Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Dự án nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng thanh ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.43 KB, 30 trang )

Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu chủ đầu tư
- Chủ đầu tư
dựng Thanh Ninh.

: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất vật liệu xây

- Giấy phép kinh doanh

: 0309444787

- Đăng ký lần đầu

: Ngày 22 tháng 09 năm 2009

- Nơi cấp

: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa

- Đại diện theo pháp luật

: Ông Trần Văn Dân

- Chức vụ

: Giám đốc

- Địa chỉ trụ sở


: Nam Hải, Hải Bình, Tĩnh Gia, Thanh Hóa.

I.2. Mô tả sơ bộ dự án
- Tên dự án

: Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh.

- Địa điểm đầu tư

: Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

- Hình thức đầu tư

: Đầu tư nhà máy mới.

I.3. Cơ sở pháp lý
Văn bản pháp lý
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
-CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 4


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
tư xây dựng công trình;
- Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu nhập
doanh nghiệp;
- Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi hành
Luật Thuế giá trị gia tăng;
- Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc bảo vệ
môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều
của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh dự
toán xây dựng công trình;
- Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
- Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán dự
án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
- Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự
toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ tùng ống,
bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
- Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự
toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;

- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư
và xây dựng công trình;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượng
công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 957/QĐBXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 5


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
- Nghị định số 80/2007/NĐ – CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp
khoa học và công nghệ;
- Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2010 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính Phủ
quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và
nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2007 của Chính Phủ về doanh nghiệp
khoa học và công nghệ;
- Quyết định số 567/QĐ –TTg ngày 28 tháng 04 năm 2010 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu không nung đến năm 2010 ;
- Quyết định số 10/2009/QĐ TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 16 tháng 01 năm 2009 về cơ
chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục các sản phẩm cơ khí
trọng điểm, Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm
2009 đến năm 2015 ;
- Hướng dẫn số 1847/NHPT-TĐ ngày 12 tháng 06 năm 2009 của Ngân Hàng Phát Triển Việt
Nam, hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản

phẩm cơ khí trọng điểm;
Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Nhà máy Chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung được thực hiện dựa trên những
tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
- Quyết định số 15/2004/QĐ-BXD ngày 10/06/2004. Ban hành Tiêu chuẩn xây dựng Việt
Nam TCVN316:2004 “ Blốc bê tông nhẹ- yêu cầu kỹ thuật”.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
- Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
- TCVN 1450-1998

: Gạch rỗng đất sét nung

- TCVN 6477-2011
3628/QĐ-BKHCN).

: Gạch bê tông - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử (QĐ

- TCVN 6477-1999

: Gạch block bê tông

- TCVN 2737-1995

: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 375-2006

: Thiết kế công trình chống động đất;


- TCXD 45-1978

: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

- TCVN 5760-1993

: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 6


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
- TCVN 5738-2001

: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 6772

: Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

- TCVN 188-1996

: Tiêu chuẩn nước thải đô thị;

- TCXDVN 175:2005
cộng;

: Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép trong công trình công

- 11TCN 21-84


: Quy phạm trang bị điện - Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

- TCXD 95-1983
dụng;

: Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình dân

- TCVN-46-89

: Chống sét cho các công trình xây dựng;

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 7


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.
II.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Khu Kinh tế Nghi Sơn nằm phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách Thủ đô Hà Nội 200 km về
phía Nam, cách TP Hồ Chí Minh 1.500 km về phía Bắc, phía Đông giáp biển, phía Tây giáp
huyện Như Thanh. Khu kinh tế Nghi Sơn có cảng biển nước sâu Nghi Sơn, có nền địa chất tốt
đặc biệt thuận lợi cho xây dựng các nhà máy công nghiệp nặng; có tiềm năng và lợi thế về các
yếu tố như: có các mỏ nguyên liệu với trữ lượng lớn để sản xuất vật liêụ xây dựng; nguồn cung
cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt, nguồn cung cấp điện và hạ tầng giao thông tuơng đối
thuận lợi.
Xác định được những tiềm năng và lợi thế của KKT Nghi Sơn, ngày 15/5/2006 Thủ
tướng Chính phủ đã có Quyết định số 102/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt
động của KKT Nghi Sơn.
Theo Quyết định 102, KKT Nghi Sơn sẽ được xây dựng thành một khu vực phát triển

năng động, một trọng điểm phát triển ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đồng
thời là cầu nối giữa vùng Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, với thị trường Nam Lào và Đông
Bắc Thái Lan, tạo động lực mạnh để thúc đẩy, lôi kéo kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa và
các tỉnh lân cận phát triển nhanh, thu hẹp khoảng cách phát triển với vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ và với cả nước.
Xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh
vực với trọng tâm là công nghiệp nặng và cơ bản như: công nghiệp lọc hoá dầu, công nghiệp
luyện cán thép cao cấp, công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp nhiệt điện,
công nghiệp vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu…; gắn với việc
xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn. Hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có
chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, các loại hình dịch vụ cao cấp; đẩy mạnh xuất khẩu; mở
rộng ra thị trường khu vực và thế giới.
Đến nay, sau hơn 5 năm thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn đã thu hút được hơn 50 dự án
đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư khoảng 12 tỷ USD.
Trong thời gian qua tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đi cùng đó thị trường
vật liệu xây dựng ngày càng phát triển, dẫn đến nhu cầu về gạch – vật liệu xây dựng cơ bản cũng tăng cao.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, những năm gần đây mức tiêu thụ gạch xây toàn quốc
vào khoảng 20 tỷ viên/năm. Dự báo đến năm 2020, nhu cầu này sẽ tăng vào khoảng 40 tỷ
viên/năm, cao gấp đôi so với mức tiêu thụ hiện nay. Nhu cầu này hiện tại đa số đang được đáp
ứng bằng sản phẩm gạch đất sét nung.
Tuy nhiên, để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn
khoảng 1.5 triệu m2 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp, và 150,000 tấn than, thải ra
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 8


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
khoảng 0.57 triệu tấn khí CO2. Nếu toàn bộ nhu cầu về gạch xây dựng đều tập trung vào gạch
đất sét nung thì gần 10 năm nữa, chúng ta sẽ đào đi gần 1 tỷ m3 đất sét mà phần lớn xâm phạm
vào đất canh tác. Đặc biệt các khí độc hại thải ra trong quá trình dùng than đốt sẽ làm xâm hại
đến môi trường, đến sức khỏe con người, làm giảm năng suất cây trồng, gây ra hiệu ứng nhà

kính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các các tài nguyên của đất nước.
Mặc khác, nhu cầu được ăn, được ở là những nhu cầu thiết yếu của con người, của xã
hội và đã là nhu cầu thì không thể bị hạn chế. Do đó, việc tìm kiếm một sản phẩm thay thế phù
hợp và đáp ứng được những nhu cầu chính đáng của mọi nhân tố trong xã hội là việc làm đáng
quan tâm hàng đầu hiện nay.
Hiện nay, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung đang được nhiều nước phát
triển trên thế giới áp dụng trong quá trình khai thác và sản xuất, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm
môi trường. Công nghệ này đã và đang mang lại nhiều kết quả tích cực như: Tận dụng được
nhiều nguồn nguyên liệu rẻ tiền hiện có tại các vùng miền, tạo ra được nhiều loại vật liệu xây
dựng có giá thành thấp, an toàn và dễ dàng sử dụng... Vật liệu xây dựng không nung còn mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho các chủ thể trong ngành công nghiệp xây dựng như: Chủ đầu tư,
chủ thầu thi công, nhà sản xuất vật liệu xây dựng và trên hết là lợi ích của người tiêu dùng. Vì
vậy, công nghệ sản xuất gạch không nung là sự lựa chọn phù hợp với định hướng của toàn cầu.
Cùng với sự đồng tình với các chính sách Kinh tế - Xã hội, Chính phủ hiện đang đẩy
mạnh chương trình “Sản xuất, tiêu thụ vật liệu không nung” trong thời gian tới. Theo đó, Chính
phủ đang xem xét tạo cơ chế, lộ trình để tạo thị trường cho vật liệu không nung, tạo thuận lợi
cho nhà sản xuất về đầu tư, nguồn nguyên liệu, tăng cường thanh tra kiểm tra việc sử dụng đất
nông nghiệp làm gạch đã bị cấm theo quy định tại Quyết định 567, nâng phí bảo vệ môi trường
và tăng cường giám sát đối với cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.
Qua tìm hiểu và nghiên cứu thị trường, Công ty cổ phần thương mại và sản xuất vật liệu
xây dựng Thanh Ninh đã thấy được sự cần thiết cùng sự định hướng phù hợp của Nhà nước
như trên. Nhận định đây là ngành sản xuất có công nghệ hiện đại mang lợi ích tích cực trong
tương lai, Công ty quyết định thành lập nhà máy sản xuất gạch không nung theo công nghệ
Polyme khoáng tổng hợp tại xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Có thể dễ dàng
nhận thấy, đây là một dự án mang tính hiệu quả và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
II.2. Mục tiêu của dự án
Dự án đầu tư nhà máy chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung được tiến hành nhằm
thực hiện các các mục tiêu sau:
• Đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm gạch không nung,
nhằm thay thế gạch đất sét nung truyền thống do hình dạng giống gạch đất sét nung nhưng giá

thành sản phẩm rất cạnh tranh, đồng thời có nhiều ưu điểm hơn gạch đất sét nung truyền
thống.
• Sử dụng phế thải của ngành sản xuất đá là mạt đá với tỷ lệ khá lớn (đến 85% khối
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 9


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
lượng viên gạch) ;
• Thiết bị công nghệ tự động hoá, sản xuất có trình độ tiên tiến, sản phẩm sản xuất có
chất lượng đạt TCVN.
• Phù hợp với quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây không nung của chính phủ và
địa phương.
• Đảm bảo các yêu cầu Xanh – Sạch, bảo vệ môi trường;
• Giải quyết nhiều công ăn việc làm cho lao động tại địa phương;
• Đóng góp vào nguồn ngân sách nhà nước.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 10


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

CHƯƠNG III: TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
III.1. Tình hình chung:
Hiện nay, với tình hình đóng băng của thị trường bất động sản thì đã ảnh hưởng ít nhiều đến
khả năng tiêu thụ vật liệu xây dựng, dẫn đến hiện tượng “trùm mềm thị trường” có thể thấy trước
mắt. Tuy nhiên, ai cũng biết nhu cầu “ ăn, ở” của con người và xã hội lúc nào cũng được đặt lên
hàng đầu, vì vậy có thể đảm bảo đây chỉ là tình trạng ngắn hạn và sẽ được cân bằng khi vươn qua
cơn sóng này.
III.2. Gạch không nung xu hướng tất yếu của ngành vật liệu xây dựng:
Mô tả chung về gạch không nung

Hiện nay, người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn vật liệu xây dựng do trên thị trường đã
xuất hiện nhiều sản phẩm mới với ưu điểm như chịu được thời tiết nhiệt đới, tính thẩm mỹ cao, thân
thiện với môi trường, một trong những sản phẩm được ưa chuộng là gạch không nung.
Gạch không nung là một loại gạch mà sau công nguyên định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ
số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng
nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không
nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính
của chúng.
Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sử
dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền
theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn
viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên
thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản...
Tình hình sản xuất gạch không nung
Các công nghệ gạch đất sét hiện nay đang dần lạc hậu và có nhiều hệ quả bất lợi cần được
thay thế. Mỗi năm việc sử dụng gạch đất sét nung làm mất đi một diện tích đất canh tác nông
nghiệp của 1 xã. Do đó, Quyết định 567/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 đã mở ra một hướng đi
mới cho ngành vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong xây dựng.
Từ vài ba dây chuyền quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thí điểm, thăm dò thị trường, đến nay,
cả nước đã có hơn 1.000 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất dưới 7 triệu
viên/năm, 50 dây chuyền công suất 7-40 triệu viên/năm; 22 dự án sản xuất gạch bê tông khí chưng
áp với tổng công suất 3,8 triệu m3/năm; 17 dây chuyền sản xuất bê tông bọt với tổng công suất
190.000 m3/năm. Đến nay, với sản lượng 4,2 tỷ viên, vật liệu xây không nung đã tiết kiệm được
6,15 triệu m3 đất sét, 615.000 tấn than và giảm thải vào khí quyển 2,4 triệu tấn CO2.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 11


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

Chỉ tính riêng 3 loại sản phẩm nói trên, Chương trình 567 đã và sẽ đạt mục tiêu đề ra, hiện
tổng công suất đầu tư sau 1 năm thực hiện đã chiếm từ 16-17% tổng sản lượng vật liệu xây so với
tỷ lệ mục tiêu đề ra cho năm 2015 là 20-25%.
Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang
dần trở nên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không
nung, từ công trình nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn,
khu nghỉ dưỡng, cao ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower
(đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower (đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn
Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải
Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội),...
Ngoài ra, các địa phương bám sát chủ trương sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ đất lúa để xây
dựng, đảm bảo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng theo hướng hạn chế gạch đất sét nung, có lộ
trình chấm dứt việc sản xuất gạch bằng lò thủ công.
Đặc biệt, các cơ quan liên quan sẽ xem xét việc tạo cơ chế thuận lợi về tín dụng đầu tư và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước cho các dự án sản xuất, tiêu thụ gạch không nung, điều chỉnh thuế tài
nguyên, phí môi trường đối với các sản phẩm có liên quan.
Kết luận: Hiện nay trên thế giới, sản phẩm gạch không nung đã là xu hướng tất yếu của các
nước phát triển hiện nay. Cùng với sự đồng tình của xã hội và các cấp quản lý Nhà nước, tin chắc
rằng sản phẩm gạch không nung sẽ tìm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và đáp
ứng được nhu cầu của toàn xã hội.

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 12


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
IV.1. Cơ sở lựa chọn địa điểm xây dựng.
1. Điều kiện khí hậu thủy văn
1.1. Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm: 23,40C

- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 400C (ngày 30/5/1994)
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 30C (năm 1974)
1.2. Độ ẩm không khí:
- Độ ẩm tương đối trung bình năm: 85 – 86%.
- Độ ẩm tương đối thấp nhất: 28% (9h ngày 09/12/1987).
- Độ ẩm tương đối cao nhất: 100%.
- Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối: 6,3 mb.
- Độ ẩm tuyệt đối trung bình nhiều năm: 25,4 mb.
- Độ ẩm cao nhất vào tháng 8: 32,3 mb.
- Độ ẩm thấp nhất vào tháng 1: 17,8 mb.
1.3. Lượng mưa:
- Lượng mưa trung bình năm: 1.833 mm.
- Lượng mưa cao nhất: 2.802 mm.
- Lượng mưa thấp nhất: 1.290 mm.
1.4. Gió:
Gió thịnh hành vào mùa hè là gió Nam và gió Đông Nam, có gió mùa Đông Bắc vào mùa
đông, mùa hè còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, tốc độ gió trung bình là 2 m/s.
1.5. Bão:
Hàng năm, khu vực khu vực này chịu ảnh hưởng bão ven biển miền Trung, sức gió tới cấp
12, số lượng các cơn bão trong năm thay đổi thất thường, tốc độ gió lớn nhất nhiều năm là 40 m/s.
1.6. Nắng:
Nắng tương đối nhiều về mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 và tương đối ít vào mùa Đông, ít
nhất vào tháng 2 và tháng 3.
- Số ngày nắng bình quân: 277 ngày.
- Số giờ nắng cao nhất: 2.233 giờ.
1.7. Sương mù:
Trung bình cả năm có 9 – 11 ngày, sương mù xuất hiện vào các tháng mùa Đông, tháng 3 là
tháng có nhiều sương mù nhất trong năm (3 – 9 ngày).
2. Điều kiện địa hình và địa chất công trình:
2.1. Địa hình:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 13


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Địa hình Khu kinh tế Nghi Sơn đa dạng, bao gồm: Vùng núi, vùng đồng bằng và vùng ven
biển. Trong đó đất đồng bằng chiếm 60% tổng diện tích.
Mặt bằng nhà máy nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng nên rất thuận lợi cho đầu tư dự án
chế biến hải sản. Do địa điểm thực hiện dự án gần bờ biển thuộc xã Hải Bình, có cảng nước sâu
Nghi Sơn nên thuận lợi cho việc vận chuyển sản phẩm trong Khu vực và bán thành phẩm đi các
khu vực lân cận.
2.2. Địa chất công trình:
Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình của Viện Quy hoạch xây dựng Thanh Hoá tháng
11 năm 2007, địa chất của khu vực từ trên xuống dưới như sau:
- Lớp 1: Lớp đất phủ, đất hữu cơ. Lớp này nằm trên cùng, phân bố trên toàn bộ diện tích dự
án. Bề dày biến đổi từ 0,3 đến 1,2 m.
- Lớp 2: Cát hạt nhỏ, vừa, màu vàng, xám vàng, xám nâu. Trạng thái xốp, ẩm, bão hoà nước.
Lớp này phân bố không đều trên phạm vi khảo sát, chủ yếu gặp ở phía Đông khu vực khảo sát tại
các hố khoan KT1, KT2, KT3, KT5 và một số thềm khe suối, thềm sông, cồn cao nằm ngay dưới
lớp 1. Mái lớp thường gặp ở độ sâu 0,3 m đến 0,7, đáy lớp kết thúc ở độ sâu từ 1,6 đến 3,8 m.
Chiều dày thay đổi từ 0 đến 3,5 m, trung bình 1,5 m.
Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
TT

Chỉ tiêu

1

Khối lượng riêng

2


Hệ số rỗng

3

Ký hiệu
gs

Đơn vị tính
g/cm

Giá trị trung bình

3

2,65

emmax

1,205

emmin

0,611

Khi khô

αk

36


Khi ướt

25
g/cm2

90

g/cm2

1,0

Góc nghỉ tự nhiên

4

Mô đun biến dạng

αư
Eo

5

Sức chịu tải quy ước

Ro

- Lớp 3: Cát hạt nhỏ, vừa, màu xám đen, xanh đen, xám xanh, ghi lẫn mùn hữu cơ, vỏ sò
hến. Trạng thái xốp, chặt vừa, bão hoà nước. Lớp này phân bố không đều trên phạm vi khảo sát,
chủ yếu gặp ở phía Đông khu vực khảo sát tại các hố khaon KT1, KT2, KT4, KT5, T6, KT11,

KT13 và một số thềm khe suối, thềm sông dưới lớp 1 và 2. Mái lớp thường ở độ sâu 0,4 đến 3,8 m,
đáy ở độ sâu từ 2,2 đến 3,5 m.
Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
TT
1

Chỉ tiêu
Khối lượng riêng

Ký hiệu
gs

Đơn vị tính
g/cm3

Giá trị trung bình
2,66

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 14


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
2

Hệ số rỗng
emmax
emmin

1,218
0,598


3

Góc nghỉ tự nhiên
Khi khô
34
αk
Khi ướt
24
αư
2
4
Mô đun biến dạng
Eo
g/cm
150
2
5
Sức chịu tải quy ước
Ro
g/cm
1,2
- Lớp 4: Bùn sét pha màu xám đen. Trạng thái chảy. Lớp này phân bố không đều trên phạm
vi khảo sát, chỉ bắt gặp ở hố khoan KT13 dưới lớp 3 ở độ sâu 3,5 m, đáy ở độ sâu 5,2 m. Chiều dày
tại hố khoan KT13 là 1,7m.
Các chỉ tiêu cơ lý như sau:
TT
Chỉ tiêu
Ký hiệu Đơn vị tính
Giá trị trung bình

1
Độ ẩm
W
%
46,12
3
2
Khối lượng thể tích
gw
g/cm
1,68
3
3
Khối lượng khô
gk
g/cm
1,15
3
4
Khối lượng riêng
D
g/cm
2,66
5
Hệ số rỗng tự nhiên
eo
1,314
6
Độ rỗng
n

%
56,78
7
Độ bão hoà
G
%
93,39
8
Giới hạn chảy
Wch
%
34,62
9
Giới hạn dẻo
Wd
%
19,57
10 Chỉ số dẻo
LP
%
15,05
11 Độ sệt
IS
1,76
2
12 Lực kết dính
C
kG/cm
0,069
13 Góc ma sát trong

j
độ
2
2
14 Lực kết dính
C
kG/cm
0,088
2
15 Mô đun biến dạng
Eo
kG/cm
10
2
16 Sức chịu tải quy ước
Ro
kG/cm
0,2
- Lớp 5: Sét pha màu vàng, xám vàng, xám nâu, xám trắng. Trạng thái sẻo chảy, dẻo mềm.
Lớp này phân bố không đều trên phạm vi khảo sát, chủ yếu bắt gặp ở phía Tây khu vực tại các hố
khoan KT8, KT10, KT13 và một số thềm khe suối, thềm sông dưới lớp 1 và 4. Mái lớp ở độ sâu 0,3
đến 5,2 m, đáy lớp chỉ gặp kết thúc ở hố khoan KT8 ở độ sâu 4,3 m. Chiều dày tại hố khoan KT8 là
1,5 m.
Các chỉ tiêu cơ lý như sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 15


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
TT


Chỉ tiêu

Ký hiệu

Đơn vị tính

Giá trị trung bình

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
14
13
14
15

Độ ẩm
Khối lượng thể tích
Khối lượng khô
Khối lượng riêng

Hệ số rỗng tự nhiên
Độ rỗng
Độ bão hoà
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt
Lực kết dính
Góc ma sát trong
Lực kết dính
Mô đun biến dạng
Sức chịu tải quy ước

W
gw
gk
D
eo
n
G
Wch
Wd
LP
IS
C
j
C
Eo
Ro


%
g/cm3
g/cm3
g/cm3
%
%
%
%
%
kG/cm2
độ
kG/cm2
kG/cm2
kG/cm2

37,03
1,76
1,29
2,68
1,084
51,75
90,38
34,13
20,49
13,64
0,94
0,135
7
0,054
24

0,7

- Lớp 6: Sét màu xám ghi, xám vàng, xám nâu, xám trắng, nâu đỏ lẫn dăm sạn. Trạng thái dẻo
mềm, dẻo cứng. Lớp này phân bố không đều trên phạm vi khảo sát, chủ yếu bắt gặp ở phía Tây khu
vực tại các hố khoan KT6, KT7, KT8, KT9, KT10, KT12 nằm dưới lớp 1 và 3, 5. Mái lớp ở độ sâu
0,4 đến 4,3 m, đáy lớp chỉ bắt gặp kết thúc ở hố khoan KT10. Chiều dày tại hố khoan KT10 là 2,7 m.

Các chỉ tiêu cơ lý như sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 16


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
14
13
14
15


Chỉ tiêu
Độ ẩm
Khối lượng thể tích
Khối lượng khô
Khối lượng riêng
Hệ số rỗng tự nhiên
Độ rỗng
Độ bão hoà
Giới hạn chảy
Giới hạn dẻo
Chỉ số dẻo
Độ sệt
Lực kết dính
Góc ma sát trong
Lực kết dính
Mô đun biến dạng
Sức chịu tải quy ước

Ký hiệu
W
gw
gk
D
eo
n
G
Wch
Wd
LP

IS
C
j
C
Eo
Ro

Đơn vị tính
%
g/cm3
g/cm3
g/cm3
%
%
%
%
%
kG/cm2
độ
kG/cm2
kG/cm2
kG/cm2

Giá trị trung bình
26,77
1,89
1,49
2,72
0,825
45,17

88,1
37,6
17,93
19,67
0,45
0,251
12
0,026
154
1,5

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 17


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
- Lớp 7: Sét bộ kết, cát kết màu xám ghi, xám đen nâu đen, xám nâu, nâu đỏ phong hoá vừa,
nứt nẻ. Trạng thái cứng. Lớp này phân bố đều trên phạm vi khảo sát, nằm dưới lớp 6, chỉ bắt gặp ở
hố khoan KT 10. Mặt lớp ở hố khoan KT 10 là 4,5 m.
2.3. Địa chấn và thuỷ văn
- Địa chấn: Khu vực Nghi Sơn nằm trong vùng động đất cấp 7 – 8.
- Thuỷ văn: Khu vực bố trí khu công nghiệp chỉ bị úng cục bộ do hệ thống tiêu bị bồi lấp.
3. Điều kiện cơ sở hạ tầng.
3.1. Giao thông:
- Đường bộ: Vị trí dự án thuộc Khu tái định cư Hải Hà tại xã Hải Bình, gần đường Quốc lộ
1A, đường Đông Tây 2 của Khu kinh tế Nghi Sơn nên rất thuận lợi cho vận chuyển nguyên vật liệu
và sản phẩm bằng ô tô.
3.2. Hệ thống điện:
Sử dụng mạng lưới điện Quốc Gia bao gồm: đường dây 500 KV Bắc Nam và đường dây 220
KV Thanh Hoá - Nghệ An. Hiện có trạm biến áp 220/110/22 KV- 250 MVA, đang tập trung đầu tư
nâng phụ tải đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất.

3.3. Hệ thống cấp nước:
Nguồn cung cấp nước cho dự án được lấy từ Nhà máy nước của Công ty CP vận tải và chế
biến hải sản Long Hải ngay tại vị trí gần dự án với công suất khoảng 4.000 m 3/ngày đêm, đủ để
cung cấp cho nhà máy.
4. Điều kiện về nguồn lao động.
Dân số KKT Nghi Sơn hiện nay khoảng trên 80.000 người; quy mô dân số dự kiến đến năm
2015 khoảng 160.000 người; đến năm 2025 khoảng 230.000 người (chủ yếu là tăng cơ học) ngoài
ra còn có nguồn lao động chuyển đổi nghề ngay tại các xã trong KKT Nghi Sơn do đó nguồn lao
động phục vụ cho dự án rất dồi dào.
5. Thuận lợi về nguồn nguyên liệu
a. Đá sản xuất:
Vùng nguyên liệu sản xuất của nhà máy dự kiến lấy ở các mỏ đá hiện đang khai thác ở Tân
Trường, Trường Lâm thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và các mỏ đá ở Hoàng Mai thuộc tỉnh
Nghệ An, sử dụng sản phẩm đá mạt, đá 5mm, với nhu cầu ước tính khoảng hơn 20,000m3/năm.
Chất lượng nguyên liệu đảm bảo yêu cầu sản xuất gạch xi măng – cốt liệu theo TCVN 6477-1999.
Nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng lâu dài cho sản xuất trên 20 năm.
b. Xi măng sản xuất:
Nhà máy sản xuất gạch không nung được đặt trong khu vực gần nhà máy xi măng Nghi Sơn,
xi măng Bỉm Sơn … Do vậy, nguồn xi măng cung cấp để phục vụ sản xuất rất thuận tiện và dồi
dào.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 18


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Dự kiến khả năng tiêu thụ xi măng của nhà máy vào khoảng 20 tấn/ năm.
6. Hiện trạng mặt bằng dự án.
Mặt bằng dự án không có dân cư, không có các di tích văn hoá trong khu vực lập dự án, toàn
bộ là đất nông nghiệp và đất làm muối nên kinh phí cho giải phóng mặt bằng thấp, tiến độ thực hiện
nhanh.
Chi phí san lấp cho dự án thấp và thuận tiện, nguồn vật liệu san lấp được lấy từ cát được hút

ngay từ lòng sông Lạch Bạng.
IV.2. Địa điểm đầu tư xây dựng dự án:
1. Địa điểm: Thuộc Lô CN1 – Cụm công nghiệp Hải Bình - xã Hải Bình - KKT Nghi Sơn.
2. Diện tích: Diện tích đất thực hiện dự án: 8.696 m2.

CHƯƠNG V: QUY MÔ VÀ CÔNG SUẤT CỦA DỰ ÁN
V.1. Phạm vi dự án
Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh của Công ty đặt tại xã Hải Bình, huyện
Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Sản phẩm chính của dự án là Gạch cốt liệu xi măng các loại.
Thị trường tiêu thụ: Dự kiến sản phẩm của Nhà máy phục vụ nhu cầu xây dựng ở địa
phương và các vùng lân cận.
V.2. Căn cứ lựa chọn quy mô, sản phẩm và công suất của dự án
Căn cứ vào mục tiêu của dự án cũng như quá trình nghiên cứu, khảo sát thực tế tại các nhà
máy đã đầu tư công nghệ mới và các thiết bị hiện đại.
Căn cứ vào tài liệu khảo sát và kết quả kiểm nghiệm chất lượng, nguồn cung cấp các nguyên
liệu (chủ yếu là mạt đá và, xi măng).
Căn cứ kết quả nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch không
nung của ngành xây dựng Việt Nam.
Căn cứ vào nhu cầu phát triển xây dựng Xanh và Sạch của tỉnh Thanh Hóa.
V.3. Quy mô đầu tư
V.3.1. Quy mô diện tích sử dụng
Tổng diện tích đất là 1 ha tương đương 10,000 m2
Mật độ xây dựng là 70%
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 19


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Tổng diện tích đất xây dựng công trình là 7,000 m2 và 1,500 m xây dựng các hạng mục phụ
trợ.

V.3.2. Các hạng mục công trình
Đầu tư xây dựng công trình gồm các hạng mục với thông số diện tích như sau :
1.

400

Nhà xưởng chính

2.
3.
4.
5.
6.

1,500
500
2,000
2,500
100

Nhà bán mái chứa sản phẩm và dưỡng ẩm
Nhà kho
Khu tập kết nguyên vật liệu
Bãi phơi ngoài trời
Nhà văn phòng điều hành

7.

1,500


Hệ thống giao thông nội bộ, hạ tầng sản xuất
V.3.3. Đầu tư máy móc thiết bị

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m

Đầu tư mới đồng bộ dây chuyền tự động hoá các thiết bị phối trộn nguyên liệu, tạo hình sản
phẩm.
1) Đầu tư 01 dây chuyền với công suất 10 triệu viên QTC/năm. Bao gồm hệ thống máy trộn
cùng với máy ép thuỷ lực và hệ thống băng tải, bốc dỡ thành phẩm đồng bộ.
2) Đầu tư mới nhiều xe tải cùng với các thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất công nghiệp.
Danh mục máy móc thiết bị được đầu tư trong dự án này :
1.
2.
3.
4.

Dây chuyền 10 triệu viên/năm
Xe tải
Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp điện

1
2
1

1

hệ
xe
hệ
hệ

V.4. Sản phẩm của dự án
V.4.1. Cơ cấu và chủng loại sản phẩm
Căn cứ vào nhu cầu thị trường hiện tại và các sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh trên địa
bàn, tập trung vào sản xuất loại sản phẩm chính là gạch xây. Quy cách gạch các loại theo TCVN
1450-1998 và TCVN 6477-2011.
V.4.2. Chất lượng sản phẩm
Quy cách và chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn việt nam: TCVN 1450-1998 và TCVN
6477-2011.
V.4.3. Công suất của dự án
Công suất của Nhà máy sau đầu tư đáp ứng khả năng sản xuất được khoảng 100 triệu viên
QTC/năm.
V.5. Nhu cầu các loại vật tư trong năm
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 20


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
V.5.1. Nguồn cung cấp nguyên liệu
- Nhu cầu chủ yếu để sản xuất gạch bao gồm các loại mạt đá ( 0 – 5 mm) từ phế thải của
ngành sản xuất đá xây dựng.
- Xi măng chọn loại PCB30 hoặc PCB40 đạt tiêu chuẩn Việt Nam dành cho xây dựng và sản
xuất.

V.5.2. Nhu cầu các loại vật tư chủ yếu trong 1 năm sản xuất / 100 triệu


Đá mạt
(m3)
Đơn giá đã có VAT (đồng)
30,000
Định mức/
1 viên

Định mức
T.tiền/
1 viên
Nhu cầu 1

Tổng
CP/SL

Năm
T.tiền/
10 triệu viên

Xi măng
(kg)
1,300

Điện
(kw)
1,800

Nước
(m3)

8,000

0.2625

0.02

0.00006

22.2

341.25

36

7,400

2,625,000

200,000

800

222,000

3,412,500

360,000

3,840


Yêú tố chi phí

0,00074

0.38

Tổng cộng

437.85

4,378,500

(1,000 đồng)

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh 21


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

CHƯƠNG VI: CÔNG NGHỆ POLYME KHOÁNG TỔNG HỢP
VI.1. Giới thiệu công nghệ
Công nghệ Polyme khoáng tổng hợp là một quy trình sản xuất không qua nung sấy. Sản
phẩm sớm đạt cường độ cao, trong vòng 5 - 7 ngày có thể sử dụng.
Với các nguyên liệu gồm khoáng silic như mạt đá ( đá mi bụi 0-5mm) + xi măng + phụ gia
gốc polyme làm mầm kết tinh sớm, đạt độ cứng nhanh.
Tóm tắt quy trình công nghệ polyme khoáng tổng hợp như sau:
Xi măng +
Khoáng silic
+ Phụ gia


Ép định hình
trong khuôn

Bảo dưỡng
+ đóng gói

VI.2. Quy trình công nghệ
VI.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
a) Xi măng : Nên dùng xi măng PCB40, nếu dùng PCB30 phải tăng khối lượng xi măng
trong cấp phối, cụ thể dùng xi măng bao hoặc xá ( bơm lên si-lô);
b) Khoáng silic (chỉ cần 1 loại hoặc có thể kết hợp): Cát, mạt đá (0-5mm), cát nhân tạo hoặc
puzzolan, xỉ than …;
c) Phụ gia polyme : Rất thông dụng trên thị trường, có thể mua ở bất cứ địa phương nào,
dùng cho nhiều ngành sản xuất, chỉ chiếm khoảng 1% trong giá thành viên gạch.
VI.2.2. Quy trình sản xuất

MÔ HÌNH
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
22


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

Bước 1: Cấp liệu
1. Xi măng bao được cấp bằng tay vào gàu tải hoặc máy trộn ;
2. Khoáng silic : cấp bằng tay vào gàu tải;
3. Nước + phụ gia : phụ gia được trộn vào nước, nước được định lượng bằng cách cân; sau
đó đổ từ từ vào máy trộn. Lượng nước cho một mẻ khoảng 20 lít.
Bước 2: Trộn nguyên liệu bán khô
Khoáng silic và xi măng được cấp vào máy trộn đứng và được trộn khô. Sau khi nguyên liệu

khô đã được trộn đều, tiếp tục cấp nước đã trộn phụ gia vào, trộn thêm một thời gian sao cho đạt độ
ẩm đồng đều toàn khối nguyên liệu.
Bước 3: Cấp liệu đến máy ép
Nguyên liệu trộn xong được cấp vào phểu chứa liệu của máy ép thông qua băng tải;
Bước 4: Ép định hình viên gạch
Một lần ép 9 – 12 viên, gồm các thao tác sau:
1. Nguyên liệu được cấp vào khuôn thông qua khay định lượng thể tích , cấp 1 lần nhiều lỗ
khuôn trên khuôn;
2. Viên gạch sau khi được ép định hình trong khuôn từ chày bên trên khuôn, sẽ được ép ra
khỏi khuôn từ chày đẩy bên dưới khuôn.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
23


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
3. Hệ thống kẹp khí nén – màng cao su sẽ kẹp toàn bộ các viên gạch (đã được ép ra khỏi
miệng khuôn) đưa ra khay chứa nằm chờ trên băng tải;
4. Mỗi khay chứa 9 – 12 sản phẩm trong 1 chu kỳ ép;
5. Các khay sẽ được công nhân xếp vào xe đẩy đưa đến khu vực dưỡng hộ.
Bước 5: Dưỡng hộ và đóng kiện
1. Viên gạch sau khi tháo khỏi khuôn 4 giờ sẽ được xếp chồng lên nhau đến 6 lớp (xem
hình);

2. Sau 24 giờ từ khi tháo khỏi khuôn, có thể xếp thành khối hoặc đóng thành kiện từng 1m3
trên palet gỗ hoặc nhựa (có thể do công nhân xếp tay hoặc dùng máy đóng kiện palet tự động).
VI.2.3. Giao hàng
Sản phẩm cứ thế chở trên xe giao hàng sau 4 ngày sản xuất và đưa vào xây dựng sau 5 – 7
ngày.
VI.2.4 Xây dựng
Xây – trát (tô) gạch polyme bằng vữa thông thường như gạch đất sét nung. Do viên gạch rất

chính xác, nên có thể thay công đoạn xây bằng phương pháp dán như sau: Nhúng viên gạch vào
nước xi măng lỏng và dán các viên gạch với nhau (xem hình).

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
24


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

Tốc độ dán nhanh hơn xây khoảng 4 lần và chỉ tiêu hao khoảng 2,5 – 3 kg xi măng cho 1 m2
tường xây. Sau đó cứ thế mát tít và sơn hoặc tô trát bình thường.

CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
VII.1. Tiến độ thực hiện dự án
Xây dựng lắp đặt và đưa vào vận hành dây chuyền trong thời gian 04 tháng.
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
25


Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
VII.2. Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp
Phương án bố trí tổng mặt bằng:
Giải pháp kết cấu hạng mục công trình:
STT
I
1
2
3
4
5

II
1
2
3
4
5
6

Hạng mục
Phân khu nhà xưởng
Móng đặt máy
Nhà thép đặt máy chính
Nhà thép bán mái chứa sản phẩm tạm
Nhà kho
Bể nước phục vụ sản xuất
Các hạng mục xây lắp khác
Nhà văn phòng, điều hành, ăn ở công nhân,…
Sân phơi ngoài trời
Bãi tập kết nguyên vật liệu
Nhà WC khu sản xuất
Cổng tường rào nhà máy
Hệ thống cấp nước khu văn phòng (giếng khoan,
trạm bơm, bể lọc, bể chứa)

7
8
9
10

Hệ thống thoát nước toàn nhà máy

Đường giao thông nội bộ
Hệ thống điện hạ thế, chiếu sáng chống sét
San lấp mặt bằng
11 Hệ thống cấp nước sản xuất (tháp nước, giếng
khoan, đường ống)

ĐVT

Số lượng

Cái
m2
m2
m2
Cái

1
400
1,500
500
2

m2
m2
m2
m2
md

100
2,500

2,000
30
600

Hệ

1

Hệ
md
Hệ
Hệ

1
1,500
1
1

Hệ

1

VII.3. Tổ chức sản xuất - bố trí lao động
VII.3.1. Nhân lực
Nhân lực dự kiến cho Nhà máy dự kiến khoảng 34 người, trong đó:
- Bộ phận quản lý nhà máy là 4 người
- Công nhân trực tiếp sản xuất 31 người, nhu cầu như sau:

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh
26



Dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh

Bộ phận sản xuất

TT

Ngày làm
việc trong
năm

Số
ca/ngày

Số
người/ca

nhân lực

Tổng số

1

Nhân viên vận hành máy

300

2


1

2

2

Vận chuyển PALLET gạch ra bãi
phơi sản phẩm tạm

300

2

2

4

3

Bốc xếp gạch lên pallett lớn

300

2

3

6

4


Vận hành xe nâng

300

2

1

2

5

Nhân viên phối nguyên liệu đưa vào gàu

300

2

4

8

6

Vận hành xe tải

300

1


1

1

7

Cơ điện

300

2

1

2

8

Nhân viên phục vụ, bảo vệ, thủ kho

300

3

2

6

Tổng cộng


31 người

VII.3.2. Công tác đào tạo, huấn luyện
Từ khi lắp đặt thiết bị, máy móc sẽ có chuyên gia trực tiếp hướng dẫn, đào tạo
công nhân vận hành máy, điều khiển các loại thiết bị máy móc cho tới khi thành thạo.
VII.4. Chương trình bán hàng
Tổ chức nghiên cứu thị trường một cách hệ thống có bài bản, nắm bắt nhu cầu
của thị trường về chủng loại, số lượng, chất lượng các loại sản phẩm vật liêu xây
dựng...
Quảng cáo trên Báo, Đài trung ương, địa phương, sử dụng tờ rơi để tiếp cận
người tiêu dùng nhằm giới thiệu chất lượng, tính ưu việt, công dụng cũng như mục
đích sử dụng của sản phẩm.
Sử dụng hình thức khuyến mại phù hợp với mọi đối tượng (hình thức chiết
khấu, giảm giá, thưởng tiêu thụ).
Tổ chức các buổi tiếp xúc, gặp gỡ với khách hàng để thăm dò ý kiến và định
hướng chủng loại sản phẩm.
Tham gia Hiệp hội các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung trên cùng địa
bàn để thống nhất và điều tiết giá cả sản phẩm.
VII.5. Các biện pháp về tài chính
Tổ chức bộ máy tài chính kế toán tinh gọn, năng động, xây dựng quy chế quản
lý tài chính thích hợp với thời kỳ mới.
Xây dựng chi phí hợp lý để đảm bảo chủ động trong việc thực hiện và công tác
đánh giá hiệu quả kinh doanh.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh

27



Dự án đầu tư: Nhà máy sản xuất gạch cốt liệu xi măng Thanh Ninh
Xác định chính xác nhu cầu vốn trong từng thời kỳ, đáp ứng kế hoạch sản xuất
kinh doanh theo hướng chủ động tài chính, bảo toàn và phát triển vốn.
Đảm bảo huy động vốn có hiệu quả phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển của
Công ty.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Song song với việc sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư tài chính sẽ được
chú trọng để tạo ra nguồn thu nhập tài chính cho Công ty.
VII.6. Xây dựng hệ thống thông tin
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống báo cáo chuẩn mực, phù hợp với điều kiện
kinh doanh, làm cơ sở để xây dựng phần mềm tin học thống nhất trong toàn Công ty,
phục vụ kịp thời cho việc ra các quyết định quản lý.
Chú trọng công tác cập nhật và khai thác các kênh thông tin trong và ngoài
Công ty phục vụ cho kinh doanh.
Xây dựng Website công ty.

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần thương mại và sản xuất VLXD Thanh Ninh

28


×