Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Lập dự án đầu tư mua tàu cũ cho công ty cổ phần xuân thiệu logistics chở hàng bách hóa trong 10 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.69 KB, 45 trang )

BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước là đa
dạng hóa, đa phương hóa theo hướng mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học kỹ
thuật công nghệ, từng bước hòa nhâp nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế
giới. Sự nghiệp đổi mới của đất nước đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, nền
kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của xã hội đối với việc vận tải hàng hóa
trong và ngoài nước ngày càng cấp thiết. Hơn nữa, trong nền cơ chế thị trường
thì sản phẩm vận tải là sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả và sự an toàn đối với
hàng hóa của chủ hàng . Xuất phát từ vấn đề nêu trên, việc đầu tư sản xuất sản
phẩm mới đáp ứng nhu càu thị trường là yêu cầu cấp thiết phù hợp với sự phát
triển khoa học kỹ thuật của đất nước trong từng thời kì, góp phần vào sự nghiệp
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tuy nhiên để đầu tư sản xuất sản phẩm mới có hiệu quả cần phải lập dự án
đầu tư có giá trị. Muốn có những dự án có giá trị thì việc tính toán phân tích tinh
khả thi của dự án là một điều quan trọng.Trước một quyết định đầu tư bạn phải
lựa chọn các phương án sử dụng vốn, cân nhắc lợi ích và chi phí của từng dự án
một. Quản trị dự án sẽ cung cấp cho ta những kiến thức cơ bản và cần thiết để
xem xét tinh khả thi cùng với nhừng lợi ích mang lại của dự án.Quản trị dự án
như một bước khởi đầu trang bị cho chúng ta hành trang khi quyết định đầu tư
vào một lĩnh vực nao đó trong thực tế. Nhận thức được tầm quan trọng của việc
lập dự án, em lập dự án: “Lập dự án đầu tư mua tàu cũ cho Công ty Cổ phần Xuân
Thiệu logistics chở hàng bách hóa trong 10 năm.

1


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ



GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1.HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm dự án
Dự án là một chuỗi các hoạt động xảy ra liên tiếp được thực hiện trong
khoảng thời gian giới hạn nhằm tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nhất định.
1.1.2. Khái niệm đầu tư
-Đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm tái sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, của địa phương,
của ngành, của các cơ sở kinh doanh dịch vụ.
-Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn đầu tư nhằm tào ra một tài sản và tài
sản này có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau để đạt được
mục tiêu của người bỏ vốn.
-Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn vào kinh doanh nhằm mục đích sinh
lời trong tương lai.
* Một hoạt động đầu tư phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
- Lượng vốn đầu tư bỏ ra phải đủ lớn
- Thời gian khai thác kết quả đầu tư tương đối dài (> 1 năm)
- Hoạt động đầu tư đem lại lợi ích cho chủ đầu tư
* Mục đích đầu tư : Hoạt động đầu tư mang lại những lợi ích sau:
- Lợi ích kinh tế, tài chính: nếu là tư nhân hoặc các tổ chức kinh doanh.
- Lợi ích chính trị xã hội: nếu là nhà nước.
* Phân loại dự án đầu tư:
a) Phân loại theo chủ đầu tư của dự án
- Dự án đầu tư với chủ đầu tư là nhà nước. Chủ đầu tư này do nhà nước giao
quyền quản lý sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện quá trình đầu tư xây dựng.
- Dự án đầu tư với chủ đầu tư là các thành phần kinh tế khác (doanh nghiệp,
tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam...).

b) Phân loại theo nguồn vốn của dự án, bao gồm:
- Đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước.
- Đầu tư từ vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh.
2


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

- Đầu tư từ vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Đầu tư từ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước.
- Đầu tư từ các nguồn vốn khác : Vốn tự huy động của chủ đầu tư , vốn liên
doanh, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
c) Phân loại theo góc độ tái sản xuất tài sản cố định
- Đầu tư xây dựng mới.
- Đầu tư xây dựng mở rộng.
- Đầu tư cho xây dựng để cải tạo, nâng cấp.
- Đầu tư xây dựng lại ( Đầu tư thay thế khi công trình hết niên hạn sử dụng ).
d) Phân loại theo cách khác: Phân loại theo thời gian; theo nghành; theo vùng
kinh tế; theo phân loại công trình…
Theo cách phân loại này ta có các loại như : Đầu tư ngắn hạn , Đầu tư dài
hạn, Đầu tư cho nghành công nghiệp, nông nhiệp, Đầu tư ho vùng sâu, vùng xa,
Đầu tư cho công trình công nghiệp, dân dụng, công trình cơ sở hạ tầng
1.1.3. Khái niệm dự án đầu tư
Dự án đầu tư có thể xem xét ở nhiều góc độ:
- Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu được trình bày trên
khổ giấy A4 một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế
hoạch nhằm đạt được kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong
tương lai.

- Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn,
vật tư, lao động để tạo kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong thời gian dài.
- Theo góc độ kế hoạch: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết
một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh làm tiền đề cho quyết định đầu tư và
tài trợ.
- Về mặt nội dung: Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với
nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt mục tiêu bằng việc tạo ra kết quả cụ thể trong
một thời gian nhất định.

3


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

1.1.4. Đặc điểm của dự án đầu tư
Như vậy, dự án kinh doanh không phải là một ý định hay một phác thảo mà
có tính cụ thể với mục tiêu xác định nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định
Dự án kinh doanh không phải là những nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng,
mà phải cấu trúc nên một thực thể mới, một thực tế mà trước đó chưa tồn tại
nguyên bản tương đương
Dự án khác với dự báo: vì người làm ra dự báo không có ý định can thiệp vào
các sự cố, dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của các bên tham gia. Dự án được
xây dựng trên cơ sở của dự báo khoa học
Vì liên quan đến thực tế trong tương lai, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng có độ
bất định và rủi ro có thể xảy ra
1.1.5. Vai trò của dự án đầu tư
- Góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nhà nước,đóng góp vào
tổng sản phẩm XH,vào mức tăng trưởng của nền kinh tế qua phần giá trị gia

tăng.
- Do mở ra các hoạt động kinh doanh mới nên tạo thêm nhiều việc làm mới,
thu hút được lao động, và giảm tỷ lệ thất nghiệp.
- Là công cụ để thực hiện mục tiêu phân phối qua các tác động của dự án đến
quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và khu vực.
- Có ảnh hưởng tích cực đến môi trường như: tạo ra môi trường kinh tế năng
động, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các vùng, địa phương...
- Góp phần thực hiện các mục tiêu khác của nền kinh tế như: xây dựng, củng
cố, nâng cấp kết cấu hạ tầng, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
1.1.6. Nội dung và trình tự lập dự án đầu tư
a, Nghiên cứu cơ hội đầu tư
- Nghiên cứu cơ hội đầu tư là nhằm xác định những khả năng, những lĩnh vực
mà chủ đầu tư có thể tham gia vào hoạt động để đạt được mục đích đầu tư. Nội
dung là xem xét các nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành đầu tư, các kết quả
và hiệu quả sẽ đạt được khi tiến hành đầu tư.
- Có hai cấp độ nghiên cứu cơ hội đầu tư:
4


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

+ Cơ hội đầu tư chung là cơ hội đầu tư được xem xét ở cấp độ vùng, ngành hoặc
cả nước. Nghiên cứu cơ hội đầu tư giúp phát hiện những lĩnh vực, những bộ
phận có thể được đầu tư trong từng thời kì phát triển kinh thế xã hội của ngành,
vùng, đất nước từ đó hình thành dự án sơ bộ.
Tổ chức hoặc cá nhân nếu có điều kiện khả thi đều có quyền và bình đẳng trong
việc tiếp xúc với các cơ hội đầu tư chung này. Họ sẽ nghiên cứu và sàng lọc để
chọn ra những dự án thích hợp với sự phát triển của nền kinh tế, khả năng tài

chính cũng như những hứa hẹn về hiệu quả kinh tế sẽ mang lại.
+ Cơ hội đầu tư cụ thể là cơ hội được xem xét ở cấp độ từng đơn vị sản xuất
kinh doanh dịch vụ nhằm phát triển những khâu, những giải pháp kinh tế kỹ
thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh cuat đơn vị trong từng thời kì.
b, Nghiên cứu tiền khả thi
Đây là bước nghiên cứu tiếp theo của các cơ hội đầu tư có nhiều triển vọng.
Trong bước này, cần nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh mà khi xem xét cơ hội
đầu tư còn thấy chưa chắc chắn, tiếp tục sàng lọc, lựa chọn cơ hội đầu tư hoặc
để khẳng định lại cơ hội đầu tư có đảm bảo tính khả thi hay không.
Nội dung của nghiên cứu tiền khả thi bao gồm :
-

Những căn cứ sự cần thiết phải đầu tư như : luật đầu tư,… để phục vụ
nhu cầu nào đó cho xã hội

-

Xác định phương án sản phẩm :sản phẩm gì?,chất lượng như thế nào

-

Hình thức đầu tư và năng lực sản xuất

-

Xác định địa điểm thực hiện dự án

-

Giải pháp về kỹ thuật công nghệ


-

Xác định nhu cầu các yếu tố đầu vào

-

Phân tích tài chính

-

Phân tích kinh tế xã hội của dự án

-

Tổ chức thực hiện và quản lý dự án

-

Kết luận và kiến nghị
c, Nghiên cứu khả thi

5


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Nghiên cứu khả thi là bước nghiên cứu của dự án một cách đầy đủ, toàn diện.

Dự án khả thi có mức độ chính xác cao hơn về kết quả nghiên cứu so với tiền
khả thi và là căn cứ để cấp có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, là cơ sở để triển
khai việc thực hiện đầu tư.
Dự án nghiên cứu khả thi phản ánh đầy đủ các yếu tố đầu ra, đầu vào, các yếu tố
thuận lợi, khó khăn của dự án cũng như yếu tố vật chất.
Công dụng của dự án khả thi:
-Đối với nhà nước : Dự án khả thi là đối tượng để Nhà nước thẩm tra giám sát
phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư.
-Đối với ngân hàng: Là cơ sở cho ngân hàng lập kế hoạch cấp phát vốn đầu tư
-Đối với chủ đầu tư : Là cơ sở xin phép được đầu tư và giấy phép hoạt động,
giấy phép nhập khẩu vật tư, máy móc thiết bị, xin vay vốn trong và ngoài nước,
kêu gọi vốn góp hoặc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu, xin thưởng các ưu đãi
về đầu tư.
Nội dung chủ yếu của nghiên cứu khả thi:
-

Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực
hiện của dự án đầu tư

-

Nghiên cứu các vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm

-

Nghiên cứu các khía cạnh kỹ thuật của dự án

-

Nghiên cứu các khía cạnh kinh tế xã hội và pháp lý có liên quan


-

Nghiên cứu các khía cạnh tài chính

-

Nghiên cứu tổ chức quản lý và nhân sự của dự án

-

Phân tích kinh tế – xã hội của dự án
1.2. ĐẦU TƯ THEO DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1. Sự cần thiết tiến hành đầu tư theo dự án
Hoạt động đầu tư gọi tắt là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính,
lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc
gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ
thuật của nền kinh tế nói chung, của địa phương, của ngành, của các cơ sở kinh
doanh dịch vụ, các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội nói riêng .
6


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Mỗi một hoạt động đầu tư thường sử dụng một khối lượng lớn những
nguồn lực khác nhau, trong một khoảng thời gian tương đối dài, lại cần có sự
điều phối, liên kết nhiều phần phức tạp với nhau trong điều kiện môi trường
kinh tế xã hội có nhiều sự biến động, do vậy để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu

tư phát triển được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu như mong muốn, đem
lại hiệu quả cao thì trước khi bỏ vốn rất cần phải làm tốt công tác chuẩn bị.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc quản lý các dự án đầu tư
Để quá trình soạn thảo các dự án đầu tư được tiến hành nghiêm túc, bản
dự án được lập ra có chất lượng tốt, quá trình thực hiện dự án đã được soạn thảo
tiến triển thuận lợi, quá trình hoạt động của dự án sau này đạt được hiệu quả cao
đòi hỏi phải làm tốt công tác tổ chức, phân công, phân nhiệm giữa các bộ phận
có liên quan, giám sát điều phối việc thực hiện các hoạt động, các công việc của
từng bộ phận, kịp thời có các biện pháp xử lý các tình huống nảy sinh. Tất cả
những vấn đề này thuộc chức năng của quản lý dự án.
Có thể nói, có dự án chỉ là điều kiện “cần” còn để đảm bảo cho công cuộc
đầu tư theo dự án thành công, mục tiêu của dự án được thực hiện thì điều kiện
“đủ” chính là quản lý tốt mọi hoạt động ở từng giai đoạn trong chu kỳ của dự án
đầu tư về tất cả các mặt: chất lượng tiến độ và chi phí.
1.2.3. Những căn cứ để lập một dự án đầu tư
- Căn cứ pháp lý, chủ trương quy hoạch, chính sách pháp triển kinh tế xã hội
của nhà nước, địa phương...
- Hệ thống văn bản pháp quy : luật đất đại, luật thuế giá trị gia tăng, luật ngân
hàng, luật môi trường, luật tài nguyên nước, luật tài nguyên khoáng sản, văn bản
về đầu tư, nghị định của chính phủ, quyết định của thủ tướng chính phủ, văn bản
hướng dẫn của các bộ ngành liên quan.
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh
tế cụ thể.
- Quy ước và thông lệ quốc tế, kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước

7


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỐ LIỆU BAN ĐẦU
2.1. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty


Công ty cổ phần Xuân Thiệu logistics được thành lập kinh doanh theo giấy phép
số 0201185505 ngày 7/7/2011 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp,
công ty cổ phần Xuân Thiệu được chính thức đi vào hoạt động. Công ty cổ phần
Xuân Thiệu logistics hiện có:

-

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN THIỆU LOGISTICS.
Tên tiếng anh: XUAN THIEU LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: XT LOGISTICS.
Trụ sở chính: Km 92, quốc lộ 5, khu An Trì, phường Hùng Vương, quận Hồng



Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
Điện thoại: 0914345345.
Vốn điều lệ: 1.000.000.000 đồng.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Xuân Thiệu logistics:
Công ty cổ phần Xuân Thiệu logistics hoạt động theo chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 0201185505 do sở kế hoạch và đầu tư Hải Phòng – Phòng
Đăng Kí kinh doanh cấp ngày 07/07/2011, với các nghành nghề kinh doanh:
Vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển ; dịch vụ bốc xếp hàng hóa
thủy, bộ; sửa chữa phương tiện vận tải; kinh doanh, đại lý, dịch vụ mua bán vật

tư, hàng hóa; san lấp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng , công nghiệp;
kinh doanh nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch; dịch vụ cảng và dịch vụ
cung cấp xăng dầu và nhiên liệu cho tàu thủy.
Công ty đang nhận được rất nhiều sự tin tưởng từ các khách hàng đã từng hợp
tác và danh tiếng của công ty cũng được củng cố trên phạm vi toàn quốc. Không
chỉ nỗ lực trở thành nhà cung cấp hàng đầu trên thị trường Việt Nam, công ty
còn hướng tới mở rộng hoạt động trên phạm vi ngoài nước.

8


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

2.1.2.Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
a, Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ, đường sông, đường biển.
Nhờ có nhiều ưu thế vượt trội, vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, giao
nhận hàng hóa tại Việt Nam ngày càng phát triển. Công ty cổ phần Xuân Thiệu
logistics có thể cung cấp cho đối tác những dịch vụ vận hàng hóa tốt nhất với mức
giá cạnh tranh nhất. Ngoài ra, khách hàng có rất nhiều lựa chọn về các tuyến đi,
phương tiện, các tuyến cố định và các điều kiện khác mà khách hàng cảm thấy
phù hợp nhất.
Giá thành vận tải luôn là ưu thế hàng đầu của công ty cổ phần Xuân Thiệu
logistíc. Do đó, đội ngũ nhân viên kinh doanh của công ty luôn cố gắng cung cấp
cho khách hàng những mức giá linh động, phù hợp với nhiều mục tiêu khác nhau
của khách hàng. Do đó, khách hàng có thể hài lòng vì có thể tận dụng được hết
mọi lợi thế của phương thức vận tải hàng hóa mang lại lợi ích cao nhất cho công
ty.
Công ty cung cấp một số dịch vụ vận tải hàng hóa sau:

-

Xếp hàng hóa tự động.

-

Vận tải, chuyền tải hàng hóa.

-

Chuyển tải hàng hóa lên tàu lớn.
b, Dịch vụ bốc xếp hàng hóa thủy, bộ.
Trong quá trình dịch vụ vận tải đường biển, sông… công ty thực hiện quá
trình bốc xếp hàng hóa cho khách hàng. Công ty cổ phần Xuân Thiệu logistics
cung cấp dịch vụ bốc xếp hàng hóa tốt nhất và giá cả phù hợp với khách hàng và
công ty.
Bốc xếp hàng hóa công ty luôn đảm bảo một cách nhanh chóng , an toàn , tiện
lợi nhất cho khách hàng làm cho khách hài lòng .
c, Sửa chữa phương tiện vận tải
Công ty cung cấp dịch vụ sửa chữa vận tải đường thủy cho khách hàng. Khi có yêu
cầu sửa chữa công ty điều động đội sửa chữa đến nơi máy móc hỏng một cách nhanh
nhất. Công ty có đội sửa chữa di động luôn luôn sãn sàng phục vụ khách hàng.

9


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH


2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty và chức năng
nhiệm vụ của các phòng ban
21.3.1. . Sơ đồ cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty
* Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

10


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc công ty gồm 4 người hoạt động theo nguyên tắc tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thực hiện chế độ thủ tướng trong lãnh đạo, điều
hành doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực.
-

Giám đốc: là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi

-

hoạt động của công ty và là người đại diện toàn quyền của công ty.
Phó giám đốc: Phụ trách và chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn của mình
theo chức năng, quyền hạn được giao, trực tiếp điều hành các phòng ban nghiệp


-

vụ, chịu trách nhiệm báo cáo trước giám đốc…

Các phòng ban bao gồm:
Phòng tài chính kế toán và lao động tiền lương: nghiên cứu và tổ chức thực
hiện các chế độ chính để đáp ứng việc sản xuất kinh doanh của công ty. Xây
dựng kế hoạch hoạt động tài chính, thực hiện công tác thu chi theo qui định của
công ty. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính của công ty theo từng tháng, quý,
năm và giải quyết chế độ chính sách theo luật lao động cho từng cán bộ công

-

nhân viên văn phòng và thuyền viên làm việc trên tàu.
Phòng kế hoạch kinh doanh: tham mưu cho giám đốc về công tác sản xuất
kinh doanh, thương vụ hàng hóa, kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị và các
11

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

đối tác. Theo dõi thống kê sản lượng lập kế hoạch sản lượng, giá thành, phân
-

tích hoạt động kinh tế định kỳ.
Phòng kỹ thuật và đầu tư: quản lý kĩ thuật và hồ sơ kĩ thuật phương tiện, máy
móc trang thiết bị trên tàu biển. Kết hợp với phòng khai thác tàu biển theo dõi
tình trạng kĩ thuật của tàu khi hoạt động trên biển, cũng như tàu xếp dỡ tại cảng
để đảm bảo cho tàu luôn luôn trong tình trạng hoạt động tốt, giảm được thời
gian nằm chờ của tàu và giảm chi phí ngày tàu góp phần nâng cao doanh thu vận

tải cho công ty. Cung ứng vật tư đầy đủ kịp thời ngay cả khi tàu ở cảng trong
nước hay cảng quốc tế để đảm bảo cho việc sửa chữa thay thế vật tư kịp thời.
Đồng thời theo dõi tình trạng vật tư một cách sát sao không để lãng phí hay có
kế hoạch dự trữ vật tư hợp lý trên tàu, nhất là khi tàu hành trình tuyến đường dài
để không ảnh hưởng đến tiến độ khai thác của đội tàu, làm giảm đáng kể thời

-

gian tàu nằm chờ do thiếu vật tư sửa chữa hoặc thay thế.
Phòng quản lý và khai thác tàu: có nhiệm vụ theo dõi chặt chẽ hoạt động của
đội tàu, giao dịch liên hệ với các đại lí để bố trí tàu được xếp dỡ tàu hàng thuận
tiện, nhanh chóng, chuẩn bị đầy đủ thủ tục, hồ sơ giấy tờ cho các đại lí ở cảng
nước ngoài để làm thủ tục cho tàu cập và rời cảng. Ngoài ra kếp hợp với các
phòng pháp chế và an toàn, phòng kĩ thuật và đầu tư để cho tàu không bị bắt giữ
hoặc không nằm chờ do bị sửa chữa hoặc thay thế vật tư.
Phòng pháp chế và an toàn hàng hải: có nhiệm vụ và nghiên cứu cập nhật
luật định, bộ luật an toàn hàng hải. Cập nhật các ấn phẩm hàng hải do tổ chức
quốc tế (IMO) ban hành và phổ biến đến các cán bộ khai thác, thuyền viên trên
tàu. Tổ chức các khóa huấn luyện đào tạo các kiến thức về an ninh an toàn cho
thuyền viên theo đúng bộ quản lí an toàn do tổ chức hàng hải quốc tế qui định.
Theo dõi đánh giá trình độ năng lực của thuyền viên đồng thời bố trí các chức
danh trên tàu một cách hợp lí, khoa học để phát huy năng lực của đội ngũ thuyền
viên công ty khi làm việc trên tàu.
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh

12

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13



BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH



Công ty cổ phần Xuân Thiệu hoạt động với các ngành nghề kinh doanh sau:

-

Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu; dịch

-

vụ xuất nhập khẩu hàng hóa.
Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác; cho thuê máy móc, thiết

-

bị xây dựng.
Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe

-

bus).
Sản xuất thân xe có động cơ, rơ móoc và bán rơ móoc.
Sản xuất xe có động cơ.
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy.

Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy.
Bán mô tô, xe máy.
Sản xuất mô tô, xe máy.
Vận tải hành khách bằng đường bộ.
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
Bán buôn kim loại và quặng kim loại.
Khai thác và thu gom than non.
Bán ô tô (loại 12 chỗ ngồi trở lên).
Đại lý ô tô và xe có động cơ khác.
Bảo dưỡng sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác.
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe ô tô và xe có động cơ khác.
Cho thuê xe có động cơ .
Bán thiết bị và các linh kiện điện tử viễn thông.
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải; hoạt động giao nhận hàng

-

hóa, dịch vụ logistics.
Khai thác quặng sắt.
Tái chế phế liệu.
Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm có liên quan.
Khai thác và thu gom than cứng.
Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác.
Vận tải hành khách đường thủy nội địa.
Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
2.2. PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
2.2.1. Phân tích tình hình nhu cầu thị trường hiện tại của vận chuyển hàng hoá
trên tuyến
13


SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Trong giai đoạn nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ như vũ bão, nhu
cầu vận chuyển ngày càng tăng. Sự gia tăng ở đây không chỉ do nhu cầu trong
nước có sự đột biến mà còn do nhu cầu vận chuyển ra nước ngoài cũng phát
triển . Nhận thấy tuyến đường Việt Nam – Singapore là tuyến có nhiều tiềm
năng phù hợp với khả năng cũng như trình độ của mình, doanh nghiệp quyết
định đề ra phương án mua tàu để tìm kiếm lợi nhuận. Đồng thời qua quá trình
nghiên cứu,tìm hiểu doanh nghiệp cũng nhận thấy rằng hàng bách hóa là loại
hàng phổ biến và là nguồn hàng được dùng quanh năm. Hơn thế nữa, hàng bách
hóa lại là mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường quốc tế. Tàu hàng khô
không chỉ chở được hàng bách hóa mà còn có thể chở được rất nhiều loại hàng
hóa khác, khi không có đơn hàng vận chuyển hàng bách hóa, tàu có thể nhận
đơn hàng vận chuyển các loại hàng khô khác. Chính vì vậy, doanh nghiệp quyết
định lập dự án mua một tàu hàng khô cũ.
2.2.2. Phân đoạn thị trường và xác định thi trường mục tiêu
a) Phân đoạn thị trường
- Thị trường nội địa: Thực tế vẫn còn tồn tại một hạn chế rằng Biển Đông nói
riêng cũng như những hãng tàu nội nói chung đã không chú trọng đến thị trường
vận tải nội địa.
- Thị trường nước ngoài : Xuân Thiệu chủ yếu khai thác các tuyến nước ngoài
như: Đông Nam Á, Đông Bắc Á,... Hơn thế nữa hiện nay hãng tàu cũng đang tập
trung khai thác tàu hàng khô trên các tuyến kết hợp Việt Nam – Hong Kong, và
Việt Nam – Phillipines. Ngoài ra, hãng tàu này có thuê chỗ trên tuyến Hải
Phòng – Hong Kong – Nhật Bản, tuy nhiên tuyến này tỏ ra không mấy hiệu quả.

2.2.3. Xác định thị trường mục tiêu và chiến lược tương lai của hãng tàu
Trong khi các chủ tàu nước ngoài nhìn nhận tình hình bi đát đến mức bán
tháo phương tiện ồ ạt, kéo giá tàu đã sử dụng trên thế giới giảm khoảng 45-60%
so với giá lúc cao điểm,Xuân Thiệu lại đang nhắm đến một cơ hội để ảnh
hưởng, giành giật thị phần.

14

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Điểm nổi bật trong “chiến lược” giai đoạn kế tiếp là việc đầu tư mạnh tay
vào phương tiện vận tải và hệ thống cảng biển để đón đầu giai đoạn tăng tốc tiếp
theo, khi kinh tế thế giới hồi phục và tăng trưởng trở lại.
Ngoài việc ưu tiên mua tàu đã sử dụng giá rẻ để trẻ hóa đội tàu, Xuân
Thiệu đang đẩy nhanh tiến độ các dự án đóng mới các tàu giai đoạn 2010-2015.
Xuân Thiệu đang có kế hoạch chiếm lĩnh những nguồn hàng các chủ tàu
nước ngoài bỏ lại. Cụ thể, vừa qua Xuân Thiệu đã lập văn phòng đại diện tại
Singapore, một trung tâm vận chuyển hàng hóa đường biển của khu vực.
Trong kế hoạch sắp tới, Xuân Thiệu dự kiến sẽ thành lập các văn phòng
đại diện tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Nhật Bản,... để
nghiên cứu, thu thập thông tin về thị trường này.
2.2.4. Phân tích thị trường mua bán tàu cũ
Từ đầu năm đến nay, thị trường mua bán tàu biển ở nước ta thời gian trở lại
đây đang có dấu hiệu chững lại.
Theo Hiệp hội chủ tàu Việt Nam, trên thực tế, giá mua bán các loại tàu cũ có

trọng tải nhỏ hơn mà các chủ tàu Việt Nam đang tìm kiếm vẫn chưa hề có dấu
hiệu giảm xuống, thậm chí một số chủ tàu còn tăng giá chào bán các tàu hàng
rời cỡ từ 20.000 - 40.000 DWT khá cao so với trước đây vài tháng. Nguyên
nhân chính là do mức giá thuê tàu hàng rời tăng đều đều suốt từ đầu năm đến
nay.
2.3. PHÂN TÍCH HÀNG HÓA
2.3.1 Tính chất của hàng bách hóa
Hàng bách hóa được đóng trong thùng carton gồm các loại hàng thông thường
như đồ gia dụng, công nghệ phẩm, thực phẩm chế biến công nghiệp như mỳ ăn
liền, nông lâm hải sản, trà, cà phê…. Có trọng lượng đóng thùng nhỏ hơn hoặc
bằng 50kg.
Đặc tính: dễ rách vỡ, kỵ ẩm, kỵ lửa
15

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Kích thước: L X B X H= (450-600)x(300-350)x(250-300)mm
Theo cách phân loại nhóm hang thì thùng kiện bách hóa thong thường dưới
50kg thuộc loại hàng kiện, kí hiệu là K ở nhóm 1 tức K1.
Toàn bộ hang hóa ở cảng hiện nay được chia thành 9 loại căn cứ theo: tính chất
lí hóa, hình thức bao gói, thùng kiện, kích thước, kĩ thuật xếp dỡ và năng suất
lao động khác nhau, cụ thể là có 9 loại:
-

Loại hang thùng tiêu chuẩn(container). Kí hiệu là loại hàng C

Loại hàng bao: B
Loại hàng rời: R
Loại hàng thùng kiện:K
Loại hàng thùng phuy, nhựa: T
Loại hàng sắt thép:S
Loại hàng gỗ:G
Loại hàng mây, tre, nứa (mỹ nghệ):MT
Loại hang tươi sống: TS
Trong đó, loại hang thùng kiện được chia làm 9 loại khác nhau:

-

Bách hóa thông thường: thực phẩm, văn phòng phẩm, đồ dùng gia đình, trang trí
nội thất, thể thao, chi tiết phụ tùng xe đạp, xe máy, thuốc lá, chè, hạt giống đồ
hộp các loại thong thường hoặc đông lạnh. Được chứa trong thùng carton hoặc

-

thùng gỗ< 50kg. Ký hiệu là loại hàng: K1
Bách hóa loại đặc biệt: máy móc vi tính, điện tử có giá trị cao, dụng cụ y tế, đồ
cổ, đồ quý hiếm dễ vỡ, đồ thủy tinh các loại, loiaj hàng này không được bao bì.

-

Kí hiệu là loại hàng K2.
Bách hóa thong thường( giống như K1). Trọng lượng >50kg. Kí hiệu là K3
Kiện thiết bị, kiện bách hóa thông thường nhưng có trọng lượng >100kg kể cả
cao su pallet, loại thùng gỗ, tôn có trọng lượng 100 đến 1000kg . Kí hiệu là loại

-


hàng:K4
Máy móc thiết bị. Trọng lượng> 1000kg. Kí hiệu là loại K5
Máy móc thiết bị. Trọng lượng >2000kg. kí hiệu k6
Bông vải sợi, đay, bao bố, giấy ram. Được đóng kiện bằng carton, gỗ, vải, bao

-

bố nilon. Kí hiệu K7
Giấy cuộn tròn, cáp cuộn tròn. Kí hiệu K8
Tôn kẽm, fibro xi măng đóng kiện. được đóng trong khung, đai bằng gỗ hoặc
nẹp sắt. Kí hiệu K9
16

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
-

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Trong nhiều loại hàng đã liệt kê trên ta chọn loại hàng có kí hiệu là KI để đề các
phương án xếp dỡ cụ thể.
2.3.2 Kĩ thuật chất xếp và bảo quản:

-

Với tàu có trọng tải nhỏ có 1 hoặc 2 hầm hàng nắp hầm mở toàn diện lấy hàng
trong từng khoang. Hàng lấy từng lớp mỗi lớp sâu 4 kiện. Tại nơi tiếp giáp với


-

khoang bên cạnh khai thác lấy hàng tạo thành bề mặt hình bậc thang.
Với tàu có các hầm riêng biệt miệng hầm nhỏ hơn chu vi đáy hầm lấy hàng từ

-

miệng hầm trước sau đó lấy dần vào phía trong từng lớp.
Nếu kéo 1 lần 2 mã hàng phải được thành lập song song và sát nhau, những kiện
hàng bể rách phải xếp riêng và kéo bằng võng.
Trên ô tô:
Hàng xếp từng chồng bắt đầu từ phía cabin xe đầu về phía dưới. Chiều cao của
lớp hàng trên cùng chỉ cao hơn thùng xe 1/3 kích thước kiện hàng. Tổng trọng
lượng các kiện hàng phải nhỏ hơn hoặc bawngftair trọng cho phép của xe.
Trong kho:

-

Trước khi xếp hàng phải dung palets lót nền kho.
Đống hàng cách tường kho 0,5m
Khi lên cao cứ 3 lớp thùng thì lớp tiếp theo xếp lui vào trong 0,2m
Chiều cao lớp hàng đảm bảo áp luwcjcho phép nền kho
Bảo quản:

-

Khi xếp hàng không được quăng, kéo kiện hàng, không làm rơi hoặc rách bao

-


bì.
Vận chuyển hàng đi xa phải có bạt chống mưa
Bảo đảm hàng ở nhiệt độ bình thường, không bị ẩm ướt
Những kiện rách, bể phải được bảo quản riêng
Hàng bách hóa có thể được chở trên tàu với 1 loại hàng hoặc nhiều loại hàng với
các hình dạng bao bì khác nhau. Hiện nay hàng bách hóa có xu hướng
đóngtrong các container và vận chuyển trên các tàu container
Qua phân tích tính chất của hàng hóa ở trên,ta thấy với các loại hàng trên có
thể chọn loại tàu hàng khô tổng hợp để vận chuyển.Tuy nhiên,khi vận chuyển
phải đảm bảo được những tính chất yêu cầu vận chuyển, bảo quản của các loại
hàng đó đã nêu ở trên.
17

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TUYẾN ĐƯỜNG, BẾN CẢNG
2.4.1. Phân tích tình hình tuyến đường Việt Nam – Đông Nam Á
- Vùng biển Đông Nam Á nằm trong khu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là mưa
rất nhiều, chịu ảnh hưởng rất lớn của gió mùa và khu vực nằm trong vùng nhiệt
đới và xích đạo. Khí hậu của vùng biển này mang đặc điểm tương tự như vùng
biển Việt Nam, cụ thể:
+ Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc,
càng về hướng Nam gió giảm dần không ảnh hưởng đến sự di chuyển của tàu
thuyền.

+ Từ tháng 6 đến tháng 9 gió mùa Đông Nam thổi mạnh ảnh hưởng đến tốc
độ tàu đồng thời vào mùa này lượng mưa khá lớn, hơn nữa vùng nhiều bão là
vùng quần đảo Philipin.
- Về hải lưu: trên tuyến này cũng chịu ảnh hưởng của hai dòng hải lưu. Một
dòng từ phía Bắc chảy xuống và một dòng chảy từ vịnh Thái Lan đi từ Nam lên
Bắc sát bờ biển Malaysia qua bờ biển Campuchia tốc độ dòng chảy nhỏ, không
ảnh hưởng đến hoạt động tàu thuyền.
- Về thủy triều: hầu hết vùng biển Đông Nam Á, có chế độ nhật triều, có biên
độ dao động tương đối lớn, từ 2m đến 5m.
- Về sương mù: Ở vùng biển này vào sáng sớm và chiều tối có nhiều sương
mù. Số ngày có sương mù trong năm lên tới 115 ngày.
2.4.2. Bến cảng
2.4.2.1 Cảng Hải Phòng:
+ Điều kiện tự nhiên
Cảng Hải Phòng nằm ở hữu ngạn sông Cửa Gấm ở vĩ độ 20 052’ Bắc và
kinh độ 106041’ Đông. Chế độ thủy triều và nhật triều với mức triều cao nhất là
bằng 4,0m, đặc biệt cao 4.23m, mực nước triều thấp nhất là bằng 0,48m và đặc
biệt thấp là 0,23m. Cảng Hải Phòng cách phao số “0” khoảng 20 hải lý; từ phao
18

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

số “0” vào cảng phải qua luồng Nam Triệu, kênh đào Đình Vũ rồi vào sông Cửa
Gấm. Luồng vào cảng Hải Phòng thường xuyên phải nạo vét nhưng chỉ sâu đến
-5,0m đoạn Cửa Gấm và -5,5m đoạn Nam Triệu. Thủy diện của cảng hẹp, vị trí

quay đầu của tàu khó khăn, cảng chỉ có một chỗ quay đầu ở ngang cầu N 08 ( có
độ sâu -5,5m đến -6,0m rộng khoảng 200m
+ Cầu tàu và kho bãi.
Có 11 bến được xây dựng từ năm 1976 và kết thúc vào năm 1981 dạng
tường cọc ván thép một neo với tổng chiều dài 1787m. Trên mặt bến có
cần trục cổng có nâng trọng 5 đến 16 tấn; Các bến đảm bảo cho tàu 10.000 tấn
cập cầu. Từ cầu 1 đến cầu 5 thường xếp hàng kim khí, bách hóa thiết bị; Bến 6,7
xếp dỡ hàng tổng hợp; bến 11 xếp dỡ hàng lạnh. Toàn bộ kho của cảng ( trừ kho
2a và kho 9a) có tổng diên tích 46.800 m2, các kho được xây dựng theo quy
hoạch chung của một cảng hiện đại, có đường sắt trước bến, sau kho thuận lơi
cho việc xuất cảng. Kho mang tính chất chuyên dụng.Ngoài ra còn các bãi chứa
hàng với tổng diện tích 183.000 m2 (kể cả diện tích đường ô tô), trong đó có
25.000 m2 bãi nằm trên 6 mặt bến. Tải trọng trên mặt bến 4 tấn/m 2, dải tiếp phía
sau rộng 6m có tải trọng là 6 tấn/m2 tiếp theo đó bình quân 10 tấn/ m2.
2.4.2.2 Cảng Singapore
- Vị trí: Cảng Singapore bao gồm ba cảng: Pulau Bukom, Pulau Busing và
Pulau Sebarok nằm ở vĩ độ 1o13’ Bắc và kinh độ 103o47’ Đông. Cảng
Singapore nằm ở áng ngữ eo biển Malaca, là nơi giao lưu giữa các đường biển đi
từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương và ngược lại, vì vậy nó trở thành
thương cảng lớn thứ hai trên thế giới.
- Cơ sở vật chất:
+ Cảng Singapore là cảng đông đúc nhất thế giới về trọng tải vận chuyển xử
lý, với 1,15 tỷ tấn tổng (GT) được xử lý trong năm 2005. Về trọng tải vận
chuyển hàng hóa, Singapore là cảng phía sau Thượng Hải với 423 triệu tấn vận
chuyển hàng hóa xử lý. Cảng giữ lại vị trí của mình là trung tâm trung

19

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13



BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

chuyển giao thông bận rộn nhất thế giới vào năm 2005, và cũng là trung tâm
bunkering lớn nhất thế giới, với 25 triệu tấn được bán trong cùng một năm.
+ Singapore được xếp hạng đầu tiên trên toàn cầu vào năm 2005
trong container giao thông.Tốc độ tăng trưởng trong lưu thông container đã vượt
qua cảng Hồng Kông kể từ quý đầu tiên của năm 2005 và đã dẫn đầu cuộc đua
từ bao giờ,với một ước tính khoảng 19.335 TEU xử lý trong năm đến tháng,so
với 18.640 TEUs xử lý ở Hồng Kông trong cùng kỳ.Một sự gia tăng trong giao
thông khu vực củng cố vị trí của cảng trong khu vực Đông Nam Á,và tăng lưu
lượng truy cập trung chuyển bằng cách sử dụng các Đông chiến lược Á-Âu
tuyến đường qua Singapore đã giúp cảng để xuất hiện ngọn cuối năm,một tiêu
đề nó đã không được tổ chức kể từ vượt qua Hồng Kông một lần vào năm 1998.
+ Cảng Singapore có 25 cầu tầu,5 bến liền bờ có độ sâu từ -8,0 đến -12,0 mét;
bến lớn nhất là Keppel với chiều dài 5 km. Mực nước ở cầu tàu lớn. Cảng có đầy
đủ trang thiết bị hiện đại đảm bảo xếp dỡ tất cả mọi loại hàng,trong đó bến
Tạnonpagar

là bến trung chuyển cotainer

lớn

nhất thế giới.

Cảng có 110.000 m2 kho,có 26 hải lý đường sắt với khả năng thông qua hơn 22
triệu tấn/ năm và 230000 m2. Cảng nằm ngay bờ biển nên luồng vào cảng
khôngbị hạn chế, độ sâu luồng từ -8,0 đến -16,0 mét. Khả năng thông qua cảng

trên 100 triệu tấn/ năm.
- Cảng của Singapore đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế mới nổi.
2.5. LẬP SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
2.5.1. Lập sơ đồ nguồn hàng
Theo dự án ta có:
- Loại hàng vận chuyển: Hàng bách hóa (đơn vị: Tấn)
- Vận chuyển 1 chiều từ cảng Hải Phòng đến cảng Singapore
- Nhu cầu vận chuyển: 10.000 Tấn/chuyến.
- Khoảng cách vận chuyển: 1265 Hải lý.
20

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

=> Từ đó ta có sơ đồ luồng hàng:
Hàng bách hóa
10.000tấn
Hải Phòng

L = 1265HL

Singapore

2.5.2. Lập sơ đồ tàu chạy
Sơ đồ tàu chạy được thiết lập dựa trên cơ sở:
- Sơ đồ luồng hàng (đã lập ở trên) biết tàu vận chuyển hàng bách hóa theo tuyến

Hải Phòng- Singapore với khoảng cách là 1265HL.
- Điều kiện vận hành từ Hải Phòng- Singapore: Trong quá trình vận hành có rất
nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ vận hành của tàu như :
+ Thời tiết, sức gió, sóng và các dòng hải lưu trên tuyến vận chuyển.
+ Sự chênh lệch mức nước mũi và lái, trọng tải của tàu và sự thay đổi chế độ
công tác của động cơ chính khi có tác động bên ngoài.
- Điều kiện khai thác của cảng Hải Phòng và cảng Singapore: Đây là 2 cảng
chuyên dụng có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác bốc dỡ
hàng.
- Hàng được xếp tại cảng Hải Phòng vận chuyển từ Hải Phòng đến Singapore
và dỡ hàng tại cảng Singapore.
- Tàu chạy không có hàng từ Singapore về Hải Phòng.
2.6. CÁC PHƯƠNG ÁN ĐẦU TƯ
Dùng vốn của Công ty để mua tàu hàng khô, có phương án đầu tư là tàu
EPIPHANIA các số liệu về tàu như sau:

21

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ST

Các đặc trưng

T
1


Loại tàu

2

Năm đóng

3

Nơi đóng

4

Trọng tải toàn bộ

5
6

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Kí hiệu

Đơn vị

EPIPHANIA
Hàng khô
1994

DWT

T


13880

GRT

T

11321

NRT

T

19,5

Dung tích ĐK toàn
bộ
Dung tích ĐK hữu
ích

7

Chiều dài tàu

L

m

13,30


8

Chiều rộng tàu

B

m

18,50

9

Chiều cao tàu

H

m

12,2

Vch

HL/h

13

Vkh

HL/h


15

10
11

12

Vận tốc chạy có
hàng
Vận tốc chạy không
hàng
Mức tiêu hao nhiên
liệu

13

Số hầm hàng

14

Giá đầu tư tàu

MTsFo/day

15

MTsDo/da

1,8


y

4
Tỷ đồng

45

2.7 TÍNH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT , DOANH THU ,LỢI NHUẬN
CỦA DỰ ÁN.
2.7.1. TÍNH THỜI GIAN CHUYẾN ĐI
Thời gian chuyến đi của tàu được tính theo công thức:
Tch = Tc + Tx + Td + Tf + Ttq (ngày)
22

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Trong đó: + Tc: Thời gian chạy của tàu (ngày)
Lch

∑V
Tc =

ch

+∑


Lkh
Vkh

Lch: Khoảng cách tàu chạy có hàng (HL, Km)
Lkh: Khoảng cách tàu chạy không hàng (HL, Km)
Vch,Vkh:Vận tốc tàu chạy khi có hàng, không hàng (HL,
Km/ngày)
+ Tx, Td: Thời gian xếp, dỡ hàng ở cảng đi, cảng đến.

Txd = Tx + Td =

Qx
Q
2Qxd
+ d =
M x M d M xd

Qx, Qd: Khối lượng hàng xếp, dỡ ở cảng đi, cảng đến (T)
Mx, Md: Mức xếp dỡ ở các cảng.
M xd

: Mức xếp dỡ bình quân (T/ngày)

+ Tf: Thời gian làm công tác phụ ở cảng (làm thủ tục giấy tờ khi tàu ra vào cảng, lấy
nhiên liệu cung ứng phẩm, chờ hoa tiêu, lai dắt, thủy triều,...). Thời gian lấy theo
số liệu của công ty.
+ Ttq: Thời gian tập quán tại cảng, mặc định là 0.
Tàu EPIPHANIA:
= = = 3,5 (ngày)

= + = + = + = 20(ngày)
= 2 (ngày)
= 0 ngày
= 3,5 + 20 + 2 +0 = 25,5 (ngày)
2.7.2 TÍNH TOÁN CHI PHÍ
2.7.2.1 Khấu hao cơ bản
Là vốn tích lũy của doanh nghiệp vận tải dùng để phục hồi lại giá trị ban đầu
của tài sản cố định đồng thời để tái sản xuất mở rộng. Khấu hao cơ bản hàng
năm là khoản vốn của doanh nghiệp được trích ra với tỷ lệ phần trăm nhất định
23

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

và mức khấu hao cơ bản hàng năm được tính vào chi phí sản xuất của doanh
nghiệp.
Mức khấu hao cơ bản của chuyến đi được tính theo công thức:

RCB =

k KHCB × K t
× Tch
TKT

(Đ/chuyến)


Trong đó:
+ kKHCB: Tỷ lệ khấu hao cơ bản của năm kế hoạch (kCB = 8%)
+ Kt: Giá đầu tư tàu.
+ TKT: Thời gian khai thác của tàu trong năm kế hoạch. Thời gian này phụ
thuộc vào kế hoạch sửa chữa của công ty cho từng tàu.
TKT = Tcl - Tsc - Ttt (ngµy)
Tcl : thời gian năm công lịch( ngày), Tcl=365 ngày
Tsc : thời gian sửa chữa của tàu trong năm kế hoạch (ngày), Tsc=35 ngày
Ttt : thời gian nghỉ do thời tiết, Ttt= 15 ngày
Suy ra, TKT=315 ngày
Bảng1 : Khấu hao cơ bản
Tàu

Kt (109đ)

kKHCB

EPIPHANIA

45

0,08

TKT

Tch

(ngày) (ngày)
315


25,5

RCB
(106đ/ch)
291,43

2.7.2.2 Khấu hao sửa chữa lớn
Trong quá trình sử dụng, tàu bị hư hỏng cho nên phải sửa để thay thế những
bộ phận hỏng đó, chi phí cho sửa chữa lớn (đại tu và trùng tu) gọi là khấu hao
sửa chữa lớn.

RSCL =

k SCL × K t
× Tch
TKT

(đ/chuyến)

Với kSCL là tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn của năm kế hoạch (kSCL = 7%)
24

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


BÀI TẬP LỚN:QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

GVHD: TS VŨ THẾ BÌNH

Bảng2 : Khấu hao sửa chữa lớn

Kt (109đ)

Tàu

kSCL

EPIPHANIA 45

0,07

TKT

Tch

RSCL

(ngày) (ngày) (106đ/ch)
315

25,5

255

2.7.3.2 Khấu hao sửa chữa thường xuyên
Sửa chữa thường xuyên là việc duy trì tình trạng kỹ thuật của tàu ở trạng thái
bình thường để đảm bảo kinh doanh được. Sửa chữa thường xuyên được lặp đi
lặp lại và tiến hành hàng năm. Chi phí sửa chữa thường xuyên trong năm khai
thác được lập theo dự tính kế hoạch, tính theo nguyên tắc dự toán theo giá trị
thực tế.


RTX =

kTX × K t
× Tch
TKT

(đ/chuyến)

Với kTX là hệ số tính đến sửa chữa thường xuyên (kTX = 4%)
Bảng 3: Chi phí sửa chữa thường xuyên
Tàu

Kt (109đ)

kTX

EPIPHANIA

45

0,04

TKT

Tch

(ngày) (ngày)
315

25,5


RTX
(106đ/ch)
145,71

2.7.2.4 Chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng
Trong quá trình khai thác các dụng cụ, vật liệu bị hao mòn, hư hỏng, hàng
năm phải mua sắm để cho trang bị cho tàu hoạt động bình thường. Các loại vật
liệu, vật rẻ mau hỏng bao gồm: sơn, dây neo, vải bạt,... Chi phí này lập theo kế

hoạch dự toán.

RVR =

kVR × K t
× Tch
TKT

(đ/chuyến)

Với kVR là hệ số tính đến chi phí vật liệu, vật rẻ mau hỏng (kVR = 1,5%)

25

SV: BÙI THỊ HÀ- KTVTA K13


×