Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu của công ty TNHH thương mại thịnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.29 KB, 46 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước tới nay, phát triển kinh tế là vấn đề cần thiết và tất yếu đối với mọi
quốc gia. Để thực hiện điều đó, mỗi nước cần phải dựa vào tiềm lực của chính mình
đồng thời tranh thủ những điều kiện từ bên ngoài. Ở Việt Nam, từ khi xóa bỏ cơ chế
kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước xây dựng nền ninh tế
mở, hội nhập. Hội nhập kinh tế mở ra một thị trường phát triển mới, đồng thời lực
lượng sản xuất mang tính quốc tế thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế của cả
nước.
Kinh tế vận tải biển là một trong những thế mạnh cuả Việt Nam, và được coi
là đòn bẩy quan trọng trong quá trình hội nhập. Cho đến nay, kinh tế vận tải biển đã
mang những thành tựu đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại thương. Có thể nói
kinh tế vận tải biển là một trong những phương tiện hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế
đối ngoại phát triển, góp phần tích lũy vốn cho nền kinh tế đồng thời giải quyết
được các vấn đề mang tính xã hội như tạo công ăn việc làm,nâng cao thu nhập cho
người dân.
Cho đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước đã được gần ba mươi năm, phải nói rằng ba mươi năm qua là một
khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp nhà nước vốn
đã quen với cơ chế bảo hộ của nhà nước, nay phải chịu sự sàng lọc ra một bước
ngoặt trong lịch sự phát triển kinh tế Việt Nam.Cơ chế thị trường nếu biết vận hành
tốt sẽ phát huy được các mặt tích cực nhưng nó cũng đặt ra một yêu cầu: Cơ chế
quản lý kinh tế của Nhà nước phải thực sự đổi mới cho phù hợp với tình hình mới.
Những vấn đề thường xuyên đặt ra cho mỗi doanh nghiệp trong hoàn cảnh
hiện nay là: Khách hàng của doanh nghiệp là ai? Những nhu cầu của họ là gì? Khả
năng của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không?
Hiệu quả kinh tế đạt được sau mỗi kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là thước
đo phản ánh trình độ tổ chức, trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực (lao động,
vốn, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ..) của doanh nghiệp. Điều này đã giải




2

thích một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động lành nghề, máy móc thiết bị
hiện đại, nguồn vốn lớn nhưng vẫn không sản xuất kinh doanh có lãi.
Do đó việc sử dụng các nguồn lực phải được xem là công tác quan trọng
trong công tác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong cơ
chế thị trường hiện nay đầu vào và đầu ra thường xuyên biến động, việc sử dụng
thường xuyên các nguồn lực tổ chức sản xuất kinh doanh chính xác hợp lý mới bảo
đảm sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Như vậ, có thể xem trình độ tổ chức, quản lý
và sử dụng các nguồn lực là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long
từ khi ra đời đã luôn cố gắng nỗ lực đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phát
triển mạnh mẽ cả về nhân lực cũng như phương tiện vận tải, quy mô ngày càng mở
rộng, hiệu quả vận tải ngày càng cao. Tuy nhiên đội tàu của công ty vẫn còn một số
hạn chế cần được khắc phục để nâng cao hiệu quả khai thác đội tàu như: công ty
còn có những chiếc tàu trọng tải nhẹ,…cán bộ, thủy thủ được đào tạo về công tác
hàng hải tuy nhiên chủ yếu vẫn dựa vào các kinh nghiệm tự tích lũy.
Vì vậy việc nghiên cứu tình trạng sản xuất kinh doanh để tìm ra biện pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty là vấn đề quan trọng. Xuất phát
từ quan điểm này và quá trình tìm hiểu thực tế tài công ty TNHH Thương Mại
Thịnh Long với sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn – TS Vũ Thế Bình và với sự
chỉ bảo nhiệt tình của anh Vũ Ngọc Sơn – PGĐ công ty, em đã chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả khai thác đội tàu của công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long” làm đề
tài nghiên cứu thực tập.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,bài thực tập
gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác tại công ty TNHH Thương Mại
Thịnh Long
Chương 3: Nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI THỊNH LONG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty


Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THỊNH LONG



Địa chỉ :Số nhà 324, khu 5, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh

Thái Bình, Việt Nam.


Điện thoại: (+84) 036.853.345



Fax: (+84) 036.853.345




Mã số thuế: 1000334491.



Giấy phép kinh doanh số: 0802000409



Người đại diện theo pháp luật của công ty:



Chức vụ : Chủ Tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty.

+ Họ và tên: Hoàng Ngọc Sơn

Giới tính: Nam

+ Sinh ngày: 02/05/1953

Dân tộc: Kinh

+ Quốc tịch: Việt Nam
+ Chứng minh nhân dân số: 150092932.
+ Ngày cấp: 03/03/2005 tại Công An tỉnh Thái Bình.
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Khu 5, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái
Thụy, tỉnh Thái Bình.
+ Vốn điều lệ: 59.000.000.000 đồng (Năm mươi chín tỷ đồng).
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Thương Mại Thịnh chính thức thành lập ngày 07/07/2003. Là

một công ty năng động, sáng tạo hoạt động trong lĩnh vực vận tải ven biển và viễn
dương, công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về vận tải biển có khả năng đáp
ứng hết các nhu cầu vận chuyển của quý khách hàng.
Từ khi thành lập đến nay, công ty không ngừng nỗ lực đầu tư mở rộng và
phát triển. Công ty đã xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 – 2000 và hoạt động ngày càng hiệu quả. Công ty cùng đội thủy


4

thủ kinh nghiệm và hệ thống nhân viên giao dịch nhiệt tình, kiến thức chuyên môn
về tàu biển vững chắc. Với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ
vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao và không ngừng nỗ lực mang đến cho khách
hàng dịch vụ vận tải chất lượng, chuyên nghiệp và uy tín.
Công ty đã thiết lập, thực hiện, duy trì, vận hành có hiệu quả Hệ thống Quản
lý An toàn-Chất lượng và Môi trường, Công uớc về lao động hàng hải MLC 2006,
thường xuyên chú trọng bổ sung, cải tiến nâng cao hiệu lực của hệ thống theo các
yêu cầu của Bộ luật Quản lý An toàn Quốc tế (ISM Code) và các yêu cầu khác của
chính quyền Hàng hải cũng như của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Danh sách thành viên góp vốn:

Stt
1

2

3

Tên thành viên


Nơi đăng kí

Giá trị

vốn góp

hộ khẩu thường trú

vốn góp đồng

HOÀNG

Khu 5 , thị trấn Diêm Điền 26.080.000

NGỌC SƠN

,huyện Thái Thụy , tỉnh Thái

HOÀNG

Bình
Khu 3 , thị trấn Diêm Điền 10.020.000

THANH LIÊM

,huyện Thái Thụy , tỉnh Thái

LÊ THỊ HIỀN

Bình

Khu 5 , thị trấn Diêm Điền 16.900.000

Phần

Số chứng

vốn góp

minh thư

(%)

nhân dân

46

150092932

10

151055263

28

150092945

16

151285843


,huyện Thái Thụy , tỉnh Thái
4

Bình
PHAN THANH Khu 1 , thị trấn Diêm Điền 6.000.000
ĐÁT

,huyện Thái Thụy , tỉnh Thái
Bình


5

1.2 Các lĩnh vực hoạt động của công ty
STT
1
2

Tên ngành
Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương (chính)

Mã ngành
5012

Mua bán chất đốt (than, củi..), vật liệu xây dựng (xi măng, sắt
thép);

3

Mua bán thủy hải sản, nông sản sơ chế


4

Mua bán máy thủy, phụ tùng máy thủy và vật tư thiết bị tàu thủy

4663; 4752

4659

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

GIÁM ĐỐC

NGƯỜI PHỤ TRÁCH
(DPA)

PHÒNG NHÂN SỰ
THUYỀN VIÊN

ĐỘI ỨNG PHÓ
KHẨN CẤP

PHÒNG KỸ THUẬT
VẬT TƯ

CÁC THUYỀN TRƯỞNG

PHÒNG KHAI THÁC

PHÁP CHẾ HÀNG HẢI


6

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Giám đốc công ty
• Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty, cả ở trên bờ và dưới tàu.
Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo an toàn cho con người,
tàu, và môi trường.
• Khi vắng mặt, giám đốc có thể uỷ quyền cho người có thẩm quyền.
• Yêu cầu chủ tàu thông báo đầy đủ tên và chi tiết về công ty quản lý tàu
cho chính quyền hàng hải.
• Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả HTQLAT của công ty.
• Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để người phụ trách (DP)
thực thi các chức năng của mình.
• Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để thuyền trưởng thực thi
các nhiệm vụ của mình một cách an toàn.
• Tuyển dụng và đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc và HTQLAT.
• Lựa chọn và bố trí những người thích hợp, có đủ năng lực, trình độ cho
việc thực hiện HTQLAT.
• Tổ chức các cuộc họp liên quan đến an toàn. Tất cả các cuộc họp liên quan
đến an toàn đều được ghi vào "Biên bản họp quản lý an toàn".
• Soát xét hệ thống, tìm ra những điểm không phù hợp, đánh giá hiệu quả
của HTQLAT, đồng thời cải tiến hệ thống này.
• Thành lập và huy động đội ứng phó sự cố.
• Thiết lập hiệu quả quá trình trao đổi thông tin.
• Làm việc với giới truyền thông về các sự cố lớn.
Người phụ trách (DPA)
• Được sự chỉ định của giám đốc, có quyền hạn và trách nhiệm theo dõi,

duy trì và vận hành một cách trôi chảy HTQLAT. Người phụ trách (DPA) có những
trách nhiệm và quyền hạn:
• Kiểm soát sổ tay quản lý an toàn trong công ty.


7

• Báo cáo trực tiếp với giám đốc về mọi sự không phù hợp (nếu có) trong
HTQLAT.
• Giám sát về an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu.
• Đảm bảo nguồn lực và hỗ trợ trên bờ đuợc cung cấp đầy đủ theo yêu cầu.
• Lập kế hoạch và đánh giá nội bộ HLQLAT, soát xét quản lý tàu và thu xếp
đánh giá bên ngoài HTQLAT.
• Kiểm tra và xác nhận những hành động khắc phục, những sự không phù
hợp với HTQLAT.
• Phân tích khiếm khuyết, sự không phù hợp, sự cố để báo cáo giám đốc có
biện pháp tránh lặp sự cố.
• Hỗ trợ các thuyền trưởng thực hiện và duy trì đúng đắn HTQLAT.
• Khi DP vắng mặt, giám đốc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của DP.
Phòng nhân sự
• Trưởng phòng nhân sự giúp các lãnh đạo công ty cải tiến công tác quản lý
và chịu trách nhiệm kiểm soát các quá trình hoạt động của tàu trong lĩnh vực hàng
hải và bảo vệ môi trường cụ thể các công việc sau:
• Tham mưu công tác tổ chức, cán bộ trong công ty.
• Tổ chức đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc HTQLAT.
• Quản lý hồ sơ của tất cả cán bộ trong công ty.
• Tham mưu công tác, quản lý thuyền viên, thực hiện các hợp đồng thuê
thuyền viên.
• Điều động thuyền viên và đẩm bảo tất cả các tàu trong công ty được bố trí
đầy đủ thuyền viên có kinh nghiệm và chất luợng.

• Xác định nhu cầu, tổ chức huấn luyện đào tạo sỹ quan, thuyền viên dưới
tàu.
• Các vấn đề liên quan tới đánh giá định biên trên các tàu. Đề bạt các chức
danh dưới tàu.
• Quản lý hồ sơ của tất cả thuyền viên dưới tàu.
• Các cán bộ thực hiện theo nhiệm vụ phan công cụ thể của trưởng phòng.


8

Phòng Kỹ thuật-Vật tư
Trưởng phòng kỹ thuật giúp lãnh đạo công ty cải tiến công tác quản lý và
chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động khai thác kỹ thuật của tàu, bảo dưỡng các
thiết bị trong quá trình khai thác và chịu trách nhiệm quản lý vật tư bao gồm các
công việc sau:
• Thúc đẩy các nhân viên phòng kỹ thuật và thuyền truởng, máy trưởng
dưới tàu thực hiện và duy trì hiệu quả HTQLAT & Chất lượng của công ty
• Tham mưu công tác kỹ thuật.
• Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình sửa chữa, đăng kiểm đội tàu.
• Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch và hiệu quả hệ thống
bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa đội tàu công ty.
• Thiết lập hệ thống các báo cáo kỹ thuật bằng các văn bản giữa phòng kỹ
thuật và đội tàu. Xử lý các báo cáo kỹ thuật từ tàu, tiến hành kiểm tra máy móc,
thiết bị, xem xét và đánh giá để đưa ra các hành động phòng ngừa đảm bảo tàu hoạt
động an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa ô nhiễm môi truờng, đáp ứng yêu cầu của
khách hàng.
• Đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ sửa chữa.
• Xây dựng định mức tồn kho phụ tùng vật tư.
• Cung ứng và giám sát quá trình sử dụng phụ tùng vật tư. Đảm bảo cung
cấp đủ cả số lượng và chất lượng vật tư để tàu hoạt động an toàn, hiệu quả không

gây ô nhiễm, không gây thiệt hại đến sinh mạng và sức khỏe thuyền viên.
• Thu xếp thu hồi vật tư phế thải của tàu (việc trực tiếp xử lý chất thải sinh
hoạt trên tàu là trách nhiệm của thuyền trưởng )
• Các cán bộ thực hiện theo nhiệm vụ phân công cụ thể của trưởng phòng.
Ngoài ra, trưởng phòng Kỹ thuật - Vật tư chịu trách nhiệm:
• Cung cấp cho tàu những bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, ấn phẩm hàng hải, sổ tay
hướng dẫn, sách tham khảo và sổ ghi chép theo yêu cầu.
• Tìm kiếm nguồn vật tư, đánh giá lựa chọn nhà cung ứng.


9

• Lập kế hoạch chi tiêu mua sắm phụ tùng vật tư.
• Lập hợp đồng nguyên tắc với các nhà thầu vật tư.
Phòng khai thác
Trưởng phòng khai thác chịu trách nhiệm :
• Giúp đỡ tàu mọi yêu cầu cần thiết về các hợp đồng mà tàu phải tuân theo.
• Tổ chức kinh doanh các tàu trực tiếp khai thác.
• Quản lý và chỉ đạo công tác bốc xếp hàng tại cảng.
• Trợ giúp tàu trong quá trình hành hải như cung cấp các thông tin về thời
tiết, luồng lạch, bến cảng, đại lý. Cung cấp đầy đủ cho tàu lương thực thực phẩm và
thuốc y tế.
• Duy trì thông tin liên lạc giữa công ty với tàu.
• Các cán bộ thực hiện theo nhiệm vụ phân công cụ thể của trưởng phòng.
Phòng pháp chế
Phòng pháp chế chịu trách nhiệm:
• Giúp đỡ tàu mọi yêu cầu cần thiết về các hợp đồng mà phòng khai thác đã
thực hiện.
• Tham gia, đóng góp các ý kiến về pháp luật, luật pháp tại các cảng tàu sẽ
tới.

• Cung cấp cho tàu những bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, án phẩm hàng hải, sổ tay
hướng dẫn, sách tham khảo và sổ ghi chép theo yêu cầu.
• Thực hiện công tác pháp chế, an toàn hàng hải.
• Tham mưu công tác đăng kiểm.
• Bảo đảm các hồ sơ, tài liệu liên quan đến trang thiết bị, sửa chữa, hoán cải
của đội tàu phải sẵn có và được cập nhật kịp thời nhằm phục vụ cho việc quản lý kỹ
thuật hiệu quả cho đội tàu.
Đội ứng phó sự cố
Giám đốc sẽ quyết định thành lập đội ứng cứu sự cố trong trường hợp có bất
trắc xảy ra trên biển như:


10

• Tràn dầu xuống biển.
• Có người bị thương khi tàu đang trên biển.
Các tai nạn nghiêm trọng như:
• Tàu đâm va, chảy dầu trên tàu, tàu mắc cạn, nước vào tàu, hàng hoá bị
dịch chuyển, yêu cầu cứu hộ, rời bỏ tàu, người rơi xuống biển.
• Tàu bị cướp biển.
• Máy lái hỏng, mất điện, máy chính hỏng.
• Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong đội ứng cứu nhanh phải
triệu tập ngay một cuộc họp gồm những người có liên quan để phối hợp tiến hành
các biện pháp giải quyết theo đúng kế hoạch ứng cứu sự cố.
• Những người thực hiện nhiệm vụ của đội ứng cứu nhanh sẽ đưa ra những
giải pháp khẩn cấp phù hợp và thực hiện các giải pháp đó dưới sự điều khiển của
giám đốc.
Thuyền trưởng các tàu.
Quyền và trách nhiệm của thuyền trưởng:
• Hiểu thấu đáo HTQLAT của công ty.

• Thực hiện và duy trì chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường của công
ty.
• Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường.
• Đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn phù hợp một cách rõ ràng và đơn
giản.
• Kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu đề ra đã được tuân thủ.
• Soát xét lại HTQLAT và báo cáo khiếm khuyết của HTQLAT cho công ty.
• Giữ các giấy chứng nhận, giấy tờ chính thức và các tài liệu quan trọng.
Chịu trách nhiệm mang các tài liệu quan trọng liên quan khi phải bỏ tàu.
• Thuyền trưởng chỉ được rời tàu khi đã bàn giao trách nhiệm cho thuyền
phó nhất hoặc khi có thuyền trưởng khác được công ty chỉ định xuống thay.


11

1.4 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty
1.4.1 Đặc điểm về nguồn nhân lực
Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty. Đối với lao động sản xuất, nhìn chung nhân tố này ảnh
hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện qua các điểm như: trình độ tay
nghề (bậc thợ), kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc. Tại
công ty cổ phần Hàng hải Hoàng Gia hiện nay đội ngũ lao động là một điểm mạnh,
chứa đựng một tiềm năng vô cùng lớn, nếu phát huy tốt sẽ là điểm hết sức quan
trọng tác động đến việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Năm 2015, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty là 136 người.
Bảng 1.4.1.1 Số luợng và cơ cấu lao động phân theo hình thức
trực tiếp hoặc gián tiếp
Năm 2014
Hình thức


Số lượng
(người)

Trực tiếp

93

Năm 2015

Tỷ trọng (%)
78.81

Số lựơng
(người)
100

Tỷ trọng (%)
73.53

Gián tiếp
25
21.19
36
26.47
Tổng
118
100
136
100
(Nguồn: Phòng nhân sự thuyền viên-Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, nguồn lao động của công ty tăng lên trong năm
2015. Nguồn lao động trực tiếp có tỷ trọng luôn cao hơn nguồn lao động gián tiếp.
Cụ thể:
Năm 2014, số lượng lao động trực tiếp là những thuyền viên, những người
tham gia trực tiếp vào vận hành đội tàu để vận chuyển hàng hoá là 93 người, chiếm
78,81%. Sang năm 2015, số lượng lao động trực tiếp này lại tăng không đáng kể với
số lao động là 100 người, chiếm 73,53 % tổng số lao động năm 2014-2015.
Số lượng lao động gián tiếp là những người gián tiếp điều hành các hoạt động
của công ty, số lượng này chỉ chiếm 21,19% tổng số lao động năm 2014 tương ứng


12

với 25 người. Nhưng đến năm 2015, số lượng lao động gián tiếp này tăng lên hơn
5% , chiếm 26,47% trong tổng số lao động năm 2015.
Bảng 1.4.1.2 Số lượng và cơ cấu lao động phân theo giới tính và độ tuổi
Năm 2014
Giới tính và độ tuổi

Năm 2015

Số lượng

Tỷ trọng

Số lượng

Tỷ trọng

(Người)


(%)

(Người)

(%)

Giới tính
Nam
105
89.00
119
87.00
Nữ
13
11.00
17
13.00
Tuổi đời
20->30
30
25.42
42
30.88
30->40
72
61.02
75
55.15
40->50

10
8.47
12
8.82
50->60
6
5.09
7
5.15
Tổng số
118
100
136
100
(Nguồn: Phòng nhân sự thuyền viên – Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long)
Từ bảng 2: “ Số lượng và cơ cấu lao động phân theo giới tính và độ tuổi” ta
thấy rằng:
Tỷ trọng số lao động phân theo giới tính nam luôn nhiều hơn giới tính nữ
trong 2 do đặc thù công việc của lao động là nam giới. Nữ giới chỉ chiếm hơn 10%
tổng số lao động và tập trung chủ yếu ở khối lao động tại văn phòng.
Tỷ trọng lao động theo độ tuổi thì độ tuổi 30 ->40 là độ tuổi có số lao động
nhiều nhất trong công ty chiếm hơn 55% tổng số lao động. Còn lại là từ độ tuổi 2030 tuổi chiểm hơn 30% tổng số lao động của công ty.


13

Bảng 1.4.1.3 Cơ cấu lao động phân theo trình độ.
STT

Năm 2014

Số lượng
Tỷ trọng

Trình độ

Năm 2015
Số lượng Tỷ trọng

(Người)
(%)
(Người)
(%)
1
Sau đại học
7
5,93
9
6,62
2
Đại học, cao đẳng
78
66,1
89
65,44
3
Trung cấp, sơ cấp
33
27,97
38
27,94

Tổng
118
100
136
100
(Nguồn: Phòng nhân sự thuyền viên – Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long)
Từ các bảng trên ta thấy, chất lượng nhân viên của công ty phát triển cơ bản
ổn định, tỉ lệ nhân viên nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nữ, trình độ đào tạo ngày
càng được nâng cao. Đa số có tinh thần cầu tiến, tự giác tham gia học tập để nâng
cao trình độ, hướng phát triển như vậy nhìn chung phù hợp với đặc thù ngành, thuận
lợi cho công tác đào tạo để phục vụ cho phát triển nguồn nhân lực của công ty. Hiện
nay công ty đang tuyển dụng thêm nguồn nhân lực để có thể phát triển hơn cơ cấu
lao động của công ty.
1.4.2 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Tính đến hết năm 2015, tổng giá trị tài sản cố định của công ty đạt 50,857 tỷ
trong đó chủ yếu là phương tiện vận tải ( gồm 06 tàu biển ) chiếm gần 562 tỷ đồng,
phần còn lại là máy móc thiết bị và các thiết bị quản lý và các tài sản khác.
Bảng 1.4.2.1 Tình hình tài sản cố định của công ty đến ngày 31/ 12/ 2015
Đơn vị tính: 106đồng
Tài sản

Nguyên giá

Khấu hao

Giá trị còn lại

TSCĐ hữu hình

50.857


4.423

46.434

Máy móc thiết bị

98

82

16

Phương tiện vận tải
48.032
11.265
36.767
Tài sản cố định vô hình
0
0
0
Tổng cộng
50.857
4.423
46.434
(Nguồn: Phòng kế toán-Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long)
Đội tàu của công ty
Bảng 1.4.2.2 Đội tàu của công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long
STT


Tên tàu

Loại tàu

Năm/ nơi đóng

Trọng tải

Hình thức


14

(DWT)
đầu tư
1
Thịnh Long 06 Hàng khô 2003/ Việt Nam 27.095,10 Đóng mới
Tổng trọng tải
27.095,10
(Nguồn: Phòng Khai thác –Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long)
Nhìn vào bảng đội tàu của công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long thấy rằng
đội tàu có trọng tải nhỏ, tuổi tàu còn khá trẻ. Số lượng tàu cũng chưa thực sự lớn so
với các công ty vận tải biển khác như Tân Bình, VOSCO, Vinaship, Vinalines.
Tổng trọng tải toàn bộ đạt 27.095,10 DWT. Tuy nhiên đây là loại tàu hàng khô tổng
hợp khá đa dụng, một số tàu có cẩu, mớn mước thấp nên có thể vào sâu trong các
cảng mà không cần chuyển tải. Loại tàu này cũng rất phù hợp với các loại hàng bao,
hàng nông sản vận chuyển có cự ly gần hoặc trung bình, các loại hàng thiết bị, hàng
bách hóa không chuyên tuyến và khối lượng hàng thường nhỏ.
So với các doanh nghiệp khác đội tàu của công ty có tuổi đời tương đối trẻ,
hầu hết các tàu được đóng mới tại Việt Nam từ năm 2010. Tuy nhiên chất lượng

đóng tàu chưa được tốt và đảm bảo như các tàu đóng tại các quốc gia như Nhật Bản
hoặc Hàn Quốc. Do những khó khăn về quy mô sản xuất và tài chính, công ty cổ
phần Hàng hải Hoàng Gia chủ yếu đóng mới các loại tàu nhỏ nhưng có tính cơ động
cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực Đông
Nam Á, Nam Trung Quốc và khu vực Ấn Độ.
1.4.3 Đặc điểm về thị trường
Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long là công ty ra đời từ năm 2003, tính
đến nay công ty hoạt động được 13 năm.
Hiện nay Việt Nam đang trong nền cơ chế thị trường cùng với đó là sự gia
nhập các tổ chức thương mại quốc tế nhằm thúc đẩy việc sản xuất , tiêu thụ hàng
hóa, mở rộng quan hệ giao lưu các nước thông qua đường biển. Qua đó đòi hỏi các
công ty phải nâng cao năng lực quản lý, tìm kiếm thị trường.
Đối với công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long, rất có ưu thế về địa bàn ở
Thái Bình. Thứ nhất, công ty nằm trong một trong ba vùng kinh tế trọng điểm ở
miền Bắc. Công ty có các đội tàu nòng cốt như Royal 18, Royal 88, Royal 89…


15

giúp cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thuận lợi, đáp ứng được nhu
cầu của người gửi hàng.
Cảng Diêm Điền được coi là cảng khá quan trọng khu vực miền Bắc, được
các công ty nước ngoài đầu tư rất nhiều.. Tiếp đó là về nguồn nhân lực năng động
có trình độ học vấn cao, được đào tạo kĩ lưỡng từ trường Đại học Hàng Hải và các
trường lân cận. Vì vậy ta có thể khẳng định được công ty TNHH Thương Mại Thịnh
Long có ưu thế lớn về thị trường.
1.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TM
Thịnh Long
Bảng 1.5 (1): Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu

Doanh thu thuần về bán hàng và

Năm 2014

Năm 2015

1.304.828.432

2.780.251.181

9.987

275.998

0

95

Giá vốn hàng bán

1.937.919.342

2.537.142.987

Chi phí
Chi phí tài chính

15.808.415.113

20.899.445.125


Chi phí quản lý doanh nghiệp

253.968.302

264.114.275

Chi phí khác
Phải trả cho người lao động
Tổng lao động

175.592.003
525.000.000
118

417
525.000.000
136

1.062.641.228

20.730.405

cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Thu nhập khác

Lợi nhuận trước thuế

Lợi nhuận sau thuế

1.062.641.228
20.730.405
(Nguồn: Phòng Kế toán - Công ty TNHH Thương Mại Thịnh Long)


16
Bảng 1.5 (2): Bảng thống kê kết qua kinh doanh qua 3 năm 2013, 2014, 2015
ĐVT: đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

2014/2013
Giá trị (Đồng)
823.476.958
817.877.474

Chênh lệch
%
123,29
123,40

2015/2014
Giá trị (Đồng)
835.665.292

830.613.798

%
119,17
119,26

1. Tổng DT
2. Tổng CP
3. LN gộp về

3.535.542.813
3.494.699.824

4.359.019.771
4.312.577.298

5.194.685.063
5.143.191.096

BH và cungcấp

1.304.828.432

1.304.828.432

2.780.251.181

39.359.094

110,57


12.635.606

103,07

40.842.989

46.442.473

51.493.967

5.599.484

131,71

5.051.494

110,87

304.601
40.842.989

319.190

51.813.157

-14.589

4.79


(-319.190)

-

5.599.484

113,71

5.370.684

111,56

DV
4. LN thuần
HĐKD
5. LN khác
6. LN trước
thuế
7. Lợi nhuận
sau thuế
8. Tổng số
cổđông
9. Tổng số lao
động (người)
10. Thu nhập

46.442.473

33.655.427


38.315.041

42.745.855

4.659.614

113,84

4.430.814

111,56

4

4

4

0

0

0

0

22

22


21

2

0

1

4.55

798.137.252

839.512.210

850.215.708

41.374.958

5.18

10.696.498

1.27


17
bình quân
11. Nộp ngân

491.900.341


534.067.302

3.734.936.210

3.884.373.734

sách nhà nước

12. Tổng vốn

557.127.432

42.166.961

8.57

23.060.130

4.32

4.033.582.459

149.473.524

104

149.208.725

103.84



18

=>Qua bảng 1.5 : Ta có thể đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của
Công ty như sau:
- Quy mô vốn kinh doanh của công ty ngày càng tăng. Năm 2011 vốn kinh
doanh có 3.734.916.210 đồng. Năm 2012 vốn kinh doanh là 3.844.373.734 đồng
tăng 104%. Đến năm 2013 vốn kinh doanh là 4.033.582.459 đồng tăng 103.84%
so với năm 2012. Như vậy ta có thể thấy trong những năm gần đây để đáp ứng yêu
cầu sản xuất công ty đã tiến hành tăng quy mô vốn kinh doanh.
- Lực lượng lao động của công ty trong những năm gần đây luôn giữ ở mức
ổn định, kết hợp với việc nâng cao tay nghề cho công nhân, với khấu hiệu an toàn
trong sản xuất nên sản phẩm của công ty luôn giữ được an toàn trong quá trình thi
công và đảm bảo được tiến độ sản xuất, điều này đã tạo điều kiện thúc đẩy hoạt
động bán hàng ngày càng thuận lợi hơn .
- Tổng doanh thu của công ty trong những năm gần đây tăng lên. Năm 2011
tổng doanh thu đạt 3.535.542.813 đồng, năm 2012 tổng doanh thu đạt
4.359.019.771 đồng tăng 123,29% so với năm 2011. Năm 2013 doanh thu của công
ty là 5.194.685.063 đồng tăng 119,17% so với năm 2012. Tỉ lệ phần trăm tăng
doanh thu của năm 2013/2012 gấp 0,96 lần so với tỉ lệ phần trăm của năm
2012/2011.
- Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 33.655.427 đồng. Năm 2012
lợi nhuận sau thuế đạt 38.315.041 đồng, tăng 113,84 % so với năm 2011. Năm 2013
lợi nhuận sau thuế đạt 42.745.855 đồng, tăng 111,56% so với năm 2012.
- Lợi nhuận của công ty năm 2012 tăng 4.623.112 đồng, tương đương tăng
113,84% so với năm 2011. Năm 2013, lợi nhuận giảm 4.430.814 đồng, tương
đương tăng 111,56 % so với năm 2012. Mức tăng trưởng từ năm 2011 đến năm
2013 tương đối cao so với cùng kỳ năm trước.
- Mức thu nhập bình quân của người lao động năm 2012 tăng 5.18% so với

năm 2011, năm 2013 tăng 1.27% so với năm 2012 .Mức tăng chưa đáng kể nhưng
điều đó chứng tỏ công ty quan tâm và phần nào đảm bảo đời sống của nhân viên
được ổn định ,như vậy công nhân viên sẽ mong muốn gắn bó lâu dài với công ty
hơn


19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠI CÔNG TY
TNHH THƯƠNG MẠI THỊNH LONG
2.1 Cơ sở lý luận chung về đội tàu vận tải biển
2.1.1 Tổng quan về vận tải biển
2.1.1.1 Khái niệm về vận tải biển
Vận tải biển là một phương thức hoạt động vận tải dùng tàu thuyền hoặc các
phương thức vận tải đường biển khác để tiến hành việc chuyên chở hành khách,
hành lý hàng hóa trên các tuyến vận tải biển.
Vận tải biển là một hình thức vận tải thông qua môi trường biển, hàng hóa
được vận chuyển từ nơi xếp hàng đến nơi dỡ hàng bằng tàu biển theo một hợp đồng
vận chuyển được ký kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển.
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.
Ngay từ thế kỷ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm tuyến
đường giao thông để giao lưu các vùng miền, các quốc gia với nhau. Cho đến nay
vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống
vận tải quốc tế.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải đường biển
 Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa
trong buôn bán quốc tế.
 Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn.
 Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao
thông tự nhiên.

Ưu điểm: Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp, tiết kiệm
được chi phí vận chuyển hơn so với các loại hình vận tải khác.
Nhược điểm:
 Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
 Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển
còn bị hạn chế.


20

 Vận tải đường biển đòi hỏi kỹ thuật bảo quản hàng hóa trên tàu biển rất
cao.
 Thời gian vận chuyển hàng hóa bằng đường biển kéo dài, không thích hợp
với những hợp đồng đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh.
Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải đường biển, ta có
thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:
 Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong buôn bán,
lưu thông với quốc tế.
 Vận tải đường biển thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn,
chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh chóng.
2.1.1.3 Cơ cấu đội tàu vận tải biển Việt Nam
2.1.1.3.1 Khối lượng hàng hóa vận chuyển của đội tàu VTB Việt Nam


21
Bảng 2.1.1.3 (1): Số lượng tàu vận tải biển Việt Nam năm 2015(*)

STT

Số lượng


Dung tích

Trọng tải

(chiếc)

(GT)

(MT)

Loại tàu

2013

2014

2013

2014

2013

2014

165

162

1.126.594


1.130.793

1.866.408

1.895.132

1.002

1.043

1.575.580

1.763.856

2.724.981

3.045.016

1

Tàu chở hàng rời

2

Tàu chở hàng bách hóa

3

Tàu chở công-ten-nơ


28

32

182.874

230.203

236.673

280.540

4

Tàu chở khách và hàng

40

45

7.228

7.803

3.063

3.527

5


Tàu cao tốc

8

8

1.076

1.076

307

307

6

Tàu hóa chất + dầu

19

24

105.593

185.845

202.792

281.311


7

Tàu dầu

127

132

970.478

1.080.811

1.563.044

1.695.044

8

Tàu khí hóa lỏng

10

9

27.805

26.806

28.516


27.475

9

Các loại tàu khác

394

385

383.987

231.298

360.706

125.753

1.793

1.840

4.381.215

4.658.491

6.986.490

7.354.105


Tổng cộng

Ghi chú: (*) số lượng tàu tính đến 15 tháng 12 năm 2015.


22

Đội tàu biển Việt Nam có tuổi tàu trung bình cao, cơ cấu đội tàu chưa hợp lý, nhiều tàu chở hàng tổng hợp, thiếu
chuyên dùng, tàu container, đặc biệt là tàu container trọng tải lớn. Chi tiết xem các hình dưới đây.
Hình 2.1.1.3 (1): Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam 2014 theo chủng loại (đv: tàu)


23

Hình 2.1.1.3 (2) Cơ cấu đội tàu biển Việt Nam 2015 theo trọng tải (đơn vị: DWT)


24


25

Về chủ sở hữu tàu, Việt Nam hiện có 597 chủ tàu thuộc mọi thành phần kinh
tế, trong đó chỉ có 33 chủ tàu sở hữu đội tàu có tổng trọng tải trên 10.000 DWT, còn
lại là đội tàu nhỏ thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, nhỏ lẻ tại các địa phương
Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Cần Thơ... Trong số 33 chủ tàu lớn có đến 25
chủ tàu thuộc 4 tập đoàn kinh tế lớn như: Tổng công ty hàng hải Việt Nam
(Vinalines), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro-VietNam), Tổng Công ty Xăng dầu
Việt Nam (Petrolimex) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC). Các chủ tàu

thuộc Vinalines sở hữu đội tàu lớn nhất, lên đến 2,4 triệu DWT với 122 tàu các loại,
bao gồm 18 tàu công-ten-nơ với tổng trọng tải khoảng 160.395 DWT, 8 tàu dầu sản
phẩm tổng trọng tải 451.375 DWT; tàu chở hàng khô 120 chiếc có tổng trọng tải
2.765.235 DWT, tàu khác 37.706 DWT, chiếm 45% tổng trọng tải đội tàu quốc gia,
trong đó tàu hàng khô chiếm 55%, công-ten-nơ chiếm 24% và tàu dầu chiếm 28%.
Các chủ tàu vận tải thuộc Petrolimex sở hữu 10 tàu dầu sản phẩm với tổng trọng tải
288.239 DWT, chiếm 32% tổng trọng tải tàu dầu Việt Nam và 7% tổng trọng tải đội
tàu quốc gia. Các chủ tàu khác là các doanh nghiệp nhỏ, số lượng tàu sở hữu ít,
trọng tải nhỏ. Có doanh nghiệp chỉ sở hữu 1 tàu duy nhất.
Sản lượng vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam năm 2014 đạt 98,54 triệu
tấn, tương đương 150,58 tỷ tấn.km. Trong đó, vận tải quốc tế đạt 55,13 triệu tấn,
tương đương 128,03 tỷ tấn.km; vận tải nội địa đạt 43,23 triệu tấn, tương đương
22,55 tỷ tấn.km.


×