Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

cau hoi phong van trong tuyen dung vien chuc giao duc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103 KB, 4 trang )

Đề I:
Câu 1: Thầy (cô) không được phân công làm chủ nhiệm lớp, vậy công tác giáo dục đạo đức HS được thầy cô
thực hiện như thế nào?
Câu 2: Điều tra cơ bản HS do lớp mình phụ trách để làm gì? Nội dung mà thầy (cô) sẽ điều tra HS?
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Trong tiết luyện tập, khi giáo viên đang chữa bài tập thì một học sinh ở dưới nói vọng lên: Sai rồi. Nếu
là giáo viên đó thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề II
Câu 1: Thầy (Cô) hãy cho biết những nội dung giáo dục cơ bản mà người giáo viên cần phải chuyển tải đến học
sinh thông qua giảng dạy bộ môn của mình.
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra.
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Giáo viên A nghỉ ốm được giáo viên B khác dạy thay.
Khi giáo viên A dạy phần tiếp theo thì phát hiện ra giáo viên B dạy sai một phần kiến thức.
Nếu là giáo viên A thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề III
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết giáo viên trường THPT bộ môn có những nhiệm vụ gì?
Câu 2: Học sinh được xét lên lớp hoặc không được lên lớp theo các điều kiện nào?
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Khi đang liên hệ kiến thức thực tế trong bài dạy thì có tiếng học sinh dưới lớp nói: Bốc phét; một số học
sinh cười rộ lên. Nếu là giáo viên đang giảng bài thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề IV
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm kiểm tra
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: X là một học sinh cá biệt, không chăm học, tiết học trước X được điểm 0 trong sổ ghi đầu bài nhưng tiết
sau khi giáo viên mở sổ thì thấy điểm của X được chữa thành điểm 9.
Nếu là giáo viên đó thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề V
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết giáo viên có những quyền gì?
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết yêu cầu của một đề kiểm tra


Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Sau khi vào tiết, giáo viên ngồi xuống ghế, khi đứng dậy thì ghế bị nhấc lên theo - dính vào quần do có
bã kẹo cao su trên ghế. Một số học sinh cười rộ lên.
Nếu là giáo viên đó thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề VI
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết giáo viên chủ nhiệm có những quyền gì? Mối quan hệ của giáo viên chủ nhiệm với
giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh, các tổ chức khác?
Câu 2: Thầy (Cô) căn cứ những điều kiện gì để ra đề kiểm tra
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Sau khi dự giờ, cả nhóm họp rút kinh nghiệm cho giáo viên A. Giáo viên B phát hiện ra một phần kiến
thức chưa hợp lý và góp ý với giáo viên A, nhưng giáo viên A kiên quyết (gay gắt) bảo vệ ý kiến của mình và
cho rằng giáo viên B góp ý không mang tính xây dựng, giúp đỡ đồng nghiệp. Nếu là giáo viên B thì Thầy (cô)
sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề VII
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết các hành vi giáo viên không được làm và hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của
giáo viên.
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết tiêu chuẩn xếp loại học lực học kỳ và xếp loại cả năm của học sinh trường THPT.
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Giáo viên A được Ban giám hiệu mời lên trao đổi và cho xem một bức thư đề nghị đổi giáo viên (có ghi
rõ tên học sinh đề nghị). Sau khi về xem lại sổ điểm thì thấy học sinh này đạt điểm TBM loại Khá, Giỏi. Nếu là


giáo viên A thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề VIII
Câu 1: Khi giảng dạy trên lớp, thầy (cô) quan tâm đến những việc làm nào để có được giờ dạy đạt hiệu quả tốt
nhất.
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số bài kiểm tra ở trường THPT.
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Trong một tiết dạy thay cho đồng nghiệp, khi đang viết bảng thì có tiếng học sinh vọng lên: Chữ xấu
thế, một số học sinh cười rộ lên. Nếu là giáo viên đó thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?

Đề IX
Câu 1: Để kích thích phát triển năng lực cá nhân học sinh, thầy (cô) phải làm gì?
Câu 2: Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp là gì?
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Trong giờ dạy, một số học sinh viết giấy chuyền tay nhau, cười và gây ảnh hưởng đến giờ học. Khi giáo
viên thu mảnh giấy thấy trong đó ghi một số nội dung đề cập đến nhược điểm của mình. Nếu là giáo viên đó thì
Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề X
Câu 1: Khi soạn bài, thầy (cô) đã làm gì để có được một bài soạn chất lượng tốt nhất.
Câu 2: Vào đầu năm học Thầy (cô) điều tra cơ bản học sinh theo những nội dung nào? Cách thức điều tra của
Thầy (cô).
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Trong giờ ôn tập, một học sinh mang lên một số bài tập khó lên đề nghị giáo viên giải giúp cho mình và
các bạn trong lớp. Nếu là giáo viên đang giảng bài thì Thầy (cô) có sẵn sàng giúp đỡ học sinh đó không? Hình
thức giúp đỡ?
Đề XI
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra.
Câu 2: Thầy (cô) không được phân công làm chủ nhiệm lớp, vậy công tác giáo dục đạo đức HS được thầy cô
thực hiện như thế nào?
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Một giáo viên bộ môn gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm lớp và phê bình học sinh trong lớp một cách gay gắt,
nói rằng học sinh vừa lười vừa dốt lại còn hư, giáo viên đó nói rằng xin trả lại lớp cho GVCN. Nếu là giáo viên
chủ nhiệm đó thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề XII
Câu 1: Điều tra cơ bản HS do lớp mình phụ trách để làm gì? Nội dung mà thầy (cô) sẽ điều tra HS?
Câu 2: Thầy (Cô) thường khai thác nội dung giáo dục nào trong bài để giáo dục học sinh.
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Trong giờ sinh hoạt lớp, học sinh làm đơn (tập thể) đề nghị với giáo viên chủ tha thiết xin đổi giáo viên
dạy bộ môn. Nếu là giáo viên chủ nhiệm đó thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề XIII

Câu 1: Học sinh được xét lên lớp hoặc không được lên lớp theo các điều kiện nào?
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Khi vào tiết sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm được lớp trưởng báo mất sổ ghi đầu bài (hai ngày sau là buổi
họp Cha mẹ học sinh).
Nếu là giáo viên chủ nhiệm thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề XIV
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm kiểm tra
Câu 2: Thầy (Cô) cho biết giáo viên trường THPT bộ môn có những nhiệm vụ gì?
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: Giáo viên chủ nhiệm mời Cha mẹ học sinh đến trường, sau khi nghe GVCN trao đổi về tình hình học
tập, rèn luyện của học sinh trong học kì I, 01 phụ huynh nêu ý kiến: Con tôi khi học THCS luôn là học sinh giỏi,


ngoan, vậy tại sao bây giờ lại chỉ đạt loại trung bình (yếu) và hay vi phạm kỷ luật. Đề nghị các thầy cô xem lại
trình độ và phương pháp giảng dạy…
Nếu là giáo viên chủ nhiệm thì Thầy (cô) sẽ xử lý tình huống như thế nào?
Đề XV
Câu 1: Thầy (Cô) cho biết các hành vi giáo viên không được làm và hành vi, ngôn ngữ ứng xử, trang phục của
giáo viên.
Câu 2: Vào đầu năm học Thầy (cô) điều tra cơ bản học sinh theo những nội dung nào? Cách thức điều tra của
Thầy (cô).
Câu 3: Vì sao thầy (cô) lại lựa chọn Trường THPT..... là nơi thi tuyển để vào công tác.
Câu 4: A là một học sinh nữ có hoàn cảnh khó khăn (Bố mất sớm) nhưng rất cố gắng trong học tập, nhiều năm
đạt học sinh giỏi. Trong thời gian gần đây A học sa sút hẳn, hay đi muộn, ít giao thiệp với bạn bè mà không rõ
nguyên nhân. Nếu là giáo viên chủ nhiệm thì Thầy (cô) sẽ làm như thế nào để giúp đỡ học sinh A?
Phần bổ sung
Câu 14. Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013. Trong chỉ thị này có nội dung “Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn”, nếu là giáo viên

thì Thầy, cô sẽ làm như thế nào?
Đáp án:
-Hướng dẫn học sinh tích cực tham gia bảo vệ môi trường, luôn giữ vệ sinh các công trình công cộng, nhà
trường , lớp học và cá nhân.
- Tổ chức để học sinh trồng cây vào dịp đầu năm và chăm sóc cây thường xuyên.
- Tổ chức cho học sinh lao động (15 phút/tuần chẳng hạn) để tạo ra ý thức lao động và bảo vệ môi trường.
- Lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế đúng lứa tuổi.
Câu 15. Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013. Trong chỉ thị này có nội dung “Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học
sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập”, nếu là giáo viên thì Thầy, cô sẽ làm như thế nào?
Đáp án:
-GV tích cực bđổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với đối tượng học sinh do lớp mình dạy.
-Động viên, khuyến khích học sinh chuyên cần, tích cực, chủ động sáng tạo và có ý thức vươn lên. Rèn luyên
khả năng tự học của học sinh.
- Thường xuyên động viên học sinh đề xuất sáng kiến cùng GV thực hiện các giải pháp để việc dạy và học đạt
kết quả cao hơn.
Câu 16. Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013. Trong chỉ thị này có nội dung “Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh”, nếu là giáo viên thì Thầy,
cô sẽ làm như thế nào?
Đáp án:
-Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống (VD: giải quyết mâu thuẫn…), thói quen
và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội.
-Rèn luyện sức khỏe và có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa tai nạn giao thông và tai nạn thương tích.
Câu 17. Chỉ thị 40/2008/CT- BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học than thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn
2008-2013. Trong chỉ thị này có nội dung “Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh”, nếu là giáo
viên thì Thầy, cô sẽ làm như thế nào?



Đáp án:
-Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao một cách thiết thực. Động viên khuyến khích học sinh tham gia chủ
động, tự giác.
-Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực phù hợp với lưa tuổi học sinh.
-Đư ra một ví dụ:
Câu 18. Năm học 2008-2009 là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin……..” nếu là giáo viên thì
Thầy, cô sẽ làm như thế nào?
Đáp án:
-Phải biết Tin học cơ bản. Sử dụng công nghệ thông tin Soạn – Giảng – Nghiên cứu, học tập.



×