Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KÍCH HOẠT TÍNH HỨNG THÚ. SÁNG TẠO CỦA HỌC TRONG HỌC MÔN SINH HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 16 trang )

PHẦN 1 – MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, sự nghiệp giáo dục góp phần quyết định vào việc bồi dưỡng cho thế hệ trẻ
tiềm năng trí tuệ, tư duy sáng tạo, năng lực tìm tòi chiếm lĩnh tri thức, năng lực giải quyết vấn
đề thích ứng được với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của kinh tế tri thức. Đồng
thời, khả năng phát triển trí tuệ của thế hệ trẻ ngày càng nhanh, năng lực tự học ngày càng cao
và tính dân chủ cũng được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, người thầy phải phân tích và nhận
thức được tầm quan trọng trong công tác giảng dạy, người thầy luôn phải đổi mới về phương
pháp giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn đặt ra.
Hiện nay, trong bộ môn sinh học việc học các khái niệm của học sinh còn thụ động;
đồng thời có rất nhiều khái niệm trừu tượng, học sinh dễ lẫn lộn, khó nhớ. Trong chương
trình sinh học ở bậc học THPT, kiến thức có sẵn và nội dung chính cũng được trình bày rất
rõ ràng vì vậy việc đổi mới phương pháp nhằm “Phát triển tư duy, nâng cao tinh thần tự học
của học sinh” là rất cần thiết .
Từ đó, trong tôi luôn hiện lên câu hỏi “Dạy học như thế nào để giúp học sinh có thể
phân tích và khắc sâu các khái niệm Sinh học” . Chính vì thế tôi chọn đề tài: Một số kinh
nghiệm dạy kiến thức khái niệm Sinh học 10 - Ban cơ bản nhằm tích cực hóa việc học tập
của học sinh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi chọn đề tài trên nhằm giúp học sinh nhanh nhớ và khắc sâu hơn các khái niệm
sinh học; bên cạnh đó, phát triển tư duy tượng hình của học sinh để khắc sâu những kiến thức
cơ bản. Từ đó, sẽ tạo hứng thú cho học sinh khi lên lớp, tránh thụ động, nhàm chán và giáo
viên cũng tích lũy kinh nghiệm , kỹ năng xử lý tình huống của GV.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Du, bộ môn sinh học - cơ bản để rèn luyện kỹ
năng phản ứng nhanh, tự thu thập mẫu vật, tự đặt câu hỏi trắc nghiệm và thuyết trình trước
lớp để nắm kiến thức mới.
Do thời gian có hạn và trong khuôn khổ của một cấu trúc đề tài sáng kiến kinh
nghiệm, chúng tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi một số bài học trong chương trình Sinh học
10, ban cơ bản.
4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI


- Đảm bảo được sự cân đối dạy tri thức Sinh học và dạy kỹ năng tiếp cận tri thức Sinh
học.
- Nhận thức rõ cách thực hiện có hiệu quả các chức năng tổ chức, kiểm tra, định
hướng hành động học của học sinh.
- Khuyến khích trực giác của người học, khuyến khích người học nêu ý kiến của mình.
- Cách thức lập sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề, xây dựng kiến
thức cần dạy, từ đó cụ thể hóa tiến trình dạy học cho phù hợp.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Nghiên cứu về mẫu vật thật liên quan tới các khái niệm.
- Nghiên cứu các nguyên tắc và phương pháp đặt câu hỏi trắc nghiệm.
- Nghiên cứu cách hướng dẫn học sinh tự thuyết trình phần mình đã chuẩn bị ở nhà.
1


- Nghiên cứu các trò chơi nhỏ.
VI. ĐIỂM MỚI TRONG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đề tài đưa các trò chơi phát huy trí tuệ vào dạy học giúp nâng cao chất lượng tiết học,
nâng cao tinh thần tự học của học sinh; đồng thời, giáo viên cũng phát triển kỹ năng xử lý tình
huống.

2


PHẦN 2 - NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Căn cứ vào mục tiêu của Giáo dục & Đào tạo “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành,
tự chủ, năng động, sáng tạo…”. Trong 4 năm liền, tôi dạy và theo dõi thái độ học tập của các

em học sinh đối với môn Sinh học trong trường THPT là một trong những môn học cơ bản
tạo điều kiện phát triển tư duy của học sinh.
1.2. Cơ sở khoa học:
- Khái niệm là tri thức khái quát về những dấu hiệu, thuộc tính chung nhất, bản chất
nhất của từng nhóm sự vật, hiện tượng cùng loại, về những mối liên hệ và tương quan tất yếu
giữa các sự vật, hiện tượng khách quan.
- Cung cấp cho học sinh kiến thức phổ thông cơ bản có hệ thống và toàn diện về Sinh
học. Hệ thống này phải thiết thực, có tính khoa học và phù hợp với quan niệm hiện đại của
Sinh học thực nghiệm.
- Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng chủ yếu sau:
+ Thu thập vật thật.
+ Quan sát.
+ Tự đặt câu hỏi trắc nghiệm.
+ Thực nghiệm, thí nghiệm Sinh học đơn giản.
+ Vận dụng các kiến thức sinh học để giải thích hiện tượng đơn giản và ứng dụng của
Sinh học vào sản xuất.
- Kiến thức khái niệm là những nội dung cơ bản định hình nên sự vật, hiện tượng hay
một quá trình nào đó.
- Kiến thức khái niệm giúp cho học sinh hình dung được sự vật, hiện tượng hay quá
trình đó.
- Đặc điểm của kiến thức khái niệm:
+ Nội dung các khái niệm tương đối dài, nhiều ý chính.
+ Các khái niệm thường mang tính hình tượng.
+ Có nhiều khái niệm có nhiều ý giống nhau nên dễ lẫn lộn.
+ Có nhiều khái niệm gắn liền với thực tế.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trên cơ sở lý thuyết và thực tế khi giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Du, tôi nhận
thấy để tích cực hóa việc học tập của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức bộ môn Sinh học
thì người giáo viên cần làm những công việc sau:
2.1. Thực trạng việc dạy và học phần khái niệm học sinh khối 10 hiện nay

Hiện nay, đa số giáo viên dạy học mang tính chất “ độc thoại thông báo, giảng giải áp
đặt ”, còn học sinh mang tính “ thụ động chấp nhận, ghi nhớ, thừa hành, bắc buộc”. Kiểu dạy
và kiểu học như thế không phát huy được tính tích cực của học sinh, không khắc sâu được
kiến thức cho học sinh, không phù hợp với xu thế của thời đại.
2. 2. Chất lượng của học sinh:
3


Từ việc dạy và học như thế nên chất lượng dạy học sẽ không cao, điển hình như năm
học 2013-2014, số lượng học sinh trung bình, yếu, kém quá nhiều:
Lớp

Kém

Khối 10 ( 2013-2014)

16/112

Yếu
31/112

TB
36/112

3. THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN KHÁI
NIỆM - SINH HỌC 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN
Phải nghiên cứu kỹ tài liệu, xác định mục tiêu bài dạy, phần dạy, kiểu bài dạy, kiến
thức của bài dạy, nội dung trọng tâm cần truyền tải tới học sinh .
- Đặc điểm:
+ Các khái niệm Sinh học thường nói về đặc điểm các loài sinh vật, cấp bậc hoặc các

quá trình của hoạt động sống... thường mang tính trừu tượng nên tạo các trò chới nhỏ hoặc
cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi trắc nghiệm để nhớ bài mới nhanh hơn.
+ Một số khái niệm nói về vật chất sống, hiện tượng,... liên quan rất nhiều tới mẫu
vật thật nên cho học sinh về thu thập và phân loại các mẫu vật đó sẽ giúp HS nắm bài chắc
hơn.
- Tùy theo kiến thức khái niệm sinh học của từng bài, chúng ta có thể lựa chọn 1 trong
số những phương pháp giảng dạy sau đây:
3.1. Giảng dạy các khái niệm sinh học bằng cách sử dụng trò chơi nhỏ:
Chúng ta sử dụng các trò chơi nhỏ để dạy học sẽ tạo được không khí hứng thú và sôi
nổi, rèn luyện khả năng phản ứng nhanh, đồng thời giúp HS phấn đấu, tranh đua nhau.
3.1.1. Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Xác định kiến thức chính trong các khái niệm
Trong bất kỳ một khái niệm sinh học nào cũng có một hoặc hai cụm từ quan trọng quyết
định kiến thức cần nhớ của khái niệm đó. Khi giáo viên xác định được cụm từ đó, sẽ đặt các
câu hỏi nhỏ tương ứng.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS xác định kiến thức chính trong các khái niệm
Giáo viên hướng dẫn HS về nhà xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm, nếu HS
đã xác định được “cụm từ quyết định” thì học sinh sẽ tham gia trò chơi sôi nổi hơn và ít mất
thời gian.
+ Bước 3: Chuẩn bị trò chơi nhỏ
Bước này rất quan trọng vì GV vừa phải đặt những câu hỏi nhỏ chính xác, lựa được
những câu hay hoặc những câu không phù hợp để chuẩn bị cho khâu làm trò chơi được tốt
nhất.
Thiết kế trò chơi: Các khái niệm thường kiến thức cơ bản ít nên chúng ta nên làm trò
chơi đơn giản và có thể linh động thay đổi các loại trò chơi khác nhau như hái hoa dân chủ,
giải ô chữ, khám phá mảnh ghép,...sau đây là phần thiết kế trò chơi khám phá mảnh ghép:
- Lựa chọn một hình phù hợp với khái niệm, phóng to và đặt dưới cùng làm nền.
Ví dụ: khái niệm vi sinh vật thì lấy hình quan sát vi sinh vật dưới kính hiển vi, khái niệm
quang hợp thì lấy hình sơ đồ chung của quá trình quang hợp(SGK),…
- Ta làm các mảnh ghép sao cho đủ che kín hình gốc.

Chúng ta có thể dùng các màu sắc khác nhau hoặc các con thú ngộ nghĩnh để làm các
mảnh ghép cho các nhóm chọn.
4


Ứng với một mảnh ghép là một câu hỏi nhỏ của chúng ta.
Sau khi học sinh trả lời đúng thì mảnh ghép đó được mở ra và hiện ra góc hình nếu
không thì mảnh ghép không được mở.
Câu trả lời đúng, hình gốc sẽ được hiện ra phần đó.
+ Bước 4: Hướng dẫn HS tham gia trò chơi theo nhóm bằng bảng phụ hoặc Power
Point.
HS đại diện của mỗi nhóm sẽ chọn một mảnh ghép và nhóm nào có thành viên dơ tay
trước sẽ được trả lời, tăng tính dân chủ trong tiết học và tạo sự tranh đua, phấn đấu trong học
tập.
Nếu ra 4 mảnh ghép mà HS không khái quát được thì GV đưa ra gợi ý.
+ Bước 5: Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
Bước này, giáo viên khái quát lại những câu nào, ý nào cần thiết để học sinh ghi bài .
3.1.2. Một số ví dụ:
Ví dụ 1:
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Ở VI SINH VẬT
I. Khái niệm vi sinh vật
Phương pháp thông thường:
GV: Trong đời sống của chúng ta ngoài những sinh vật ta có thể thấy được còn tồn tại
những sinh vật ta không thể thấy bằng mắt thường được, đó là vi sinh vật.
GV: Vậy vi sinh vật có đặc điểm như thế nào?
HS: Tham khảo SGK và trả lời.
GV: kết luận:
Vi sinh vật là tập hợp các sinh vật có chung những đặc điểm:
+ Có kích thước nhỏ bé.

+ Cơ thể đơn bào (Nhân sơ hoặc nhân thực)
+ Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
Phương pháp mới:
- Bước 1: GV xác định kiến thức chính trong khái niệm vi sinh vật:
+ Có kích thước nhỏ bé.
+ Cơ thể đơn bào (Nhân sơ hoặc nhân thực)
+ Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
- Bước 2: GV hướng dẫn HS xác định kiến thức chính trong khái niệm vi sinh
vật:
+ Có kích thước nhỏ bé.
+ Cơ thể đơn bào (Nhân sơ hoặc nhân thực)
+ Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
5


+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
- Bước 3: GV chuẩn bị trò chơi ” Khám phá mảnh ghép”.
+ Lựa chọn một hình gốc

Vi khuẩn E. Coli
+ Làm 4 mảnh ghép với 4 màu: xanh, đỏ, tím và vàng ứng với 4 câu hỏi để che
hình gốc lại.
Xanh

Câu 1: Hãy điền vào dấu ba chấm: ”Vi sinh vật là những sinh vật.....”.
TL: Có kích thước nhỏ bé.
Câu 2: Vi sinh vật là những sinh vật có cơ thể đơn bào hay đa bào?


Đỏ

TL: Đơn bào.
Câu 3: Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng như thế
nào?.

Tím

TL: Nhanh.
vàng

Câu 4: Vì sao vi sinh vật lại phân bố rất rộng?
TL: Sinh trưởng và sinh sản nhanh số lượng nhiều phân bố rộng.

Xanh

Vàng

+ Bước 4: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi theo nhóm bằng bảng phụ hoặc Power
Point.
HS đại diện của mỗi nhóm sẽ chọn 1 mảnh ghép và nhóm nào có thành viên giơ tay
trước sẽ được trả lời, mỗi câu trả lời đúng được cộng 1 điểm cho nhóm đó.
Nếu ra 4 mảnh ghép mà HS không khái quát được thì GV đưa ra gợi ý.
+ Bước 5: Giáo viên hệ thống lại kiến thức về vi sinh vật.
Vi sinh vật là tập hợp các sinh vật có chung những đặc điểm:
+ Có kích thước nhỏ bé.
+ Cơ thể đơn bào (Nhân sơ hoặc nhân thực)
6



+ Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
Ví dụ 2:
BÀI: QUANG HỢP
I. Khái niệm quang hợp
Phương pháp thông thường:
HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm (KN) về quang hợp. (7 I. Khái niệm về quang hợp
phút)
GV: Quang hợp là gì? Những sinh vật nào có khả
năng quang hợp?

- Quang hợp là quá trình sử dụng năng
HS: Khái niệm: Chuyển năng lượng ánh sáng (NLAS) ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ
→ năng lượng hóa học trong các sản phẩm.
các nguyên liệu vô cơ.
Phương trình
- Phương trình quang hợp:
Sinh vật quang hợp là Thực vật, tảo lam, vi khuẩn

CO2 + H2O+NLAS
(CH20)n +
- GV đánh giá. Nêu KN và nhấn mạnh vai trò chuyển O2
hoá dạng NLAS thành năng lượng hoá học trong sản - Sinh vật quang hợp: Thực vật, tảo, 1
phẩm hưu cơ của quá trình quang hợp.
số vi khuẩn
- GV các loại sắc tố: Diệp lục, Carotenoit
Phương pháp mới:
- Bước 1: GV xác định kiến thức chính trong khái niệm về quang hợp:
+ Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu
cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

+ Phương trình quang hợp:
CO2 + H2O+NLAS

( CH20) n+ O2

+ Sinh vật quang hợp: Thực vật, tảo, 1 số vi khuẩn
- Bước 2: GV hướng dẫn HS xác định kiến thức chính trong khái niệm về quang hợp:
+ Quang hợp là quá trình sử dụng năng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ
các nguyên liệu vô cơ.
+ Phương trình quang hợp:
CO2 + H2O+NLAS

( CH20) n+ O2

+ Sinh vật quang hợp: Thực vật, tảo, 1 số vi khuẩn
- Bước 3: GV chuẩn bị trò chơi “ Khám phá mảnh ghép”.
+ Lựa chọn một hình gốc

7


+ Làm 4 mảnh ghép với 4 màu: xanh, đỏ, tím và vàng ứng với 4 câu hỏi để che hình gốc lại.
Câu 1: Những loài sinh vật nào có khả năng quang hợp.
TL: Thực vật, tảo, vi khuẩn lam.
Câu 2: Hãy điền vào dấu ba chấm : ”Quang hợp là quá trình sử dụng .....để tổng
hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ”.
TL: năng ánh sáng
Câu 3: Qúa trình hấp thụ và chuyển hóa năng năng lượng ánh sáng thành năng
lượng hóa học trong quá trình quang hợp là nhờ loại sắc tố nào?
TL: Diệp lục, Carôtenôit

Câu 4: CO2 + H2O+NLAS ---> ( CH20) n+ O2. Đây là PTTQ của quá trình nào?
TL: Quang hợp.

+ Bước 4: GV hướng dẫn HS tham gia trò chơi theo nhóm bằng bảng phụ hoặc
powerPoint.
HS đại diện của mỗi nhóm sẽ chọn 1 mảnh ghép và nhóm nào có thành viên giơ tay
trước sẽ được trả lời, mỗi câu trả lời đúng được cộng 1 điểm cho HS đó.
Nếu ra 4 mảnh ghép mà HS không khái quát được thì GV đưa ra gợi ý.
+ Bước 5: Giáo viên hệ thống lại kiến thức về quang hợp:
+ Quang hợp là quá trình sử dụng năng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ
các nguyên liệu vô cơ.
+ Phương trình quang hợp:
CO2 + H2O+NLAS
( CH20) n+ O2
+ Sinh vật quang hợp: Thực vật, tảo, 1 số vi khuẩn
8


3.2. Giảng dạy các khái niệm Sinh học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm:
Chúng ta sử dụng phương pháp cho học sinh tự đặt câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp HS nắm
bài mới nhanh hơn, tốt hơn đồng thời rèn cho HS kỹ năng đặt câu hỏi, phân tích, tổng hợp
kiến thức hiệu quả.
3.2.1. Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm.
Trong bất kỳ một khái niệm sinh học nào cũng có một hoặc hai cụm từ quan trọng quyết
định kiến thức cần nhớ của khái niệm đó. Khi giáo viên xác định được cụm từ đó, rồi cho học
sinh về tự đặt những câu hỏi trắc nghiệm và hôm sau lên trình bày thì GV sẽ dễ dàng xác định
được những câu hỏi hay của HS.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS làm câu hỏi trắc nghiệm.
Hướng dẫn HS xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm, khi HS đã xác định được

“cụm từ quyết định” thì việc tự đặt câu hỏi trắc nghiệm sẽ dễ dàng và tránh được các câu hỏi
không trọng tâm.
+ Bước 3: GV tập hợp câu hỏi trắc nghiệm của HS.
Bước này rất quan trọng vì GV vừa kiểm tra xem HS có làm đủ hay không, vừa phân
loại được những câu hay, không hay hoặc những câu không phù hợp để chuẩn bị cho bước
nhận xét HS được tốt nhất.
+ Bước 4: GV hướng dẫn HS tự trình bày các câu hỏi trắc nghiệm bằng máy overhead.
HS tự trình bày luân phiên nhau sẽ giúp HS rèn luyện được kỹ năng thuyết trình trước
đám đông, tăng tính dân chủ trong tiết học và tạo sự tranh đua, phấn đấu trong học tập.
+ Bước 5: GV hệ thống lại kiến thức.
Bước này, GV khái quát lại những câu nào, ý nào cần thiết bằng bút màu để học sinh
ghi bài .
3.2.2. Một số ví dụ:
Ví dụ 1: Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI
SINH VẬT
I. khái niệm vi sinh vật
Phương pháp thông thường:
GV: Trong đời sống của chúng ta ngoài những sinh vật ta có thể thấy được còn tồn tại những
sinh vật ta không thể thấy bằng mắt thường được, đó là vi sinh vật.
GV: Vậy vi sinh vật có đặc điểm như thế nào?
HS: Tham khảo SGK và trả lời.
GV: Kết luận:
Vi sinh vật là tập hợp các sinh vật có chung những đặc điểm:
+ Có kích thước nhỏ bé.
+ Cơ thể đơn bào (Nhân sơ hoặc nhân thực)
+ Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
+ Sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.
Phương pháp mới:
- Bước 1: GV xác định các cụm từ quan trọng là: kích thước nhỏ, cơ thể đơn bào, hấp thụ và
chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng và sinh sản nhanh, phân bố rộng.

9


- Bước 2: GV hướng dẫn cho HS cách xác định cụm từ quan trọng, dựa vào những nội dung
chính của phần này, HS về nhà làm các câu hỏi trắc nghiệm.
- Bước 3: GV thu câu hỏi trắc nghiệm của HS trước tiết học 2 ngày qua mail hoặc trực tiếp để
chỉnh sửa và đưa lại cho HS chuẩn bị để lên bảng trình bày.
Nhóm 4- lớp 10B5
Câu 1: Cấu tạo của vi sinh vật:
A. cơ thể bé, có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cơ thể đơn bào.
B. cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn được bằng kính hiển vi; cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực,
một số là tập hợp đơn bào.
C. cơ thể lớn, đa bào hoặc là tập hợp đơn bào.
D. cơ thể sống có kích thước hiển vi,cơ thể nhân thực.
Câu 2: Đặc tính về cơ thể sống của sinh vật:
A. Hấp thụ chậm nhưng chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh chóng.
B. Hấp thụ nhanh, chuyển hóa chất dinh dưỡng chậm.
C. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
D. Chỉ có thể hấp thụ và chuyển hóa được 1 phần chất dinh dưỡng.
Câu 3: Đặc điểm sinh trưởng của vi sinh vật:
A. Khả năng sinh trưởnq chậm.
B. Chỉ sinh trưởng mạnh trong một số môi trường.
C. Không sinh trưởng.
D. Khả năng sinh trưởng, phát triển rất mạnh.
Câu 4: Sự phân bố của vi sinh vật:
A. phân bố rộng rãi.
B. phân bố hẹp.
C. phân bố đồng đều.
D. cả B và C đều đúng.
Câu 5: Vi sinh vật sinh sản như thế nào?

A. Sinh sản chậm.
B. Sinh sản nhanh.
C. Không sinh sản.

D. Chỉ sinh sản khi ở môi trường thích hợp.

- Bước 4: GV dùng máy overhead chiếu câu hỏi trắc nghiệm và cho 1 HS trình bày trước lớp
cho các bạn trả lời.
- Bước 5: GV kết luận lại kiến thức bằng cách dùng bút màu tô các đáp án đúng trực tiếp
trên các câu hỏi trắc nghiệm.
Ví dụ 2:
Bài 25: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT
I. Khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật:
Phương pháp thông thường:
GV: Em hãy xem qua bảng SGK/ 99 và cho biết:

I. Khái niệm sinh trưởng của vi
Sau thời gian của một thế hệ, số tế bào của quần thể sinh vật:
biến đổi như thế nào?
HS: Tăng lên theo lũy thừa.
GV: Nếu số tế bào(TB) ban đầu ( N o) không phải là
1 TB mà là 105 TB thì sau 2h số lượng TB trong
bình (N) là bao nhiêu?
HS: 105 x 26 = 64 x 105
GV: Từ 1 TB tạo thành nhiều TB như trên bảng
người ta gọi là quá trình sinh trưởng. Vậy sinh Sinh trưởng của quần thể sinh vật là
sự tăng số lượng TB của quần thể.
trưởng là gì?
HS: Sinh trưởng là sự tăng số lượng TB của quần - Công thức tính số TB trong bình
sau n lần phân chia từ No TB ban đầu

10


trong thời gian t: Nt = N0. 2n

thể.
Gv: Thời gian thế hệ là gì?
HS: Là từ khi 1 TB sinh ra đến khi TB đó phân
chia.
Phương pháp mới:

- Bước 1: GV xác định các cụm từ quan trọng là: sự tăng số lượng tế bào, công thức : Nt
= N0. 2n .
- Bước 2: GV chỉ cho HS cách xác định cụm từ quan trọng, dựa vào những nội dung
chính của phần này, HS về nhà làm các câu hỏi trắc nghiệm.
- Bước 3: GV thu câu hỏi trắc nghiệm của HS trước tiết học 2 ngày qua mail hoặc trực
tiếp để chỉnh sửa và đưa lại cho HS chuẩn bị để lên bảng trình bày.
Nhóm 1- Lớp 10B5.
Câu 1: Sự sinh trưởng cảu vi sinh vật có đặc điểm gì?
A. Tăng về kích thước cá thể của quuần thể.

B. Tăng về số lượng cá thể của quần thể.

C. Tăng về số lượng tế bào của quuần thể.

D. Tăng về kích thước tế bào của quuần thể.

Câu 2 : Thời gian từ khi sinh ra của 1 tế bào đến khi tế bào đó phân chia hoặc nhân đôi gọi
là :
A. thời gian sinh trưởng.


B. thời gian thế hệ.

C. thời gian suy vong.

C. A, B, C đều sai.

Câu 3: Sau thời gian gian thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi như thế nào?
A. Giảm dần theo thời gian.

B. Lúc tăng, lúc giảm.

C. Như ban đầu.

D. Tăng đều theo thời gian.

Câu 4: Thời gian thế hệ được ký hiệu như thế nào?
A. T.

B. Nt.

C. No.

D. G.

Câu 5: Số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật tăng theo quy luật nào?
A. 3-5-7-9.

B. 1-5-8-20.


C. 3-6-9-12.

D. 2-4-8-16.

Câu 6: Công thức tính số tế bào trong quần thể vi sinh vật sau thời gian t là:
A. Nt = N0. 2n.

B. Ns = N0. 2n .

C. Nt = 2N0. 2n .

D. Nt = N0. 3n

- Bước 4: GV dùng máy overhead chiếu câu hỏi trắc nghiệm và cho 1 HS trình bày trước lớp
cho các bạn trả lời.
- Bước 5: GV kết luận lại kiến thức bàng cách dùng bút màu tô các đáp án đúng trực tiếp
trên các câu hỏi trắc nghiệm.
3.3. Giảng dạy các khái niệm Sinh học bằng cách sử dụng các mẫu vật thật.
Môn sinh học có rất nhiều khái niệm Sinh học liên quan tới các mẫu vật thật; Chính vì vậy
nếu GV giao nhiệm vụ cho HS tự thu thập mẫu vật sẽ giúp HS nắm 1 phần kiến thức của bài
mới.
3.3.1. Các bước tiến hành:
+ Bước 1: GV xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm.

11


Trong bất kỳ một khái niệm Sinh học nào cũng có một hoặc hai cụm từ quan trọng
quyết định kiến thức cần nhớ của khái niệm đó. Khi GV xác định được cụm từ đó, rồi cho HS
về tìm các mẫu vật tương ứng.

+ Bước 2: GV hướng dẫn HS thu thập mẫu vật.
Hướng dẫn HS xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm, khi HS đã xác định
được “cụm từ quyết định” thì việc tự thu thập mẫu vật sẽ dễ dàng.
+ Bước 3: GV tập hợp các mẫu vật mà HS thu thập được.
Bước này rất quan trọng vì GV vừa kiểm tra xem HS có tự thu thập hay không, vừa
phân loại được những mẫu vật phù hợp nội dung bài, để nhận xét và khích lệ HS.
+ Bước 4: GV sử dụng mẫu vật dạy kiến thức.
GV hướng dẫn HS quan sát và rút ra nhận xét về các mẫu vật, GV đặt câu hỏi có vấn
đề để HS giải thích, từ đó giúp HS hiểu rõ về kiến thức bài học, đồng thời rèn luyện cho HS
kỹ năng quan sát, phân tích.
+ Bước 5: GV hệ thống lại kiến thức.
Bước này, GVkhái quát lại những câu nào, ý nào cần thiết để HS ghi bài .
* Một số ví dụ:
Ví dụ 1:
Bài 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Ở VI SINH VẬT
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng
1. Các loại môi trường cơ bản
Phương pháp thông thường
GV: Trong đời sống có những loại môi * Môi trường tự nhiên.
trường (MT) nào?
* Môi trường nhân tạo:
GV: MT nhân tạo gồm có những loại nào?
- MT dùng chất tự nhiên: là loại môi trường
gồm các chất tự nhiên
HS: MT tự nhiên và nhân tạo.

- MT tổng hợp: là loại môi trường gồm các
MT nhân tạo gồm: MT dùng chất tự nhiên, chất hóa học đã biết thành phần và số lượng.
MT tổng hợp và bán tổng hợp.

- MT bán tổng hợp: là loại môi trường gồm
các chất tự nhiên và các chất hóa học.
Phương pháp mới
+ Bước 1: Xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm các loại môi trường là:
chất tự nhiên, hóa học
+ Bước 2: Hướng dẫn HS thu thập mẫu vật.
Hướng dẫn HS thu thập những chất thuộc nhóm tự nhiên và những chất thuộc nhóm hóa
học.
+ Bước 3: Tập hợp các mẫu vật mà HS thu thập được.
GV phải thu các chất trước 1 buổi để tổng hợp, phân loại và bổ sung kịp thời.
+ Bước 4: Sử dụng mẫu vật dạy kiến thức.
12


GV trình bày các chất này lộn xộn, rồi mời bất kỳ 1 HS trong lớp lên phân biệt những
chất nào thuộc nhóm tự nhiên và những chất nào thuộc nhóm hóa học. GV hỏi HS đó, vì sao
em lại phân như vậy?
Sau khi, GV cho HS nhận biết rõ hai nhóm chất, GV yêu cầu HS quan sát và lấy 3 ống
nghiệm:
Ống 1: Chỉ cho chất tự nhiên.
Ống 2: Chỉ cho chất hóa học.
Ống 3: Vừa cho chất tự nhiên vừa cho chất hóa học.
GV: Cho HS biết đây là 3 loại môi trường cơ bản trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết tên
của 3 loại môi trường trên và phân biệt.
+ Bước 5: Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
- MT dùng chất tự nhiên: là loại môi trường gồm các chất tự nhiên
- MT tổng hợp: là loại môi trường gồm các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng.
- MT bán tổng hợp: là loại môi trường gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học.
Ví dụ 2:
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

I. Chất hóa học
Phương pháp thông thường:
HĐ 1: Nêu được những chất nào là chất I. Chất hóa học:
dinh dưỡng và những chất nào ức chế đến 1. Chất dinh dưỡng:
VSV.(10 phút)
VD: Chất dinh dưỡng:
H: Hãy kể tên một số yếu tố hóa học ảnh
+ Chất hữu cơ: prôtêin, lipit,
hưởng đến sinh trưởng của VSV?
cacbonhidrat, ....
HS: Vitamin, prôtêin, đường, rượu, cồn, ….
+ Chất vô cơ: N, S, P, kẽm,
GV: Ghi lên bảng theo hai nhóm.
mangan, ..
HS: Chất dinh dưỡng và chất ức chế
H: Chất dinh dưỡng là gì? Có những loại * Chất dinh dưỡng là những chất giúp
nào?
cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh
HS: Là chất giúp cho VSV sinh trưởng và khối hoặc thu năng lượng, bao gồm:
phát triển.
chất hữu cơ và chất vô cơ.
H: Hãy kể tên một số chất ức chế?

2. Chất ức chế sự sinh trưởng:

HS: Cồn, rượu, andehit, chất kháng sinh….

- VD: cồn, rượu, kháng sinh....

H: Chất ức chế là gì?


- Chất ức chế sinh trưởng là những chất
làm cho VSV không thể sinh trưởng
hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng.

Phương pháp mới
+ Bước 1: Xác định “cụm từ quyết định” trong khái niệm chất dinh dưỡng và chất ức
chế: “chất giúp cho vi sinh vật đồng hóa và tăng sinh khối”, “làm cho VSV không thể sinh
trưởng hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng”.
+ Bước 2: Hướng dẫn HS thu thập mẫu vật.
13


Cho HS về thu thập những chất mà thuộc nhóm chất dinh dưỡng và những chất thuộc
nhóm ức chế.
+ Bước 3: Tập hợp các mẫu vật mà HS thu thập được.
GV thu lại mẫu vật trước 1 buổi nếu có thiếu thì còn kịp bổ sung thêm hay loại bỏ
những chất không cần thiết.
+ Bước 4: Sử dụng mẫu vật dạy kiến thức.
GV trình bày thứ tự các chất này lộn xộn với nhau.
GV gọi bất kỳ 1 học sinh trong lớp lên phân biệt những chất nào thuộc nhóm dinh
dưỡng và những chất nào thuộc nhóm ức chế, rồi hỏi HS đó, vì sao những chất này gọi là chất
dinh dưỡng, còn những chất kia gọi là chất ức chế?
+ Bước 5: Giáo viên hệ thống lại kiến thức.
Chất dinh dưỡng

Chất ức chế

- Ví dụ: + Chất hữu cơ: prôtêin, lipit,
cacbonhidrat,...


- Ví dụ: + Chất hữu cơ: phenol, cồn,...
+ Chất vô cơ: kim loại nặng, muối...

+ Chất vô cơ: N, S, P, kẽm, mangan,...

- Chất ức chế sinh trưởng là những chất
- Chất dinh dưỡng là những chất giúp cho vi sinh làm cho VSV không thể sinh trưởng
vật đồng hóa và tăng sinh khối hoặc thu năng hoặc làm chậm tốc độ sinh trưởng.
lượng, bao gồm: chất hữu cơ và chất vô cơ.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Học sinh tích cực hơn trong học tập, khả năng chuẩn bị bài mới tốt hơn và đều đặn
hơn, học sinh thường xuyên phát biểu và linh động hơn trong quá trình ghi bài mới. Cụ thể
sau khi lựa chọn hai nhóm 112 HS có năng lực tương đương HKI: học sinh khối 10 năm
2013-2014 dạy theo đề tài và học sinh khối 10 năm 2012-2013 không dạy theo đề tài cho kết
quả sau đợt kiểm tra như sau:
Đối tượng Tổng
số

Kém

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

SL TL(%)


SL

TL(%) SL TL(%)

SL TL(%) SL

TL(%)

Khối
10(2012 2013)

115

17

14,8

25

21,7

40

34,8

27

23,5


6

5,2

Khối
10(2013
-2014)

135

15

11,1

25

18,5

50

37,1

37

27,4

8

5,9


Nhận xét: Qua những số liệu trên tôi thấy:
- Năm 2012 - 2013: Do HS chưa được tiếp cận với những phương pháp giúp tăng tính tích
cực hóa của HS nên chất lượng thấp: HS yếu kém nhiều, HS khá giỏi ít.
- Năm 2013 - 2014: HS đã được áp dụng đề tài này, khả năng sáng tạo, chủ động được phát
huy lớp học sôi nổi nên tỷ lệ HS yếu kém giảm từ 36,5% xuống 29,6%, học sinh khá giỏi tăng
lên từ 28,7% lên 33,3%.

14


PHẦN III. KẾT LUẬN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận thấy vận dụng được phương pháp này làm
cho HS hứng thú hơn, dân chủ hơn, sôi nổi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn và nhớ lâu hơn; thuận
lợi hơn nhiều trong việc truyền tải những kiến thức liên quan và đặc biệt rút ngắn được
khoảng cách giữa GV và HS.
Qua đề tài tôi thấy mình tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học để nâng
cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học củủ a HS. Kết quả kiểm nghiệm của đề tài đã tạo cho
tôi động lực lớn để nghiên cứu những đề tài tiếp theo.
Đề tài này có thể sử dụng rộng rãi cho các môn học khác.
Đề nghị trường, ban chuyên môn kiểm tra, xem xét, đánh giá cách thức tổ chức và
hiệu quả của đề tài, trên cơ sở đó áp dụng đề tài rộng rãi vào việc giảng dạy cho HS toàn
trường.
Vì đề tài mới, thời gian thực nghiệm còn ngắn nên khó tránh khỏi những thiếu sót,
chưa bao quát hết các phần học; Các ví dụ được đưa ra trong đề tài chưa thực sự điển hình.
Rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung cho sáng kiến để thực sự góp phần giúp cho việc giảng
dạy và học tập môn Sinh học trong nhà trường phổ thông ngày càng tốt hơn.

15



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Sinh học 10 – NXB Giáo dục Việt Nam, 2009.
2. Nguyễn Văn Sang- Nguyễn Thị Vân( chủ biên), Chuyên đề bồi dưỡng THPT –
NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
3. Trần Thị Phú- Nguyễn Thị Thúy Nhàn (chủ biên), 363 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học
10, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2007.
4.Võ Văn Chiến- Nguyễn Thị Ngọc Liên (chủ biên), Cơ sở lí thuyết và 500 câu hỏi
trắc nghiệm Sinh học 10, NXB ĐH QG Hà Nội, 2007.
5. Nguyễn Văn Sang- Nguyễn Thị Vân( chủ biên), Bài tập bổ trợ nâng cao kiến thức
Sinh học 10, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, 2006.
6. Nguyễn Viết Nhân( chủ biên),TN Sinh học BD HSG và luyện thi đại học, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2001.
7. Nhiều tác giả, Tài liệu hình ảnh sinh học 10, NXB ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh,
2006.
8. Tài liệu internet (tailieu.vn;violet.vn...)

16



×