Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty bia huế trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.99 KB, 5 trang )

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu hướng hội nhập và quốc tế hóa là một yếu tố tất yếu của xã hội. Khi đất
nước tiến vào hội nhập nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển vượt bậc. Các
tỉnh thành trong nước không ngừng cố gắng để góp phần vào công cuộc phát triển
mạnh mẽ của đất nước. Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng ngày càng phát triển trong lĩnh
vực kinh tế, du lịch. Trước đây khi nói về Huế, người ta liên tưởng đến một nơi cổ
kính, trầm lắng, với bề dày lịch sử, trung tâm văn hóa xã hội. Đến nay, Thừa Thiên
Huế được xác định là một trong các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của miền
Trung. Trong những năm vừa qua tỉnh cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi
nhận và được đánh giá là một thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng. Có những
thành tích như vậy thì bên cạnh sự lãnh đạo của chính quyền các cấp không thể
phủ nhận sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp, Công ty lớn trên địa bàn. Công ty
TNHH Bia Huế là một trong số đó.
Là một trong những doanh nghiệp có truyền thống lâu đời, công ty Bia Huế
sau hơn hai mươi năm hoạt động với những tiến bộ vượt bậc của mình trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, luôn được đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong ngành công
nghiệp nhẹ của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thương hiệu của công ty Bia Huế đã và
đang chiếm giữ vị trí rất vững chắc trên thị trường và trong tâm trí của khách
hàng.
Chúng ta biết rằng cùng với sự phát của nền kinh tế trong nước thì chất
lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng lên và cải thiện rõ rệt. Ngày
nay, mặt hàng bia đã trở thành một thức uống phổ biến, không thể thiếu trong các
cuộc tụ họp, giao lưu, vui chơi của người dân. Theo bộ công nghiệp, năm 2010 thì
mức tiêu thụ bia theo đầu người là 28 lít/ năm và sẽ còn tăng cao trong nhiều năm
tới. Đây chính là những tiềm năng của thị trường bia Việt Nam... Tuy nhiên với
một thị trường tiềm năng như vậy đã và đang thu hút nhiều hãng bia nổi tiếng trên


thế giới thâm nhập vào thị trường Việt Nam khiến cho thị trường bia ngày càng sôi


động và cạnh tranh gay gắt hơn. Xu hướng hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho
các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng bên cạnh đó cũng mang lại không ít những
thách thức. Trong xu thế đó, sản phẩm bia sản xuất ra ngày càng nhiều, cùng với
việc đẩy mạnh sản xuất thì công tác tiêu thụ để đáp ứng kịp thời nhu cầu khách
hàng cũng được công ty Bia Huế chú trọng. Bởi vì cùng với các biến số
Marketing- Mix như sản phẩm, giá cả, xúc tiến hỗn hợp thì kênh phân phối sản
phẩm cũng là một yếu tố giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho công ty
trên thị trường. Chính vì vậy để sản phẩm bia của công ty ngày càng đáp ứng kịp
thời nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thì
công ty Bia Huế cần phải xây dựng một hệ thống kênh phân phối ngày càng hoàn
chỉnh và hoạt động có hiệu quả.
Nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống kênh phân phối sản đối với công ty
em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty
Bia Huế trên địa bàn Tỉnh TT Huế” để làm đề tài thực tập tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm của Công
ty
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của hệ thống kênh phân
phối.
+ Phân tích đánh giá thực trạng phân phối bia của công ty.
+ Đánh giá của các đại lý về chính sách phân phối của công ty.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của công ty Bia Huế
trên địa bàn Tỉnh TT Huế.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, phân tích các vấn đề về kênh phân phối.



- Phạm vi không gian: Công ty Bia Huế và các đại lý của công ty trên địa bàn
Tỉnh TT Huế.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu từ năm 2008 đến năm 2010.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên
cứu các hiện tượng kinh tế xã hội trong trạng thái vận động và có các mối liên hệ
chặt chẽ với nhau. Nó cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan các vấn
đề về hệ thống kênh phân phối.
4.2 Phương pháp thu thập tài liệu, điều tra và phỏng vấn
- Thu thập số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là nguồn số liệu đã được tính
toán, công bố từ các cơ quan thống kê, doanh nghiệp. Số liệu thứ cấp được sử
dụng trong đề tài được thu thập từ các phòng ban của công ty Bia Huế như các báo
cáo, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Ngoài ra còn thu thập từ các bài
viết trên báo, internet, sách, khóa luận trường.
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp trong đề tài được thu thập thông
qua việc sử dụng bảng hỏi để điều tra phỏng vấn trực tiếp các đại lý cấp 1 của
công ty Bia Huế.
4.3. Phương pháp điều tra chọn mẫu
Là phương pháp thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện bằng cách chọn ra
một số phần tử hay đơn vị thuộc tổng thể nghiên cứu để thu thập dữ liệu thực tế.
- Phương pháp chon mẫu: Chọn mẫu tổng thể 43 đại lý cấp 1, phát ra 43
phiếu và thu về 43 phiếu nhưng có 2 phiếu không hợp lệ.
- Đối tượng điều tra: Các đại lý cấp 1 của công ty trên địa bàn Tỉnh TT Huế
4.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu


- Đối với dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê, so
sánh nhằm mô tả, phân tích khái quát các đặc điểm chung về cơ sở vật chất, nhân

lực, kết quả kinh doanh... của công ty trong thời gian nghiên cứu.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: sau khi được thu thập, tổng hợp sẽ được xử lý bằng
kỹ thuật phân tích dữ liệu SPSS.
+ Thống kê mô tả: Bảng phân bố tần suất (Frequencies) sử dụng các thông
số thống kê mô tả cho nhiều loại biến. Chúng ta có thể khảo sát dữ liệu thông qua
các công cụ như: tần số xuất hiện, phần trăm. Ngoài ra nó còn cung cấp cho ta các
phép đo lường thống kê như: độ tập trung, độ phân tán, phân phối dữ liệu...
+ Đánh giá độ tin cậy của thang đo: Sử dụng Cronbach’s alpha để kiểm
tra độ tin cậy (reliability) các tham số ước lượng trong tập dữ liệu theo từng nhóm
yếu tố trong mô hình. Những biến không đảm bảo độ tin cậy sẽ bị loại khỏi tập dữ
liệu.
+ Kiểm định giá trị trung bình (One sample T – Tets): Quy trình kiểm
tra T – một mẫu được dùng để kiểm định xem giá trị trung bình của một biến nào
đó có khác với một giá trị đã cho hay không. Với mức ý nghĩa α =5% ta có các giả
thuyết sau:
H0: µ = µ0
H1: µ ≠ µ0
Quy tắc kết luận:
· Nếu Sig >= α: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là giá trị trung bình
bằng giá trị kiểm định.
· Nếu Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là giá trị trung bình của tổng thể
khác với giá trị kiểm định.
+ Phân tích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA): Quy trình phân
tích phương sai một chiều là lối phân tích phương sai của biến phụ thuộc bởi một
biến số đơn (biến độc lập). Phân tích phương sai được dùng để kiểm tra giả thuyết
rằng nhiều trung bình là bằng nhau. Với mức ý nghĩa α = 5% ta có các giả thuyết
sau:


H0: µ1 = µ2 = µ3 = ......= µn

H1: Tồn tại ít nhất một giá trị trung bình của nhóm thứ i (µi) khác với
ít nhất một giá trị trung bình của nhóm còn lại.
Quy tắc kết luận:
· Nếu Sig >= α: Chưa có cơ sở bác bỏ giả thuyết H0.
· Nếu Sig < α: Bác bỏ giả thuyết H0.
5. Bố cục của đề tài
Phần I: Đặt vấn đề
Trình bày lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, tóm tắt bố cục đề tài.
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Trình bày cơ sở lý luận về hệ thống kênh phân phối của doanh nghiệp.
- Thực tiễn về việc nghiên cứu đề tài này.
Chương 2: Phân tích, đánh giá hoạt động của hệ thống kênh phân phối sản phẩm
của Công ty Bia Huế
- Giới thiệu tổng quan về Công ty Bia Huế
- Thực trạng hệ thống phân phối của Công ty
- Phân tích ý kiến đánh giá của đại lý
- Thông qua phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống phân phối của công ty để
hiểu rõ hơn về chúng, đưa ra những nhận xét làm cơ sở để đưa ra giải pháp cho
chương 3.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân
phối của Công ty.
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Tổng kết lại toàn bài, đưa ra nhận xét chung về hệ thống kênh phân phối sản
phẩm của Công ty Bia Huế.




×