Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.18 KB, 47 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa

LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta đã
chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Với cơ
chế này đã tạo ra cho các doanh nghiệp của Việt Nam có quyền tự chủ kinh doanh,
phát huy được tính sáng tạo của doanh nghiệp. Tuy nhiên cơ chế này cũng đặt ra
cho các doanh nghiệp rất nhiều thách thức mới trong việc đối đầu với cạnh tranh và
buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải kinh doanh đạt hiệu quả cao trong tất cả
các chỉ tiêu của mình.
Trong điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay, muốn tồn tại và phát triển đòi
hỏi doanh nghiệp phải có lãi. Muốn vậy thì doanh nghiệp phải bán được nhiều
hàng với số lượng ngày càng tăng. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào hoạt động
tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nó là cầu nối giữa doanh nghiệp với người
tiêu dùng, là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa trong doanh
nghiệp đảm bảo yêu cầu trong quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, nó là
tấm gương phản chiếu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu như doanh nghiệp có hoạt động tiêu thụ sản phẩm hợp lý, hàng hóa được tiêu
thụ nhiều trên thị trường thì doanh nghiệp mới có điều kiện để tồn tại và phát triển.
Ngược lại, nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm không đúng đắn, doanh nghiệp không
có khả năng thu hồi vốn, có thể lâm vào tình trạng khó khăn và từ đó dẫn đến phá
sản.
Nhận thức được vai trò to lớn của tiêu thụ sản phẩm và tầm quan trọng của
việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và
Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến nói riêng nên trong thời gian thực tập, em
đã chọn đề tài "Nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH
Thương mại Minh Tiến " làm chuyên đề thực tập của mình. Qua chuyên đề, em
mong muốn vận dụng vốn kiến thức của mình vào việc phân tích, đánh giá nghiên
cứu thị trường, đặc biệt là thị trường tiêu thụ sản phẩm, để từ đó có phương hướng
và biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - một trong
những yêu cầu hàng đầu của quản lý doanh nghiệp.


Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Kết cấu của chuyên đề gồm ba chương:
Chương 1: Đặc điểm chung về Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến
Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH Thương
mại Minh Tiến
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của
Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến
Chuyên đề được thực hiện với sự hướng dẫn tận tình chu đáo của thầy giáo
Vũ Trọng Nghĩa và sự giúp đỡ tạo điều kiện của các cô chú và anh chị trong Công
ty TNHH Thương mại Minh Tiến là cơ quan thực tập của em.
Do vốn kiến thức và thời gian có hạn nên chuyên đề không tránh khỏi
khiếm khuyết, em mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các cô chú và anh
chị CBCNV trong Công ty.
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI MINH TIẾN
1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH TM Minh Tiến
1.1.1. Thông tin chung về công ty
• Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến
• Tên tiếng Anh: Minh Tien trading co., ltd.
• Địa chỉ: P104 B21 –TT Kim liên –P.Kim liên – Đ.Đa – Hà Nội.
• Điện thoại: 0436422911. Fax: 0436422913
• Website: www.ibuild.vn
• Email:
Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến được thành lâp vào ngày 9/5/2003

theo quyết định số124/QĐ-UB ngày 25/2/2003 của UBND thành phố Hà Nội và
được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận kinh doanh với hoạt
động chính là nhập khẩu và phân phối cho các đại lý và công trình các mặt hàng
phục vụ cho các công nghiệp: cấp thoát nước, hệ thống cứu hỏa, xăng dầu, khí, ga,
đóng tầu. Sau một thời gian đi vào hoạt động Công ty đã không ngừng phát triển về
mọi mặt, sản phẩm ngày càng nhiều và đa dạng hóa chủng loại sản phẩm. Sản
phẩm của công ty đã được tiêu thụ trên thị trường toàn quốc và đã đạt được sự tín
nhiệm rất cao của khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Thương mại Minh Tiến
có thể được khái quát thành hai giai đoạn chính như sau:
1. Giai đoạn trước tháng 3 năm 2004.
Trong giai đoạn này công ty Minh Tiến chuyên kinh doanh các mặt hàng van
1 chiều, van 2 chiều, đồng hồ đo nước, các loại ống thép mạ kẽm, ống thép đen.
Với một nửa cửa hàng đồng thời cũng là văn phòng giao dịch tại địa chỉ: P104 B21
–TT Kim liên –P.Kim liên – Đ.Đa – Hà Nội, công ty chỉ có một giám đốc là ông
Trương Văn Cự, một kế toán và 4 lao động phổ thông chuyên thực hiện các công
việc xếp, dỡ hàng hóa,…đồng thời đảm nhiệm việc vận chuyển hàng hóa với số
lượng nhỏ, lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Do quy mô còn nhỏ bé, sự cạnh tranh
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
trên thị trường về các sản phẩm của công ty lại cực kỳ khốc liệt, công ty luôn bị
các đối thủ to lớn hơn chiếm lĩnh mất thị trường làm công ty nhiều lúc phải điêu
đứng bên bờ vực thẳm.
Không chịu khuất phục trước những thử thách và trở ngại trên thương trường.
Vốn sẵn có một sự am hiểu về nghành kinh doanh của công ty, sau một thời gian
kinh doanh loại mặt hàng này, ông Cự đã quyết tâm tìm hiểu nhu cầu thị trường,
tìm hiểu và so sánh các loại nguồn hàng có chất lượng cao, ổn định đồng thời nó có
một mức giá hợp lý có thể cạnh tranh được trên thị trường, ông đã đưa ra cho mình

trên dưới chục phương án lựa chọn nhưng rồi ông nhận thấy các loại sản phẩm của
công ty do Trung Quốc và Đài Loan sản xuất là có tính khả thi hơn cả, nó có thể
đáp ứng được một cách tốt nhất các tiêu thức mà ông đã đặt ra và ông đi đến quyết
định: các loại van, đồng hồ đo nước, các loại ống thép mạ kẽm, ống thép đen do
Trung Quốc và Đài Loan sản xuất sẽ là mặt hàng chủ lực trong chiến lược kinh
doanh của công ty Minh Tiến, ngoài ra để có thể an toàn trong kinh doanh thì rủi ro
phải được phân tán, đi kèm với mặt hàng chủ lực công ty sẽ kinh doanh thêm các
loại phụ kiện ren và hàn: cút, côn, tê, Chếch, các lọai mặt bích tiêu chuẩn JIS, DIN,
BS, ANSI, ống tiêu chuẩn ASTM.
Với chiến lược kinh doanh hợp lý cộng với tinh thần làm việc không biết mệt
mỏi của tập thể các thành viên trong công ty, các sản phẩm của công ty ngày càng
thu hút được khách hàng đồng thời quy mô của công ty cũng không ngừng tăng lên
về mọi mặt.
2. Giai đoạn sau tháng 3 năm 2004.
Để tiếp tục mở rộng và phát triển tháng 3/2004 công ty đã mở thêm 3 chi
nhánh tại TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh đồng thời thiết lập mối quan
hệ bạn hàng với rất nhiều các đại lý có nhu cầu về sản phẩm của công ty. Điều này
đã đặt nền tảng vững chắc cho công việc kinh doanh của công ty sau này.
Tính đến nay, sản phẩm của Công ty Minh Tiến được phân phối cho hơn 500
đại lý trên toàn quốc và có mặt trong các công trình trọng điểm quốc gia như: Khu
liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, đóng các tàu xuất khẩu lên đến 22.500 DWT,
các công trình cấp nước khác,…

Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
4
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Hiện nay, chức năng chủ yếu của công ty là nhập khẩu và phân phối các sản
phẩm: van 1 chiều, van 2 chiều, trụ cứu hỏa, van cứu hoả, van điện từ, các loại phụ
kiện ren và hàn: cút, côn, tê, Chếch…Thị trường mà công ty cung cấp là Hà Nội,

TP.Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng. Mặt khác, công ty cũng không ngừng
nghiên cứu, nắm bắt kịp thời các nhu cầu mới nảy sinh trên thị trường và tìm mọi
cách thỏa mãn các nhu cầu đó.
Đi đôi với chức năng như vậy thì Công ty TNHH Thương mại Minh Tiến
có nhiệm vụ như sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh theo đúng nghành nghề
được ghi trong giấy chứng nhận kinh doanh
- Xây dựng phương án kinh doanh, phát triển kế hoạch và mục tiêu chiến
lược của công ty
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và xác định nhu cầu thị trường
- Nâng cao năng suất lao động, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho phù hợp với thị trường
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động theo quy định của Nhà
nước về lao động, thực hiện việc chăm lo và không ngừng cải thiện điều
kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình
độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động
- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo đúng quy định của Nhà
nước
- Mỏ sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách theo quy định của pháp lệnh thống
kê kế toán và chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế, tài chính
- Nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luậ
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
1.2. Đặc điểm cỏ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty
- Giám đốc
Giám đốc công ty: Ông. Trương Văn Cự
Giám đốc: Là người có quyển hành cao nhất trong công ty có nghĩa vụ tổ
chức thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của công ty được quy định tại "Điều lệ

Công ty TNHH TM Minh Tiến " Khi Giám đốc đi vắng uỷ quyền cho Phó giám
đốc điều hành Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ của giám đốc:
 Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm
củng cố và phát triển công ty.
 Chỉ đạo và điều hành các phòng ban trong việc xây dựng và thực
hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm thực hiện
nghĩa vụ thu nộp theo quy định của pháp luật, lập kế hoạch phát
triển dài hạn, mua sắm bảo quản, lưu kho các loại vật tu, và các
vật dụng khác phục vụ cho việc kinh doanh, các quy định quy chế
của Công ty về công tác quản lý nghiệp vụ, chất lượng nội quy kỷ
luật lao động, khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng nghiên cứu
nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
6
Phòng
kinh doanh
P.Giám đốc
Phòng
kỹ thuật
Giám đốc
Phòng
TCKT
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, tổ chức thực hiện
hạch toán sản xuất kinh doanh
- Phó giám đốc
Phó giám đốc công ty : Ông. Phạm Văn Khang
Là người được Giám đốc uỷ quyền chỉ đạo và điều hành công việc sản xuất,
là đại diện của lãnh đạo về chất lượng. Khi Giám đốc vắng mặt Phó giám đốc điều

hành mọi công việc của Công ty.
Chức năng và nhiệm vụ chính của phó giám đốc
 Tham gia điều hành hoạt động của công ty
 Ký kết các hợp đồng kinh tế theo luật định, tham mưu cho giám
đốc về phương án kinh doanh của công ty.
 Cung cấp các báo cáo cho giám đốc.
 Thực hiện một số công việc khác do Giám đốc giao và báo cáo
Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền giải
quyết của mình hoặc không tự giải quyết được.
- Các bộ phận
+ Phòng tài chính kế toán
Chức năng:
 Tham mưu với giám đốc trong quá trình huy động ( tạo lập) và sử
dụng vốn của công ty.
 Theo dõi và kịp thời báo cáo với giám đốc tình hình sử dụng vốn của
công ty.
 Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn, được giám đốc
ủy quyền giám định với Ngân hàng về mặt tài chính.
 Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo
định kỳ.
 Cung cấp kịp thời và chính xác mọi thông tin về tình hình hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty
Nhiệm vụ:
 Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời,đầy đủ mọi phát sinh thu,chi
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
 Lập chứng từ kế toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ sổ sách đúng quy
định.

 Hướng dẫn kiểm tra, giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty
theo đúng chế độ chính sách.
 Theo dõi, tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ Nhà nước.
 Phân chia lợi nhuận thực hiện theo điều lệ của công ty.
 Đề xuất với giám đốc công ty quy chế tính lương thưởng, phụ cấp
của cán bộ công nhân viên theo quy chế hiện hành của công ty.
 Kết hợp với bộ phận khác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công
ty.
 Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc và phó giám đốc giao.
+ Phòng kinh doanh
Chức năng:
 Xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn và ngắn hạn.
 Khai thác và tìm kiếm các nguồn hàng.
 Quảng bá thương hiệu, phát triển thị trường.
 Phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh.
 Xây dựng chiến lược thúc đẩy tăng doanh số.
Nhiệm vụ:
 Kiểm tra hàng tồn kho, hàng chất lượng kém để xuất trả.
 Lên đơn đặt hàng.
 Quan hệ chặt chẽ với các bộ phận liên quan trong công ty để nắm
chắc và đáp ứng kịp thời nhu cầu vật tư, thiết bị và vốn mua hàng.
 Liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng.
 Cải tiến quy trình mua hàng và quản lý nhà cung ứng.
 Ký kết các hợp đồng kinh tế
+ Phòng kỹ thuật
Chức năng:
 Thực hiện bảo trì, lắp đặt, sửa chữa các trang thiết bị của công ty
 Sửa chữa, bảo trì, bảo hành máy móc thiết bị, dịch vụ của khách hàng
do công ty cung cấp.
Nhiệm vụ:

 Bảo trì, lắp đặt các trang thiết bị của công ty.
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
 Bảo hành các sản phẩm do công ty cung cấp.
 Chăm sóc khách hàng.
 Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất do giám đốc giao.
1.3. Một số đặc điểm kinh tế-kỹ thuật và môi trường kinh doanh
ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty
1.3.1. Đặc điểm về sản phẩm
Các sản phẩm của công ty gồm có: van 2 chiều, van 1 chiều, van bi, van an
toàn, van y, van bướm, van hơi, rọ bơm, van phao, van cầu, trụ cứu hỏa, van cứu
hoả, van điện từ, các loại phụ kiện ren và hàn: cút, côn, tê, Chếch, các lọai mặt bích
tiêu chuẩn JIS, DIN, BS, ANSI, các loại ống thép mạ kẽm, ống thép đen, ống tiêu
chuẩn AST
Do sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, hơn nữa
lại cung cấp cho rất nhiều ngành, lĩnh vực trong cả nước. Vì vậy, để công tác tiêu
thụ sản phẩm đạt được hiệu quả cao thì các hoạt động phân loại sản phẩm, lưu kho,
vận chuyển phải hợp lý và khoa học.
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 1: Danh mục sản phẩm của công ty
Sản phẩm

1.Van bi đồng
Van bi đồng tay gạt
Van bi đồng tay bướm
Van bi đồng mạ crom tay gạt
Van bi đồng mạ crom tay bướm

Van cửa đồng
Van 1 chiều lá lật
Van 1 chiều lò xo
Vòi vườn daling
2. Van bi hợp kim
Van bi hợp kim tay gạt
Van bi hợp kim tay bướm
3. Van góc
Van góc đồng mạ crom
Van góc 1 chiều đồng
Ống thép hàn mạ kẽm
Ống thép hàn không mạ
Ống thép đúc mạ kẽm
Ống thép đúc không mạ
Phụ kiện hàn
Phụ kiện ren mạ kẽm
Khớp nối
Mặt bích thép
Đồng hồ đo nước
Nguồn số liệu: Thống kê danh mục sản phẩm của công ty
1.3.2. Đặc điểm khách hàng
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Khách hàng là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc tiêu thụ sản phẩm,
đó là một trong 3 vấn đề kinh tế cơ bản: Bán cho ai?
Khách hàng của Công ty được chia làm ba loại:
- Loại thứ nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành công nghiệp
có nhu cầu về các loại vật tư, thiết bị do Công ty cung cấp như: xây dựng, xăng
dầu, cấp thoát nước, cứu hỏa, đóng tầu. Đặc điểm nổi bật của loại này là nhu

cầu của họ về số lượng, chủng loại và chất lượng có xu hướng ngày càng tăng
khi nước ta đang phát triển để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
- Loại thứ hai là các đại lý lớn và nhỏ trong khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Đây là những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với công ty và công ty
thường có các chính sách khuyến mại đối với họ.
- Loại thư ba là các khách hàng nhỏ lẻ như người dân, hộ gia đình có nhu cầu
về các vật tư và thiết bị do công ty cung cấp. Khối lượng đặt hàng của họ là rất
nhỏ, chỉ chiếm khoảng 3% tổng doanh thu của Công ty
1.3.3. Nhà cung cấp
Trong thực tế, nguồn hàng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiêu thụ sản
phẩm của Công ty; nếu như nguồn hàng phong phú và đầy đủ tạo điều kiện cho
Công ty cung cấp, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và ngược lại nếu nguồn hàng
thiếu sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Qua thực tế cho thấy hàng
hóa công ty còn tồn đọng nhiều dẫn đến hiệu quả của việc kinh doanh không cao.
Nhà cung cấp các nhóm nghành hàng của công ty chủ yếu là ở các nước
trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Asean.
Điểm mạnh của các nhà cung cấp Trung Quốc là họ có nhiều chủng loại,
khối lượng rất lớn. Vì vậy, giá của họ bao giờ cũng thấp hơn so với các nhà cung
cấp khác. Còn các nhà cung cấp ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản thì chất lượng
sản phẩm cao, chủng loại ít nên giá cao hơn các sản phẩm được nhập từ bên Trung
Quốc. Nắm bắt được tâm lý của các doanh nghiệp, đại lý, hộ gia đình ở Việt Nam
là thích sử dụng sản phẩm giá rẻ nên phần lớn các sản phẩm của công ty được nhập
từ Trung Quốc.

1.3.4. Đặc điểm về nguồn vốn
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Bảng 2: Tình hình biến động về vốn của công ty trong những năm qua
(2005-2009)

Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009
Nợ 5.961,8 17.217,6 11.979,5 21.355,6 21.018,0
Vốn chủ sở hữu 18.335,9 20.699,6 49.442,9 52.325,3 54.438,4
Tổng nguồn vốn 24.297,7 37.917,2 61.422,6 73.680,9 75.456,4
Vốn lưu động 16.600,2 26.636,8 48.812,5 61.052 61.353,6
Vốn cố định 7.697,5 11.280,4 12.610,1 12.628,9 14102,8
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty
Bảng 3: cơ cấu vốn của công ty (2005-2009)
Đơn vị: %
Cơ cấu vốn 2005 2006 2007 2008 2009
Nợ 24,54% 45,41% 19,50% 28,98% 27,85%
Vốn chủ sở hữu 75,46% 54.59% 81,50% 71,02% 72,15%
Vốn lưu động 68,32% 70,25% 79,47% 82,86% 81,31%
Vốn cố định 31,68% 29,75% 20,53% 17,14% 18,69%
Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của công ty
Vốn của công ty TNHH Thương mai Minh tiến chủ yếu được hình thành từ
hai nguồn cơ bản đó là nguồn bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, từ người sáng lập, và
nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan và tổ chức khác.Công ty Minh
Tiến là một công ty thương mại, khối lượng tiêu thụ tương đối cao nên thường
xuyên phải nhập hàng mà các chủng loại sản phẩm thường nhập với khối lượng rất
lớn nên vốn lưu động là rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới hiệu quả tiêu thụ
của Công ty. Điều đó được thể hiện qua bảng cơ cấu vốn của công ty. Từ năm
2005 -2009 vốn lưu đông chiếm tới 70% trở lên. Ngoài vốn lưu động chiếm chủ
yếu trong tổng vốn kinh doanh của công ty thì vốn cố định cũng là một điều kiện
không thể thiếu khi kinh doanh đó là: các cửa hàng, văn phòng, phương tiện vận
chuyển xếp dỡ, thiết bị văn phòng…
Quy mô vốn của công ty cũng liên tục tăng trưởng qua các năm:
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
12

Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Năm 2006 nguồn vốn kinh doanh tăng 12.989.500.000 đồng tương ứng
53.46% so với năm 2005.
Năm 2007 vốn kinh doanh tiếp tục tăng so với năm 2006 là 23.505.400.000
đồng tương ứng 61,99%
Năm 2008 vốn kinh doanh tăng 12.258.300.000 đồng tương ứng tăng
19.96% so với năm 2007
Năm 2009 vốn kinh doanh tăng so với năm 2008 là 1.775.500.000 đồng
tương ứng tăng 2.4%
Quy mô vốn của công ty cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của
công ty. Quy mô vốn của công ty tăng khá cao từ năm 2005-2009 cho thấy hoạt
động tiêu thụ của doanh nghiệp có nhiều thuận lợi. Tỷ lệ nợ của công ty cũng
tương đối hợp lý chỉ chiếm trung bình 26-27%. Điều này tác động rất lớn đến giá
bán của sản phẩm, nếu chi phí vốn thấp thì giá bán cũng sẽ giảm làm khối lượng
tiêu thụ tăng mạnh, vòng quay vốn lưu động giảm.
1.3.5. Đặc diểm về lao động và điều kiện lao dộng
Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả lãnh đạo công ty Mính tiến luôn chú
trọng đến chất lượng lao động. Định hướng mục tiêu của công ty là: người lãnh
đạo không những am hiểu nghành nghề mà còn phải thông thạo kiến thức chuyên
môn. Hiện nay số lao động biên chế của công ty là 67 người trong đó:
- Nữ: 22 người chiếm 32,8%
- Nam: 45 người chiếm 67,2%
Chất lượng lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu bao gồm: độ tuổi và trình
độ học vấn.

Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty Minh Tiến năm 2009
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Tuổi Số người Tỷ lệ (%)

Dưới 30 34 50,75
Từ 30 - 35 18 26,90
Từ 36 - 40 9 13,43
Từ 41 - 45 5 7,46
Trên 45 1 1,46
Nguồn số liệu: Thống kê lao động hàng năm của công ty
Bảng 5 : Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của công ty năm 2009
Trình độ Số người Tỷ lệ
Trên đại học 2 2,98%
Đại học 19 28,36 %
Dưới đại học 46 68,66%
Nguồn số liệu: Thống kê lao động hàng năm của công ty
Qua bảng tổng hợp về cơ cấu lao động theo độ tuổi và theo trình độ học vấn
của đội ngũ lao đông trong công ty có thể nhận xét sơ bộ như sau:
- Lực lượng lao động của công ty tương đối trẻ, số lượng lao động dưới 35 tuổi
chiếm gần 80%. Đây là một nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu quả tiêu thụ
của công ty trong thời gian tới.
- Trình độ học vấn của đội ngũ lao động cũng tương đối tốt. Công ty có tới
28,36% là lao động có bằng đại học. Có được điều này là do chính sách của công
ty muốn thu hút những lao động có trình độ về làm việc thông qua: lương, thưởng..
hấp dẫn.
1.3.6. Đặc điểm về kho dự trữ của công ty
Để có thể đảm bảo cho việc bán hàng được diễn ra liên tục không bị ngắt
quãng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng giúp cho việc lưu thông hàng hóa
được thông suốt cũng như có một khoảng thời gian đề phòng hàng nhập khẩu ra
chậm Công ty Minh Tiến có một kho dự trữ với quy mô có thể cung cấp hàng hóa
cho khách hàng trong vòng 4 ngày liên tục.
Kho thực hiện việc tiếp nhận, giao nhận, kiểm kê và bảo quản các loại hàng
hóa mà công ty kinh doanh. Đây là nơi trung gian nối giữa công ty với nhà cung
cấp và khách hàng.

Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
Cung cấp thường xuyên về tình hình xuất, nhập, tồn kho các thời kỳ cho
giám đốc và các cửa hàng trưởng. Đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác, đúng số
lượng, chất lượng theo yêu cầu. Báo cáo mọi trường hợp sai lệch để xử lý và đảm
bảo tốt công tác nghiệp vụ.
1.3.7. Đặc điểm các cửa hàng kinh doanh của công ty
Đây là một bộ phận của công ty Minh Tiến tổ chức ra có chức năng bán
buôn, bán lẻ các sản phẩm mà công ty đang kinh doanh; tìm hiểu diễn biến thị
trường nhất là nhu cầu phổ biến, cơ bản của khách hàng tiêu dùng để tư vấn cho
việc kinh doanh cũng như là nguồn khai thác thông tin thị trường cho công ty.
Cửa hàng còn làm đại lý, nơi giới thiệu với khách hàng các sản phẩm của
công ty. Cửa hàng tự tính chi phí hoạt động trình giám đốc xét duyệt và tổ chức các
phương thức bán hàng. Cửa hàng là nơi trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty.
Các cửa hàng của công ty bao gồm:
- Cửa hàng 609 Trương Định - Hoàng Mai - Hà Nội
- 674 Trường Chinh - F15 - Q Tân Bình – TPHCM
- 153 Lý Thường Kiệt – Q. Tân Bình – TP. Hồ Chí Minh
- 15 Trần Phú, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng
Trách nhiệm và quyền hạn của các cửa hàng trưởng:
- Các cửa hàng trưởng do giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm và có trách
nhiệm quản lý, điều hành tất cả các hoạt động hàng ngày tại cửa hàng.
- Kiểm tra, đánh giá chất lượng, số lượng hàng hóa khi xuất và nhập kho.
- Báo cáo kết quả kinh doanh vào 17h hàng ngày về cho giám đốc và kế
toán trưởng, đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc về
kết quả này.
- Trực tiếp ký các chứng từ, hóa đơn liên quan đến các lĩnh vực được phân
công sau khi được giám đốc phê duyệt.
- Trực tiếp cử người bảo vệ tài sản của cửa hàng vào ban đêm.

Trách nhiệm và quyền hạn của các nhân viên khác:
Tại các cửa hàng luôn có các nhân viên giúp việc cho các cửa hàng trưởng,
trong đó một nhân viên chuyên phụ trách ghi, chép trực tiếp các hóa đơn, chứng từ
khi hàng hóa được xuất nhập tại cửa hàng, trực tiếp kiểm tra và thu tiền của khách
hàng với các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt. Các nhân viên còn lại có trách
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
nhiệm chuẩn bị hàng hóa để giao theo yêu cầu của khách hàng, xếp dỡ hàng hóa
khi xuất, nhập kho; trực tiếp gọi thuê các phương tiện như xích lô, xe thồ…khi bán
cho khách hàng với số lượng nhỏ lẻ.
Công ty còn có 7 nhân viên phụ trách lái xe vận chuyển và 14 nhân viên
marketing
Các lái xe có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu của khách
hàng và của ban lãnh đạo công ty với những nhu cầu có số lượng trên một tấn
hàng, tự chịu trách nhiệm với những mất mát, hư hỏng về hàng hóa trong quá trình
vận chuyển, có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, không
sử dụng phương tiện vận chuyển của công ty vào việc khác khi không có sự đồng ý
của ban lãnh đạo công ty.
Các nhân viên marketing có nhiệm vụ tìm hiểu, điều tra, thu thập các thông
tin hàng ngày trên thị trường, xử lý và sắp xếp các thông tin đó nhằm đưa ra được
những biện pháp hữu hiệu giúp công ty và ban lãnh đạo có những ứng xử thích
hợp, có trách nhiệm chào hàng, chiêu hàng,…giúp công ty mở rộng thêm thị
trường hiện tại xây dựng các mối quan hệ qua lại tốt đẹp với khách hàng, đảm bảo
chữ tín.
1.3.8. Đặc điểm về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh lớn, chủ yếu và truyền thống hiện nay là các công ty lớn
như: Công ty cổ phần Cúc Phương, Công ty TNHH TM và ĐT Minh Hòa…trong
những năm gần đây trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều các công ty, tổ chức tư
nhân đầu tư vào nghành hàng công ty kinh doanh có nhiều tiềm năng này. Vì thế

công ty đã phải đối phó, cạnh tranh gay gắt với các công ty này đó là: Cty Tân Việt
Tiến TNHH Thiết Bị Công Nghiệp, Công Ty An Hoàng Phát, Công ty TNHH
XNK và TM Tân Thái Bình,…v.v. Lợi thế của cá đối thủ này là họ có một cơ sở
vật chất tương đối mạnh và đóng tại các địa điểm có vị trí thuận lợi trong Hà Nội
do đó làm cho giá thành của họ rẻ hơn vì không có chi phí vận chuyển, ngoài ra
trong bán hàng họ đã sử dụng tương đối tốt chính sách thu hút khách hàng thông
qua phương thức chào hàng trực tiếp chứ không sử dụng phương thức bán hàng
chủ yếu qua khâu trung gian như công ty hiện nay.
1.3.9. Đặc điểm của các nhân tố khác:
Ngoài các nhân tố chính trên, còn có một số nhân tố khác cũng có ảnh
hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty như:
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
- Các chính sách của Nhà nước đặc biệt là các chính sách về thuế, tài
chính, các chính sách này có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích
hay hạn chế ngành nghề mà công ty đang kinh doanh.
- Các yếu tố kinh tế như: sự tăng trưởng, cơ cấu sản xuất xã hội, tiềm
năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, ngoại thương..
- Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng: Buôn bán các loại mặt hàng về
các loại van, cút, côn, chếch, ống thép, phụ kiện ren và hàn…nói chung
phụ thuộc vào rất nhiều môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng, bời vì đặc
điểm kinh doanh của loại mặt hàng này đòi hỏi phải vận chuyển nhiều
do vậy các yếu tố cơ sở vật chất như: đường xá, giao thông, thông tin
liên lạc,… có ảnh hưởng lớn đến công tác tiêu thụ của công ty, đồng thời
mặt hàng này đòi hỏi phải được bảo quản nơi khô ráo, tránh vận chuyển
vào thời tiết mưa ráo, ngoài ra thời tiết nước ta còn có thể rất dễ xảy ra
bão lụt tại các tỉnh miền Trung, điều này rất dễ gây khó khăn trong công
tác vận chuyển cũng như tiến độ hợp đồng của công ty với khách hàng.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI MINH TIẾN
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
17
Chuyên đề thực tập GVHD: Vũ Trọng Nghĩa
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Minh Tiến
qua các năm (2005-2009)
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh của công ty luôn có những
chuyển biến tốt đẹp. Nền kinh tế thị trường cùng với những thay đổi tích cực trong
luật và các chính sách của Nhà nước đã tạo hành lang thông thoáng cho công ty có
một chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các
công ty thương mại trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành khác cùng ngành
đang đặt ra thách thức rất lớn đối với công ty, buộc một công ty muốn tồn tại và
phát triển phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hướng vào thị
trường, phục vụ được kịp thời nhu cầu của thị trường để xây dựng cho kế hoạch
đầu vào đầu ra hợp lý.
Để ổn định kinh doanh, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng tăng cho
người lao động, công ty đã cố gắng để mở rộng thị trường, tăng sản lượng hàng
năm để đáp ứng cho thị trường thành phố Hà Nội, và một số tỉnh khác.
Sau đây là một số kết quả đạt được trong công tác tiêu thụ hàng của công ty từ
năm 2005-2009

Bảng 6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2005-2009
Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2005


2006

2007

2008

2009
Hoàng Trần Điệp Lớp QTKD Tổng hợp 49A
18

×