Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

NỘI DUNG các PHONG TRÀO yêu nước THEO KHUYNH HƯỚNG tư sản ở đầu THẾ kỉ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.48 KB, 5 trang )

NỘI DUNG CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC THEO
KHUYNH HƯỚNG TƯ SẢN Ở ĐẦU THẾ KỈ XX
I. Ảnh hưởng của tình hình thế giới và các trào lưu tư tưởng tư
sản đến Việt Nam
1. Tình hình TG
- Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản(1868):
- Cuộc vận động hiến pháp ở Trung Quốc dẫn đến CM Tân Hợi(1911)
- Phong trào “Châu Á thức tỉnh”
2.Sự du nhập của khuynh hướng tư sản vào VN
Tư tưởng dân chủ tư sản thông qua Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc là chủ yếu
+Pháp: Qua quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa là chủ yếu. Người Vn xuất
ngoại sang Pháp. Đây là con đường tiếp cận tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây
trực tiếp chính bằng trình độ nhận thức của người Việt.
+Nhật Bản: Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản, chiến thắng trong chiến tranh
Nga- Nhật =Trở thành tấm gương cho VN noi theo
+Trung Quốc: Không chỉ là nước đồng văn đồng chủng mà còn là nước cùng cảnh
ngộ. Là 2 nước gần nhau nên có sự qua lại giữa các nhà CM với nhau. Chiến thắng
CM Tân Hợi.

II. Nội dung các phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản
đầu TK XX
A.Giai đoạn đầu TK 20 đến trước năm 1914
1. Phong trào Đông Du
- Do Phan Bội Châu chủ trương
- Với chủ trương “Nợ máu phải trả bằng máu”, ông kiên trì dùng bạo lực để giành
độc lập.
-Ông tuyển chọn những thanh thiếu niên thông minh hiếu học, chịu đựng gian khổ,
quen khó nhọc, quyết chí bền gan,không bao giờ thay đổi chí hướng,…
- 5/1904, lập Duy Tân hội ở Quảng Nam với mục đích: “Cốt sao khôi phục được
VN, lập ra 1 chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả.”
- Đưa gần 200 học sinh sang Nhật học. Trong đó có Nguyễn Thức Canh, Nguyễn


Điển, Lê Khiết, Lương Ngọc Quyến,Cường Để,… Đưa những người ưu tú sang
Nhật học tập rồi sau đó trở về giúp ích cho nước nhà.
-9/1908, Nhật cấu kết với Pháp, trục suất tất cả các học sinh Việt Nam và Phan Bội
Châu ra khỏi Nhật Bản.
- 3/1909,Phong trào Đông Du bị tan rã, Duy Tân hội ngừng hoạt động.
2. Phong trào Duy Tân
- Đại diện tiêu biểu là Phan Châu Trinh


- Với chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ” , chưa đặt việc khôi phục chủ quyền quốc
gia thành nhiệm vụ trước mắt, chỉ đề xướng xu hướng dân chủ tư sản với yêu cầu:
“khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”
- Phan Châu Trinh phản đối việc dùng vũ lực cũng như cầu viện bên ngoài
- Nội dung : mở trường học dạy theo lối mới, phát triển công thương, cải cách
phong tục lạc hậu,…
- Được nhiều sĩ phu yêu nước hưởng ứng
- Phong trào đang phát triển mạnh thì bị thực dân Pháp đàn áp
3.Phong trào Nghĩa Thục
- 3/1907, 1 nhóm sĩ phu yêu nước đã đứng ra thành lập Đông kinh nghĩa thục ở Hà
Nội, đứng đầu là Lương Văn Can, Nguyễn Quyền
- Đông Kinh nghĩa thục là tên gọi của 1 trường học do tư nhân mở, chỉ là 1 trường
học lập ra để dạy học sinh mà không thu học phí
-Mục đích: Bồi dưỡng và nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc . Truyền bá 1 nền
tư tưởng học thuật mới và 1 nếp sống văn minh tiến bộ.
- Các bộ môn chính trong nhà trường là sử kí, địa dư, cách trí, toán pháp. Tự biên
soạn sách và lấy các tân thư từ Trung Quốc, Nhật Bản để áp dụng giảng dạy. Nội
dung của phong trào rất phong phú về các mặt: tư tưởng, văn hóa, giáo dục, xã hội,
kinh tế,…
- Có thể nói phong trào Nghĩa thục không đơn thuần chỉ là trường học mà thực
chất nó đóng vai trog 1 cuộc CM do các sĩ phu yêu nước tiến bộ tổ chức để hưởng

ứng cuộc vận động do Phan Bội Châu và Duy Tân hội phát động.
- Phong trào đang đà phát triển thì bị Pháp đàn áp, Phong trào thất bại
4. Phong trào của VN Quang Phục hội
-Lãnh đạo: Phan Bội Châu
- -5/1912, tại Trung Quốc, VN Quang Phục hội được thành lập để thay thế Duy
Tân hội.
-Lực lượng: công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam.
- Mục đích: Đánh đuổi thực dân Pháp và thủ tiêu chế độ phong kiến, xây dựng
chính thể dân chủ.
- Phương pháp CM: dùng bạo lực vũ trang
- Trong đó nổi bật hoạt động của hội là vụ ném tạc đạn ở Hà Nội đã giết chết hai
cựu sĩ quan Pháp và vụ ám sát Tuần phủ Thái Bình đã gây ra tiếng vang lớn.
- Ngoài ra hội còn có các hoạt động:Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú
Thọ, Nho Quan, Móng Cái…, phá nhà ngục Lao Bảo
- Trước nhiều cuộc bạo động của tổ chức VN Quang phục hội , Pháp tiến hành
khủng bố dã man, các phong trào đều thất bại và chấm dứt.
***Đặc điểm của phong trào trong giai đoạn đầu TK20 đến trước 1914
- Là thời kì quá độ để tiến lên khuynh hướng dân chủ tư sản
- Diễn ra trên nhiều lĩnh vực với các hình thức đấu tranh đa dạng phong phú


- Quy mô rộng rãi nhưng chưa có chiều sâu
- Lãnh đạo là các văn thân sĩ phu yêu nước

B.Giai đoạn từ sau chiến tranh thứ nhất đến 1930
5.Phong trào yêu nước theo xu hướng ôn hòa(1914- 1923)
- Phong trào quốc gia cải lương của tư sản và địa chủ lớp trên diễn ra ở Hà Nội,
Hải Phòng, Sài Gòn do tư sản và địa chủ lãnh đạo đòi quyền tự do kinh tế và chống
độc quyền kinh doanh.
- Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài Gòn kêu gọi nhân dân tẩy chay

hàng hóa của thực dân Pháp. Phong trào chống độc quyền khai thác lúa gạo ở Nam
Kỳ.
- Ngoài ra còn có nhóm Nam Phong và nhóm Trung Bắc tân văn hoạt động ở Bắc
Kỳ, mở các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do buôn bán.
6. Phong trào yêu nước dân chủ công khai
- Lực lượng tham gia : tiểu tư sản thành thị và tư sản
-Họ lập ra nhiều tổ chức chính trị như: VN Nghĩa đoàn, Phục Việt, Thanh niên cao
vọng,...
-Có nhiều phong trào đấu tranh chính trị gây tiếng vang như : Đấu tranh đòi thả
Phan Bội Châu, Lễ truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, Đấu tranh đòi thả
Nguyễn An Ninh,…
7.Phong trào của Việt Nam quốc dân đảng
- Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.
- Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng
- Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ
trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.
- Việt Nam quốc dân đảng chủ trương tiến hành “cách mạng bằng sắt và máu”.
- Đa thành phần tham gia
- Hoạt động:
+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức ám sát Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến
hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những
cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng “không thành công cũng
thành nhân”.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổ ra ngày 9/2/1930, trung tâm là thị xã Yên Bái, ở một số nơi có những
hoạt động phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội…, nhưng cuối cùng bị
quân Pháp phản công và dập tắt.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng,
chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

***Đặc điểm các phong trào:

- Lãnh đạo là tiểu tư sản đứng trên lập trường của giai cấp tư sản
- Có sự ra đời của các chính đảng nhưng đường lối vô cùng hạn chế


Lôi kéo được nhiều quần chúng tham gia nhưng kết quả đều thất bại
******Tra loi cau hoi :
Về khách quan:
Tư tưởng dân chủ tư sản đã mất đi tính thời đại của mình kể từ khi cách mạng
Tháng Mười Nga thắng lợi (1917). Mặt khác, thực dân Pháp còn đủ mạnh để đàn
áp những cuộc đấu tranh vừa yếu về lực lượng, vừa non kém về tổ chức như những
phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta.
Về chủ quan:
Thứ nhất là hạn chế về tư tưởng, lập trường giai cấp của những người tiếp thu,
truyền bá luồng tư tưởng dân chủ tư sản vào nước ta.
Hơn nữa, sự tiếp thu tư tưởng tư sản đã bị biến dạng dưới cái nhìn của những
người theo tư tưởng quân chủ lập hiến qua Tân thư, Tân
văn từ Trung Quốc, Nhật Bản.Vì thế, tư tưởng dân chủ tư sản được truyền bá lúc
này chưa sâu sắc và thiếu hệ thống.
Thứ hai là do nền tảng kinh tế-xã hội của Việt Nam bấy giờ cho
hệ tư tưởng tư sản là không vững chắc. Một mặt, nền kinh tế Việt
Nam đầu thế kỉ XX là nửa tư bản, nửa phong kiến; mặt khác, giai cấp tư sản thì số
lượng không nhiều mà thực lực yếu kém, tiểu tư
sản thì tư tưởng thường dao động,…
Thứ ba là do thiếu hẳn một lực lượng cách mạng đông đảo và có tính cố kết; thiếu
một chính đảng có tổ chức chặt , sáng suốt, có đường lối đúng đắn và thiếu hẳn
một thời cơ cách mạng… nên thực dân Pháp dễ dàng đàn áp.
Chính vì những nguyên nhân cơ bản đó, khuynh hướng dân chủ
tư sản đã thất bại ở Việt Nam như một tất yếu của lịch sử chứng tỏ nó bất lực trước
nhiệm vụ giải phóng dân tộc
-


KẾT LUẬN
-Nhìn chung, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt
Nam đã diễn ra liên tục, sôi nổi, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những
hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện ý thức dân tộc, tinh thần chống đế quốc
của giai cấp tư sản Việt Nam, nhưng cuối cùng đều thất bại vì giai cấp tư sản Việt
Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giương cao ngọn cờ
lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc.
-Mặc dù thất bại nhưng các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư
sản đã góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của nhân dân ta, bồi đắp thêm
cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, đặc biệt góp phần thúc đẩy những nhà yêu
nước, nhất là lớp thanh niên trí thức có khuynh hướng dân chủ tư sản chọn lựa một


con đường mới, một giải pháp cứu nước, giải phóng dân tộc theo xu thế của thời
đại và nhu cầu mới của nhân dân Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:
-Nguyễn Ngọc Cơ, Giáo trình lịch sử Việt Nam tập IV, NXB Đại học Sư
phạm, 2012
- Đinh Xuân Lâm, Đại cương lịch sử Việt Nam tập II, NXB Giáo dục, 2000
- Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục Việt
Nam, 2010
- Nguyễn Văn Kiệm,Góp phần tìm hiểu một số vấn đề lịch sử cận đại Việt
Nam ,NXB Văn hóa thông tin, 2004
-Nguyễn Khánh Toàn, Lịch sử Việt Nam tập II (1858-1945), NXB Khoa học
xã hội, 2004
-Hồ Song, Lịch sử Việt Nam (1919-1929) quyển III – tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội
1972




×