Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần an phú thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.84 KB, 9 trang )

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
---***--1. Lý do chọn đề tài
Từ xưa đến nay, nguồn nhân lực luôn được xem là yếu tố quyết định nhất
trong các yếu tố cấu thành nên hiệu quả sản xuất -kinh doanh như vốn, công nghệ,
thiết bị, vật tư...“bởi Lao động là nguồn gốc tạo ra mọi của cải” (C.Mác). Trong
quá trình hội nhập toàn cầu và khu vực, các doanh nghiệp Việt Nam đã đang và sẽ
đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với cả doanh nghiệp trong nước lẫn doanh
nghiệp nước ngoài. Cuộc cạnh tranh đó diễn ra trên tất cả các mặt: công nghệ, tài
chính, giá cả, chất lượng, v.v...và cạnh tranh về nhân lực cũng không là một ngoại
lệ. Chính vì vậy, để đứng vững trên thị trường, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm
kiếm và xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên có năng lực. Tuy nhiên, những
năm trở lại đây hiện tượng chảy máu chất xám xảy ra khá phổ biến, người lao
động có xu hướng lựa chọn làm việc tại các doanh nghiệp có các điều kiện hấp
dẫn. Một ví dụ điển hình, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù là một trong
số những doanh nghiệp lớn mạnh, nhưng năm 2008, tập đoàn cũng phải đối mặt
với nạn chảy máu chất xám ở mức độ lớn. Theo thống kê của EVN, năm 2008, đã
có 260 người đi khỏi EVN và các công ty con để sang những doanh nghiệp điện
khác. Do đó, ngoài việc chú trọng đến vấn đề xây dựng nguồn nhân lực thì các nhà
quản lý hiện nay vẫn đang tìm mọi cách nhằm giữ chân người lao động. Và đó thật
sự không phải là công việc đơn giản, bởi vì “Phát hiện ra người tài, tuyển được
người tài đã khó, giữ được người tài lại càng khó hơn. Đó là cả một nghệ thuật mà
không phải ai cũng thành công” (Nguyễn Thanh Năm 2010). (Nguyễn Thị Minh
Tâm, 2010) nói rằng “Chưa bao giờ việc giữ chân nhân tài lại khó khăn như hiện
nay. Với rất nhiều cơ hội mới của thời hậu khủng hoảng, lực lượng lao động
không còn giữ thái độ thụ động như trước, mà đã chủ động tìm kiếm những “bến


đỗ” mới nhiều hứa hẹn hơn”. Để có được đội ngũ nhân viên gắn bó và trung thành
với doanh nghiệp, nhà lãnh đạo phải hiểu được tâm tư, nguyện vọng nhân viên của
mình, những động cơ giúp họ gắn bó với doanh nghiệp là gì. Nghiên cứu đánh giá
sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp là công cụ giúp các nhà lãnh


đạo trả lời cho câu hỏi trên. Vì vậy các doanh nghiệp phải nghiên cứu đánh giá sự
hài lòng của người lao động để có chính sách, biện pháp giữ chân nhân viên, tạo
động lực để nhân viên thực hiện công việc có hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế đã
không ngừng phát triển và thu được nhiều thành tích đáng kể trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, công ty luôn có mặt trong top 10 doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Doanh thu và lợi nhuận năm sau tăng hơn năm trước, quy mô
hoạt động ngày càng mở rộng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao
động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được công ty vẫn
gặp phải một số khó khăn, đặc biệt là vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực. Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng xuất hiện nhiều công ty và để thu
hút đội ngũ nhân viên có chất lượng cao, họ đưa ra những chính sách hấp dẫn tác
động đến tâm lý người lao động. Tại công ty, mặc dù chưa có hiện tượng nhân
viên lành nghề bỏ việc để chuyển sang công ty khác nhưng đã có những nhân viên
do chưa hài lòng với công ty nên cảm thấy chán nản và chưa thực sự nỗ lực trong
quá trình làm việc, dẫn đến hiệu quả làm việc chưa cao. Để hạn chế tình trạng này,
công ty cần phải có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân
lực, đặc biệt là quan tâm đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Từ đó, có những chính sách và phương pháp tác động thích hợp nhằm giữ chân
người lao động ở lại doanh nghiệp, tạo nên sự gắn bó và cống hiến hết mình của
họ, tạo tiền đề nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp.


Từ những lý do trên, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần An Phú
Thừa Thiên Huế, được biết tại công ty chưa từng có cuộc nghiên cứu nào về vấn
đề này nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng của người lao động tại Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên
Huế” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận nguồn nhân lực, sự hài lòng của người lao động đối với
doanh nghiệp, đề tài đi sâu vào nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến sự hài lòng của người lao động, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp.
2.1 Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng và kiểm định các thang đo từng nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng đối với doanh nghiệp và thang đo sự hài lòng chung của người lao động.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng của người
lao động đối với doanh nghiệp tại Công ty cổ phần An Phú.
- Kiểm định sự hài lòng theo từng nhân tố, khía cạnh và sự hài lòng chung
đối với doanh nghiệp của người lao động tại công ty.
- So sánh mức độ hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp theo
đặc điểm cá nhân (giới tính, độ tuổi, thâm niên, chức danh /vị trí làm việc, thu
nhập và trình độ).
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giúp công ty nâng cao sự hài lòng

của người lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ công nhân viên đang làm việc tại Công ty
cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế. Cụ thể đối tượng bao gồm các trưởng phó


phòng, trưởng cửa hàng, toàn bộ nhân viên có hợp đồng dài hạn và nhân viên làm
việc dưới một năm, không nghiên cứu đối tượng thuộc Ban giám đốc và nhân viên
thử việc.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu sự hài lòng của người lao động ở
các phòng ban, cửa hàng thuộc Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế.

+ Phạm vi thời gian:
 Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2008 2010 từ các phòng ban có liên quan tại Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế.
 Số liệu sơ cấp: được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp người
lao động làm việc tại các phòng ban, cửa hàng thuộc Công ty cổ phần An Phú
Thừa Thiên Huế từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập thông tin
+ Thông tin và số liệu thứ cấp trong đề tài được tổng hợp từ các báo cáo,
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó báo cáo nhân lực được cung
cấp từ phòng hành chính -tổ chức nhằm đánh giá tình hình nhân lực của công ty
qua các năm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được cung cấp từ phòng kế
toán giúp phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách thực hiện phương pháp nghiên
cứu định tính và định lượng với kỹ thuật phỏng vấn bằng bảng câu hỏi để đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động.
4.2 Phương pháp điều tra và phỏng vấn
-Việc nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa trên cơ sở lý
luận đã được xây dựng ở chương I, kết hợp với việc phân tích tình hình thực tế tại
doanh nghiệp và qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo Công ty, tôi đã xác định các
nhân tố tác động đến sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp bao


gồm năm nhóm yếu tố: công việc, lương bổng và các khoản thù lao, mối quan hệ
với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến và cấp trên.
Giai đoạn 2: sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ các biến đo
lường ở giai đoạn nghiên cứu định tính, xác định được những tiêu chí đánh giá.
Nghiên cứu thiết kế thang đo Liket với 5 mức độ 1: Rất không đồng ý; 2: không
đồng ý; 3: bình thường; 4: đồng ý; 5: rất đồng ý. Cuối cùng, bảng câu hỏi được
thiết kế phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Để bảng hỏi có chất lượng tốt, tôi tiến

hành phỏng vấn thử 20 người lao động tại công ty. Kết quả thu được có một số câu
hỏi bỏ trống do chưa rõ câu hỏi hoặc câu hỏi mang tính cảm tính, một số bảng hỏi
trả lời tuỳ tiện. Sau khi hiệu chỉnh các câu hỏi cảm tính, làm rõ hơn các câu hỏi bị
bỏ trống và đánh giá độ tin cậy của thang đo, tiến hành phỏng vấn chính thức bằng
bảng hỏi.
-Phương pháp chọn mẫu:
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở phần mở đầu của đề tài,
thiết kế chọn mẫu xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Với số
lượng lao động là người 88 người, trong đó có ba người thuộc ban giám đốc và
không có nhân viên thử việc nên đối tượng chọn mẫu còn lại 85 người. Với đặc
điểm tổng thể nghiên cứu không quá lớn và danh sách tổng thể đã biết nên hình
thức chọn mẫu ngẫu nhiên là hợp lý và đem lại kết quả chính xác cao.
- Cách thức lấy mẫu:
Với danh sách lao động có sẵn, dùng hàm ngẫu nhiên Randbetween ở Excel
để lựa chọn người được điều tra.
- Kích thước mẫu:
Với phương pháp chọn mẫu xác suất nêu trên, nghiên cứu sử dụng công
thức sau để tính kích thước mẫu:

n
Trong đó:



N . p .q .Z
N 

2




2


2

p .q .Z

2


2


n: kích thước mẫu
N: Tổng thể

z 2 : là giá trị tương ứng của miền thống kê (1-  )/2 tính từ trung
tâm của miền phân phối chuẩn. Trong kinh doanh, độ tin cậy được chọn là 95%.
Lúc đó, Z= 1.96
p: tỷ lệ những người hài lòng
q: (q=1-p) tỷ lệ những người không hài lòng

 : Sai số mẫu cho phép, thường được chọn  = 0,05
Tỷ lệ p và q được xác định bằng cách:
Điều tra 30 người xử lý bằng SPSS xác định được p và q, biến định lượng
(5 mức) chuyển về lại biến định tính có 2 mức độ (những người có ý kiến rất
không đồng ý và không đồng ý chuyển về là không hài lòng, những người có ý
kiến bình thường trở lên chuyển về là hài lòng). Thay p và q vào công thức trên để
xác định được cỡ mẫu chính xác nhất.

Sau khi điều tra và xử lý bằng SPSS xác định được p và q, ta có bảng số
liệu như sau:
Bảng 1: Đánh giá mức độ hài lòng khi làm việc tại công ty
Tần số
Rất không đồng ý
1
Tỷ lệ không hài lòng (q) Không đồng ý
5
Tổng
6
Bình thường
9
Đồng ý
9
Tỷ lệ hài lòng (p)
Rất đồng ý
6
Tổng
27
Thay p và q vào công thức tính mẫu ta có kích thước mẫu như sau:

n

N . p.q.Z22
N . 2  p.q.Z22

Phần trăm
3,3%
16,7%
20%

30,0%
30,0%
20,0%
80%

85.0,8.0, 2.1,96 2

 63
2
2
85.0, 05  0,8.0, 2.1,96


Sau khi điều tra 30 người này, bảng hỏi không có gì thay đổi nên 30 phiếu
này được xem như phỏng vấn chính thức. Với cỡ mẫu tính được nêu trên, đề tài
phỏng vấn thêm 33 người còn thiếu để đủ giá trị n.
Trong quá trình điều tra, có một người không cung cấp thông tin và ba
người không cung cấp đầy đủ thông tin, tiến hành chọn ngẫu nhiên thêm bốn
người từ danh sách, tiếp tục phỏng vấn và kết quả thu được 63 phiếu hợp lệ được
sử dụng làm dữ liệu cho nghiên cứu của đề tài.
4.3 Phương pháp phân tích thống kê bằng SPSS
Sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 15.0. Nội dung xử lý số liệu
gồm:
+ Kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
+ Phân tích nhân tố EFA được dùng để xác định các nhân tố ẩn chứa đằng
sau các biến số quan sát được.
+ Phân tích hồi quy tuyến tính (Linear Regression) để xác định các nhân tố
thực sự có tác động đến mức độ hài lòng của người lao động cũng như hệ số của
từng nhân tố này trong phương trình hồi quy tuyến tính.
+ Phương pháp One -Sample T -Test để khẳng định xem giá trị kiểm định

có ý nghĩa về mặt thống kê hay không.
Giả thuyết cần kiểm định là: H0: µ = Giá trị kiểm định (Test value)
H1: µ ≠ Giá trị kiểm định (Test value)
α là mức ý nghĩa của kiểm định, đó là xác suất bác bỏ H0 khi H0 đúng, α= 0,05.
Nếu sig > 0,05: chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết Ho, nếu sig < 0,05: bác bỏ giả
thuyết H0 với khả năng phạm sai lầm thấp nhất.
+ So sánh sự khác biệt về mức độ hài lòng của các nhóm lao động đối với
Công ty bằng phương pháp kiểm định. Cụ thể:
 Đối với tiêu thức giới tính sử dụng phương pháp kiểm định hai mẫu
độc lập (Independent - Samples T Test).
 Đối với tiêu thức độ tuổi, thâm niên, chức danh/ vị trí làm việc, thu
nhập, trình độ sử dụng phương pháp kiểm định One way ANOVA. Nếu giá trị Sig.


trong kiểm định Homogeneity of Variances ≥ 0,05 chứng tỏ phương sai giữa các
nhóm không khác nhau có ý nghĩa, ta có thể sử dụng kết quả phân tích ANOVA
 Sử dụng kiểm định “sâu” với dạng kiểm định Dunnet và Tamhane’s
T2, chúng ta sử dụng kiểm định Dunnet ở phần Equal variances not assumed khi
phương sai bằng nhau, sử dụng kiểm định Tamhane’s T2 ở phần Equal variances
assumed khi phương sai khác nhau.
 Giả thiết kiểm định:
H0: Không có sự khác biệt về mức độ đánh giá đối với từng khía cạnh giữa
các nhóm người lao động phân theo giới tính, độ tuổi, thâm niên, chức danh /vị
trí làm việc và trình độ.
H1: Có sự khác biệt có ý nghĩa về mức độ đánh giá đối với từng khía cạnh
giữa các nhóm người lao động theo giới tính, độ tuổi, thâm niên, chức danh /vị
trí làm việc và trình độ.
Nếu:

Sig. ≥ 0,05: chưa đủ cơ sở bác bỏ giả thiết H0 ; Sig. < 0,05: bác bỏ giả


thiết H0 với nguy cơ phạm sai lầm thấp nhất.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị nội dung chính của đề tài tập
trung vào 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu sẽ giới thiệu
lý thuyết, học thuyết làm nền tảng cho việc nghiên cứu sự hài lòng của người lao
động đối với doanh nghiệp, tóm tắt một số nghiên cứu thực tiễn về sự hài lòng của
người lao động đối với doanh nghiệp trong một số lĩnh vực. Chương này cũng sẽ
giới thiệu mô hình nghiên cứu được xây dựng ban đầu từ cơ sở lý thuyết. Chương
2: Đánh giá sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp tại Công ty
cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần An
Phú Thừa Thiên Huế. Đồng thời, chương này cũng phân tích, diễn giải các dữ liệu
đã thu được từ cuộc khảo sát bao gồm kết quả kiểm định độ tin cậy và độ phù hợp
của thang đo và các kết quả thống kê suy diễn. Cuối cùng, Chương 3: Một số giải
pháp góp phần nâng cao sự hài lòng của người lao động đối vớí doanh nghiệp


tại Công ty cổ phần An Phú Thừa Thiên Huế sẽ đưa ra một số kết luận từ kết
quả thu được đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và góp phần làm gia
tăng sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp thông qua kết quả
nghiên cứu trên.



×