. Chính vì vậy người dân Việt Nam
trong quá trình lịch sử đã kiên trì bám làng, bám đất, vừa sản xuất, vừa đánh
giặc để giữ gìn chủ quyền và độc lập cho dân tộc. Sống trong hoàn cảnh khó
khăn, vất vả tưởng chừng như không thể nào vượt qua nỗi, nhưng nhờ có đức
tính cần cù và dũng cảm mà nhân dân ta đã vượt qua, để từng bước tự khẳng
định mình trong quá trình phát triển của dân tộc. Tất cả những khó khăn đó
được thể hiện trong rất nhiều câu ca dao, dân ca Việt Nam: “ Cày đồng đang
buổi ban trưa, mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”…Chính vì sự khó nhọc
đó đòi hỏi con người phải quý trọng những thành quả lao động ấy: “ Ai ơi
bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Cần cù của dân
tộc Việt Nam là sự siêng năng trong lao động, nhưng điều đó cũng không có
nghĩa là “ cần cù bù thông minh” mà cần cù ở đây là sự lao động có kế hoạch,
sáng tạo, có năng suất cao.
Truyền thống dũng cảm của dân tộc Việt Nam xuất phát sâu xa từ điều
kiện tự nhiên và lịch sử dựng nước và giữ nước chống giặc ngoại xâm và
chống thiên tai địch họa. Quá trình đó đã tôi luyện con người Việt Nam qua

bao thế hệ tinh thần dũng cảm, dám đối mặt với sự thật dù nó có khó khăn và
rất gian nan, không trốn tránh, là tinh thần luôn lạc quan để vượt qua bao sóng
gió của cuộc sống, là làm những việc mà người khác không dám làm, là dám
đương đầu với những khó khăn thử thách của bản thân, dám đối diện với
chính mình. Trong lịch sử nước nhà chúng ta đã có rất nhiều những tấm
gương dũng cảm, vì nước quên thân, luôn sẵn sàng đối mặt với kẻ thù, với
khó khăn gian khổ, thậm chí cả hy sinh mất mát. Đó là anh hùng trẻ tuổi Trần
Quốc Toản bóp nát quả cam và anh dũng đứng lên chống giặc Nguyên Mông
tàn bạo, là Lê Lai liều mình cứu chúa. Trong hai cuộc chiến tranh chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc lòng dũng cảm ấy là phẩm chất quan
trọng nhất của những người hùng trong cuộc kháng chiến. Đúng như Tố Hữu
đã viết : “Dân ta gan dạ anh hùng. Trẻ làm đuốc sống, già xông lửa đồn.
Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc. Tay chém thù tay sắc như gươm”. Họ đã
17


cùng toàn dân quyết tâm làm nên một chiến công Điện Biên Phủ “Chín năm
làm một Điện Biên; Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” Những chiến sĩ Điện
Biên là những con người mang trong mình chất thép của lòng dũng cảm:
“Chiến sĩ Điện Biện, chiến sĩ anh hùng. Đầu nung lửa sắt, gan không núng,
chí không mòn…Những đồng chí thân chôn làm giá súng; đầu bịt lỗ châu
mai, băng mình qua núi thép gai, ào ào như vũ bão. Những đồng chí chèn
lưng cứu pháo, nát thân, nhắm mắt còn ôm”. Những hình ảnh những anh vệ
quốc quân, giải phóng quân đã trở thành những biểu tượng đẹp về lòng dũng
cảm như chị Võ Thị Sáu đứng trước họng súng quân địch mà vẫn cất cao
tiếng hát, anh Hai Thương bị địch bắt và tra tấn dã man, anh đã dũng cảm
chịu đựng khi bị địch cưa chân đến sáu lần với biết bao đau đớn nhưng anh
nhất quyết không khai một lời nào. Chú bé loắt choắt chạy như bay dưới làn
đạn quân thù để đưa thư cho được bức thư đề "thượng khẩn". Đó còn là cô
thanh niên xung phong ”Lấy thân mình hứng lấy luồng bom” (Thơ Lâm Thị

Mĩ Dạ), anh Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ra pháp trường, chị Đặng Thùy
Trâm, anh Nguyễn Văn Thạc dũng cảm lên chiến địa…. tất cả đều là những
tâm gương sáng ngời của lòng dũng cảm. Nhờ có tinh thần đó góp phần to lớn
để chúng ta có ngày 30/4 lịch sử: “Ôi buổi trưa nay tuyệt trần nắng đẹp! Bác
Hồ ơi! Toàn thắng về ta. Chúng con đến xanh ngời ánh thép.Thành phố tên
người lộng lẫy cờ hoa.” Cùng với lòng yêu nước thiết tha, lòng dũng cảm của
những người chiến sĩ ấy đã giúp họ có được lẽ sống rất đẹp: sẵn sàng đổ máu
mình cho cây Tổ Quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do và viết nên trang sử
mới của thời đại Hồ Chí Minh đầy tự hào.
Trong cuộc sống hoà bình, tiếp nối lòng dũng cảm của cha ông, hiện nay
chúng ta vẫn hàng ngày hàng giờ chứng kiến những hành động dũng cảm.
Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ
có chức có quyền, những chiến sĩ công an, những hiệp sĩ dũng cảm bắt tội
phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn học sinh sẵn
sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn... Những con người dũng cảm
ấy đã góp phần làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

18


Thực tiễn chứng minh, nhờ có tinh thần dũng cảm, cần cù và sáng tạo trong
lao động và kháng chiến mà ông cha ta đã xây dựng và bảo vệ được non sông
gấm vóc và giữ vững nền độc lập của đất nước đến ngày nay. Trong quá trình
đổi mới đất nước hiện nay, chúng ta phải kế thừa và phát huy những truyền
thống đức tính tốt đẹp đó.
- Truyền thống nhân nghĩa
Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng của dân tộc
ta. Nó là một giá trị đạo đức cơ bản của con người, được thể hiện ở suy nghĩ,
hành động, cách cư xử với người theo lẽ phải, giúp đỡ người khi gặp khó
khăn hoạn nạn.

Nhân được hiểu là lòng thương người, yêu người, yêu quý kính trọng con
người.
Nghĩa được hiểu là điều hợp lẽ phải, làm theo lẽ phải, đối xử với con
người theo lẽ phải.
Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phải. Nhân
nghĩa là bản chất ở mỗi con người Việt Nam, đó là tình thương yêu, lòng
nhân ái, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, khó khăn: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Sự thương yêu đùm
bọc lẫn nhau đã đi vào lịch sử, ca dao, tục ngữ, thơ văn,…Nó đã trở thành
quan niệm sống của mỗi con người Việt Nam: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng,
tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, “ Lá lành đùm lá rách”, “ máu
cháy ruột mềm”. Cha ông ta đã dạy đạo lý làm người cho con cháu “ Muốn
người ta yêu mình thì mình phải yêu người trước”. Đạo lý nhường nhịn, đùm
bọc thương yêu nhau là tình cảm gắn bó người Việt lại với nhau trong tình
làng nghĩa xóm. Nó trở thành lối ứng xử hàng ngày của mỗi người Việt Nam
qua các thế hệ. Nhân nghĩa còn thể hiện ở sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau
trong lao động , trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người đều có
cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Tinh thần nhân nghĩa của người Việt Nam thể hiện sâu sắc ở lòng vị tha
và sự cao thượng, không cố chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải, họ đối xử
khoan hồng ngay cả với tù binh, hàng binh trong chiến tranh “ Đánh kẻ chạy
đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Bác Hồ đã từng dạy: “ Năm ngón tay cũng có
19


ngón ngắn, ngón dài, nhưng ngắn, dài đều hợp nhau lại nơi bàn tay. Trong
mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác,
đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng, đại độ…ta phải
lấy tình nhân ái để cảm hóa họ”. Lòng nhân ái của dân tộc ta không chỉ dành
riêng cho người Việt Nam mà còn mở rộng ra là tình yêu thương nhân loại.

Khi quân Minh bại trận thì Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã cấp thuyền, lương thực
để quân giặc về nước, hay trong thời kỳ chống quân Nguyên – Mông cũng
vậy. Trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, khi quân xâm lược đầu
hàng thì Chính phủ và nhân dân ta đã tạo điều kiện cho quân lính trở về nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Trước bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt
cũng đều là máu, người Pháp hay người Việt cũng đều là người”. Chính tinh
thần nhân nghĩa đã cảm hóa lòng người, đã đem đến sức mạnh cho nhân dân
ta trong đấu tranh giành độc lập. Trong tác phẩm “ Bình Ngô Đại Cáo”
Nguyễn Trãi đã viết: “ Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay
cường bạo”, nhân nghĩa sẽ đem lại sức mạnh, đem lại niềm tin cho nhân dân
ta dành chiến thắng.
Tư tưởng nhân nghĩa có từ lâu đời trong lịch sử, được bắt nguồn từ khi
vua Hùng dựng nước, tồn tại và phát triển qua các thời kỳ. Nhân dân ta có
mấy ai không biết đến những vị anh hùng hào kiệt của dân tộc như Trần Hưng
Đạo, Lê lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung…truyền thống nhân nghĩa được đúc
kết, được họ kế thừa và phát triển. Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống
nhân nghĩa đã thấm sâu vào tình cảm, suy nghĩ, hành động của mỗi con người
Việt Nam.
Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc được kết tinh rõ nhất ở Hồ Chí
Minh. Suốt cuộc đời mình, Người đã chiến đấu không mệt mỏi cho hạnh phúc
của nhân dân. Đồng chí Lê Duẩn viết: “ Cuộc đời của Hồ Chủ tịch trong như
ánh sáng, đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh
thần độc lập tự chủ, lòng nhân đạo và yêu mến nhân dân tha thiết, đạo đức chí
công vô tư, tác phong khiêm tốn giản dị và “trái tim khối óc của Người dành
cho dân tộc Việt Nam cũng hướng về giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp
bức” ( Điếu Văn của Bộ Chính trị). Lòng thương yêu con người, thương dân,

20



thương đồng bào, thương các dân tộc bị áp bức trên thế giới cũng chính là nét
nổi bật trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Một nét nổi bật nữa của truyền thống nhân nghĩa của dân tộc là các thế
hệ sau luôn ghi lòng tạc dạ công lao của các vị anh hùng dân tộc, các thế hệ đi
trước, những người đã ngã xuống trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, những người có công khai sáng nền văn hóa dân tộc, có công với làng
xóm, dòng họ. Hầu hết nơi nào trên đất nước Việt Nam cũng có đền thờ các vị
anh hùng, đền thờ thành hoàng làng, dòng họ, tổ tiên, ví dụ như đền thờ các vị
anh hùng: Tản Viên, Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Lê Lợi, Quang Trung, rồi đến thờ các dòng họ, các ông tổ của nghề, Thành
hoàng làng…Hàng năm, nhân dân ta thường mở lễ hội để tưởng nhớ những
người có công với đất nước. Mỗi con người Việt, dù họ sống ở đâu, làm nghề
gì thì cũng đều nhớ ngày giỗ Tổ. Ngày giỗ Tổ là ngày hội lớn nhất của dân
tộc: “ Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”.
Truyền thống nhân nghĩa trong thời đại ngày nay được thể hiện ở
đường lối đối ngoại của Đảng với phương châm: “ Khép lại quá khứ hướng
đến tương lai”, “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” nhằm xây
dựng nước Việt Nam giàu đẹp, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo vệ hòa
bình và an ninh quốc gia.
“Truyền thống nhân nghĩa còn thể hiện ở niềm tin vào con người, tin
vào tiền đồ phát triển của đất nước với quan niệm “ Hậu sinh khả úy”, “ Con
hơn cha là nhà có phúc” [11, tr.87]. Điều này được chứng minh qua mỗi thế
hệ con người Việt Nam đều ham học hỏi, kính trọng, biết ơn công lao của
những người đi trước. Trong mỗi gia đình đó là sự hy sinh của cha mẹ dành
cho con cái, là sự hiếu thảo của con cháu dành cho ông bà, cha mẹ đã dạy dỗ
nuôi nấng thành người.
Phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, ngày nay chúng ta đang
khơi dậy các phong trào “ Uống nước nhớ nguồn”, “ Đền ơn đáp nghĩa”, thăm
hỏi, tặng quà cho các gia đình có công với cách mạng, gia đình bà mẹ Việt
Nam anh hùng, gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ đồng bào lũ lụt, đồng bào

dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, giúp đỡ người già và trẻ em cơ nhỡ
không nơi nương tựa, người tàn tật, khó khăn hoạn nạn…
21


- Truyền thống đoàn kết cộng đồng sâu sắc
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
tổng kết và rút ra kết luận: “ Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, nhân dân lao
động Việt Nam cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ
nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa kiên cường bất khuất
của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam” [60, tr. 303].
Tư tưởng đoàn kết giữa các dân tộc anh em được thể hiện rất sớm trong
cách lý giải về sự ra đời của dân tộc Việt Nam trong truyền thuyết “Trăm
trứng nở trăm con”. Cho đến lịch sử hình thành dân tộc: theo tiếng gọi của
tiếng trống Hùng Vương, mười lăm bộ lạc hợp thành quốc gia Văn Lang
thống nhất. Thấy rõ vai trò của đoàn kết, cha ông ta đã luôn có ý thức chống
chính sách chia rẽ của các thế lực ngoại bang cũng như xu hướng cát cứ của
các thế lực phong kiến. Do vậy, từ chính sách “dùng người Việt đánh người
Việt” của bọn phong kiến phương Bắc đến chính sách “chia để trị” của thực
dân Pháp, của đế quốc Mỹ đều lần lượt bị thất bại trước tinh thần đoàn kết
của nhân dân ta.
Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau là một trong những truyền thống
quý báu của dân tộc Việt Nam, nó được hình thành trong quá trình đấu tranh
chống ngoại xâm, chống thiên nhiên khắc nghiệt. Bởi trong những điều kiện
khó khăn đó, con người muốn vượt qua họ phải “ Chung lưng, đấu cật”, góp
sức, góp trí…vì vậy tinh thần đoàn kết cộng đồng sâu sắc được hình thành là
một lẽ tất nhiên trong đời sống của con người, để đáp ứng nhu cầu khách
quan đang đòi hỏi. Dân tộc Việt Nam luôn xem đoàn kết là một sức mạnh làm
nên mọi thắng lợi. Đoàn kết thể hiện trong mọi thành công và thất bại, “ có
phúc cùng hưởng, có họa cùng chia”. Đặc biệt tinh thần đoàn kết thể hiện rõ

nhất và quý nhất khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Khi đói rét thì “nhường cơm sẻ
áo” khi gặp hoạn nạn, khó khăn thì “Chị ngã em nâng”…
Một câu hỏi được đặt ra, vậy truyền thống đoàn kết bắt nguồn từ đâu? Truyền
thống đoàn kết trước hết bắt nguồn từ gia đình, làng xã “ Thuận vợ thuận
chồng, tát bể đông cũng cạn”, “ Anh em như thể tay chân”, “ Máu chảy ruột
mềm”,…từ tinh thần đoàn kết trong gia đình đã phát triển thành tình đoàn kết

22


làng xóm “ Bán anh em xa mua láng giềng gần” hay “ Tối lửa tắt đèn có
nhau”.
Có thể nói rằng, ít quốc gia, dân tộc nào trên thế giới, tinh thần đoàn
kết lại thể hiện phong phú đa dạng như ở Việt Nam. Tinh thần đoàn kết được
thể hiện ở ba không gian nhà – làng – nước.
Từ đoàn kết gia đình, làng xã mở rộng ra đó là đoàn kết toàn dân tộc.
Lịch sử qua hàng ngàn năm cho thấy “ Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng tinh thần đoàn kết là một
yếu tố vô cùng quan trọng, cái đảm bảo chắc chắn cho thắng lợi của dân tộc,
là điểm tựa tinh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc cũng như trong sự nghiệp cách mạng XHCN.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở: Dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong, “Việc gì khó cho mấy,
quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng
tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi” [67, tr.258]. Người còn khẳng định: Đoàn
kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công. Trước lúc
đi xa, Người còn căn dặn các cán bộ, đảng viên: “Đoàn kết là một truyền
thống cực kỳ quý báu của Đảng và nhân dân ta. Các đồng chí từ Trung ương
cho đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình (Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố

năm 1969)
Ngày nay, truyền thống đoàn kết được thể hiện trong việc toàn dân tin
tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự
nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH. Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa xã hội, ra sức phấn đấu xây dựng nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh.
Nước ta đang tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, điều đó lại càng đòi hỏi
toàn dân tộc phải phát huy truyền thống đoàn kết, sức mạnh của khối đại đoàn
kết toàn dân, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Để đấu tranh chống lại các thế lực phản động và các thế lực thù địch
đang ra sức chống phá Nhà nước ta. Đảng và Nhà nước phải luôn chăm lo,
củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, có chính sách chăm lo cho các vùng đồng
23


bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, phá vỡ
mọi âm mưu chia rẽ của khối đại đoàn kết toàn dân tộc của kẻ thù, bảo vệ
vững chắc hòa bình cho đất nước.
Nhờ có tinh thần đoàn kết chặt chẽ, sâu sắc ấy mà cộng đồng người
Việt Nam luôn duy trì được các quan hệ xã hội hài hòa, giữ được sự đồng
thuận, bình yên cho xóm làng, quê hương, đất nước.
- Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo
Cha ông ta từ xưa tới nay luôn nhắc nhở con cháu rằng: “ Nhân bất học,
bất tri lý” ( Không học không hiểu biết), tức là nói đến vai trò của tri thức đối
với cuộc sống của con người. Muốn hiểu biết, muốn thành đạt, muốn tiếp thu
những tri thức văn minh nhân loại, mỗi chúng ta phải học. Do đó mà từ lâu
đời trong lịch sử dân tộc, truyền thống hiếu học đã ra đời và phát triển. Hiếu
học là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam
Hiếu học nghĩa là sự ham học hỏi, ham hiểu biết, tìm tòi khám phá tri
thức, khám phá ra những điều mới để khuyến khích và cổ động việc học tập.

Hiếu học có cơ sở bền vững từ trong mỗi gia đình, mỗi quê hương của người
Việt Nam. Dù ở bất cứ lúc nào, ở đâu trên đất nước Việt Nam chúng ta vẫn
bắt gặp những tấm gương hiếu học đáng trân trọng. Các bậc cha mẹ ở các thế
hệ nối tiếp nhau từ xưa đến nay đều có mơ ước con mình học giỏi để thành
người hữu dụng. Trong lịch sử của dân tộc, mặc dù có những hoàn cảnh khó
khăn, thậm chí đói nghèo nhưng vẫn có những bậc cha mẹ đã quan tâm đến
việc học hành của con cái, tạo được gai đình khoa bảng nhiều đời sử sách lưu
danh đến ngày nay. Họ đã cống hiến cho đất nước những danh nhân văn hóa,
những nhân tài đáng trân trọng – đó là những tấm gương hiếu học sáng ngời
như: Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn,…Mặc dù những gương hiếu
học đó có những điều kiện hoàn cảnh cụ thể khác nhau, nhưng điểm chung
của họ là tuy sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, nhưng với tinh thần
hiếu học, kiên trì, vượt khó họ đã vươn lên trở thành những danh nhân đất
Việt.
Do hiếu học, nên dân tộc Việt Nam sớm có truyền thống “tôn sư trọng đạo”,
“Tiên học lễ, hậu học văn”, học trước hết là để làm người sau đó để làm việc.
Cho nên để trở thành người tốt, làm việc tốt thì phải học. Người có học thức
24


cao luôn được xã hội suy tôn. Vì vậy “tôn sư trọng đạo” trở thành một truyền
thống vô cùng cao đẹp của dân tộc ta, nó góp phần định hướng giá trị trong
quá trình phát triển xã hội. Trong tác phẩm “ Bàn về khoan dung trong văn
hóa” của Giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuấn
đã nhận định rằng: “Giá trị hiếu học, coi trọng học vấn và tôn sư trọng đạo là
truyền thống lâu bền và là một hàm nghĩa của văn hiến Việt Nam” [63,
tr.316]. Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu thì cho rằng: “Hiếu học là truyền thống quý
báu từ ngàn xưa của dân tộc ta. Truyền thống ấy cần được gìn giữ và phát huy
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bất chấp những “sóng
gió” của kinh tế thị trường” [ 2, tr. 4].

Hiếu học là một truyền thống tốt đẹp, nó được kế thừa và phát huy trong
suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong xã hội Phong kiến, trong
điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên, sự thiếu thốn về mọi thứ nên người
Việt Nam sớm ý thức được rằng chỉ có học mới có thể thoát khỏi những đói
nghèo, khổ cực. Hình ảnh Mai Thúc Loan đầu đội mâm đồng nặng trĩu nhưng
vì ham học đã “học trộm” đến tê cả gót chân mà vẫn không hay, về sau trở
thành vị vua nổi tiếng của nước ta; Nguyễn Hiền, mồ côi cha, sống trong túp
lều ở chùa, nghèo nên phải bắt đom đóm làm đèn để học, năm 13 tuổi đã đỗ
Trạng nguyên – đây là vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất lịch sử khoa bảng Việt
Nam; Mạc Đĩnh Chi, mồ côi cha sớm, nhà nghèo phải đốt lá rừng để học và
đã trở thành vị trạng nguyên giỏi của dân tộc…và còn nhiều gương hiếu học
khác in dấu ấn trong lịch sử của dân tộc. Có thể nói rằng, trải qua những giai
đoạn lịch sử khác nhau nhưng truyền thống hiếu học luôn được nhân dân ta kế
thừa, phát huy và nâng lên thành lẽ sống.
Trong cuộc chiến tranh trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ xâm lược, dân tộc Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn thử
thách, nhưng truyền thống hiếu học vẫn luôn được nhân ta kế thừa và phát
huy cao độ. Trong điều kiện “ khói đạn, mưa bom” vẫn xuất hiện những con
người mang trong mình truyền thống hiếu học của dân tộc đã không ngại khó
khăn, nguy hiểm để vượt lên hoàn cảnh để học hành thành đạt.
Khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, cả nước tập trung cải tạo xã hội cũ,
tiến lên CNXH, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nhận thức được rằng
25


×